2. Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động
2.4. Hạn chế của đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề
Mạng lưới cơ sở dạy nghề trong thời gian qua đã phát triển rộng khắp trên toàn quốc, đa dạng về hình thức sở hữu, đa dạng hóa loại hình đào tạo và đa dạng hóa những trình độ đào tạọ Công tác xã hội hóa dạy nghề đã được đẩy mạnh, số lượng cơ sở dạy nghề tư thục tăng nhanh, đã xuất hiện một số cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoàị Tuy nhiên năng lực hệ thống các trường dạy nghề hiện nay vẫn chưa đào tạo được học viên đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng của thị trường lao động, đặc biệt là nhu cầu lao động trình độ caọ Công tác đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề còn có những bất cập, những hạn chế đó là:
Thứ nhất, Quy mô vốn đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu vốn để cải thiện các trường dạy nghề về cơ sở
vật chất, trang thiết bị. Bên cạnh đó là tình trạng thất thoát và lãng phí nguồn vốn của nhà nước.
Theo báo Thừa Thiên Huế đưa tin: Trung tâm dạy nghề Thành phố Huế được đầu tư xây dựng lớn để dạy nghề cho người nghèo nhưng giám đốc đã lập và ký quỹ khống danh sách học viên để rút tiền, đem tiền nhà nước đi lập quỹ đen.
Cốt lõi của vấn đề thất thoát lãng phí nguồn vốn là do các việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hiện nay vốn ngân sách nhà nước và vốn ODA vẫn đóng một vai trò lớn cho đầu tư phát triển dạy nghề. Nguồn vốn này bên cạnh những ưu điểm đóng vai trò tiên phong trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các trường dạy nghề thì yếu điểm của nó chính là tâm lý ỷ lại, ăn bớt khối lượng xây dựng.
Thứ hai: Cơ chế quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư phát triển các trường dạy nghề còn nhiều bất cập thể hiện:
+ Việc cấp ngân sách nhà nước cho các dự án căn cứ vào chỉ tiêu đào tạo được chính phủ phê duyệt chứ không căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương, từng vùng. Ngân sách nhà nước chỉ đầu tư cho các trường công lập mà chưa chú ý đến đầu tư cho các trường ngoài công lập trong khi đó những trường này hàng năm đáp ứng 1/3 quy mô đào tạo
+ Việc quản lý kinh phí ngân sách nhà nước chi cho dạy nghề thể hiện:
Theo quy định tại Nghị định 33/1998/NĐ- CP ngày 23/5/1998 của Chính phủ về việc thành lập Tổng cục dạy nghề, Chính phủ giao cho Tổng cục dạy nghề quản lý nguồn lực đầu tư phát triển các trường dạy nghề trong phạm vi cả nước. Nhưng trong thực tế thì Tổng cục dạy nghề chỉ tham gia quản lý nguồn vốn kinh phí thường xuyên và kinh phí dành cho chương trình mục tiêụ
+ Phân bổ ngân sách nhà nước còn mang nặng tính quan liêu bao cấp: các địa phương, ngành nếu muốn xin kinh phí nhà nước dù ít hay nhiều đều phải thành lập trường hoặc trung tâm dạy nghề.
+Việc quản lý nguồn vốn đầu tư phát triển dạy nghề thiếu tính thống nhất trong quản lý: Nguồn vốn phân thành ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Vì vậy một trường dạy nghề có thể được đầu tư từ 2 nguồn vốn vì chưa có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý ở Trung ương và cơ quan quản lý ở địa phương. Hậu quả gây ra là sự chồng chéo trong quản lý dẫn đến lãng phí nguồn vốn.
+ Chương trình dạy nghề phổ biến vẫn chưa thực hiện được sự quản lý thống nhất theo quy định, các chương trình dạy nghề chuyên ngành phân cấp cho các Bộ, ngành cũng không được xây dựng và ban hành để thống nhất quản lý và sử dụng cho các trường trong cùng ngành. Do đó xảy ra tình trạng các trường cùng đào tạo một nghề với cùng một bậc thợ
nhưng chất lượng lại rất khác nhaụ Hơn thế, các chương trình dạy nghề được xây dựng không căn cứ vào phân tích nghề, chưa dựa trên năng lực thực hiện và hầu hết không có chương trình hướng dẫn giảng dạy, do đó các trường tự biên soạn giáo trình và tài liệu giảng dạy để sử dụng dẫn đến sự không thống nhất giữa các trường dạy nghề.
Thứ ba, cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị còn lạc hậu, đầu tư ít và chưa đồng bộ.
Đầu tư cho đổi mới máy móc trang thiết bị rất thốn kém do đặc thù của hoạt động đào tạo nghề trong các trường dạy nghề đòi hỏi chi phí cho luỵện tập kỹ năng nghề rất cao định mức chi phí đào tạo nghề hiện nay tính cho một sinh viên trong 1 năm là 4,3 triệu đồng.Mà thực tế các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề mới được nâng cấp 1,2 năm nay nên cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, thực hành còn rất hạn chế.
