1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội

84 521 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 698,5 KB

Nội dung

Chương 1: Thực trạng đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng của Bộ Lao động thương binh và xã hội Chương 2: Định hướng và giải pháp đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công của Bộ Lao động thương binh và xã hội trong thời gian tới.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là : Nguyễn An TrangLớp : Kinh tế đầu tư 47BKhoa : Kinh tế đầu tư

Tôi xin cam đoan chuyên đề này được hoàn thành là do sự nghiên cứu củabản thân và được sự giúp đỡ của các anh chị tại phòng Xây dựng cơ bản thuộcVụ Kế hoạch tài chính, bộ lao động thương binh xã hội, đặc biệt là có sự hướngdẫn của Th.sĩ Nguyễn Thị Ái Liên Các số liệu, bảng biểu là có thực, có nguồngốc rõ ràng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào Nếu những lời cam đoan trênđây là sai sự thực tôi xin chịu trách nhiệm trước khoa và nhà trường.

Sinh viên

Nguyễn An Trang

Trang 2

1.2.1 Chính sách của Nhà nước về điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công 15

1.2.1.1 Các vấn đề chung: 15

1.2.1.1.1 Người có công: 16

1.2.1.1.2 Điều dưỡng, nuôi dưỡng 17

1.2.1.2 Chính sách về điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công 21

1.2.1.3 Chi cho hoạt động các cơ sở nuôi dưỡng, thương binh, bệnh binh nặng do Sở Lao động thương binh và xã hội quản lý 26

1.2.2 Sự hình thành và phát triển các trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công trên cả nước: 32

Trang 3

1.2.3 Thực trạng đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng người

có công trong tổng vốn đầu tư của Bộ LĐTB&XH 34

1.2.3.1 Quy mô vốn đầu tư cho điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công trong tổng vốn đầu tư của Bộ 35

1.2.3.2 Cơ cấu đầu tư theo vùng 37

1.2.3.3 Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực 43

1.2.3.4 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công 44

1.2.3.4.1 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư và tổng vốn đầu tư 44

1.2.3.3.2 Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giai đoạn 2004-2008 46

1.2.3.3.3 Đầu tư cho con người: cán bộ làm công tác điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công 49

1.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO CÁC TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG CỦA BỘ 52

1.3.1 Những kết quả đạt được 52

1.3.1.1 Tăng số giường bệnh điều trị 52

1.3.1.2 Tăng mật độ các trung tâm điều dưỡng 56

1.3.1.3 Các cán bộ làm công tác điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao 57

1.3.1.4 Thiết bị khám chữa bệnh tăng về số lượng và chất lượng 58

1.3.1.5 Tăng số lượng y bác sĩ và kỹ thuật viên điều dưỡng 58

1.3.2 Những tồn tại 59

1.3.2.1 Sự phân bố và sự phân bổ vốn đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng chưa đồng đều 59

Trang 4

1.3.2.2 Số lượng các trung tâm điều dưỡng chưa đáp ứng hết nhu cầu

điều dưỡng của các đối tượng người có công trên cả nước 60

1.3.2.3 Thiếu cán bộ làm công tác điều dưỡng chăm sóc sức khỏe 60

1.4.2 Tình hình thực hiện đầu tư của dự án 63

1.4.2.1 Mục tiêu và cơ sở pháp lý của dự án 63

1.4.2.2 Mô tả chi tiết dự án 64

1.4.3 Kết quả đầu tư vào trung tâm điều dưỡng thương binh Long Đất 71

CHƯƠNG 2: 73

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ CHO CÁC TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG CỦA BỘ LĐTB & XH TRONG THỜI GIAN TỚI 73

2.1 ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ 73

2.1.1 Quan điểm chỉ đạo về điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công 73

2.1.2 Mục tiêu đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công thời gian tới 75

2.2 GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ VÀO CÁC TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG 75

2.2.1 Tăng cường quản lý nhà nước về công tác điều dưỡng người có công 75

Trang 5

2.2.2 Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị y tế phục vụ công tác điều

2.2.3 Đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y bác sĩ 77

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 81

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, trải qua hơn 30 năm chiếnđấu, hy sinh gian khổ, nhân dân ta đã giành thắng lợi vẻ vang, non sông thu vềmột mối, đất nước đã được thống nhất, độc lập, hoà bình Để có được cuộc sốngtrong hoà bình, phát triển và đổi mới như ngày hôm nay, Tổ quốc, nhân dân tađời đời tưởng nhớ và biết ơn sự hy sinh to lớn của các liệt sĩ Bác Hồ từng nói:“Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá quốc kỳ vẻ vang càng thêm thắm đỏ, tiếngthơm của các liệt sĩ muôn đời lưu truyền sử xanh” Chia sẻ nỗi đau cùng các giađình liệt sĩ, thế hệ hôm nay và mai sau biết ơn những người mẹ, người cha,người vợ vì sự sống còn của dân tộc đã hiến dâng cho Tổ quốc những người con,người chồng, người vợ hết sức thân thương của mình Cũng trong cuộc đấu tranhsinh tử này, hàng chục vạn đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh một phần xương máucủa mình, là những tấm gương sáng về lòng dũng cảm, kiên trung, xứng đángvới truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc.

Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng, Nhà nước và nhândân ta luôn làm hết sức mình để thương binh, gia đình liệt sĩ và người có côngvới cách mạng được chăm sóc về vật chất và tinh thần.

Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” của cả nước đã trở thành nguồn lực thúcđẩy, động viên các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công vươn lên tựkhắc phục khó khăn Chúng ta luôn trân trọng và tự hào về những thành tựu đãđạt được bởi những việc làm đó đã góp phần thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.

