Cuộc sống của họ là cuộcsống đi đây đi đó, tiếp xúc nhiều kể cả người ngoại quốc nên tương đối tự dophóng túng hơn cuộc sống người nông dân bị trói buộc vào mảnh ruộng lĩnhcanh hay cuộc
Trang 1LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM - TẬP 3
LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
TẬP III VĂN HỌC VIẾT
(Thời kỳ I:
- Giai đoạn IV: Giữa thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
- Giai đoạn V: Đầu thế kỷ XIX – 1858)
(In lần thứ năm) (Sách dùng trong các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm)
Tác giả:
Lê Trí Viễn – Phan Côn – Đặng Thanh Lê
– Phạm Văn Luận – Lê Hoài Nam
bị cho sự sụp đổ ở thế kỷ thứ XIX Cuộc khủng hoảng trầm trọng biểu hiện ở
bộ mặt thối nát suy tàn trong toàn bộ cơ cấu xã hội phong kiến và ở sức trỗidậy với một khí thế chưa từng có trong phong trào nông dân khởi nghĩa
1 Bộ mặt giai cấp phong kiến Việt Nam thế kỷ thứ XVIII
Trang 2Chưa bao giờ, chế độ phong kiến Việt Nam, giai cấp phong kiến ViệtNam lại bộc lộ bản chất tiêu cực, phản động của nó một cách trắng trợn, lộliễu và toàn diện như lúc này Không những bất lực, nó còn đi vào con đườngphản động trên mọi vấn đề kinh tế, chính trị, ngoại giao… đặt ra trước mắt.
Trong lĩnh vực kinh tế, nền nông nghiệp lạc hậu càng bị đình trệ trầmtrọng và nền sản xuất hàng hóa vốn đã nảy nở từ trước đến nay cũng bị kìmhãm vì tình trạng chiến tranh liên miên, vì hoàn cảnh chia cắt Bắc Nam, và vìnhững chính sách kìm hãm công nghiệp, thương nghiệp của giai cấp thốngtrị Sử sách phong kiến đã xác nhận khá rõ rệt tình hình đó:
“Những dân phiêu lưu, ruộng đất phải bỏ hoang phần nhiều bị bọn thếgia và các làng lận cận chiếm cày, lập văn khế giả để làm bằng cử Thậm chí
có khi ruộng đã cày cấy hết mà vẫn khai là hoang phế Dân lưu vong muốntrở về cũng không có ruộng cày cấy, mà kiện cáo thì khổ nỗi không đủ sức”
(Ngô Thời Sĩ - Ngô gia văn phái)
“… Vào khoảng năm Giáp thìn (1724) xét biên, trong dân gian, ai cónghề nghiệp gì là chiếu bổ thuế thổ sản Vì sự trưng thu quá mức, vật lực kiệtkhông thể nộp nổi đến nỗi người ta thành ra bần cùng mà phải bỏ nghềnghiệp Có người vì thuế sơn sống mà phải chặt cây sơn, có người vì thuế vảilụa mà phải phá khung cửi Cũng có kẻ vì nộp gỗ cây mà bỏ rìu, búa, vì phảibắt cá tôm mà xé lưới chài, vì phải nộp mật mía mà không trồng mía nữa, vìphải nộp bông chè mà bỏ hoang vườn Làng xóm náo động…”
Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao, giai cấp phong kiến lại càng trở nênphản động Thời đại của những anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, LêLợi… đã qua rồi Ở đây sẽ xuất hiện Lê Chiêu Thống (1787-1789) “cõng rắncắn gà nhà” mở đường cho Nguyễn Ánh ở đầu thế kỷ XIX Chưa bao giờ bọncầm quyền phong kiến lại vô sĩ như thời kỳ này Hoàng Lê nhất thống chí nói
về mối quan hệ giữa Lê Chiêu Thống và tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị nhưsau: “Tuy là hoàng thượng được phong vương nhưng giấy má đưa đi các nơivẫn viết niên hiệu Càn Long, vì Nghị còn ở đấy nên không dám dùng niênhiệu Chiêu Thống”
Trang 3“Ngày ngày tan buổi chầu, ngài tự đến dinh Nghị chờ nghe việc quânquốc… Nghị cũng ngông nghênh tự đắc, hoàng thượng đến dinh có khi Nghịkhông buồn tiếp, chỉ cho người đứng trên linh các truyền rằng: “Nay không cóviệc quân quốc, hãy về cung nghỉ”.
Trong sinh hoạt đạo đức, đây là lúc xuất hiện những bạo chúa khéttiếng tàn ác, dâm ô, lộng quyền như Trịnh Giang (1728 - 1740), Trịnh Sâm(1767 - 1782), những quyền thần chuyên vơ vét của dân như Trương PhúcLoan ở Đàng trong, những hoàng thân quý thích đáng ghê sợ như Đặng MậuLân ở Đàng ngoài Tất cả đều được lưu danh sử sách không phải vì đức lớnhay công to, mà chính là vì những hành động xấu sa, tàn ác…
Nổi bật nhất là một tình trạng rối ren hỗn loạn về chính trị nảy sinh trên
cơ sở đấu tranh giai cấp quyết liệt và tình trạng phân liệt dữ dội trong hàngngữ nội bộ giai cấp phong kiến Chung quanh chiếc ngai vàng là cả một mớbòng bong của những tập đoàn, bè phái như Trịnh Nguyễn, Lê Trịnh, … tranhchấp, chém giết lẫn nhau để giành cái cương vị bá chủ thiên hạ Tình trạngchúa Nguyễn Đàng trong, chúa Trịnh Đàng ngoài, vua Lê chúa Trịnh, cungvua, phủ chúa tồn tại song song rõ ràng là một thực trạng trái ngược hẳn lạinguyên tắc tổ chức của chế độ phong kiến tập quyền, nhưng thực trạng ấy đãtồn tại 200 năm bắt đầu từ cuộc Lê Mạc phân tranh ở thế kỷ thứ XVI Ở đâykhông chỉ là sự bất lực của một tập đoàn phong kiến họ Lê như lời Alécdăng
đờ Rốt: “… cái xứ này thực là một nước quân chủ thực sự, hơn nữa lại có haivua nhưng một gọi là vua thì chỉ có tên mà thôi Còn ông chúa kia thì có đủquyền hành Vua chỉ ra mẳt vào những ngày nhất định, như những ngày đại
lễ đầu năm Ngoài ra nhà vua chỉ du dú trong một ngôi điện cổ kính, kéo dàicuộc đời nhàn tản vô vị, trong khi ông chúa coi sóc tất cả công việc chiếntranh và hòa bình” Sự việc đó còn chứng tỏ họ Trịnh cũng không có khả năngđộc quyền thống trị vì khác với thời kỳ phong kiến đang lên thường có sựhưng thịnh của một triều đại mới thay thế một triều đại suy tàn, lúc này họTrịnh cũng không có đủ sức mạnh tinh thần (chính nghĩa) để có thể tập họp
Trang 4quần chúng tạo nên sức mạnh quân sự đặng lật đổ hoàn toàn tập đoàn nhàLê.
Tuy nhiên, trận tuyến hàng đầu vẫn là cuộc đấu tranh giữa nhữngngười nông dân chống lại giai cấp phong kiến với một khí thế quyết liệt chưatừng có trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam
2 Thế kỷ nông dân khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩa Tây sơn với chiến công quét sạch một lúc ba tập đoàn phong kiến trong nước và cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại
Đến thế kỷ thứ XVIII, một phong trào nông dân khởi nghĩa liên tục, phổbiến và quyết liệt đã bùng nổ trên khắp dải đất Việt Nam Ở đây tập trungnhững cuộc khởi nghĩa lớn mạnh nhất, với những lãnh tụ kiệt xuất một thời đãlàm điêu đứng các tập đoàn phong kiến như cuộc khởi nghĩa Nguyễn DanhPhương (1740 - 1750), cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751), cuộckhởi nghĩa Hoàng Công Chất (1736 - 1769) Ngoài ra lớn nhỏ còn có khôngbiết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa khác Tất cả khí thế, sức mạnh của thế kỷnông dân khởi nghĩa ấy kết tình vào cuộc khởi nghĩa Tây sơn bùng nổ năm
1771, đánh dấu vẻ vang bằng những chiến thắng của lãnh tụ áo vải NguyễnHuệ, mở đầu cho triều đại Tây sơn Đây là một cuộc nông dân khởi nghĩa cótính chất quy mô toàn quốc đập tan một lúc ba tập đoàn phong kiến trongnước Chiến thắng đó còn gắn liền với cuộc chiến tranh vệ quốc oanh liệt phátan 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh năm 1789 Tất nhiên, phong trào Tâysơn rút cục cũng chỉ có thể thành lập một triều đại hoàng đế mới, nhưng đây
là lần đầu tiên trong lịch sử, chí khí quật khởi và tinh thần đoàn kết của lựclượng quần chúng đã được biểu hiện hết sức đẹp đẽ, khá trọn vẹn trong sứcmạnh chiến đấu chống giai cấp phong kiến gắn liền với việc thực hiện sứmệnh lịch sử bảo vệ đất nước chống ngoại xâm, đem lại sự thất bại khá nhụcnhã cho tập đoàn phong kiến bán nước và bọn can thiệp nước ngoài “LêChiêu Thống chạy đến cửa ải, Nghị cũng ở đó Vua vào ra mắt Nghị Cácquan lục tục kéo đến, ai nấy trông nhau, nước mắt chứa chan Sĩ Nghị cũngphải xấu hổ”
Trang 53 Bên cạnh lực lượng nông dân, sự hình thành và phát triển của tầnglớp thị dân, thợ thủ công và thương nhân đông đảo tập trung đô thị cũng làmột hiện tượng đáng lưu ý Lớp người này, do sinh hoạt kinh tế của họ, đã lykhai phần nào với quan hệ sản xuất phong kiến Cuộc sống của họ là cuộcsống đi đây đi đó, tiếp xúc nhiều kể cả người ngoại quốc nên tương đối tự dophóng túng hơn cuộc sống người nông dân bị trói buộc vào mảnh ruộng lĩnhcanh hay cuộc sống của nho sĩ cột chặt vào trăm nghìn tín điều cứng nhắc.Mặt khác, do cũng có mâu thuẫn với giai cấp phong kiến trên lĩnh vực kinh tếnên đã có nhiều người trong họ đứng vào hàng ngũ các cuộc khởi nghĩa nôngdân.
Sau những biến động liên miên, xã hội Việt Nam rút cục vẫn loanhquanh trong “đêm trường trung cổ”, nhưng với thế kỷ XVIII, quần chúng laođộng Việt Nam đã viết nên những trang sử oanh liệt trên nhiều phương diện
và cuộc sống, tư tưởng con người đã có những biến chuyển, những đảo lộnkhá mạnh mẽ vì đây là một thời kỳ đau thương nhưng quật khởi, có bi kịchnhưng có anh hùng ca
II “NHỮNG CUỘC BỂ DÂU” VỚI SỰ PHÁ SẢN CỦA Ý THỨC HỆ PHONG KIẾN VÀ SỰ TRỔI DẬY CỦA TRAO LƯU TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO CHỦ NGHĨA
Những biến cố lịch sử kinh thiên động địa đối với quan niệm phong kiến(chúa Trịnh lộng quyền, Tây sơn chiến thắng, vua Lê thất bại v.v ) ấy đã làmrung chuyển đảo lộn cả một nền nếp tư tưởng ao tù nước đọng phong kiến Ýthức hệ phong kiến vẫn ở địa vị chính thống, nhưng như Mác đã vạch ra trong
Hệ tư tưởng Đức: “Không phải ý thức quyết định đời sống mà chính là đờisống quyết định ý thức” Với thế kỷ XVIII, ý thức hệ chính thống đang đi vàocon đường khủng hoảng và bên cạnh đó, đã hình thành một trào lưu tư tưởngchứa chan yếu tố nhân đạo chủ nghĩa đẹp đẽ
1 Sự phá sản của ý thức hệ phong kiến
Cùng với sự khủng hoảng của toàn bộ cơ cấu xã hội phong kiến, nhogiáo, rường cột tinh thần của chế độ ấy, cũng bị phá sản nghiêm trọng Sự
Trang 6phá sản ấy chủ yếu nảy nở từ sức công phá của trào lưu tư tưởng xuất hiệntrong phong trào quần chúng đấu tranh muốn vạch ra một lối đi sáng tươihạnh phúc, từ thái độ quay về tìm nguồn an ủi trong tư tưởng “cứu độ chúngsinh” nhân từ của đạo Phật, trong tâm hồn phiêu diêu thanh thoát của LãoTrang, hay trong ảo tưởng duy tâm mê tín của Đạo giáo… Và Thiên Chúagiáo được truyền sang từ những thế kỷ trước đến nay cũng có cơ hội xúcphạm nghiêm trọng hơn đến địa vị độc tôn của Nho giáo… Điều đáng lưu ý ởđây là sự phá sản ấy nảy nở ngay từ hàng ngũ những con người thuộc giaicấp đã khai sinh và nuôi dưỡng nó.
