ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM Câu 1: Tiền đề xuất hiện và những đặc điểm của dòng văn học yêu nước giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV? Chọn giới thiệu 1 tác phẩm mà anh chị cho là tiêu biểu nhất? 2 Câu 2. Tóm tắt 1 trong số các chuyện sau: truyện cây gạo, cuộc kỳ ngộ ở trại Tây, nghiệp oan của đào thị….. phân tích tư tưởng nhân đạo của nguyễn dữ thể hiện trong các chuyện đó? 3 Câu 3.Có ý kiến cho rằng thơ Hồ Xuân Hương là “tục tĩu, tà dâm, tà đạo”. Ý kiến của anh (chị) về vấn đề trên như thế nào? 4 Câu 4. Cảm nhận của anh chọ về 2 câu thơ 5 Câu 5: Khái niệm hiện đại hóa văn học? Tại sao nói văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến 1945 được hiện đại hóa sâu sắc, toàn diện? 6 Câu 6:Quan niệm tình yêu trong thơ Xuân Diệu trước CMT8? 8 Câu 7: Phân tích những yếu tố mới mẻ, tiến bộ trong trào lưu văn học hiện thực phê phán chặng đường 1940 – 1945. 10 Câu 8: Tại sao nói Nam Cao là lá cờ đầu của chủ nghĩa nhân đạo trong trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945? 10 Câu 9: Từ việc phân tích một số tác phẩm tiêu biểu, hãy làm rõ đặc điểm: văn học Việt Nam giai đoạn 1945 1975 chủ yếu được sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. 12 Câu 10: Kể tên một số tác phẩm của Tô Hoài giai đoạn 1945 – 1975 mà anh (chị) đã đọc. Trình bày cảm nhận cá nhân về một tác phẩm yêu thích. 13 Câu 11: Kể tên một số tiểu thuyếttruyện ngắn sau 1975 mà anhchị đã đọc. Trình bày cảm nhận của cá nhân về tác phẩm tâm đắc. 15
Trang 1ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Câu 1: Tiền đề xuất hiện và những đặc điểm của dòng văn học yêu nước giai đoạn
từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV? Chọn giới thiệu 1 tác phẩm mà anh chị cho là tiêu biểu nhất? 2
Câu 2 Tóm tắt 1 trong số các chuyện sau: truyện cây gạo, cuộc kỳ ngộ ở trại Tây,
nghiệp oan của đào thị… phân tích tư tưởng nhân đạo của nguyễn dữ thể hiện trong các chuyện đó? 3
Câu 3.Có ý kiến cho rằng thơ Hồ Xuân Hương là “tục tĩu, tà dâm, tà đạo” Ý kiến
của anh (chị) về vấn đề trên như thế nào? 4 Câu 4 Cảm nhận của anh chọ về 2 câu thơ 5
Câu 5: Khái niệm hiện đại hóa văn học? Tại sao nói văn học Việt Nam từ đầu TK
XX đến 1945 được hiện đại hóa sâu sắc, toàn diện? 6 Câu 6:Quan niệm tình yêu trong thơ Xuân Diệu trước CMT8? 8 Câu 7: Phân tích những yếu tố mới mẻ, tiến bộ trong trào lưu văn học hiện thực phê phán chặng đường 1940 – 1945 10 Câu 8: Tại sao nói Nam Cao là lá cờ đầu của chủ nghĩa nhân đạo trong trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945? 10 Câu 9: Từ việc phân tích một số tác phẩm tiêu biểu, hãy làm rõ đặc điểm: văn học Việt Nam giai đoạn 1945 -1975 chủ yếu được sáng tác theo khuynh hướng sử thi
và cảm hứng lãng mạn 12 Câu 10: Kể tên một số tác phẩm của Tô Hoài giai đoạn 1945 – 1975 mà anh (chị)
đã đọc Trình bày cảm nhận cá nhân về một tác phẩm yêu thích 13 Câu 11: Kể tên một số tiểu thuyết/truyện ngắn sau 1975 mà anh/chị đã đọc Trình bày cảm nhận của cá nhân về tác phẩm tâm đắc 15
Trang 2Câu 1: Tiền đề xuất hiện và những đặc điểm của dòng văn học yêu nước giai
đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV? Chọn giới thiệu 1 tác phẩm mà anh chị cho
là tiêu biểu nhất?
