LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM - TẬP HAI: VĂN HỌC VIẾTLỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM TẬP HAI VĂN HỌC VIẾTThời kỳ I: Các giai đoạn I, II và III In lần thứ năm, có sửa chữa Sách dùng trong các trường
Trang 1LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM - TẬP HAI: VĂN HỌC VIẾT
LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
TẬP HAI VĂN HỌC VIẾTThời kỳ I: Các giai đoạn I, II và III (In lần thứ năm, có sửa chữa)
(Sách dùng trong các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm)
Tác giả: BÙI VĂN NGUYÊN
Chương mở đầu: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NỀN VĂN HỌC VIẾT DƯỚI THỜI PHONG KIẾN
Dân tộc Việt nam vốn từ nghìn xưa đã có một nền văn học dân giantruyền miệng muôn màu muôn vẻ và đến khi có chữ viết (chữ viết đượctruyền lại đến nay, trước khi có chữ quốc ngữ là chữ Hán và chữ Nôm) lại cóthêm nền văn học viết chữ Hán và chữ Nôm Nền văn học viết chữ Hán vàchữ Nôm đó hình thành dưới thời phong kiến và chủ yếu phát triển ở thời đó,kéo dài cho đến mãi về sau Như vậy, nền Văn học viết của dân tộc ta thời đó
có những tính chất chung nhất định, trong khuôn khổ của chế độ xã hội thờibấy giờ, nó mang nhiều nhân tố phức tạp, tích cực có, tiêu cực có, tất nhiênđối với bộ phận văn học viết tiến bộ lúc đó, thì nhân tố tích cực là chủ yếu.Sau đây, lần lượt, chúng ta đề cập đến một số vấn đề trong tính chất chungcủa nền văn học viết đó
1 Cùng với nền văn học dân gian muôn màu muôn vẻ của các dân tộc anh em trong đại gia đình Việt nam, nền văn học viết, tức nền văn học viết tiến bộ, dưới thời phong kiến, thấm đượm chủ nghĩa yêu nước nồng nàn và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc.
Theo những thành tựu của các công trình khoa học trong nước vàngoài nước được xác định thì nước ta có một vị trí đặc biệt Tổ quốc ta nằm
Trang 2vào nơi giao lưu đông, tây nam, bắc, nơi tiền đồn Đông Nam Á và trở thànhmột cái mốc cho kẻ thù nhòm ngó từ nhiều hướng Đó là một trong nhiềunhân tố phức tạp khác khiến cho tổ tiên ta sớm có ý thức về “độc lập, tự do”,sớm tự giác về việc xây dựng một địa bàn dân tộc, trong hoàn cảnh vừa phảichống thù trong, giặc ngoài, mà giặc ngoài có khi thuộc vào loại hung hãn bậcnhất thế giới Ngay từ thời còn trứng nước, nước ta đất không rộng, ngườikhông đông và có nhiều dân tộc anh em chung sống hòa hợp với nhau Chínhnhân tố đoàn kết nội bộ của dân tộc ta là một truyền thống hết sức tốt đẹp đểtạo thành một sức mạnh vô địch chống xâm lăng.
Xưa kia, tổ tiên ta đã trải qua bao chặng đường sóng gió để bảo vệ nềnđộc lập, tự do của dân tộc Đất nước của Hùng vương, quê hương của trốngđồng Đông sơn nổi tiếng, có lúc chỉ vì An Dương Vương mất cảnh giác chínhtrị, nên đã để mất về tay Triệu Đà, và tiếp sau đó là hàng nghìn năm Bắcthuộc Tuy cũng có nhiều cuộc khởi nghĩa như Bà Trưng, Bà Triệu, Mai ThúcLoan, Phùng Hưng… nhưng vẫn không cứu văn được nền độc lập, và phảiđến năm 938, bởi trận Bạch đằng thứ nhất, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân tađánh tan bọn Hoàng Thao, mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên nước ĐạiViệt độc lập, tự do ra đời Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân tachưa dừng lại ở đó Còn có trận Bạch đằng thứ hai năm 981 do Lê Hoàn chỉhuy, đồng thời với trận Chi lăng thứ nhất với sự kiện chặt đầu Hầu Nhân Bảo.Rồi đến trận Bạch đằng thứ ba năm 1288 do Trần Quốc Tuấn chỉ huy, trậnChi lăng thứ hai năm 1427 với sự kiện chặt đầu Liễu Thăng, tiến tới trận Đống
đa nổi tiếng năm 1789 do Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải chỉ huy… Oáioăm thay: Nguyễn Ánh theo vết chân Chiêu Thống, “rước voi về giầy mả tổ”,khiến cho non sông gấm vóc Đại Việt bị thực dân Pháp đô hộ, để rồi phải mất
117 năm, thì đài xuân dân tộc mới trở lại tươi vui và sáng chói dưới “cờ đỏsao vàng”: nước Văn Lang cổ kính thời Hùng vương đã tái sinh dưới ánhsáng của Đảng quang vinh thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam,nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Đông Nam Á Chủ nghĩa yêu nước củanhân dân ta nảy sinh và lớn mạnh trong tiến trình lịch sử như vậy Từ thưởGióng phi ngựa sắt đuổi giặc Ân trên địa bàn đất tổ Hùng vương đến nay, qua
Trang 3chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, bao nhiêu thế hệ con em đất Việt nối tiếpnhau đốt sáng ngọn lửa thần thiêng liêng của dân tộc, ngọn lửa thiêng đóchính là tinh thần tự cường, bất khuất của nhân dân ta.
Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ IIthời kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân tộc
ta có một lòng yêu nước nồng nàn Đó là một truyền thống quý báu của ta Từxưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi Nó kếtthành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn, nó vượt qua mọi sự nguy hiểmkhó khăn Nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước” Trong Báocáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IV vừa qua, đồng chí Tổng bí thư LêDuẩn cũng nêu lên chủ nghĩa yêu nước truyền thống đó: Nước Việt nam làmột, dân tộc Việt Nam là một Lịch sử Việt Nam mấy nghìn năm nay là lịch sửcủa một nước thống nhất, một đại gia đình dân tộc thống nhất, là lịch sửkhông ngừng đấu tranh đánh bại mọi thế lực xâm lược và chia cắt
Không phải ngẫu nhiên mà từ sau lời truyền của Hùng vương cho sứgiả đi rao để tìm người tài giỏi ra đánh giặc cứu nước, thì có biết bao nhiêuvăn kiện xuất hiện như hịch, tuyên ngôn, thí dụ bài thơ thần của Lý ThườngKiệt, bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, bài Bình Ngô đại cáo do NguyễnTrãi viết thay cho Lê Lợi, lời tuyên bố của Nguyễn Huệ ở Thọ hạc (Thanhhóa) trước khi tiễn ra Bắc, đại phá quân Thanh… Một dòng văn học viết thấmđượm chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo hình thành và phát triển,bao gồm nhiều áng thơ phú khác nhau, nhưng cũng có khi bao gồm cả một
hệ thống văn học, thí dụ văn học cứu nước thời Lý, Trần, văn học yêu nướcthời khởi nghĩa Lam sơn, văn học yêu nước thời khởi nghĩa Tây Sơn, v.v hệthống thơ văn này chính là tiền đề cho hệ thống thơ văn yêu nước và cáchmạng thời chống Pháp cũng như thời chống Mỹ cứu nước
Nhân dân ta rất anh hùng, nhưng cũng rất nhân đạo đối với con người,cho dù con người đó có lúc là kẻ thù, nhưng đã biết hối cái và phục tùngchính nghĩa thì cũng được ta khoan hồng
Trang 4Nếu như chủ nghĩa yêu nước là một truyền thống tốt đẹp, thì chủ nghĩanhân đạo lại là một truyền thống tốt đẹp khác của dân lộc ta.
Trong tôn giáo nguyên thủy với tính chất bản địa của dân tộc ta, có đạothờ bà phủ, hoặc ba tòa đức mẹ (gọi theo lối chữ Hán là: Tam phủ thánh mẫu,hoặc Tam tòa thánh mẫu) Đó chỉ là di tích của tục thờ thần thiên nhiên thờinguyên thủy, của nhân dân ta vì rằng ba phủ hay ba tòa đức mẹ đó là: Đức
mẹ trên trời (Thượng thiên phủ), đức mẹ trên rừng (Thượng ngàn phụ), đức
mẹ dưới nước (Thủy phủ, có nơi gọi chệch là Thoải, đức mẫu Thoải) Ba đức
mẹ đó được coi như ba vị chủ tể sáng tạo ra ba vùng của địa bàn hoàn chỉnhcủa dân tộc ta: vùng trời, vùng đất, (bao gồm cả rừng núi), vùng biển (baogồm cả sông ngòi) Ở đây, chúng ta không bàn rộng về ý nghĩa duy vật thô sơtrong đạo Tam phủ hay Tam tòa đó, mà chỉ đề cập đến một mặt của vấn đề.Sáng tạo ra con người của các bà mẹ, tức vấn đề con người “tự tái sản xuất”như Mác và Ăng-ghen đã nói rõ trong quyển Hệ tư tưởng Đức (phần Phơ-bách), và từ đó đó cập đến ý nghĩa đồng bào, đồng chủng trong quan hệ giaicấp xã hội Từ viễn cảnh của ba đức mẹ mang màu sắc thiên nhiên thời hồnghoang nói trên, cho đến đức tổ mẫu Âu Cơ và cái bọc trăm trứng là cả mộtchặng đường quá dài, và từ đức tổ mẫu Âu Cơ cho đến bà mẹ Gióng, rồi bàMan Thiên mẹ Hai Bà Trưng, v.v… lại là một chặng đường quá dài nữa Đốivới thời đại có lịch sử, thì hàng nghìn năm đã là dài, còn đối vời thời đại trướckhi có lịch sử, thì phải nói hàng tỉ và hàng tỉ năm, hay hơn nữa Lịch sử củadân lộc ta tương ứng với lịch sử của tạo hóa và tuy dài như vậy, nhưng vẫnnhất quán từ xưa đến nay, chủ nghĩa nhân đạo hiện nay vừa thể hiện tìnhthương yêu đồng bào, đồng chủng, tình thương yêu giai cấp, vừa thể hiệntình quốc tế cao cả, vốn có nguồn gốc lâu đời từ thời ba đức mẹ thiên nhiênqua đức tổ mẫu Âu Cơ đến bà mẹ Gióng, bà mạ của Hai Bà Trưng, và biếtbao bà mẹ trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, chống phong kiến đãnuôi lớn biết bao anh hùng dân tộc Cho đến nay, giữa thời đại Hồ Chí Minh
vĩ đại, thời đại bước ra ngõ là gặp anh hùng, có biết bao nhiêu bà mẹ của anhhùng, chiến sĩ và bản thân các bà mẹ cũng có người là anh hùng, chiến sĩ
Trang 5Quả vậy, cái đích cao cả của chủ nghĩa nhân đạo là giải phóng cho conngười, không riêng gì một dân tộc mà cho tất cả các dân tộc, thoát khỏi mọi
áp bức, bốc lột và được sống một cuộc sống hạnh phúc lâu dài Từ nghìnxưa, chủ nghĩa nhân đạo của ta đã thấm đượm tình dân tộc và tình thươngyêu giai cấp Ca dao ta có câu:
“Con một mẹ, hoa một chùm.
Yêu nhau nên phải bọc đùm lấy nhau”
và tục ngữ có câu:
“Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”.
Văn học viết của ta (chữ Hán cũng như chữ Nôm) phản ánh nhiều khíacạnh, nhiều mặt của chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa yêu nước Tất nhiên,chủ nghĩa nhân đạo qua các áng văn của các nhân sĩ thời xưa, vốn xuất thân
từ cửa Khổng, sân Trình, nhìn chung, có nhiều chỗ mờ nhạt, kém nồng nàn,sâu sẳc do hạn chế bởi hệ ý thức giai cấp của tác giả, nếu như chúng ta sosánh với tính chất đậm đà của chủ nghĩa nhân đạo thể biện trong văn học dângian hay văn học tiếp cận với văn học dân gian, thí dụ Thạch Sanh TốngTrân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa Nói chung là như vậy, chứ thật ra, hìnhảnh “dân đen con đỏ”, hình ảnh những người “dưới đáy xã hội” vẫn thấpthoáng, và có khi cũng nổi bật trong nhiều áng văn xuất sắc, thí dụ Bình Ngôđại cáo, Hịch Tây Sơn đánh Trịnh, hay trong nhiều thơ văn, nhiều truyện thơnổi tiếng như Kiểu, Nhị độ mai Mặt khác, chủ nghĩa nhân đạo trong văn họcviết còn thể hiện ở khía cạnh đấu tranh giai cấp, tố cáo bộ mặt xấu xa, gian áccủa giai cấp phong kiến Có thể nói ở bình diện này, các nhân sĩ thời đó, nhất
là những nhân sĩ chân chính, thông cảm với nỗi đau khổ của quần chúng laođộng, đã có nhiều đóng góp trong thơ văn với chức năng phê phán hiện thựcthời phong kiến Dường như những nhân sĩ chân chính đó, thí dụ như Chu
An, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, LÝ Tử Tấn, NguyễnMộng Tuân, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Phan Huy Ích, Ngô ThìNhậm, Cao Bá Quát…, khi cầm ngòi búi đã có lúc đứng về phía nhân dân để
Trang 6ít nhiều nói lên sự thật cuộc đời qua nhiều luồng giao thoa của tâm tư mìnhcũng như qua những thể nghiệm của bản thân.