Bao nhiêu tín điều, nguyên tắc, bao nhiêu “Tử viết”, “Thư văn”… đều bị
vi phạm trắng trợn, mạnh mẽ, và trước hết từ trong cung vua, phủ chúa nơingự trị những khuôn vàng thước ngọc của chính quyền phong kiến… Những
“quân thần”, “phụ tử”, “phu phụ”, “bằng hữu”, “huynh đệ”… tóm lại là “tamcương, ngũ thường” của Nho giáo đều bị sụp đổ một cách thảm hại Nhữngyếu tố tiến bộ ít nhiều khả thủ của hệ tư tưởng Nho giáo bị tiêu tan, những lớpson giả tạo bề ngoài cũng rơi rụng… và còn lại chỉ là những tôi giết vua, conhại cha, em phản anh… vì một chiếc ngai vàng, một tước công hầu hay thậmchí một hòm châu báu… Khi Vũ Văn Nhậm ra Bắc năm 1789, Lê Chiêu Thống
bỏ chạy qua sông Như Nguyệt, vua phải nhờ trấn thủ Nguyễn Cảnh Thướccho đò chở qua và phải để cho Cảnh Thước mở hòm lấy 40 lạng vàng còn lạicủa vua Khỏi bến, Cảnh Thước lại cho người đuổi theo “lột chiếc ngự bàovua đang mặc, vua ứa nước mắt cởi chiếc ngự bào trao cho chúng…” (Hoàng
Lê nhất thống chí)
Lý tưởng tôn quân, nguyên tắc hàng đầu của đạo đức giáo lý phongkiến còn bị xúc phạm đến như vậy, nói gì đến hiếu, đến tiết, đến nghĩa…Phạm Đình Hỗ nói “Đời suy thói tệ”, “thế đạo ngày một sút kém”, “danh phậnlung tung” không ai còn biết đâu mà phân biệt thuận với nghịch nữa”
Bao nhiêu rường mối kỷ cương mà những ông vua sáng nghiệp triều
Lê ra công xây dựng trong hơn 300 năm đến nay cơ hồ bị đe dọa tiêu vong
Trang 7Bao nhiêu mũ cao áo dài nơi lầu son gác tía hầu như không còn được một bộmặt đạo đức nào ngoài một người phụ nữ tiết liệt họ Phan:
… Khả liên tam bách dư niên quốc Thiên lý dân di nhất phụ nhân
… Đáng thương đất nước ba trăm lẻ Đạo nghĩa thu về một nữ nhân
Qua lời khái quát ấy, Nguyễn Hành cuối thế kỷ thứ XVIII, đã phải kêulên là “nhục quốc thể”!
Trên thực trạng suy đồi của luân lý đạo đức ấy đã nảy sinh một hiệntượng khá đặc biệt trong tầng lớp nho sĩ phong kiến: sự khủng hoảng về lýtưởng Giáo lý phong kiến đã vạch con đường đi khá rõ ràng cho thanh niênquý tộc: con đường “tu tề trị bình” để thực hiện mục đích “thượng trí quân, hạtrạch dân” Trong những thời kỳ đang lên của chế độ phong kiến như Lý,Trần, Lê sơ, con đường ấy đã góp phần tạo ra một chủ nghĩa anh hùngphong kiến ít nhiều có yếu tố tiến bộ và lôi cuốn được những chàng trai có chíkhí phò vua, giúp nước, lập công danh… Nhưng thời đại hoàng kim đã thuộc
về dĩ vãng Đến thế kỷ thứ XVIII, trừ một vài nhân vật “cuồng tín” lỗi thời kiểu
Lý Trần Quán, còn hầu hết các nho sĩ quý tộc có tài năng, đạo đức chânchính đều mang một tâm trạng bế tắc, đều nói lên một sự khủng hoảng vềđường đi:
Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên Xuân lan thu cúc thành hư sự
Hạ thử đông hàn đoạt thiếu niên
(Nguyễn Du tạp thi)
(Tráng sĩ đầu bạc đau xót ngẩng nhìn trời,
Hoài bão cao xa và sinh kế đều cùng mờ mịt
Trang 8(Cái thú) lan mùa xuân, cúc mùa thu thành chuyện hão,
Mùa đông giá lạnh, mùa hè oi bức, lần lữa làm tiêu ma (chí khí) tuổitrẻ)
… Tìm đường về Hán chưa xong Sang Tần thì việc đã không nên rồi
Bể hồ trôi giạt đôi nơi, Cho người tráng chí ra người cuồng ngông.
(Lê Hữu Trác)
Không còn minh quân để tôn thờ, có những danh sĩ như Nguyễn Thiếp(1723 - 1804), Lê Hữu Trác (1724 - 1791) đã đi vào con đường xa lánh côngdanh phú quý mặc dầu họ đều là dòng dõi trâm anh thế phiệt, có thể nói thái
độ xa lánh công danh phú quý là một tâm trạng khá phổ biến của nho sĩđương thời, vì ngoài lý do trên, có những kẻ tuy không có lý tưởng gì cao đẹpnhưng cũng trốn tránh công danh vì họ đã nhận thấy bão táp của thời đạikhiến cho địa vị công hầu cũng thường bị ngã nghiêng Chính vì thế cũng cần
có sự phân biệt giữa tíai độ của Lê Hữu Trác, Nguyễn Du, Nguyễn Thiếp…nói trên với tâm trạng chán chường công danh phú quý của Nguyễn GiaThiều:
Mùi phú quý dử làng xa mã
Bả vinh hoa lừa gã công khanh Giấc nam kha khéo bất tình Bừng con mắt dậy thấy mình tay không!
(Cung oán ngâm khúc)
tuy rằng đứng về một phương diện nào mà nói thì những thái độ phủ địnhcông danh phú quý đều ít nhiều có ý nghĩa tố cáo sự khủng hoảng của ý thức
hệ nho giáo
Trang 9Tóm lại có thể nói những tín điều thiêng liêng của Nho giáo đến nay đã
bị chà đạp, coi khinh… Điều đó có mặt nói lên tâm trạng bế tắc bi quan củanho sĩ phong kiến, có điều trước kia, người ta sẽ quay về với con đường ở ẩn
“độc thiện kỳ thân” để ít nhất giữ gìn được cái tôi trong sạch trong khi “đờiđục”, bạn bầu với gió trăng mây nước, thì ở thời đại này, có những lúc, cónhững con người đã đi vào những con đường tưởng như xa lạ (đối với lýtưởng nhà nho) nhưng thực chất là những con đường đầy ý vị nhân văn vàtinh thần dân tộc tiếp thu luồng tư tưởng của phong trào quần chúng
2 Sự nảy nở của trào lưu tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa và tác động của nó đối với nho sĩ tiến bộ
Những cuộc nông dân khởi nghĩa liên tiếp bùng nổ chính là sự thể hiệncủa tâm trạng bất mãn phẫn nộ đối với hiện thực đen tối, với giai cấp thốngtrị, của ước mơ được sống một cuộc đời hạnh phúc tự do hơn Mặc dầu năm
1751, tập đoàn Lê Trịnh cho diễn ra quốc âm 47 điều giáo hóa của Trịnh Tạc(1657 1682) trong đó có điều “Làm bày tôi phải hết lòng trung với vua” để cứngày đầu năm và ngày xã điền đem giáo điều đọc cho dân nghe…” “… nhưngnhân dân có ý lơ là, coi như việc không đáng để ý đến”
Vấn đề cần nghiên cứu ở đây là tư tưởng, tinh thần ấy đã tác động đếnnho sĩ phong kiến như thế nào Có thể nói rằng trong thế giới quan của họ đã
có những lay chuyển khá quan trọng Trái với nguyên tắc tối cao “trung thầnbất sự nhị quân” (tôi trung không thờ hai chúa), đã có những người tronghàng ngũ phong kiến đi về với triều đại của Quang Trung Tất nhiên, cũngkhông ít kẻ vì cầu an bảo mạng, hoặc ham danh vụ lợi, có mặt trong cả batriều: Lê, Tây sơn, Nguyễn, khiến có người đã phải làm thơ chê giễu, nhưtrường hợp Bùi Dương Lịch:
… Cảnh Hưng cử tiến sĩ Tây ngụy nhập Hàn lâm Bản triều vi dốc học
Dữ thế cộng phù trầm.
Trang 10… Đời Cảnh Hưng được lấy đỗ tiến sĩ Triều giặc Tây sơn vào làm ở Hàn lâm Đến triều ta (triều Nguyễn) làm đốc học (Ông ta) thật đúng là cùng đời chìm nổi.
Nhưng chắc chắn rằng cũng phải có những người đi theo Quang Trung
vì đã phần nào nhận thức được chính nghĩa của triều đại mới nhất là ởphương diện bảo vệ độc lập dân tộc Những nhân cách cứng cỏi như La Sơnphu tử Nguyễn Thiếp, những tài năng như Phan Huy Ích, Ngô Thời Nhiệm,Nguyễn Huy Lượng không thể là những con người chỉ hành động vì một chữ
“tùy thời” tầm thường Hoàng Lê nhất thống chí và Việt sử thông giám cươngmục “điểm diện” những người không ra làm với vua Quang Trung vỏn vẹn chỉcòn 7, 8 người!
Bên cạnh thái độ chính trị ấy là khuynh hướng yêu cầu phát triển củacuộc sống cá nhân, ở đây trong những yêu cầu phát triển ấy nổi bật lên làkhao khát giải phóng đời sống tình cảm Tình yêu trai gái không phải chỉ đếnthời đại này mới nảy nở, nhưng chỉ đến thời đại này mới có những biểu hiệnmới và mới tiến đến một mức độ sâu sắc mới Nhà nho Nguyễn Huy Tự khi
về già đã từng dặn con cái trong lời di chúc: “Xưa ta đã đọc lầm, loại sách ấy
có thể di hoạn tính tình, mày cùng con cháu thì chớ nên, chớ nên…” “Loạisách ấy” tức là loại tiểu thuyết ái tình Có lẽ đấy là lời “phản tỉnh” của một môn
đệ thánh hiền nhưng rồi con cháu các danh gia quý tộc như Phạm Thái,Trương Quỳnh Như vẫn chuyền nhau đọc quyển Phan Trần như thường!
Yêu cầu giải phóng đời sống bản năng cũng là một hiện tượng phổbiến Nhà nho Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút đã lên án nghiêm khắccái cảnh “trên Bộc trong dâu” Điều đó có ý nghĩa Có thể những sự việc gọi là
“trên Bộc trong dâu” đã xảy ra khá nhiều ở thời ấy Nhưng điều quan trọnghơn là nhân dân đã nhìn việc này một cách khác Trong hoàn cảnh xã hộiphong kiến, tiếng nói của bản năng kia vẫn có giá trị chống đối lại những quanniệm đạo đức của giai cấp thống trị đè nén, tỏa chiết hạnh phúc con người
Trang 11Tiếng nói ấy cũng chỉ có thể phát triển mạnh trong hoàn cảnh suy tàn của giaicấp phong kiến Vì thế không lấy gì làm lạ khi thấy cùng một thời đại, đã đồngthời xuất hiện những câu thơ trắng trợn của Chiêu Hổ (?), táo bạo của HồXuân Hương và cả những câu thơ đầy khao khát của Phạm Tải Ngọc Hoacũng có thể thuộc giai đoạn này:
Có đêm giấc quế hồn mai Thấy chàng quân tử xa chơi động đào Càng trông càng lắm chiêm bao
Rõ ràng quân tử đã vào phòng hương.
