Chứng minh qua các thể loại và hình tượng trong văn học Việt Nam Trung đại và hiện đại Người ta thường gọi khoa học về văn học là lịch sử văn học.. Văn học nghệ thuật của mỗi dân tộc tự
Trang 1BÀI SOẠN MÔN LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM Câu 1: Bản chất của vấn đề lịch sử văn học là gì? Chứng minh qua các thể loại và hình tượng trong văn học Việt Nam( Trung đại và hiện đại)
Người ta thường gọi khoa học về văn học là lịch sử văn học Tên gọi này phù hợp với chính nội dung cơ bản của ngành học được bắt nguồn từ bản chất đối tượng của nó – văn học nghệ thuật (sáng tạo ngôn từ) của các dân tộc trên thế giới Văn học nghệ thuật của mỗi dân tộc tự phát triển một cách lịch sử, trong đó xuất hiện tất cả những cái mới và những tác phẩm mới mà với mỗi thời đại lịch sử lại có những đặc điểm riêng biệt
Khoa học về văn học đòi hỏi nghiên cứu sự phát triển lịch sử của các nền văn học dân tộc Dĩ nhiên nó được bắt đầu từ sự thu thập, ghi chép những sự kiện phát triển văn học dân tộc, từ sự tạo dựng biểu đồ thống kê sự kiện Sau đó nó phải tiến hành nhiệm vụ phức tạp hơn – phân loại lịch sử các hiện tượng văn học nghệ thuật, phát hiện trong đó những đặc điểm, những biến thể có
ở lịch sử văn học của dân tộc này hay dân tộc khác
Lịch sử văn học là lịch sử sự phát triển của các tác phẩm văn xuôi hay thơ ca; nhằm mang đến sự giải trí, khai sáng, truyền đạt kiến thức cho người đọc, người nghe, người quan sát, và sự phát triển của phương pháp truyền tải các thông điệp để tạo sự liên kết giữa các phần với nhau ??????
-Lịch sử văn học, còn gọi là văn học sử lấy đối tượng là nghiên cứu văn học quá khứ, khảo sát nó như một quá trình, hoặc khảo sát một trong số các thời điểm của quá trình đó
-Qua văn học Trung đại:
+ Các thể văn hành chính: chiếu, cáo, hịch, biểu,…
Vd: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo; lễ nghi: văn tế, câu đối…
+Các hình ảnh tượng trưng ước lệ Vd: mai, lan, cúc, tùng, liễu
- Những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong văn chương trung đại: Hệ thống điển tích điển cố, thi liệu, văn liệu
-Qua văn học hiện đại:
+Các thể loại như:Truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút, ca dao, tục ngữ
+ Hình tượng mới về một cuộc sống mới, hướng đến tương lai tươi sáng
Trang 2Câu 2: Những vấn đề cơ bản của văn chương nhà nho thời Trung đại:
-Có từ thời Lê Lợi
-Tư tưởng văn hóa: Áp dụng các học thuyết, tư tưởng, bài học của Nho giáo (Khổng - Mạnh): chính trị, xã hội thời bình; Tứ thư, Ngũ kinh; Tam cương, Ngũ thường, Ngũ luân để sáng tác nên các tác phẩm văn học
-“Tư tưởng Nho giáo không thuận lợi cho văn chương vì đa phần với văn chương vì nó nặng nề
về tuyến tính, về lý tính và tính chừng mực trong khi đó văn chương, tư duy văn học mang tính hỗn hợp giữa tư tưởng và tình cảm, giữa lý tính và cảm tính, giữa nhận thức và cảm thức, giữa ý thức và vô thức, tiềm thức, tiền ý thức, kể cả tính cực đoan trong trường hợp cần thiết Nó chỉ thuận lợi ở thể loại văn chính luận với các thể loại văn sách thi Đình, thể loại gia huấn và thể hiện rõ ở thể loại văn chương mỹ thuật, dễ thấy ở thành tố triết luận ”