Trong mây mù dày đặc của những thế kỷ phong kiến đè nặng lên baothế hệ con người, bên cạnh những tác phẩm văn học bốc lên chủ nghĩa yêunước sáng ngời mà có được những tác phẩm văn học khác ánh lên chủnghĩa nhân đạo sâu sắc thì còn gì quý bằng? Trong quyển Chủ nghĩa Mác vàvăn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh đã chỉ rõ:
“Cố nhiên, trong văn học cổ nước ta, có nhiều hạt ngọc bị che phủ bởimột lớp bụi thời gian, mà bổn phận chúng ta là phải tiếp tục sự nghiệp củanhà khảo cổ, đáng thương tiếc, cụ Nguyễn Văn Tố, đặng tìm tòi, lượm lặt,nghiên cứu, không đươc bỏ sót một hạt” Chúng ta phải có thái độ “đãi cát tìmvàng” Có điều, cách suy nghĩ, cách viết của các bậc tiền bối thường là sâusắc, kín đáo qua phong cách ngụ ý, ngụ tình, nên chúng ta phải công phulắm, kiên tri lắm, may ra mới hiểu được cha ông chúng ta, mà vẫn ý thức rằng
có thể chưa hiểu được thật là thãu đáo
2 Sự xâm nhập của các hệ ý thức nước ngoài, sự tiếp thu những yếu tố tích cực và chống đối những yếu tố tiêu cực, phản động của các
hệ ý thức đó.
Từ xưa tới nay, nhất là giờ đây, lúc mà các phương tiện giao thông vàliên lạc hết sức hiện đại, vấn đề giao lưu quốc tế, trong đó có giao lưu vănhóa trở thành một vấn đề có tính chất quy luật khá bình thường Dân tộc này,nước này có thể học tập cái hay, cái đẹp, cái tốt của dân tộc khác, của nướckhác Quan niệm dân tộc hẹp hòi, xa lạ với chủ nghĩa nhân đạo chân chính,với chủ nghĩa vô sản quốc tế, là quan niệm bị mọi người, mọi nước trên thếgiới phê phán Ý nghĩa quốc tế trong các luồng giao lưu và trao đổi văn hóathật là rộng lớn
Ấy thế, nhưng xưa kia ở ta, vấn đề giao lưu văn hóa bị hạn chế donhiều nguyên nhân phức tạp, trong đó có nguyên nhân về giao thông, liên lạckhó khăn Cũng do giao lưu văn hóa bị hạn chế nên mới có chuyện phươngĐông cách biệt phương Tây, để có người như Hê-ghen chẳng hạn, trong
Trang 7chuyên đề Mỹ học của mình, đã có thiên hướng đề cao văn học, nghệ thuậtphương Tây, mà coi khinh văn học, nghệ thuật phương Đông Thật ra, nềnvăn học, nghệ thuật nào cũng có những mặt xuất sắc và mặt hạn chế của nó.
Nói như vậy để thấy rằng từ xưa, ở nước ta và các nước phụ cận đã cócác luồng giao lưu văn hóa, nhưng biên độ rất hẹp, chỉ loanh quanh từ Ấn độhoặc từ Trung quốc sang, cho nên bọn thực dân phương Tây mới đặt chonước ta và hai nước láng giềng anh em là Lào và Cam-pu-chia cái tên Ấn độ– Trung hoa (tiếng Pháp: Inđochine) nghĩa là dải đất ở giữa Ấn độ và Trunghoa Đặt cái tên như vậy, bọn chúng có ý đồ phủ nhận bản sắc và bản lĩnhcủa mỗi dân tộc Sự thật là theo quy luật hỗ tương của sự giao lưu văn hóa,thì bất cứ nước nào, dân tộc nào mà có sự tiếp xúc lâu đời đều có thể chịuảnh hưởng lẫn nhau ở mặt này hay mặt khác, chỉ khác nhau ở mức độ nhiềuhay ít, đậm hay nhạt, thoảng qua hay dai dẳng mà thôi Tất nhiên, khi nướcnày đi xâm chiếm nước khác, thì lợi thế bành trướng lực lượng, kể cả lựclượng văn hóa vẫn nghiêng về phía kẻ thống trị Dưới hàng nghìn năm Bắcthuộc, dân lộc ta không tránh khỏi ảnh hưởng của sự bành trướng lực lượngvăn hóa đó, nhưng rõ ràng dân tộc ta, với lương tri biết học hỏi cái hay, cáiđẹp, cái tốt của người khác, cũng như với truyền thống tự cường và bất khuấtcủa mình, đã khôn ngoan, tinh tế biết tiếp thu những yếu tố tích cực và chốngđối những yếu tố tiêu cực, phản động của những tôn giáo và học thuyết xâmnhập từ bên ngoài
Như ở phần trên đã nói, ngay từ thời xa xưa, nhân dân ta đã có tục thờ
ba phủ (hoặc tòa) Đức mẹ Tục thờ đó với tính chất duy vật thô sơ ban đầu,dần dần đã trở thành một thứ tôn giáo có một màng mê tín dị đoan bao phủ.Thật ra, yếu tố thần linh thời nguyên thủy, tức cái mà ta gọi là “thần” quamàng “mê tín dị đoan” đó thực chất chỉ là ý thức con người bị “tha hóa” nhưMác đã chỉ rõ, hay nói theo thuật ngữ của Mác, Ăng-ghen thì những ảo tưởng
đó chỉ là hiện tượng “thăng hoa”, tức như những vật chuyển trạng thái màthôi, tất nhiên đó là những hiện tượng nảy sinh từ quá trình lao động sản xuấttrong lịch sử loài người Thông thường, các hoạt động tôn giáo xưa kia đó
Trang 8được tiến hành dưới dạng lễ nghi có kèm theo phương thuật Theo sách Việt
sử lược, một tác phẩm khuyết danh đời Trần, khoảng thời Trang vương nhàChu (thế kỷ thứ 7, trước Công nguyên) ở đất Phong châu của ta, Hùng vương
đã biết dùng phương thuật khuất phục được các bộ lạc kế cận trong vùng đểlập nên nước Văn Lang, có thể phương thuật lúc đầu được sử dụng như mộtcông cụ bỗ trợ cho việc sản xuất và chiến đấu, rồi về sau bị giai cấp thống trị
“thần bí hóa” và chúng biến công cụ đó thành một thứ công cụ phục vụ riêngcho giai cấp chúng để mê hoặc và đàn áp nhân dân lao động
Chắc rẳng khi những tôn giáo bên ngoài truyền vào nước ta, như kiểuPhật giáo và Đạo giáo, thì gặp được miếng đất tốt để cắm rễ, đó là cái mớphương thuật từ thời xa xưa của nhân dân ta và đã bị “thần bí hóa” mà trởthành loại mê tín dị đoan Theo một số thư tịch của ta và của Trung quốc thì
có khả năng đạo Phật từ Ấn độ, Tích lan truyền sang ta theo đường phíaNam, trước cả việc đạo Phật truyền sang phía Nam Trung quốc Nhưng vềsau, đạo Phật bành trướng ở Trung quốc rồi truyền sang ta theo đường phíaBắc, và tất nhiên, những nhà sư lớp sau lúc này được giai cấp phong kiếnche chở, nên có điều kiện lấn át các nhà sư bản địa lớp trước Dần dà, nhữngnhà sư cùng với những kinh kệ dịch bằng chữ Hán truyền sang ở lớp sau từphương Bắc, xóa mờ đi, tất cả những gì của đạo Phật truyền sang ở lớptrước từ phương Nam Có điều, những sự kiện trước hay sau đó đối vớichúng ta ngày nay không có gì quan hệ lắm, mà quan hệ ở chỗ xem đạo Phậtmột khi xâm nhập nước ta đã có tác dụng xấu hay tốt như thế nào
Nói cho đúng thì đạo Phật thời nguyên thủy chứa đựng một số nhân tốtích cực, thí dụ như tinh chất vô thần của nó, vì rằng đạo Phật chấp nhậnthuyết tứ đại (bốn yếu tố lớn cãu thành vũ trụ là: đất, nước, khí, và lửa), mộtthuyết rút từ tôn giáo nguyên thủy của nước cổ Ấn độ, hoặc nữa như thuyếtbình đẳng và thuyết từ bi bác ái của nó về quan niệm nhân sinh, quan niệm
xã hội Tất-đạt-ta, tức là Phật, gọi cho gần đúng với tên Ấn độ là Bụt, đã tựgiác từ bỏ hạnh phúc cá nhân để đi thuyết pháp nhằm “cứu dân độ thế” bằngcon đường “giác tha”, tức giác ngộ người khác phải biết thương yêu người
Trang 9cùng khổ Bụt có chú ý đến kẻ nô bộc, người nô lệ Trong kinh Sa môn, cóđoạn Bụt thuyết pháp về vấn đề bình đẳng giữa con người với nhau Bụt nhắclại lời ta thán của một nô bộc như sau: “Đức vua An-ja-ta-sat-tu, con của bàVi-de-hi nước Ma-ga-đa là người, thì tôi đây (kẻ nô bộc) cũng là người Vị vua
đó sống tận hưởng đầy đủ năm món khoái lạc, không khác gì vị thiên thần,còn tôi đây, người nô bộc thì phải làm mọi công việc, dậy sớm, thức khuya,thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái, chú
ý từng nét mặt (của vua)” Dần dà về sau, đạo Phật chia ra các Tông pháiBắc, Nam rồi bị tô vẽ thành một thứ tôn giáo có kèm theo lễ nghi cúng bái,thêm cả màu sắc mê tín dị đoan Đạo Phật truyền sang ta, chủ yếu là pháiThiền Tông, là kiểu đạo Phật hình thành về sau đó, đạo Phật đó sang ta, gặpđược các hình thức thờ cúng kiểu tôn giáo nguyên thủy của ta thì dần dànhập cục với nhau, thí dụ như ở chùa Dâu (Hà bắc), một ngôi chùa có rất lâuđời cạnh thành cổ Liên lâu, tổ tiên ta vừa thờ các vị thần thiên nhiên như Mây,Mưa, Sấm, Chớp, lại vừa thờ cả Bụt Nhân dân ta, vốn sẵn tinh thần nhânđạo, nên dễ tiếp thu thuyết bình đẳng và từ bi bác ái của đạo Phật trong quátrình đấu tranh chống phong kiến Nhân dân ta lại vốn sẵn tinh thần yêu nước,nên ít theo phương pháp tiêu cực của đạo Phật về mặt diệt dục và chịu đựngđau khổ, hoặc chủ nghĩa “vô vi” của đạo Lão, mà lại xông xáo đấu tranh chođộc lập của Tổ quốc và hạnh phúc của toàn dân Trong các cuộc kháng chiếnchống ngoại xâm thời Lý, Trần, những nhà sư yêu nước, yêu đời như NgôChân Lưu, Vạn Hạnh đã góp phần tích cực xứng đáng của mình trong việcgiữ nước Những tấm gương sáng đó về sau được nhân lên qua các thời đại,cho mãi đến các giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc
Mỹ vừa qua Còn “Bụt Việt Nam” nhiều truyện dân gian của ta đã đứng hẳn vềphía dân nghèo, góp phần xây dựng hạnh phúc trần gian của họ, thí dụ nhưtrong các truyện Chử Đồng Tử, Cây nêu ngày Tết, Tấm Cám…
So với đạo Phật, thì Đạo giáo, một hiến tướng của học thuyết Lão tử,
có nhiều yếu tố tiêu cực hơn Lão tử, mà tên thật không rõ là Lão Đam hay LýNhĩ (?), có thể sống từ thời Xuân Thu ở Trung quốc, đồng thời hoặc trướcKhổng tử một ít, tức khoảng thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6 trước Công nguyên Tuy
Trang 10nhiên, học thuyết của ông chỉ do người đời sau, có thể là học trò của ông, ghilại trong quyển Đạo đức kinh khoảng thời Chiến quốc Đó là một học thuyếtđược xây dựng có hệ thống, đầy đủ cả vũ tạu quan và nhân sinh quan Đứng
về mặt triết học, thì đây là một học thuyết vô thần, có ý nghĩa duy vật và biệnchứng thô sơ, như nói vũ trụ là từ một nhân tố cấu thành có tính chất cơ bảnvốn không có tên, tạm gọi là “Đạo”, hay như nói muôn vật đều luôn luônchuyển hóa từ không thành có, hoặc ngược lại, từ có thành không, v.v.Nhưng từ quan niêm biện chứng về vũ trụ đó, Lão tử đi đến một quan niệmtiêu cực về nhân sinh là “vô vi”, không làm gì cả, với lý luận không thành có,
mà có thành không Lão tử phủ nhận tác động tích cực và sáng tạo của conngười đối với tự nhiện và xã hội: chắc rằng Lão tử không thể hiểu được rằngchính con người với sức lao động sáng tạo và chiến đấu không ngừng, đã tựtạo ra bản thân nó, đồng thời cái tạo thiên nhiên và xây dựng xã hội loàingười ngày một tốt đẹp hơn lên Chính môn đồ Đạo giáo đã phát triển khíacạnh “vô vi” trong học thuyết Lão tử, rồi tô vẽ thành một thứ đạo tu tiên có xuhướng thoát ly cuộc sống, để mưu đồ hưởng lạc cá nhân, theo hướng “độcthiện kỷ thân” (hạnh phúc riêng mình) Rõ ràng, Bụt còn khuyên người ta “vịtha” (ẹống vì người khác), chử Thái thượng Lão quân (tức vị thần linh mangdanh Lão tử do môn đồ Đạo giáo đặt ra) lại ru ngủ quần chúng bằng lối vị kỷnhư cầu phúc, tu tiên, mạnh ai nấy làm Đó là một khe hở cho bọn cô đồngthầy cúng “chộp được”, rồi nhào nặn với các bùa phép từ hình thức phươngthuật cổ truyền của ta, như đã nói ở trên, để dựng lên một thứ đạo phù thủy,nhằm mê hoặc quần chúng, nhất là qua các khâu cầu yên, cầu phúc, trừ tàbắt ma để chữa bệnh, chữa tật, kề cả tật hiếm con, v.v Trong lịch sử đấutranh chống ngoại xâm của ta, các nhà sư tiến bộ ta xưa như Ngô Chân Lưu,Vạn Hạnh, thường kiêm cả đạo sĩ, những tư tưởng tích cực của họ chủ yếu
có nguồn gốc ở những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, như truyền thốngyêu nước và yêu người, và có một phần chịu ảnh hưởng thuyết “vị tha”,thuyết “từ bi bác ái” của đạo Phật Riêng ông Tiên, bà Tiên đặc biệt Việt namtrong các truyện dân gian của ta, như ông Tiên trong truyện Ai mua hành tôi
Trang 11giống như Bụt luôn luôn có ý thức xuất hiện để giúp đỡ những kẻ nghèo khổ,oan ức bị vùi dập dưới chế độ phong kiến.
