1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7 - Tiết 25: Hướng dẫn đọc thêm sau phút chia ly (trích chinh phụ ngâm khúc - Đặng Trần Côn)

16 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 176,9 KB

Nội dung

Hướng dẫn về nhà 1’ - Đọc thuộc lòng đoạn trích, trình bày cảm nhận của em về cái hay cái đặc sắc của ®o¹n khóc ng©m võa häc chó ý c¶ néi dung, nghÖ thuËt - Chuẩn bị bài Bánh trôi nước..[r]

Trang 1

Tuần 7

Tiết 25 Hướng dẫn đọc thêm

Sau phút chia ly

(Trích Chinh phụ ngâm khúc -Đặng Trần Côn)

- Đoàn Thị Điểm dịch

I Mục tiêu cần đạt

- Giúp hs cảm nhận trong nỗi sầu chia li của người vợ có chồng đi chiến trận là

niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và nỗi oán ghét chiến tranh phi nghĩa

- HS hiểu đặc điểm thể song thất lục bát tạo thành ca khúc nội tâm có sức diễn tả

nỗi day dứt buồn thương kéo dài trong lòng người

- Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trong đoạn trích

- Giáo dục tình cảm trong sáng biết cảm thông chia sẻ tâm sự buồn vui với những

người xung quanh

II Chuẩn bị

Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án

Tìm hiểu thêm tài liệu về Chinh phụ ngâm khúc và tác giả của tác phẩm

Trò: Tìm hiểu trước bài học

III Tiến trình lên lớp

A ổn định tổ chức (1’)

B Kiểm tra: (15’)

? Trình bày cảm nhận của em về cảnh vật ở Côn sơn ca và cho

biết tâm trạng của nhân vật ta trong văn bản đó?

Yêu cầu: Nêu được cảnh vật thiên nhiên cổ kính nhưng thoáng đạt thanh

cao, cuốn hút lòng người

Con người sống trong cảnh đó: thanh thản, ung dung, tràn ngập niềm vui

và tình yêu thiên nhiên say đắm

C Bài mới

Gọi HS đọc chú thích tr 91

? Tác giả của Chinh phụ ngâm khúc là ai?

? Nêu những hiểu biét của em về tác giả?

GV: ông là một danh sĩ tài ba, sống vào nửa thế kỉ

XVIII khi đất nước ta đang chìm đắm trong cảnh

loạn lạc, nội chiến lầm than đầy đau thương

? Em biết gì về tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc?

GV: Nội dung tác phẩm diễn tả nỗi buồn nhớ cô

đơn, niềm khát khao hạnh phúc của người cinh phụ

giữa thời chiến tranh loan lạc, niềm khát vọng hoà

bình của nhân dân, lên án chiến tranh phi nghĩa

Giá trị sâu sắc của tác phẩm là tinh thần nhân đạo

I Giới thiệu tác giả, tác phẩm (3’)

1 Tác giả: Đặng Trần Côn sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XIII

2 Tấc phẩm : Chinh

phụ ngâm khúc

- Là tác phẩm chữ Hán gồm 470 câu thơ dài ngắn xen nhau theo thể tự do

- Bản dịch thơ dài 408 câu theo thể song thất lục bát do

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Trang 2

? Em biết gì về đoạn trích “Sau phút chia ly”?

? Cho biết nội dung của đoạn trích?

- Thể hiện tâm trạng cô đơn và nỗi sầu chia ly của

người chinh phụ trong những ngày đầu sau khi tiễn

chồng ra trận

GV nêu yêu cầu đọc –gọi 2, 3 HS đọc

Đọc giọng đều đều, chậm, ngắt đúng nhịp

GVđọc mẫu, gọi HS đọc – nhận xét cách đọc của

hs

? Em có nhận xét gì về số câu số tiếng, cách gieo

vần trong đoạn thơ?

