BÀI CA NGẤT NGƯỞNG Nguyễn Công Trứ I - MỤC TIÊU Giúp HS - Hiểu được phong cách sống của NCT với tính cách một nhà nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân ma[r]
Trang 1Tuần : 4
Tiết :13,14
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
Nguyễn Công Trứ
I - MỤC TIÊU
Giúp HS
- Hiểu được phong cách sống của NCT với tính cách một nhà nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là
sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực
- Hiểu đúng nghĩa khái niệm ngất ngưởng để không nhầm lẫn với lối sống lập dị của một số người hiện đại
- Nắm được những tri thức về thể hát nói là thể thơ DT bắt đầu phổ biến rộng rãi từ TK XIX
II- CHUẨN BỊ
-GV : Sưu tầm một số bài thơ của NCT , tìm hiểu về hát nói – ca trù ,một số giai thoại về
NCT
-HS : Đọc bài & soạn bài Đọc lại bài thơ “Chí nam nhi” học ở lớp 9
- PP :Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
III- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1 Ổn định lớp:
2 Kiểm tra:
Anh (chị ) hiểu tâm sự của Nguyễn Khuyến như thế nào qua bài “Câu cá mùa thu”? Ở câu thơ nào?
3 Bài mới:
Trong lịch sử VHVN ta thường nói đến chữ ngông Ngông như Tản Đà, như Nguyễn Công Trứ Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chữ ngông ấy của tác giả Nguyễn Công Trứ qua bài thơ “Bài ca ngất ngưởng”
HĐ1: Đọc hiểu khái quát
*GV: Gọi hs đọc tiểu dẫn rút ra ý
chính
* GV giảng thêm một số ý
Ca trù- hát nói có cấu trúc,bố cục
,vần điệu ,nhịp điệu khá tự do
,không qui định về đối Khi hát
có đệm thêm tiếng đàn đáy,tiếng
gõ phách ,tiếng trống tạo nên một
nét đặc sắc Nghệ sĩ nổi danh về
hát ca trù là Quách Thị Hồ
Nguyễn Công Trứ là người đầu
tiên mang đến cho thể hát nói
một nội dung phù hợp với chức
năng và cấu trúc của nó
*GV: Gọi hs đọc bài thơ
*GV cho hs chia bố cục bài thơ
& giải thích một số từ khó
HĐ2 : Hướng dẫn đọc hiểu chi
tiết văn bản
-HS đọc sgk rút ra ý chính +Tác giả : năm sinh, năm mất , thi cử ,đỗ đạt …
+Quá trình sáng tác : sáng tác thơ nôm , chủ yếu là ca trù …ND nói về cái ngông khác người của chính NCT
-Một hs đọc, những hs khác đọc thầm
- Chia bố cục : bài thơ chia làm hai phần : Ông Hi Văn
I TIỂU DẪN
1.Tác giả.
- Nguyễn Công Trứ (1778- 1858) hiệu
là Hi Văn, xuất thân trong một gia đình nho học, người làng Uy Viễn, Nghi Xuân , Hà Tĩnh
- Ông thi đỗ giải nguyên & làm quan, lập nhiều công cho nhà Nguyễn nhưng con đường làm quan không bằng phẳng, thăng chức, giáng chức thất thường
-Nguyễn Công Trứ sáng tác nhiều bằng chữ Nôm Thể loại ưa thích là hát nói
2 Văn bản
- Thể loại :Hát nói
- Hoàn cảnh sáng tác :1848 sau khi về nghỉ hưu
II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1.Ngất ngưởng về tài năng
Trang 2* GV hỏi hs câu hỏi 1 sgk
* Giảng gợi ý : câu đầu toàn chữ
Hán đó là đặc điểm của các bài
ca trù của NCT ,đó cũng là đặc
điểm của ca trù -hát nói , đó cũng
là đặc điểm của thơ Nôm thời kì
sơ khởi khi tác giả muốn diễn đạt
1 ý quan trọng
Theo tác giả sở dĩ ông có thái độ
sống ngất ngưởng là vì cho là
ông hơn người Nói hơn người là
hơn những kẻ có quyền thế, quan
cao chức trọng.Trong “Bài ca
ngất ngưởng” có 4 lần từ ngất
ngưởng được sử dụng đi kèm với
các từ : tay ngất ngưởng ,ông
ngất ngưởng
*GV nêu câu hỏi : cách giải trí
khi về hưu của tg có gì có gì đặc
biệt ?