So với Phật giáo và Đạo giáo, thì Nho giáo có một vị trí đặc biệt về mặtgiao lưu văn hóa trong lịch sử dân tộc ta Thông thường, bọn đi xâm lượctrước kia, trước khi chúng tiến quân vào một địa bàn nước ngoài nào đó, đềutìm cách do thám nước đó bằng cách tung gián điệp dưới cái lốt của nhiềuloại người, như nhà tu hành, người truyền đạo, thầy đồ dạy học, thầy tướng,thầy số, thầy thuốc, thầy địa lý (tức phong thủy), v.v., thí dụ, tên cáo giàHoàng Phúc, mang hàm Thượng thư, đã có lúc giả làm thầy địa lý đi xem cáckiểu đất ở ta, trước khi quân Minh chính thức sang chiếm nước ta Bọn giánđiệp đội các lốt trên và bọn quan lại do phong kiến phương Bẳc sai sang ta,
có thể khá nhiều, ngay từ thời Tần Hán, nói chung, bọn họ biết chữ Hán và cókiến thức về Nho giáo, thỉnh thoảng có người khá am hiểu sử sách như kiểuTích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp… Có thể, xưa kia dân tộc ta đã có một thứchữ viết theo lối “con nòng nọc” như kiểu chữ Thái, chữ Lào hiện nay, nhưngthứ chữ này, đã bị chữ Hán, một lối chữ bình vuông, dễ ký hiệu hơn, lấn átdần, và tiến tới từng bước bị xóa bỏ Thật ra, chữ viết cũng chỉ là một thứ tínhiệu mà con người quy ước với nhau, cho nên nhân dân ta vốn cầu tiến, sẵnsàng tiếp nhận những lối chữ nào có cấu trúc tiện lợi nhất để ghi âm tiếngViệt Như vậy, việc nhân dân ta dùng chữ Hán rồi sau dựa vào chữ Hán màsáng tạo ra chữ Nôm, chỉ là một việc bình thường Cũng như đến khoảng thế
kỷ 16, 17, nhân dân ta lại dễ dàng công nhận chữ tộc ta Có điều, xưa kia, sở
dĩ chữ Hán trở thành được chữ viết có tính chất “quan phương”, cũng nhưNho giáo mau chóng trở thành “độc tôn”, lấn át các tôn giáo khác, như tôngiáo cổ truyền của dân tộc ta, hay như Phật giáo, Đạo giáo, là nhờ có bàn tayche chở đắc lực của quan lại phong kiến phương Bắc
Nho giáo là một thuật ngữ chỉ chung những người có học thức, rất cầncho xã hội Có thể thuật ngữ này đã có từ thời Chu Công Đán đời Tây Chu,trước khi Khổng tử ra đời Về sau, người ta chỉ biết đến học thuyết Khổng tửđời Xuân Thu, được Mạnh tử kế thừa và phát triển đời Chiến quốc, mà ít ai
Trang 12chú ý tới học thuyết Chu Công Đán trước đó, có thể coi như tiền thân của họcthuyết Khổng Mạnh Cái đó cũng có lý của nó, vì rằng nếu như học thuyết củaChu Công nặng về đạo trời, nặng về thần linh chủ nghĩa (chúng ta hiểu trời vàthần ở đây chẳng qua chỉ là quyền thống trị của vua nhà Chu, được ngụytrang dưới dạng mê tín dị đoan), thì học thuyết Khổng Mạnh đã nghiêng vềđạo người Nếu như ở thời Tây Chu, Chu Công chỉ nói về lễ, và lễ khôngxuống đến thứ dân, thì ở thời Xuân Thu, Khổng tử, tuy vẫn không quên lễ,nhưng đã nói đến nhân, tức mối quan hệ giữa con người với nhau, tuy rằngnguyên lý về chữ “nhân” của ông chưa phải đã thấu triệt đến từng lớp nô lệ,hay nô tì, tầng lớp “dưới đáy” của xã hội Trước sau, Nho giáo thời Tây Chuhay Đông Chu, học thuyết về chữ lễ, chữ nhân hay nhân nghĩa cũng đều làhọc thuyết của giai cấp chiếm nô hoặc giai cấp phong kiến Như vậy, chúng takhông lấy làm ngạc nhiên thấy giai cấp phong kiến Trung Quốc sang ta, haygiai cấp phong kiến Việt nam, đều đón lấy Nho giáo, – tất nhiên là thông quacác sách vở do các hạng Hán nho, Đường nho, Tống nho v.v ghi chép, chúthích, giới thiệu, – như một “bửu bối”, một công cụ sắc bén, nhằm mê hoặcnhân dân ta bằng nhiều đường, như đường khoa cử, đường làm quan, v.v.
để dễ bề thống trị và bóc lột họ một cách tinh vi Như trên đã nói, nội dung vềnhân nghĩa của Khổng Mạnh có chứa đựng yếu tố tích cực đối với đời sốngnhân dân, thí dụ như, Mạnh tử đã nói đến lòng trắc ẩn, tức lòng thươngngười, tất nhiên khái niệm này cũng còn chung chung Thật ra, quan niệm vềnhân nghĩa cũng chẳng riêng gì Khổng Mạnh nói tới, mà những nhân vật đờiXuân Thu như Tôn Vũ, Phạm Lãi, Kế Nhiên… cũng đã nói tới Quan niệmnhân nghĩa đó một khi du nhập Việt nam, lại bị Việt nam hóa cho thích hợpvới hoàn cảnh cụ thể của dân tộc ta, thí dụ Nguyễn Trãi giải thích chữ nhânnghĩa cho bọn tướng lĩnh nhà Minh qua các thư từ địch vận, là giải thích theocách suy nghĩ của ông, qua thực tế chiến đấu chống ngoại xâm của ta, chứkhông phải giải thích theo Khổng, Mạnh Trong một lá thư gửi Phương Chính,Nguyễn Trãi viết: “Nước mày, nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng thương dânđánh kẻ có tội, kỳ thực làm việc bạo tàn, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhândân ta, thuế nặng, hình phiền, vơ vét của quý, dân chúng xóm làng không thể
Trang 13sống yên Nhân nghĩa mà lại ư?” Như vậy, nhân nghĩa là Khổng xâm lược,chống áp bức bóc lột nhân dân vô tội Đó là một quan niệm hết sức mới mẻkhông thấy trong các sách xưa như Luận ngữ, Mạnh tử… Các nhân sĩ tiến bộcủa ta nói chung đều quan niệm nhân nghĩa như Nguyễn Trãi, tức quan niệmnhân nghĩa là lẽ phải thông thường, hoặc có thể nói một cách khác là chínhnghĩa, là đại nghĩa mà bất cứ người nào có lương tri trên thế giới, chứ khôngriêng gì ở nước ta, cũng đều có thể hiễu như nhau: lẽ phải đó, chính nghị đó(và có chính nghĩa mới là đại nghĩa) yêu cầu tất cả mọi người, cũng như tất
cả mọi dân tộc đều “có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầuhạnh phúc” và như vậy, người này, dân tộc này không được áp bức, bóc lộtngười khác, dân tộc khác
Nho giáo là một học thuyết chính trị, chứ không phải một tôn giáo thuầntúy Nhưng học thuyết chính trị đó được Chu Công hệ thống hóa từ thời TâyChu và được Khổng Mạnh thừa kế và hoàn chỉnh hóa thời Đông Chu, nênvẫn mang nặng tinh chất thần linh, tính chất Tông tộc và tính chất giai cấp quýtộc Do đó, về sau, nó được tô vẽ để thành như kiểu một tôn giáo thì cũngkhông có gì là lạ Chính học thuyết chính trị đượm màu sắc tôn giáo đó màchứa những nọc độc mới lại càng tai hại! Hai thứ nọc độc nổi bật của Nhogiáo là thuyết Thiên mệnh (mệnh trời) và thuyết Quân tử, tiểu nhân ThuyếtThiên mệnh nhằm dìm quần chúng lao động xuống dưới chế độ khắc nghiệt
về mọi mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của giai cấp thống trị, để thủ tiêumọi quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của họ Trời làai? Trời là vua, vì vua thay trời, vậy trời là giai cấp thống trị phong kiến.Thuyết thiên mệnh đó là cơ sở về vũ trụ quan để chỉ đạo thuyết Quân tử, tiểunhân về nhân sinh quan Theo thuyết này, xã hội ta thời phong kiến nói chung
có hai loại người: bậc quân tử tức giai cấp thống trị và tay chân của chúng, kẻtiểu nhân, tức là đa số quần chúng lao động, phải nai lưng ra lao động đểphục vụ bậc quân tử nói trên Nói chung về mặt chính trị là như vậy, nhưngnhững nhân sĩ tiến bộ như Chu An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, NgôThì Nhậm, Cao Bá Quát… lại tỉnh táo theo sát đời sống của nhân dân ta vớinhững truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chứ không mù quáng theo các loại
Trang 14kinh, truyện của Nho giáo Những nhân sĩ tiến bộ đó đã có phát huy nhữngyếu tố tích cực trong kinh, truyện cho phù hợp với lẽ phải trong cuộc sống vàkhông chãp nhận những nguyên lý cực đoan, khắc nghiệt của Nho giáo Thídụ: Họ lưu ý đề cao những mệnh đề rút ra từ kinh, truyện như “dân vi quý,quân vi khinh” (dân mới đáng quý trọng, còn vua thì nhẹ hơn), “quân chu, dânthủy” (vua chỉ là thuyền, dân mới là nước), ý nói tiếp: nước tuy chở thuyền,nhưng vẫn có thể lật thuyền Hoặc nữa: Như khi bàn về phẩm chất kẻ sĩ,phẩm chất bậc quân tử thế nào cho xứng đáng với lòng mong đợi của kẻ tiểunhân, thì họ lưu ý những tính chất nhằm khắc họa phẩm chất kẻ sĩ (kẻ sĩ phải
có phẩm chất cứng rắn như “tùng bách rung sau” hay đức tính tốt đẹp như
“hoa mai nở sớm”, v.v…) Những nguyên lý về đạo đức như vậy khá phù hợpvới lẽ phải theo quan niệm dân gian trong khuôn khổ của phương thức sảnxuất phong kiến
Cách làm để tự tạo cho mình một lối thoát của các nhân sĩ tiến bộ trên
là gạn lọc những yếu tố tích cực trong Nho giáo để có thể dung hòa với lẽphải, trong dân gian; cách làm đó cũng chỉ phần nào điều hòa những mâuthuẫn giữa giai cấp phong kiến với nhân dân lao động, chứ chưa có thái độchống đối tính chất tiêu cực và phản động của các thuyết và tôn giáo nói trên.Chúng ta có thể tìm hiểu cách chống đối khá quyết liệt đó trong kho tàng vănhọc dân gian của ta Nhân dân ta có thể chấp nhận được các nguyên lý vềbình đẳng, về từ bi bác ái của đạo Phật, hay nguyên lý về nhân nghĩa chânchính, tức chính nghĩa của đạo Nho ở bình diện phù hợp với lẽ phải thôngthường, nhưng nhân dân ta chống đối kích liệt các nguyên lý phản động khácbắt người ta phải chịu đựng đau khổ, phải phục tùng mệnh trời, tức khôngdám nổi đậy làm cách mạng đánh đổ giai cấp thống trị phong kiến, cứ đànhchịu cho:
“Con vua thì lại làm vua, Con đứa sãi chùa thì quét lá đa!”