-Nôi dung: Vì phát triển trong môi trường Nho giáo phát triển và còn chịu bởi thi pháp văn chương cổ điển nên VHTĐ không bao giờ tách ra khỏi cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo, thế sự
+Cảm hứng yêu nước được thể hiện phong phú, đa dạng qua mội thời kì lịch sử, khi đất nước có giặc ngoại xâm (tư tưởng trung quân ái quốc, căm thù giặc ngoại xâm, xót xa trước cảnh người bị đàn áp, ý chí tiêu diệt kẻ thù, sẵn sàng xả thân vì nước), khi đất nước hòa bình (khát khao xây dựng Tổ quốc, yêu thiên nhiên, con người, tự hào với truyền thống dân tộc), âm hưởng hào hùng, khi thì bi tráng, khi thì trầm lắng, thiết tha
+Văn học trung đại Việt Nam luôn gắn bó với số phận con người Cảm hứng nhân đạo có hàm chứa cảm hứng yêu nước bởi có những bài ca yêu nước thể hiện nỗi băn khoăn, day dứt trước số phận con người Điều này được thể hiện một cách đa dạng qua việc ca ngợi vẻ đẹp con người, đồng cảm với bi kịch con người, đồng tình với ước mơ, khát vọng của con người, lên án các thế lực bạo tàn Tư tưởng nhân đạo được thể hiện một cách đầy đủ nhất trong nội dung của tác phẩm Truyện Kiều, đỉnh cao của tư tưởng nhân văn chủ nghĩa
→ Chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa yêu nước
Nghệ thuât:
+Tính quy phạm và bất quy phạm: Mục đích sáng tác là phải hướng tới việc giáo huấn đạo đức, giáo hóa cuộc đời; bày tỏ lòng mình với thiên nhiên, bày tỏ lòng mình với bản thân
+ Tính tranh nhã: hướng tới cái cao cả, trang trọng, hình tượng nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhã,
mĩ lệ với ngôn ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ
+ Hình ảnh con người trong văn học: mqh vs thiên nhiên (hình tượng thiên nhiên gắn với đạo đức, lí tưởng, thẩm mĩ của con người.); vs quốc gia, dân tộc ( thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc
về quốc gia dân tộc, truyền thống văn hiến lâu đời) ; trong mqh vs XH (thể hiện mơ ước về cuộc
Trang 3sống công bằng, nhân ái; lên tiếng tố cáo , phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông với những người dân bị áp bức; lên tiếng tố cáo , phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông với những người dân bị áp bức
+ Ngôn ngữ: Hán, Nôm
+ Các thể loại: * Thể loại chức năng: Chiếu, Biểu, Cáo, Tấu, Sớ, Hịch
* Thể loại văn học: thơ, phú, truyện kể
Câu 3: Sự vận động và phát triển của ý thức nhân văn trong văn học Việt
Nam trung đại (Dẫn chứng qua truyện Truyền kì, Ngâm khúc, truyện Nôm)
-Văn học trung đại Việt Nam luôn gắn bó với số phận con người
-Cảm hứng nhân đạo có hàm chứa cảm hứng yêu nước bởi có những bài ca yêu
nước bởi có những bài ca yêu nước thể hiện nỗi băn khoăn day dứt số phận con
người
- Tư tưởng nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam là sự kế thừa của truyền
thống tư tưởng lớn của con người Việt Nam
Vd:
+ Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn (bản Hán văn) và của Đoàn Thị Điểm
(Bản dịch Nôm hiện hành) tập trung biểu hiện khát vọng được hưởng hạnh phúc
tuổi trẻ, cái phần vật chất nhất của con người
+ Cung oán ngâm khúc đặc biệt đau đớn với tính chất hư ảo, biến hoá của
giá trị con người Tính chất biến ảo vô thường của con người và thế giới đã
được biết đến từ lâu
