Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử
Trang 1Lời cảm ơn
Nhân dịp hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô trường Đại học Ngoại Thương đã dìu dắt và dạy dỗ tôi trong bốn năm học tập tại trường.
Tôi cũng muốn nhân dịp này để được cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và ủng hộ, động viên tôi trong quá trình viết khoá luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Nguyễn Như Tiến, người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình viết bài khoá luận này.
Mục lục
Lời mở đầu 1
Trang 2Mục lục
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
I.Khái niệm thương mại điện tử 4
1 Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử 4
2.Khái niệm thương mại điện tử 5
3 Các loại hình giao dịch trong thương mại điện tử 10
3.1 B2B 10
3.2 B2C 11
3.3 B2A 11
3.4 C2A 13
II.Lợi ích của thương mại điện tử 13
1.Đối với doanh nghiệp 13
1.1Giảm chi phí 14
1.2Hoạt động hiệu quả hơn 18
1.3Nâng cao tính cạnh tranh 20
2.Đối với người tiêu dùng 21
2.1Luôn được thông tin đầy đủ về sản phẩm 21
2.2Gía cả thấp hơn và chất lượng cao hơn 22
2.3Thuận tiện hơn trong giao dịch 23
3.Đối với toàn bộ nền kinh tế 23
3.1Góp phần vào sự thay đổi thị trường 24
3.2Thương mại điện tử góp đóng vai trò là chất xúc tác .25
3.3Tác động đến các hoạt động tương tác 25
3.4Thương mại điện tử góp phần tạo ra tính mở 26
3.5 Tạo điều kiện sớm tiếp cận với nền kinh tế tri thức 27
III Xu hướng phát triển của thương mại điện tử 27
1 Nền kinh tế Dot Com 31
Trang 32 Vấn đề trung gian kinh doanh 31
3.Mua bán đấu giá trực tuyến 34
4.Cổng thông tin doanh nghiệp 35
5 Nguyên lí mới của marketing trên mạng Internet 36
CHƯƠNG II: RỦI RO TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ I.Khái niệm chung về rủi ro 38
3.2Theo bảo hiểm 39
II Các loại rủi ro trong thương mại điện tử 40
1.Khái niệm 41
2.Phân loại 41
2.1 Rủi ro có tính khách quan 41
2.2 Rủi ro có tính chủ quan 46
III.Ảnh hưởng của rủi ro trong thương mại điện tử 54
1.Tác hại của thương mại điện tử 54
1.1Rủi ro có thể gây ra thiệt hại về vật chất 54
1.2 Rủi ro có thể làm hạn chế hiệu quả trong kinh doanh 54
1.3 Rủi ro có thể làm mất đi cơ hội trong kinh doanh của của DN 55
1.4Rủi ro gây ảnh hưởng tới uy tín kinh doanh của DN 55
2.Tính tất yếu của Bảo hiểm các rủi ro trong thương mại điện tử 57
Trang 42.1An toàn trong kinh doanh là trên hết 58
2.2Thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ 65
2.3Các rủi ro trong thương mại điện tử rất đa dạng và luôn thay đổi 70
CHƯƠNG III: BẢO HIỂM RỦI RO TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ I Khái quát về tầm quan trọng của Bảo hiểm trong công tác quản trị rủi ro Thương mại điện tử của doanh nghiệp .76
1 Thế nào là công tác quản trị rủi ro trong Thương mại điện tử ? 77
2 Các bộ phận cấu thành nên công tác quản trị rủi ro Thương mại điện tử 772.1 Đánh giá mức độ rủi ro 78
2.2 Giảm thiểu rủi ro 78
2.3 Mua bảo hiểm 78
2.4 Giám sát việc quản lí hệ thống 78
2.5 Khắc phục những hậu quả do các loại rủi ro gây ra 79
3.Tầm quan trọng của Bảo hiểm trong công tác quản trị rủi ro trong Thươn g mại điện tử .79
II.Tác dụng của Bảo hiểm rủi ro trong thương mại điện tử 80
1 Đề phòng và hạn chế tối thiểu rủi ro xảy ra 81
2.Hạn chế và khắc phục những tổn thất xảy ra nhằm đảm bảo an toàn trong Thương mại điện tử 82
Trang 53.Hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm 90
3.1 Hỗ trợ về mặt kĩ thuật 90
3.2 Hỗ trợ về đào tạo nhân lực 91
4.Tạo tâm lí ổn định cho người tham gia bảo hiểm trong kinh doanh 92
III Nội dung của bảo hiểm rủi ro trong thương mại điện tử 92
1.Đối tượng bảo hiểm 93
2.Các rủi ro được bảo hiểm 93
3.Thủ tục mua bảo hiểm 97
4.Cách tính giá trị, phí, số tiền bảo hiểm 98
5.Khiếu nại, giám định tổn thất và bồi thường 99
6 Những vấn đề cần lưu ý khi tham gia bảo hiểm rủi ro trong thương mại điện tử 101
6.1Tránh bảo hiểm cho những rủi ro không cần thiết 101
6.2.Lựa chọn công ti bảo hiểm và mẫu hợp đồng bảo hiểm 102
6.3.Yêu cầu sự hỗ trợ của công ti bảo hiểm 103
6.4.Lựa chọn luật điều chỉnh 103
6.5.Lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia bảo hiểm các rủi ro trong thương mại điện tử 104
Kết luận 105
Tài liệu tham khảo 106
Phụ lục 107
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
I Lí do chọn đề tài
Công nghệ thông tin hiện đang là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất Đồng thời tác động của công nghệ thông tin tới đời sống xã hội nói chung và thương mại nói chung Chính vì vậy mà Thương mại điện tử đã ra đời và phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin.
Thương mại điện tử đã làm thổi một luồng gió hoàn toàn mới vào cách thức tiến hành kinh doanh truyền thống Thương mại điện tử đã đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế hơn nhiều người vẫn thường nghĩ Do vậy, việc chuyển dần sang Thương mại điện tử ở các mức độ khác nhau đang là một hiện tượng phổ biến của các doanh nghiệp trên toàn cầu và là một xu thế tất yếu của thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên, cũng không ít doanh nghiệp đã không nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn trong môi trường kinh doanh Thương mại điện tử Những rủi ro này có thể coi là đặc thù cho việc kinh doanh trên mạng Do vậy, công việc quản trị rủi ro của một doanh nghiệp tham gia vào Thương mại điện tử là luôn là một công tác quan trọng hàng đầu.
Trong đó, việc mua Bảo hiểm cho những rủi ro trong Thương mại điện tử là một yếu tố cơ bản có tầm quan trọng quyết định chất lượng của công tác quản trị rủi ro Hiện nay, các công ty bán bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử đã xuất hiện khá nhiều Các tên tuổi lớn trong bảo hiểm truyền thống như AIG vẫn là những nhà Bảo hiểm có uy tín nhất Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng ý thức được sự cần thiết của việc mua loại hình Bảo hiểm đặc thù này Hơn nữa, việc lựa chọn một nhà Bảo hiểm
Trang 7phù hợp cùng với hợp đồng Bảo hiểm có lợi cho doanh nghiệp cũng là một bài toán khó hiện nay.
Vì lẽ đó, tác giả của bài khoá luận đã lựa chọn đề tài “Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử” nhằm góp phần nhấn mạnh sự cần
thiết của việc mua loại hình Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử đối với công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp Thương mại điện tử , đồng thời cũng là bước đầu nghiên cứu về loại hình Bảo hiểm này.
II Mục đích của khoá luận
*Đề cập tới những vấn đề cơ bản của Thương mại điện tử.
*Nghiên cứu những loại rủi ro trong Thương mại điện tử và mức độ nguy hiểm cũng như những tổn thất mà chúng có thể gây ra cho doanh nghiệp.
*Đề cập tới công tác quản trị rủi ro trong Thương mại điện tử, cũng như các bộ phận cấu thành nên công tác quản trị rủi ro Thương mại điện tử.
*Nhấn mạnh sự cần thiết và vai trò của việc mua Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử đối với công tác quản trị rủi ro trong Thương mại điện tử.