Trang 7

“Đền ơn đáp nghĩa”-một phong trào mang đậm nét nhân văn và góp phần ổnđịnh chính trị - xã hội trên cả nước, có tác dụng giáo dục các thế hệ trẻ lòng yêunước, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tính nhânvăn trong công tác Đền ơn đáp nghĩa chính là sự kế thừa truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc ta, là truyền thống yêu nước, yêu quê hương; là sức mạnh của khốiđại đoàn kết toàn dân tộc, là sự đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ nhau trong lúc hoạnnạn, khó khăn.Vì vậy việc đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có côngcó vai trò rất quan trọng trong công tác đền ơn đáp nghĩa này Từ những vấn đề

đó em quyết định chọn đề tài: “Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng

người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội”.

Nội dung bài viết bao gồm 2 chương:

Chương 1: Thực trạng đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng của Bộ Laođộng thương binh và xã hội

Chương 2: Định hướng và giải pháp đầu tư cho các trung tâm điều dưỡngngười có công của Bộ Lao động thương binh và xã hội trong thời gian tới.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Nguyễn Thị Ái Liên và các cánbộ trong phòng Đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ Laođộng thương binh và xã hội đã giúp đỡ em trong việc định hướng và cung cấpcác tài liệu để em có thể hiểu hơn về công tác đầu tư cho các trung tâm điềudưỡng người có công hiện nay Để bài viết được hoàn thiện, em mong nhận đượcsự đóng góp ý kiến từ các thầy các cô để bài viết hoàn thiện hơn.

Trang 8

Trải qua quá trình lịch sử, xuất phát từ tình hình nhiệm vụ của mỗi thời kỳcách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối, chủ trương, nhiệm vụ cholĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, đồng thời quyết định tổ chức bộ máyngành đã được toàn quốc, toàn dân xây đắp nên dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ,Trung ương đảng, Chính phru và với sự trực tiếp điều hành của Bộ lao động –thương binh và xã hội và Cứu tế xã hội.

Ngày 16/2/1987 Hội đồng nhà nước ban hành quyết định số 782/HĐNNhợp nhất Bộ Lao đồng và Bộ Thương binh xã hội thành Bộ lao động – thươngbinh và xã hội.

Trang 9

1.1.2 Cơ cấu tổ chức

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Bộ Lao động thương binh và xã hội

Tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội gồm có:a) Các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:1 Văn phòng Bộ

2 Vụ Lao động – Tiền lương3 Vụ Bảo hiểm xã hội

4 Vụ Hợp tác quốc tế5 Vụ bình đẳng giới6 Vụ kế hoạch tài chính7 Vụ pháp chế

8 Vụ Tổ chức cán bộ9 Thanh tra Bộ

Trang 10

15 Cục việc làm16 Cục bảo trợ xã hội

17 Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em

b) Các đơn vị sự nghiệp do Bộ quản lý:1 Viện Khoa học lao động đề xã hội.2 Viện Chỉnh hình - phục hồi chức năng

3 Các trường nghiệp vụ, bồi dưỡng cán bộ và các cơ sở nuôi dưỡng, dạynghề, chỉnh hình - phục hồi chức năng lao động cho thương binh và các đốitượng xã hội đặc thù và các tổ chức khác do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thươngbinh và xã hội quyết định sau khi thoả thuận với Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổchức - Cán bộ Chính phủ và Bộ trưởng quản lý ngành có liên quan.

Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế các đơn vị trên do Bộ trưởng Bộ Laođộng - Thương binh và xã hội quyết định trong phạm vi tổng biên chế đượcChính phủ quy định cho Bộ.

Đối với các tổ chức để triển khai thực hiện dự án quốc tế tài trợ thì khôngthuộc tổ chức, biên chế của Nhà nước Việc thành lập, giải thể tổ chức triển khaithực hiện dự án nói trên do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hộiquyết định.

1.1.3 Chức năng nhiệm vụ

Theo nghị định số 186/2007/NĐ-CP ra ngày 31/3/2007 của chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ LĐTBXH Căncứ Luật tổ chức chính phủ ngày 25/12/2001; căn cứ Nghị quyết số

Trang 11

02/2002/QH11 ngày 5/8/2002 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách các bộ và cơ quan ngaybộ của Chính Phủ; căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 củachính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ,cơ quan ngang bộ; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH và Bộ trưởng Bộnội vụ:

1.1.3.1 Vị trí và chức năng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao động, dạy nghề,chính sách đối với Thương binh, liệt sỹ và người có công, bảo trợ xã hội, phòngchống tệ nạn xã hội (gọi chung là lao động, Thương binh và xã hội) trong phạmvi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữuphần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theoquy định của pháp luật.

1.1.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theoquy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 củaChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ,cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1 Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và cácvăn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lao động,Thương binh và xã hội.

Trang 12

2 Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển,kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về lĩnh vực lao động, Thương binh vàxã hội và các chương trình, dự án quan trọng của Bộ.

3 Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhànước của Bộ.

4 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bảnquy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt về laođộng, Thương binh và xã hội; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

- Quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việclàm;

Trang 13

b, Thống nhất quản lý về xuất khẩu lao động và chuyên gia; cấp và thu hồi giấyphép hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia.

- Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; - Quy trình, quy phạm về an toàn lao động;

b, Ban hành danh mục công việc nặng nhọc độc hại, đặc biệt nặng nhọc độc hại;danh mục máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn laođộng; quy định và hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị,vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định củaBộ luật Lao động;

c, Phối hợp với Bộ Y tế ban hành danh mục các loại bệnh nghề nghiệp;

d, Thống nhất quản lý việc khai báo, điều tra, thống kê báo cáo về tai nạn laođộng.

