2. Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động
2.3.1.1. Vốn đầu tư thực hiện phát triển hệ thống các trường dạy nghề
Tổng vốn đầu tư thực hiện phát triển hệ thống các trường dạy nghề giai đoạn 2004-2008 là 660.469 triệu đồng, chi tiết qua các năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.14: Vốn đầu tư thực hiện cho đầu tư phát triển dạy nghề giai đoạn 2004-2008
Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Kế hoạch 60.100 70.381 89.100 110.929 177.650 Thực hiện 57.275 73.196 178.200 137.552 214.246 % Hoàn thành
kế hoạch 95,3% 104% 200% 124% 120%
Hình 2.5: Đồ thị biểu diễn Vốn thực hiện đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề
Nhận xét: Lượng vốn đầu tư thực hiện qua các năm có xu hướng tăng lên và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho đầu tư phát triển dạy nghề. Vốn đầu tư thực hiện năm 2007 giảm so với 2006 chỉ chiếm 78% năm 2006, và đến năm 2008 số lượng vốn đầu tư thực hiện có xu hướng tăng lên 27% so với năm 2007 nhưng lượng vốn này vẫn thấp hơn so với vốn đầu tư thực hiện năm 2006. Kết quả mà hoạt động đầu tư này tạo ra làm tăng giá trị tài sản mớị
Đơn vị: Triệu đồng
2004 2005 2006 2007 2008
Giá trị tài sản mới
tăng 28.968 31.108 28.512 47.700 130.040
Tỷ lệ % so với vốn
đầu tư thực hiện 48,2% 44,2% 32% 43% 73,2%
Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Giá trị tài sản mới năm 2008 tăng gấp 4,5 lần so với năm 2004 do có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm tích cực hơn của các doanh nghiệp và mọi người dân cho đầu tư phát triển các trường dạy nghề trong thời gia quạ Hoạt động đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề đã đạt những hiệu quả tích cực tỷ lệ % giá trị tài sản mới tăng thêm so với vốn đầu tư thực hiện ngày càng cao nếu năm 2004 là 48,2% thì đến năm 2008 con số đó đã là 73,2%, số lượng trường lớp học tăng lên đáng kể. Hiện nay đã có tới 9 trường đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đó là: Trường CĐN Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, Trường CĐN Cơ điện Hà Nội, Trường CĐN Lilama 2, Trường CĐN Điện, Trường CĐN Mỏ Hồng Cẩm, Trường CĐN Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, Trường CĐN TP.HCM, Trường TCN Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương.
Phòng học và xưởng thực hành, phòng thí nghiệm của các cơ sở dạy nghề được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, tuy nhiên qua điều tra khảo sát thì chất lượng các trường này còn thấp, diện tích xây dựng phòng học chưa đáp ứng nhu cầụ
Về diện tích đất xây dựng: Theo điều tra về diện tích phòng học nhà xưởng của các trường công lập như sau:
Diện tích xây dựng : 18.53 m2/ 1 học sinh Diện tích phòng học: 2.11 m2/ 1 học sinh.
Nếu chiếu theo tiêu chuẩn thì còn số trên là thấp đặc biệt là diện tích phòng học/ 1 học sinh (theo quy định thì diện tích phòng học phải từ 4-6 m2 mới đáp ứng yêu cầu).
Chất lượng phòng học,nhà xưởng thực hành,phòng thí nghiệm, thư viện và các cơ sở hạ tầng khác:
Bảng 2.16 : Tình trạng phòng học, nhà xưởng của trường dạy nghề (%)
Nhà kiên cố Nhà cấp 4 Nhà tạm
2004 2008 2004 2008 2004 2008
Phòng học 66,32 75,8 29,43 20,33 6,36 4,87
Xưởng thực
Phòng thí
nghiệm 70 70,75 15 25,08 15 3,97
Thư viện 68,89 74,24 22,22 22,94 8,89 2,78
KTX 38,47 65,4 44,71 23,85 16,82 10,74
Nguồn: Tổng cục dạy nghề
Nhìn chung chất lượng phòng học nhà xưởng của các trường chưa tốt, hiện nay có
khoảng 25,2% số phòng học và 30,8% số xưởng thực hành là nhà tạm, nhà cấp 4.. Số nhà tạm, nhà cấp 4 chủ yếu là tập trung ở địa phương, còn ở trung ương con số này chiếm một tỷ lệ không đáng kể.