*Đề cập tới một số yếu tố cơ bản của loại hình Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử và những lưu ý đối với doanh nghiệp Thương mại điện tử khi tham gia loại hình Bảo hiểm này
III Kết cấu khoá luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, cũng như phụ lục, khoá luận được chia làm ba phần chính:
Chương I: Khái quát về Thương mại điện tử Chương II: Rủi ro trong Thương mại điện tử
Trang 8Chương III: Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử
Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử là một loại hình Bảo hiểm còn rất mới và đang được điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp đối với từng loại khách hàng trên toàn cầu Do thời gian hạn hẹp, kiến thức chưa sâu và thiếu về chuyên môn thực tế, tác giả chỉ mong khoá luận là một bước đầu nghiên cứu về Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử cũng như cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng quát về loại hình Bảo hiểm đặc thù này Do vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung từ quý độc giả để có thể có những nghiên cứu sâu hơn về đề tài này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2003Đinh Hải
Trang 9CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
I.Thương mại điện tử là gì?
1.Lịch sử hình thành và phát triển của Thương mại điện tử
Sự hình thành và phát triển của Thương mại điện tử gắn liền với sự ra đời và phát triển của Internet Mạng máy tính đầu tiên được ra đời tại nước Mĩ vào năm 1969 với chức năng là mạng trao đổi thông tin dự khuyết của Bộ quốc phòng (Ministry of Defence) Mạng thông tin này có tên là ARPANET (Advanced Research Projects Agency Network) Cho tới năm 1972 đã có tới khoảng 40 Websites kết nối vào ARPANET và vào năm 1980 một mạng máy tính có tên CSNET (Computer Science Research Network) cũng kết nối vào ARPANET, đó chính là sự ra đời của mạng Internet toàn cầu ngày nay
Tuy nhiên, vào những năm 1960 việc trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange) và thư điện tử (E-mail) đã được các doanh nghiệp trên thế giới thực hiện trên các mạng nội bộ (Intranet) của mình Cũng bắt đầu từ thời kì này, các dịch vụ tài chính đã dần được tự động hoá, chẳng hạn như quá trình xử lí séc ra đời vào những năm 1960 và sau đó là sự ra đời của phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử Tiếp theo đó là sự ra đời của các trạm giao dịch tự động vào những năm 1980 mà tiêu biểu là Máy rút tiền tự động-ATMs (Automated Teller Machines) và Máy bán hàng tự động (Point-of-Sale Machines) Hiện nay các khái niệm về tiền điện tử, giao dịch điện tử, thanh toán điện tử, chứng từ điện tử …đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
Bước sang thập kỉ 90 của thế kỉ trước, sự phát triển bùng nổ của ngành Công nghệ thông tin nhất là việc máy tính cá nhân được sử dụng một
Trang 10cách phổ biến rộng rãi cả ở nơi làm việc và ở gia đình, nhiều tổ chức tài chính đã khai thác những tiến bộ của ngành công nghệ thông tin để tạo ra các dịch vụ mới dựa trên việc sử dụng máy tính cá nhân Các tổ chức tài chính luôn nghiên cứu cải tiến sao cho các giao dịch được thực hiện thuận tiện và với một chi phí thấp và rút ngắn thời gian giao dịch Nhờ có sự cạnh tranh trong việc phát triển công nghệ Thương mại điện tử và các công nghệ cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ đã thúc đẩy sự phát triển của Thương mại điện tử Sự phát triển của mạng Internet, cụ thể là số lượng tăng vọt của số lượng máy chủ, đã góp phần làm động lực cho sự tăng trưởng của
Thương mại điện tử (Biểu đồ 1)2.Khái niệm Thương mại điện tử
Từ khi các ứng dụng của Internet được khai thác phục vụ cho mục đích thương mại, nhiều thuật ngữ khác nhau đã xuất hiện để chỉ các hoạt
động kinh doanh trên mạng Internet như: Thương mại điện tử (Electronic commerce hay e-commerce hay e-business); Thương mại trực tuyến (Online trade hay Cyber Trade); Thương mại không giấy tờ (Paperless commerce); Thương mại Internet (Internet trade); Thương mại số hoá
(Digital commerce).
Tuy nhiên, thuật ngữ Thương mại điện tử (Electronic commerce) là
thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất và được các tổ chức kinh tế công nhận trong các tài liệu nghiên cứu của họ.
Đạo luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên Hợp quốc về
Luật thương mại quốc tế-UNCITRAL (đã được Liên hợp quốc thông qua)
cũng không đưa ra định nghĩa cụ thể về Thương mại điện tử mà chỉ quy định phạm vi áp dụng của luật Cụ thể Luật này quy định cụm từ Thương mại
trong Thương mại điện tử như sau: “Thuật ngữ thương mại - commerce cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề nảy sinh ra từ
Trang 11mọi quan hệ mang tính chất thương mại, dù có hay không có hợp đồng Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối;đại diện hoặc đại lí thương mại; uỷ thác(factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình;tư vấn;kỹ thuật công trình(engineering);đầu tư;cấp vốn;ngân hàng;bảo hiểm;thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng;liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh;chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ”1
Tuy thuật ngữ Thương mại điện tử đã được thống nhất sử dụng nhưng vẫn chưa có một định nghĩa đầy đủ và thống nhất về Thương mại điện tử Với mục đích đề cao hoạt động thương mại giữa các quốc gia đối với các hàng hoá hữu hình, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) định nghĩa Thương mại điện tử là: “…hoạt động sản xuất, quảng cáo, tiêu thụ và phân phối các sản phẩm thông qua các mạng viễn thông” Đối với tổ chức tài chính Merill Lynch với ý thức đề cao vai trò của các hoạt động dịch vụ thì đã đưa ra định nghĩa về Thương mại điện tử như sau: “…Các giao dịch này có thể bao gồm hoạt động buôn bán điện tử các hàng hoá hoặc dịch vụ giữa các doanh nghiệp; các hoạt động thanh toán tài chính; các hoạt động sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, máy rút tiền tự động và chuyển tiền điện tử; việc phát hành và xử lí các loại thẻ tài chính; các hóa đơn thanh toán và đề nghị thanh toán; cung cấp dịch vụ du lịch cùng các dịch vụ thông tin khác”2
1Bộ thương mại: Thương mại điện tử, NXB Thống kê Hà Nội, 1999.
2PriceWaterhouse Cooper: E-Business technology forecast, PriceWaterhouse
Coopers Technology Center, California 1999.
Trang 12Bên cạnh đó, nhiều quan điểm còn cho rằng Thương mại điện tử được hiểu theo nhiều nghĩa tuỳ vào góc độ nghiên cứu Chẳng hạn như theo R.Kalakota và A.Winston, Thương mại điện tử còn có thể hiểu theo các khía
yếu là công nghệ thông tin) để tự động hoá các giao dịch kinh doanh và các kênh thông tin kinh doanh.Dịch vụ Thương mại điện tử là công cụ để các doanh nghiệp,
người tiêu dùng, các nhà quản lý cắt giảm các chi phí dịch , đồng thời nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ và tăng tốc độ cung cấp dịch vụ cho khách hàng.Trực tuyến Thương mại điện tử cung cấp khả năng tiến hành các
hoạt động mua, bán hàng hoá, trao đổi thông tin trực tiếp trên Internet cùng nhiều dịch vụ trực tuyến khác.Cuối cùng người viết xin được tổng hợp và đưa ra một định nghĩa về Thương mại điện tử như sau:
Thương mại điện tử là việc ứng dụng các công nghệ thông tin để tiến hành các giao dịch mua-bán các sản phẩm, dịch vụ và thông tin thông qua các mạng máy tính có sử dụng các tiêu chuẩn truyền thông chung.
3 Ravi Kalakota, Andrew B.Whinston: Electronic commerce:A manager’s guide, Addison Wesley Publisher.
Trang 13Tuy Thương mại điện tử được hiểu theo nhiều các khác nhau nhưng tất cả các khái niệm đều nêu bật bản chất chung của Thương mại điện tử như sau:
Giao dịch Thương mại điện tử được thực hiện trên cơ sở các giao dịch thương mại truyền thống, dù vậy nhiều công việc và quá trình giao dịch Thương mại điện tử có liên quan đến thương mại truyền thống Khác với các giao dịch thương mại truyền thống được tiến hành trên giấy, qua điện thoại, qua những người môi giới hoặc người đưa tin, bằng các phương tiện giao thông, các giao dịch Thương mại điện tử được tiến hành trên các mạng điện tử.
Để tiến hành các giao dịch Thương mại điện tử, cần có một chương trình máy tính được cài đặt tại ít nhất một điểm cuối của giao dịch hoặc quan hệ thương mại Tại điểm chuối khác có thể là một chương trình máy tính, một người sử dụng một chương trình máy tính hay sử dụng một kỹ thuật truy cập mạng máy tính nào đó.