Mặc dù dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" - một chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo - đã dành 503,8 tỉ đồng để hỗ trợ đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho các cơ sở DN công lập nhưng từ kết quả kiểm tra, khảo sát thực tế, ủy ban đánh giá “thiết bị dạy học của các cơ sở DN luôn đi sau so với mức độ hiện đại và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp”. Theo ủy ban dân tộc, “kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia đối với DN ở một số tỉnh không được đầu tư tập trung, không bố trí đúng mức kinh phí đã phân bổ, cá biệt có nơi sử dụng kinh phí không đúng mục đích”.
Thứ tư, Trình độ cán Bộ quản lý và đội ngũ giáo viên của các trường dạy nghề còn thấp. Những năm vừa qua mặc dù các cơ sở dạy nghề đã quan tâm đầu tư phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong các trường dạy nghề về trình độ, năng lực, đầu tư cho họ tiếp cận với công nghệ mới nhưng so với yêu cầu phát triển các trường dạy nghề đặc biệt là yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy thì đội ngũ này còn nhiều hạn chế. + Số lượng giáo viên dạy nghề tăng chưa tương xứng với tốc độ tăng quy mô đào tạo của trường trung bình số giáo viên quy đổi/ số học sinh quy đổi quá ít (khoảng 1/28) chỉ đạt 1/2 so với chuẩn quy định, khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học hạn chế của giáo viên ảnh hưởng nhất định tới việc khai thác tài liệu nước ngoài phục vụ cho giảng dạỵ Kỹ năng dạy học của một bộ phận giáo viên còn hạn chế nhất là khối các trường dạy nghề thuộc địa phương, các trường mới thành lập, các trường ngoài công lập và khốí các trung tâm dạy nghề.
+ Kỹ năng nghề còn nhiều bất cập nhất là đối với một bộ phận giảng viên dạy thực hành và tích hợp.
+ Về đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư dạy nghề còn yếu và thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển đa số những cán bộ này đều xuất phát từ những người làm công tác giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo chuyển sang.
Thứ năm, Chương trình và phương tiện giảng dạy tại các trường dạy nghề còn thiếu và không phù hợp.
+ Chương trình và phương tiện giảng dạy không phù hợp: Việc ban hành các chương trình khung CĐ nghề, trung cấp nghề còn thiếu rất nhiềụ Giáo trình giảng dạy chuẩn trong đào tạo CĐ nghề hầu như chưa có. Các chương trình giảng dạy lẽ ra phải biên soạn lại đến 4-5 năm một lần nhưng hầu hết đều được biên soạn cách đây 15 năm. Thậm chí có những tài liệu mới được biên soạn chương trình nhưng các trường vẫn không có đủ thiết bị cho học sinh thực hành, đặc biệt là các thiết bị ở phòng thí nghiệm và dưới phân xưởng. Hầu hết trang thiết bị các trường đều xuống cấp, máy móc trang thiết bị của các cơ sở dạy nghề đều được mua từ những năm 50, 60 đều đã lỗi thời không thể đáp ứng yêu cầu của công nghệ hiện đại đang sử dụng trong các doanh nghiệp hiện naỵ Thiếu nghiêm trọng chương trình khung trình độ CĐ nghề và trung cấp nghề, hiện mới ban hành được 15% chương trình khung cho các nghề phổ biến”. Đồng thời, “trong chương trình khung đã ban hành thì mục tiêu của hầu hết các ngành còn chung chung, thiếu cụ thể, không xác định rõ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, vị trí làm việc của SV sau khi học xong.
+ Việc ban hành các chương trình khung Cao đẳng nghề, trung cấp nghề còn thiếu rất nhiều, giáo trình giảng dạy chuẩn trong đào tạo Cao đẳng nghề hầu như chưa có. Thiếu nghiêm trọng chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề hiện mới ban hành 15% chương trình khung cho các nghề phổ biến. Đồng thời trong chương trình khung đã ban hành thì mục tiêu của hầu hết các ngành còn chung chung, thiếu cụ thể, không xác định rõ các yêu cầu về kiến thức kỹ năng, vị trí làm việc của sinh viên sau khi học xong. Nội dung, chương trình, giáo trình giảng dạy chất lượng chưa cao chưa gắn chặt lý luận với thực tiễn, tính logic, tính khoa học, chưa thoả mãn nhu cầu của người học và chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, chưa phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Giáo trình chậm cập nhật, sửa đổi cho phù hợp thị trường
Thứ sáu, đầu tư còn mang tính dàn trải thiếu tập trung cho các dự án trọng điểm, cơ cấu vốn đầu tư cho các trường dạy nghề còn chưa phù hợp.
