Tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 59)

Để phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, tạo mở việc làm, Chính phủ và các Bộ ngành cần tháo gỡ các rào cản và thúc đẩy mạnh mẽ các doanh nghiệp tham gia đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người dân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong thời gian tới khi nguồn vốn ODA vào Việt Nam sẽ giảm dần.

Huy động mọi nguồn lực đầu tư bao gồm: NSNN (cấp trung ương, địa phương), đóng góp của người học, nguồn thu sự nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, liên kết của các cơ sở dạy nghề, đầu tư củ các tổ chức cá nhân doanh nghiệp trong và ngoài nước vào lĩnh vực dạy nghề và các nguồn thu khác trong đó chi đầu tư của NSNN giữ vai trò chủ đạọ Cần có sự chia sẻ của ngân sách nhà nước – doanh nghiệp – cơ sở đào tạo và người học theo một tỷ lệ thích hợp, bảo đảm hài hoà lợi ích các bên; từng bước doanh nghiệp sử dụng lao động chịu trách nhiệm trả toàn bộ chi phí về đào tạo nghề cho người lao động như kinh nghiệm của nhiều quốc gia châu Âu đã thành công trong lĩnh vực nàỵ

Nhà nước tập trung đầu tư để hình một số trường đạt trình độ tiên tiến của thế giới, khu vực và trường chuẩn quốc gia, các trường các trung tâm dạy nghề của các tỉnh thuộc Tây Nam Bộ, Tây Nam, Tây Bắc, các trung tâm dạy nghề cấp huyện, đồng thời hỗ trợ đầu tư cho các trường trung cấp chuyên nghiệp của các tỉnh khó khăn.

Cơ sở dạy nghề chủ động thực hiện đa dạng hoà nguồn thu từ hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, thu từ hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạọ

Phương pháp và công cụ huy động thông qua các chính sách của nhà nước để khuyến khích các cơ sở dạy nghề thành lập như:

+ Nhà nước nghiên cứu ban hành các chính sách tín dụng ưu đãi cho các cơ sở dạy nghề vay vốn để đầu tư mở rộng quy mô ngành nghề đào tạo và nâng cao chất lượng dạy nghề như:

Đối với các cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp: Theo thông báo số 34/TB- VPCP của văn phòng chính phủ, trước ngày 30-4 Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm phối hợp với ngân hàng nhà nước, Bộ Tài Chính và Ngân hàng phát triển Việt Nam công bố quỹ cho vay hiện đại hoá máy móc thiết bị dạy nghề tại hệ thống các trường dạy nghề thuộc doanh nghiệp.

Đối với các cơ sở dạy nghề riêng cho người tàn tật thì khuyến khích thành lập nhiều cơ sở, được xét vay vốn ưu đãi và cấp vốn hỗ trợ để mua sắm trang thiết bị, tập huấn giáo viên,... trên cơ sở dự án được Uỷ ban nhân dân các tỉnh phê duyệt mức tối đa là 200 triệu đồng/dự án.

+ Cần sớm ban hành các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia mở trường, mở lớp dạy nghề, đặc biệt là có chính sách hỗ trợ về đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho hệ thống đào tạo nghề, đặc biệt là các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập nhằm từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạọ

+ Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị cho các cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp nhà nước, xây dựng lại cơ sở vật chất để các cơ sở dạy nghề tư thục thuê. Đối với các doanh nghiệp có tham gia dạy nghề thì được trừ chi phí để duy trì hoạt động của cơ sở dạy nghề và chi phí dạy nghề cho người lao động được tuyển vào làm việc cho doanh nghiệp. Có chính sách hỗ trợ dạy nghề trong hoạt động liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề. + Cần sớm hoàn thiện cơ chế chính sách đối với các cơ sở dạy nghề, chính sách giao cho thuê, sử dụng đất, chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho dạy nghề. Các cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật được ưu tiên giao đất hoặc cho thuê đất ở những địa điểm thuận lợi cho việc tổ chức dạy nghề cho người tàn tật được miễn các loại thuế theo quy định. Theo quy định của Luật dạy nghề 2007 thì các cơ sở dạy nghề bình đẳng trong hoạt động dạy nghề và được hưởng ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng theo quy định của pháp luật. Cùng với đó nhà nước và Chính phủ phải nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng cho các trường dạy nghề (về đất, giao thông…) cần phải đi trước một bước để thúc đầy đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề ở Việt Nam . Việc sửa đổi bổ sung quy hoạch này cần phải được công khai và tham khảo ý kiến rộng rãi của cả cộng đồng và các doanh nghiệp. Đặc biệt Chính phủ cần chú trọng hơn nữa đến việc xây dựng quy hoạch cơ sở hạ tầng của các trường dạy nghề ở miền núi, vùng sâu, vùng sa, vùng thu hút mạnh đầu tư.

