1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ứng dụng của Thương mại điện tử trong mua bán trực tuyến

29 983 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 531,46 KB

Nội dung

Nghiên cứu ứng dụng của Thương mại điện tử trong mua bán trực tuyến Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. CNTT là một trong những yếu tố góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương thức quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD).

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 3

1.1 Định nghĩa về Thương mại điện tử (TMĐT) 3

1.2 Các đặc trưng của thương mại điện tử 3

1.3 Cơ sở để phát triển thương mại điện tử 5

1.4 Các loại hình thương mại điện tử 5

1.5 Các hình thức hoạt động chủ yếu của Thương mại điện tử 7

1.5.1 Thư điện tử 7

1.5.2 Thanh toán điện tử 7

1.5.3 Trao đổi dữ liệu điện tử 8

1.5.4 Truyền dung liệu 8

1.5.5 Mua bán hàng hóa hữu hình 8

1.6 Lợi ích của Thương mại điện tử 8

1.6.1 Thu thập được nhiều thông tin 8

1.6.2 Giảm chi phí sản xuất 9

1.6.3 Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch 9

1.6.4 Xây dựng quan hệ với đối tác 10

1.6.5 Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức 10

1.7 Những trở ngại của việc tiếp cận Thương mại điện tử 10

CHƯƠNG 2: CÁC ỨNG DỤNG CỦA TMĐT TRONG LĨNH VỰC MUA BÁN TRỰC TUYẾN 12

1.1 Ứng dụng TMĐT trong lĩnh vực xuất khẩu 14

1.2 Ứng dụng TMĐT vào ngành du lịch 16

1.3 Ứng dụng TMĐT trong lĩnh vực bán lẻ 18

1.4 Ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp 21

1.5 Ứng dụng TMĐT trong lĩnh vực chứng khoán 23

1.6 Ứng dụng TMĐT trong lĩnh vực ngân hàng 27

Trang 2

CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT 28

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) có vai trò quan trọngtrong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước và hội nhập quốc tế CNTT là một trong những yếu tố góp phần quantrọng trong việc đổi mới phương thức quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinhdoanh (SXKD) Với nhiều ưu thế như: nhanh chóng, chi phí thấp, thuận tiện, hiệu quảkinh tế cao và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian; Việc ứng dụng CNTTtrong hoạt động thương mại, hay còn gọi là thương mại điện tử (TMĐT) đã và đangtrở thành xu hướng mới, dần thay thế các phương thức kinh doanh cũ

Trong xu thế phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của CNTT hiện nay, TMĐT

đã trở thành một hình thức quan trọng của các hoạt động thương mại với nhiều tínhnăng như: tìm đối tác kinh doanh; trao đổi, giao dịch bằng thư điện tử (email); đặthàng qua mạng; thanh toán điện tử Có thể nhận thấy, TMĐT đem lại rất nhiều lợiích cho nhà nước, thuận tiện cho người tiêu dùng và toàn xã hội; giúp tiết kiệm chiphí đối với người tiêu dùng, TMĐT mang đến nhiều sự lựa chọn về hàng hóa, dịch vụ

và các nhà cung cấp

Chính vì việc đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử rất quan trọng nên

chúng em đã chọn đề tài “Nghiên cứu về ứng dụng thương mại điện tử trong mua bán trực tuyến”

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1 Định nghĩa về Thương mại điện tử (TMĐT)

Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạngmáy tính toàn cầu

Phạm vi của TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế.Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng củaTMĐT Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hànhtrên mạng máy tính mở như Internet Trên thực tế, chính các hoạt động thương mạithông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử

TMĐT gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện

tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổphiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng,mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến đến người tiêu dùng và các dịch vụ sau bánhàng TMĐT được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêudùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cungcấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sócsức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo) TMĐT đang trởthành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người

1.2 Các đặc trưng của thương mại điện tử

So với các hoạt động Thương mại truyền thống, TMĐT có một số điểm khácbiệt cơ bản như sau:

- Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau

và không đòi hỏi biết nhau từ trước:

Trong Thương mại truyền thống các bên thường gặp gỡ nhau trực tiếp để tiếnhành giao dịch Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý nhưchuyển tiền, séc, hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo Các phương tiện viễn thông như: fax,telex chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh Tuy nhiên, việc sử dụng các

Trang 5

phương tiện điện tử trong Thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin mộtcách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch.