Vào cuối thế kỷ thứ XVIII, ý thức chống đối, đòi hỏi của nhân dân đãmạnh mẽ hơn trước vì đây là lúc những mâu thuẫn chính của xã hội phongkiến bộc lộ một cách rõ ràng, những vấn đề của cuộc sống đặt ra buộc tưtưởng con người phải có một chiều hướng nào đấy Ta không loại bỏ yếu tố
tư tưởng thống trị vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ trong xã hội, nhưng luồng tưtưởng chống đối, đòi hỏi nói trên là một thực tế quan trọng của thời đại Căn
cứ vào diễn biến của tình hình chính trị, căn cứ vào những sử liệu và qua cáctác phẩm văn học, có thể nói những ý thức tư tưởng trên đã cuộn lên thànhmột cái gì như là một tư trào, có ảnh hưởng đến nho sĩ quý tộc
Luồng tư tưởng ẩy có những yếu tố tiến bộ hết sức đẹp đẽ vì nó dựatrên tinh thần nhân đạo chủ nghĩa của quần chúng để đòi hỏi những quyền lợichính đáng của con người và chống lại những thế lực nào chà đạp lên quyềnlợi ấy Tất nhiên, nó chưa toàn diện, hệ thống, tự giác, và có tổ chức như tưtưởng của giai cấp tư sản, và nhất là như hệ thống tư tưởng của giai cấp vôsản dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng nó có giá trị chống lại một giai cấpthống trị đã đi vào mạt vận Nó đã có tác dụng đối với lịch sử và đặc biệt làđối với sự phát triển của văn học bấy giờ
Luồng tư tưởng đó là của lớp người nào trong xã hội? Vấn đề nàykhông giản đơn Phải có một sự nghiên cứu dày công và sự đóng góp củanhiều ngành khoa học mới có thể giải quyết thỏa đáng Ở đây, chúng tôi xin
Trang 12đưa ra một vài ý kiến Tất nhiên luồng tư tưởng ấy không thể là của giai cấpphong kiến thống trị mà phải nảy nở từ quần chúng bị áp bức và là kết quảhòa hợp của tư tưởng nhiều tầng lớp Xét hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Namlúc này, có thể nói yếu tố tư tuỏng của nông dân là chủ yếu, có tính cáchquyết định Lực lượng thị dân lúc này chưa phải là lực lượng lớn mạnh Trongkhi đó, giai cấp nông dân Việt Nam, cho đến nửa cuối thế kỷ thứ XVIII, đã cómột quá trình lao động, chiến đấu lâu dài Trên đồng ruộng và trên nhữngchiến trường chống giai cấp thống trị trong và ngoài nước, tư tưởng, tình cảmcủa họ đã được rèn giũa qua bao cuộc đời, bao thế hệ, bao sự kiện Lê-ninkhi phân tích văn hóa dân tộc thời quá khứ có câu: “Trong mỗi dân tộc có khốiquần chúng lao động và bị bóc lột, và điều kiện sinh sống của họ làm nảy sinh
ra một hệ thống tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa” Áp dụng một chừngmực nào đó câu nói trên vào thực trạng xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ thứXVIII, ta có thể nói trào lưu tư tưởng tiến bộ nói trên chủ yếu là của giai cấpnông dân, có sự kết hợp với tư tưởng của tầng lớp thị dân và cả những tưtưởng tiến bộ xuất phát từ những yếu tố tích cực trong Nho giáo của các nho
sĩ phong kiến Trong một thời đại có nhiều biến cố quan trọng như thời đạibấy giờ, sự giao lưu về mọi mặt của các tầng lớp trở nên rộng rãi, hiện tượngảnh hưởng qua lại giữa hệ tư tưởng của mọi giai cấp lấy những tư tưởng tiến
bộ của nông dân làm trung tâm như vậy là một điều có thể hiểu được
III TÌNH HÌNH VĂN HÓA
Trong tình hình xã hội suy đốn như trên mà nói sinh hoạt văn hóa pháttriển thì hình như có mâu thuẫn, nhưng đó là sự thật Tất nhiên cũng phảiđứng trên quan điểm nào mà nhận định
Sự thật thì những điều kiện vật chất cần thiết cho sự nảy nở của cácngành văn nghệ, học thuật ở giai đoạn này cũng chưa có gì gọi là hơn hẳncác giai đoạn trước Nghề in phát đạt chút ít nhờ việc chúa Trịnh cấm nhậpcác sách học Trung quốc để dùng sách in trong nước, nhưng cũng chưa hềchuyển sang phương pháp dùng chữ rời, và việc xuất bản sách không hề trởthành một công việc dễ dàng mà mọi tác giả muốn in sách có thể làm được
Trang 13với túi tiền thường mong manh của mình Phương tiện lưu thông cũng khôngphải là thuận tiện Sách vẫn phải chép tay chuyền cho nhau là một việc phổbiến Chưa tác giả nào nghĩ đến tiền nhuận bút chứ đừng nói đến sinh sốngbằng nghề viết văn Tuy nhiên, thói quen đẻ ra từ lối học cử tử là họp nhau lạingâm vịnh và xướng họa Cho nên nhiều văn đàn thi xã vẫn có những sinhhoạt văn học nghệ thuật Xướng họa, bình thơ, có cô đào đàn hát ngâm thơ
là hình thức hội họp của các tổ chức ấy Một số văn thi xã như vậy còn đểtiếng về sau Đây không nói đến sinh hoạt văn nghệ trong nhân dân mà đờinào cũng có những hình thức phong phú
Nối liền văn học với nghệ thuật một cách găn gũi nhất là lối hát ả đào,hình thức nghệ thuật này bắt đầu thịnh hành từ giai đoạn lịch sử này
Âm nhạc Đàng ngoài, Đàng trong đều nổi tiếng Ca nhạc ở Bắc, ca Huế
ở Nam, không chỉ là món tiêu khiển của cung đình, liêu thất mà còn trở thànhnhu cầu thưởng thức của nhân dân Nhạc công ca kỹ chuyên về âm nhạc.Nhiều nhà trí thức sành nghề thẩm âm cũng tham gia soạn khúc Do yêu cầuxây dựng, các ngành điêu khắc, kiến trúc cũng phát triển, một số chùa cócách kiến trúc mỹ lệ và có những công trình điêu khắc tài tình xây dựng từthời này vẫn còn là niềm tự hào của dân tộc ta ngày nay Nghệ thuật sânkhấu như chèo ở Đàng ngoài, tuồng ở Đàng trong lại càng làm rõ thêm trình
độ của các ngành văn nghệ phục vụ cho những nghệ thuật tổng hợp đó Cảhai hình thức sân khấu đều được mọi tầng lớp trong xã hội ham thích Tìnhhình trên đây không thể nào không có ảnh hưởng đến văn học
Bên cạnh các ngành nghệ thuật, các ngành học thuật cũng có nhữngbước tiến đáng kể Không kể những chủ trương về giáo dục, về dịch thuật, vềvăn hóa nói chung đã đề ra dưới thời Tây Sơn nhưng rồi không đưa đếnthành tựu gì to lớn, các ngành nghiên cứu văn học, lịch sử, đia lý, xã hội học,
y học… đều có những đại biểu xứng đáng Lê Quý Đôn (1726 - 1784) là mộtnhà thơ đồng thời là một nhà nghiên cứu phê hình văn học, một nhà nghiêncứu lịch sử, địa lý Y dược học có bộ Lãn Ông y tập của Lê Hữu Trác gồmmột trăm quyển là một pho sách thuốc hết sức quý giá Về khoa học tự nhiên,
Trang 14ngoài y dược học thì chưa rõ gì thêm, nhưng sự có mặt của những công trìnhkiến trúc ưu tú, những sự việc như cách ướp xác người ở các ngôi mộ đời Lê
đã phát hiện, những điều như vậy đòi hỏi phải tìm hiểu thêm nữa
Điều đáng quý là nền văn hóa giai đoạn này không những tỏ ra rực rỡ
ở nhiều mặt mà còn biểu thị một tinh thần nhất trí đáng lấy làm tự hào
Văn hóa giai đoạn này biểu hiện một trình độ nhất định của tinh thầnkhoa học, tinh thần duy lý Trong kiến trúc và điêu khắc giai đoạn này “tínhchất chế hóa và khuynh hướng kỷ hà học đã đạt đến trình độ cao” Trong lãnhvực học thuật thì có những biểu hiện rõ hơn Các tác phẩm nghiên cứu khoahọc đều thể hiện sự quan tâm rõ rệt đến tính chính xác, chứng tỏ một tìnhthần phê phán khá mạnh dạn Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ là một tác phẩmkhảo sát và phê bình các bản sử cũ rất có giá tri Điều đặc sắc ở Lê Quý Đôn
là tinh thần phán đoán, tinh thần trọng thực tiễn và phương pháp suy luận kháchặt chẽ Trong văn học, nội dung hiện thực của các tác phẩm giai đoạn nàycũng chứng tỏ các tác giả đã đi sâu vào việc quan sát và nhận xét thực tếcuộc sống Trong nghệ thuật viết truyện tuy chưa có lý luận sáng tác, có tácgiả như Nguyễn Du đã có một cách bố cục, kết cấu chặt chẽ, trong đó sựphân lượng có tính chất khoa học đã kết hợp một cách tài tình với cảm hứngnghệ thuật
Điểm nổi bật nhất trong lĩnh vực văn hóa là một tinh thần dân tộc sâusắc biểu hiện ở thái độ nhìn nhận, đánh giá lịch sử dân tộc, văn hóa dân tộc
Tinh thần dân tộc biểu hiện ở nguyện vọng muốn “dựng lên một lá cờcho y giới nước nhà” (Lê Hữu Trác); ở một “nền nghệ thuật rực rỡ mangnhiều yếu tố nhân dân ấy, đến cuối thế kỷ thứ XVIII lại nảy nở thành một sốcông trình kỳ diệu để rồi sang các đời vua đầu triều Nguyễn lại bị bóp nghẹt”
Tất nhiên, tinh thần dân tộc ấy đã được xây dựng hình thành trải quamột trường kỳ lịch sử nhưng chỉ đến giai đoạn này mới trở thành một truyềnthống rõ rệt, sâu sắc, sinh động, nhất trí, kết tinh vào hình ảnh những vị LaHán chùa Tây phương từ pho tượng Tuyết sơn trầm tư mặc tưởng gày gòđau khổ đến pho tượng Phật đà nan đề vui vẻ khể khà thông minh linh hoạt
Trang 15gợi lên phong thái của những ông già Việt Nam sau lũy tre xanh xa xưa; kếttinh vào thành tựu đặc sắc của Hoàng Lê nhất thống chí, bộ tiểu thuyết lịch sửbằng văn xuôi đầu tiên; kết tinh vào thể song thất lục bát giàu sức biểu hiện
trữ tình, vào kiệt tác lục bát Truyện Kiều… tóm lại là cả một khuynh hướng
tìm về dân tộc biểu hiện trong hầu hết các lĩnh vực sinh hoạt văn hóa, nghệthuật, văn học
B TÌNH HÌNH VĂN HỌC
Đây là giai đoạn rực rỡ nhất trong văn học dân tộc dưới chế độ phongkiến Những đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội nêu lên ở trên chính lànguồn gốc sâu xa quyết định sự phát triển của nền văn học Việt Nam thế kỷthứ XVIII Nhưng trực tiếp tác động đến văn học chính là trạng thái tư tưởngrất đặc biệt của thế kỷ XVIII là đời sống văn hóa chứa đựng tính dân tộc sâusắc và ít nhiều mầm mống của tính duy lý khoa học
Đứng về phạm vi văn học sử mà xét, văn học nửa cuối thế kỷ XVIII đãthừa hưởng một di sản văn học quý báu của những thế kỷ trước
Chúng tôi đã từng nói đến dòng văn học dân gian rất lành mạnh với nộidung chiến đấu, nội dung trữ tình tiến bộ, với những phong cách biểu hiệnphong phú, sinh động mà thời đại này sẽ kế thừa một cách xứng đáng Mặtkhác, văn học của bộ phận nho sĩ (kể cả nôm lẫn Hán) trong các thời đạitrước cũng đã để lại nhiều yếu tố tiến bộ Tinh thần dân tộc trong thơ văn yêunước đời Trần, đời Lê, tinh thần nhân đạo trong Lâm tuyền kỳ ngộ, “Hươngmiết hành”… cái nhìn phê phán trong văn thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn BỉnhKhiêm, Nguyễn Dữ đều là những yếu tố ưu tú của văn học dân tộc Hoặcđứng về mặt hình thức mà nói, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đã
đi trước Nguyễn Du trong cách sử dụng ngôn ngữ văn học dân gian và nhữngTruyện Vương Tường, Lâm tuyền kỳ ngộ… ở một phương diện nào đều cóthể là tiền thân của loại truyện nôm thế kỷ thứ XVIII Trong lời nói đầu của bảnphiên âm Thiên nam ngữ lục hai ông Nguyễn Lương Ngọc và Đinh Gia Khánh
có nêu ý kiến: Thiên nam ngữ lục có thể là tác phẩm bắc cầu giữa các tác giả
thế kỷ XVI, XVII với bản dịch Chinh phụ ngâm, tác phẩm có một bước tiến
Trang 16khá dài về mặt nghệ thuật so với các tác phẩm trước kia Trong lĩnh vực họctập văn học Trung quốc, từ cách du nhập chữ Hán, cách Việt hóa hình ảnh,điển cố của văn học Trung quốc biến thành cách phô diễn Việt Nam, đến cáchvay mượn thể tài, chọn lựa đề tài, những thế kỷ trước vẫn để lại nhiều kinhnghiệm quý báu Ngay việc diễn ca hoặc sáng tác dựa vào những tác phẩmTrung quốc là công việc đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn này, cũng khôngtách rời việc học tập văn học Trung quốc trải qua các thế kỷ và sự trưởngthành từng bước của văn học tiếng Việt Chưa có sự nghiên cứu để tìm hiểuthật rõ cách đem chữ Hán vào thơ Việt Nam từ Nguyễn Trãi đến Đoàn ThịĐiểm có những tiến bộ gì, nhưng điều đó có thể khẳng định được là không cóngười đi trước như Nguyễn Trãi thì không làm gì có cách dùng chữ Hán trong
tiếng Việt thuần thục như trong Chinh phụ ngâm.
