1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Đề cương môn Lịch sử văn học việt nam

12 56 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 37,76 KB

Nội dung

Nhưng quan niệm này khi sang nước ta, các bậc tiền bối Việt Nho đã tiếp thu và hiểu với các nét nghĩa khác nhau, có lúc hiểu cái đạo ấy là cái đạo lý của Thánh hiền, cũng có khi hiểu cái

Trang 1

Câu 1 Quan niệm “Văn dĩ tải đạo” 1

Câu 2 Tiền đề xuất hiện dòng văn học yêu nước giai đoạn TK X-XIV: 3

Câu 3 Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi 5

Câu 7: Nguyễn Đình Chiểu 7

Câu 9: Hiện đại hóa văn học 9

Câu 11: Chủ nghĩa lãng mạng văn học? 11

sử văn học Việt Nam

Câu 1 Quan niệm “Văn dĩ tải đạo”

Văn dĩ tải đạo là quan niệm văn học xuất phát từ câu nói của Chu Đôn Di, đời Tống Với đại ý là “văn để chở đạo cũng như xe để chở vật, xe dù được trang hoàng rực rỡ mà không chở gì cả thì cũng vô tác dụng và việc người ta trang hoàng

xe cũng là vô ý nghĩa” Văn chương phải chuyên chở đạo lý, mà đạo ở đây là đạo của Thánh hiền, được ghi lại trong Thánh kinh hiền truyện Nhưng quan niệm này khi sang nước ta, các bậc tiền bối Việt Nho đã tiếp thu và hiểu với các nét nghĩa khác nhau, có lúc hiểu cái đạo ấy là cái đạo lý của Thánh hiền, cũng có khi hiểu cái đạo ấy là đạo lý của nhân dân, mang tư tưởng thân dân, do vậy, văn chở đạo ở đây

là chuyên chở cái đạo yêu nước thương dân

Văn là một phạm trù hình thức và là một hình thức đẹp Nhưng nếu hình thức đẹp không để chứa đựng một nội dung phù hợp (đạo) thì hình thức đẹp (văn) cũng

là vô nghĩa

Đây là quan niệm nhằm nhấn mạnh chức năng tuyên truyền, giáo huấn của văn chương khác với chức năng miêu tả, phản ánh hiện thực khách quan đời sống mà

Trang 2

văn học hiện nay hướng tới Nội dung tuyên truyền, giáo huấn mà văn học trung đại hướng đến thực chất là phạm trù nho giáo vốn là rường cột về tinh thần, chính trị của nhà nước phong kiến bấy giờ Thời phong kiến đề cao tam cương (quân-thần, sư- đệ, phụ-tử hay quân-(quân-thần, phu-phụ, phụ-tử), ngũ thường (Nhân-lễ-nghĩa-trí-tín), tình yêu đất nước, tự lực, tự cường, xây dựng và bồi dưỡng phẩm giá con người, hay đó chính là đạo yêu nước thương dân

Quan niệm này được đông đảo các nhà nho Việt Nam tiếp thu và phát triển Ví như Trần Quốc Tuấn với tác phẩm “Hịch tướng sĩ” đã viết: “Huống chi ta cùng các ngươi, sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp lúc gian lao, ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác lệnh Hốt Tất Liệt, đòi ngọc lụa để thoả lòng tham khôn cùng, giả hiệu Vân Nam vương thu bạc vàng để vét của kho có hạn Thật khác nào ném thịt cho hổ đói, giữ sao cho khỏi tai vạ về sau! Ta từng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa được xả thịt, lột

da, ăn gan uống máu quân thù Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng” Bài hịch đã nêu bật lên tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đồng thời cũng nói lên được quan hệ quân-thần của chế độ phong kiến và nhấn mạnh vào vai trò của nhà vua

Hay thơ văn của các thi hào Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu v.v là minh chứng cho quan niệm “Văn dĩ tải đạo” thời trung đại Chính cụ Đồ Chiểu đã từng

phát biểu trong bài thơ Than đạo rằng:“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” là xuất phát từ cách hiểu với nét nghĩa đạo là

đạo lý của nhân dân, mang tư tưởng thương dân

Quan niệm này thực tế có sự vận động thay đổi theo từng giai đoạn chứ không phải là quy luật bất biến, quy luật của sự vận động đó là càng ngày tính chất giáo