Cứ 2 câu 7 tiếng, 1câu 6 tiếng là 1 câu 8 tiếng

Cứ 4 câu là một khổ thơ

Cách hiệp vần: chữ cuối câu 7 thứ hai vần với chữ

cuói của câu 6, chữ cuối câu 6 vần với chữ cuối câu 8,

chữ cuối câu 8 lại vần với chữ thứ 5 của câu 7 ở khổ

sau và cùng là vần bằng

Cách ngắt nhịp: Câu1: 3/2/3 Câu3: 3/1/2

Câu2: 3/2/2 Câu 4: 4/4

? Em hiểu gì về các địa danh được nhắc đến trong

bài?

- Các địa danh được nhắc đến đều là những địa danh

ở Trung Quốc

GV: Tác giả mượn những địa danh này là để diễn tả

những ý nghĩa tượng trưng về những vị trí xa cách của

đôi vợ chồng khi phải chia ly

Gọi HS đọc 4 câu thơ đầu

? Bốn câu thơ trên miêu cảnh gì?

Cảnh chia li của người chinh phu và người chinh phụ

? Những từ ngữ nào trong đoạn thơ cho em biết điều

đó?

- Chàng thì đi - thiếp thì về

- Cõi xa mưa gió – buồng cũ chiếu chăn

? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của tác giả?

- Dùng nghệ thuật đối lập (đối lập về hành động

đi-về, đối lập về không gian: (cõi xa–buồng cũ )

? Em có thể hình dung như thế nào về hoàn cảnh

của mỗi người? (mồi người là một phương trời

cách biệt

- Chồng thì đi vào nơi cõi xa đầy khó khăn nguy

hiểm ở trận mạc, còn vợ thì mỏi mòn trong cảnh cô

đơn

? Cách diễn đạt đó giúp em cảm nhận được điều gì?

Đoàn Thị Điểm người sống cùng thời với tác giả dịch

3 Đoạn trích: Sau phút chia ly: Gồm 12 câu thơ trích

từ câu 53 đến câu 64 của tác phẩm

II Đọc và tìm hiẻu thể thơ

(3’)

III Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1 Khổ thơ thứ nhất (6’)

Tác giả ghi lại cảm xúc về cảnh chia li của hai vợ chồng ,sự ngăn cách thật khắc nghiệt

Trang 3

? Để khắc hoạ nổi bật hơn tình cảnh đó, tác giả đã

làm gì?

- Sử dụng các động từ tuôn, trải kết hợp với những

hình ảnh mây biếc, núi xanh

- Dùng hình ảnh đoái trông theo

? Các hình ảnh mây biếc, núi xanh gợi tả điều gì?

Sự xa cách trong không gian vời vợi

Theo em cái nhìn đoái trông theo gợi tả một cái

nhìn như thế nào? (nhìn đăm đắm với nỗi nhớ vời

vợi, hướng về phía trời xa)

? Qua cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh đó tác

giả gợi cho ta thấy tâm trạng của người chinh phụ

như thế nào khi phải chia tay chồng?

GV: Khổ thơ có những hình ảnh rât hay rất gợi

cảm, mượn ngoại cảnh để thể hiện tâm trạng con

người Và qua đó người đọc nhận rõ cái đặc sắc

trong cách diễn tả nội tâm con người của tác giả

Gv gọi hs đọc 4câu thơ tiếp SGK

? Trong đoạn thơ em thấy xuất hiện những địa danh

nào? ( Hàm Dương, Tiêu Tương)

? Em biết gì về những điạ danh nêu trong đoạn thơ?

- Đây là các địa danh ở Trung Hoa

? Cách diễn đạt ý của tác giả ở đây có gì đặc biệt?

- Vẫn sử dụng phép đối

+ Bến Hàm Dương, chốn Tiêu Tương

+ Chàng - thiếp

+ Còn ngoảnh lại - hãy trông sang

- Nhắc đi nhắc lại 3 làn địa danh

Điệp lại 2 lần chữ cách kết hợp mấy trùng

? Theo em cách diễn đạt đó có tác dụng gì?