Nhân dân ta không có điều kiện đi vào lý giải phần nguyên lý của từnghọc thuyết hay tôn giáo, mà chỉ vạch mặt trái từng hiện tượng, từng đối
Trang 15tượng, cụ thể Biẽt bao nhiêu câu ca, bài về, bao nhiêu truyện dân gian chếgiễu những người đội lốt thầy chùa, đội lốt thầy đồ, hay các loại cô đồng, thầycúng v.v… Chắc hẳn không ai quên được các truyện cười như: Nhà sư mắclỡm, Phù thủy sợ ma, Thầy đồ ăn bánh rán… Trong văn học viết, cũng cónhững truyện có sắc thái dân gian với ý nghĩa phê phán đó, như truyện Haiông Phật cãi nhau (Thánh Tông di thảo), Nghiệp oan của Đào thị, Ngôi chùahoang ở Đông triều (Truyền kỳ mạn lục) Riêng một vài nhà nho như TrươngHán Siêu trong bài Linh tế tháp ký (bài ký tháp chùa Linh tế), Lê Thánh Tôngtrong bài Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, hay Cao Bá Quát trong bài thơ Tràochiết lý Phật (Chế tượng Phật gẫy tay) đã phần nào phê phán các giới thầychùa, thầy cúng, thầy địa lý Ngoài ra, trong một số bài thờ, một số nhân sĩ đã
tỏ mối thông cảm với nhân dân lao động, chống trật tự phong kiến, chống giaicấp thống trị, thí dụ như Nguyễn Bỉnh Khiêm với những bài như Tăng thử(Ghét chuột) hay Trung tân quán bi kỷ (Bia quán Trung tân), Cao Bá Quát vớinhững bài như Phu tương tử (Người vác hòm), Phúc lâm lão (Ông già PhúcLâm)…
Nói như vậy, không có nghĩa nói rằng những yếu tố tiêu cực trong cáchọc thuyết hay tôn giáo Phật, Lão, Nho lại không ảnh hưởng đến tư tưởngcủa nhiều sĩ phu nước ta xưa kia Các yếu tố tiêu cực đó hoặc ở mặt này haymặt khác, thông thường quy tụ vào một triết lý chung, gọi là triết lý “xuất thế”,tức chủ trương thoát ly cuộc sống lao động và chiến đấu để rút lui đi ẩn, “ẩn”nơi núi rừng, nơi chùa chiền, đạo quan (tức tiểu ẩn) hay có thể có “ẩn” ngaygiữa thị thành, làng xóm nhưng quay lưng với đời (tức đại ẩn) Thái độ “quaylưng với đời” đó chính là thái độ của Lý Tử Cấu, bạn đồng khoa với NguyễnTrãi, Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân thời khởi nghĩa Lam sơn
Ngoài ba học thuyết và tôn giáo nói trên, khoảng thế kỷ XVI, XVII, đã cóđạo Cơ đốc truyền sang nước ta Trong nguyên lý đạo này thời nguyên thủycũng có yếu tố tích cực, như tư tưởng bác ái Theo truyền thuyết dân gianvùng Lưỡng hà (Trung đông), chúa Cơ đốc vốn là con người thợ mộc, đã hysinh cứu đời, đấu tranh cho kẻ cùng khổ, nên mới bị giai cấp thống trị địa
Trang 16phương đóng đinh lên cây Thập tự (cây cột hình chữ thập: +) Chính cái tên
Cơ đốc mang ý nghĩa đó, và đạo Cơ đốc vốn là đạo của kẻ cùng khổ Nhưngđạo Cơ đốc về sau đã biến tướng, bị giai cấp tư bản phương Tây nhào nặn,thần bí hóa, trở thành một công cụ để chúng đi xâm chiếm thuộc địa và ápbức, bóc lột nhân dân lao động trên thế giới Nó đã trở thành “một thứ thuốcphiện ru ngủ quần chúng” (nói theo thuật ngữ của Các Mác) và bọn tư bản đãthành công với quỷ kế dùng “gậy ông đập lưng ông” Đạo Cơ đốc khi truyềnsang ta đã mang tính chất phản động như vậy và những giáo sĩ phương Tâybuổi đầu đó thực chất là những kẻ do thám, đội lốt thầy tu, đi trước dẫnđường cho bọn tư bản mà thôi
Trong thực tế dân tộc ta, ở các thế kỷ từ XVII cho đến XVIII, ảnh hưởngđạo Cơ đốc chưa có gì sâu sắc, trước phản ứng mạnh mẽ của đạo Nho với
cả một hệ thống chính quyền và chế độ xã hội hàng nghìn năm của giai cấpphong kiến Do đó, cũng chưa có gì tác động đến nền văn học viết của ta.Nhưng từ khoảng giữa thế kỷ XIX về sau, khi giai cấp phong kiến nhà Nguyễnđầu hàng thực dân Pháp, để mất nước về tay chúng, thì dần dần ảnh hưởngđạo Cơ đốc mới phát triển, và một số sách báo làm ô danh Chúa, phản dânhại nước được bọn thực dân và đế quốc cho lưu hành, nhằm chia rẽ quầnchúng, chia rẽ dân tộc ta Mãi đến gần đây, sau khi miền Nam được hoàntoàn giải phóng thì toàn bộ loại sách báo rác rưởi đó mới bị quét sạch
3 Mấy vấn đề về sự cấu thành các giai đoạn văn học và các xu hướng văn học qua các giaỉ đoạn tương ứng với lịch sử dưới thời phong kiến, cùng với một số biện pháp thích ứng để phát triển giáo dục
và nghệ thuật thơ ca.
Nước ta vốn có cơ sở một chính quyền độc lập từ thời Hùng vương vàsau khi An Dương vương để mất nước về tay Triệu Đà, cho đến năm 939.Ngô quyền mới chính thức khôi phục được Nhà nước độc lập và nền độc lậpkéo dài được ngót một nghìn năm cho đến khi nước ta bị thực dân Pháp đô
hộ hoàn toàn Trong khoảng thời gian ngót một nghìn năm đó, một nền vănhọc viết có tính chất dân tộc hình thành, trong khuôn khổ chế độ xã hội thời
Trang 17đó, theo một số biện pháp thích ứng có liên quan mà chúng ta đề cập đến sauđây:
a Sự cấu thành các giai đoạn văn học và các xu hướng văn học tương ứng với lịch sử dưới thời phong kiến
Nền văn học viết của ta là nền văn bọc được cấu thành trong khuônkhổ chế độ phong kiến, nên chịu ảnh hưởng khá sâu sắc hệ ý thức của chế
độ đó Tuy nhiên, trừ một số thơ văn của bọn Việt gian thí dụ như Trần ÍchTắc, Lê Tắc, Lê Quýnh…, nói chung nền văn học này đậm đà tính chất dântộc, có khá nhiều yếu tố tích cực đối với công cuộc dựng nước và giữ nước.Nền văn học này theo sát tình cảnh lịch sử thời bấy giờ, gồm một thời kỳ dài,tức thời kỳ từ thế kỷ XI qua thế kỷ XV, thế kỷ XVI, thế kỷ XVII, thế kỷ XVIII,đến giữa thế kỷ XIX, gồm có năm giai đoạn là: giai đoạn Lý, Trần (từ thế kỷ XIđến thế kỷ XIV); giai đoạn đầu Lê, cũng gọi là giai đoạn Lê thịnh (thế kỷ XV);giai đoạn giữa Lê (từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ VIII); đây là giai đoạn Lê,Mạc xung đột và Trịnh, Nguyễn phân tranh; giai đoạn cuối Lê, cũng gọi là giaiđoạn Lê suy (từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX) và giai đoạn đầuNguyễn (từ đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XIX)
Nền văn học viết của ta dưới thời phong kiến nhìn chung có ý nghĩaphục vụ giai cấp thống trị, nội dung vừa thể hiện những truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc ta, lại vừa chịu ảnh hưởng các luồng tư tưởng như Phật, Lão,nhất là tư tưởng Khổng Mạnh, là tư tưởng được giai cấp phong kiến coi như
tư tưởng chính thống Do đó, hầu hết các tác phẩm thời bấy giờ đều đề caonguyên lý cơ bản của Nho giáo là “trung, hiếu, tiết, nghĩa” thể hiện qua cáccông thức như tam cương (ba mối giềng tức là ba mối quan hệ của xã hội là:vua tôi, cha con, vợ chồng) Tuy nhiên, nền văn học đó vẫn có những xuhướng khác nhau, có khi chống đối nhau, có điều là ít khi trực tiếp tuyên bố.Hai xu hướng tiến bộ nổi bật nhất là xu hướng có tinh thần yêu nước và xuhướng có tinh thần nhân đạo Riêng xu hướng nhân đạo bao gồm nhiều loạithơ văn khác nhau, hoặc nói lên đời sống khổ cực của quần chúng lao động,đặc biệt là số kiếp người phụ nữ, hoặc tố cáo hiện thực xấu xa thời phong
Trang 18kiến và vạch mặt gian hiểm bọn vua quan, tổng lại, địa chủ, gian thương cùngcác bọn ác tăng, ác ôn khác, v.v Ở các giai đoạn như Lê Mạc xung đột, TrịnhNguyên phân tranh, và về sau, từ khởi nghĩa Tây Sơn đến Gia Long lên ngôi,các xu hướng văn học tương ứng với các xu hướng chính trị chống đối nhau,như ở thế kỷ XVI có thơ văn ca ngợi Lê, có thơ văn ca ngợi Mạc, sang thế kỷXVII, có thơ văn ca ngợi chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, có thơ văn ca ngợi chúaNguyễn ở Đảng Trong Đến thời Tây Sơn, có thơ văn ca ngợi Quang Trung,Cảnh Thịnh, lại có thơ văn đả kích lại, có thể bài phú Nôm ca ngợi Tây Sơncủa Nguyễn Huy Lượng và bài phú Nôm đả kích lại theo đúng nguyên văncủa Phạm Thái làm thí dụ Đó là cuộc bút chiến không tuyên bố Tất nhiên,bài phú của Phạm Thái, do có thiên kiến và tư tưởng không trong sáng, nêngiá trị về nội dung và nghệ thuật kém xa bài phú của Nguyễn Huy Lượng, chứkhông phải vì Phạm Thái không giỏi làm phú! Cần chú ý là theo tài liệu còn lại,
từ đời Trần Nhân Tông về sau, văn học viết bằng chữ Hán phát triển songsong với văn học viết bằng chữ Nôm Riêng văn học Nôm, thể lục bát và songthất lục bát dược dùng nhiều ở loại sử ca như Thiên nam ngữ lục, Thiên namminh giám, Đại nam quốc sử diễn ca hoặc loại truyện thơ như Đoạn trườngtân thanh (truyện Kiều), Song tinh bất dạ, hoặc nữa, loại ngâm khúc nhưChinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, Bần nữ thán, v.v Càng về sau,chữ Nôm được chú ý, có lúc được coi như chữ viết có tính “quan phương”như ở thời Tây Sơn và văn Nôm được mọi tầng lớp trong nước hâm mộ, chonên lấn át dần văn chữ Hán
Bên cạnh loại văn học sáng tác, còn có loại văn học dịch từ văn họcTrung quốc, thí dụ như Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, Thu hứng của Đỗ Phủ vàloại văn học ghi chép truyện dân gian, hoặc ít nhiều có sắc thái dân gian nhưThánh Tông di thảo Truyền kỳ mạn lục, Tục truyền kỳ, Thoải thực kỳ văn vàcác loại văn học áp dụng vào việc nghiên cứu, phê bình, trích tuyển thơ ca,hay ghi chép lặt vặt khác
Nhìn một cách khái quát, nền văn học viết của ta dưới chế độ phongkiến, tuy còn bị hạn chế ở lối sáng tác và ghi chép bằng chữ Hán, nhưng cũng
Trang 19khá phong phú và đa diện, nổi bật lên tinh thần dân tộc sáng ngời và tinh thầnnhân đạo sâu sắc.
b Một số biện pháp thích ứng trong sự phát triển giáo dục và nghệ thuật thơ ca.
Như trên đã nói, một vấn đề hạn chế trong sáng tác, nghiên cứu, phêbình, cũng như trong việc phổ biến các tác phẩm đó, chính là vấn đề sử dụngchữ Hán làm phương tiện ghi chép Việc sáng tạo ra chữ Nôm chỉ mới vềsau; và do đầu óc giáo điều, thiển cận của giai cấp phong kiến, nên chữ Nômkhá phổ biến từ đời Trần, mà vẫn không được Nhà nước công nhận như thứchữ có tính chất “quan phương” để đến nỗi nảy sinh một thái độ phản dân tộc,coi văn quốc âm là loại “Nôm na mách qué!”
Vì giai cấp phong kiến tôn sùng chữ Hán, tôn sùng Khổng Mạnh, tônsùng Ngũ kinh, Tứ thư, nên các biện pháp thích ứng để phát triển giáo dục vànghệ thuật thơ ca thời bấy giờ đều dựa theo cách tổ chức, cách áp dụng đờiTùy, Đường Tống và các đời sau
Về giáo dục và thi cử, cũng chỉ mới phát triển từ đời Lý, vì rằng, saumột thời gian dài bị Bắc thuộc, nhà nước độc lập mới được phục hồi từ đờiNgô Quyền, qua Đinh, Tiền Lê, những triều đại ngắn ngủi, nên chưa có điềukiện xây dựng nền học thuật dân tộc Có thể, ở đời Hùng vương mới chỉ cóbiện pháp bổ dụng từ trên xuống hay tiến cử từ dưới lên để lấy Lạc hầu làchức quan văn bên cạnh Lạc tướng, chức quan võ Phép bổ dụng và tiến cửnày còn được áp dựng dưới thời Bắc thuộc để lấy các học vị Tú tài và Hiếuliêm Cho đến đời Lý, việc giáo dục và thi cử của ta mới được tổ chức Năm
1075, Lý Nhân Tông mở khoa thi Tam trường (ngang trình độ tú tài đầu tiên)
và đến đời Trần Thái Tông mới mở khoa Thái học sinh (tức tiến sĩ) chọn bangười đỗ đầu là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa Thật ra các kỳ thiHương ở các khu vực hàng tỉnh, hoặc liên tỉnh để chọn sinh đồ (tức tú tài) ở
kỳ thứ ba (Tam trường) và Hương cống (tức cử nhân) ở kỳ thứ tư (Tứtrường), và các kỳ thi Hội ở kinh đô mở cho các Hương cống thi để chọn Tháihọc sinh phải đến đời Lê Thánh Tông về sau mới thật ổn định, có nề nếp
Trang 20chính quy Nhưng đến thời giữa Lê và cuối Lê, việc giáo dục và thi cử trở nênlộn xộn, phần thì do chiến tranh dai dẳng, phần thì do đất nước bị chia cắt,nên các nhân sĩ, trí thức hoặc bị thu hút vào các cuộc chinh phạt, hoặc bị trôidạt đi các nơi, đồng thời sách vở, tài liệu giáo khoa cũng bị mất mát, tiêu hủy.