Trang 3

huấn, đề cao đạo đức phong kiến càng mờ nhạt, thậm chí có những giai đoạn trở thành thứ yếu (các sáng tác của giai đoạn 18, 19)

Thay vào đó là xu hướng tiếp cận, phản ánh đời sống hằng ngày, là xu hướng

đi sâu khám phá thế giới nội tâm phong phú của con người Như nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương với sự ảnh hưởng của văn học dân gian:

“Không chồng mà chửa mới ngoan

Có chồng mà chửa thế gian chuyện thường”

Câu 2 Tiền đề xuất hiện dòng văn học yêu nước giai đoạn TK X-XIV:

Giai đoạn lịch sử TK X-XIV là chặng đường đầu tiên kể từ khi Ngô Quyền xưng vương dựng nước sau hơn 1000 năm bị phong kiến Trung Hoa đô hộ, kéo dài gần 5 thế kỷ cho đến năm 1414 nước ta bị rơi vào ách thống trị của nhà Minh

Đặc điểm của dòng văn học yêu nước giai đoạn 10-14

+ Lực lượng sáng tác:

Trước thời Lý có nhiều thiền sư như Ngô Chân Lưu, Đỗ Pháp Thuận, Vạn Hạnh giữ vai trò quan trọng trong việc phò tá triều đình và có vài giai thoại chép

về những bài thơ và từ của họ sáng tác khi tiếp sứ Trung Hoa

Đến thời Lý, ngoài một số người thuộc tầng lớp vua quan như Lý Thái Tổ,

Lý Thái Tông, Lý Thường Kiệt… lực lượng sáng tác chủ yếu là các nhà sư như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Mãn Giác, Không Lộ…

Thời Trần, sự phát triển của giáo dục thi cử theo Nho học đã làm xuất hiện ngày càng đông đảo lực lượng trí thức mới trong xã hội Họ trở thành lực lượng sáng tác văn học chính (40 tác giả thuộc tầng lớp nho sĩ/ 60 tác giả)

+ Tác phẩm văn học

Trang 4

Về hệ thống văn tự và ngôn ngữ văn học

Sau thế kỷ X, Hán học vẫn giữ nguyên địa vị quan trọng, chữ Hán được dùng làm văn tự chính thức của nhà nước Trước nhu cầu của đời sống xã hội, chữ Nôm ra đời để ghi âm tiếng nói dân tộc Và sự ra đời của thơ văn chữ Nôm bên cạnh thơ văn chữ Hán đã tạo ra hiện tượng “song ngữ” cho văn học

Ngôn ngữ văn học giai đoạn này không tách rời khỏi ngôn ngữ văn học trung đại Đó là ngôn ngữ đa ngữ nghĩa, đa chức năng và mang tính chất cao nhã

Và tính hàm súc là mục đích thẩm mỹ của văn chương giai đoạn này

Về thể loại văn học

Đây là giai đoạn mở đầu của nền văn học dân tộc nên xét về mặt thể loại, tuy chưa hình thành một cách đầy đủ nhưng giai đoạn này đã xây dựng được hệ thống thể loại văn học tiêu biểu như: chiếu, hịch, truyện kí, phú, thơ…

Văn học thời Lý chủ yếu là sách vở phật giáo, nay thất lạc nhiều Hiện còn một số thơ nhà chùa và bài văn bia như Văn bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn, chùa Báo Ân hay các sáng tác gắn với nội dung yêu nước như Chiếu dời đô, Chiếu nhường ngôi…

Văn học thời Trần phong phú về thể loại, bao gồm chủ yếu là sáng tác bằng chữ Hán Trong đó, thơ là bộ phận quan trọng nhưng phần lớn đã thất truyền Ngoài ra có các thể: phú, hịch, văn chép sử, truyện văn xuôi, truyện ký và các tác phẩm bằng chữ Nôm

Tác phẩm tiêu biểu nhất: Hịch tướng sĩ

Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là tác phẩm chính luận mẫu mực, kết tinh tinh thần yêu nước của hào khí Đông A Bài hịch được Trần

Trang 5

Quốc Tuấn viết năm 1282, trước hội nghị quân sự Bình Than của các vương hầu.