TMĐT cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến cáckhu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hộingang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiếtphải có mối quen biết với nhau

- Các giao dịch Thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường không

có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu) TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu:

TMĐT càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệphướng ra thị trường trên khắp thế giới Với TMĐT, một doanh nhân dù mới thành lập

đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức và Chilê mà không hề phải bước ra khỏi nhà,một công việc trước kia phải mất nhiều năm

- Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực:

Trong TMĐT, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như giaodịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là cung cấp dịch vụmạng, các cơ quan chứng thực… là những người tạo ra môi trường cho các giao dịchTMĐT Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi,lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT, đồng thời họ cũng xácnhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT

- Đối với Thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện

để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường:

Thông qua TMĐT, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành Ví dụ: cácdịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các nhà trung gian ảo làmcác dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng, các siêu thị ảo được hình thành

để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính

Trang 6

1.3 Cơ sở để phát triển thương mại điện tử

Để phát triển TMĐT cần phải có hội đủ một số cơ sở:

- Hạ tầng kỹ thuật Internet phải đủ nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải các nộidung thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động Một hạ tầngInternet mạnh cho phép cung cấp các dịch vụ như xem phim, xem TV, nghe nhạc v.v.trực tiếp Chi phí kết nối Internet phải rẻ để đảm bảo số người dùng Internet đủ lớn

- Hạ tầng pháp lý: phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của cácchứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng, phải có luật bảo vệ quyền sở hữutrí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng v.v để điều chỉnh các giao dịch quamạng

- Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật Thanh toán điện tử qua thẻ,qua tiền điện tử, thanh toán qua EDI Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanhtoán điện tử rộng khắp

- Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy

- Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập tráiphép, chống virus, chống thoái thác

- Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, TMĐT để triểnkhai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng

1.4 Các loại hình thương mại điện tử

Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lựcphát triển TMĐT, người tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định sự thành công củaTMĐT và chính phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý Từ các mối quan

hệ giữa các chủ thể trên ta có các loại giao dịch TMĐT: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C Sau đây là các loại hình giao dịch Thương mại điện tử:

Bảng 1.1 Các loại hình giao dịch Thương mại điện tử

Trang 7

Doanh nghiệp

(Business)

B2B thông qua

Internet,Extranet,EDI

Trong các loại hình giao dịch TMĐT trên thì 2 loại hình: B2B và B2C là 2 loạihình quan trọng nhất:

B2B (Business To Business): Là mô hình TMĐT giữa các doanh nghiệp

với doanh nghiệp

B2C (Business To Customer): Là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và

lẻ với đối tượng khách hàng là các cá nhân

Trên thế giới, xu hướng thương mại điện tử B2B chiếm ưu thế vượt trội so vớiB2C trong việc lựa chọn chiến lược phát triển của các công ty kinh doanh trực tuyến

Trong thương mại điện tử B2B, việc giao dịch giữa một doanh nghiệp với mộtdoanh nghiệp khác thường bao gồm nhiều công đoạn: từ việc chào bán sản phẩm, mô

tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cho đến đàm phán giá cả, điều kiện giao hàng,phương thức thanh toán Chính vì vậy mà các giao dịch này được coi là phức tạp hơn

so với bán hàng cho người tiêu dùng Thương mại điện tử B2B được coi như là mộtkiểu “phòng giao dịch ảo”, nơi sẽ thực hiện việc mua bán trực tuyến giữa các công tyvới nhau, hoặc có thể gọi là phòng giao dịch mà tại đó các doanh nghiệp có thể muabán hàng hóa trên cơ sở sử dụng một nền công nghệ chung Khi tham gia vào sàn giao

Trang 8

dịch này, khách hàng có cơ hội nhận được những giá trị gia tăng như dịch vụ thanhtoán hay dịch vụ hậu mãi, dịch vụ cung cấp thông tin về các lĩnh vực kinh doanh, cácchương trình thảo luận trực tuyến và cung cấp kết quả nghiên cứu về nhu cầu củakhách hàng cũng như các dự báo công nghiệp đối với từng mặt hàng cụ thể.