Giao dịch Thương mại điện tử được xây dựng trên có sở những ưu điểm và cấu trúc của thương mại truyền thống cùng với sự linh hoạt, mềm dẻo của các mạng điện tử, cho phép loại bỏ những trở ngại, những cản trở vật lí khi thực hiện các giao dịch Ví dụ, các hệ thống máy tính trên Internet có thể được thiết lập để cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần; các đơn đặt hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cũng có thể được chấp nhận ở bất cứ nơi nào và bất kì lúc nào.
Thương mại điện tử là một hệ thống bao gồm nhiều giao dịch thương mại Các giao dịch này không chỉ tập trung vào việc mua-bán hàng hoá và dịch vụ để trực tiếp tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp, mà bao gồm nhiều giao dịch hỗ trợ tạo ra lợi nhuận như khích thích, gợi mở nhu cầu
Trang 14đố với các hàng hoá và dịch vụ, hỗ trợ việc chào bán, cung cấp các dịch vụ khách hàng hoặc tạo diều kiện thuận lợi cho quá trình thông tin, liên lạc giữa
các đối tác kinh doanh…(Hình 3)
Sơ đồ 3: Chu trình Thương mại điện tử
Thương mại điện tử phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ thông tin, định nghĩa về Thương mại điện tử không thể là duy nhất mà sẽ phải cập nhật theo sự ra đời của các công nghệ mới Hơn nữa, với các công nghệ hiện nay, chúng ta chưa chắc đã khai thác và ứng dụng hết những khả năng mà nó đem lại
Truy cập
Khách hàngQuảng cáo trực tyếnĐơn đặt hàng trực tuyến
Đơn đặt hàng tiêu chuẩnPhân phối
Trực tuyến: Hàng hoá vô hình, thông tin.
Giao hàng:Hàng hoá hữu hìnhTìm kiếm
Thắc mắc
Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng điện tử
Qúa trình bán hàng tiếp theo
Trang 153.Các loại hình giao dịch trong Thương mại điện tử
Trước hết ta cần phải hiểu giao dịch trong Thương mại điện tử
là một hệ thống bao gồm không chỉ các giao dịch liên quan đến mua bán hàng hoá và dịch vụ, tạo thu nhập, mà còn là các giao dịch có khả năng trợ giúp quá trình tạo ra thu nhập: kích thích nhu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ, cung ứng dịch vụ trợ giúp bán hàng, trợ giúp người tiêu dùng, hoặc trợ giúp trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CÁC QUÁ TRÌNH
MarketingBán hàngThanh toánThực hiệnHỗ trợ
CÁC MẠNG MÁY TÍNH
Mạng của doanh nghiệp
Mạng Internet
Các mạng thương mại tài chính
CÁC TỔ CHỨC
Chính phủNgười sản xuấtNgười phân phốiNgười bán hàngKhách hàng
Hình 4 Các hợp phần của Thương mại điện tử
Trang 16Từ cách hiểu như trên về Thương mại điện tử ta có thể chia giao dịch trong Thương mại điện tử thành ba loại cơ bản nhất: giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (Business to Consumer - B2C), giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business - B2B), giao dịch giữa doanh nghiệp với chính quyền (Business to Administration – B2A) và giao dịch giữa người dân với chính quyền (Consumer to Administration – C2A).
Hình 5: Các loại hình giao dịch trong Thương mại điện tử
3.1 Giao dịch Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C)
Các doanh nghiệp bán hàng hoá và cả các dịch vụ tới người tiêu dùng cuối cùng Các trang Web tiêu biểu cho loại hình giao dịch này là trang Amazon.com và Ebay.com, hai trang Web bán lẻ hàng hoá đến tận người tiêu dùng Giao dịch B2C đang ngày chiếm tỉ trọng lớn hơn trong giá trị giao dịch của Thương mại điện tử, theo dự đoán của Forrester Research
B2AB2C
Trang 17(http://www.forrester.com) thì thị trường bán lẻ qua mạng tại Mĩ sẽ tăng từ 38,8 tỉ đôla Mĩ năm 2000 tới 184,5 tỉ đôla Mĩ vào năm 2004 Giao dịch B2C bao gồm nhiều hoạt động như quảng cáo, xúc tiến bán hàng, marketing một tới một, xử lí đơn đặt hàng, thực hiện đơn đặt hàng, tính thuế
3.2 Loại hình giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau (B2B)
Loại hình giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau B2B chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị giao dịch của Thương mại điện tử Công ty dự báo FORRESTER.COM đã dự báo giá trị giao dịch B2B sẽ đạt 7,29 nghìn tỉ USD vào năm 2004, trong đó các công ty Mĩ chiếm tới 40%
Nhiều hoạt động thu hút khách hàng của giao dịch thương mại bán lẻ B2C cũng được áp dụng cho thương mại bán buôn B2B Vấn đề là người bán phải thu hút được sự chú ý của khách hàng qua trang Web của mình, thúc đẩy người mua với hành động mua hàng và người bán phải gây được cảm tình, chiếm được lòng tin của khách hàng với phong cách chuyên nghiệp cao.
3.3 Loại hình giao dịch giữa Doanh nghiệp với Chính quyền (Business to Administration – B2A):
Loại hình giao dịch này bao gồm tất cả các giao dịch giữa doanh nghiệp với chính quyền thông qua mạng Internet Chẳng hạn như ở Hoa Kì những nhu cầu mua hàng hoặc đấu thầu các công trình do chính phủ tài trợ đều được đưa công khai lên mạng Internet và các doanh nghiệp có thể liên hệ hoặc trả lời thông qua mạng Internet Mặc dù loại hình này vẫn còn đang trong giai đoạn manh nha nhưng trong tương lai nó sẽ còn phát triển mạnh khi mà các mô hình Chính phủ điện tử (E-government) được áp dụng rộng rãi và khi các chính phủ ý thức sâu hơn về Thương mại điện tử Trong tương lai mô hình này còn có thể phát triển với các giao dịch như hoàn thuế
Trang 18VAT, nộp thuế doanh nghiệp, đăng kí kinh doanh, xin cấp giấy phép đầu tư…
3.4 Loại hình giao dịch giữa Người dân với Chính quyền (Consumer to Administration – C2A)
Loại hình giao dịch này chưa thực sự hình thành Tuy nhiên dưới tác động từ sự phát triển ngày càng mạnh của hai loại hình B2C và B2A, các chính phủ ngày càng quan tâm hơn tới loại hình giao dịch này với các loại giao dịch như thanh toán các khoản phúc lợi cho người dân, phản hồi kê khai thuế thu nhập cá nhân….
II Lợi ích của Thương mại điện tử1.Đối với doanh nghiệp
1.1 Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm chi phí:
Thương mại điện tử ảnh hưởng tới bốn loại chi phí lớn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiến hành các giao dịch thương mại.
1.1.1 Giảm chi phí trong khâu tiêu thụ:
Tác động lớn nhất về chi phí khi áp dụng Thương mại điện tử là cho phép doanh nghiệp có thể thay thế hàng loạt các cửa hàng vật lý ( các cửa hàng thực) bằng những cửa hàng ảo trên các trang Web Các trang Web hoạt động 24 giờ một ngày, 7 ngày trong một tuần và có hiệu lực với thị trường toàn cầu ở bất kì một thời điểm nào Vì vậy doanh nghiệp có thể tiếp xúc với một tập hợp khách hàng rộng lớn mà không cần phải xây dựng các cơ sở vật chất như cửa hàng, đại lí, chi nhánh…Hơn thế, qua đó doanh nghiệp còn có thể cắt giảm chi phí quản lí phát sinh từ các cửa hàng, chi nhánh và cả chi phí kiểm kê hàng hoá Hơn nữa, việc bán hàng 24h một ngày đang trở thành một ưu thế lớn của hoạt động kinh doanh trên mạng Internet.
Trang 19Thương mại điện tử còn có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí trong khâu tiêu thụ thông qua việc giảm các sai sót và tăng tính hiệu quả trong cấu trúc của các đơn đặt hàng Điển hình là trường hợp của hai công ty General Electronic (GE) và Cisco Systems Trước khi áp dụng việc đặt hàng qua mạng Internet, cả hai công ty này đều phải sửa lỗi của khoảng 25% các đơn đặt hàng, cụ thể của General Electronic là 1.000.000 đơn đặt hàng Sau khi cho phép khách hàng đặt hàng qua Websites của mình, hai công ty đã giảm được tỉ lệ các đơn đặt hàng phải sửa lại xuống đáng kể, như Cisco thì tỉ lệ này giờ chỉ còn 2%4 tiết kiệm cho công ty khoảng 500 triệu USD, tương đương 9% tổng doanh thu và 17% tổng chi phí hoạt động Sau đây là bảng thống kê cho thấy việc phân phối qua mạng Internet đã giảm được chi phí so với các phương thức truyền thống.