Đó là một luận văn quân sự nổi tiếng trong lịch sử dân tộc, là lời kêu gọi chiến đấu quyết tâm đánh thắng quân xâm lược để bảo vệ sơn hà xã tắc của ông cha ta hơn bảy trăm năm về trước từng làm sôi sục lòng người Hịch tướng sĩ là một khúc ca, bởi lẽ trước hết Trần Quốc Tuấn đã nêu cao gương sáng các bậc trung thần nghĩa

sĩ, những mẫu người lý tưởng của chế độ phong kiến đã xả thân vì lòng trung quân

ái quốc, trở thành vĩ nhân của dân tộc như Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Cảo Khanh… Hịch tướng sĩ là bản hùng ca của Đại Việt sáng ngời hào khí Đông A Nó thể hiện một tầm nhìn chiến lược, thấy rõ tim gan đen tối, dã tâm của quân giặc phương Bắc, tham lam, tàn bạo cực độ, của âm mưu biến nước ta thành quận, huyện của chúng Tác phẩm là tiếng nói căm giận bốc lửa quyết không đội trời chung với lũ giặc Nguyên-Mông Nó là khúc tráng ca chứa chan tinh thần yêu nước, biểu lộ khí phách của người anh hùng Trần Quốc Tuấn quyết chiến quyết thắng quân xâm lược, nguyện xả thân trên chiến trường để bảo vệ Tổ quốc Đại Việt Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận đanh thép nhất, hùng biện nhất thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt sáng ngời hào khí Đông-A

Và đến tận bây giờ, sau gần 800 năm ra đời, bài hịch vẫn giữ nguyên giá trị đặc sắc

ấy, là minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước, quyết chiến, quyết thắng giặc ngoại xâm của cha ông ta

Câu 3 Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi

Với Quốc âm thi tập gồm 254 bài, Nguyễn Trãi được xem như nhà thơ lớn đầu tiên viết thơ chữ Nôm, đồng thời cũng là người sáng tác thơ Nôm đoản thiên có số lượng nhiều bậc nhất trong nền thơ cổ điển dân tộc Với Nguyễn Trãi tiếng Việt không chỉ làm tốt chức năng biểu đạt mà còn mang chức năng thẩm mĩ Để tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học mang tính nghệ thuật, nhà thơ đã giữ nguyên vẻ

Trang 6

đẹp thô sơ, mộc mạc của từ Việt, hoặc bằng cách kết hợp từ, cấp cho từ Việt những nghĩa bong, những nét nghĩa “tinh thần” thoát khỏi tính cụ thể, đơn nghĩa

1 Ngôn chí bài số 5

Làm người chẳng có đức cùng tài,

So nghĩ đều thì kém hết hai

Hiểm hóc cửa quyền chăng đụt lặn, Thanh nhàn án sách hãy đeo đai

Dễ hay ruột bể sâu cạn, Khôn biết lòng người vắn dài

Sự thế dữ lành ai hỏi đến, Bảo rằng ông đã điếc hai tai.

Ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Trãi cũng mang tính thẩm mĩ cao Lớp từ vựng khẩu ngữ trong thơ Ng Trãi chủ yếu là những từ để hỏi, những đại từ nhân xưng, từ cảm than mang chức năng khắc họa tâm trạng trữ tình, bày tỏ thái độ phản ứng trước thế tình đen bạc Điều này thể hiện rõ trong 2 câu thơ cuối bài

2 Bảo kính cảnh giới bài số 43

Rồi hóng mát thuở ngày trường, Hoè lục đùn đùn tán rợp trương

Thạch lựu hiên/ còn phun thức đỏ, Hồng liên trì/ đã tịn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Trang 7

Về nhịp điệu, một điều đáng lưu ý là hiện tượng 2 câu 7 chữ đi liền nhau đều ngắt nhịp kiểu song thất lục bát đã xuất hiện Cách ngắt nhịp ¾ (lẻ trước chẵn sau) cho thấy nhiều câu 7 chữ đã không theo tiết tấu câu thơ luật đường thường có nhịp 4/3 (chẵn trước lẻ sau) và đây cũng là một dấu hiệu chứng tỏ khi xây dựng lối thơ Việt Nam, Ng Trãi đã kiên trì trên con đường dân tộc hóa