1.5 Các hình thức hoạt động chủ yếu của Thương mại điện tử

1.5.1 Thư điện tử

Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước, sử dụng thư điện tử để gửi thư chonhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail, viếttắt là e-mail) Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúc địnhtrước nào

1.5.2 Thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua các phương tiện điện tử

Ví dụ: trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằngthẻ mua hàng, thẻ tín dụng Ngày nay, với sự phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử

đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là:

- Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọitắt là FEDI)

- Tiền lẻ điện tử (Internet Cash)

- Ví điện tử (electronic purse)

- Giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking)

1.5.3 Trao đổi dữ liệu điện tử

Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange, viết tắt là EDI) là việctrao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (stuctured form), từ máy tính điện tử nàysang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận bán buôn vớinhau

Theo Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), “Traođổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang

Trang 9

máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã đượcthỏa thuận để cấu trúc thông tin”

1.5.4 Truyền dung liệu

Dung liệu (Content) là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phảitrong vật mang tin mà nằm trong bản thân nội dung của nó Hàng hóa có thể đượcgiao qua mạng thay vì trao đổi bằng cách đưa vào các băng đĩa, in thành văn bản Ngày nay, dung liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa”(digital delivery)

1.5.5 Mua bán hàng hóa hữu hình

Đến nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ hoa đến quầnáo, đã làm xuất hiện một loạt hoạt động gọi là “mua hàng điện tử” hay “mua hàngqua mạng” Ở một số nước, Internet đã trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hànghóa hữu hình Tận dụng tính năng đa phương tiện của môi trường Web và Java, ngườibán xây dựng trên mạng “các cửa hàng ảo”, gọi là ảo bởi vì cửa hàng có thật nhưng tachỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các hàng hóa chứa trong đó trên từng trangmàn hình một

1.6 Lợi ích của Thương mại điện tử

1.6.1 Thu thập được nhiều thông tin

TMĐT giúp người ta tham gia thu được nhiều thông tin về thị truờng, đối tác,giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, rút ngắn thời gian sản xuất, tạo dựng và củng cốquan hệ bạn hàng Các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế thịtrường, nhờ đó có thể xây dựng được chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với

xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế Điều này đặc biệt có ýnghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay đang được nhiều nước quan tâm,một trong những động lực phát triển kinh tế

1.6.2 Giảm chi phí sản xuất

TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng Các vănphòng không giấy tờ (paperless office) chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm

Trang 10

kiếm chuyển giao tài liệu giảm rất nhiều lần (trong đó khâu in ấn được bỏ hẳn) Theo

số liệu của hãng General Electricity của Mỹ, tiết kiệm theo hướng này đạt tới 30%.Điều quan trọng hơn, với góc độ chiến lược, là các nhân viên có năng lực được giảiphóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển, sẽ đưađến những lợi ích to lớn lâu dài

1.6.3 Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch

TMĐT giúp giảm thấp chi bán hàng và chi phí tiếp thị Bằng phương tiệnInternet/Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng,catalogue điện tử (electronic catalogue) trên Web phong phú hơn nhiều và thườngxuyên cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời.Theo số liệu của hãng máy bay Boeing của Mỹ, đã có tới 50% khách hàng đặt mua9% phụ tùng qua Internet (và nhiều các đơn hàng về lao vụ kỹ thuật), và mỗi ngàygiảm bán được 600 cuộc gọi điện thoại

TMĐT qua Internet/Web giúp người tiêu thụ và các doanh nghiệp giảm đáng

kể thời gian và chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu là từ quá trình quảng cáo, tiếpxúc ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao dịch thanh toán) Thời gian giao dịch quaInternet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, và bằng khoảng 0.5 phần nghìn thờigian giao dịch qua bưu điện chuyển phát nhanh, chi phí thanh toán điện tử qua Internetchỉ bằng từ 10% đến 20% chi phí thanh toán theo lối thông thường

Tổng hợp tất cả các lợi ích trên, chu trình sản xuất (cycle time) được rút ngắn,nhờ đó sản phẩm mới xuất hiện nhanh và hoàn thiện hơn