- Làm nổi bật bi kịch chia ly lứa đôi, đồng thời thể

hiện tâm trạng cô đơn nhớ thương da diết của người

chinh phụ không thẻ nào kể xiết được

? Vì sao nhà thơ không lấy, tên địa danh Việt Nam

mà lại lấy tên địa danh Trung Hoa?

- Đó lầ một thủ pháp nghệ thuật của thi pháp cổ

mang giá trị thẩm mỹ đặc sắc Cách sử dụng địa

danh Trung Hoa như một thói quen, một điển tích ẩn

dụ tượng trưng cho điều điễn ra trong suy nghĩ, cách

viết của các nhà thơ Trung đại

? Qua 4 câu thơ tác giả muốn diễn tả tâm trạng, thái

độ của người chinh phụ như thế nào?

- Người chinh phụ cảm thấy trào dâng một nỗi buồn da diết, nỗi nhớ thương, và cô

đơn đến tột cùng

2 Khổ thơ tiếp theo (7’)

- Thông qua cách nói ước lệ tượng trưng, cách sử dụng những điệp ngữ, đối ngữ, 4 câu thơ đã diễn tả nổỉ bật bi kịch chia li và nỗi buồn nhớ cô đơn da diết của người chinh phụ

Trang 4

Gọi HS đọc 4 câu thơ cuối

? Nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả

trong 4 câu thơ?

- Sử dụng các từ ngữ tương phản, lúc hô ứng đăng

đối, tăng cấp, lúc điệp lại, dùng từ láy

? Em có nhận xét gì về nhịp điệu của 4 câu thơ

này?

- Nhịp điệu câu thơ tha thiết du dương diễn tả một

cách xúc động tâm trạng đầy bi kịch

? Đoạn thơ nhắc đến màu xanh của ngàn dâu, màu

xanh ấy gợi cho em suy nghĩ gì?

- Màu xanh ngắt của ngàn dâu là màu của tâm

tưởng, của li biệt của nỗi nhớ khôn nguôi

? Cấu trúc câu thơ cuối cùng có gì đấng chú ý?

- Là một câu hỏi tu từ

? Câu hỏi tu từ ấy gơị cho em suy nghĩ gì?

- Câu thơ gợi nên một tiếng thở dài ngao ngán, một

nỗi sầu biệt li đang trào dâng thành nỗi sầu thương

trĩu nặng

GV Có lẽ nỗi buồn biệt li ấy diễn ra triền miên

không nguôi trong lòng người chinh phụ ?

? Như vậy 4 câu thơ cuối đã giúp em cảm nhận

được tâm sự gì của người chinh phụ?

GV: Có thể nói đây là 4 câu thơ hay nhất trong cả

đoạn thơ, nó đã đặc tả một cách sâu sắc nỗi buồn,

nhớ thương chồng của người chinh phụ Nỗi buồn ấy

thấm sâu vào từng cảnh vật làm cho cảnh tuy đẹp

nhưng lại nhuốm nỗi buồn triền miên vô vọng Tiếng

lòng của nhân vật trữ tình hay cũng chính là tiếng

lòng của nhà thơ trước nỗi sầu chia li của người

chinh phụ

3 Khổ thơ cuối (5’)

Bốn câu thơ cuối đã đúc kết tất cả những cung bậc tình cảm của cả đoạn thơ, nỗi buồn li biệt như được nhân lên, trào dâng trở thành khối sầu thương trĩu nặng trong nỗi nhớ thương triền miên của người chinh phụ

III Tổng kết: (3’)

1 Nghệ thuật

Gọi HS đọc lại văn bản

? Khúc ngâm trên có những nét gì đặc sắc, nổi bật về nghệ thuật

- Sử dụng thể thơ song thất lục bát

- Dùng nghệ thuật đối, điệp ngữ, điệp từ, đảo ngữ, những từ láy, và câu hỏi tu từ,

cách nói ước lệ tượng trưng, cấu trúc song hành, đối xứng, biện pháp liên hoàn được

tác giả sử dụng tài tình

2 Nội dung

? Em cảm nhận được nội dung gì sâu sắc nhất qua khúc ngâm này?