Như vậy, có thể nói qua quá trình xây dựng một nền văn học dân tộc,các nhà văn đi trước đã để lại cho thời đại văn học của Đoàn Thị Điểm, của
Hồ Xuân Hương, của Nguyễn Du một vốn liếng đáng kể Tất nhiên, văn họcnửa cuối thế kỷ thứ XVIII đầu thế kỷ thứ XIX phải có “mồ hôi nước mắt” củamình mới đặt được những bước tiến mạnh mẽ, nhưng không thể cắt đứtbước tiến ấy với các thời kỳ trước
I CÁC KHUYNH HƯỚNG CHÍNH TRONG VĂN HỌC
Thế kỷ của nông dân khởi nghĩa làm nảy nở hàng loạt tác giả và tácphẩm Tuy nhiên, không phải tất cả các tác phẩm, tác giả đều có giá trị cũngnhư trong một tác giả, một tác phẩm, mọi khía cạnh đều có giá trị tiến bộ Cókhi một tác giả lại có nhiều mặt tiêu biểu cho nhiều khuynh hướng khác nhau
Sự sắp xếp các tác giả, tác phẩm vì thế, là một việc khó khăn Ở đây tạmThời Chía văn học giai đoạn này thành ba khuynh hướng, ba bộ phận chính
và đối với từng tác giả, sẽ căn cứ vào phần căn bản của tác phẩm để sắpxếp
1 Khuynh hướng đấu tranh và tố cáo hiện thực
Khuynh hướng này bao gồm bộ phận văn học dân gian, bộ phận truyệnnôm khuyết danh, một số tác phẩm của các phong trào nông dân khởi nghĩa
Trang 17và của các nho sĩ phong kiến Nội dung chủ yếu của khuynh hướng văn họcnày là tố cáo, phê phán những thực tế đen tối của xã hội và phản ánh nhữngước mơ, những yêu cầu giải phóng của con người.
Về văn học dân gian, do nhiều nguyên nhân phức tạp, cho đến naycũng chưa sưu tầm được nhiều tác phẩm Cũng chỉ mới có thể khẳng định sựxuất hiện của một số tác phẩm cụ thể nào đó như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn.Ngoài ra, chỉ có thể ước đoán, mặc dầu cũng có căn cứ, rằng thời đại nàynhất định phải xuất hiện nhiều ca dao, tục ngữ, nhiều thơ ca quần chúng cógiá trị Đại bộ phận truyện tiếu lâm cũng có thể thuộc giai đoạn này Đả kíchvào quan lại, cường hào, sư sãi, thầy đồ…, những kẻ thuộc giai cấp thống trị,đến mức độ quyết liệt như vậy thì không thể xuất hiện nhiều ở một thời kỳphong kiến toàn thịnh được
Bộ phận truyện nôm khuyết danh là một hiện tượmg văn học đặc biệt.Sưu tầm được đầy đủ những tác phẩm, giải quyết được một số vấn đề mắcmiu, chúng ta có thể bổ sung thêm nhiều nhận định cho nền văn học dân tộc
Ở đây, chỉ nói đến các tác phẩm trong phong trào nông dân khởi nghĩathế kỷ thứ XVIII và của các tác giả là nho sĩ phong kiến
Phong trào nông dân khởi nghĩa của thế kỷ thứ XVIII còn để lại một sốthơ ca trong đó có những tác phẩm tuy ngắn nhưng rất có giá trị như bài thơ
“Chim trong lồng” tương truyền là của Nguyễn Hữu Cầu, người đã đương đầuvới chúa Trịnh những mười năm (1741 - 1751) Bài hịch Lê Duy Mật xuất hiệntrong cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật (1738 - 1770) đã nêu được đời sốngcực khổ của nhân dân dưới ách thống trị của họ Trịnh, tuy nội dung chủ yếuvẫn là vạch tội lấn át vua Lê của họ Trịnh Năm 1786, khi tiến công ra Bắc lầnthứ nhất, Nguyễn Huệ có sai làm một bài hịch bằng chữ nôm Bài hịch Tâysơn, với lời văn rắn rỏi, mạnh mẽ, đã vạch rõ tội lỗi của tập đoàn họ Trịnhcũng như bè lũ Trương Phúc Loan và nêu lên sức mạnh của quân đội Tâysơn
Sự phân hóa trong tư tưởng tình cảm giai cấp thống trị đã làm cho một
số nho sĩ phong kiến, tuy không đứng hẳn trong phong trào nông dân khởi
Trang 18nghĩa như những người nói trên, song đã có những cách nhìn nhận các vấn
đề xã hội ít hay nhiều gần gũi với cách nhìn của quần chúng Đó là thái độoán ghét chiến tranh trong Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn và
Chinh phụ ngâm khúc của Hồng Liệt Bá Bản dịch Chinh phục ngâm, với
những bước tiến dài về ngôn ngữ nghệ thuật và với sự sáng tạo của ngườidịch, đã nâng cao giá trị nội dung của nguyên tác lên rất nhiều Sau bản dịch
Chinh phụ ngâm là hàng loạt tác phẩm nôm tố cáo tội ác của giai cấp thống trị
và nói lên những ước mơ giải phóng của con người Nguyễn Gia Thiều nóilên tiếng nói thông cảm của mình với người cung nữ bị giam cầm nơi cung
cấm trong Cung oán ngâm khúc Cùng với Nguyễn Gia Thiều, ngoài Ngôn ẩn
thi tập và một số bài phú, bài văn tế, Nguyễn Hữu Chỉnh (? - 1787) có tậpCung oán thì nay đã thất truyền, Nguyễn Huy Tự (1743 - 1790) đề cao đạođức lễ giáo phong kiến trong tác phẩm Hoa tiên nhưng cũng không che giấu
sự lung lay của nó ngay trong hàng ngũ giai cấp phong kiến khi bị sức tấncông của tình cảm cá nhân, của tình yêu Phạm Thái (1777 - 1814) viết Sơkính tân trang cũng để nói lên nỗi lòng khát khao tình yêu tự do Cuối cùng,hai nhà thơ nôm tiêu biểu của khuynh hướng này là Hồ Xuân Hương vàNguyễn Du Là một người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn đả kích vàonhững thế lực thống trị: vua chúa, quan lại, nho sĩ, sư sãi… và vũ khí tinhthần của chúng: đạo đức phong kiến Nguyễn Du (1765 - 1820) tác giả
Truyện Kiều, thành tựu rực rỡ nhất của văn nôm dân tộc, là người đã tập đại
thành văn học dân tộc và văn học Trung quốc Ngoài Truyện Kiều là tác phẩmchính, Nguyễn Du còn viết Văn chiêu hồn và một số thơ văn khác Về chữHán, Nguyễn Du có Thanh thiên thi tập, Bắc hành tạp lục và Nam trung tạpngâm Văn thơ chữ Hán của Nguyễn Du cũng mang một tư tưởng tính khácao Ngoài phần phản ánh cuộc đời long đong khổ sở của bản thân, Nguyễn
Du còn nói lên kiếp người đau khổ, đặc biệt là cái kiếp của những người trungnghĩa, những người phụ nữ và những người nghèo đói Truyền kỳ tân phả,tác phẩm chữ Hán của Đoàn Thị Điểm, gồm nhiều truyện ngắn có nội dungtrữ tình sâu sắc bên cạnh yếu tố thần linh, duy tâm Kế đó là những tác phẩmbộc bạch tâm trạng tác giả và mô tả bộ mặt giai cấp thống trị của một số nho
Trang 19sĩ, quan lại phong kiến: Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác (1721 - ?),Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, Vũ trung tùy bút của PhạmĐình Hổ (1768 - 1840), Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn
Án (1770 - 1815), Minh quyên thi phả của Nguyễn Hành (1763 - 1823)…
Về thơ, phú và tạp văn, ngoài Đặng Trần Côn và Hồng Liệt Bá còn cóNgô Thời Sĩ (1726 - 1780), Phạm Nguyễn Du (1740 - 1786) Đề tài của họkhông còn thuần túy công thức nữa mà đã đi sâu vào cuộc sống tình cảm cánhân Khuê ai lục của Ngô Thời Sĩ và Đoạn trường lục của Phạm Nguyễn Du
là những thí dụ Nguyễn Thiếp (1723 - 1840) có Hạnh am thi cảo và Ngô ThếLân có Phong trúc tập, cả hai tác phẩm đều có giá trị hiện thực phê phán khásâu sắc
2 Khuynh hướng lạc quan của một số nhà nho thời Tây sơn
Triều đại Tây sơn ngắn ngủi Những năm thực sự tiến bộ của triều đại
ấy lại càng ít Tuy vậy bao nhiêu chính sách tích cực, nhất là chiến côngchống ngoại xâm oanh liệt có một không hai trong lịch sử của đời QuangTrung cũng đã đẩy lên được một luồng không khí cởi mở, vui tươi trong đờisống nhân dân và đời sống dân tộc Điều đó còn để dấu vết trong văn học Cóthể kể Ninh Tốn (1744 - ?) tác giả Chuyết sơn thi tập, Vũ Huy Tấn (1749 -1800) tác giả Hoa trinh thi tập, Phan Huy Ích (1750 - 1822) tác giả Dụ amngâm lục và Dụ am văn tập, Lê Ngọc Hân (?) tác giả bài “Ai tư văn”, NguyễnHuy Lượng (?) tác giả Cung oán thi (thất truyền) và Tụng Tây hồ phú, NgôNgọc Du với bài Long thành quang phục kỷ thực Nếu kể luôn văn học chínhtrị thì những văn kiện ngoại giao, nội trị do Ngô Thời Nhiệm viết ra dưới sự chỉdẫn của Quang Trung không những có tính chất hùng biện mà còn đại diệnxứng đáng cho tinh thần tự tôn dân tộc cao độ là đặc trưng của đời vua anhhùng này
Cũng tạm xếp bên cạnh những người này Lê Quý Đôn (1726 - 1784).Nhà học giả ấy đồng thời cũng là tác giả các tập Quế Đường thi tập, QuếĐường văn tập, Liên Châu thi tập Thơ văn Lê Quý Đôn mang tình cảm trongsáng của một người yêu thiên nhiên, yêu con người của đất nước
Trang 203 Khuynh hướng bi quan tiêu cực và bảo thủ phản động
Như trên đã nói, các tác giả thuộc tầng lớp nho sĩ phong kiến thời đạinày có rất nhiều mâu thuẫn trong tư tưởng tình cảm Vì vậy, ở khuynh hướngnày ta đều có thể nhắc đến Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án v.v…Ngoài ra chúng ta có thể nói đến Hoàng Quang (?) tác giả Hoài nam khúc,Phạm Thái tác giả Chiến tụng Tây hồ phú là những người đứng trên lậptrường phong kiến, hoặc là phong kiến Đàng trong (như Hoàng Quang), hoặc
là phong kiến Đàng ngoài (như Phạm Thái) để mạt sát phong trào Tây sơn.Những tác phẩm này có tính cách phản động rõ rệt
Ở cuối thế kỷ XVIII còn có Trần Danh Án (? - 1796) với Liễu Am tán ôngthi tập, Phạm Quý Thích (1760 - 1825) với Thảo Đường thi nguyên tập và Tântruyền kỳ lục, Nguyễn Hành (1761 - 1823) với Quan hải thi tập, Minh quyên thitập, và Thiên địa nhân vật sự thi Tiếng nói của những tác giả này là tiếng nóicủa giai cấp suy tàn mang một tâm trạng đau buồn, hoang mang khi thấy vậnmệnh giai cấp nghẽn vào chỗ đen tối và do đó sinh ra luyến tiếc quá khứ mộtcách sâu xa Tiếng nói của họ là tiếng nói của giai cấp phong kiến nói chungnhưng trước hết là của phân số quan liêu quý tộc đời Lê Trịnh Tiếng thở thanrên rĩ này làm cho văn học có lắm giọng bi ai và nhiều chất tiêu cực Nó sẽcòn kéo dài sang giai đoạn văn học sau trong văn thơ bà Thanh Quan, và còn
sẽ kéo dài mãi sang đầu thế kỷ XX
II ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA VĂN HỌC CUỐI THẾ KỶ XVIII, ĐẦU THẾ KỶ XIX
Sự phân chia trên đây không phải là dựa trên phương pháp nghệ thuật
mà bằng cứ vào nội dung Sau khi đã làm việc liệt kê cần thiết các tác giả tácphẩm, xin đi sâu ít nhiều vào nội dung các bộ phận văn học đó Đây chỉ đềcập đến văn học viết
1 Bộ mặt đen tối của xã hội phong kiến - Nỗi đau khổ và sự quật khởi của quần chúng
Trang 21Dưới ảnh hưởng lớn lao của phong trào đấu tranh đương thời, một sốlớn tác giả giai đoạn này đã đứng về phía quần chúng để tố cáo bộ mặt đentối của xã hội, và nỗi khổ đau, sự vùng dậy của quần chúng.