* GV: Tác giả cưỡi bò vàng đeo
nhạc ngựa, lại đeo mo cau vào
đuôi bò đi chơi chùa, đi hát ả
đào và tác giả tự đánh giá cao
các việc làm ấy Cách nghĩ khác
thường, ông coi điều quan trọng
nhất của các nhà nho là hành
động thực tiễn có lợi cho dân
chứ không phải là nếp sống uốn
mình theo dư luận=> cái nhìn
khinh bạc của tác giả
Em hiểu thế nào về cụm từ tay
ngất ngưởng,ông ngất ngưởng ?
*GV: Tác giả quan niệm cuộc
sống phải có ý nghĩa, phải được
thảnh thơi thưởng ngoạn vẻ đẹp
của thiên nhiên, thăm viếng chùa
chiền Dù có say mê thiên nhiên
kì thú, gắn bó với phật từ bi vẫn
không quên nhu cầu hưởng thụ,
không từ bỏ thích thú trong cuộc
sống trần thế dám đem cả gái hầu
vào chốn chùa chiền
* GV hỏi hs câu hỏi 2sgk
Ở khổ cuối không phải danh
tướng thì cũng là nhà nho nhưng
ngất ngưởng trong triều đình lúc làm quan & khi về hưu
HS đọc từ câu 1-6 trả lời +“Ngất ngưởng”1: tác giả
tự cho mình là người có tài
Trong trời đất không có việc gì không phải là phận
sự , trách nhiệm của ta +“Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng” => Tác giả là người đa tài, việc gì ông cũng làm được từ văn tới võ
Khổ 2 “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưỡng”: Tác giả cho rằng mình khác người hơn người kể cả cách giải trí cưỡi bò vàng đi chơi
Tác giả khẳng định cái hơn người của ông là dám đổi thay, thích nghi với hoàn cảnh Từ một viên tuớng tay kiếm cung oanh liệt bỗng hiền lành như một kẻ tu hành…
Tác giả cho rằng ông hơn người vì dám coi thường công danh phú quí coi thường cả dư luận khen chê thỏa thích vui chơi bất cứ cái gì mình muốn, không vướng bận sự ràng buộc của thân phận
-HS thảo luận nhóm trả lời
Cả cuộc đời nhìn lại tác giả
-Câu 1 dùng toàn từ Hán Việt thể hiện
sắc thái trang trọng khẳng định tài năng của NCT
quan trường nhiều gò bó ,trói buộc
-“Khi thủ …Thừa Thiên” liệt kê học vị
, chức tước, công trạng đã làm văn
võ song toàn
=>Tự hào về năng lực bản thân
2.Ngất ngưởng về lối sống
- Khi cáo quan về hưu “ Đô môn…chi niên” tác giả có cách giải trí khác người “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng” hình ảnh lạ khát vọng tự
do
- Đoạn thơ “Kìa núi nọ …đôi dì”
giọng thơ bình thản , vui với niềm vui say của cá nhân
- “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”: Thái
độ sống biết hưởng thụ , vượt trên thế tục ,sánh mình với những danh sĩ trong
sử sách khiến bụt cũng phải cười
- “Được mất …thượng ………
Không phật…tục”