Đoạn ngâm khúc cho thấy nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn chồng

ra trận Đó là nỗi buồn li biệt, tâm trạng cô đơn của người vợ trẻ Nỗi buồn ấy như

thấm sâu vào từng cảnh vật, nhuốm cả vào trời mây, núi non, cây cối, nhân lên trào

dâng thành khối sầu thương trong lòng người chinh phụ

? Ghi lại tâm trạng người chinh phụ, tác giả có dụng ý gì?

Trang 5

- Tố cáo chiến tranh phi nghĩa, thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ

GV: Vối ý nghĩa đó, đoạn văn thấm đượm tính nhân văn cao cả nó biểu hiện niềm

đồng cảm sâu sắc của nhà thơ đối với người phụ nữ

D Củng cố (2’)

HS đọc diễn cảm đoạn trích

? Nêu cảm nhận của em về tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích vừa

đọc?

? Tâm trạng ấy gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc chiến tranh phong kiến?

- Đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa đem lại đau khổ cho con người đăc biệt là người phụ nữ

E Hướng dẫn về nhà (1’)

- Đọc thuộc lòng đoạn trích, trình bày cảm nhận của em về cái hay cái đặc sắc của

đoạn khúc ngâm vừa học (chú ý cả nội dung, nghệ thuật)

- Chuẩn bị bài Bánh trôi nước

Tiết 26

Văn bản

Bánh trôi nước

- Hồ Xuân Hương-

I Mục tiêu cần đạt

- Giúp HS cảm nhận được thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ và lòng tin của người phụ nữ về phẩm giá trong sạch của họ

- Bước đầu giúp các em cảm nhận được nét độc đáo của thơ nôm

- Giáo dục ý thức tôn trọng phụ nữ, trân trọng vẻ đẹp nhất là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ

- Rèn cho HS kỹ năng cảm nhận thơ tứ tuyệt, biết so sánh, phân biệt với thơ thất ngôn bát cú

- Kỹ năng dùng miêu tả để biểu cảm, ẩn dụ tượng trưng

II.Chuẩn bị :

Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu tham khảo về Hồ Xuân Hương

Soạn giáo án

Trò: Tìm hiểu trước bài học

III Tiến trình lên lớp:

A ổn định tổ chức (1’)

B Kiểm tra: (4’)

? Hãy đọc thuộc đoạn ngâm khúc: Sau phút chia ly

? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?

Yêu cầu: - Tâm trạng nhớ thương sầu muộn của người chinh phụ khi chia li chồng ra trận

- ý nghĩa tố cáo chiến tranh, niềm cảm thông của tác giả

- Nêu được những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Trang 6

C Bài mới

*Giới thiệu bài: Trong đội ngũ những nhà thơ nữ của văn học Trung đại Việt Nam,

có một nhà thơ từng được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm bởi sự tài hoa độc đáo khi

sáng tạo thơ Để hiểu được bà là ai và thơ bà độc đáo ở chỗ nào, giờ học hôm nay

chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Bánh trôi nước

Cho HS tìm hiểu chú thích *sgk

? Nêu những hiểu biết của em về tac giả Hồ Xuân

Hương?