Bảng 6: Tác động của Thương mại điện tử tới chi phí phân phối5
Mặt hàngPhương thức
Vé máy bay
Dịch vụ ngân hàng
Thanh toán hoá đơn
Bảo hiểm nhân thọ
Phần mềm
400 đến 700
0,2 đến 0,5
71%
99%Đơn vị: USD trên một giao dịch
4E-Business technology forecast PriceWaterhouse Coopers Technology Centre posted on www.economist.com
5 “The Internet Economy”, Time, July 20 1998, p 19.
Trang 20Theo những số liệu thống kê của Mỹ năm 20016, 23% doanh thu từ việc bán hàng trên các trang Web thu được từ khách hàng nước ngoài Con số này gần như đã tăng gấp đôi so với năm 2000 Qua đó, chúng ta có thể khẳng định rằng khách hàng tiềm năng trên mạng chính là khách hàng toàn cầu
1.1.2 Giảm chi phí trong khâu mua hàng:
Thông qua mạng Internet, doanh nghiệp có thể trực tiếp liên hệ với người bán, loại bỏ tối đa trung gian, đồng thời doanh nghiệp có thể so sánh giá cả cũng như các điều khoản mua bán khác giữa nhiều nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ Theo công ty viễn thông hàng đầu của Anh quốc, British Telecom thì việc mua hàng hoá và dịch vụ trên mạng Internet giảm tới 90% chi phí để tiến hành một cuộc giao dịch so với phương thức giao dịch truyền thống được tiến hành thông qua điện thoại, thư từ, fax, người trung gian…Theo ngân hàng đầu tư Golden Sach thì mua hàng qua mạng Internet có thể giảm chi phí khâu mua của ngành than 2%, ngành công nghiệp sản xuất ôtô
là 14% và ngành sản xuất linh kiện điện tử tới 40% (Biểu đồ 7) General
Electronic thì còn cho biết hệ thống TPN(Trading Post Network) của họ đã xử lí các yêu cầu của khách hàng hoàn toàn tự động và đã làm giảm mạnh tỉ lệ sai sót trong các đơn đặt hàng, đồng thời giảm 5-10% chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào do sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp
6Theo www.thuongmaidientu.com
Trang 211.1.3 Giảm chi phí thanh toán:
Tiết kiệm chi phí thông qua việc áp dụng các hình thức thanh toán trực tiếp qua Websites cũng là con số đáng kể đối với nói chung doanh nghiệp và đặc biệt với doanh nghiệp Thương mại điện tử Mặc dù khoản phí dịch vụ ngân hàng cho việc thanh toán bằng séc giấy giữa các ngân hàng và người bán là không lớn hơn 1,2 USD cho một giao dịch thanh toán, thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trung bình chỉ khoảng 0,4 đến 0,6 USD, song chi phí cho qúa trình thanh toán điện tử qua Internet có thể giảm xuống còn khoảng 0,01 USD hoặc thấp hơn Theo thống kê của báo Economist thì chi phí cho một lần giao dịch qua máy rút tiền tự động – ATM vào khoảng 0,27 USD, 0,52 USD thông qua điện thoại và 1,14 USD thông qua một ngân
hàng thông báo (Biểu đồ 8)
Trang 22biểu đồ 8: chi phí cho mỗi giao dịch thanh toán qua các phương tiện thanh toán
Chi phí
1.1.4 Tiết kiệm chi phớ liờn đến cỏc hoạt động hậu cần (Logistic)
Thương mại điện tử đó làm thay đổi hầu hết cỏc hoạt động của doanh nghiệp trong đú cú cả hoạt động logistic như đúng gúi, chuyển dịch hàng hoỏ…và biến nú thành một lĩnh vực kinh doanh thụng tin Tỏc động của Thương mại điện tử đối với chi phớ hoạt động hậu cần doanh nghiệp cú ý nghĩa to lớn, đặc biệt đối với cỏc doanh nghiệp chuyờn hoạt động trong lĩnh vực này như Federal Express – FedEx hay DHL.
FedEx là một thớ dụ điển hỡnh Hóng này bắt đầu nhận đơn đặt hàng trực tuyến vận chuyển cỏc gúi bưu kiện và theo dừi chỳng qua mạng riờng của mỡnh từ năm 1983, phải mất gần 12 năm số lượng khỏch hàng của hóng mới đạt tới con số 50.000 Nhưng chỉ sau ba năm từ 1995 đến 1998, sau khi FedEx ỏp dụng dịch vụ tương tự nhưng thụng qua trang Web, số lượng khỏch hàng đó tăng lờn tới con số 1 triệu Hiện nay, theo ước tớnh của hóng, cú tới hơn 70% trong số 3 triệu gúi bưu kiện mỗi ngày của hóng được bắt đầu từ cỏc đơn đăng kớ trờn mạng Internet.
(Đơn vị: Cent)
Trang 23Những thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh logistic của các hãng đứng đầu lĩnh vực này trên thế giới như FedEx và DHL bắt đầu bằng những mối quan hệ mật thiết với các hãng vận tải hàng hoá, và với khách hàng thông qua các yêu cầu vận tải điện tử, sự xác nhận kiểm kê điện tử, theo dõi phân phối điện tử Giờ đây, các hãng kinh doanh trong lĩnh vực logistic đã bắt đầu cho phép các hãng vận tải và khách hàng có thể truy cập trực tiếp vào hệ thống thông tin của mình Với việc ứng dụng Internet, ngày càng có nhiều doanh nghiệp hướng các mô hình, cách thức kinh doanh của mình theo các đơn đặt hàng, và áp dụng các phương pháp có mức chi phí kiểm kê thấp; do đó giá trị của các hoạt động này ngày càng tăng với việc thực hiện nhanh chóng, chính xác các hoạt động hậu cần từ nước ngoài hoặc ra nước ngoài Với khả năng đáp ứng nhanh các đơn đặt hàng có tính phức tạp cao cũng như khả năng theo dõi, giám sát các đơn đặt hàng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh trên cơ sở Web như DHL, FedEx, United Parcel Service (UPS) thực hiện kinh doanh các dịch vụ logistic như vận chuyển, phân phối (bao gói, bốc xếp) các gói bưu kiện và các dịch vụ hỗ trợ khách hàng khác trên cơ sở Web
1.2 Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
Thông qua việc tác động làm giảm chi phí của doanh nghiệp, Thương mại điện tử đã góp phần giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn Bên cạnh đó, Thương mại điện tử còn tác động đến cơ cấu chi phí, mô hình hoạt động và cả cơ cấu lao động của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp lựa chọn xây dựng một mô hình hoạt động tối ưu để đạt được hiệu quả hơn trong kinh doanh.
Trong phần này, người viết xin được đề cập tới tác động của Thương mại điện tử tới mức hiệu quả của doanh nghiệp thông qua các chỉ số về lao động và doanh thu của một số doanh nghiệp cụ thể Việc chuyển sang các
Trang 24cửa hàng ảo đã ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng và cơ cấu lực lượng lao động của doanh nghiệp Hơn nữa số lượng lao động lại ngày càng được yêu cầu cao về chất lượng để có thể tiếp cận, sử dụng và khai thác hết các ưu thể của Thương mại điện tử Chẳng hạn như cửa hàng ảo bán lẻ sách Amazon.com có 614 nhân viên với doanh thu 148 triệu đô la một năm, trong khi hãng Barnes & Noble, một hãng bán lẻ sách qua cửa hàng thực thì có tới 27.200 nhân viên với doanh thu 2,8 tỉ đô la7 Rõ ràng ta có thể so sánh được sự hiệu quả trong công việc kinh doanh nói chung và sử dụng nhân sự nói riêng: chỉ số doanh thu trên mỗi nhân viên của Amazon.com là 267.000 USD/người và của Barnes & Noble là 103.000 USD/người Một ví dụ khác về hiệu quả trong kinh doanh trên mạng Internet là trường hợp của hai công ty NECX và CompUSA, hai công ty bán lẻ máy tính cá nhân trên thị trường Hoa Kì Vào năm 1996, CompUSA có 106 cửa hàng với doanh thu trung bình 38,4 triệu USD và có 103 nhân viên mà chủ yếu là nhân viên thu ngân, nhân viên bán hàng và công nhân của kho hàng Trong khi đó NECX đạt được doanh thu 50 triệu USD thông qua Website của mình vào năm 1997, nhưng chỉ với 38 nhân viên mà phân nửa làm các công việc kĩ thuật như quản lí Website (webmaster), quản trị hệ điều hành Unix,nhân viên trợ giúp bán hàng, 4 nhân viên tư vấn EDI và 12 lập trình viên8.