Đó là chưa nói việc thi cử thời Trịnh, thí dụ thời Trịnh Doanh đã không nghiêmminh, nên biến trường thi thành “chợ thi” để thu tiền vào cửa, gọi là tiền
“thông kinh” Nhà Nguyễn lên nắm chính quyền, cố gắng khôi phục và ổn địnhcác hình thức thi cử, dời trường Quốc tử giám vào Thuận hóa (Huế), để tạothành một trung tâm văn hóa mới Nhưng rồi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lênnước ta, tất cả hệ thống giáo dục, thi cử nhà Nguyễn dựng lên, dần dà đềuruỗng nát như ngai vàng của chúng, để nhường chỗ cho nền giáo dục, thi cửthực dân
Về mặt giáo dục, thi cử, trong các triều đại xưa, cũng có người sángsuốt, biết chú ý đến những vấn đề hoặc thiết thực đối với đời sống, hoặc thíchhợp với dân tộc, như Hồ Quý Ly chủ trương đưa môn toán vào các kỳ thiHương Hồ Quý Ly đã ra dụ Khuyến học và ra lệnh tổ chức trường học từphủ, huyện trở lên Mặt khác, Hồ Quý Ly tự dịch một số bài trong Kinh thi vàThiên Vô dật trong Kinh thi để dạy cung phi và cung nữ Thiên Vô dật có nộidung khuyến khích công việc lao động và phê phán thói chây lười, ăn khôngngồi rồi Về sau Lê Thái Tổ tổ chức những kỳ thi, đặc biệt Minh kinh và Hoành
tử để chọn nhân tài ra xây dựng đất nước Trong số thí sinh đó, có nhiều tháihọc sinh đời Trần ra thi, thí dụ Triệu Thái; Trình Thuấn Dụ, Phan Phu Tiên LêThánh Tông tiếp tục công việc của Thái Tổ và bắt chước Hồ Quý Ly, ra dụKhuyến học và khích lệ các quan phải tranh thủ thời gian tự học để nâng trình
độ học vấn của mình Tiến lên một bước nữa, Thánh Tông quy định việc sáthạch lại trình độ các quan Nếu ai quá sút kém, sẽ tùy tình hình cụ thể mà bịquở trách hoặc bị hạ cấp bậc và lương bổng Trạng nguyên Lương Thế Vinh
đã bị vua quở trách một lần về tội học lực cầm chừng, không tấn tới, hoặcnhư Vũ Nguyên Tiềm và Tạ Bưu được cử hầu dạy Thái tử, tức về sau là HiếnTông, bị Thánh Tông kiểm tra bất chợt, không làm nổi về ba đầu đề: chế,chiếu, biểu do chính vua ra, nên vua phê: “Đáng tởm" Sau vụ này, Thánh
Trang 21Tông đã triệu các quan phụ trách việc này, đứng đầu là Nguyễn Như Đổ đểkhiển trách về việc cử bậy giảng viên kém cỏi Thỉnh thoảng, Thánh Tông mởkhoa thi hoành từ, mà chính vua ra đề để khảo hạch các quan xem có tiến bộkhông Thời Tây Sơn, Quang Trung, tuy còn bận nhiều về việc chống thùtrong giặc ngoài, nhưng rất chú ý đến giáo dục, thi cử Đồng thời với việcchuẩn bị xây dựng Phượng hoàng trung đô ở khu vực Vinh – Bến thủy hiệnnay, Quang Trung đã ra lệnh cho nhóm Nguyễn Thiếp, Bùi Dương Lịch thànhlập một trung tâm biên dịch Ngũ kinh, Tứ thư ra quốc âm để tiện cho việc giáodục, thi cử, vì Quang Trung rất chú ý đến chữ Nôm, có ý định dần dà dùngchữ Nôm thay chữ Hán về mặt quan phương Mọi công việc đang triển khaithì Quang Trung chết bất ngờ, nội bộ nhà Tây Sơn lục đục, rồi bị Nguyễn Ánhdựa vào thế lực phương Tây mà đánh đổ Cuối cùng, tất cả chủ trương tiến
bộ nói trên của Quang Trung bị nhà Nguyễn xóa sạch, để trở lại lối giáo dục,thi cử cổ hủ bằng chữ Hán xưa
Trong khoa cử của ta, thí sinh phải am hiểu đủ các thể văn sáng táccũng như nghị luận, văn sáng tác dùng trong thơ, phú, văn nghị luận dùngtrong các loại kinh nghĩa, văn sách, chế, chiếu, v.v… Lại có một thể văn nửasáng tác, nửa nghị luận là văn tứ lục, hoặc tứ lục biến thể có thể dùng trongcác loại như biểu, trướng, hịch, cáo, v.v… là loại ít dùng trong trường thi,nhưng lại thường dùng ngoài xã hội
Như vậy, chẳng những thí sinh phải nắm vững phương pháp nghị luậnqua sử, sách quy định như Ngũ kinh, Tứ thứ, Bắc sử, Nam sử, mà còn phảinắm được các khâu quan trọng của nghệ thuật thơ ca, như cách bố cục bàivăn, bài thơ, cách dùng từ ngữ, dùng điển cố, ngụ ý, ngụ tình, cách đổi ý, đốithanh trong biển văn, cách gieo vần, móc niêm trong thơ phú và tứ lục nóichung, tóm lại, tất cả những thủ thuật về thi pháp, văn pháp Riêng phép dùngđiển là một khâu hết sức quan trọng, vì rằng một bài văn hay, theo quan niệmphong kiến, phải là một bài văn nói được nhiều điển cố rút trong sử, sách.Như vậy, chúng ta không lấy làm lạ rằng thơ phủ xưa kia đọc rất khó hiểu, vì
có khi dày đặc điển cố Tất nhiên, phép dùng điển cũng có cái hay là làm cho
Trang 22ý văn kín đáo, tinh tế, dưới dạng ngụ ý, ngụ tình, nhưng nếu dùng điển tháiquá để “khoe chữ, khoe văn” thì lại là khuyết điểm.
Người xưa thường rút điển cố ở sử sách Trung quốc, thí dụ, trong Hịchtướng sĩ văn, khi Trần Quốc Tuấn nói: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội
cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa”, là ông lấy câu nói của Mã Viễn, chéptrong Hán thư, hay như trong Bình Ngô đại cáo, khi Nguyễn Trãi viết: “Nhândân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới”, là ông muốn nói điểnTrần Thắng, Ngô Quảng khởi nghĩa, cũng chép trong Hán thư Tuy nhiên,trong văn học cổ, người xưa cũng dùng điển lấy trong thực tế của dân tộc ta,thí dụ khi Trương Hán Siêu trong Bạch đằng giang phú, nói “Bởi đại vươngcoi thế giặc nhân”, là ông muốn nhắc đến câu Trần Quốc Tuấn trả lời TrầnNhân Tông: “Kim thiên, tặc nhân” (Năm nay, đánh giặc nhân) Hoặc nhưNguyễn Trãi viết hai câu thơ quốc âm:
“Chĩnh vàng chẳng tiếc danh thì tiếc, Bia đá hay mòn, nghĩa chẳng mòn”.
là ông tổng hợp các ý chính trong các câu ca có tính chất ngụ ý của ta:
“Tham vàng bỏ nghĩa ai ôi, Vàng ăn hay hết nghĩa tôi đang còn”
Trang 23lý tưởng ngày xưa như trai phải làm nên quan khanh (về văn), quan tướng(về võ), còn gái chỉ phải trau dồi tứ đức (bốn tiêu chuẩn: công, dung, ngôn,hạnh) để làm “bà quan” Như vậy, lối đi học ngày xưa là qua thi cử để “làmquan”, làm kẻ quân tử, mà khinh lao động, khinh kẻ tiểu nhân Lý tưởng củathanh niên ngày xưa, như Lê Quý Đôn đã nói rõ trong một bài kinh nghĩabằng quốc âm, là lý tưởng phải học thế nào cho đỗ đạt cao để “ngựa anh đitrước, võng nàng theo sau” Với quan niệm đó, mẫu người “lý tưởng” trongvăn học cổ thông thường thì trai là phải “trung hiếu”, gái là phải “tiết nghĩa”như Lương Sinh, Lưu Ngọc Khanh trong truyện Hoa Tiên, hay Mai Sinh, HạnhNguyên trong truyện Nhị độ mai, v.v… Đó là những chàng trai “nho nhã” vànhững cô gái “phòng khuê”, xa rời lao động, chỉ không may “sa cơ lỡ bước”mới phải nếm mùi khổ ải Những mẫu người “lý tưởng” như vậy rõ ràng ngàynay không thích hợp nữa, chúng ta chỉ có thể tỏ niềm cảm thông với họ theoquan niệm lịch đại, trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật mà thôi.
Mẫu người lý tưởng hiện nay là “con người mới xã hội chủ nghĩa Việtnam”, như Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của chúng ta đã nêu rõ: “Con ngườimới là con người có tư tưởng đúng và tình cảm đẹp, có tri thức, có thể lực đểlàm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân
Con người mới là con người lao động với tinh thần tự giác cao, với đầy
đủ nhiệt tình cách mạng, trung thực, thật thà, quý trọng và bảo vệ của công,lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có sáng tạo và đạt năng suất cao
Con người mới là con người có lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa nồngnàn, kết hợp nhuần nhuyễn với tinh thần quốc tế vô sản trong sáng
Con người mới là con người có tình thương yêu sâu sắc đối với nhândân lao động, biết đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, chiếnđấu và xây dựng cuộc sống mới…”
4 Kết luận.
Nội dung cũng như hình thức văn học cổ Việt nam dưới thời phong kiếnchứa đựng nhiều nhân tố và chi tiết khá phức tạp, diễn biến trong tiến trình
Trang 24lịch sử dân tộc lâu đời, với nhiều luồng giao lưu văn hóa chồng chéo lênnhau, vừa bài trừ, vừa xâm nhập lẫn nhau Tất nhiên, những “rác rưởi” nảysinh từ nội bộ nước ta, hay trần vào từ bên ngoài, trước sau, đều bị sức mạnhquật khởi và tự cường của nhân dân ta tẩy sạch trong thực tế lao động vàchiến đấu của mình, nhưng những “rác rưởi” đó được ghi lại trong văn học thìlại có thể truyền đến đời sau lâu dài hơn Cho nên, ngày nay, học tập, nghiêncứu vốn cổ dân tộc, chúng ta vừa phải khó nhọc vận dụng nhiều loại kiếnthức bổ trợ để tìm hiểu, lại vừa phải biết nhận định với thái độ “đãi cát tìmvàng” để chất lọc cái hay, cái đẹp, cái tốt ở trong đó, đồng thời gạt bỏ nhữngcái dở, cái xấu, cái nguy hại, tức là phải nâng niu những yếu tố tích cực vàphê phán những yếu tố tiêu cực.
Từ năm 1943, bản Đề cương văn hóa của Đảng Cộng sản Đông dương
đã nêu ra ba tính chất: dân tộc, khoa học, đại chủng Ba tính chất đó có ýnghĩa bao trùm, nhưng cũng rất cơ bản cho đường lối văn hóa, văn nghệ saunày Trong bản báo cáo nổi tiếng Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt nam ở hộinghị văn hóa toàn quốc thứ II năm 1948, đồng chí Trường Chinh đã giới thiệu
kỹ ba tính chất cơ bản đó Đồng thời, đồng chí Trường Chinh đã chỉ rõphương hướng học tập, nghiên cứu văn học cổ của ta: “Chúng ta tìm tòi, họchỏi những tác phẩm văn học, nghệ thuật của cha ông ta để lại, nhưng chúng
ta phải phê bình, nhận xét những tác phẩm đó và phát huy những truyềnthống tốt đẹp của văn hóa dân tộc”
Chúng ta “học xưa” là “vì nay”, học tập, nghiên cứu vốn cổ của dân tộc,mục đích là để xây dựng nền văn hóa mới hiện nay, như bản Báo cáo chínhtrị và Nghị quyết Đại hội Đảng ta lần thứ IV đã chỉ rõ: Nền văn hóa mới đó làmột “nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc…” “Nó vừahấp thụ có chọn lọc những thành quả của văn minh loài người, những thànhtựu văn hóa, văn học hiện đại, vừa là sự kết tinh và nâng cao lên một tầm caomới những gì đẹp nhất trong truyền thống bốn nghìn năm của tâm hồn Việtnam, của văn hóa Việt nam…” Mặt khác, bản Báo cáo chính trị và bản Nghịquyết cũng nhấn mạnh việc “xây dựng nền văn hóa mới đó là quá trình xây
Trang 25dựng, vun đắp những tư tưởng đúng, những tình cảm lành mạnh, nhữngphong tục, tập quán tốt đẹp, đồng thời là quá trình đấu tranh không khoannhượng chống tư tưởng tư sản, phê phán tư tưởng tiểu tư sản, quét sạch ảnhhưởng của văn hóa thực dân phong kiến, những nhân tố lạc hậu trong đờisống văn hóa của xã hội ta…”.
Như vậy, dưới ánh sáng của đường lối văn hóa, văn nghệ của Đại hộiĐảng Cộng sản Việt nam lần thứ IV, chúng ta tìm hiểu nền văn học viết củacha ông ta dưới thời phong kiến với một thái độ trân trọng, thấu đáo, vừa đểhọc tập những cái hay, cái đẹp, cái tốt theo quan điểm Mác – Lênin, đồng thờicũng phân tích thật kỹ lưỡng những yếu tố tiêu cực, những tàn dư của chế độ
cũ, nhất thiết không được hữu khuynh lơi lông về mặt giáo dục tư tưởng, tìnhcảm hay bồi dưỡng quan điểm thẩm mỹ cho các thế hệ trẻ trong nhà trường
THỜI KỲ THỨ NHẤT
Giai đoạn 1: TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN THẾ KỶ XIV VĂN HỌC VIẾT TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN THẾ KỶ XIV
Suốt hơn một nghìn năm, nước ta bị giai cấp phong kiến phương Bắc
đô hộ, nhưng nhân dân ta đã nhiều lần vùng dậy đấu tranh để bảo vệ nền độclập của Tổ quốc Trong quá trình tiến triển của lịch sử cũng như trong quátrình đấu tranh chống ngoại xâm, nền văn hóa dân lộc nước ta được hìnhthành Song song với nền văn học dân gian truyền miệng có từ lâu đời, nềnvăn học viết nước ta phôi thai khoảng thời Bắc thuộc và hình thành từ khi nền
tự chủ được xác lập Căn cứ vào tài liệu còn lại, chúng ta có thể nói nước ta
đã có hẳn một nền văn học viết từ thế kỷ XI về sau; nền văn học đó ban đầu
là nền văn học chữ Hán, sau thêm nền văn học chữ Nôm và mãi sau này lại
có nền văn học quốc ngữ
I HOÀN CẢNH LỊCH SỬ TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN THẾ KỶ XIV
Suốt thời kỳ Bắc thuộc, mặc đầu giai cấp phong kiến nước ngoài tìmcách duy trì lâu dài nền thống trị của chúng, nhiều cuộc khởi nghĩa anh dũngcủa ta đã liên tiếp nổ ra, như các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa
Bà Triệu, khởi nghĩa Lý Bôn v.v… Năm 905, nhân lúc nhà Đường suy yếu, họ
Trang 26Khúc đã bắt đầu xây dựng cơ sở tự cường cho dân tộc ta Nhưng, nước tathực sự được tự chủ phải nói là từ Ngô Quyền trở đi, năm 939 được coi nhưmột cái mốc lịch sử trên bước đường tự chủ của nước nhà Từ Đinh, Lê, Lý,Trần về sau, quốc gia phong kiến Việt nam càng ngày càng được củng cốvững chắc Tinh thần yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc ta đã thểhiện trong nhiều cuộc chiến đấu chống ngoại xâm Cuộc hành quân của LýThường Kiệt ở châu Ung, châu Khâm thuộc Trung quốc, cuộc chiến thắngcủa Lý Thường Kiệt ở khúc sông Như Nguyệt, cuộc chiến thắng của TrầnHưng Đạo ở sông Bạch đằng… đều được ghi lại trong những trang lịch sửhuy hoàng, đều được mô tả trong những thơ văn bất hủ của thời đó, cũngnhư thời sau.