7 Về dạy nghề:

Trang 14

a,Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:- Chính sách, chế độ về dạy nghề và học nghề;

- Quy định về điều kiện, thủ tục thành lập các cơ sở dạy nghề; tiêu chuẩn giáoviên dạy nghề;

b, Ban hành điều lệ mẫu của cơ sở dạy nghề;

c, Thống nhất quản lý tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề, danh mục nghề đào tạo;chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; quy chế thi tuyển, quy chế cấp cácloại văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp; đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, cánbộ quản lý cơ sở dạy nghề; đánh giá chất lượng dạy nghề;

d, Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong việc chỉ đạo và kiểm trahoạt động của các cơ sở dạy nghề.

8 Về Thương binh, liệt sỹ và người có công:a, Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

- Chính sách, chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và giađình liệt sỹ, Thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến và người cócông giúp đỡ cách mạng;

- Quy hoạch, quy tập mộ, nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm và các công trìnhghi công liệt sỹ;

b, Chỉ đạo và kiểm tra việc nuôi dưỡng, điều dưỡng đối với Thương binh, bệnhbinh và người có công với cách mạng; việc cung cấp chân tay giả, dụng cụ chỉnhhình, phương tiện trợ giúp khác cho Thương binh, bệnh binh và người có công.

9 Về bảo trợ xã hội:

Trang 15

10 Về phòng, chống tệ nạn xã hội:a, Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

- Chính sách và giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy; tổchức và hoạt động của các cơ sở chữa trị, cai nghiện;

- Quy hoạch mạng lưới cơ sở chữa trị, cai nghiện cho đối tượng ma túy;

b, Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện tổ chức chữa trị, cai nghiện, giáo dục, dạynghề, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng cho đối tượng mại dâm và nghiện matúy.

11 Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động, Thương binh và xãhội theo quy định của pháp luật

12 Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực lao động, Thương binh và xãhội.

Trang 16

13 Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiệncơ chế hoạt động của các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công trong lĩnh vực laođộng, Thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạohoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.

14 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữuphần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theoquy định của pháp luật.

15 Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chínhphủ trong lĩnh vực lao động, Thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật.

16 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, tiêucực và xử lý vi phạm theo thẩm quyền về lao động, Thương binh và xã hội.

17 Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính củaBộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đãđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

18 Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lươngvà các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; tổ chức công tác đào tạo,bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc thẩmquyền Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cơ quan quản lý nhànước về lao động, Thương binh và xã hội ở địa phương.

19 Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách đượcphân bổ theo quy định của pháp luật.

Trang 17

1.2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO CÁC TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNGNGƯỜI CÓ CÔNG CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Đảng và nhà nước ta đưa ra rất nhiều chính sách ưu đãi, điều dưỡng và nuôidưỡng người có công nhằm thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa Không chỉdừng lại ở đó, các chính sách đã được đưa vào thực tiễn, đó chính là việc đầu tưxây dựng và mua sắm trang thiết bị cho các trung tâm điều dưỡng và nuôi dưỡngngười có công trên khắp cả nước Các trung tâm này đã đang và sẽ là nơi đểchăm sóc sức khoẻ cho hơn 8 triệu đối tượng người có công trên cả nước, lànguồn động viên, an ủi cho các đối tượng này về mặt vật chất cũng như tinhthần.

1.2.1 Chính sách của Nhà nước về điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công1.2.1.1 Các vấn đề chung:

Để áp dụng được chính sách của nhà nước đối với người có công, trước hếtchúng ta cần hiều rõ về đối tượng được quy định là người có công

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổngkhởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945: Là người được cơ quan, tổ chức có thẩm

Trang 18

quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoátly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945.

- Liệt sĩ: Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc,bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhândân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”.

- Bà mẹ Việt nam anh hùng: Bà mẹ Việt Nam anh hùng là những phụ nữ ViệtNam có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốcvà làm nghĩa vụ quốc tế.

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động: Là người đượcNhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhândân” theo quy định của pháp luật, người được nhà nước tuyên dương “Anh hùngLao động” vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụkháng chiến.

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: Thương binh là quânnhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động tự 21% trởlên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và“Huy hiệu thương binh”.

- Bệnh binh:Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảmkhả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vịcó thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh”.

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Là người được cơquan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiếnđấu tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học, bị mắc bệnh làm

Trang 19

suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả củachất độc hoá học.

- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: Lànhững người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thờigian bị tù đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, khônglàm tay sai cho địch.

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩavụ quốc tế: Là người tham gia kháng chiến được nhà nước tặng Huân chươngkháng chiến, Huy chương kháng chiến

- Người có công giúp đỡ cách mạng: Là người đã có thành tích giúp đỡ cáchmạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm:

1.2.1.1.2 Điều dưỡng, nuôi dưỡng

Theo định nghĩa của Hiệp hội Điều dưỡng Mỹ (American Nurses’Association; ANA, 1980, 9): điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị các đáp ứngcon người tới các vấn đề sức khỏe thực sự hoặc tiềm tàng.

Nuôi dưỡng là việc nuôi nấng, chăm sóc sức khoẻ để duy trì sự sống và pháttriển cơ thể.

Đối tượng được điều dưỡng

a, Đối tượng được điều dưỡng mỗi năm một lần:- Người hoạt động cách mạng trước năm 1945.

- Người hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng Tám năm 1945

Trang 20

- Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (bao gồm cả nhữngthương binh loại B được công nhận từ trước ngày 31/12/1993) và bệnh binh cótỷ lệ mất sức lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên đang an dưỡng tạigia đình.

- Người có công giúp đỡ cách mạng trước cách mạng tháng Tám năm 1945 đượctặng Bằng "có công với nước" đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

b, Đối tượng được điều dưỡng luân phiên:

- Thân nhân liệt sĩ (kể cả thân nhân của 2 liệt sĩ) đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡnghàng tháng.