Trong hầu hết các tác phẩm, tội ác của giai cấp thống trị bị vạch trần Ởđâu có sự xuất hiện của cường quyền là ở đó có đau thương và tang tóc Bảnchất của tên Trang vương trong Phạm Tải Ngọc Hoa, của “đấng chí tôn” trong
Cung oán ngâm khúc cũng như của Hồ Tôn Hiến trong Truyện Kiều, của các
bậc “hiền nhân quân tử” trong thơ Hồ Xuân Hương đều là một: lừa lọc, tànbạo, dâm ô Tang thương ngẫu lục, Thượng kinh ký sự, Vũ trung tùy bút,Hoàng Lê nhất thống chí đều là những sử liệu chân xác về những điển hìnhthối tha tàn bạo trong giai cấp thống trị Tất nhiên chưa có những điển hìnhvăn học hoàn chỉnh Nhưng còn ai quên được những cảnh ăn chơi cực kỳ xahoa của bè lũ họ Trịnh, những cảnh cướp giật ban ngày của bọn sai nha củacác nhà quyền quý? Cũng như những hình ảnh như hình ảnh tên dâm thầnĐặng Mậu Lân, tên quan bỉ ổi Đinh Tích Nhưỡng, tên vua thảm hại Lê ChiêuThống…, có khi nào phai mờ được trong trí người đọc!
Đồng tiền cũng bị lên án Nếu như ở thời Nguyễn Bỉnh Khiêm nó chỉmới chà đạp lên đạo đức lễ giáo thì đến nay, nó trở thành một lực lượng hắc
ám hơn nhiều Nó có thể chà đạp lên công lý để gây ra sự án oan uổng của
gia đình họ Vương trong Truyện Kiều Nó có thể chà đạp lên nhân phẩm con
người để biến nàng Kiều tài hoa, trong trắng thành một nạn nhân của chế độmãi dâm
Cuộc sống của con người dưới sự khống chế của những thế lực hắc
ám như vậy tất nhiên không thể nào yên ổn được Không phải chỉ Phạm Đình
Hổ nói đến cảnh nhân dân đói khổ, mẹ ăn thịt con ở Đàng ngoài mà PhạmNguyễn Du cũng nói đến những cảnh tương tự ở Đàng trong Không phải chỉhịch Tây sơn nói cuộc sống dưới ách chúa Trịnh là ngột ngạt mà Phong trúctập của Ngô Thế Lân cũng nói đến cuộc sống tương tự dưới ách chúa
Nguyễn Hạnh phúc gia đình (Chinh phụ ngâm), hạnh phúc tình yêu (Truyện Kiều) bị chà đạp đã đành, thậm chí đến yêu cầu tối thiếu là sống lương thiện
Trang 22cũng không được Nàng Kiều đã cố gắng vươn lên chí để khỏi phải làm đĩ màrồi cũng vẫn phải rơi vào lầu xanh! Phạm Tải Ngọc Hoa đã khái quát cuộcsống đó bằng một câu mộc mạc nhưng rất có trọng lượng:
Ngọc hoàng xem trạng mới hay Làm điều ác nghiệt gớm thay cỗi trần!
Quần chúng đã không chia nổi cuộc sống nghẹt thở đó Họ đã vùng dậyđấu tranh đòi quyền sống Văn học đã phản ánh được sự quật khởi ấy Ở một
số tác phẩm của các tác giả phong kiến như Cung oán ngâm, Chinh phụngâm…, những con người thuộc tầng lớp trên chiến đấu thật lẻ loi Ngườicung nữ cô đơn đến khủng khiếp Chinh phụ chỉ biết than thở một mình và kể
lể với chồng trong tưởng tượng Phạm Kim, Quỳnh Thư trong Sơ kính tântrang, một người ôm mối tình hận mà chết, một người ôm mối sầu thiên cổ
mà sống vất vưởng trên cõi đời Họ chưa có chỗ dựa trong đau khổ của quầnchúng nên họ cũng chưa có sức chiến đấu nhiều Nhưng ở một số tác phẩmkhác, thấp thoáng đã thấy bóng dáng của tập thể quần chúng, đã bắt đầu cómột sự tạm gọi là tập hợp của những người bị áp bức Thông thường thìquần chúng chỉ đến mức thông cảm, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn Trong cáctruyện nôm đều vậy Đâu cũng thấy những người bị áp bức thương yêu nhau,xếp thành một phe, phe chính nghĩa, để chống lại bè lũ thống trị gian ác Thầnlinh cũng đứng vào hàng ngũ họ Nhưng có lúc gần như đã có sự tập hợp thật
sự, có ý thức và ít nhiều có tổ chức Nàng Kiều có lúc cũng đã được sự đồngtình của quần chúng binh lính Từ Hải, điểm này ở Nguyễn Du rõ hơn ở ThanhTâm tài nhân; vợ chồng Phạm Tải Ngọc Hoa được dư luận khắp nơi ủng hộ
Rõ nhất là trường hợp Nhị độ mai Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà tác giả Nhị độ mai đã diễn ca cuốn Nhị độ mai của Trung quốc, một tác phẩm đã nêu
lên vai trò của quần chúng sĩ tử và cả quần chúng ngư dân Như trên đã nói,khí thế đấu tranh của quần chúng trong thế kỷ thứ XVIII, không ít thì nhiều, đãtác động đến tư tưởng thời đại, tư tưởng nhà văn Hình tượng quần chúngtrong các tác phẩm văn học được đề cao là do những cơ sở thực tế đó
Trang 23Bên cạnh hình tượng quần chúng là hình tượng người anh hùng Đếnthế kỷ thứ XIX, khi giai cấp phong kiến tạm thời khôi phục lại địa vị, NguyễnCông Trứ sẽ biểu dương người anh hùng theo quan điểm phong kiến Ở nửacuối thế kỷ XVIII, tuy rất lẻ tẻ, nhưng ta đã thấy văn học biểu dương ngườianh hùng đứng về phía chính nghĩa, người anh hùng có những hành độngphần nào đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng Ai tư vãn nói rõ rằngNguyễn Huệ xuất thân từ quần chúng bình thường nhưng là người đã làmnên những kỳ công ích quốc lợi dân:
Mà nay áo vải, cờ đào Giúp dân dựng nước biết bao công trình.
Người anh hùng đã được tác giả, một vị công chúa nhà Lê, xếp nganghàng với những ông “vua phong kiến” nổi tiếng là hiền đức như Thang, Võ,Thuấn, Nghiêu Rồi hình ảnh Từ Hải với ý chí hào hùng khảng khái, đối lậphẳn với những tên Trang Vương “bất chính”, những tên Hồ Tôn Hiến dâm ô,tráo trở
Người phụ nữ đã từng lên tiếng trong những câu ca dao ý vị đến naycũng xuất hiện với địa vị nhân vật chính trong hầu hết các tác phẩm văn học.Người phụ nữ trong đó là những người có phẩm chất cao quý, biết tôn trọngđạo đức, thiết tha với hạnh phúc và biết chiến đấu bảo vệ hạnh phúc đó Điềunổi bật nhất là thái độ của họ đứng trước tình yêu, quyền lợi chính đáng củatuổi trẻ đã hàng nghìn năm bị bọn thống trị xâm phạm Bao nhiêu lực lượngtàn bạo đã không tiêu diệt nổi tình yêu đẹp để của họ Hình ảnh Ngọc Hoamắng tên Trang vương cũng chính là hình ảnh của những người phụ nữ ViệtNam trong văn học và ngoài cuộc đời, dịu dàng đẳm thắm rất mực nhưng khicần thiết, lại cũng rất sắc sảo kiên cường
Phản ánh mối mâu thuẫn về bản chất giữa cuộc sống của giai cấpthống trị và quần chúng, văn học nửa cuối thế kỷ thứ XVIII đã tố cáo cái xãhội đen tối dưới ách thống trị của cường quyền, bạo lực và đồng tình ủng hộquần chúng vùng lên chống lại giai cấp thống trị đề giành lấy quyền sống chomình Nền văn học ấy có nội dung hiện thực sâu sắc chính là vì thế
Trang 242 Những nguyện vọng về tự do, hạnh phúc, những ước mơ giải phóng của con người bị áp bức
Khi phản ánh xã hội đen tối, đau thương ấy, các tác phẩm còn nói lênnhững ước mơ, những nguyện vọng của quần chúng nhân dân
Một số tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm liên quan đến các phong tràonông dân khởi nghĩa, thường nêu lên lòng khát khao sống tự do, phóngkhoáng Người ta thường ca ngợi lòng ham chuộng tự do của Từ Hải trong
Truyện Kiều nhưng chính cửa miệng những người lãnh tụ nông dân như
Nguyễn Hữu Cầu mới nói ra được hết cái khát vọng đến đau xót và phẫn uấtcủa con người bị giam hãm trong kìm cặp phong kiến như con chim bị nhốttrong lòng (Chim trong lòng)
Qua các truyện nôm khuyết danh, quần chúng nhân dân còn nói lênlòng ước mơ một xã hội công bằng tốt đẹp hơn hiện thực trước mắt Nếu nhưCung oán ngâm, Chinh phụ ngâm gắn liền viễn ảnh tươi đẹp của cuộc đờitương lai với vua chúa, nếu như ở Truyện Kiều, Sơ kính tân trang, cuộc đờikết thúc khá chua chát, thì ở một số truyện nôm, một cuộc sống tươi đẹp cuốicùng sẽ đến với những kẻ bị chà đạp, áp bức Ước mơ lãng mạn ấy phản ánhtinh thần lạc quan nhưng cũng phản ánh nguyện vọng sống yên ổn, hạnhphúc của nhân dân
Cùng với sự đòi hỏi được sống tự do, hạnh phúc, văn học giai đoạnnày còn nói lên ước muốn giải phóng lý tính của con người thoát khỏi uy lựccủa thần quyền và mọi thứ uy lực tinh thần khác, những uy lực vô lý nhưngtồn tại với tất cả địa vị hợp pháp của chúng Không kể những ngọn đòn sâucay của Trạng Quỳnh đã đánh vào thần quyền, cường quyền một cách táobạo, Hồ Xuân Hương và tác giả Nữ tú tài đã chống lại tư tưởng nam tôn, nữ tibằng cách khẳng định khả năng và hoài bão của phụ nữ
Nhưng nguyện vọng cấp thiết được phản ánh trong các tác phẩm vẫn
là nguyện vọng giải phóng tình cảm Tình yêu trở nên một đề tài, một nộidung chủ yếu trong các tác phẩm Nói lên ước mơ tự do yêu đương, văn họcgiai đoạn này đã sáng tạo nên một thế hệ nam nữ thanh niên bước vào lĩnh
Trang 25vực tình cảm với tất cả tấm lòng tha thiết bảo vệ quyền lợi chính đáng củatuổi trẻ Trong những giai đoạn văn học trước, lẻ tẻ đã xuất hiện những chàng
Lý Quốc Hoa (Hương miết hành), những chàng Tôn Các (Lâm tuyền kỳ ngộ)nhưng chỉ đến cuối thế kỷ thứ XVIII, tầng lớp “thanh niên si tình” mới đôngđảo đến như vậy và mỗi người một nét độc đáo
Mỗi người một nét nhưng họ đều giống nhau ở một điểm: lãng quêntrách nhiệm làm trai của chế độ phong kiến để chạy theo tình cảm cá nhân
Đặc biệt hơn vẫn là những vai thiếu nữ Kẻ thì khăng khăng đòi lấynhững người… ăn mày Kẻ thì tự mình đính ước với người yêu Ngay cảĐoàn Thị Điểm, một phụ nữ dòng dõi nho gia, cũng để nhân vật mình bàochữa thái độ bất chấp lễ giáo bằng cách trách người đàn ông: “Người trượngphu không cần câu chấp lễ nghi lặt vặt” (Vân Cát thần nữ)
Tình yêu của họ hầu hết là thứ tình yêu cao quý không phụ thuộc vàotiền tài, địa vị, là thứ tình yêu tự do vượt khỏi lễ giáo phong kiến và rất mựcsay đắm, chung thủy Nó chứa chan tinh thần nhân đạo vì nó bênh vực quyềnlợi tuổi trẻ, nó chiến đấu chống lại lễ giáo khắc nghiệt, chống lại áp bức củacường quyền và thói dâm đãng của bọn thống trị phong kiến Nó đã khơi hẳnmột nguồn sống thao thao không bao giờ cạn Cho nên người ta không lấylàm lạ rằng, sau này, khi bọn thống trị cố tình khôi phục lễ giáo phong kiến,một mặt Lý Văn Phức viết “Phụ châm tiện lãm” nhưng mặt khác cứ tham giadiễn ca Tây sương truyện như thường
Văn học giai đoạn này còn đề cập đến yêu cầu giải phóng đời sống bảnnăng Ở Hồ Xuân Hương, đó là một tiếng nói hết sức táo bạo Ở Cung oántiếng nói đó hơi sỗ sàng Nhưng ở một mức độ kín đáo hơn, một số tác giảcũng bắt đầu nói đến tình cảm riêng tư giữa vợ chồng một cách tỉ mỉ Đoạntrường lục của Phạm Nguyễn Du và Khuê ai lục của Ngô Thời Sĩ là nhữngthiên tự tình đi vào khuynh hướng ấy Rồi cả đến người chinh phụ quý tộc
trong Chinh phụ ngâm cũng không hề giấu giếm những phút sôi nổi, rạo rực
của lòng mình
Trang 26Tóm lại, các tác phẩm nửa cuối thế kỷ thứ XVIII đã lớn tiếng tố cáo xãhội đen tối với những bộ mặt thống trị xấu xa, nói lên khát vọng được giảiphóng của quần chúng về mặt tinh thần, tình cảm, vật chất Đặt vấn dề tự do,hạnh phúc, vấn đề giải phóng, vấn đề quyền sống con người thành một vấn
đề xã hội như vậy, văn học giai đoạn này đã tiếp thu, phát huy được tinh thầnnhân đạo của quần chúng, kết hợp với những yếu tố tích cực trong nho giáo
và những yếu tố lành mạnh của tư tưởng thị dân, tức là đã chịu sự tác độngcủa trào lưu tư tưởng tiến bộ của thời đại bấy giờ Chính vì vậy mà văn họcgiai đoạn này có tính nhân dân sâu sắc
về kinh tế không phải là không nói đến, nhưng hãy còn rất lẻ tẻ Một vài trang
Vũ trung tùy bút, một vài bài thơ, bài văn của Nam hành ký đắc tập, một vàibài, mặc dù nổi tiếng của Nguyễn Du cũng chưa đủ nói lên cái áp bức bóc lột
về kinh tế nặng nề của giai cấp thống trị trong thời đại loạn ly bấy giờ Tội áccủa vua quan, đau khổ của nhân dân về mặt ấy chưa được khái quát đầy đủ
Phản ánh nguyện vọng, ước mơ của quần chúng nhân dân có nhữngthành công căn bản khẳng định ảnh hưởng to lớn không thể không có đượccủa phong trào đấu tranh rộng rãi bấy giờ Nhưng ghi chép lại được hình ảnhcủa những cuộc đấu tranh ấy thì chỉ mới rải rác và phiến diện (tất nhiên khôngnói đến những tài liệu có thể đã mất) Nguyên một phong trào Tây sơn torộng, vĩ đại là thế mà phản ánh trong văn học mới yếu ớt làm sao! Nguyệnvọng, mơ ước của nhân dân mà có cái nhất thời đã thành hiện thực rồi, vẫnchưa được bao quát một cách đầy đủ Yêu cầu cơ bản của nhân dân là sốngyên ổn tự do, có công lý thì có được nói đến, nhưng yêu cầu cơm áo thì hãycòn mờ nhạt Vấn đề hạnh phúc phần nhiều xoáy vào tình yêu và có khi lạihướng lệch sang lãnh vực đời sống bản năng làm cho giá trị của tác phẩm bị
Trang 27hạn chế không ít Ở điểm này vẫn không nên giản đơn trong khi nhận xét,nhưng khách quan thì đối với đương thời vẫn là một điều thiên lệch và đối vớingày nay vẫn còn gây tác dụng không hay.