FedEx (Federal Express) còn cho biết hệ thống phục vụ khách hàng qua mạng của họ đã tiết kiệm được 20.000 lao động mới hàng năm (tương đương khoảng 14% tổng số nhân viên của hãng) Hãng Cisco cũng cho biết nhờ vào trang Web Thương mại điện tử của hãng mà hàng năm
7 How Safe is the Net?”, Business Week, 22 June 1998.
8 Form 10-K, US Securities and Exchange Commission, http://www.sec.gov/archives/edgar, 22 April 1998.
Trang 25Cisco đã không phải tuyển mộ thêm 1000 nhân viên mới vào các vị trí bán hàng hoặc yểm trợ bán hàng ( vốn đã lên tới 4500 nhân viên bán hàng và marketing trong tổng số 11000 nhân viên)
1.3 Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh
Hiện nay, quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, những rào cản về thương mại đang dần được rỡ bỏ Sự cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt Hơn nữa, chúng ta đang dần bước vào nền kinh tế tri thức nên các hàng hoá có hàm lượng kĩ thuật cao đang ngày càng chiếm một tỉ trọng lớn Do vậy, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đã có nhiều biến đổi Cạnh tranh về giá cả ngày càng dần trở thành một xu hướng lỗi thời mà đổi lại dịch vụ chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi lại trở thành các yếu tố quyết định sức mạnh cạnh tranh Từ trước đây, các dịch vụ này thường bao gồm các hoạt động cử đại diện tới gặp khách hàng, thiết lập trung tâm điện thoại chăm sóc khách hàng, phát hành các tài liệu bổ sung hay các chương trình phần mềm Đối với nhiều hãng chi phí cho những hoạt động này là khá lớn và chiếm trên 10% tổng chi phí hoạt động Qua đó, ta thấy để nâng cao sức mạnh cạnh tranh thông qua hai loại dịch vụ này, doanh nghiệp đã phải cố gắng như thế nào Gìơ đây, Thương mại điện tử đã thay đổi tất cả, các hoạt động của hai dịch vụ chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi đã được chuyển phần lớn lên mạng Internet Do đó, khách hàng có thể tiếp cận với các dịch vụ này liên tục không bị giới hạn về không gian và thời gian và doanh nghiệp có thể gửi và nhận các thông tin phản hồi nhanh chóng và chi tiết từ khách hàng Đồng thời, với trình độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các Websites luôn được cải tiến về dung lượng, nội dung, giao diện và tốc độ đường truyền, dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng luôn được đảm bảo hoàn hảo và chuyên nghiệp Hơn
Trang 26nữa, doanh nghiệp còn tiết kiệm được chi phí so với phương thức chăm sóc khách hàng truyền thống.
Bảng 9 Tiết kiệm từ việc chuyển các dịch vụ hỗ trợ khách hàng lên
mạng Internet của Cisco System (Đơn vị: triệu USD)
Chi phí phân phối các chương trình phần mềm 130
Nguồn: Meeker, 1999.
Tiết kiệm được chi phí nghĩa là doanh nghiệp đã nâng cao được chất lượng và hiệu quả của công tác hỗ trợ và chăm sóc khách hàng, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của mình trước các đối thủ khác Hơn nữa, Thương mại điện tử đã mở ra một thế giới mới cho hàng loạt các hoạt động tăng cường sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp như e-marketing, e-brochure…
2 Đối với người tiêu dùng
Thương mại điện tử đã dần thay đổi hành vi mua hàng của người tiêu dùng, vì giờ đây người tiêu dùng đã có thể tiếp cận với đầy đủ các thông tin về sản phẩm mà họ có nhu cầu, hơn nữa sự lựa chọn của người tiêu dùng bây giờ mở rộng tới toàn bộ các nhà cung cấp trên thế giới Thương mại điện tử đã thực sự nâng người tiêu dùng lên thành những “Thượng đế”.
2.1 Thương mại điện tử đã giúp người tiêu dùng luôn được thông tin đầy đủ về sản phẩm.
Hầu hết các doanh nghiệp thiết lập trang Web để bán hàng qua mạng đều tạo catalogue về các chi tiết từng sản phẩm: quy cách, chất liệu, giá cả và những điều kiện mua hàng khác Khách hàng có thể ngay lập tức có những thắc mắc hoặc bình luận qua mục “Contact us” hoặc “FAQs” (Frequently Asked Questions) để có thể tìm hiểu thêm về các sản phẩm mình quan tâm.
Trang 27Hơn nữa, thông qua các công cụ tìm kiếm trên mạng như Google, người tiêu dùng có thể tìm hiểu về nhiều sản phẩm cùng loại mà mình qua tâm Qua đó, họ có thể so sánh và lựa chọn được sản phẩm cũng như nhà cung cấp thích hợp nhất.
2.2 Thương mại điện tử giúp người tiêu dùng có được các sản phẩm rẻ hơn và chất lượng cao hơn
Rõ ràng thông qua mạng Internet người tiêu dùng có thể lựa chọn được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như giá cả tốt nhất Đặc biệt là các sản phẩm cũng như những dịch vụ có thể được cung cấp trực tiếp qua mạng Internet như dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking), đấu giá qua mạng(online auction), dịch vụ giải trí như download fim, ca nhạc… hoặc các sản phẩm phần mềm, dịch vụ hội nghị qua Internet, điện
thoại Internet…Như đã nêu ở phần 1.1.3 người viết đã đưa ra Biểu đồ 7 chi
phí của việc thanh toán qua mạng là thấp nhất so với các phương thức khác Hơn nữa, các dịch vụ này ngày càng rẻ đi khi mà số người sử dụng tăng , cũng như tốc độ đường truyền được cải thiện Nhờ Thương mại điện tử, người mua có thể trực tiếp liên hệ với nhà cung cấp và do vậy cắt giảm chi phí trung gian Thương mại điện tử đồng thời góp phần làm cho sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp trở nên gay gắt hơn góp phần làm giảm giá hàng hoá nói chung Có thể nói, Thương mại điện tử đã thực sự đứng về người tiêu dùng.
2.3 Thương mại điện tử giúp người tiêu dùng có thể tiến hành các giao dịch thuận tiện hơn nhiều lần so với trước.
Nếu như trước đây, việc đặt hàng, thanh toán, mua hàng …đều phải tiến hành vào thời điểm và địa điểm mà nhất định thì giờ đây người tiêu dùng có thể đặt hàng, mua hàng và thanh toán ở bất kì thời điểm nào cũng như từ bất kì địa điểm nào Các giao dịch truyền thống như đặt hàng, yêu
Trang 28cầu bảo hành… giờ đây đều được tiến hành qua mạng Internet Chỉ với một cú click vào chuột người tiêu dùng có thể tự mình tiến hành giao dịch và loại bỏ hoàn toàn những chi phí cũng như thời gian lãng phí chờ đợi khi sử dụng các phương thức giao dịch truyền thống.
3.Đối với toàn bộ nền kinh tế
3.1 Thương mại điện tử góp phần làm thay đổi thị trường
Thương mại điện tử làm thay đổi cách thức tiến hành kinh doanh: chức năng trung gian truyền thống sẽ được thay thế; các sản phẩm và thị trường mới sẽ được phát triển; các mối quan hệ mới giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng ở gần cũng như xa sẽ được tạo lập và ngày càng mật thiết hơn Tổ chức công việc sẽ thay đổi: những kênh phổ biến kiến thức mới và hoạt động tương tác của con người ở những nơi làm việc sẽ được mở ra, đòi hỏi phải có khả năng thích ứng và sự linh hoạt trong công việc, chức năng và kỹ năng của người lao động cần phải có định nghĩa lại.