Chế độ kinh tế thời Lý Trần là chế độ đại điền trang Nó phát triển trên
cơ sở xâm lấn đất đai các làng xã và biến nông dân các làng xã thành nông
nô, nô tì Đương nhiên, mâu thuẫn bộc lộ từ nền kinh tế đó là mâu thuẫn giữaquyền sở hữu ruộng đất công xã với sự chiếm hữu ruộng đất của nhà nướcphong kiển Tuy vậy, trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, nền kinh tế đó phầnnào thể hiện tính chất tiến bộ của nó và thúc đẩy sức sản xuất tiến lên mộtbước, đồng thời cũng tạo cơ sở cho sự thành công trong các cuộc khángTống, kháng Nguyên
Trong các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, nhà nước phong kiến tập quyềnchưa được củng cố vững chắc Giai cấp phong kiến phát triển thế lực ở cácđịa phương và có khuynh hướng cát cứ từng vùng Lúc này, đời sống xã hộichưa thật ổn định, tổ chức nhà nước còn đơn giản, chính sách thống trị nặng
nề biện pháp vũ lực để đàn áp nhân dân Nho giáo chưa thịnh đạt, Phật giáochiếm đia vị độc tôn Giai cấp phong kiến dựa vào đại quý tộc và tăng lữ yểcai trị dân, nhưng bộ máy quan liêu vẫn chưa chặt chẽ Từ các triều Lý, Trần
về sau, tính chất trung ương tập quyền cao hơn, một mặt do bước tiến triểncủa sức sản xuăt, một mặt do yêu cầu cấp thiết của việc chống ngoại xâm.Cuối thời Lý, bên cạnh nền kinh tế điền trang, nền kinh tế tư hữu ruộng đất,được pháp luật triều đình bảo vệ, cũng chiếm một địa vị quan trọng Nền kinh
Trang 27tế này phát triển trên cơ sở lấn chiếm ruộng đất công của làng xã, đẻ ra quan
hệ mới là quan hệ địa chủ tá điền Nền kinh tế này bước đầu phát triển thời
Lý Trần, phá vỡ dần nền kinh tế điền trang làm suy yếu sự phân tán cát cử vàtạo điều kiện cho chính quyền phong kiến tập trung được củng cố hơn nữa.Trong quá trình đó, Nho giáo thịnh hành dần, vai trò tăng lữ không đáp ứngkịp yêu cầu của thời đại Năm 1070, nhà Lý lập Văn miếu, năm 1075 mở khoaTam trường đầu tiên, năm 1076, dựng nhà Quốc tử giám ở kinh đô Một lớp
sĩ phu mới xuất hiện, chen vai trong hệ thống quan liêu do triều đình nắm giữ.Cuối đời Trần, giai cấp địa chủ, thông qua những đại biểu của họ là tầng lớp
sĩ phu, đã nắm được một số chức vụ quan trọng trong chính quyền, trong khi
đó, lãnh chúa quý tộc dần dần sa đọa và bất lực Về cơ sở ý thức hệ, thì Phậtgiáo dần dần nhường bước cho Nho giáo Thật sự, ngay khi Phật giáo cònthịnh trong đời nhà Lý, Nho giáo đã bước đầu được trọng dụng, dần dần lấn
át Phật giáo và chiếm địa vị chính thống, về phương diện hình thái ý thứccuộc đấu tranh giữa địa chủ và lãnh chúa quý tộc thể hiện trong cuộc đấutranh giữa Nho giáo và Phật giáo Năm 1198, nho sĩ Đàm Sĩ Mông đã lêntiếng phản đối tăng lữ Sau đó, Lê Văn Hưu, Trương Hán Siêu cũng lên tiếng
đả kích Phật giáo Đạo giáo cũng bị Trương Hán Siêu đả kích
Cuối đời Trần, nền kinh tế điền trang bắt đầu tan rã, quý tộc đi vào conđường trụy lạc Quan hệ lãnh chúa nô tì đã trở thành lạc hậu trước sự pháttriển của chế độ sỡ hữu ruộng đất Đấu tranh giai cấp giữa nông nô, nô tì vàquý tộc trở nên gay gắt (Cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ năm 1344 –1360 làcuộc khởi nghĩa tiêu biểu) Một số sĩ phu đại biểu cho giai cấp địa chủ yêucầu cái cách để củng cố xã hội, nhưng bị bọn lãnh chúa quý tộc lạc hậu cựtuyệt Hồ Quý Ly thừa dịp đoạt lấy chính quyền, đã cố gắng, nhưng vẫnkhông giải quyết được mâu thuẫn xã hội nói trên, cuối cùng bị thất bại trước
sự xâm lăng của phong kiến nhà Minh Vai trò lãnh đạo nông dân chống ngoạixâm đã chuyển sang tay giai cấp địa chủ với sự cộng tác đắc lực của sĩ phu
Do tình hình phát triển của nước ta như vậy, nền văn học viết của dântộc đã có sắc thái đặc biệt; một mặt, do chịu ảnh hưởng của nền văn hóa
Trang 28Trung quốc, nhưng mặt khác nó phản ánh tinh thần anh dũng, bất khuất trongcông cuộc chống phong kiến phương Bắc Nhìn chung, cơ sở hệ ý thức Nho,Phật, Lão vẫn thấm sâu vào văn học viết của ta; văn học đời Lý mang nặngmùi thiền hơn văn học đời Trần; yếu tố đề cao Nho giáo, đả kích Phật, Lãokhả rõ rệt ở văn học đời Trần Nhưng nổi bật lên trên toàn bộ nền văn học Lý,Trần, Hồ là những áng thơ văn yêu nước: bài thơ “thần” của Lý Thường Kiệt,bài Hịch tướng sĩ, bài phú Bạch đằng, bức Vạn ngôn thư… Đó là chưa nóinhững thơ văn yêu nước ở khía cạnh khác như những bài ca tặng cảnh nonsông đất nước, ca tụng những nỗi vui mừng khi chiến thắng v.v…
Để hiểu rõ hơn nền văn học viết thời bấy giờ, chúng ta cần biết qua tìnhhình giáo dục nghệ thuật lúc ấy Đời Lý trở về trước, vì đạo Phật được chútrọng, nên các việc xây chùa, tháp, đúc chuông phát triển Những nơi đất tốtcảnh đẹp dành cho nhà chùa; chùa là những nơi danh lam thắng cảnh, cótrang ấp, điền nô (đời Lý: chùa có ba hạng: đại, trung và tiểu danh lam) Chùalại có tổ chức những ngày hội Phật lớn như hội đèn Quảng chiếu, hội Nhânvương v.v… quang cảnh những ngày hội này rất tấp nập, khách thập phươngdập dìu xe ngựa Cuộc “Lãm sơn dạ yến” năm 1086 là một ngày hội lớn khátiêu biểu Dần dần về sau, Nho giáo chiếm ưu thế, vấn đề giáo dục thi cửđược đề cao Phật, Lão tuy vẫn được các vua đời Trần tôn sùng nhưng cũngchỉ được coi như cái thú phiêu diêu thoát tục Thiền sư lúc này không đượctham dự chính quyền nữa Vua Trần Nhân Tông tự ý cho lập phái Thiền Tôngkiểu mới, để thích nghi với hoàn cảnh riêng (phái Yên tử) Những phương tiệntrước dùng để phục vụ nhà chùa, nay lại dùng để phục tụ việc học Nghề inmộc bản ở nước ta đã có sớm: sư Tín Hộc đời Lý đã biết khắc ván in, banđầu chỉ dùng vào việc in kinh bản như kinh Đại Tụng hay sách Phật, sau dầndần chuyển sang in cả Ngũ kinh, Tứ thư Năm 1384 đời Phế đế, một thư việnđược lập trên núi Lạn Kha, ngay cạnh chùa, (nay là Phật Tích, ở huyện Tiênsơn, Hà bắc); danh nho Trần Tôn được cử làm viện trưởng thư viện và dạyhọc trò Năm 1253 đời Trần Thái Tông đã có viện Quốc học ở kinh đô, mà ởbậc đại học đã có đầy đủ giáo sư Đồng thời với quốc học, nền tư học cũngphát triển Với hai trường: một của Trần Ích Tắc, một của Chu An Việc học
Trang 29phát đạt và lan trần đến cả tầng lớp phụ nữ và lính tráng Năm 1323, cóngười lính tại ngũ đậu Thái học sinh, sau vua phải cấm lính không được thi.Phụ nữ như Nguyễn Thị Bích Châu nổi tiếng hay chữ Dần dần việc học đượcphổ cập đến các địa phương Chiếu chỉ sức về ban cấp ruộng học cho cácchâu lộ và bắt các Đốc học phải ra sức dạy học trò Tờ chiếu khuyến học của
Hồ Quý Ly năm 1397 có nhấn mạnh sự cần thiết phải chấn hưng giáo dục,nhất là ở các nơi châu lộ: “… Viên đốc học các lộ phải giáo dục học sinh chothành tài, thành nghề Cứ đến cuối năm, chọn người ưu tú tiến cử lên triềuđình, ta sẽ thân hành xét duyệt để bổ dụng”
Về nghệ thuật, từ Đông Hán trở đi, những di tích của nghệ thuật Đôngsơn vẫn còn được duy trì, thí dụ như một số hoa văn trên mâm bằng đấtnung Trong chừng mực nào đó, nghệ thuật ta có thể ít nhiều chịu ảnh hưởngnghệ thuật Trung quốc, sau chịu ảnh hương cả nghệ thuật Chiêm thành, tuyvậy nghệ thuật của ta vẫn giữ được bản sắc dân tộc Người ta thường catụng bốn công trình lớn đời Lý gọi là An nam tứ đại khí: Tháp Bảo Tiên, PhậtQuỳnh Lâm, đỉnh Phổ Minh, chuông Qui điền Ngoài ra, còn có chùa DiênHữu (Một cột) đời Lý, thành nhà Hồ v.v… Đặc biệt, đến Hai Bà Trưng ở xãHát môn (Hà sơn bình) được xây dựng từ đời Tiền Lê (891 – 1009) Quanhững bức chạm trổ ở các đình chùa miếu mạo, chúng ta thấy nghệ thuật từđời Lý cũng đã khá tinh vi
Về ca vũ nhạc, có các hình thức dân gian từ đời Lý, như lối hát đàonương cũng khá phát triển Năm 1041, triều đình nhà Lý đã tuyển một đội ca
vũ đến hàng trăm người Âm nhạc cung đình cũng chịu ảnh hưởng ít nhiềuhai luồng âm nhạc Trung và Chiêm, như ở đời Lý, có các khúc bát kiểuChiêm: khúc Tây Thiên, khúc Chiêm thành âm; thời Trần, có những khúc hátchịu ảnh hưởng Trung quốc: Trang Chu mộng điệp, Nhập hoàng đô, Yến daotrì… Những điệu hát dân tộc lúc đó vẫn được duy trì như hát Cởi trần, hátNam ưu nữ xướng, hát Giấu mặt Về sân khấu, chúng ta chưa thể khẳng địnhđược hình thức đầu tiên là chèo hay tuồng; cố nhiên, cũng có vở tuồng rút nộidung ở sự tích Trung quốc như “Tây vương mẫu dâng quả bàn đàơ”, nhung
Trang 30căn cứ ở nghệ thuật tuồng chèo cổ ngày nay, thì nghệ thuật sân khấu của tavẫn giữ được cốt cách dân tộc của mình Sự hài hòa giữa hai luồng nghệthuật Trung và Chiêm chỉ bồi dưỡng chứ không thủ tiêu tính độc đáo của nềnnghệ thuật dân tộc Việt nam Đặc điểm đó của nghệ thuật cũng có chỗ giốngvới đặc điểm của nền văn học viết ta dưới thời phong kiến mà chúng ta đã códịp nói trong chương mở đầu.
II TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NỀN VĂN HỌC VIẾT TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN XIV
Nền Hán học xâm nhập nước ta từ thời Bắc thuộc Một số quan lạiTrung quốc dạy người nước ta học chữ Hán, có thể là vì mục đích đồng hóa,nhưng có một điều chắc chắn là cần đào tạo một bọn thừa hành trong việc caitrị Người Việt ta nhân đấy dùng chữ Hán làm phương tiện để thâu lượm một
số kiến thức qua sách Trung quốc (thời Tam quốc, thời Lục Triều…) một sốhọc giả Trung quốc sang ta mở trường dạy học, có ít nhiều tác dụng đối vớinền Hán học ở ta Đặc biệt thời Sĩ Nhiếp, có vài trăm nho sĩ Trung quốc sang
ta, trong số đó có những người nổi tiếng như Lưu Hi, Hứa Tĩnh Thời nhà Ngô(Tam quốc), Ngu Phiên bị đầy sang Giao châu mở trường dạy học, có đến vàitrăm học sinh Nền Hán học nước ta như vậy đã dần dần có cơ sở trong thờiBắc thuộc Một số người nước ta đã có trình độ sang học ở Trung quốc vàđược bổ nhiệm làm quan bên ấy như Trương Trọng, Lý Tiến, Lý Cầm, ĐỗAnh v.v… Từ thời Tùy Đường, đã xuất hiện một lớp cao tăng người Việt, tinhthông Nho giáo, Đạo giáo, giỏi Hán, giỏi Phạn, đã dịch nhiều Kinh Phật từPhạn ra Hán Các nho sĩ, cao tăng chắc cũng có làm thơ văn, nhưng rất tiếc
là không còn tác phẩm đáng kể lưu lại Một vài quyển sách Trung quốc cónhẳc đến một số văn gia người Việt như anh em Khương Công Phu, KhươngCông Phục, hay Lục Hữu Phương đời Đường Xem vậy thì biết nền văn họcviết ta phôi thai từ thời Bắc thuộc và hình thành trong điều kiện nước nhàđược tự chủ Từ Đinh, Tiền Lê, Lý, chỉ mới có những nhà sư thông Hán học;nhưng từ khi nhà Lý mở mang việc học, mở khoa thi, thì một lớp sĩ phu đã rađời
Trang 31Nền văn học viết nước ta tuy bằng chữ Hán ở thời kỳ đầu và chịu ảnhhưởng nhiều của nền văn học và tư tưởng Trung quốc, nhưng vẫn có tínhchất riêng biệt của nó Nền văn học của ta phản ánh tình hình xã hội ta và đặcbiệt phản ảnh sức sống của dân tộc ta.
Đó là nền văn học của người Việt viết bằng chữ Hán, ta thường gọi lànền văn học chữ Hán Nước ta từ xưa không thấy có chữ viết dân tộc truyềnlại, chữ Nôm chỉ hình thành khi chữ Hán đã phát triển đến một mức độ nào
đó Theo sử sách còn ghi, đời Trần đã có những thơ phú Nôm, nhưng chủyếu các tác phẩm đều viết bằng chữ Hán Từ những chiếu biểu, công văn,những bộ sử ký đầu tiên, những thơ phú yêu nước, những thơ văn thù tạc,những kinh kệ nhà chùa, cho đến những truyện cổ như Báo cực truyện, Việtđiện u linh v.v… đều ghi bằng chữ Hán Thời này chữ Hán có một địa vị quantrọng trong việc ghi chép cuộc sống, ghi chép tâm tư của sĩ phu quan lại vàphần nào của các tầng lớp nhân dân Dần dần, do nhu cầu thực tế của xã hội,nền văn học chữ Hán hình thành và truyền lan Tác dụng khách quan của chữHán thật ra ở ngoài ý muốn chủ quan của giai cấp thống trị; đương nhiên, việc
sử dụng chữ Hán đối với nhân dân ta chưa thể là một việc phô biến được;cho nên, thơ văn chữ Hán ban đầu chủ yếu chỉ được lưa hành trong hàngngũ quý tộc và tăng lữ Riêng những thơ văn yêu nước và chống xâm lăng có
ít nhiều ảnh hưởng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là tầng lớp tướng sĩ
Cho đến đầu đời Trần, Phật giáo có một địa vị quan trọng, do đó hầuhết thơ văn đời Lý và một phần thơ văn đời Trần đều mang nặng màu sắcPhật giáo thuộc phái Thiền Tông Thơ đời Lý còn lại ngày nay chép trongsách Thiền uyển tập anh đều là của tăng lữ Đạo giáo thời này tất nhiên cũngảnh hưởng khả nhiều trong thơ văn nhất là từ năm 1195 trở đi, khi đã có một
số khoa thi Tam giáo Trong thực tế, tư tưởng, Đạo giáo được lồng vào tưtưởng Phật giáo; chính các nhà sư như Nguyễn Minh Không, Từ Đạo Hạnhđồng thời kiêm làm nghề đạo sĩ Tư tưởng Đạo giáo khá rõ rệt trong một sốtruyện ở Việt điện u linh, hay Lĩnh nam chích quái So với tư tưởng Phật giáo,thì tư tưởng Nho giáo thời Lý, Trần, Hồ cũng ảnh hưởng lớn đối với tăng lữ
Trang 32và sĩ phu Đấy là lẽ dĩ nhiên, vì rằng kinh truyện, sử sách của Nho giáo vẫn là
cơ sở học thuật của các tầng lớp này Hơn nữa; tư tưởng Nho giáo lại nhằm
đề cao trung hiếu tiết nghĩa có lợi cho giai cấp thống trị trong việc giữ vững vàcủng cố chính quyền do đó rất được nhiều nhân sĩ nhắc tới và coi như làphần chủ đạo trong việc sáng tác của mình, tất cả các khía cạnh trong tưtưởng Phật Lão và Nho nói chung như ca tụng lòng trung hiếu, ca tụng cảnhnhàn tản, ca tụng cuộc sống phiêu diêu thoát tục v.v… đều được phản ánh rõrệt trong văn học thời này
Có điều, như ta đã biết ởmục hoàn cảnh lịch sử, từ thời Bắc thuộc chođến thời kỳ độc lập, nhân dân ta không sống yên ổn, mà đã nhiều lần vùngđậy chống nạn ngoại xâm Biết bao nhiêu cuộc chiến thắng oanh liệt, chẳngnhững được ghi lại trong sử sách, mà còn được mô tả qua thơ văn Quả vậy,tinh thần yêu nước và ý chí chống xâm lăng được biểu hiện một cách khá rõrệt trong một số tác phẩm thời Lý, Trần, Hồ
Loại thơ văn yêu nước còn lại không nhiều lắm, nhưng đây là phần quýbáu và cốt yếu trong nền văn học chữ Hán của ta Qua một số tác phẩm nhưChiếu dời đô của Lý Thái Tổ, bài thơ “thần” của Lý Thường Kiệt, thơ của TrầnQuang Khải, hịch của Trần Quốc Tuấn, phú của Trương Hán Siêu v.v…,chúng ta thấy toát lên tinh thần anh dũng và bất khuất của dân tộc ta trongnhững cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Ngoài ra, phần lớn các nhân sĩ đời
Lý, Trần, Hồ khi làm thơ văn, thường ca tụng cảnh trí tươi đẹp của đất nước,hay ca tụng nền văn hiến của nước nhà Chúng ta sẽ đọc được những khíacạnh khác của lòng yêu nước, của lòng tự hào dân tộc nói trên trong nhiềubài thơ của Trần Thánh Tông, Trần Minh Tông, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn BáThông, Hồ Quý Ly v.v…
III VĂN HỌC ĐỜI LÝ
Phần văn học viết đời Lý còn lại hầu hết là của các tăng lữ Theo sách
“Thiền uyển tập anh”, có khoảng trên 40 nhà sư làm thơ và tất cả theo pháiThiền Tông Có hai nữ sĩ là bà Ngọc Kiều (Diệu nhân ni sư) và bà Ỷ Lan (vợvua Lý Thánh Tông) Ngoài ra các vua Lý Thái Tông, Thượng thư Đoàn Văn
Trang 33Khâm v.v… còn để lại một số bài thơ Rất tiếc là thơ văn thời này mất nhiều,thí dụ như nhà thơ Nguyễn Nguyên Ức (tức sư Viên thông), vốn đỗ đầu khoaTam giáo, đã làm đến hàng nghìn bài thơ, lại soạn nhiều văn bia và sách nhưChư Phật tích duyên sự, Tăng già tạp lục, nhưng nay không còn nữa Một sốthiền sư khác cũng soạn nhiều sách Phật, như sư Huệ Sinh (tức Làm Khu)soạn cuốn Pháp sự trai nghi và cuốn Chư đạo trầng khánh tân văn, sư PhạmThường Chiểu soạn cuốn Nam Tông tư pháp đồ Theo sách Kiến văn tiểu lụccủa Lê Quý Đôn, hiện còn 7 bài văn bia tán dương đạo lý nhà Phật.
Về loại văn chép sử, không thấy còn lại gì Lý Thái Tổ sai người soạnNgọc điệp và Hình thư; Lý Thái Tông sai soạn ba tập Bí thư định rõ ngạchquan lại Tương truyền thời này có quyền sử của Đỗ Thiên Hiện còn lại babài chiếu: Chiếu dời đô, Chiếu kiệm ước và Chiếu Lý Chiêu Hoàng nhườngngôi
Xét về tư tưởng nói chung thì hầu hết văn học đời Lý mang nặng hệ ýthức Phật giáo (phái Thiền Tông)
Phái Thiền Tông (như Nam Phương, Quan Bích, Thảo Đường) kháphát triển ở nước ta Đạo Thiền (chữ Phạn Dhyâna, còn gọi là “Định”, lấy việctâm định tư duy làm phép tu luyện Do đó, Thiền Tông cũng gọi là Tâm Tông
Những người tu đạo Thiền tìm chân lý ngay ở lòng mình Thiền sưNguyện Học đời Lý đã phát triển nguyên lý đó như sau: “Đạo không có hìnhảnh, ở ngay trước mắt, không phải ở xa Mình phải suy cầu đạo ấy ở mình,chứ đừng cầu ở người” Sau này đến đời Trần, Thượng sĩ Trần Quốc Tảng
đã nói ý đó trong bài Phật tâm ca và khẳng định: “Tâm tức phật, phật tứctâm” Như vậy, giáo lý của phái Thiền Tông phủ định sự tồn tại của ngoại giới,
mà chỉ lấy “tâm tự tại” làm cơ sở; có người đã so sánh tư tưởng phải ThiềnTông với tư tưởng phái duy tâm chủ quan ngày nay Tư tưởng Thiền Tôngthường được thể hiện trong các bài kệ của các thiền sư Sư Vạn Hạnh nói với
đệ tử rằng “việc thịnh suy ở đời giống như giọt sương đọng trên ngọn cỏ”(Thịnh suy như lộ thảo đầu phô) Sư Cứu Chỉ trong bài thơ Trối trăng (Thịtịch) cũng nói rõ với người đời sau rằng “thân tâm của người đã giác ngộ về
Trang 34đạo Phật chỉ là nơi tịch diệt kết đọng” (giác liễu thân tâm bản ngưng tịch); vìrẳng mọi sự nghiệm ra không có hình trạng gì cả Trả lời Lý Thái Tông về ýnghĩa đạo Thiền, sư Huệ Sinh đã nói rằng “chỗ cùng tột của đạo Thiền imlặng như bóng trăng trên núi Lăng già, hư không như chiếc thuyền vượt biểnkhơi” (Tịch tịch Lang già nguyệt, không không độ hải chu) Những lời của LýThái Tông khen Tỳ- ni-đa-lưu-chi, của Lý Nhân Tông khen Vạn Hạnh, hay củaĐoàn Văn Khâm viết Văn Trí, truy điệu Chân Không v.v đều xoay quanhnguyên lý phủ định thực tại đó của đạo Thiền Về phương diện thực tiễn,nguyên lý này thường được thể hiện trong những bài kệ với mục đích chỉ dạycác đệ tử về việc tu hành Lời lẽ trong các bài kệ phần lớn cô đọng, do đó ýnghĩa mập mờ khó hiểu.
Triết lý đạo Thiền như vậy, nhưng các Thiền sư nước, ta phải thíchnghi với hoàn cành, không thể quay lưng với thực tế, mà phải ra giúp đời lonước Đáng lẽ chỉ khuyên đệ tử đi vào đạo Thiền bằng con đường “tự giác”,thì các nhà sư lại đứng ra thuyết pháp, và hơn thể nữa, các nhà sư lại đứng
ra làm chính trị, đứng ra giúp triều đình làm cả công việc ngoại giao, hànhchính Như vậy là các thiền sư đã công nhận thực tại, công nhận khách thểtrái với triết lý đạo Thiền Rõ ràng là nội dung đạo Thiền ở ta đã biến thiên chohợp với thực tiễn địa phương Chính nhờ vậy mà các nhà sư ở ta đã có tácdụng tích cực trong việc xây dựng nền độc lập của nước ta buổi đầu Lý NhânTông có lần nói với sư Mãn Giác: “Bậc chính nhân tất phải tế độ chúng sinh.Làm việc gì cũng phải đầy đủ, không việc gì không làm, chẳng những đắc lực
về thiên định và trí tuệ, mà cũng có công giúp đỡ nhà nước” Sư Hiện Quang
tu ở chùa Từ sơn đã nói rõ ý định của mình với sứ giả của Lý Huệ Tông: “Bầnđạo sinh ở đất của vua, ăn cơm gạo của vua, ở núi thờ Phật, đã trải nhiềunăm mà công đức chưa thành, rất là hổ thẹn”
Như vậy một số tác phẩm của các nhà sư chứa đựng tư tưởng và tìnhcảm ít nhiều vượt ra ngoài khuôn khổ đạo Thiền
Muốn làm một thiền sư đúng với ý nghĩa của nó, tất nhiên không thểđồng thời là một nhà hoạt động chính trị và hơn nữa, không thể là một nhà
Trang 35thơ, một nghệ sĩ, sống với cuộc sống thông thường của con người Nhưng cómột điểm rất thú vị là các nhà sư của ta thường trở thành các nhà thơ và cótâm hồn rung động trước cảnh vật và lòng người Làm thơ tức là xuyên quacảnh vật, xuyên qua cuộc sống để nói lên lòng mình mà cũng là để nói lênlòng người Các nhà sư đời Lý đã say sưa với thiên nhiên, chứ không phủnhận thực tại Sư Viên Chiếu (tức là Mai Trực), khi giải thích cho đệ tử vềdiệu lý củavđạo Thiền, thì thực ra là đã tả cảnh thiên nhiên với những hìnhtượng nghệ thuật khá bóng bẩy:
– “Xuân dệt hoa như gấm, Thu thêu lá đốm vàng”
(Xuân chức hoa như cẩm, Thu lai diệp tự hoàng)
– “Theo gió, tiếng tù luôn trúc đến, Cõng trăng, bóng núi vượt tường qua”
(Giốc hưởng tùy phong xuyên trúc đáo,Sơn nham đái nguyệt quá tường lai)Khó có thể tưởng tượng được đây là lời kệ một thiền sư, vì đây chính làlòng thơ lai láng của một thi nhân trước cảnh tri thiên nhiên
Sư Không Lộ thường biểu lộ một tư tưởng tự do phóng khoáng Có lúc,nhà sư trèo lên một đỉnh núi cao ngất trơ trụi “kêu một tiếng to cho lạnh cảbầu trời” (Trường khiếu nhất thanh hàn đại hư) Quả là một tiếng “thét hả hê”của một nhà thơ, hơn nữa một con người thèm khát một cuộc sống khoángđạt Trong bài “Ngư nhân”, nhà sư ca tụng cảnh làng chài say ngủ giữa mộtcảnh trời nước bao la giữa một “vùng dâu biếc một vùng khơi”
“Say ngủ ông chài không kẻ gọi Quá trưa tỉnh dậy tuyết đầy thuyền”.