Từ láy,điển tích , nhịp thơ khoan thai thái độ ung dung tự tại ,thản nhiên
trước dư luận => NCT tự hào về lối sống bản thân
3 Quan niệm sống của tác giả.
- Tác giả coi việc làm quan là một điều kiện, một phương tiện để thể hiện tư
tưởng vì dân vì nước, và tài năng của
mình
- Dù chốn quan trường nhiều trói buộc
Trang 3dù ở địa vị nào, hoàn cảnh nào,
ông cũng hơn người ở chỗ trước
sau trọn vẹn đạo vua tôi Đó là
phẩm chất cao quí không phải ai
cũng giữ được Ông hơn người ở
điểm ấy nên ông ngông nghênh
ngất ngưởng “Trong triều ai ngất
ngưỡng như ông”
*GV giảng ý: dù có đam mê
thưởng thức hay hưởng thụ hạnh
phúc cá nhân theo tác giả vẫn
phải giữ được phẩm chất con
người, phẩm chất của kẻ sĩ, mà
cao nhất là lòng trung thành với
nhà vua, với triều đình Phải
dung hoà được cả bổn phận và
quyền lợi, phục vụ và hưởng thụ
thì mới là kẻ dám ngất ngưỡng
nhất trên đời
* GV hỏi hs câu hỏi 4sgk
*GV: Gợi ý
Hát nói là một điệu thức chủ đạo
trong thể ca trù Nó ra đời trên cơ
sở kế thừa những truyền thống
của văn nghệ dân gian Câu kết
của bài hát nói có vị trí quan
trọng Đây là một thể loại hỗn
hợp dùng để diễn xướng gắn âm
nhạc với cả nói Đây là một hình
thức nghệ thuật dùng để diễn tả
tâm trạng của các nghệ sĩ tài hoa,
tài tử, “ngông” khác người trong
thời kì này
HĐ3 : Tổng kết bài học
* GV gọi hs nhận xét về nd & nt
của bài thơ
* Gọi 1hs đọc phần ghi nhớ
*GV cho hs đọc BT phần luyện
tập sgk + gợi ý để hs trả lời
tự đánh giá mình chỉ bằng một từ:“ngất ngưởng”
+ “Ngất ngưởng” thể hiện khi đang làm quan, tác giả
tự khen mình, đề cao tài năng của mình
+ “Ngất ngưởng” thể hiện khi cởi mũ áo nghỉ quan
Trong hoàn cảnh ấy vẫn giữ được cách sống cao ngạo khinh bỉ, qua hành động
“Đạc ngựa…”
Với tác giả dù biết việc làm quan là gò bó mất tự do
“vào lồng” nhưng vẫn ra làm quan Vì với ông công danh không chỉ là vinh mà còn là nợ, là trách nhiệm
Nguyễn Công Trứ tự nguyện dấn thân, tự nguyện đem tài hoa nhốt vào vòng trói buộc
Cuối cùng tác giả buông một câu chắc nịch “Trong triều ai ngất ngưởng như ông” khẳng định những việc lớn của đấng nam nhi bản thân ông đã làm được
-HS nhận xét
“Bài ca ngất ngưởng” thể hiện vẻ đẹp của cách sống khác đời, khác người của tác giả
- HS đọc phần ghi nhớ sgk
tác giả vẫn thể hiện được lí tưởng xã hội và vẫn giữ được bản lĩnh cá tính
- “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”: Tác giả khẳng định hai điều quan trọng nhất với kẻ nam nhi là:
+ Kinh ban tế thế + Đạo nghĩa vua tôi
Dù ở vị trí nào ông cũng sống hết mình, tìm cho mình những niềm vui sống, làm sao để mình có cuộc sống ý nghĩa nhất
=> NCT là nhà nho có lí tưởng trung quân ,luôn tự hào về sự ngất ngưởng của bản thân một cách mạmh mẽ
III GHI NHỚ
4.Củng cố
Nhấn mạnh vẻ đẹp ở cách sống bản lĩnh của Nguyễn Công Trứ
5 Dặn dò
Xem và soạn bài “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”