Về cấu trúc, kết thúc bài thơ là một câu sáu chữ ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài Điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai cuối cùng không phải ở thiên nhiên, tạo vật mà chính là ở con người, ở người dân Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no, hạnh phúc, nhưng đó phải là hạnh phúc cho tất cả mọi người, mọi nơi Nguyễn Trãi đưa nhiều câu thơ sáu chữ vào bài thơ thất ngôn đường luật, tạo ra cấu trúc mới có phần tự do hơn, cho thấy ông là người có ý thức cố gắng xây dựng một lối thơ Việt

3 Bảo kính cảnh giới bài số 15

Đồng bào cốt nhục nghĩa càng bền, Cành Bắc cành Nam một cỗi nên

Điền địa chớ tham hơn bỏ ải, Nhân luân mựa lấy dưới làm trên

Chân tay dầu đứt bề khôn nối, Xống áo chẳng còn mô dễ xin!

Ở thế nhịn nhau muôn sự đẹp, Cương nhu cũng biết hết hai bên.

Nguyễn Trãi vận dụng sáng tạo ngôn ngữ văn học dân gian Có khi ông sử dụng nguyên vẹn câu thành ngữ tục ngữ Nhưng thường thì Ức Trai chỉ mượn ý Nhiều khi cả ý và lời đều có sự nâng cao so với văn học dân gian Trong bài thơ này thì từ câu thành ngữ:

Anh em như thể chân tay

Vợ chồng như áo cởi ngay tức thì

Trang 8

Nguyễn Trãi đã viết thành 2 câu thơ 6,7 Câu ca dân gian có sự ảnh hưởng của

tư tưởng phong kiến coi trọng quan hệ huyết thống (ae như chân tay) mà xem nhẹ tình cảm vợ chồng (như áo cởi ngay tức thì) Còn với Nguyễn Trãi, nếu quan hệ ae như chân tay, đứt rồi khó nối thì quan hệ vợ chồng như sống áo, nhưng đã mất rồi thì khó bề tìm lại

Câu 7: Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ vĩ đại của đất nước ta thế kỷ 19 Ông là tấm gương sáng dạy ta cách sống và ứng xử, vượt lên mọi bất hạnh để sống đẹp, sống trong yêu thương và biết yêu ghét một cách phân minh, rõ rang Trong bài thơ

“Than đạo”, ông viết:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

Hai câu thơ bày tỏ một quan niệm văn chương của Đồ Chiểu “Thuyền” là hình ảnh ẩn dụ nói về văn thơ và sự nghiệp văn chương “Đạo” là đạo đức, đạo lý làm người Văn chương để chở đạo, chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, thuyền cũng chẳng đầy Sức chứa đạo đức, đạo lý của con thuyền văn chương là vô cùng

to lớn và vô tận “Thằng gian” là một khái niệm mang tính lịch sử Trong chế độ phong kiến thối nát, dưới triều Nguyễn là bọn bất lương, bọn lừa thầy phản bạn, kẻ

ác, kẻ xấu, bất nhân bất nghĩa Khi thực dân Pháp đến cướp nước ta thì thằng gian

là giặc Pháp và lũ việt gian bán nước, bọn đầu hàng giặc Chữ “đâm” và chữ

“thằng” thể hiện một thái độ quyết liệt, đầy căm thù và khinh bỉ Câu “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” nghĩa là lấy thơ văn để đánh địch, đánh quyết liệt, đánh đến cùng thì ngòi bút cũng không mòn, không cùn, không tù mà càng đánh càng sắc

Hai câu thơ còn mang tư tưởng của quan niệm “văn dĩ tải đạo”, có nghĩa là văn chương có mục đích giáo dục to lớn, nhà thơ có sứ mệnh lấy thơ văn làm vũ khí

Trang 9

chiến đấu để bảo vệ đạo đức, nêu cao chính nghĩa, chống lại mọi kẻ thù của nhân dân Nguyễn Đình Chiểu suốt đời đã sống và sáng tác vì một quan niệm văn chương cao đẹp như thế