a Tiền đề
- Thời kì này có nhiều cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm bảo vệ lãnh thổ
nổ ra tiêu biểu có các mốc sự kiện như: 938 ngô quyền đánh tan quân nam hán trên sông bạch đằng đưa nước ta bước vào thời kì độc lập tự chủ sau hơn 1000 năm băc thuộc
Tiếp đó 981 và 1075 2 lần giành lợi trước cuộc xâm lăng của quân tống
Năm 1258,1285 và 1288 là cuộc thắng lợi vẻ vang 3 lần chống quân nguyên mông xân lược
- Chữ viết: dưới sự đô hộ của các vương triều phong kiến phương bắc, 1 tác động tích cực đến nước ta là chữ viết việc hình thành chữ viết đã giúp văn thơ và các tác phẩm văn học được hiện hình và lưu hành nguyên bản
Như vậy qua những cuộc chiến đấu anh hùng, nguồn cảm hứng yêu nước vốn
có sẵn trong mau của người dân nước việt nay với khí thế hùng cường của dân tộc càng đc thể hiện ra rõ nét hơn qua các ngòi bút yêu nước: phạm ngũ lão, nguyễn trãi, vua lê thánh tông, sư vạn hạnh…
b Đặc điểm sáng tác
- Đội ngũ sáng tác
+Các tác giả chiếm 1 phần đông là quý tộc phong kiến( vua , quan lại ): trần nhân tông, hồ quý ly, lê thánh tông, trần quốc tuấn…
+ đến thời nhà lí còn có bộ phận các nhà sư: vạn hạnh,mãn giác, quản nghiêm
+ nho sĩ yêu nước: trương hán siêu,ngô sĩ liên, chu văn an,mạc đĩnh chi
- Thể loại văn học
+ đa dạng với các thể : chiếu, hịch, cáo, biểu…
+ ngoài ra có phú( bạch đằng gia phú) , truyện văn xuôi(tam tổ thực lục)
- Có cả các sáng tác bằng chữ hán và cả chữ nôm(từ thời trần: chu văn an,hồ quý ly…)
- Thể hiện nhiều góc cạnh khác nhau của thời cuộc nhưng đều có chung 1 giọng văn hào hùng, lạc quan
c Tác phẩm tiêu biểu:
Nam quốc sơn hà
Trang 3Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan hủ bại hư
Bài thơ này đc đánh giá “ xứng đáng lài bài thơ đứng ở vị trí mở đầu cho dòng thơ yêu nước hùng tráng của văn hoc nước nhà”
Bài thơ đã thể hiện đc đầy đủ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc cũng như khẳng định sự tồn tại đôc lập , toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia , dân tộc với phong kiến phương bắc đây còn đc ví như 1 bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc việt nam
Câu 2 Tóm tắt 1 trong số các chuyện sau: truyện cây gạo, cuộc kỳ ngộ ở trại
Tây, nghiệp oan của đào thị… phân tích tư tưởng nhân đạo của nguyễn dữ thể hiện trong các chuyện đó?