Thế giới quan đầy mâu thuẫn của các tác giả cũng đem lại nhiều chấttiêu cực Nếu phản ánh hiện thực có những ưu điểm nhất định thì giải thíchhiện tượng xã hội thường rơi vào duy tâm, phản tiến bộ Những thế lực siêuhình như Trời, mệnh, nghiệp… hầu như không khi nào vắng mặt trong cuộcđời, một mặt thì kìm chế nếu không là tỏa chiết sức chiến đấu của con người
bị áp bức, mặt khác lại là những cái mộc đỡ tên cho bọn phong kiến thống trị
Mà giải thích cuộc đời bằng những nguyên nhân siêu hình thì cũng nhưkhông giải thích gì cả Thêm vào đó, đối với các tác giả thuộc tầng lớp trêncủa xã hội thì những thế lực bạo tàn trong cuộc đời là những cái khó mà xâmphạm được, cho nên thái độ của họ không phải là không có lúc bi quan, tiêucực
Cũng cần nhắc đến những tác phẩm thuộc khuynh hướng thứ ba theo
sự sắp xếp trên kia Nội dung chủ yếu của bộ phận văn học này là bi quan,tiêu cực hoặc bảo thủ, phản động Đó là nỗi buồn thương luyến tiếc một địa vị
xã hội đã sụp đổ theo một triều đại đã sụp đổ, đó là tiếng thở than tủi nhụchoặc tiếng kêu rên hoảng sợ trước thực tại phũ phàng, đó là nỗi thất vọngđến ngông nghênh hoặc chán chường đến thoát ly trốn tránh, thậm chí có khi
đó cũng là nỗi thù hằn giai cấp
Tuy nhiên, hoặc vì không thoát khỏi ảnh hưởng và tác động của tràolưu tư tưởng tiến bộ đương thời, hoặc vì do một chỗ đứng thuận lợi phần nàocho việc nhìn nhận hiện thực, chỗ đứng ấy như ở trường hợp Phạm Thái,cũng có thể kể trường hợp Phạm Nguyễn Du, chưa phải là chính nghĩa, càngkhông phải là lợi ích nhân dân các tác giả này cũng có chỗ tỏ ra nắm đượckhía cạnh nào đó của hiện thực và lời nói của họ khi ấy cũng góp vào tiếngnói tố cáo chung
III SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT
1 Sự phát triển của loại hình văn học
Trang 28Ở giai đoạn này, loại hình văn học, đặc biệt là về văn vần, đã phát triểnphong phú, theo hướng dân tộc và đạt trình độ nghệ thuật cao.
Loại truyện nôm phát triển mạnh mẽ Ở các giai đoạn trước, chỉ mới cómột số ít như Truyện Vương Tường, Lâm tuyền kỳ ngộ nhưng đó chưa hẳn lànhững truyện hoàn chỉnh, trình độ ngôn ngữ còn chưa được nhuần nhị Đếnthế kỷ thứ XVIII, cuộc sống trở nên phong phú, phức tạp hơn, người ta cần cómột loại thể nào có thể phản ánh được cuộc sống chung quanh và nội dungcảm xúc của mình Hàng loạt truyện nôm xuất hiện để đáp ứng yêu cầu đó
Có những truyện còn thô sơ, vụng về, có những truyện gọt giũa hơn, cótruyện đã đạt đến mức tiêu chuẩn mẫu mực như Truyện Kiều
Truyện nôm là tiểu thuyết bằng văn vần Một số tác phẩm chữ Háncũng liệt vào tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí là lịch sử ký sự tiểu thuyết,Truyền kỳ tân phả là một tập truyện ngắn
Loại văn ký sự đã xuất hiện bằng chữ Hán với những cuốn bút ký nhưThượng kinh ký sự, bút ký, tùy bút như Tang thương ngẫu lục, Vũ trung tùybút Nói chung, sự phân biệt giữa các thể loại này không được rõ ràng vàphương pháp của người viết chủ yếu vẫn là ghi chép những sử liệu nhưngcũng đã chọn được những sự việc tiêu biểu, sinh động nên đó là những tácphẩm có giá trị về hiện thực
Do yêu cầu của tư tưởng, tình cảm, thị hiếu của thời đại, văn trữ tìnhthời kỳ này cũng phát triển mạnh Tiếng nói của cảm xúc cá nhân trước cuộcsống vang lên mạnh mẽ Các tác giả không chỉ còn là người phát ngôn chonhững quan niệm chính thống, cho triết lý, đạo đức phong kiến, mà họ đã nóilên tiếng nói của trái tim trước mọi vấn đề, đặc biệt là trước tình yêu Tácphẩm trữ tình thời kỳ này đã đi vào từng trường hợp cụ thể của cuộc sống.Tâm hồn con người phức tạp phong phú hơn trước Người cung nữ trongCung oán ngâm không đơn giản như Ban tiệp dư trong bài Chiếc quạt tròn.Thúy Kiều của Nguyễn Du cũng sống dằn vặt nhiều hơn Thúy Kiều của ThanhTâm tài nhân Các nhà thơ trữ tình cũng đã biết sử dụng nhiều thể tài thíchhợp với nội dung Bài Khóc Trương Quỳnh Như với phong cách tương đối tự
Trang 29do đã biểu hiện khá thành công nỗi đau buồn của Phạm Thái khi người tình bịchết một cách oan khuất Song thất lục bát âm điệu đều đều, triền miên, dùng
đề phục vụ nội dung Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm khúc, khá đắc
lực
Loại văn trào phúng, lợi khí đắc lực để tố cáo, đả kích vốn đã nảy nởnhiều trong văn học dân gian, đến thời kỳ này càng được phát huy Ngoàitruyện Trạng Quỳnh, truyện tiếu lâm, Hồ Xuân Hương đã sử dụng tài tình cácthủ pháp đặc biệt của trào phúng, khiến cho thơ bài có tác dụng tố cáo, đảkích rất mạnh
Các thể thơ dân tộc thời kỳ này đã có những bước tiến vọt đáng kể.Thể lục bát trước kia chỉ xuất hiện nhiều trong ca dao Thế kỷ XVII, XVIII đã
có một số tác phẩm dài của văn học viết dùng đến Thiên nam ngữ lục, Songtình bất dạ là một vài thí dụ Sang đến giai đoạn này, khi lục bát vừa thànhmột thể tài phổ biến trong văn học viết thì cũng là lúc nó bước ngay đến một
trình độ nghệ thuật vững vàng, điêu luyện với Phan Trần, Truyện Kiều Các
tác giả có tài năng đã đưa trình độ diễn đạt của lục bát lên mức đa dạng, sinhđộng Lục bát trở nên phù hợp với cả nội dung hiện thực lẫn bút pháp trữ tình
Ca dao đã vận dụng lục bát rất tài tình, điêu luyện, nhưng đó mới chỉ là nhữngđoạn thơ, những mẫu thơ Bây giờ, những tác phẩm lục bát trường thiên nhưTruyện Kiều có thể nói đã đạt đến mức thành công trong hầu hết các đoạn,các câu thơ
Cũng như lục bát, song thất lực bát cũng đã đạt đến trình độ nghệ thuật
hoàn chỉnh với Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm và Ai tư vãn.