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động đang hưởng trợ cấpưu đãi hàng tháng.

- Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đàynhiều năm sức khoẻ yếu hoặc người đã bị địch tuyên án tử hình.

- Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến già yếu cô đơn không nơinương tựa, đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng.

Phương thức, thời gian và mức chi

a, Phương thức: Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu được Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội giao, các địa phương tổ chức đưa đối tượng đi điều dưỡng tập trunghoặc điều dưỡng tại gia đình

b, Thời gian điều dưỡng tập trung: Thời gian 10 ngày (không kể thời gian đi vàvề).

c, Mức chi điều dưỡng:

Trang 21

c1) Mức chi điều dưỡng tập trung: 800.000 đồng tính cho 01 người điều dưỡng10 ngày; bao gồm:

- Tiền ăn sáng và 2 bữa chính: 500.000 đồng

- Thuốc bổ và thuốc bệnh thông thường: 50.000 đồng- Quà tặng đối tượng khi về gia đình: 50.000 đồng- Chi tiền điện, nước cho nhà nghỉ: 80.000 đồng

- Chi khác (gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, giấy vệ sinh,nghe chuyện thời sự, văn nghệ, tham quan, chụp ảnh, báo chí, thể thao, phục hồichức năng ):120.000 đồng

Trong thời gian điều dưỡng tập trung nếu bị ốm đau đột xuất thì được giớithiệu đi khám và điều trị tại bệnh viện gần nhất theo chế độ bảo hiểm y tế hiệnhành.

c2) Mức chi điều dưỡng tại gia đình: 600.000 đồng/01 người.

Nguồn kinh phí điều dưỡng

- Kinh phí chi theo tiêu chuẩn điều dưỡng do Ngân sách Nhà nước đảm bảo theokế hoạch được thông báo hàng năm.

- Kinh phí đưa đón và chi khác (nếu có) cho người đi điều dưỡng tập trung doNgân sách địa phương cấp từ nguồn chi đảm bảo xã hội được giao hàng năm.- Kinh phí chi điều dưỡng được cấp phát, sử dụng, quyết toán theo quy định hiệnhành của Nhà nước.

Tổ chức thực hiện

Hàng năm, căn cứ vào tổng mức kinh phí điều dưỡng được Nhà nước thôngbáo và thực tế đối tượng thuộc diện điều dưỡng của từng địa phương, Bộ Lao

Trang 22

động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính phân bổ kinhphí và thông báo để các địa phương thực hiện.

Nghiêm cấm việc sử dụng kinh phí điều dưỡng vào các mục đích trái vớiquy định tại Thông tư này.

Căn cứ vào mức kinh phí điều dưỡng được Bộ Lao động Thương binh vàXã hội thông báo và nhu cầu điều dưỡng của các đối tượng, Sở Lao độngThương binh và Xã hội trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương quyết định đối tượng được điều dưỡng quy định tại điểm 2 phần I Thông tưnày.

Việc điều dưỡng tập trung đối với người có công với cách mạng được thựchiện chủ yếu tại các Trung tâm Điều dưỡng người có công thuộc ngành Laođộng - Thương binh và Xã hội Những địa phương do hoàn cảnh đặc biệt khôngthường xuyên đưa đón đối tượng điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng thuộcngành thì được tổ chức một số đợt điều dưỡng cho đối tượng tại các cơ sở điềudưỡng của ngành y tế hoặc của Liên đoàn lao động tại địa phương theo Quyếtđịnh của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Ngoài phương thức tổ chức điều dưỡng tập trung, để phù hợp tình hìnhthương tật, bệnh tật và sức khoẻ của đối tượng, các địa phương được dùng mộtphần kinh phí để điều dưỡng tại gia đình theo mức chi điều dưỡng là 600.000đồng/người Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chínhtrình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định và tổ chức việc thăm khám tạigia đình, cấp thuốc, hướng dẫn chế độ ăn phù hợp đảm bảo nâng cao sức khoẻcho đối tượng được điều dưỡng tại gia đình.

Trang 23

1.2.1.2 Chính sách về điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công

Qua hơn ba năm thực hiện, những đổi mới về chính sách ưu đãi người cócông được khẳng định; thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn tính ưu việt của chế độ ta,truyền thống đạo lý tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; được nhân dânvà đối tượng chính sách đồng tình; góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vậtchất tinh thần người có công với cách mạng

Chính sách này căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày25 tháng 12 năm 2001 của Quốc Hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Pháp lệnh ưu đãingười có công với cách mạng của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005; Nghị định Hướng dẫn thi hành một sốđiều của Pháp lện ưu đãi người có công với cách mạng số 54/2006/NĐ-CP.

Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số ƯBTVQH11 đã mở rộng và phân định rõ ràng hơn đối tượng thụ hưởng; bổ sungthêm một số chế độ ưu đãi mới; tạo được mối tương quan hợp lý giữa các mứctrợ cấp cho các đối tượng khác nhau và trong cùng nhóm đối tượng chính sách;xây dựng mức nền của trợ cấp ưu đãi (mức chuẩn) không dựa vào tiền lương tốithiểu chung mà theo mức sống trung bình của xã hội, được điều chỉnh theo địnhkỳ; phân cấp trách nhiệm trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công phùhợp hơn với xu hướng của quá trình cải cách hành chính…

26/2005/PL Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945: Bảo hiểm y tế,điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cầnthiết;

Trang 24

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởinghĩa 19 tháng Tám 1945: Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấpphương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết;

- Liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ: Thân nhân sau đây của liệt sĩ được hưởng chế độ ưu

1 Cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sĩ.

2 Vợ hoặc chồng liệt sĩ là người có quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc hôn nhânthực tế được pháp luật công nhận.