Một số cơ sở DN đã được thành lập nhưng vẫn chưa được đầu tư đồng bộ để có đủ điều kiện hoạt động, nhất là ở các tỉnh nghèo khó khăn…”.Cần phải coi trọng việc đầu tư phát triển các trường dạy nghề trên địa bàn các tỉnh thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vì các trường này cung cấp nguồn lao động qua đào tạo nghề cho cả nước chứ không chỉ đáp ứng nhu cầu riêng của tỉnh mình.Hiện tượng đầu tư còn dàn trải được thể hiện: Một số cơ sở chưa hội tụ đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất đã được nâng cấp từ trung tâm, dạy nghề lên trung cấp nghề, từ trường trung cấp nghề lên cao đẳng nghề dẫn đến hiệu quả hoạt động và chất lượng đào tạo từ các trường này chưa caọ Nhiều trường TCCN, CĐ, ĐH tham gia đào tạo nghề hàng trăm nghìn người một năm, nhưng hầu như các trường này không được sự đầu tư từ chương trình Tăng cường năng lực đào tạo nghề do Bộ LĐTB&XH quản lý trong nhiều năm quẳ).Đầu tư cho TCCN thấp, học phí thấp, nguồn lực sử dụng thiếu hiệu quả cho giáo dục nghề nghiệp nên mở rộng quy mô và đòi hỏi tăng chất lượng là điều khó thực hiện.
Cơ cấu ngành nghề đào tạo được đầu tư xây dựng tại các truờng vẫn còn chưa thật phù hợp với cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động chưa bổ sung thường xuyên các
nghề đào tạo mới theo yêu cầu của thị trường lao động; thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm và cho xuất khẩu lao động.
Các cơ sở dạy nghề vẫn tập trung quá nhiều vào các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung, trong khi đó số lượng các cơ sở dạy nghề ở vùng sâu, vùng sa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn về vốn.
Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề chưa chú trọng đầu tư cho các trường dạy nghề không chính quy, theo con số thống kê hàng năm các trường này đào tạo được một khối lượng lớn số học viên có trình độ kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó
Thứ nhất: Nguồn vốn đầu tư phát triền hệ thống các trường dạy nghề còn thấp. Đầu tư từ NSNN cho hoạt động này tăng chậm chưa tương xứng với tốc độ tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo
+ Nguồn vốn ngân sách nhà nước chi cho công tác đào tạo nghề còn chiếm một tỷ lệ thấp. Nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp và các trường cao đẳng có dạy nghề còn không được quan tâm đầu tư cho dạy nghề, có sự tách biệt trong hệ thống giáo dục dạy nghề. Hệ thống dạy nghề hiện nay khi ban hành luật dạy nghề thì các trường TCCN,CĐ có dạy nghề không được tham gia dạy nghề
+ Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập còn gặp khó khăn khi vay vốn vì không có đủ tài sản để thế chấp vay vốn. Mức thu học phí hiện nay của các cơ sở công lập và ngoài công lập chỉ bảo đảm chi hoạt động thường xuyên, chưa bảo đảm trang trải chi phí cần thiết để phục vụ việc nâng cao chất lượng đào tạọ Việc đầu tư cho dạy nghề là rất lớn, khả năng thu hồi vốn lại chậm nên chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư vào lĩnh vực nàỵ
Thứ hai, chưa có một hệ thống kiểm định chất lượng các trường dạy nghề.
Các học viên không biết là liệu trường mình học có đào tạo và cấp chứng chỉ uy tín hay không., ngành nghề mà mình học ở các cơ sở đó có đáp ứng nhu cầu của xã hội hay không. Còn về phía các doanh nghiệp, họ không tin tưởng vào các cơ sở chưa được xã hội công nhận, chưa qua kiểm định chất lượng dạy nghề.
Thứ ba, Chưa có sự nhân thức đúng của các tỉnh thành phố, các bộ ngành về vai trò của dạy nghề trong việc đào tạo nhân lực kỹ thuật là một trong những yếu tố quyết định thành công và sự phát triển bền vững của kinh tế xã hộị
Khi xây dựng được chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của ngành hầu như chỉ đề cập đến nguồn nhân lực nói chung, chưa nhấn mạnh đến nhiệm vụ
dạy nghề, chưa quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho dạy nghề, nhiều địa phương chưa có quỹ đất cho các cơ sở dạy nghề thành lập.
Thứ tư, quỹ đất dành cho đầu tư phát triển các trường dạy nghề còn bị hạn chế vì còn chịu ảnh hưởng của quy hoạch đất của địa phương như Thành phố Hà Nội hiện nay quỹ đất dành cho các trường dạy nghề bị hạn chế do sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất chiếm nhiều diện tích và dân số tập trung ở đây lại khá đông
Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề (3)
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ ĐẾN NĂM 2020
Ị ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ NĂM 2020
Đào tạo nghề là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nguồn nhân lực cho đất nước và là nơi đào tạo bồi dưỡng nhân tàị Tăng quy mô các cơ sở đào tạo nghề để tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý đáp ứng nhu cầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Gắn đào tạo nghề với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của cả nước, gắn đào tạo nghề với nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo không phải đào tạo những ngành mà mình có thể đào tạo mà phải đào tạo những ngành mà doanh nghiệp cần. Vì vậy Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã xây dựng định hướng và mục tiêu phát triển chung cho các trường dạy nghề đến năm 2020.