3.2 Thương mại điện tử đóng vai trò là chất xúc tác
Thương mại điện tử góp phần thúc đẩy và phổ biến ngày càng rộng rãi những thay đổi đang được tiến hành của nền kinh tế, như việc cải cách các quy định; thiết lập những liên kết điện tử giữa các doanh nghiệp, toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế và làm xuất hiện nhu cầu mới về lao động có thay nghề cao Cũng như vậy, nhờ có Thương mại điện tử , nhiều xu hướng thuộc các lĩnh vực cũng đang được tiến hành như ngân hàng điện tử, đặt chỗ du lịch trực tuyến, marketing tới từng khách hàng (one to one marketing)…
3.2 Thương mại điện tử tác động tới các hoạt động tương tác
Thương mại điện tử trên Internet làm tăng mạnh mẽ các hoạt động tương tác trong nền kinh tế Những liên kết này hiện đang được mở rộng tới cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, các hộ gia đình và trải rộng trên khắp
Trang 29thế giới Việc truy cập cũng sẽ có những bước chuyển lớn từ việc sử dụng những máy tính ca nhân với chi phic cao tới những loại thiết bị chi phí thấp hơn và dễ sử dụng như Tivi, điện thoại cũng như nhiều loại thiết bị khác sẽ được phát minh trong tương lai Với sự hỗ trợ của kỹ thuật, con người có thể thông tin liên lạc và thực hiện các giao dịch kinh doanh ở mọi lúc và mọi nơi Chính điều này là một ảnh hưởng sâu rộng làm xói mọn ranh giới giữa các khu vực kinh tế cung như giới hạn địa lý giữa các quốc gia.
3.4 Thương mại điện tử góp phần tạo ra tính mở
Tính mở là một nguyên lí bao gồm cả cơ sở kỹ thuật và cơ sở triết học của việc mở rộng Thương mại điện tử Internet được chấp nhận rộng rãi đã làm nền tảng cho các hoạt đoọng kinh doanh chính bởi tính không độc quyền các tiêu chuẩn, bởi tính chất mở cũng như được sự hỗ trợ của một ngành công nghiệp lớn đang phát triển Sức mạnh kinh tế của ngành công nghiệp này được bắt nguồn từ việc kết nối một mạng máy tính lớn, và đảm bảo rằng những tiêu chuẩn mới ra đời vấn duy trì được tính mở của nó Quan trọng hơn là tính mở này nổi lên như một chiến lược, cùng sự thành công của nhiều dự án Thương mại điện tử cho phép các đối tác kinh doanh và người tiêu dùng thực hiện những truy cập chưa từng có tới các công việc nội bộ, tới cơ sở dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp và của từng các nhân Điều này làm dịch chuyển vai trò của người tiêu dùng, làm tăng tính liên quan (gắn kết họ chặt chẽ hơn) như là đối tác của doanh nghiệp trong quá trình thiết kế và hình thành nên những sản phẩm mới Tuy nhiên, đứng về phía người tiêu dùng – những công dân – sự kỳ vọng về tính mở cũng tạo ra những biến đổi hoặc tích cực ( như tăng sự rõ ràng, minh bạch, tăng tính cạnh tranh) hoặc tiêu cực (khả năng xâm phạm tới quyền lợi cá nhân) trong nền kinh tế và trong xã hội.
3.3 Thương mại điện tử tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức
Trang 30Trước hết, Thương mại điện tử sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, khai phá dữ liệu và phát hiện tri thức, do vậy, tạo điều kiện sớm tiếp cận với nền kinh tế tri thức Lợi ích này có một ý nghĩa lớn đối với các nước đang phát triển: nếu không nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức thì sau một thập kỉ nữa, nước đang phát triển có thể bị hoàn toàn Khía cạnh lợi ích này mang tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển cần cho các nước chưa công nghiệp hoá Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, sớm chuyển sang kinh tế tri thức thì một nước đang phát triển có thể taọ được một bước nhảy vọt tiến kịp các nước đi trước với thời gian ngắn hơn Đây chính là một vấn đề mà Việt Nam, một nước đang phát triển, cần phải nghiên cứu và áp dụng.
III Xu hướng phát triển của Thương mại điện tử
Nền kinh tế trực tuyến thế giới, qua thương mại điện tử, tiếp tục làm biến đổi các ngành công nghiệp và thương mại Internet ảnh hưởng ngày càng sâu sắc tới cách thức hoạt động của ngành thương nghiệp, các công ty và người tiêu dùng tương tác với nhau như thế nào trong thế kỷ XXI Internet đã thay đổi các mô hình kinh doanh, tuy vậy vẫn chưa có mô hình nào chiếm ưu thế.
Internet đưa vào hai yếu tố tư duy kinh doanh: nó có thể biến đổi các mối quan hệ với khách hàng, và có thể đổi chỗ các nguồn giá trị kinh doanh truyền thống.
Biến đổi các mối quan hệ với khách hàng: theo truyền thống, một khách hàng có ít điểm tiếp xúc với doanh nghiệp Internet cho phép xây dựng lại hoàn toàn từ bên ngoài mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, chuyển doanh nghiệp từ chỗ đặt trọng tâm nội bộ sang đặt trọng tâm vào khách hàng.
Trang 31Đổi chỗ các nguồn giá trị kinh doanh truyền thống: Internet chuyển tư duy củadoanh nghiệp từ chỗ quan hệ với các đồ vật sang quan hệ trước hết với thông tin Kinh tế theo quy mô ( economies of scale) chuyển sang kinh tế theo khả năng ( economies of the scope) Phân phối sẽ trở thành một cơ hội hơn là một hạn chế Hiệu ứng của nó sẽ là một sự đảo lộn nền tảng cạnh tranh.
Những yếu tố trên đòi hỏi xem xét lại một cách cơ bản chiến lược kinh doanh dựa trên sự đánh giá đúng mức sức mạnh của mối quan hệ với khách hàng của doanh nghiệp và những ý tưởng mới về nguồn giá trị.
Thực tiễn giao dịch đã chứng minh chính khách hàng chứ không phải doanh nghiệp, là người quyết định số phận của thương mại trên Internet Nếu như Internet có hiệu quả đối với khách hàng, doanh nghiệp cần tìm các cách thức phân phối giá trị với nó Trong quá trình này, có những doanh nghiệp mới thành lập đạt được thành công, nhưng cũng có doanh nghiệp thất bại.
Hiện nay, Internet được coi là lĩnh vực kinh doanh mới mẻ và nhiều hứa hẹn, khích lệ các hãng tìm kiếm các chiến lược mới có khả năng hoạt động trong một môi trường kinh tế và công nghệ luôn thay đổi Những người muốn thành công trong thương mại điện tử sẽ phải đối mặt với ba đặc
trưng, đó là tính phổ biến, tính tương tác và tốc độ.
Mọi nơi trên Internet đều có thể tiếp cận được với người sử dụng, để có nó, cần một cơ sở không hạn chế và bình đẳng - đó là tính phổ biến Người sử dụng có thể đi đến mọi địa điểm trên Internet, và không có lý do công nghệ nào khiến người sử dụng phải bắt đầu từ một nơi hay một website nào đó Vì Internet là tương tác, nó động viên phát triển tất cả các hình thức tương tác mới Phần mềm được phân phối và thử nghiệm trực tuyến, thông tin được trao đổi và thay đổi dễ hơn, dữ liệu được bảo đảm trực tuyến và các tổ chức ảo có thể hoạt động hiệu quả hơn thông qua tương tác toàn cầu trong bất
Trang 32kỳ thời gian nào trong ngày Tốc độ chủ yếu tố cần đặc biệt nhấn mạnh trong thương mại điện tử Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp dựa trên Internet ( các doanh nghiệp Dot Com) đã phát triển trên cơ sở hạ tầng đang tồn tại Nền kinh tế Dot Com ra đời đã làm giảm chi phí khởi sự và thời gian cần thiết để phát triển doanh nghiệp.