Trường hợp vợ hoặc chồng liệt sĩ đã lấy chồng hoặc lấy vợ khác nhưng đã nuôicon liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống đượcỦy ban nhân dân cấp xã công nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.3 Con liệt sĩ gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp và con ngoài giá thú theo quy địnhcủa pháp luật.

4 Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ là người đã thực sự nuôi dưỡng liệt sĩ khicòn dưới 16 tuổi, đối xử như con đẻ, thời gian nuôi từ mười năm trở lên.

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Được hưởng các chế độ ưu đãi với thân nhân liệt sĩđã nêu trên;

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến:Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụchỉnh hình cần thiết;

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B:+ Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả nănglao động và loại thương binh

Trang 25

+ Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụngcụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước;+ Thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên đượchưởng phụ cấp hàng tháng.

Trường hợp có vết thương nặng: cụt hai chi trở lên; mù hai mắt; tâm thần nặngkhông tự lực được trong sinh hoạt; liệt hai chi trở lên hoặc có tình trạng thươngtật đặc biệt khác, được hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng

+ Thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên sốngở gia đình thì có người phục vụ Người phục vụ được hưởng trợ cấp hàng tháng.+ Chế độ ưu đãi đối với thương binh loại B gồm:

a) Trợ cấp thương tật hàng tháng tính theo mức độ suy giảm khả năng lao độngcủa từng người.

b) Các chế độ ưu đãi khác được thực hiện như đối với thương binh có cùng tỷ lệsuy giảm khả năng lao động.

- Bệnh binh: Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợgiúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khảnăng của Nhà nước;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Bảo hiểm y tế, điềudưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứvào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

- Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày:Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ

Trang 26

chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhànước;

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩavụ quốc tế: Bảo hiểm y tế

- Người có công giúp đỡ cách mạng: được hưởng

+ Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụngcụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhànước;

+ Trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng đối với người có công giúp đỡ cách mạngsống cô đơn không nơi nương tựa.

Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương Kháng chiến

Trang 27

gia đình nếu không phải là người thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì được cấp thẻ Bảo hiểm y tế.

- Thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật táiphát tại các cơ sở khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế được Quỹ Bảo hiểm y tế thanhtoán toàn bộ chi phí.

- Người có công với cách mạng đang được nuôi dưỡng tại cơ sở của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được hưởng chế độ điều trị hàng năm

- Người có công với cách mạng nếu sống ở gia đình thì được hưởng chế độ điều dưỡng hàng năm, bao gồm:

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945.

+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

+ Thương binh, thương binh loại B và bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả nănglao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên.

+ Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước".

6 Người có công với cách mạng ngoài đối tượng quy định tại khoản 5 Điều này và thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng, người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được điều dưỡng 5 năm 1 lần.

Trang 28

7 Người có công với cách mạng và thân nhân của họ theo quy định củaPháp lệnh được điều dưỡng phục hồi chức năng lao động, cấp phương tiện trợgiúp, dụng cụ chỉnh hình.

1.2.1.3 Chi cho hoạt động các cơ sở nuôi dưỡng, thương binh, bệnh binhnặng do Sở Lao động thương binh và xã hội quản lý

Bộ tài chính - Bộ lao động thương binh và xã hội hướng dẫn cấp phát vàquản lý kinh phí thực hiện chính sách với người có công với cách mạng dongành Lao động thương binh và xã hội quản lý (sau đây gọi tắt là kinh phí thựchiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng)

Ngoài các khoản chi ưu đãi nêu trên, các cơ sở nuôi dưỡng thương binh,bệnh binh nặng còn được hỗ trợ để chi các khoản sau:

- Sửa chữa nhà cửa, cơ sở hạ tầng

- Mua sắm, sửa chữa đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện

- Chi thuê mướn nhân công, thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng,thông tin, liên lạc, tuyên truyền

- Chi sách báo, sinh hoạt văn hoá, thể thao

- Chi tàu, xe cho thương binh, bệnh binh về thăm gia đình, chi phí đón tiếp giađình thương binh, bệnh binh ở cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng.

* Dự toán kinh phí

Dự toán kinh phí thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có côngcách mạng phải thể hiện đầy đủ nội dung chi nêu tại phần II Thông tư này theođối tượng và chế độ chi tiêu hiện hành.

Trang 29

Dự toán phải lập theo đúng biểu, mục lục ngân sách nhầ nước và thuyếtminh về căn cứ và cơ sở tính toán theo hướng dẫn của Luật ngân sách nhà nướcvà các văn bản hướng dẫn Luật Dự toán kinh phí hàng năm được thực hiện theoquy trình và trình tự thời gian như sau:

a, Lập dự toán kinh phí:

Phòng Nội vụ - Lao động thương binh xã hội quận, huyện, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Nội Vụ - Xã hội) và cơ sở nuôi dưỡngthương binh, bệnh binh trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và xã hội lập dựtoán kinh phí chi ưu đãi người có công với cách mạng của năm kế hoạch gửi Sởlao động thương binh và xã hội trước ngày 10 tháng 6 hàng năm.

Sở Lao động thương binh và xã hội xem xét, thẩm tra dự toán của cácphòng Nội vụ xã hội, cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh và dự toán chi tạisở, để tổng hợp thành dự toán kinh phí của Sở gửi Bộ lao động thương binh vàxã hội và Sở Tài chính trước ngày 5 tháng 7 hàng năm.

Bộ lao động thương binh và xã hội xem xét, thẩm tra dự toán của các sở laođộng thương binh và xã hội, tổng hợp thành dự toán kinh phí thực hiện chínhsách ưu đãi người có công với cách mạng gửi Bộ tài chính trước ngày 20 tháng 7hàng năm.