- Hồ Xuân Hương chưa rõ lai lịch, con một nhà

nho ở Nghệ An Bà sống nhiều năm ở Thăng Long

- Là người có học, tài thơ văn có quan hệ với

nhiều danh sĩ trong đó có Nguyễn Du

- Cuộc đời riêng có nhiều bi kịch, tình duyên

trắc trở, luôn khát khao hạnh phúc lứa đôi

Gv: Thời bà sống là thời kì chế độ phong kiến thối nát

mục ruỗng cực độ Bởi vậy bà đã đứng trên lập trường

của người phụ nữ để đả kích không thương tiếc những

điều trái tự nhiên của chế độ phong kiến

- Thơ của bà dồi dào sinh lực nổi tiếng về thơ

Nôm Thơ trào phúng thì sắc nhọn, trữ tình, xót đau, có

giá trị nhân đạo sâu sắc

? Bài thơ Bánh trôi nước được viết theo thể thơ gì ?

- Thất ngôn tứ tuyệt

? Vì sao em biết? (Dựa vào đặc điểm niêm luật của

thể thơ, số câu số tiếng, cách gieo vần)

? Bài thơ viết về đề tài gì? (Cái bánh trôi)

HS đọc chú thích * ? Em biết gì về loại bánh trôi

mà tác giả đề cập đến trong bài thơ?

GV: Vịnh vật là một lối thơ chủ yếu xuất hiện vào

thời lục triều (thế kỉ III -VI) ở Trung Hoa và thịnh hành

ở nước ta vào thế kỉ XV với thơ nôm Nguyễn Trãi

Các vật thường được vịnh gồm các động vật,

thực vật, đồ vật Thơ vịnh vật gồm 2 yêu cầu

+ Miêu tả cho đúng đặc điểm của sự vật khiến

người đọc nhận ra được ngay sự vật đó

+ Kí thác tâm tình, mượn sự vật để gửi gắm tư

tưởng tình cảm Bởi vậy thơ vịnh càng giống, càng

khéo, tâm tình càng sâu, càng hay Muốn vậy lời thơ

phải nhiều nghĩa, chi tiết hình ảnh vừa giống, vừa

không giống làm cho vật được vịnh vừa là nó vừa

không phải là nó Cái vịnh vật trong thơ Hồ Xuân

Hương chính là ở chỗ đó

GV: Nêu yêu cầu đọc bài thơ: Giọng phù hợp vừa dịu

dàng vừa mạnh mẽ, ngậm ngùi, vừa dứt khoát lại

thoáng kiêu hãnh tự hào

GV: đọc mẫu, gọi HS đọc ?

I Giới thiệu tác giả tác phẩm

(5’)

1 Tác giả: Hồ Xuân

Hương

- Là nhà thơ nữ nổi tiếng thế kỉ XVIII Từng

được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm

- Bà sáng tác nhiều thơ

chữ Hán, chữ Nôm, nhưng nổi tiếng và độc đáo nhất là thơ Nôm

2 Tác phẩm

- Là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt làm theo lối vịnh vật

- Bài thơ bánh trôi nước nằm trong chùm thơ vịnh vật vịnh cảnh của nhà thơ

Hồ Xuân Hương

II Đọc và tìm hiểu chú thích

(3’)

Trang 7

? Rắn nát mà tác giả nói tới trong bài thơ có nghĩa

như thế nào?

- Rắn: cứng; nát: nhão

? Nêu nội dung cơ bản của bài thơ?

? Bài thơ miêu tả hình ảnh thực của cái bánh trôi như

thế nào?

- Thân: trắng lai tròn

- Khi luộc: trước chìm, sau nổi

- Khi làm bánh: rắn hay nát ra là do người nặn bánh

- Nhân bánh: lòng son (làm bằng đường đỏ)

? Em có nhận xét gì về cách tả, kể về cái bánh trôi

của nhà thơ?

? Dựa vào những chi tiết mà tác giả miêu tả, hãy hình

dung để miêu tả và kể lại hình ảnh chiếc bánh trôi và

quá trình làm chiếc bánh đó?