Chuyện cây gạo
Chuyện kể về cuộc gặp gỡ của trình trung ngộ 1 tay buôn đất bắc còn trẻ với nhị khanh từng là con cháu của 1 gia đình danh giá trong làng nhưng bị chết yểu hồn không đc siêu thoát do còn luyến tiếc trốn dương gian
Thấy nhị khanh xinh đẹp lại có tài thơ phú đàn ca nên trung ngộ si mê.2 người thường xuyên gặp gỡ và giao hoan Đc 1 khoảng 1 tháng bạn bè buôn có biết chuyện và khuyên anh ta nên tìm hiểu rõ về nhị khanh phòng việc đất khách quê người để tránh đắc tội nghe lời trong 1 đêmkhi nhị khanh đến liền ngỏ ý muốn đc đến thăm nhà, do đã từ chối nhiều lần và lần này đã có lời nài ép nên nàng châp nhận đưa đến thăm nhà 2 người đi theo hướng đông thôn, về đến cửa để tự trình ngộ đẩy cửa vào, bên trong ngôi nhà tranh rách nát có mùi hôi thối bốc ra Anh ta phát hiện trong đó có cỗ quan đề “ linh cữu nhị khanh” bên cạnh là tượng bằng đất hầu gái ôm cây đàn tì bà Chàng toan bỏ chạy thì bị nhị khanh chặn đường may dứt
áo mà đi đc Về nhà lên cơn mê sảng, người nhà phải trói lại dưới thuyền nhưng rồi trong đêm cũng trốn đi và ôm linh cữu nhị khanh chết
Từ đó hồn 2 người vất vưởng thường xuyên quấy nhiễu người dân nên bị họ phá quan tài phải xuôi theo dòng sông nương nhờ vào 1 cây gạo trăm tuổi và tiếp tục làm trò sằng bậy mấy năm sau có 1 đạo nhân đi qua biết chuyện nên lập đàn đánh đuổi chúng, phá luôn cây gạo không cho chúng dung thân Từ đó dân trong vùng mới đc yên ổn
Trang 4Tư tưởng nhân đạo của nguyễn dữ trong tác phẩm này:
+ đề cao hạnh phúc cá nhân của mỗi con người, hạnh phúc là ngay ở thực tại trần thế
+ khao khát đc yêu thương của người phụ nữ đc phản ánh rõ nét
Câu 3.Có ý kiến cho rằng thơ Hồ Xuân Hương là “tục tĩu, tà dâm, tà đạo” Ý
kiến của anh (chị) về vấn đề trên như thế nào?
Thơ của hxh là tục tĩu tà dâm tà đạo, theo e thì k phải vậy tơ hxh chỉ là phá cách , miêu tả chân thực những hình ảnh sinh động của cuộc sống mà theo quan niệm của thời phong kiến thì là không hợp nên bị coi là tục tĩu Là tà dâm tà đạo Mọi chuẩn mực đạo đức lễ giáo của nho giáo, xã hội phong kiến đã ăn sâu vào quan niệm trở thành cái khuân để đánh giá soi xét mọi việc trong hoàn cảnh này mọi tác phẩm thơ văn ngoài việc tuân thủ chặt chẽ về thể thơ, cách gieo vần, câu chữ mà đề tài sáng tác cũng rất nghiêm Chủ yếu là thơ văn ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, là tình thầy trò, nghĩa vợ chồng, đạo làm con… Vấn đề tình cảm nam nữ rất hiếm đc thể hiện
Nhưng thơ của hxh nhiêu tác phẩm lại không ngần ngại miêu tả thân thể của con người, tình yêu thương và thậm chí cả hành động quan hệ nam nữ.thơ bà đề cao vể đẹp tự nhiên cũng như dùng nó đề châm biếm, đả kích những tầng lớp ,à trước nay luôn được tôn trọng( sư, học trò, quan, đồ…)
Mta vẻ đẹp của người thiếu nữ và châm biếm học trò:
thiếu nữ ngủ ngày
mùa hè hây hẩy gió nồm đông thiếu nữ ngồi chơi quá giấc nồng lược trúc chải cài trên mái tóc
áo đào trễ xuống dưới lưng ong
đôi gò bồng đảo sương còn ngậm một lạch đào nguyên nước chửa thông quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Trang 5đi thì cũng dở ở không xong
Nhà sư
Chẳng phải là Ngô, chẳng phải ta, Đầu thì trọc lốc, áo không tà
Oản dâng trước mặt, năm ba phẩm, Vãi mọp sau lưng, bảy tám bà
Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ, Giọng hì, giọng hí, giọng hi ha
Tu lâu có lẽ lên sư cụ, Ngất nghểu tòa sen nọ đó mà!