(Ngư òrg thụy trứ vô nhân hoán,Quá ngọ tỉnh lai tuyết man thuyền)
Trang 36Sư Mãn Giác (tức Nguyễn Trường) nhân nói về lẽ hóa sinh ở đời trongbài “Cáo tật thị chúng”, đã đề cập đến một niềm tin ở ngày mai, ở một mùaxuân đang tới trong quy luật tuần hoàn tất yếu của tự nhiên;
«Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua xuân trước nở cành mai”.
(Mạc vị xuân tồn hoa lạc tận,Đinh tiền tạc dạ nhất chi mai)
Sự Quang Nghiêm lại có tư tưởng mạnh bạo hơn nữa, là dám hoài nghiđường lối tu hành của đạo Phật:
“Tài trai có chí xông trời thẳm, Giẫm vết Như lai uổng nhọc mình”.
(Nam nhi tự hữu xung thiên chi
Hưu hướng Như lai hành xứ hành!)
(Thị tật)
Chỉ một vài nét rải rác trong một số bài thơ trên cũng đã nói lên tìnhcảm yêu tạo vật, tính thích phóng khoáng của một số nhà sư muốn vượt rangoài khuôn khổ của triết lý Thiền Tông
Đáng chú ý hơn cả là một số thơ văn đời Lý biểu hiện tinh thần yêunước và ý chí chống xâm lăng của dân tộc ta
Như đoạn trên đã nói, các nhà sư đời Đinh, Lê, Lý đã vượt ra ngoàikhuôn khổ đạo Thiền mà tham gia hoạt động chính trị, tích cực góp phần vàoviệc xây dựng quốc gia Quả vậy một số thiền sư thời đó đều có cương vịtrong triều đình, thường là cương vị ngoại giao Các sư Đỗ Thuận, Ngô ChânLưu đều giúp các triều Đinh và Tiền Lê trong việc tiếp sứ Trung quốc Tươngtruyền một số giai thoại về việc đối đáp giữa sư Thuận, sư Chân Lưu với sứTrung quốc và Lý Giác Lý Giác nhận thấy hai con ngỗng bơi trên mặt nước,liền ngâm:
Trang 37“Nga nga lưỡng nga nga, ngưỡng diện hướng thiên nha” (Ngỗng ngỗnghai con ngỗng, nghểnh cổ nhìn chân trời) Sư Thuận liền ngâm tiếp:
“Bạch mao phô lục thủy, hồng trạo bãi thanh ba”.
(Nước xanh phô lông trắng, sóng biếc chân hồng bơi)Việc ứng khẩu tài tình của sư Thuận đã làm cho Lý Giác phải khâmphục trí thông minh của người Việt, đồng thời phải mặc nhận nước Việt vốn
có một nền văn hiến đáng chú ý Việc Ngô Chân Lưu làm thơ tiễn Lý Giáccũng vậy: ngoài ý nghĩa thù tạc thường tình của nó, việc này còn gợi lên cho
Lý Giác biết rằng ở nước Việt “xa xăm và nhỏ bé kia” cũng có người đủ tàinăng văn học Thâm ý của các nhà sư trong việc đề cao lòng tự hào dân tộc
là ở đó
Ý thức tự cường dân tộc còn được biểu hiện trong bài Chiếu đời đô (do
Lý Thái Tổ sai soạn năm 1010) trong đó, có một đoạn ca tụng thế đất hùng vĩcủa Thủ đô Thăng long:
“…Ở đây địa thế vừa rộng vừa phẳng, đất đai vừa cao vừa sáng, dân
cư không lo tối tăm ẩm thấp, muôn vật lại được phong phú tốt tươi Ngắmkhắp nước Việt ta, thì đây là chỗ đất đẹp nhất, thật là nơi hội họp, then chốtcủa bốn phương châu lại và cũng là nơi đô thành bậc nhất của đế vươngmuôn đời…” Việc dời đô và ban chiếu có một ý nghĩa chính trị lớn Ý chí xâydựng một quốc gia phong kiến vững chắc để chống chọi với phong kiếnphương Bắc, sẽ được các triều đại sau kế tục Ý chí đó trải qua lịch sử đấutranh chống ngoại xâm của nhân dân ta, đã biến thành sự thật ghi chép bằngxương bằng máu của nhân dân ta Bài thơ “thần” của Lý Thường Kiệt đọctrong trận Như nguyệt đã nói lên quyết tâm đó: cương giới giữa hai nước đã
rõ ràng, kẻ nào xâm lăng sẽ thất bại Lời thơ thật là đanh thép:
Lũ giặc cớ sao xâm phạm tới.
Rồi bay sẽ chuốc lấy phần thua!
(Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Trang 38Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư).
Uy danh của Lý Thường Kiệt còn được sư Hải Chiếu tán đương trongbài minh chùa Linh xứng (ở Thanh hóa): “Việt có lý công, theo dấu người cổ,coi quận yên dân, đành đâu được đó, tiếng động Chiêm thành, danh lừngTrung thổ…”
Về mặt nghệ thuật, thơ văn đời Lý nói chung khô khan, vì phần lớnnhằm mục đích thuyết minh đạo lý Phật giáo Tuy vậy cũng có những bài haynhư các tác phẩm của Đoàn Văn Khâm, của sư Mãn Giác Sư Giác Hải lấyhình tượng “bướm hoa đắp đổi” để lý giải lẽ biến dịch của cuộc sống ĐoànVăn Khâm trong bài thơ viếng sư Quảng Trí và bài thơ truy điệu sư ChânKhông cũng đều diễn tả ý nghĩ của mình bằng hình tượng nghệ thuật:
“… Phần mộ ai người để tháp mới?
Sân trai chim vắng hót trăng suông”.
(Trai đình u điếu không đề nguyệt,
Mộ tháp thùy phân vị tác minh)
(Văn Quảng tri thiền sư)
Theo Lê Quý Đôn trong sách Kiến văn tiểu lục thì lờ văn biền ngẫu thờinày cũng khá duyên dáng đậm đà, Sư Hải Chiếu tả chùa Linh xứng với mộtbút pháp uyển chuyển vừa nói lên được sự phồn vinh của đạo Phật thời bấygiờ, vừa nói lên được cảnh trí tươi đẹp của đất nước: “… Bốn mặt mở cửa,xung quanh có bao lơn, Chiêng vàng gió khua động, kêu vang cùng tiếngchim rừng Biểu dựng ánh dương soi, rực rỡ cùng màu vàng ánh Hiện dựnglan can, thêm bày hoa cỏ Trước có cửa kính, trong treo chuông đồng, chàykình gõ một tiếng, âm thanh dậy khắp trời, thức tỉnh lòng mê, phá tan niềmtục, khuyên điều lành, răn điều ác…” Cũng tả cảnh chùa, sư Tĩnh Giới đã cónhững câu văn đầy hình tượng: “Trỏ chén thơm bay, ồ ạt sóng xô mườiphương tín chủ; khua gậy tích động, trập trùng mây họp bốn bộ học đồ” (HoaBằng dịch)
Trang 39Tóm lại, tuy đang ở bước đầu xây dựng, văn học đời Lý đã có nhữngnét đặc sắc của nó Các tác phẩm thời này tuy nói nhiều về đạo Phật, nhưngqua một số bài sâu sắc, người ta đọc được lòng tự hào của dân tộc Riêngloại thơ văn yêu nước thời này tuy còn ít, nhưng đặc biệt phản ánh được tinhthần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta lúc đó.
IV VĂN HỌC ĐỜI TRẦN, HỒ
Trong quá trình đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm, ý thức tự cườngdân tộc của nhân dân ta thời này càng ngày càng lớn mạnh Cùng với đà tiếncủa lịch sử, cùng với sự ổn định tương đối của cơ sở kinh tế điền trang ở giaiđoạn đầu Trần, nền văn hóa dân tộc phát triển theo một hướng độc đáo củathời đại Nghiên cứu về văn học đời Trần, nhà bác học Lê Quý Đôn đã có dịpviết trong Kiến văn tiểu lục: “Các nhân sĩ ấy (đời Trần), phần hạnh thanh cao,
có phong thái người sĩ quân tử đời Tây Hán bên Trung quốc, kẻ tầm thườngkhông thể sánh được Bởi vì nhà Trần đãi kẻ sĩ một cách chu đáo không hẹphòi, chan hòa nhưng có lễ độ; cho nên nhân sĩ đương thời khá biết tự lập,anh hoa tuấn sĩ vượt ra ngoài thói thường, làm cho rạng rỡ sử sách, khôngthẹn với trời đất, há đời sau sánh kịp được chăng!” Đương nhiên, Lê QuýĐôn, đứng trên quan điểm giai cấp phong kiến mà nhìn vấn đề, do đó khôngtránh được những thiếu sót Có điều, ông đã thấy được sự phồn vinh và tính
tự lập của văn học đời Trần, nhưng không phải như ông tưởng là do chínhsách đãi kẻ sĩ của nhà Trần tạo nên, mà chính là do sự hun đúc của ý thức tựcường dân tộc trải qua nhiều cuộc chiến tranh ái quốc của nhân dân ta Chính
vì vậy cho nên phú đời Trần mới có những vẻ “kỳ lạ, hùng vĩ, trôi chảy, tốtđẹp” nhưng ông đã nhận định So với văn học đời Lý, chất lượng loại văn họcnày cũng phong phú hơn Mặt khác cơ sở hệ ý thức thời này đã biến đổi ítnhiều và do đó có khác với đời Lý: Phật giáo không độc tôn nữa và bị đẩy lùixuống bậc dưới Nho giáo Đặc biệt Phật giáo ở ta ít nhiều có màu sắc dân tộckhác với Phật giáo Trung quốc Nhìn chung phái Thiền Tông ở ta đã có chỗkhác với căn nguyên chính phái như ta đã nói ở phần văn học đời Lý; riêngphái Trung lâm (Yên tử) có xu hướng một phái độc lập và khai sáng Nho giáo
Trang 40nói chung không khác lắm, nhưng riêng Hồ Quý Ly đã có tư tưởng chống đốiTống Nho và hoài nghi uy tín tuyệt đối của Khổng tử Văn học đời Trần, Hồphản ánh khá trung thành những diễn biến lịch sử của thời đại, do đó nộidung văn học đầu Trần và cuối Trần có khác nhau Có nhiều sự kiện văn hóaquan trọng: sự xuất hiện những bộ sử ký qui mô, sự khởi phát một nền vănhọc viết bằng Nôm Để ứng đáp kịp thời nhu cầu lúc đó, nhiều loại hình vănhọc được sử dụng: loại nghiên cứu về binh học, về Phật học, về Kho học, vềvăn học, loại thơ phú, tản văn v.v… đều phát triển với nhiều khía cạnh khácnhau Đồng thời cũng chớm nở những cuộc đấu tranh về tư tưởng và họcthuật: đã có những áng văn bài xích Phật giáo, đã có cuộc bút chiến giữa HồQuý Ly và phái Đoàn Xuân Lôi Văn học đời Trần, Hồ tuy bước đầu phát triển,nhưng phần nào có tính chất đa diện và phần nào đã làm “rạng rỡ” sử sáchnhư Lê Quý Đôn nhận xét.
A NHỮNG SỰ KIỆN VĂN HÓA QUAN TRỌNG
1 Các bộ Sử ký đầu tiên của nước nhà
Chúng ta thấy ở thời Lý mới chỉ có những bộ Ngọc điệp chép tiểutruyện vua chúa Tương truyền Đỗ Thiện có soạn một cuốn sử ký, nhưng thấttruyền, chi còn những đoạn trích dẫn trong Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên.Đến đời Trần đã có những bộ sử ký tương đối qui mô Quyển xưa nhất có thể
là quyển Việt chí của Trần Tấn (hay Phổ?) (một chức Hàn trưởng đời TrầnThái Tông) Chắc rằng Lê Văn Hưu có dựa vào quyển này để soạn bộ ĐạiViệt sử ký
Bộ sách của Lê Văn Hưu hoàn thành năm 1272, gồm 30 quyển, viếttheo lối biên niên từ Triệu Vũ đế đến Lý Chiêu Hoàng (_207 + 123) Bộ nàyhiện nay cũng mất, chúng ta chỉ biết được -ít nhiều qua lời trích dẫn của Ngô
Sĩ Liên trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư và của Phan Phu Tiên trong bộ ĐạiViệt sử ký tục biên
Cuối đời Trần, một tác giả khuyết danh viết bộ Việt sử lược (hay ĐạiViệt sử ký) vào khoảng 1377 (đời Trần Đế Nghiên) Cũng vào khoảng này HồTôn Thốc viết Việt sử cương mục và Nam Việt thế chí Hai bộ này cũng mất;