Vì Internet cung cấp một kênh phù hợp, nhanh chóng cho nghiên cứu, làm việc, truyền thông, thay đổi và lựa chọn thông tin, nên thương mại trên Internet hiện nay cho phép các doanh nghiệp xem xét lại chức năng nào doanh nghiệp nên tự thực hiện, và chức năng nào nên uỷ thác cho bên ngoài Hãng Forrester Research đã sáng tạo ra thuật ngữ “ người cung ứng ngoại nguồn” và định nghĩa “người cung ứng ngoại nguồn” là người cung ứng các dịch vụ hỗ trợ, quản lý các quá trình và công nghệ đa công ty qua Internet ở Ôxtraaylia, công ty Com Tech và Iternet Security Systems đã thành lập một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chống virus và chống tin tặc, quản lý định tuyến và bức tường lửa, lọc nội dung và phân tích đăng ký hàng tháng Các mối quan hệ mới đang được thiết lập định hướng và khích lệ các quá trình thuộc chuỗi cung ứng Những công ty như FedExpess và UPS nhận thấy vai trò của họ như các trung gian hậu cần đang được mở rộng, và vấn đề thiết thực là làm thế nào để hàng hoá trực tuyến được phân phối nhanh chóng American Express là ví dụ về một trung gian tài chính, hiện đang cung cấp thẻ mua hàng và hỗ trợ mua hàng trực tuyến bằng cách tạo thuận lợi cho quá trình đặt hàng, thực hiện, điều phối, quản lý dữ liệu và bảo trì chương trình Các thay đổi trong quá trình này có thể dẫn tới tiết kiệm chi phí đáng kể
Sự thay đổi nhanh chóng chính là điều bất di bất dịch duy nhất trong thế giới hôm nay Các công ty trong tất cả các ngành sẽ phải lo lắng về tương lai phát triển của mình trong thế kỷ XXI, nếu như họ bắt đầu với mức thu nhập trực tiếp từ các kênh thương mại điện tử nhỏ hơn 25% ( so với tổng
Trang 33thu nhập) Các công ty thất bại trong việc gia nhập công đồng kinh doanh trực tuyến có thể bị bỏ lại phía sau và mất đi một phương tiện kinh doanh hiệu quả trong thế kỷ tới.
David Jonas, Giám đốc kinh doanh của công ty ETC ( Electronic Trading Concepts), đã phác hoạ một vài xu hướng phát triển của Thương mại điện tử trong 2 đến 3năm tới như sau:
- Internet sẽ tiếp tục phát triển theo cấp số mũ trên các phương diện số người sử dụng, số site, băng tần, khối lương thương mại và phổ biến thông tin;
- Tiếp tục định hình lại doanh nghiệp, ngành công nghiệp và ngay cả nền kinh tế quốc dân trên toàn cầu thông qua việc phá vỡ các rào cản, các chuỗi giá trị truyền thống, và phổ biến chúng thành các mạng giá trị, tạo thuận lợi cho việc tạo dựng các doanh nghiệp mới, củng cố các liên minh và các cộng đồng ảo, vượt qua các biên giới quốc gia;
- Thời gian tăng lên của các nhà lập pháp và quan chức chính phủ sẽ giành cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội phức tạp, và điều đó làm tăng tốc độ phát triển của xã hội thông tin, nhiều vấn đề trong số đó sẽ được xã hội giải quyết trên cơ sở liên quốc gia hoặc quốc tế.
Dưới đây chúng ta sẽ đề cập tới một số mô hình kinh doanh số hoá, phác thảo một xu hướng mưói trong phát triển thương mại Internet trong thế kỷ XXI, mối quan tâm của chính phủ tới toàn cầu hoá kinh tế,
1 Nền kinh tế Dot Com
Các công ty Dot Com đang hình thành ở nhiều nơi trên thế giới Một cuộc cách mạng kinh tế đang xuất hiện trong mọi ngành công nghiệp, từ lớn đến nhỏ Các công ty đang kết hợp công nghệ Internet với marketing tích
Trang 34cực nhằm cạnh tranh với các công ty được thành lập trước khi có Web Các công ty lớn quá quan tâm đến các vấn đề cũ của họ và quá chậm chạp trong cuộc cạnh tranh với nền kinh tế Dot Com mới Một ví dụ kinh điển là phản ứng của công ty Bares and Noble trước Amazon Các nhà sáng lập của các công ty Dot Com mới này tin rằng, họ có thể sử dụng chữ cái “ e” trong e- business ( kinh doanh điện tử), hoặc “m” trong mobile e- commerce ( thương mại điện tử di động), hoặc “w” trong wireless e-commerce ( thương mại điện tử vô tuyến) để tạo lập ragiá trị mới cho người tiêu dùng và mang lại lợi ích cho người đầu tư trước khi các công ty lớn truyền thống nắm bắt được cơ hội này.
Một vài phân tích dự đoán rằng, khi các công ty lớn chậm chạp, nhận thức được các nỗ lực đòi hỏi để khởi sự kinh doanh điện tử, thì họ sẽ đuổi kịp các công ty Dot Com Các công ty Dot Com này có lưọi thế bởi sự linh hoạt, mềm dẻo, có cách tiếp cận dựa trên nguồn kinh doanh rủi ro, đồng thời có thể đem đến cơ hội cho nhân viên của họ nhanh chóng kiếm được
nhiều tiền Tuy nhiên, làn sóng thành công tiếp theo sẽ đến với những ai có thể đem đến được cho các nhà kinh doanh và khách hàng một chuỗi cung ứng liên tục qua mạng thương mại điện tử toàn cầu.
2 Vấn đề trung gian kinh doanh
Trong thương mại điện tử, xảy ra các quá trình phi tập trung hoá và tái trung gian hoá Học thuyết thương mại điện tử thời kỳ đầu cho rằng, chức năng thương mại của Internet đơn giản là cắt bỏ các khâu trung gian, cho phép các công ty thiết lập website có thể bán hàng trực tiếp đến khách hàng của mình, bỏ qua các trung gian Website Meetchina.com với cơ sở dữ liệu về các nhà sản xuất, cho phép các khách hàng nước ngoài có thể nhận được trực
Trang 35tuyến các mô tả hàng hoá, các tài liệu trích dẫn, và do vậy có thể mua hàng trực tiếp từ Trung Quốc.
Giai đoạn phát triển tiếp theo cho thấy thương mại điện tử tạo nên sự ra đời của các tầng lớp trung gian kinh doanh hoàn toàn mới Hãng Forrester Rearch phân nhóm các hoạt động kinh doanh mới này thành 3 loại: những nhà kết tập ( aggregator), bán đấu giá ( auction) và trao đổi (exchange).Các hoạt động này hướng tới mục đích khắc phục tính thiếu hiệu quả của thị trường và tạo ra các cơ hội kinh doanh khác nhau:
Bảng 10 Các hoạt đông kinh doanh mớiHoạt
Mục đíchChiến lược/ưu thếThí dụ
Thành lập các công đồng doanh nghiệp
Nội dung cung ứng được tổng hợp nhằm tạo ra phạm vi rảo chợ một bước, với giá cả định trước của công đồng doanh nghiệp dành cho người mua
www.supplysearch.com.au
Đấu giá
Tạo lập thị trường và giảm chi phí của người bán
Người bán và người mua được động viện tham gia đồng thời vào nhiều hoạt động đấu giá trong thời gian thực, không có sự đổ dồn tìm kiếm và chi phí đi lại như trong thế giới thực
www.gofish.com.au www.stuf.com.au www.priceline.com
Trao đổi
Cung cấp một sân chơi với các luật lệ rõ ràng, thông tin thị trường mở
Chi phí của thị trường trực tuyến trong ngành công nghiệp chỉ bằng một phần chi phí trong thế giới thực
www.telegeograph y.com
www3 mids.ogrg
Trang 36cho những người tham gia được định trước
Hai mô hình trung gian kinh doanh đặc thù trong thương mại
điện tử được nói nhiều tới là cổng chung và nhà kết tập.
Các cổng chung ( Portal) trong thương mại B2B xuất phát từ các cộng đồng ảo doanh nghiệp Trong lĩnh vực kinh doanh, các công chung tập trung vào việc tập hợp thông tin của các nhóm quyền lợi riêng biệt có liên quan tới các công đồng kinh doanh trực tuyến theo chiều dọc Chemdex.com là một ví dụ về cổng chung công nghiệp đặc trưng, nó cho phép các nhân viên phòng thí nghiệm tìm kiếm một catalog lớn các sản phẩm hoá học của nhiều nhà cung ứng khác nhau.
America Online, Yahoo và RealEstat đang biến đổi từ cổng chung trở thành
nhà tập kết (aggregator), mang lại cho hàng triệu người tiêu dùng các sản
phẩm bảo hiểm rẻ hơn Visa Card Chiến lược của Citybank dựa trên cơ sở tập hợp một tỷ khách hàng
Sự cạnh tranh hợp tác có thể sẽ tiếp tục thể hiện như một mô hình hoạt động của nền kinh tế mới Với các mô hình của nền kinh tế mạng mới như cổng chung, phố chợ ảo hiện đại, Internet đã thành công khi đem lại cho người tiêu dùng nhiều lợi ích như: mua hàng được rẻ hơn, nhanh hơn, và có thể mua được tất cả hàng hoá và sử dụng dịch vụ ở một nơi.