Câu 4 Cảm nhận của anh chọ về 2 câu thơ
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
(nguyễn đình chiểu)
+ đạo : là đạo lý, chính nghĩa
Thuyền là hình ảnh ẩn dụ của văn chương
Câu đầu muốn nói đến sức mạnh lớn lao của con “ thuyền văn chương” dù có chở bao nhiêu đạo lý thì cũng không chìm Muốn nói đến khả năng vô tận của Thằng gian muốn nói đến giặc pháp và cả bè lũ bán nước nhu nhược vua quan triều nguyễn
Bút ở đây là ngòi bút Ví ngòi bút của nhà văn giống như vũ khí có khả năng sát thương tấn công kẻ thù mạnh
Tà: mòn, hỏng
Đây là tiếp nối quan niệm văn dĩ tải đạo trong truyền thống thơ ca yêu nước trong bối cảnh lịch sử hiện tại cái mà văn học phải làm sáng đc là lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm đề cao văn chương có sức mạnh chiến đấu chống kẻ thù
Trang 6Câu 5: Khái niệm hiện đại hóa văn học? Tại sao nói văn học Việt Nam từ
đầu TK XX đến 1945 được hiện đại hóa sâu sắc, toàn diện?
Khái niệm
Là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới
.1.Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920)
Đây là giai đoạn mở đầu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công cuộc hiện đại hoá văn học
Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi, báo chí và phong trào dịch thuật phát triển khá rầm rộ, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nền văn xuôi chữ quốc ngữ
Thành tựu chủ yếu của giai đoạn này là thơ của các chí sĩ cách mạng: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thượng Hiền,
Nhìn chung, văn học ở giai đoạn này chỉ mới đổi mới về nội dung tư tưởng, chứ chưa đổi mới về hình thức nghệ thuật
Vd: Non sống đã chết sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài
Muốn vượt biển Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi
Xuất dương lưu biệt( pbc)
Giai đoạn thứ hai ( từ 1920 đến 1930 )
- Giai đoạn này có những thành tựu đáng kể Các tác giả, tác phẩm có giá trị như: tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách; truyện ngắn của Phạm
Trang 7Duy Tốn, Nguyễn Bá Học; thơ của Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải; kịch nói của
Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nam Xương
- Bộ phận truyện kí của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp đã góp phần đáng kể vào quá trình hiện đại hoá văn học trong nước
Nhìn chung, giai đoạn này đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận trong quá trình hiện đại hoá Tuy nhiên nhiều yếu tố của văn học trung đại vẫn còn tồn tại từ nội dung đến hình thức
Đoạn trích: Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh
Nội dung
Hình thức
Đề cao tình cảm cao quý
(Tình cảm cha con )
Văn xuôi quốc ngữ
Câu văn biền ngẫu, kết cấu
theo kiểu tiểu thuyết
chương hồi của Trung Quốc
c.3 Giai đoạn thứ ba ( từ 1930 đến 1945 )
Quá trình hiện đại hoá văn học đã được hoàn tất với những cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, nhất là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ
Truyện ngắn và tiểu thuyết được viết theo lối mới từ cách xây dựng nhân vật đến nghệ thuật kể chuyện và ngôn ngữ nghệ thuật với các tác giả tiêu biểu như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, nhóm Tự lực văn đoàn,…
Trang 8Thơ ca đổi mới sâu sắc với phong trào thơ mới, đưa lại một “cuộc cách mạng trong thơ ca” cùng với những tên tuổi sáng chói và phong cách riêng biệt như Thế
Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính,…
Những thể loại mới như Phóng sự, bút kí, tuỳ bút, kịch nói, phê bình văn học,
…cũng góp phần khẳng định sự đổi mới toàn diện của văn học
Công cuộc hiện đại hoá đã diễn ra trên mọi mặt của đời sống văn học, làm biến đổi toàn diện nền văn học nước nhà
Ví dụ: Vội vàng ( Xuân Diệu )
Câu 6:Quan niệm tình yêu trong thơ Xuân Diệu trước CMT8?