1.6.4 Xây dựng quan hệ với đối tác

TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thànhviên tham gia vào quá trình thương mại: thông qua mạng (Internet/Web) các thànhviên tham gia (người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan Chính phủ ) có thể giaotiếp trực tiếp (liên lạc “ trực tuyến”) và liên tục với nhau, có cảm giác như không cókhoảng cách về địa lý và thời gian nữa; nhờ đó sự hợp tác và sự quản lý đều được tiếnhành nhanh chóng một cách liên tục: các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới

Trang 11

được phát hiện nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới, và cónhiều cơ hội để lựa chọn hơn

1.6.5 Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức

Trước hết, TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tạo

cơ sở cho sự phát triển kinh tế tri thức Lợi ích này có một ý nghĩa lớn đối với cácnước đang phát triển: nếu không nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức thì saukhoảng một thập kỷ nữa, nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn Khía cạnhlợi ích này mang tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển cần cho cácnước công nghiệp hóa

1.7 Những trở ngại của việc tiếp cận Thương mại điện tử

Trong hầu hết các trường hợp, nếu có một hệ thống TMĐT sẽ mang lại nhiềuthuận lợi và lợi ích trong kinh doanh Thế nhưng, tại sao nhiều doanh nghiệp vẫnkhông tận dụng các tiến bộ kỹ thuật tuyệt vời của Internet và TMĐT? Đó chính là một

số rào cản hay nói cách khác đó chính là những khó khăn khi các doanh nghiệp tiếpcận đến TMĐT:

- Không thích thay đổi

- Thiếu hiểu biết về công nghệ

- Sự chuẩn bị đầu tư và chi phí

- Không có khả năng để bảo trì

- Thiếu sự phối hợp với các công ty vận chuyển

Trong tất cả các lý do trên, “không thích thay đổi” là lý do phổ biến nhất ngăncản doanh nghiệp tham gia vào TMĐT, họ cảm thấy đơn giản hơn với những gì họ đãlàm Ví dụ một chủ doanh nghiệp nhỏ, họ đã có nhiều năm thành công trong công việckinh của họ, rõ ràng họ không muốn chuyển đến một hệ thống TMĐT vì nếu vậy họphải có một thời gian khá dài để thích ứng với sự thay đổi này Đây là loại tư duythường liên quan trực tiếp đến lý do “thiếu hiểu biết về công nghệ” mà nhiều cá nhânngày nay đang lo ngại bởi kỹ thuật - công nghệ cao và cũng không thạo trong lĩnh vựccông nghệ của doanh nghiệp Vì vậy, điều lo sợ về công nghệ (hoặc các khía cạnh của

Trang 12

học tập mới của công nghệ) là một rào cản lớn trong thị trường TMĐT Ngoài ra,TMĐT sẽ luôn yêu cầu một đầu tư ngay từ ban đầu để thiết lập một hệ thống Bêncạnh đó, để nâng cao hệ thống TMĐT sẽ phải duy trì qua thời gian và đây cũng chính

là một rào cản Vì vậy, để tiếp cận TMĐT, các doanh nghiệp phải xem xét mọi tìnhhuống trên cở sở cá nhân doanh nghiệp và dự thảo một chiến lược để vượt qua nhữngtrở ngại đó

Trang 13

CHƯƠNG 2: CÁC ỨNG DỤNG CỦA TMĐT TRONG LĨNH VỰC MUA BÁN

TRỰC TUYẾN

Năm 2007, tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp nóichung đa có nhiều tiến bộ so với những năm trước Tuy nhiên, tốc độ chuyển biến vàmức độ ứng dụng giữa các ngành, các lĩnh vực khác nhau là không đồng nhất Do đặcthù của ngành kinh doanh, một số ngành triển khai ứng dụng thương mại điện tửnhanh và mạnh hơn các ngành khác, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ Kết quả điều tracho thấy dịch vụ du lịch, chứng khoán và bán lẻ là ba lĩnh vực nổi bật với nhiềuchuyển biến cũng như thành tựu đáng ghi nhận về ứng dụng thương mại điện tử trongnăm 2007

Bảng 2.1:10 website TMĐT B2C tiêu biểu năm 2006- 2007 theo bình chọn của TrustVn

Tiêu chí đánh giá website thương mại điện tử uy tín của TrustVn

Để giúp các doanh nghiệp và người tiêu dùng tích cực tham gia thương mạiđiện tử (TMĐT), từ năm 2004, hàng năm, Vụ Thương mại điện tử - Bộ Th ương mại

Trang 14

(nay là Cục TMĐT và CNTT Bộ Công Thương) thực hiện chương trình TrustVn Website thương mại điện tử uy tín.