Bộ tài chính xem xét, thẩm định và tổng hợp dự toán kinh phí chi ưu đãingười có công với cách mạng vào dự toán chi ngân sách Nhà nước, báo cáochính phủ trình Quốc hội phê duyệt và thông báo cho Bộ lao động thương binhvà xã hội trước ngày 20 tháng 11 hàng năm.

Trang 30

b, Phân bổ và giao dự toán:

Căn cứ dự toán ngân sách được giao, Bộ lao động thương binh và xã hội lậpphương án phân bổ dự toán cho cá địa phương gửi Bộ tài chính trước ngày 30/11hàng năm để thẩm tra Trong vòng 7 ngày làm việc, kể tự khi nhận được phươngán phân bổ của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ tài chính thông báo bằngvăn bản kết quả thẩm tra cho bộ lao động thương binh và xã hội.

Trên cơ sở thẩm tra của Bộ tài chính, Bộ lao động thương binh và xã hộiquyết định giao dự toán cho các sở lao động thương binh và xã hội trước ngày10/12 hàng năm, đồng gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương, Bộ tài chính, Sở tài chính và kho bạc nhà nước nơi sở lao động thươngbinh và xã hội giao dịch.

Trên cơ sở dự toán được Bộ lao động thương binh và xã hội giao, sở laođộng thương binh và xã hội phân bổ dự toán cho phòng Nội vụ - xã hội, cơ sởnuôi dưỡng thương binh, bệnh binh và kinh phí chi tại sở lao động thương binhvà xã hội, gửi sở Tài chính để thẩm tra Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngàynhận được hồ sơ, sở tài chính tiến hành thẩm tra (về tổng mức, cơ cấu chi, đúngchế độ chính sách, số đối tượng hưởng) và thông boá kết quả thẩm tra cho Sở laođộng thương binh và xã hội.

Trên cơ sở thẩm tra của Sở tài chính, Sở lao động thương binh và xã hộiquyết định giao dự toán cho phòng Nội vụ - xã hội, cơ sở nuôi dưỡng thươngbinh, bệnh binh và kinh phí chi tại Sở lao động – thương binh và xã hội trướcngày 31/12 hàng năm gửi Sở tài chính, kho bạc nơi các đơn vị giao dịch, đồnggửi Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để báo cáo.

Trang 31

* Cấp phát kinh phí

Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạngđược cấp bằng lệnh chi tiền vào chương trình 160A, Loại 15, khoản 08, mục 122và tiểu mục tương ứng của mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

Hàng tháng, căn cứ dự toán được thông báo, theo đề nghị của Bộ lao độngthương binh xã hội, Bộ tài chính lập lệnh chi tiền chuyển kho bạc nhà nước đểthực hiện chuyển tiền về tài khoản tiền gửi của Sở tài chính mở tại kho bạc nhànước tỉnh trước ngày cuối cùng của tháng trước.

Căn cứ dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công cáchmạng, nguồn kinh phí Trung ương chuyển về, Sở tài chính tiến hành kiểm soátchi và thực hiện cấp kinh phí cho Sở lao động thương binh và xã hội (phần chitại sở), cho phòng Nội vụ - xã hội và cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binhtrước ngày 5 của tháng đó để các đơn vị thực hiện theo nhiệm vụ được giao.

Đối với kinh phí chi trợ cấp một lần gồm: Trợ cấp hoạt động kháng chiến,trợ cấp B, C, K và trợ cấp thanh niên xung phong , Bộ Tài chính sẽ căn cứ kếtquả xét duyệt của địa phương và đề nghị của Bộ lao động thương binh và xã hộivề số đối tượng, số tiền trợ cấp được hưởng để cấp phát kinh phí bằng lệnh chitiền như nêu trên.

Hằng năm, ngân sách Nhà nước dành hơn 10 nghìn tỷ đồng thực hiện chếđộ trợ cấp ưu đãi một lần hoặc thường xuyên cho các đối tượng người có công,bảo đảm mức sống trung bình trở lên so với nhân dân nơi cư trú Hiện nay, đã có

Trang 32

gần 10 nghìn xã, phường được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ,hơn 85% số gia đình chính sách đạt mức sống trung bình hoặc khá.

* Quyết toán kinh phí

Báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người cócông với cách mạng phải thể hiện đầy đủ các khoản chi theo quy định, có trongdự toán được giao và theo đúng mục lục ngân sách Nhà nước, những khoản chimua sắm, sửa chữa tài sản phải thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ tàichính.

Báo cáo quyết toán được lập và gửi cơ quan quản lý đúng thời hạn, có đủbiểu mẫu, thuyết minh, xác nhận của kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch.

Trình tự xét duyệt quyết toán năm như sau:

- Phòng Nội vụ xã hội và cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh lập báo cáoquyết toán theo quy định gửi sở lao động thương binh và xã hội và sở tài chínhtrước ngày 30 tháng 4 hàng năm.

- Sở lao động thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với Sở tài chính xét duyệtvà thông báo quyết toán kinh phí chi tại các phòng Nội vụ xã hội, cơ sở nuôidưỡng thương binh, bệnh binh và phần kinh phí chi tại sở, tổng hợp báo cáoquyết toán kinh phí trung ương thực hiện chính sách ưu đãi đối với người cócông với cách mạng của sở lao động thương binh và xã hội gửi Sở tài chínhtrước ngày 10 tháng 6 hàng năm.

Trang 33

-Sở tài chính thẩm định quyết toán kinh phí trung ương thực hiện chính sách ưuđãi đối với người có công với cách mạng của Sở lao động thương binh và xã hộitrước ngày 25 tháng 6 hàng năm.