- Bánh trôi được làm bằng bột nếp có màu trắng,

nặn hình tròn, bánh được thả vào luộc trong nồi nước

sôi Khi sống bánh chìm trong nước, khi chín thì nổi

lên Việc nặn bánh khéo hay vụng, còn nguyên vẹn,

hay đã nát ra là phụ thuộc vào kinh nghiệm của người

làm bánh Nhưng dù nát ra hay còn nguyên vẹn thì

nhân bánh ở trong vẫn có màu nâu đỏ

? Xét trật tự miêu tả và kể quá trình làm bánh của tác

giả, em có nhận xét gì?

- Các chi tiết của quá trình được miêu tả lộn xộn

không theo thứ tự rõ ràng hợp lí

? Chỉ ra sự lộn xộn đó?

- Đang nói về hình thể cái bánh lại nói về luộc

bánh Luộc rồi mới kể đến nặn bánh, làm nhân bánh

GV: Mặc dù trật tự miêu tả lộn xộn, không thứ tự rõ

ràng song ta vẫn có thể nhận ra bánh trôi là thứ bánh

như thế nào

? Theo em ngoài việc miêu tả cái bánh trôi, nhà thơ

còn có dụng ý gì khác không?

- Bài thơ có dụng ý thể hiện phẩm chất, thân phận

người phụ nữ trong xã hội xưa

GV: Từ hình ảnh cái bánh trôi tự tâm sự vê bản thân

mình, bài thơ gợi cho ta liên tưởng đến một đối tượng

thứ hai -đó là tâm sự, là nỗi niềm da diết của con

người- đó là người phụ nữ

? Hãy phân tích những chi tiêt hình ảnh giúp em nhận

ra điều gì về người phụ nữ?

- Thân em - cách dùng từ theo mô típ quen thuộc

trong ca dao, là từ mà ta thường gặp khi nói về người

phụ nữ

- Những từ ngữ trắng, tròn đi liền với điệp từ vừa là

lời tự giới thiệu của người phụ nữ về vẻ đẹp hình thức

III Tìm hiểu chi tiết văn bản

(20’)

Nội dung: Bài thơ miêu

tả cái bánh trôi nhưng là để miêu tả vể đẹp hình thức và tâm hồn người phụ nữ

Nhà thơ kể, miêu tả một cách ti mỉ chính xác về bánh trôi, một món ăn truyền thống, dân dã trong

đời sống của người Việt

*Hình ảnh chiếc bánh trôi

Đó là một thứ bánh có màu sắc ,hình dáng xinh xắn ,hương vị hấp dẫn ,tuy bình dị dân dã nhưng rất ngon và cũng rất đáng yêu

*Bài thơ còn mang một hàm nghĩa thứ 2: nói về nhan sắc thân phận và phẩm chất của người phụ nữ

Trang 8

của chính mình

GV: Và như vậy, câu thơ đầu là lời giới thiệu về

nhan sắc của người phụ nữ

? Qua lời giới thiệu em biết gì về nhan sắc người phụ

nữ đó?

? Em có nhận xét gì về lời giới thiệu này?

- Lời giới thiệu cho thấy người phụ nữ tỏ ra mạnh

bạo tự tin, tự hào về sắc đẹp, sự trinh trắng, khiêm

nhường, tinh khiết của chính mình

? Sau khi giới thiệu về nhan sắc, người phụ nữ tiếp

tục nói gì về bản thân mình?

- Thân phận: Bày nổi ba chìm, mặc dầu tay kẻ nặn

- Phẩm chất: Vẫn giữ tấm lòng son

? Em hiểu thế nào về cụm từ bảy nổi ba chìm

- Đây là một thành ngữ mà dân gian xưa thường sử

dụng để nối về những số phận con người luôn gặp

nhiều lận đận

GV: Cụm từ này gợi cho ta liên tưởng tới hình ảnh

những người phụ nữ có cuộc đời long đong lận đận

trong xã hội xưa cách sử dụng thành ngữ của tác giả ở

đây là một sự sáng tạo trong thơ Hồ Xuân Hương

? Câu thơ thứ 3 cho ta biết thêm điều gì về thân phận

người phụ nữ? (Không chỉ lận đận long đong, cuộc

đời người phụ nữ còn là cuộc đời hoàn toàn phụ thuộc,

không được tự quyết định tương lai hạnh phúc của

mình

? Căn cứ vào đâu em hiểu được điều đó?

