Theo vùng kinh tế

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 32)

2. Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động

2.2.2. Theo vùng kinh tế

Hiện nay nước ta có 8 vùng kinh tế bao gồm: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hiện nay các vùng miền trong cả nước đều rất quan tâm đến việc đầu tư cho công tác đào tạo nghề, đầu tư xây dựng các trường dạy nghề ở ở địa phương như đã có các dự án đầu tư dạy nghề cho lao động ở nông thôn, miền núi, vùng

sâu, vùng xa; dự án đầu tư xây dựng các trường dạy nghề truyền thống cho người dân trong các làng nghề đó.

Bảng 2.9 : Vốn đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề phân theo vùng kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Vùng kinh tế 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư 60.100 70.381 89.100 101.929 177.650 Đồng Bằng Sông Hồng 23.250 23.788 32.995 32.617 55.784 Đông Bắc 9.172 9.828 13.996 15.819 24.215 Tây Bắc 837 1.769 3.564 4.281 7.298 Bắc Trung Bộ 8.196 9.633 10.265 11.926 20.458

Duyên Hải Nam Trung

Bộ 5.812 8.257 9.328 10.621 18.602 Tây Nguyên 698 983 1.856 3.058 5.477 Đông Nam Bộ 10.393 13.762 14.293 11.776 32.215 Đồng Bằng Sông Cửu Long 1.744 2.359 2.803 5.830 13.601 Nguồn: Tổng cục dạy nghề

Các tỉnh thành phố trong cả nước đã có nhiều chính sách nhằm đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho dạy nghề đối với vùng miền núi của tỉnh theo tinh thần phát triển dạy nghề, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Với những quyết tâm và định hướng phát triển của mình mà mạng lưới các Trung tâm hướng nghiệp – đào tạo nghề huyện đã được quy hoạch và xây dựng cơ bản, đã từng bước khôi phục, củng cố và phát triển các nghề truyền thống như: nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, dệt thổ cẩm, mây tre đan xuất khẩu, mộc, nề. Số lượng và chất lượng lao động đã qua đào tạo (đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề) có bước tiến bộ so với thời kỳ trước, số lao động là công nhân kỹ thuật tăng. Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã được qui hoạch và phát triển tương đối hợp lý theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thị trường lao động, nhất là vùng núi thấp. Tổng kinh phí đầu tư cho đào tạo nghề các huyện miền núi ngày càng tăng lên; số lượng, chất lượng giáo viên và cán bộ quản lý đã bố trí đủ theo chỉ tiêu biên chế được giao cho một số Trung tâm dạy nghề.

Bảng 2.10: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề phân theo vùng kinh tế

Đơn vị: %

Tổng 100 100 100 100 100 Đồng Bằng Sông Hồng 38,68 33,80 37,03 32,00 31,40

Đông Bắc 15,26 13,97 15,71 15,52 13,63

Tây Bắc 1,39 2,51 4,00 4,20 4,11

Bắc Trung Bộ 13,64 13,69 11,52 11,70 11,52

Duyên Hải Nam Trung Bộ 9,67 11,73 10,47 10,42 10,47

Tây Nguyên 1,16 1,40 2,08 3,00 3,08

Đông Nam Bộ 17,29 19.55 16,04 17,44 18,13

Đồng Bằng Sông Cửu Long 2,9 3.35 3,15 5,72 7,66

Nguồn: Tổng cục dạy nghề

Giai đoạn 2004-2008, vốn đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề phân bổ tập trung vào hai vùng kinh tế lớn trong cả nước đó là Đồng Bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ (ĐBSH chiếm khoảng 31%-39%, ĐNB từ 17%-20% trong tổng vốn đầu tư cho đầu tư phát triển dạy nghề trong cả nước). Hai vùng có tỷ trọng vốn đầu tư trong tồng vốn đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề nhỏ nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên (Tây Bắc 1,2%-4,2% , Tây Nguyên chiếm từ 1,2%-3,8%) . Sự chênh lệch hướng đầu tư này cũng là nguyên nhân làm cho những vùng này chậm phát triển (Nguồn nhân lực cho chất lượng thấp chủ yếu là nhân lực trong ngành nông lâm ngư nghiệp). Năm 2005 Bộ LĐ-TB&XH đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng chương trình giáo trình đào tạo giáo viên và cán Bộ quản lý từ nguồn vốn ODA của Hàn Quốc với mục tiêu nâng cao năng lực hệ thống dạy nghề và trực tiếp là 5 trường dạy nghề thuộc 5 địa phương là Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Bình Dương và Cà Maụ Đề án đã thể hiện sự quan tâm của nhà nước cho các tỉnh thành phố lớn để tâp trung xây dựng các trường trọng điểm đạt tiêu chuẩn quốc gia và trong khu vực, xây dựng một hình mẫu lý tưởng cho các trường khác học tập kinh nghiệm của minh từng bước thay đổi quan niệm về hướng đi trong giáo dục và dạy nghề hiện naỵ

Hình 2.3: Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề phân theo vùng kinh tế

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w