- Sở lao động thương binh và xã hội gửi 2 bản báo cáo quyết toán đã điều chỉnhtheo kết quả thẩm định của Sở tài chính (kèm theo biên bản thẩm định của Sở tàichính, thông báo duyệt quyết toán cho các phòng Nội vụ xã hội, thông báo duyệtquyết toán cho cơ sở nuôi dưỡng thương binh) về Bộ lao động thương binh và xãhội trước ngày 5 tháng 7 hàng năm.

- Bộ lao động thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với bộ tài chính thẩm địnhvà thông báo kết quả thẩm định báo cáo quyết toán cho các sở lao động thươngbinh và xã hội, tổng hợp quyết toán theo kết quả thẩm định gửi Bộ tài chínhtrước ngày 1 tháng 10 hàng năm.

- Bộ tài chính thẩm định và tổng hợp vào quyết toán ngân sách nhà nước theochế độ quy định

1.2.2 Sự hình thành và phát triển các trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡngngười có công trên cả nước:

Nhằm đưa chính sách vào thực tiễn để đảm bảo thực hiện tốt hơn nữa côngtác chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người có công, Bộ Lao độngthương binh và xã hội đã cho xây dựng lên các trung tâm điều dưỡng và nuôidưỡng cho các đối tượng người có công Đến nay nhà nước đã thực hiện ưu đãicho trên 8 triệu lượt người, trong đó số người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi

Trang 34

thường xuyên là 1,5 triệu người Hàng năm Nhà nước dành một khoản ngân sáchđể thực hiện điều dưỡng cho gần 400 nghìn lượt người.

Hiện nay, cả nước có 24 trung tâm điều dưỡng người có công đã và đangđược Bộ đầu tư tại các tỉnh: Hà Nội, Điện Biên, Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Cạn,Vĩnh Phúc, Thanh Hoá (riêng tỉnh này có 2 trung tâm: 1 trung tâm thực thuộc Bộvà 1 trung tâm do địa phương quản lý), Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng, QuảngNinh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Phú Yên,Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Kon Tum đang triển khai đầutư, còn lại là các trung tâm đã hoàn thành đưa vào sử dụng) Ngoài ra một số tỉnhcũng đã và đang sử dụng các cơ sở đón tiếp thân nhân liệt sĩ, nuôi dưỡng thươngbinh hiện có để bổ sung chức năng điều dưỡng người có công (Bình Định, PhúThọ, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bắc Giang )

Dưới đây là danh sách các trung tâm điều dưỡng trực thuộc Bộ Lao độngthương binh và xã hội và các trung tâm trực thuộc tỉnh được Bộ cấp vốn đầu tưtrên cả nước:

Bảng 1.1: Danh sách các trung tâm điều dưỡng

Trung tâm điều dưỡng người có công - Thái NguyênKhu an dưỡng lao động thương binh xã hội - Thái BìnhTrung tâm điều dưỡng người có công thành phố - Hải Phòng

Trung tâm tiếp đón thân nhân liệt sĩ và điều dưỡng người có công - Lai Châu

Trung tâm điều dưỡng người có công Kim Bôi - Hoà BìnhNhà điều dưỡng người có công Tam Đảo - Vĩnh Phúc

Trung tâm điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội - Bắc KạnTrung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng - Hà Nam

Trang 35

Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành - Bắc Ninh

Trung tâm đón tiếp thân nhân liệt sĩ và điều dưỡng người có công - Điện Biên

Trung tâm điều dưỡng thương binh Nho Quan - Ninh BìnhTrung tâm điều dưỡng người có công - Lào Cai

Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng Ba Vì, Hà Tây

Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng Người có công Thành phố Hà Nội

Trung tâm điều dưỡng người có công số 1 Hà Nội

Trung tâm điều dưỡng thương binh Lạng Giang – Bắc GiangTrung tâm điều dưỡng thương binh hỏng mắt 04 - Hà Nội

Trung tâm điều dưỡng người có công với Cách mạng Đà Lạt - Lâm Đồng

Trung tâm phục hồi sức khoẻ người có công - Sầm Sơn - Thanh HoáTrung tâm điều dưỡng phục vụ người có công với cách mạng Quảng Ngãi

Trung tâm điều dưỡng người có công Quảng Nam

Trung tâm Nuôi dưỡng người có công và đối tượng xã hội - Quảng Bình

Khu điều dưỡng thương binh Long Hải - Bà Rịa Vũng TàuTrung tâm Điều dưỡng và chăm sóc người có công Khánh HoàTrung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Kiên Giang

Nguồn: Cục Người có công - Bộ Lao động thương binh và xã hội

Trang 36

1.2.3 Thực trạng đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công trong tổng vốn đầu tư của Bộ LĐTB&XH

Theo tổng hợp của Bộ LÐ-TB và XH, đến nay, Nhà nước đang thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi hơn 8,2 triệu người có công với cách mạng trên cả nước, bao gồm 13 đối tượng: Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, cha mẹ liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, bộ đội, thanh niên xung phong bị nhiễm chất độc da cam

Nhu cầu điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công là rất lớn các trung tâmhiện có đã và đang điều dưỡng và nuôi dưỡng vẫn chưa đáp ứng được hết nhucầu điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công trên cả nước Nên Bộ vẫn phải tiếptục đầu tư nâng cấp, mở rộng các cơ sở điều dưỡng đã có và xây dựng mới thêmđể đáp ứng nhu cầu.

1.2.3.1 Quy mô vốn đầu tư cho điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công trongtổng vốn đầu tư của Bộ.

Bảng 1.2: Quy mô vốn đầu tư cho y tế xã hội trong tổng vốn đầu tư của Bộ

Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội

Ta có thể thấy quy mô vốn đầu tư của Bộ Lao động thương binh và xã hộicho lĩnh vực y tế xã hội ngày càng tăng qua các năm Cụ thể năm 2004 vốn đầutư cho y tế xã hội là 88.000 triệu đồng, tới năm 2008 là 140.500 triệu đồng, mứcvốn đầu tư trung bình qua các năm giai đoạn 2004 – 2008 là 108.140 triệu đồng.