- Những từ rắn, nát gợi tả những hoàn cảnh sống hoàn

toàn trái ngược nhau; hạnh phúc, vẹn tròn-bất hạnh,

gian truân

- ý thơ gợi tả sự nhỏ bé tầm thường, số phận con

người khác nào thứ đồ vật nhỏ nhoi hoàn toàn phụ

thuộc vào người sở hữu nó

? Như vậy qua hai câu thơ 3 và 4 em hiểu gì về thân

phận và cuộc đời người phụ nữ?

? Tuy vậy người phụ nữ cũng đã bày tỏ phẩm chất

của mình Vậy đó là phẩm chất gì?

-Mà em vẫn giữ tấm lòng son

? Từ son trong câu thơ có ý nghĩa như thế nào?

- Theo nghĩa đen: chỉ màu đỏ của nhân bánh

- Nghĩa thứ 2 hàm ẩn chỉ tấm lòng son sắt thuỷ

chung

? Hãy tìm hiểu cách dùng từ của tác giả có gì đáng

chú ý

- Sử dụng cặp từ sóng đôi mặc dầu, mà vẫn tạo cho

câu thơ chẵc khoẻ rắn rỏi như là lời khẳng định về một

thái độ một tâm thế

- Đó là người phụ nữ bình dân, có vẻ đẹp xinh xắn

đáng yêu trắng trẻo, thân hình, phúc hậu, khiêm nhường

- Người phụ nữ có số phận lận đận long đong và cuộc

đời hoàn toàn phụ thuôc vào người khác

Tuy vậy người phụ nữ vẫn

tỏ ra tự hào, kiêu hãnh về

sự kiên trinh bền vững săt son thuỷ chung không bao giờ thay dổi

Trang 9

? Theo em thái độ mà tác giả muốn khẳng định trong

câu thơ là gì? Thái độ kiên trinh bền vững không bao

giờ thay đổi

? Qua câu thơ kết ta hiểu thêm điều gì về người phụ

nữ?

? Em có nhận xét gì về cấu trúc bài thơ?

-Bài thơ có các cặp câu ,các hình ảnh đối nhau rất

đa dạng

+ Đối câu 1 với câu2: vẻ đẹp hình thức > <số phận

long đong;

+ Đối câu 3 với câu 4: cuộc đời phụ thuộc > <tâm

hồn

+ Đối vẻ đẹp con người > < cuộc đời số phận

? Sử dụng hàng loạt sự đối nhau ấy nhằm mục đích

gì?

- Khẳng định mạnh mẽ hơn giá trị tâm hồn của

người phụ nữ

? Em hiểu gì về thái độ của nhà thơ thông qua việc

mượn hình ảnh cái bánh trôi, nói về người phụ nữ?

- GV Hơn thế nữa, tác giả còn gửi vào đó niềm tin

vào nghị lực, vào sự kiên trinh, bền vững, sắt son có

khả năng vượt lên trên hoàn cảnh để gữ gìn phẩm giá

Thái độ của nhà thơ trân trọng biết bao

* Tóm lại :Thông qua

hình ảnh cái bánh trôi, nhà thơ đã kiêu hãnh đứng trên lâp trường của người phụ nữ mà khẳng định, ngợi ca, thể hiện thái độ trân trọng,

đề cao, vẻ đẹp, đồng cảm

sẻ chia với số phận gian chuân của người phụ nữ

III Tổng kêt: (8’)

1 Nghệ thuật

Đọc lại diễn cảm toàn bộ bài thơ

? Bài thơ có những đặc sắc gì về nghệ thuật?

