Chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 44)

2. Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động

2.3.2.2. Chất lượng đào tạo

Chất lượng đào tạo nghề từng bước được nâng cao, hàng năm tỷ lệ tốt nghiệp chiếm 95% trong đó khá giỏi chiếm 29%; khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, một số cơ sở dạy nghề tỷ lệ này đạt trên 90%, thậm chí được doanh nghiệp tiếp nhận 100% học sinh tốt nghiệp ra trường.

Qua điều tra thị trường lao động của Tổng cục dạy nghề tại gần 3000 doanh nghiệp, đa số lao động qua dạy nghề đang làm việc đều thích hợp với công việc, đa số lao động qua học nghề được các doanh nghiệp sử dụng phù hợp hoặc rất phù hợp (khoảng 85% so với số lao động qua học nghề chiếm khoảng 70% so với số học sinh học nghề tốt nghiệp).

Theo đánh giá của người sử dụng lao động về kỹ năng nghề của lao động qua đào tạo nghề thì có khoảng 30% đạt loại khá và giỏi; 58% trung bình; về ý thức kỷ luật và tác phong chuyên nghiệp: 51% đạt loại tốt và khá”.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở nước ta khoảng 23% bằng 1/3 các nước và các nền kinh tế công nghệ mới 1/3 là đào tạo dài hạn. Năm 2006 tỷ lệ lao động tốt nghiệp THCS trở nên chiếm trên 55%. tỷ lệ lao động có bằng cấp chuyên môn và có kỹ năng và cũng chưa qua đào tạo chiếm khoảng 25%, trong đó lao động 25% số lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở nên, 4,7% lao động có trình độ, 1% có trình độ sơ cấp, 3,5% có chứng chỉ nghề, còn lại khoảng 10,6% là công nhân kỹ thuật nhưng chưa có chứng chỉ nghề.

Trình độ, kỹ năng của học sinh học nghề ngày càng được cải thiện, một số nghề học viên có thể tiếp cận và làm chủ được máy móc thiết bị mới hiện đại, một bộ phận lao động đã đủ sức thay thế lao động nước ngoài trong một dây chuyền sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến. Trong các cuộc thi tay nghề trẻ các nước ASEAN, học sinh học nghề Việt Nam đạt được thứ hạng cao (năm 2004 và 2006 đứng thứ nhất trong số 8 nước tham dự).

Tỷ lệ học sinh quy đổi / giáo viên quy đổi hiện nay là 1/28 mới dạt 1/2 chuẩn quy định. Vì vậy cần phải xem xét nâng cao tỷ lệ này đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định là 1 học sinh quy đổi/ 20 giáo viên quy đổi để đảm bảo chất lượng đào tạo trong các trường dạy nghề. Tuy nhiên chất lượng dạy nghề vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Theo đánh giá tổng thể 15 trường trọng điểm, không có trường nào được xếp hạng đứng đầu khu vực ASEAN. Theo mức độ 10 điểm, xếp hạng trung bình chỉ là 6,6 với khoảng thay đổi từ 4,4- 8,5 điểm.

Chỉ tiêu chất lượng trường trọng điểm Xếp hạng

Các giáo viên có kinh nghiệm 7,3

Sử dụng và hiệu quả và đầy tủ không gian 7,1 Chất lượng giảng dạy và học tập được giám sát và cải tiến 6,9

Hệ thống quản lý chức năng phù hợp 6,7

Chất lượng giảng dạy lý thuyết và thực hành cao 6,6

Trang thiết bị đầy đủ và hiện đại 6,2

Các tương quan, liên hệ với người sử dụng lao động / ngành

công nghiệp chặt chẽ ở tất cả các mức độ 5,7

Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động của 15 trường trọng điểm

Thực tế thông qua điều tra trường trọng điểm thì kinh nghiệm của đội ngũ giáo viên là không caọ Sức liên kết với người sử dụng lao động của các trường trọng điểm được xếp hạng thấp nhất trong tất cả các chỉ tiêu chất lượng. Mức xếp hạng thứ 2 là trang thiết bị các trường trọng điểm. Chỉ có 25% ngân sách được giải ngân cho trang thiết bị.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w