Làm thay đổi cơ cấu lao động

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 45)

2. Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động

2.3.2.4.Làm thay đổi cơ cấu lao động

Đầu tư phát triển các trường dạy nghề đã làm xuất hiện thêm các trường mới hoặc mở rộng quy mô ngành nghề đào tạo, những ngành nghề đào tạo chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ nên hiệu quả mà hoạt động này tạo ra là làm thay đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực I và tăng tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực II và IIỊ

Trong những năm trước tỷ lệ lao động làm trong các ngành nông nghiệp chiếm một

tỷ lệ khá lớn trong tổng số lao động của cả nước. Nhưng hiện nay con số này đã có sự thay đổi đáng kể nếu năm 2004 tỷ lệ lao động làm trong nông nghiệp là 58,75% thì dến năm 2008 con số này là 53,9% giảm 4,85%, lao động trong công nghiệp năm 2004 là 17,35% đến năm 2008 tăng lên đến 31.96%, lao động trong ngành dịch vụ năm 2004 là 23,9% đến năm 2008 là 14,14%. Sở dĩ có sự thay đổi về tỷ lệ trong cơ cấu lao động theo ngành kinh tế

đó là do công tác đầu tư cho lĩnh vực dạy nghề đã gián tiếp tác động lên, đầu tư cho dạy nghề thường tập trung vào các ngành công nghệp và dịch vụ do đó lao động làm việc trong các ngành này chiếm một tỷ lệ tăng dần qua các năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghệp.

Bảng 2. 21 : Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế quốc dân

Năm 2005 Năm 2004

Nông

nghiệp CN&XD Dịch vụ Nông nghiệp CN&XD Dịch vụ Cơ cấu (%) 1. KTTĐ Bắc bộ 47,59 24,02 28,38 50,67 22,90 26,44 2. KTTĐ Miền Trung 46,88 23,00 30,12 48,51 22,32 29,17 3. KTTĐ phía Nam 32,84 29,15 38,01 29,20 30,54 40,26 Ba vùng KTTĐ 41,31 25,99 32,70 42,07 25,71 32,22 Cả nước 56,79 17,88 25,34 57,89 17,35 24,75

Nguồn: Điều tra lao động - việc làm 1/7/2004 và 1/7/2005

Việc đầu tư cho dạy nghề tại các địa phương đã làm giảm tỷ lệ thất nghiệp lao động ở nông thôn, tăng quỹ thời gian làm việc ở nông thôn, người nông dân bên cạnh việc làm đồng ruộng có thể học thêm các nghề khác để làm vào những quỹ thời gian rảnh rỗi của mình.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 45)