- Sử dụng thể thơ thát ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ bình dị tự nhiên, hàm súc

- Sử dụng hình ảnh đối lập, lối nói ẩn dụ, thành ngữ dân gian và cách tự bạch truyền thống

2 Nội dung

? Em cảm nhận được nội dung gì sâu sắc nhất qua bài thơ?

- Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp, khẳng định gía trị tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa Đồng thời bày tỏ thái độ đồng cảm sâu sắc với thân phận cuộc đời của họ Bài thơ mang giá trị nhân văn sâu sắc

D Củng cố: (3’)

Đọc thuộc bài thơ

? Chỉ ra cái hay cái độc đáo của bài thơ?

- Chọn cái bánh trôi nói về người phụ nữ Vận dụng cách nói của dân gian

- Giọng điệu, cách sử dụng biện pháp tu từ

? Nêu giá trị tư tưởng của bài thơ?

E Hướng dẫn về nhà: (1’)

- Đọc thuộc lòng bài thơ Viết bài văn trình bày cảm nhận về cái hay cái đặc sắc của bài thơ

- So sánh cách dùng từ Thân em của Hồ Xuân Hương với cách dùng từ này trong

ca dao xưa

Trang 10

Tiết 27

I Mục tiêu cần đạt

- Giúp học sinh nắm được thế nào là quan hệ từ, chức năng và cách sử dụng quan hệ

từ trong khi nối và viết

- Rèn kĩ năng nhận diện quan hệ từ trong câu và biêt cách sử dụng quan hệ từ

trong giao tiếp, trong khi tạo lập văn bản

- Giáo dục ý thức sử dụng câu diễn đạt ý rõ nghĩa

II.Chuẩn bị :

-Thầy : Trao đổi trong nhóm thống nhất nội dung phương pháp giảng dạy

Nghiên cứu, soạn giáo án - Bảng phụ

-Trò : Tìm hiểu trước bài học

III Tiến trình lên lớp

A ổn định tổ chức (1’)

B Kiểm tra bài cũ : (5’) ? Hãy đọc thuộc bài thơ Bánh trôi nước của nhà

thơ Hồ Xuân Hương Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ?

C Bài mới :

* Giới thiệu bài: Để hiểu thêm về từ loại tiếng Việt, giờ học hôm nay chúng

ta cùng tìm hiểu từ loại: Quan hệ từ.

GV: Đưa bảng phụ ghi ví dụ trong sgk

Gọi hs đọc

a, Đồ chơi của chúng tôi/chẳng có nhiều

(Khánh Hoài)

b, Hùng Vương thứ mười tám/có một người con gái

tên là Mị Nương, người/đẹp như hoa, tính nết/ hiền

dịu

(Sơn Tinh -Thuỷ tinh)

c, Bởi tôi/ăn uống điều độ và làm việc có chừng ó

mực nên tôi/chóng lớn lắm (Tô Hoài)

? Hãy phân tích cấu trúc ngữ pháp của mỗi ví dụ

trên?

GV: Hãy chú ý vào những từ đã gạch chân

? Cho biết ở vd a, từ của có chức năng gì?

- Nối định ngữ với phần trung tâm - chỉ quan hệ sở

hữu

? Từ như trong vd b giữ chức năng gì?

- Nối bổ ngữ với phần trung tâm - chỉ quan hệ so

sánh

? Còn từ bởi, nên giữ chức năng gì trong vd c?

- Nối 2 vế của câu ghép chỉ quan hệ: nguyên nhân -

kết quả

GV: Những từ mang ý nghĩa chỉ quan hệ sở hữu, so

I Thế nào là quan hệ từ:

(10’)

1 Ví dụ:

2 Kết luận:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Ngày đăng: 31/03/2021, 19:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w