Hoài Thanh, Hoài Chân đã nhận xét "Thơ Xuân Diệu là nguồn sống rào rạt chưa từng có ở chốn non nước lặng lẽ này"
Nhà thơ phát biểu hết sức chân thành những cảm xúc thiết tha, mãnh liệt của trái tim tràn đầy, cháy bỏng:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước và cây và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi Xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi
Trang 9(Vội vàng)
Vội vàng là bản tuyên ngôn của niềm khát sống và thèm yêu đến mãnh liệt.Chính khát vọng sống mãnh liệt, yêu cuồng nhiệt ấy đã tạo nên một thế giới nghệ thuật riêng trong thơ Xuân Diệu Xuân Diệu ví mình như "con chim đến từ xứ
lạ ngứa cổ hát chơi", nhưng đó phải là tiếng hát thiết tha nồng nàn đến "vỡ cổ"
Ông kêu gọi:
Mở miệng vàng và hãy nói yêu tôi
Dù chỉ trong một phút mà thôi
(Mời yêu)
Cảm hứng tình yêu là cảm hứng chủ đạo của thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám Ông có tuyên ngôn thơ về tình yêu một cách công khai, nâng tình yêu thành triết lí sống:
Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào
(Bài Nhà thơ quan niệm tình yêu như "là phần ngon nhất của cuộc đời" mà con người không thể thiếu được Nhà thơ viết về tình yêu với những cung bậc khác nhau.Cảm xúc tình yêu trong thơ Xuân Diệu mãnh liệt, mặn nồng nhưng chân thành và mới mẻ Đó là một tình yêu đích thực, không nghiêng về nhục cảm mà hài
Trang 10hòa, rất trần thế nhưng cũng rất lí tưởng, rất nhục thể nhưng cũng rất tâm linh.thơ tuổi nhỏ
Tấm lòng yêu mến cuộc sống của Xuân Diệu rất thiết tha nhưng không được đáp ứng như mong đợi của mình.Điều này tạo nên âm hưởng bi kịch trong lời thơ, giọng điệu thơ của Xuân Diệu
Câu 7: Phân tích những yếu tố mới mẻ, tiến bộ trong trào lưu văn học hiện thực phê phán chặng đường 1940 – 1945
Câu 8: Tại sao nói Nam Cao là lá cờ đầu của chủ nghĩa nhân đạo trong trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945?
Nam Cao là nhà văn lớn nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 -1945.Trong số các nhà văn hiện thực, ông là cây bút có ý thức sâu sắc nhất về quan điểm nghệ thuật của mình Ông phê phán khá toàn diện và triệt để tính chất thoát ly, tiêu cực của văn chương lãng mạn đương thời, coi đó là thứ “ánh trăng lừa dối”, đồng thời yêu cầu nghệ thuật chân chính phải trở về với đời sống, phải nhìn thẳng vào sự thật, nói lên được nỗi thống khổ của hàng triệu nhân dân lao động
lầm than (Giăng sáng).
Xuất hiện trên văn đàn khi trào lưu hiện thực chủ nghĩa đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, Nam Cao ý thức sâu sắc rằng: “Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và
sáng tạo những cái gì chưa có” (Đời thừa) Và Nam Cao đã thực sự tìm được cho
mình một hướng đi riêng trong việc tiếp cận và phản ánh hiện thực Nếu như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố - những nhà văn hiện thực xuất sắc thời kỳ Mặt trận dân chủ (1936 - 1939) đều tập trung phản ánh trực tiếp những mâu thuẫn, xung đột xã hội thì sáng tác của Nam Cao - đại biểu ưu tú nhất của trào
lưu hiện thực chặng đường cuối cùng (1940 - 1945), trừ truyện ngắn Chí Phèo (mà
theo tôi là dư âm còn sót lại của thời kỳ 1936 - 1939) trực tiếp đề cập tới xung đột giai cấp, còn các tác phẩm khác đều tập trung thể hiện xung đột trong thế giới nội tâm của nhân vật Hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ không tạo điều kiện cho Nam Cao
đi thẳng vào những vấn đề cấp bách nhất của xã hội, không trực tiếp miêu tả những
sự kiện có ý nghĩa xã hội lịch sử rộng lớn Nhiều tác phẩm của ông được dệt lên bằng toàn những “cái hàng ngày” chủ yếu liên quan đến cuộc sống riêng tư của các nhân vật, những sự kiện vặt vãnh, nhỏ nhoi, tủn mủn mà nhà văn gọi là “những chuyện không muốn viết” Chưa bao giờ cái vặt vãnh hàng ngày lại có một sức mạnh ghê gớm như trong sáng tác của Nam Cao Chỉ có tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng cũng đủ sức lôi tuột văn sĩ Điền đang nhởn nhơ trên chín tầng mây với ánh trăng giống như “cái vú mịn tròn đầy” xuống mặt đất với biết bao cực khổ lầm