Bên cạnh những chính sách khuyến khích cho các cơ sở dạy nghề thành lập mới cần có những chính sách thu hút người học để các trường dạy nghề được hình thành thì có người theo học duy trì sự tồn tại của các cơ sở này, và đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của đất nước. Chính sách thu hút người hoc như:

+ Hỗ trợ một lần đối với người lao động chưa có nghề tham gia học nghề dưới 1 năm để tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm.

+ Nhà nước có chính sách tôn vinh thích đáng những người lao động giỏi có nhiều cống hiến cho sự phát triển của dạy nghề và xã hộị

+ Sửa đổi học phí học nghề trên cơ sở hạch toán đúng và đủ chi phí học nghề đảm bảo chia sẻ hợp lý chí phí học nghề giữa nhà nước, người học và cộng đồng

+ Nhà nước có chính sách cấp học bổng thu hút đối với những sinh viên học sinh học các nghề có điều kiện lao động nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại và các nghề khó tuyển sinh. Có chính sách tiền lương tương xứng với từng cấp bậc trình độ (CĐN, TCN, Sơ cấp nghề). Hiện nay các chính sách ưu tiên cấp hoc bổng không còn phân biệt giữa các học sinh trung cấp nghề, không phân biệt công lập hay tư thục. Các học sinh có đạt yêu cầu đều được cấp học bổng theo ngành học.

2. Đổi mới quản lý nhà nước đối với các dự án dạy nghề hiện naỵ

Nhà nước cần phải có những chính sách riêng đầu tư cho giáo dục dạy nghề: đầu tư nhà nước cần phải mở rộng và hoàn thiện qui hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề của các Bộ cũng như của địa phương. Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề thành một hệ thống thống nhất. Bố trí sắp xếp lại mạng lưới cơ sở dạy nghề dựa trên tính thống nhất về trình độ. Mỗi địa phương chỉ nên có một cơ quan duy nhất thay mặt UBND quản lý nhà nước về dạy nghề.. Ở mỗi tỉnh, thành phố chỉ có Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường cao đẳng khuyến khích thành lập trường Cao đẳng cộng đồng đào tạo đa cấp trình độ. Sớm thống nhất các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp ở cấp huyện thị xã thành một trung tâm đào tạo nhân lực (hoặc trường dạy nghề) cho người dân địa phương.

Nhà nước cũng cần phải có sự quản lý chặt chẽ về chất lượng đào tạo đối với các trung tâm ngoài công lập, tránh tình trạng thành lập một cách ồ ạt các trung tâm dạy nghề không đảm bảo chất lượng mà chỉ thành lập với mục đích thu tiền của học viên rồi cấp chứng chỉ cho họ mà người học không tiếp thu được gì trong quá trình học.

Các cơ sở dạy nghề thực hiện dạy nghề cho đối tượng quy định được cấp: Kinh phí thực hiện chính sách nội trú đối với HS học nghề và kinh phí dạy nghề.

Nguồn kinh phí thực hiện do ngân sách địa phương đảm bảo từ nguồn kinh phí chi thường xuyên sự nghiệp GD - ĐT và dạy nghề được giao hàng năm. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm: Quy định mức chi phí dạy nghề cho HS dân tộc thiểu số nội trú phù hợp với khả năng ngân sách và điều kiện của địa phương; Xây dựng kế hoạch dạy nghề... Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện dạy nghề đối với HS.

Các trường cần phải công bố chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, các nguồn lực để thực hiện việc bảo đảm chất lượng đào tạo; chịu sự giám sát của Nhà nước trên cơ sở tiêu chuẩn để mở trường do Nhà nước quy định; công bố đánh giá chất lượng đã được các tổ chức có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện để các trường hưởng ưu đãi, chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư giáo dục và đào tạo theo quy định chung, hỗ trợ đào tạo giáo viên, kết nối với doanh nghiệp, tạo điều kiện để các trường có các hợp đồng đào tạo; xây dựng và công bố các chương trình khung, hỗ trợ biên soạn giáo trình dùng chung, chương trình đào tạo của các trường; có kế hoạch xây dựng các trường trọng điểm quốc gia, bao gồm cả trường thuộc doanh nghiệp và đánh giá chất lượng đào tạo, quản lý nhà nước về chất lượng đào tạọ Bên cạnh đó nhà nước cũng cần tạo ra một môi trường tự chủ để các trường chủ động hơn trong công tác đào tạo, không nên bó hẹp trong phạm vi các nghề cố định, khi các cơ sở đào tạo có đủ năng lực mở nghề mới theo nhu cầu người học. Từ dó có tác dụng giảm bớt chi tiêu cho giáo dục dạy nghề mà thay vào đó là nguồn vốn từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, giảm bớt thâm hụt ngân sách nhà nước. Vì như chúng ta đã biết thì nguồn vốn ngân sách nhà nước hay bị sử dụng không hiệu quả thất thoát và lãng phí rất nhiềụ Nhà nước càn có những chính sách khuyến khích các cơ sở dạy nghề như:

Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có qui định đa dạng hơn về các loại hình đào tạo nghề: Dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng... phù hợp với nhiều đối tượng đi học, nhiều vùng, nhiều địa phương.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 59)