-Trong năm 2007, Chương trình TrustVn đa phối hợp cùng Hiệp hội Th ươngmại điện tử Việt Nam (Vecom) tổ chức đánh giá và xếp hạng các website TMĐT uytín tại Việt Nam TrustVn 2007 có hàng loạt thay đổi quan trọng nhằm phù hợp với sựphát triển của thương mại điện tử Việt Nam cũng như song hành cùng bước tiến củacác website TMĐT Những thay đổi đó thể hiện ngay trong tiêu chí đánh giá, phươngthức đánh giá và đối tượng tham gia

1 Đối tượng tham gia vào TrustVn 2007 là các website TMĐT của Việt Nam

do Chương trình lựa chọn ra và tập trung vào loại hình B2C (Doanh nghiệp bán hàngcho người tiêu dùng) Đây được coi là loại hình TMĐT có sự bứt phá mạnh mẽ trongnăm 2007 với hàng loạt những website tên tuổi được đầu tư quy mô, tạo được lòng tin

và đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng Tổng số cácwebsite B2C tham gia TrustVn 2007 là 176

2 Bộ tiêu chí đánh giá năm 2007 đa thay đổi hoàn toàn so với năm 2006 Tổng

số tiêu chí là 23 được phân bổ trong 12 nhóm tiêu chí lớn Th eo các tiêu chí này, cácwebsite được đánh giá chính xác hơn, phù hợp hơn với các thông lệ quốc tế Một sốnhóm tiêu chí lớn là: 1) Thông tin định danh thương nhân/chủ website, 2) Điều khoảngiao dịch giữa 2 bên, 3) Cơ chế rà soát hợp đồng giao dịch, 4) Bảo vệ thông tin cánhân và quyền lợi người tiêu dùng

www.trustvn.gov.vn

Nếu như năm 2006, sự phát triển của loại hình B2C tập trung vào các cửa hàngtrực tuyến bày bán đa dạng sản phẩm, thì năm nay lại có sự tiên phong của cácwebsite kinh doanh chuyên ngành như vận tải, du lịch, sách báo, thiết bị tin học, v.v…Đặc biệt một số website đa hoàn thiện cả khâu thanh toán trực tuyến như

www.pacificairlines.com.vn; www.123mua.com.vn; www.travel.com.vn Xu thế nàycho thấy sự trưởng thành nhanh chóng của các doanh nghiệp trong việc triển khai ứngdụng thương mại điện tử để phục vụ hoạt động kinh doanh chuyên ngành của mình

Ngày đăng: 16/10/2014, 16:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1:10 website TMĐT B2C tiêu biểu năm 2006- 2007 theo bình chọn   của TrustVn - Nghiên cứu ứng dụng của Thương mại điện tử trong mua bán trực tuyến
Bảng 2.1 10 website TMĐT B2C tiêu biểu năm 2006- 2007 theo bình chọn của TrustVn (Trang 12)
Hình 2.1:Ảnh minh họa - Nghiên cứu ứng dụng của Thương mại điện tử trong mua bán trực tuyến
Hình 2.1 Ảnh minh họa (Trang 14)
Hình 2.2: Ảnh minh họa: Internet - Nghiên cứu ứng dụng của Thương mại điện tử trong mua bán trực tuyến
Hình 2.2 Ảnh minh họa: Internet (Trang 21)
Hình 2.3: Các thành viên tham gia thị trường chứng khoán - Nghiên cứu ứng dụng của Thương mại điện tử trong mua bán trực tuyến
Hình 2.3 Các thành viên tham gia thị trường chứng khoán (Trang 23)
Hình 2.4: Các dịch vụ giao dịch trực tuyến do Công ty chứng khoán FPT   cung cấp - Nghiên cứu ứng dụng của Thương mại điện tử trong mua bán trực tuyến
Hình 2.4 Các dịch vụ giao dịch trực tuyến do Công ty chứng khoán FPT cung cấp (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w