Trao đổi kinh doanh ( business exchanges), cụ thể là trong giới
kinh doanh tài chính, đang được thiết lập Charles Schwab và Fidelity đã hợp tác để xây dựng một mạng thương mại điện tử rộng lớn ( gọi là ECN) Mạng này sẽ hoạt động như thị trường chứng khoán Trong tương lai, mạng ECN toàn cầu sẽ cho phép dân chúng mọi nơi mua và bán sản phẩm tài chính 24
Trang 37giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần John Du Pre Gauntt đưa ra ý tưởng rằng, băng thông( bandwidth), nếu như được chấp nhận là chi phí kinh doanh, cần phải được tư bản hoá và mua bán Đó có một số hãng, như Arbinet (www.arbinet.com), Band – X(www.bank- x.com) và RateXchange (
www.rateXchange.com), đã bắt đầu mua bán trao đổi băng thông
3.Mua bán đấu giá trực tuyến
Mua bán đấu giá trực tuyến đã thay đổi bộ mặt của thương mại điện tử Trong nhiều trường hợp chúng là các hình thức kinh doanh bổ sung đối với các nhà bán lẻ, một phương thức tương tác khác với người mua Các site đấu giá trực tuyến đã xác định lại hoạt động kinh doanh đối với người sưu tầm, người mua bán lại, người tiêu dùng và các hãng vận tải Chúng có thể thiết lập thị trường quốc tế liên kết giữa khắp các cá nhân kể trên ở khắp các châu lục trong cộng đồng quyền lợi Người dân Mỹ có thể bán đấu giá trực tuyến các bộ phận sưu tập tạp chí, như Saturday Evening Post và tìm thấy người mua tại Nhật Bản.
Người khổng lồ của mua bán đấu giá trực tuyến – eBay - đã thu hút 84 triệu cú “ nhắp chuột” của các khách mua hàng trên những trang Web của mình trong quý I năm 1999 Họ chỉ thua sau Yahoo về số phút mà khách hàng viếng thăm đã chi phí khi thăm viếng site của họ Sử dụng mô hình kinh doanh, khi mà những người bán hàng trả chi phí cho site, eBay luôn thu hút được lợi nhuận, mặc dù công ty không tiến hành mua bán hàng hoá Bất kỳ ai bán đấu giá đều phải trả cho eBay một khoản chi phí nhất định, ngoài ra còn phải trả một lượng phần trăm trên doanh số bán hàng Priceline.com là một mô hình bán đấu giá trực tuyến theo kiểu “ hãy nói giá của anh” Mô hình này cho phép người mua đưa ra giá cao nhất đối với vé máy bay, sau đó
Trang 38kiểm tra xem các tuyến bay chính có bán vé theo giá định mua hay không Kết quả của mua bán đấu giá định hướng người tiêu dùng có thể được phổ biến sang mua bán đấu giá trong thương mại B2B Trong mô hình này, các công ty bán hàng tồn kho và hàng hoá dư thừa, mhư điện năng hoặc thiết bị y tế, cho những thương gia được mời đến hoặc các đối tác được chọn lọc trước.
Những người mua bán đấu giá trực tuyến đang được mở rộng tồn kho của họ bao gồm rất nhiều loại hàng hoá để thu hút khách hàng quay trở lại Các nhà mua bán đấu giá động vật sống thuộc Cattle Offerings Worldwide ( COW) đã chuyển sang mua bán đấu giá từ năm 1995 Các nhà bán đấu giá trực tuyến mở rộng hoạt động của họ thông thường với sự hợp tác của các đối tác trên Internet.
Mua bán đấu giá trực tuyến không phải chịu nhiều áp lực từ phía các cơ quan quản lý, cung như từ phía các tổ chức, nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tuy nhiên, lĩnh vực kinh doanh mới này trên Internet phải giải quyết nhiều yếu tố mang tính cạnh tranh, như sự lừa đảo, đánh thuế và mua bán các mặt hàng nằm trong diện phải quản lý, từ rượu vang cho tới vũ khí, trước khi trở thành một thực thể tồn tại thường xuyên.
4.Cổng thông tin doanh nghiệp ( EIP - Enterprice Information Portal)
Mạng nội bộ công ty ( Internet), được gọi là cổng thông tin doanh nghiệp, được sử dụng để quản lý tri thức trong nội bộ tổ chức Những người sử dụng Internet đã quen với giao diện trình duyệt Web, do vậy mạng nội bộ công ty sử dụng cùng một mô hình như vậy để phân phối thông tin tới các nhân viên của họ Mạng nội bộ công ty đôi khi còn được gọi là cổng tri thức
Trang 39kinh doanh ( BIP – Business Intelligence Portal) Thách thức đối với mạng nội bộ công ty là quản lý tri thức trong nội bộ tổ chức Một site mạng nội bộ công ty có thể bao gồm một công cụ tìm kiếm bao phủ toàn bộ mạng nội bộ, phân loại thông tin các nguồn tin mới trên site, liên kết tới các site nội bộ và các website thông dung bên ngoài Mạng nội bộ công ty có thể giúp cung cấp một khuôn khổ cho dữ liệu, biến thông tin thành tri thức sao cho các nhân viên công ty có thể sử dụng.
Người sử dụng có thể đăng ký, thiết kế, thiết lập, hợp tác, công bố và phân phối thông tin một cách có hiệu quả trên cổng thông tindoanh nghiệp
5 Nguyên lý mới của marketing trên Internet
Thế giới mạng đang viết lại các quy tắc về vấn đề xây dựng lại các công ty,
tiếp thị các sản phẩm ( marketing điện tử) và tạo ra giá trị Cái gọi là hiệu ứng mạng là cơ sở cho một cách tiếp cận đối với kinh doanh marketing, bao
gồm các thị trường khác nhau, các mô hình kinh doanh khác nhau và các chiến lược kinh doanh hoàn toàn khác nhau.
Một ví dụ kinh điển là Hotmail, giờ đây là một phần của Microsoft, đã được khai trương vào tháng 7 – 1996 Hotmail đã có 12 triệu người đăng ký sau 18 tháng hoạt động Năm 1999, với 50 triệu người đăng ký sử dụng, Hotmail đã trở thành dịch vụ thư điện tử dựa trên cơ sở Web lớn nhất trên Internet Ví dụ về Hotmail đã được nhiều người biết tới, và hiện tượng
marketing điện tử do Hotmail tạo nên hiện nay được biết đến như marketing virus Người sử dụng Hotmail, đơn giản là thông qua gửi thư điện tử, đã giúp
công ty quảng bá thêm tin tức về ưu thế của thư điện tử miễn phí.
Nguyên tắc của nền kinh tế Internet mới: Các công ty hãy đừng bán hàng cho khách hàng của mình, các khách hàng hiện tại sẽ bán hàng cho khách hàng tương lai Đổi lại cho dịch vụ miễn phí, các khách hàng đồng ý
Trang 40giới thiệu tiện ích của dịch vụ đó Hotmail tỏ ra đặc biệt hấp dẫn đối với các khách hàng trẻ tuổi đang du lịch vòng quanh thế giới Họ đến các quán cafe Internet, đọc và gửi thư điện tử Trong thế giới marketing, mọi người đều biết rằng, một thông điệp sẽ trở nên mạnh hơn nếu như nó được truyền đi bởi những mối quan hệ giao tiếp Những người nhận thông điệp Hotmail là bạn bè, khách du lịch, họ chính là những đối tượng mà các quảng cáo nhằm đến.
Như vậy, Thương mại điện tử đã dần biến đổi các cách thức tiến hành kinh doanh truyền thống Những phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin làm sự phát triển của Thương mại điện tử đa dạng vừa làm cho Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh về chiều sâu Cho đến nay, những thay đổi của cả đời sống nhân loại nói chung và kinh tế nói riêng đều chịu sự tác động của khoa học công nghệ, trong đó công nghệ thông tin tỏ ra có tác động rõ rệt và mạnh mẽ nhất Tóm lại, sự phát triển của Thương mại điện tử về dài hạn không thể dự đoán một cách cụ thể được nhưng những tác động tích cực là điều không thể phủ nhận Do vậy, chúng ta hãy kiễn nhẫn và tận hưởng những lợi ích mà Thương mại điện tử đang mang lại.
CHƯƠNG II: RỦI RO TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
I.Khái niệm chung về rủi ro 1 Rủi ro là gì?