Ông quan niệm văn chương là con thuyền “chở đạo”, chở bao nhiêu đạo cũng không khẳm, cũng không đầy bởi lẽ ông đề cao chức năng giáo dục của văn chương Sứ mệnh của văn chương nhằm giáo dục đức hy sinh, lòng vị tha, nghĩa thủy chung của con người, đề cao đạo đức và đạo lý của nhân dân như trung, hiếu, tiết, hạnh Cả đời NĐC không chỉ quan niệm chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm mà càng đâm, càng vạch mặt chỉ tên những thằng gian, lũ bất lương, bất hiếu, bất trung, bọn lừa thầy phản bạn, thì ngọn bút thơ càng sắc nhọn Nhà thơ phải yêu ghét rõ rang, thơ ca phải mang tính chiến đấu trên lập trường nhân dân và dân tộc, vì đạo hiếu trung, vì nhân nghĩa Trong xã hội phong kiến mục nát, đạo lý suy đồi thì nhà thơ “đâm mấy thằng gian” để bảo vệ nhân nghĩa, làm cho nhân nghĩa vằng vặc chói lóa như hai vầng nhật nguyệt

Quan niệm văn chương như trên đây của NĐC rất gần với lý tưởng thẩm mỹ của người xưa: “Văn chương phải có ích cho thiên hạ… loại văn chương làm sáng đạo lý… là loại văn chương vĩnh viễn tồn tại ở đời… văn chương xu nịnh thì hại cho mình, vô ích cho người” (Cố Viêm Vũ) Quan niệm này là đề cao tính chiến đấu mà sau này Bác Hồ có một phong cách nói mới mẻ: “Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

Như vậy, 2 câu thơ trên cho thấy quan niệm văn chương và sứ mệnh của nhà thơ trước cuộc đời là đúng đắn, tiến bộ Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của NĐC

đã phản ánh một cách trung thực cao đẹp quan niệm văn chương ấy

Trang 10

Câu 9: Hiện đại hóa văn học

Hiện đại hóa văn học là nền văn học từng bước thoát khỏi hệ thống quan niệm,

thi pháp, tính chất trung đại để xác định hệ thống thi pháp, quan niệm, tính chất mới du nhập từ phương Tây phù hợp với sự phát triển của thời đại

Công cuộc hiện đại hóa văn học đã diễn ra trên mọi mặt của đời sống văn học, làm biến đổi tòan diện nền văn học từ phạm trù trung đại sang hiện đại

+ Về quan niệm văn học:

Hiện đại hoá được bắt nguồn từ sự thay đổi ý thức nghệ thuật, quan niệm thẩm

mĩ và quan niệm về văn chương Thời trung đại, văn học chưa thực sự tách khỏi các lĩnh vực khác trong hoạt động ý thức tinh thần (văn, sử, triết bất phân” Văn học trung đại coi trọng tính giáo huấn đạo lý, các quan niệm khá phổ biến trong văn học trung đại phương Đông là Văn dĩ tải đạo, thi ngôn chí Văn chương với các nhà nho là phương tiện để hành đạo, trên là đạo trời, dưới là đạo Tam cương ngũ thường, thế giới nghệ thuật thường được mô hình hóa theo quan niệm của nhà nho Sang đến nền văn học hiện đại, văn học trở thành một lĩnh vực chuyên biệt tách khỏi các lĩnh vực khác, đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ và nhận thức của công chúng Văn chương không còn quá chú trọng đến tính chất đạo lý, giáo huấn mà trước hết là phương tiện tự biểu hiện của nhà văn và phương tiện để nhận thức, khám phá thế giới

+ Về thi pháp:

Hiện đại hóa, về cơ bản là sự biến đổi trong thi pháp văn học để thoát ra khỏi

hệ thống thi pháp của văn học trung đại, với những đặc đỉểm như tính ước lệ, quy phạm, tính uyên bác, sùng cổ, tính phi cá thể Cái nhìn về thế giới và con người trong văn học trung đại chịu sự chi phối của quan niệm về tính đồng nhất của vũ trụ và con người, tạo nên một cái nhìn không gian không chia cắt, được nhất thể hóa và một thời gian vĩnh viễn Văn học hiện đại giải phóng văn chương ra khỏi những quy tắc, luật lệ chặt chẽ mang tính quy phạm, ước lệ của thi pháp văn học

Ngày đăng: 29/03/2021, 14:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w