Trong loại hình văn học, việc học tập, mô phỏng Trung quốc cũng đãtiến bộ nhiều, trước hết là với tình cách dân tộc rõ rệt Đường luật của HồXuân Hương đã mang màu sắc dân tộc Khuynh hướng dân tộc hóa Đườngluật này mở đầu cho thơ Tú Xương, Nguyễn Khuyến sau này Rồi trongnhững tác phẩm gọi là “diễn ca” những tác phẩm của văn học Trung quốc,những tác phẩm dịch hay mô phỏng các truyện Trung quốc, đều có tính sángtạo rõ rệt
Trang 30Ngoài văn vần, văn xuôi bằng tiếng Việt tuy chưa nhiều, nhưng với một
số bài văn có giá trị như bài Khóc Trương Quỳnh Như của Phạm Thái, bàivăn tế chị của Nguyễn Hữu Chỉnh, với những bài văn sách, kinh nghĩa rất gầnvăn xuôi của Lê Quý Đôn, không kể đến bao nhiêu văn kiện hành chính, quân
sự thời bấy giờ, có thể nói rằng khả năng cho văn xuôi tiếng Việt hình thành
và phát triển không phải là không có
2 Ngôn ngữ văn học trong văn vần đạt đến mức tiêu chuẩn mẫu mực
Tất nhiên đây chỉ nói đến tiếng Việt Văn học tiếng Việt xuất hiện đãhàng mấy trăm năm trong lãnh vực thơ ca nhưng đến giai đoạn này ngôn ngữvăn học mới thật sự trưởng thành
Nổi bật lên trước hết là khuynh hướng học tập ngôn ngữ nhân dân vàphong cách biểu hiện của văn học dân tộc, đặc biệt là văn học dân gian, ở thế
kỷ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dựng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ dângian nhưng ngôn ngữ dân gian trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa
“nhuyễn”, nhiều câu cục kịch thô sơ Đến giai đoạn này những từ ngữ nôm nabình thường nhất được dùng đúng chỗ trong tác phẩm, trở thành những từ vịnghệ thuật rất đích đáng, chính xác Có tài nhất trong việc dùng ngôn ngữthông thường nà6y là Hồ Xuân Hương và nhất là Nguyễn Du Thành ngữ, tụcngữ, lối ví von của văn học dân gian là những yếu tố thường gặp ở hai nhàthơ thiên tài ấy
Trong những phong cách biểu hiện của dân tộc, các tác giả đã chọnđược những phong cách giàu hình tượng nhất Họ cũng đã chủ ý khai tháckhả năng biểu hiện âm thanh và hình ảnh trong ngôn ngữ Việt Nam ỞNguyễn Du là cả một sự tập họp tất cả những phương pháp tu từ đặc sắcnhất, những cú pháp tài tình nhất và những từ vị đích đáng nhất Nhiều câu
thơ Trong Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm được liệt vào loại những câu thơ hay
nhất của văn học dân tộc là nhờ vậy
Việc học tập ngôn ngữ nước ngoài, cụ thể là ngôn ngữ văn học Trungquốc ở một số tác giả là việc tiếp thu tinh hoa của nước bạn chứ không phải
Trang 31là vấn đề nô lệ một cách máy móc Bản dịch Chinh phụ ngâm tuy còn có
những đoạn, những câu nặng về điển cố Trung hoa, nhưng trong rất nhiềuđoạn, sự vận dựng điển tích, cổ thi, đúng tình đúng cảnh, đã làm cho khúcngâm có những câu thơ sâu sắc và thanh thoát, về phương diện này lại cũngvẫn phải nhắc đến Nguyễn Du, vì với Nguyễn Du, những câu thơ, những điển
cố Trung quốc đã đi vào tác phẩm Việt Nam để rồi trở thành những từ ngữ,hình ảnh Việt Nam rất đẹp đẽ
Nói chung sự vận dụng vốn văn học dân tộc cũng như vốn ngôn ngữnghệ thuật nước ngoài đã trở nên nhuần nhị, làm cho ngôn ngữ văn học ViệtNam phong phú hơn hẳn những giai đoạn trước và đẹp đẽ hẳn lên
Nảy nở trong những điều kiện lịch sử đặc biệt, kế thừa và phát huy cao
độ di sản văn học các thời kỳ trước, văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầuthế kỷ XIX đã tiến đến giai đoạn rực rỡ nhất trong quá khứ Những giá trị tolớn có tính chất cổ điển về nội dung và nghệ thuật của nền văn học đó, khôngnhững ảnh hưởng sâu xa đến những giai đoạn văn học tiếp theo mà đối vớingày nay vẫn còn là cái vốn vô cùng quý báu còn phải khai thác nhiều mớiđánh giá được đầy đủ và tiếp thu thật kết quả
Chương 2 CHINH PHỤ NGÂM
I TÁC GIẢ VÀ NGƯỜI DỊCH CHINH PHỤ NGÂM KHÚC
Chinh phụ ngâm nguyên là một tác phẩm được viết bằng Hán văn Tác
giả là Đặng Trần Côn Về điểm này, không có điều gì đáng nghi vấn PhạmĐình Hổ (1768 - 1839) trong Tang thương ngẫu lục và Phan Huy Chú (1782 -1840) trong Lịch triều hiến chương loại chí đều ghi rõ như vậy Tác phẩm
Chinh phụ ngâm ra đời gây một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ và hàng loạt
bản dịch khúc ngâm của nhiều danh sĩ (Nguyễn Khản, Phan Huy Ích, ĐoànThị Điểm) xuất hiện Có người còn phỏng theo đó để viết nên “Khúc ngâmcủa người ra trận” (Hồng liệt bá - Chinh phu ngâm khúc) Trong Dụ am ngâm
Trang 32tập, Phan Huy Ích có cả một bài thơ cảm tác sau khi dịch bản Chinh phụ ngâm bằng Hán văn: Tân diễn Chinh phụ ngâm khúc thành ngẫu thuật:
Nhân mục tiên sinh Chinh phụ ngâm Cao tình dật điệu bá từ lâm
Cận lai khoái chá lương truyền tụng
Đa hữu thôi xao vì diễn âm Vận luật hạt cùng văn mạch túy Thiên chương tu hướng nhạc thanh tâm.
Nhàn trung phiên dịch thành tân khúc,
Tự tín suy minh tác giả tâm.
Dịch nghĩa: “Tập Chinh phụ ngâm của cụ Nhân mục, đứng đầu rừng thơ với tình tứ cao siêu và âm điệu nhẹ nhàng Gần đây (người ta) đã khoái chá đem ra mà truyền tụng, nhiều người lại cũng đã gò gọt dịch ra tiếng ta Trong bấy nhiêu vần luật, mạch vần uyên súc thiệt khó mà phô diễn cho thấu triệt Rồi lại còn phải phân tích từng chương tiết trong điệu nhạc (của khúc ca) nữa Nhân khi thanh nhàn, (tôi) cũng lại dịch thành một khúc mới Và (tôi) cũng tự tin là đã phô diễn rõ rệt được nỗi lòng tác giả”
Nhưng vấn đề ai là người dịch khúc Chinh phụ ngâm bằng chữ nôm nổi
tiếng hiện nay còn là một tồn tại lớn cần giải quyết trong công tác nghiên cứu
Chinh phụ ngâm Từ năm 1926, Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến là người đầu
tiên đã đề xuất nghi vấn có thể Phan Huy Ích chứ không phải là Đoàn ThịĐiểm, mới là tác giả bản dịch trác việt nói trên Từ đó đến nay đã nhiều nhànghiên cứu trong đó đặc biệt có Hoàng Xuân Hãn đã khẳng định ý kiếnNguyễn Hữu Tiến là đúng
Tuy nhiên, nhiều người cũng đã cho rằng ý kiến trên đây, đến tận nay,vẫn chưa có đầy đủ những luận cứ có giá trị khoa học Vì vậy, chúng ta vẫn
có thể tạm thừa nhận người dịch là Đoàn Thị Điểm như dư luận truyền thống
1 Đặng Trần Côn
Trang 33Tiểu sử Đặng Trần Côn, cho đến nay, chưa thấy có tài liệu gì ghi chépcặn kẽ, rõ ràng, ngoài một số nét sơ lược trong Hoàng Việt thi tuyển và Tangthương ngẫu lục Cả đến năm sinh và năm mất của ông cũng không đượcbiết một cách đích xác
Hoàng Xuân Hãn trong Chinh phụ ngâm bị khảo căn cứ vào một bức
thư của Phan Kính (người Hà tĩnh, đậu Thám hoa, sinh năm 1715) mời ĐặngTrần Côn tới thưởng xuân, và căn cứ vào việc sách Tang thương ngẫu lục cóchép Đặng Trần Côn đã từng bị Đoàn Thi Điểm chê là trẻ con (Đoàn Thị Điểmsinh năm 1705) mà ước đoán ông sinh vào khoảng 1710 - 1720 Hoàng XuânHãn cũng ước đoán ông mất vào khoảng 1745 lúc chưa đến 40 tuổi HoàngViệt thi tuyển của Bùi Huy Bích (1744 - 1818) nói ông từng làm tri phủ đời Lêcảnh hưng và là người làng Nhân mục, huyện Thanh trì Trên tạp chí Tổ quốc
1964, Tảo Trang cho rằng Đặng Trân Côn vốn thuộc dòng họ Trần, vì làm connuôi họ Đặng nên mới lấy họ Đặng Trần, nhưng con cháu vẫn giữ họ Trần cũ
Tang thương ngẫu lục tường thuật Đặng Trần Côn là người hiếu học,tài ba và phóng túng “đuềnh đoàng không buộc” Đậu hương cống, rối hỏngthi hội, Đặng Trần Côn “không chịu” ràng buộc về sự thi cử nữa Vì không đỗđại khoa, triều Lê chỉ bổ ông qua các chức huấn đạo trường phủ, tri huyệnThanh oai và sau cùng ông làm đến chức Ngự sử đài chiếu khán rồi mất
Về tác phẩm, ngoài Chinh phụ ngâm, sách Tang thương ngẫu lục còn
nói ông có một số bài phú đầu đề như sau:
– Trương Hàn tư thuần lô (Trương Hàn nhớ rau thuần cả vược)
– Trương Lương bố y (Trương Lương ảo vải)
– Khấu môn thanh (Tiếng gõ cửa)
và có làm bài thơ Tiêu tương bát cảnh Tang thương ngẫu lục có trích lục một
số câu trong những tác phẩm này Tang thương ngẫu lục còn nói ông có tậptiểu thuyết Bích câu kỳ ngộ lưu hành ở đời
2 Đoàn Thị Điểm
Trang 34Đoàn Thị Điểm người làng Giai phạm, huyện Văn giang, xứ Kinh bắc(nay thuộc huyện Văn mỹ, tỉnh Hải hưng) sinh năm 1705, mất năm 1748 và làcon hương cống Đoàn Doãn Nghi, em hương cống Đoàn Doãn Luân Haingười này đều không ra làm quan mà chỉ ở nhà dạy học.
Đoàn thị thực lục nói bà tên tự là Hồng Hà và “dung sắc kiều lệ, cử chỉđoan trang, lời nói văn hoa, sự làm lễ độ”
Đoàn thị thực lục còn nói thi từ của bà “… Lời hay câu đẹp, tất cả đếnvài mươi trăm bài” “còn như ứng đối xướng họa thì không kể xiết” Ngoài batruyện Vân Cát thần nữ, An ấp liệt nữ, Hải khẩu linh từ chép trong “Truyền kỳtân phả” (cùng với ba truyện Bích câu kỳ ngộ, Tùng bách thuyết thoại, Long
hổ đấu kỳ) sách này có nói là bà còn truyện “Mai ảo yến anh” thất truyền Bàivăn tế Đoàn Thị Điểm của Nguyễn Kiều cũng hết sức ca ngợi tài văn chươnglỗi lạc của tài nữ họ Đoàn “tài năng nương tử, nay hiếm xưa không” “xuấtkhẩu thành chương, bẩm chất thông minh” Nhiều giai thoại về tài đối đáp vănchương của bà cũng còn được truyền tụng đến nay, Tang thương ngẫu lụccũng có ghi chép về bà trong tiểu truyện “Bà vợ thứ ông Nguyễn Kiều”
Đoàn Thị Điểm cũng là một người phụ nữ khác thường Đoàn thị thựclục cũng như Tang thương ngẫu lục đều ghi chép bà đã từng từ chối khi chanuôi là thượng thư Lê Anh Tuấn định đem bà tiến cung Cha và anh đều mấtsớm, bà cáng đáng gia đình và đã từ hôn nhiều người quyền quý trong đó cóBỉnh Trung công Bỉnh Trung công lập mưu để lấy cho được bà nhưng cũngthất bại, đã từng phải buông lời khen: “Phủ quý bát dâm, bần tiện lạc Namnhi đảo thử thị hào hùng Nhược nữ chân sở vi anh hùng dã” (Không bị mêđắm vì phú quý, vui với cảnh nghèo hèn Nam nhi đến như thế (đã) là kẻ hàohùng Người phụ nữ này thực là kẻ anh hùng) Mãi đến năm 37 tuổi, Đoàn ThịĐiểm mới lấy tiến sĩ Nguyễn Kiều (1694 - ?) Đôi vợ chồng rất tương đắc vàthường xướng họa ngâm vịnh với nhau Lấy nhau chưa được một tháng,Nguyễn Kiều phải đi sứ, ba năm sau mới trở về Hai vợ chồng đoàn tụ chưađược bao lâu thì trên đường đi theo chồng vào nhậm chức ở Nghệ tĩnh, bà bịbệnh rồi mất
Trang 35Như vậy, có thể nói tác giả và người dịch Chinh phụ ngâm tuy xuất thân
từ giai cấp phong kiến, nhưng cũng không thuộc tầng lớp đại quý tộc quanliêu Là những người có tài, lại sinh trưởng trong thế kỷ thứ XVIII rất đặc biệtnày, Đoàn Thị Điểm cũng như Đặng Trần Côn chắc phải tiếp thu được phầnnào tiếng nói của thời đại Tất cả những yếu tố khách quan và chủ quan đó đãtạo nên cho hai danh sĩ những tư tưởng, tình cảm phần nào gần gũi với nhân
dân, góp phần vào sự xuất hiện của Chinh phụ ngâm khúc.