Câu 5:(Ý 2) Quan niệm nghệ thuật về con người, cá nhân, cá tính trong thơ mới 1932-1945 và nhóm Tự lực văn đoàn:
*Trong Thơ mới:
-Đề cao cái tôi cá nhân, tự do phá vỡ mọi quy tắc
-Quan niệm mới về con người
Trang 4-Mở rộng vô tận các đề tài khác nhau
-Cái thực của tâm tình đời thường
-Thơ là nói hộ các trạng thái cảm xúc của con người trước sự vậ, kể lễ, than vãn
-Xuất hiện một số khuynh hướng như:
+Lãng mạn với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận
+Tượng trưng siêu thực với Bích Khê, Vũ Hoàng Chương
+Cách mạng với Tố Hữu, Trần Huy Liệu
+Thơ trào phúng với Tú Mỡ
+Truyện ngắn lãng mạn với Thạch Lam
+Truyện ngắn hiện thực phê phán với Nguyễn Công Hoan, Nam Cao
*Nhóm Tự lực văn đoàn:
-Chủ yếu đề xuất xu hướng cải lương, đổi mới và cổ vũ văn minh Âu hóa, chống lại các ràng buộc đạo đức Nho giáo với con người, đặc biệt là đối với phụ nữ
-Sự ra đời các thể loại mới như Kịch, Tân nhạc, Hội họa và điêu khắc
Câu 4: Nêu và phân tích nội dung cơ bản của văn chương yêu nước dầu thế kỉ 20:
-Tư tưởng yêu nước mới: Duy tân để tự cường:
+ Cái mới mà thơ văn yêu nước tuyên truyền , cổ động là tư tưởng dân là chủ, duy tân và học hỏi theo Âu Mỹ
-Đưa ra cở sở lí luận mới: Nước không phải là của trời mà là do cha ông nhiều đời ngày đêm lo nghỉ, đổ nhiều công sức xây dựng nên
+ Quan hệ giống nòi làm cho Đất nước mang một ý nghĩa khác; ý thức về quyền sở hữu, về sự gắn bó ,máu mủ làm tăng ý thức đối với đất nước
-Phê phán người hủ nho chống khoa cử và văn chương bát cổ:
+ Ý thức sâu sắc về âm mưu nguy hiểm của giặc và nguy cơ của dân tộc cũng như khoảng cách các nước văn minh Âu Mỹ với nước ta làm cho các nhà nho duy tân càng thấy công việc duy tân
tự cường càng cấp bách
+ Lòng yêu nước thiết tha và quyết tâm duy tân đã làm cho các nhà nho khi đó sáng suốt và dung cảm, dám rứt bỏ nhiều thứ là máu thịt của chính mình
Trang 5-Đầu thế kỉ 20, các nhà nho và các nhà khoa bảng lớn cũng là người đứng lên chống Pháp Họ viết văn chương nhằm kêu gọi cứu nước, cũng là thể hiện nỗi lòng
Câu 7:
* Trình bày hiểu biết của mình về Cáo:
- Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng
để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết
- Trong thể cáo, có loại văn cáo thường ngày như chiếu sách của vua truyền xuống về một vấn đề nào đó, có loại văn đại cáo mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại, có tính chất quốc gia
- Cáo có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau
- Cáo là thể văn hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc
+ Tác phẩm tiêu biểu: "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi
* Trình bày hiểu biết về truyện Truyền kì:
- Truyện truyền kì là một loại hình tự sự bằng văn xuôi, thuộc văn học viết
- Truyện có cốt truyện hoàn chỉnh như những tác phẩm nghệ thuật, có thắt nút, phát triển và mở nút
- Truyện có thể kết thúc có hậu hay không có hậu
- Truyện chú trọng vào việc hơn là chú trọng vào người, lấy việc mà biểu hiện người, răn người
- Truyện thường có lời bình (hay lời bàn) để bình luận về mặt đạo đức, nghệ thuật
.- Ví dụ như Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
* Trình bày hiểu biết của mình về Ngâm khúc:
-Ngâm khúc là thể loại trữ tình trường thiên thuần túy Việt Nam viết bằng thể thơ song thất lục bát
-Trong thơ này nhân vật trữ tình thường thể hiện nỗi niềm hồi tưởng mong nhớ, sầu muộn, suy
tư, ai oán, xót thương cho số phận mình Ngâm khúc là sản phẩm kết hợp nhuần nhuyễn giữa thể
Trang 6thơ song thất lục bát với phương thức trữ tình dài hơi, gắn với số phận thăng trầm của một con người
- Ví dụ như Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều
* Trình bày hiểu biết và Truyện nôm:
-Truyện Nôm là truyện thơ được viết bằng chữ Nôm, thường làm theo thể thơ lục bát
- Truyện Nôm có hai loại là truyện Nôm bác học (như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên ) và truyện Nôm bình dân (như Trê Cóc, Lục súc tranh công )
Câu 8: Sự vận động và phát triển của văn học Việt Nam từ văn chương nhà nho sang văn học trí thức yêu nước:
*Những năm đầu thế kỉ XIX, XX là thời kì văn chương nhà nho bước vào đoạn đường kết thúc, giai đoạn này xuất hiện sự chuyển hướng trong văn học
- Sự bế tắc của các nhà nho và văn học nhà nho
+ Chế độ phong kiến xấu xa và tàn ác làm cho các nhà nho chân chính bất bình Trong họ xuất hiện suy nghĩ day dứt với vấn đề làm quan hay ẩn dật;
+ Cuối thế kỉ XIX xuất hiện quá trình tự phủ đinh của văn học nhà nho
*Tân thư và sự tập hợp các thế hệ nhà nho yêu nước
- Các nhà nho đi tìm đến những tri thức hiện đại mà họ biết được qua sách vở và báo chí nước ngoài được bí mật đưa vào Việt nam lúc này Trong số đó tiêu biểu là tân thư, tân văn
- Hoạt động của các tổ chức Duy Tân ở Bắc, Trung và Minh Tân ở Nam, cùng với nhóm Ðông Kinh Nghĩa Thục đã đưa phong trào cách mạng ở những năm này lên đến đỉnh cao
- Các trí thức Tây học sinh ra trong bối cảnh đô thị theo định hướng phương tây
+ Xu hướng hiện thực mới được manh nha trong giai đoạn này qua một số tác phẩm của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Hồ Biểu Chánh, Vũ Ðình Long,
+ Xu hướng lãng mạn được khơi nguồn từ các tác phẩm của Ðông Hồ, Tương Phố, Tản Ðà, Hoàng Ngọc Phách
+ Năm 1900, Phan Bội Châu đậu giải nguyên Ông là một nhà nho tiêu biểu của nước ta thời kì này Tên tuổi, danh tiếng, khí phách của ông đã được nhiều người biết đến và hết lòng ái mộ, nhất là tầng lớp thanh niên
Trang 7Câu 9: So sánh truyện ngắn Việt nam thời trung đại và hiện đại:
-Cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả ( nói lý
luận văn học; tác phẩm là tiếng nói tư tưởng, tình cảm
của tác giả, là đứa con tinh thần, vậy nên nó luôn chứa
đựng )
-Bao gồm ba nội dung chính nhân đạo, hiện thực, yêu
nước
-Nội dung của văn học hiện đại đa dạng hơn văn học trung đại do có sự bùng nổ của cái tôi cá nhân từ 1930-1945 và sự giác ngộ lý tưởng từ sau cách mạng
+ Văn học trung đại không chỉ dùng để tỏ chí, tỏ lòng mà còn diễn tả nhiều góc khuất, khía cạnh của cuộc sống mà văn học trung đại không hoặc không được phép đề cập tới (bị kìm kẹp), có những tác phẩm đôi khi chỉ là một lát cắt rất nhỏ của cuộc sống như tản văn, thứ mà đôi khi bị cho cho là vô nghĩa trong xã hội phong kiến
+ Văn học hiện đại đi sâu vào diễn tả nội tâm con người, thế giới bên trong, nhìn những giá trị cũ bằng một con mắt
và từ một góc nhìn khác