Trang 37

Điều dưỡng và nuôi dưỡng cho người có công với cách mạng là một trongnhững khoản mục được Bộ quan tâm tới trong lĩnh vực y tế xã hội Chính vì vậymà qua các năm Bộ cũng đã dành cho công tác điều dưỡng và nuôi dưỡng ngườicó công một khoản tiền nhất định, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủtới những người có công Chi tiết lượng vốn đầu tư của Bộ cho công tác đầu tưvào cáo trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công được thể hiện ở bảngdưới đây:

Bảng 1.3: Tỷ lệ vốn cho các trung tâm điều dưỡng người có công

Đơn vị: triệu đồng

Vốn cho trung tâm điều

Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội

Năm 2004 là năm mà Bộ đặc biệt quan tâm tới công tác đầu tư vào cáctrung tâm điều dưỡng người có công với tỷ lệ vốn đầu tư vào các trung tâm điềudưỡng so với Tổng vốn đầu tư là 6.43% và so với vốn dành cho lĩnh vực y tế xãhội là 25.57% Tỷ lệ này giảm vào năm tiếp theo nhưng có xu hướng tăng dần.Tới năm 2008 thì tỷ lệ này lại tăng đột biến với tỷ lệ tương ứng là 7.32% và16.62% Trung bình tỷ lệ này tương ứng là 4.18% và 12.14%.

Trang 38

Biểu 1.2: Sự tăng giảm vốn đầu tư giai đoạn 2004-2008

20042005200620072008Năm

Trang 39

12.15%, tỷ lệ vốn đầu tư này so với tổng vốn đầu tư của Bộ chiếm trung bìnhgần 4.2%.

1.2.3.2 Cơ cấu đầu tư theo vùng

Thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công, hàng năm Bộ đã giao chỉ tiêucho các Trung tâm điều dưỡng thương binh và người có công tổ chức điều dưỡngluân phiên cho các đối tượng hưởng chế độ ưu đãi.

Đến nay, Nhà nước đã thực hiện ưu đãi cho trên 8 triệu lượt người Trongđó, số người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên hàng tháng gần1,5 triệu người Hàng năm Nhà nước dành một khoản ngân sách để thực hiệnđiều dưỡng cho gần 400 nghìn lượt người Nhằm đảm bảo thực hiện tốt hơn nữacông tác chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người có công, đến nayBộ đã đầu tư xây dựng được nhiều trung tâm điều dưỡng, phân bố trên ba miềnđất nước để thuận lợi cho công tác này.

Bảng 1.4: Cơ cấu đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công theomiền giai đoạn 2004-2008

Miền dưỡng được đầu tưSố trung tâm điều Tổng số vốn đầutư (triệu đồng) Tỷ trọng so với tổng số (%)Số trung tâm Vốn đầu tư

Nguồn: Bộ Lao động thương binh và xã hội

Bộ Lao động thương binh và xã hội đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng vànuôi dưỡng người có công trực thuộc bộ và những trung tâm ở những địaphương không có đủ điều kiện để chi trả cho việc đầu tư Còn những cơ sở điều

Trang 40

dưỡng và nuôi dưỡng người có công tự có khả năng đầu tư, những cơ sở trựcthuộc tỉnh mà tỉnh có khả năng đầu tư thì sẽ tự chi trả cho công tác đầu tư Bộtập trung đầu tư cho các trung tâm ở khu vực phía bắc, số trung tâm điều dưỡngthương binh được đầu tư ở phía bắc là 10 trung tâm chiếm tới 52.63% tổng sốtrung tâm được Bộ đầu tư với tổng số vốn đầu tư là 86 927.363 triệu đồng chiếm54.56% tổng số vốn đầu tư của Bộ cho các trung tâm điều dưỡng Các trung tâmở miền Nam ít được Bộ đầu tư hơn cả với tổng số trung tâm được đầu tư là 3trung tâm chiếm 15.79% tổng số trung tâm và số tiền được đầu tư là 33 513.834triệu đồng chiếm 21.03% tổng số vốn đầu tư Có sự chênh lệch này là do các tỉnhphía nam có nền tảng kinh tế phát triển, tiềm lực tài chính mạnh hơn các khu vựckhác trong cả nước nên các tỉnh tự bố trí đầu tư xây dựng và cải tạo các trungtâm điều dưỡng cho các đối tượng người có công

* Kế hoạch phân bổ vốn từng năm cho các trung tâm điều dưỡng trên cảnước của Bộ

Dưới đây là kế hoạch phân bổ vốn đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng vànuôi dưỡng người có công trong và danh sách các trung tâm được đầu tư chotừng năm Vốn đầu tư được chi tiết hóa cho từng trung tâm trên từng miền Tuynhiên vốn đầu tư dự kiến và vốn đầu tư quyết toán là không giống nhau, sự thayđổi này do quá trình thẩm định của Bộ đánh giá sự hợp lý của việc phân bổ vốnđầu tư và khả năng về vốn của Bộ không thể bỏ tiền đầu tư chỉ cho 1 trung tâmtrong một năm, cũng không thể bỏ vốn đầu tư cho tất cả các trung tâm đầu tưhoàn thành trong 1 năm được do hạn chế nguồn lực về vốn.

Ngày đăng: 16/04/2013, 09:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Danh sách các trung tâm điều dưỡng - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.1 Danh sách các trung tâm điều dưỡng (Trang 31)
Bảng  1.3: Tỷ lệ vốn cho các trung tâm điều dưỡng  người có công - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
ng 1.3: Tỷ lệ vốn cho các trung tâm điều dưỡng người có công (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w