II ĐỀ TÀI “CHINH PHỤ” VÀ THẾ KỶ XVIII KHÓI LỬA
Theo Lịch triều hiến chương loại chí, Đặng Trần Côn đã soạn khúc
Chinh phụ ngâm vào đầu đời Cảnh Hưng (1740 - 1786) tức là có thể vào
khoảng 1740 - 1742 Đoàn Thị Điểm có thể dịch Chinh phụ ngâm trong thờigian chồng đi sứ Trung quốc, tức là trong khoảng 1743 - 1745
Như trên đã nói, Chinh phụ ngâm xuất hiện trong một hoàn cảnh lịch sử
đặc biệt Hoàn cảnh ấy tác động không ít đến tác giả cũng như người dịchkhúc ngâm Vì thực ra, đề tài chiến tranh, nỗi đau thương sầu muộn của kẻ cóchồng ra trận… là một đề tài, một nguồn cảm hứng có tính cách cổ truyềntrong nền văn học Trung quốc và trong văn học nước nhà Dân ca Nhạc phủđời Hán để lại những bài thơ nổi tiếng nói về thảm họa chiến tranh như “Thậpngũ tòng quân chinh”, “Tiểu mạch đồng dao”, “Chiến thành Nam”… Đặc biệt,đến đời Đường, đã xuất hiện những nhà thơ biên tái như Sầm Than, VươngXương Linh chuyên khai thác chủ đề chinh phu nơi biên tái, chinh phụ chốnkhuê phòng Những nhà thơ lớn đời Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư
Dị cũng đều đề cập đến chủ đề này Trong những “chùm tho biên tái” của nềnĐường thi rực rỡ đã xuất hiện những giai phẩm bất hủ như “Khuê oán”(Vương Xương Linh), Quan sơn nguyệt (Lý Bạch), Tam lại, Tam biệt, Binh xahành (Đỗ Phủ), Lũng tây hành (Trần Đào), Lương châu từ (Vương Hàn)…Trong văn học Việt Nam, tiếng nói oán trách chiến tranh đã vọng lên từ nhữngcâu ca dao trữ tình đầy oán hận… Đoàn Thị Điểm và nhất là Đặng Trần Côn
có phần đã tìm nguồn thi hứng của mình từ các trang sách cổ Nhưng nếu chỉ
có thế, thì không thể có những lời thơ thấm thía có khả năng rung động sâu
Trang 36sắc lòng người Nói một cách khác, ở Chinh phụ ngâm, ta đã bắt gặp tiếng
nói của sự cảm xúc chân thành Tình cảm tư tưởng ấy không thể chỉ nảy nở
từ những trang sách cũ Chinh phụ ngâm chính đã ra đời trong khói lửa mịt
mù lan tỏa trên các đồn hỏa hiệu, trong những âm thanh dồn dập của tiếngtrống ra quân… Bối cảnh thế kỷ XVIII là một bối cảnh lịch sử chiến tranh Đây
là thời gian nhân dân ta vừa trải qua một thế kỷ nội chiến phong kiến và tiếnđến một thế kỷ nông dân khởi nghĩa Bởi vì, tuy đã tạm ngừng chiến tranh nội
bộ giai cấp, nhưng để tiếp tục giành quyền bá chủ chiếc ngai vàng mục ruỗng,
để cung ứng cho cuộc sống cực kỳ xa hoa tàn bạo của một giai cấp suy tàn,phong kiến Đàng trong cũng như Đàng ngoài đều tăng cường bóc lột nhândân hơn bao giờ hết Tức nước vỡ bờ Một phong trào nông dân khởi nghĩasâu rộng chưa từng có đã nổi dậy Việt sử thông giám cương mục đã ghichép về tình hình rối loạn của nền trật tự phong kiến bấy giờ như sau: “Đờivua Lê Ý Tôn (1735 - 1740) trong lúc Trịnh Giang cầm quyền, chính sự hưhỏng, thuế khóa nặng nề, lòng người ước ao sự loạn lạc Và “ở Ninh xá làNguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, ở Mộ trạch là Ngô Trác Oánh, ở Sơn nam làHoàng Công Chất tốp to tốp nhỏ nổi lên khắp nơi, khởi binh xưng vị hiệu…Tuyển tự xưng là Linh vương, Trác Oánh tự xưng là Minh công, họp cùngnhau ở Ninh xá, đều lấy tiếng là phò nhà Lê Dân chúng miền đông nam váccày cuốc, mang gậy gộc đi theo, … Đám nhiều có hàng vạn, đám ít cũng kểhàng nghìn Sách đó cũng chép rằng giai cấp phong kiến phải đối phó với tìnhhình nghiêm trọng bằng những biện pháp khẩn trương: “… Trạm báo tinkhông được nhanh chóng, phải hạ lệnh cho các lộ như Sơn tây, Thanh hóađều phải đặt những đồn hỏa hiệu trên các đỉnh núi, cùng dân sở tại ngày đêmcanh giữ, hễ có biến động là đốt lửa báo hiệu…”
Như vậy là ở thời kỳ này, bọn phong kiến lại phải điều binh khiển tưởng
đi đánh dẹp nông dân khởi nghĩa Ròng rã hai thế kỷ giai cấp phong kiến tiếnhành chiến tranh xâu xé lẫn nhau và đánh dẹp nông dân khởi nghĩa, khôngchỉ nhân dân lầm than đau khổ mà tướng tá phong kiến cũng nhọc nhằn vất
vả phục vụ những cuộc chiến tranh phi nghĩa ấy
Trang 37Đứng trước thực tế ảm đạm ấy, không chỉ dân chúng, binh lính chánghét chiến tranh, sử cũ chép binh lính bỏ trốn khá nhiều mà tướng tá phongkiến cũng mệt mỏi, chán ghét chiến tranh “cảnh hưng năm thứ 5 (1744)…Gần đây quân sĩ vâng mệnh đi đánh dẹp, có kẻ ra mặt trận mà không theotướng lệnh, có kẻ đương đánh trận mà bỏ hàng ngũ chạy trước” Đi đánh dẹpNguyễn Danh Phương (1751) thì “Các tướng cũng hám lợi cứ dung túng chogiặc để bảo toàn lấy thân” Tóm lại, nổi bật trên bối cảnh ấy là một thái độchán ghét chiến tranh phi nghĩa của nhân dân và quân lính, là một tâm trạngvừa hy vọng mong manh vào chiếc “ấn phong hầu”, vừa đau khổ vì ly biệt xacách, và lo sợ cho tính mệnh của văn thần, vũ tướng phong kiến Chính dothông cảm với những tâm trạng đó, mà Đặng Trần Côn đã viết và Đoàn Thị
Điểm đã dịch Chinh phụ ngâm Nữ sĩ họ Đoàn lại là một người sống nhiều ở
quê hương thôn dã, đã từng phải “chạy loạn” trốn tránh về Chương dương(Đoàn Thị thực lục), đã từng kinh qua những ngày cùng chồng “quan sancách trở” nên càng có điều kiện cảm thông sâu sắc hơn Phan Huy Chú đã rất
có lý khi nói về lý do sáng tác của Chinh phụ ngâm như sau: “Nhân đầu đời
cảnh hưng, việc binh nổi dậy, người ta đi đánh trận phải lìa nhà, Đặng TrầnCôn cảm thời thế và làm ra” (Lịch triều hiến chương loại chí)
Tóm lại, Chinh phụ ngâm không thế chỉ nảy nở từ nguồn cảm xúc có
tính cách cổ truyền của các tác giả xa xưa mà trước hết, phải nảy nở từ cảmxúc do đời sống thực tế tạo nên
III NỘI DUNG CHINH PHỤ NGÂM
Chinh phụ ngâm khúc là tiếng nói của người chinh phụ khi phải cùng
chồng chia biệt “Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây” Thông quatâm trạng của nhân vật trữ tình người chinh phụ chúng ta sẽ thấy được cáchnhìn nhận của nàng đối với chiến tranh phong kiến
1 Chiến tranh phong kiến và ước vọng “phong hầu” của người phụ nữ quý tộc
Chiến tranh phong kiến đã chia rẽ cặp vợ chồng “đương chừng niênthiếu” này Chinh phụ sẽ nói gì trước thực tế tàn nhẫn đó? Thở than, oán
Trang 38trách không phải là tiếng nói duy nhất của nàng Trong buổi xuất chinh củachồng, bên cạnh nỗi lưu luyến sầu muộn, nàng đã ca ngợi chí khí, hành độngcủa chàng trai phong kiến:
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt, Xếp bút nghiên theo việc đao cung Thành liền mong tiến bệ rồng, Thước gươm đã quyết chẳng đong giặc trời Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao…
Qua lời miêu tả giới thiệu đó, ta thấy xuất hiện rõ ràng hình ảnh ngườichinh phu phong kiến lý tưởng Và chinh phụ thấy hình ảnh hiên ngang, oaihùng của chàng bừng sáng giữa đoàn quân trên đường xuất phát:
Ảo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.
Rồi cho cả đến cuối khúc ngâm, hình ảnh chinh phu cũng là một hìnhảnh chói lọi quân công trong ngày về chiến thắng:
Bóng kỳ xí giã ngoài quan ải, Tiếng khải ca trở lại thần kinh
Đỉnh non bia đá đề danh Triều thiên vào trước cung đình dâng công…
Cảnh tượng huy hoàng ấy gắn liền với “nền huân tướng” “chữ đồnghưu” nhà vua ban cho chinh phu Và chính vợ con chàng cũng sẽ được “tửấm”, “thê phong” Trong niềm tin tương lạc quan ấy, chinh phụ thấy chiếntranh phong kiến sẽ đem lại cho gia đình nàng công danh phú quý; hạnh phúc
cá nhân ở đây tưởng như đã thống nhất với cuộc chiến tranh của nhà vua
Qua nội dung trên, ta thấy có lúc chinh phụ đã tán thành chiến tranh, vìchiến tranh có mặt thống nhất với quyền lợi cá nhân của nàng
Trang 392 Chiến tranh phong kiến và nguyện vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ trẻ tuổi
Nhưng những hình ảnh rực rỡ của buổi đầu xuất quân chỉ thoáng quanhư một giấc mộng và ngày về tươi sáng ấy cũng chỉ mới là hy vọng tưởngtượng mà thôi Điều mà chinh phụ cảm thấy sâu xa nhất, mãnh liệt nhất chính
là thực tế đau khổ, tàn nhẫn trước mắt
Theo dõi bước đi của người chồng thân yêu, chinh phụ đã vẽ ra mộtbức tranh khá đen tối về khung cảnh, cuộc sống và vận mệnh chinh phu nơichiến địa
Thiên nhiên ở đây đượm một màu thê lương ảm đảm:
Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò.
Và khủng khiếp hơn là một luồng tử khí lạnh lẽo luôn luôn bao phủcảnh chiến trường:
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi.
Trong cảnh chiến trường đen tối ấy, cuộc sống của chinh phu thật gianlao vất vả:
… Ôm yên gối trống đã chồn Năm vùng cát trăng ngủ cồn rêu xanh
Rồi hành quân, di chuyển tưởng như không bao giờ chấm dứt:
… Nay Hán xuống Bạch thành đóng lại, Mai Hồ vào Thanh hải dòm qua…
Giữa hoàn cảnh hiểm nghèo gian lao ấy, người chồng của chinh phụkhông còn giữ được khí thế hào hùng của buổi đầu xuất quân nữa Một hìnhảnh chinh phu hoàn toàn trái ngược với hình ảnh ban đầu ra trận: chàng đã
Trang 40trở thành mệt mỏi, bạc nhược, mất hết cả tinh thần chiến đấu, và trong lòngmang nặng một nỗi quan hoài thấm thía:
… Não người áo giáp bấy lâu, Lòng quê qua đó mặt sầu chẳng khuây…
Nhưng chiến tranh đâu có phải chỉ là gian lao, vất vả Chinh phu còn đểtrí tưởng tượng đi sâu hơn nữa vào cuộc sống nơi chiến địa, và nàng như đãnhìn thấy cái kết thúc bi thảm của chồng mình ở chốn đạn lạc tên rơi:
… Chinh phu tử sĩ mấy người, Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn?
Qua trí tưởng tượng của chinh phụ, ta thấy chiếu trường, cuộc sống,vận mệnh chinh phu thật là đen tối Đành rằng hình ảnh chiến địa ở đây cũngchưa phải là lời miêu tả trực tiếp của một con người đã thế nghiệm cuộc sống
“dặm nghìn da ngựa” mà mới chỉ là những hình ảnh tưởng tượng của mộtngười “trong cảnh cửa” hình dung cảnh “ngoài chân mây”, nhưng nhữngkhung cảnh đó đã được dựng lên hết sức chân thực và sinh động, nên đã gâyđược một ấn tượng vô cùng sâu xa trong lòng người đọc Chiến trường ấykhác xa chiến trường trong “Bạch đằng giang phú” của Trương Hán Siêu,trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi… Người chinh phu ấy chẳng có cáikhí thế “hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu” của Phạm Ngũ Lão, chẳng cónhững kỳ công của các danh tướng đời Trần:
Chương dương một trận phong đào Kìa ai cướp giáo ra vào có công Hàm quan một trận ruổi rong Kìa ai giết giặc uy phong còn truyền
(Đại nam quốc sử diễn ca)
Tâm trạng đó mang nặng một nỗi sợ hãi trước cuộc đời chiến trận.Thực chất của cái nhìn đó là một tâm lý bi quan Người chinh phụ đã nhìnthấy vì chiến tranh phong kiến, chinh phụ phải gối đất nằm sương, vì chiến