1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

lịch sử mỹ thuật việt nam

19 521 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Con rồng đầu tiên mang bản sắc Việt Nam là con rồng thời Lý không những khẳng định được sự đẳng cấp, sự độc lập trong nghệ thuật biểu hiện của mỹ thuật Việt Nam mà còn là một bước ngoặc

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong mỹ thuật Việt Nam chúng ta thường gặp bốn con vật mà người Việt ta hay gọi là tứ linh : Long, Lân, Quy, Phụng Trong đó, con rồng là hình tượng được phổ biến nhiều nhất không thể thiếu ở bất kì công trình kiến trúc nào của nền mỹ thuật Phong Kiến Việt Nam Con rồng đầu tiên mang bản sắc Việt Nam là con rồng thời Lý không những khẳng định được sự đẳng cấp, sự độc lập trong nghệ thuật biểu hiện của mỹ thuật Việt Nam mà còn là một bước ngoặc trong lịch sử Việt Nam Con rồng Việt Nam là trang trí kiến trúc, điêu khắc và hội họa mang bản sắc theo trí tưởng tượng của người Việt Rồng Việt Nam khác với rồng ở những quốc gia khác.

Dưới một gốc độ văn hóa, con rồng là một con vật có vị trí đặc biệt trong văn hóa tín ngưỡng của dan tộc Việt Nam Hùng Vương đã dạy ta tục xăm mình hình rồng để khồn bị loại thủy quái xâm hại Rông tượng trưng cho các vị thần Hinhg tượng rồng còn xuất hiện trong văn hóa Đông Sơn, Âu Lạc với những hình trang trí chữ S tục thờ cúng tứ pháp.

Không chỉ vậy mà hình tượng rồng còn ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam,

Hà Nội thủ đô đầu tiên gọi là Thăng Long, vùng đông Bắc Việt Nam có địa danh là Hạ Long, đồng bằng Nam Bộ có địa danh là Cửu Long.

Qua các thời kì phong kiến: Lý- Trần- Lê- Trịnh Nguyễn- Nguyễn hình tượng con rồng cũng có phần thay đổi Vì thế qua bài tiểu luận này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm hơn

về hình ảnh con rồng qua các thời kì phong kiến: Lý – Trần – Lê –Trịnh Nguyễn – Nguyễn ở Việt Nam.

Trang 2

I Hình ảnh rồng trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam.

Con rồng là một hình ảnh nghệ thuật rất phổ biến trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam suốt thời kì phong kiến, cũng như nhiều hình tượng nghệ thuật khác nó luôn gắn bó chặt chẽ với thời đại sản sinh ra nó, thể hiện sự khác vọng và lý tương của tưng thời kỳ lịch sử.

Trên thế giới, trong nghệ thuật tạo hình của nhiều nước, con rồng cũng xuất hiện Song, con rồng Việt còn có những nét riêng được thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật cụ thể, nó phản ánh con người và xã hội Việt Nam.

Trong thời đại phong kiến Việt Nam nối tiếp nhau cũng đều lấy rồng làm biểu tượng cho thế lực và uy quyền của quân vương Do vậy, hình ảnh rồng không ngừng được sáng tạo, thay đổi kiểu dáng,… Trong quá trình ấy rồng cũng luôn gắn bó với dân tộc trong các thời kỳ dựng nước và giữ nước Hình tượng con rồng của người Việt qua mọi triều đại có những nét riêng, mang phong cách riêng Điều đó thể hiện ra qua tranh

vẽ, điêu khắc, sơn mài,

II Đặc điểm chung của con rồng Việt Nam qua các thời kì.

Hình ảnh rồng được sáng tạo, thể hiện phong phú, chiếm vị trí quan trọng trong các quần thể kiếm trúc đa dạng, từ những kiến trúc hoàng cung như cung điện, lăng tẩm cho đến xuất hiện công trình kiến trúc chùa chiền, … Ở mỗi thời kỳ phong kiến thì hình tượng rồng có mỗi điểm khác nhau Như vẫn có những nét đặc trưng tiêu biểu giống nhau, hình ảnh rồng luôn có những mô típ rõ ràng như :

- Thân rồng uốn hình sin 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm, biểu trưng cho sự thay đổi thời tiết năm tháng, sự trù phú và phồn vinh của nền nông nghiệp lúa nước Thân mền mại thân hình uốn lượn thể hiện sự biến hóa và khả năng thay đổi, dịch chuyển thiên nhiên của rồng cai quản thời tiết, mùa màng Trên lưng có vảy nhỏ liền mạnh và đầy đặn.

- Đầu rồng là phần rất đặc biệt, hoàn toàn khác rồng Trung Hoa Nó có bờm dài, râu cằm, không sừng Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên, đây là điểm hoàn toàn khác với các con rồng của nước khác.

- Miệng luôn ngậm viên châu, trong khi ở Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Hoa rồng bay cầm ngọc bằng chân trước Viên châu tượng trưng cho tính nhân văn, tri thức và lòng cao thượng Đầu rồng luôn hướng lên đớp lấy viên ngọc thể hiện cho tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn cao quý.

Những điều ấy được đặt lên trên tất cả các giá trị khác kể cả sức mạnh và sự thống trị thường thấy của một con rồng phương đông Toàn thân rồng thoát lên vẻ uyển chuyển

Trang 3

và môt sức căng rất lớn từ cái vương chân dài, đầu ngẩng cao, dáng đầu rực lửa, thể hiện cho khí thế hưng hực muốn chinh phục những giá trị văn minh nhất của phương Đông.

III Hình ảnh con rồng qua các thời kì

1 Hình ảnh con rồng thời Lý

1.1 Lịch sử văn hóa

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi, lấy hiệu là Lý Thái Tổ, khai sinh ra nhà Lý, đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử đất nước Việt Nam Một nghìn năm Bắc thuộc chấm dứt, đất nước ta bắt đầu vào thời kì phong kiến với nhà nước đầu tiên ra đời và kinh

đô là Thăng Long.

Cùng với bước chuyển văn hóa là sự ra đời của hình ảnh con rồng mang bản sắc Việt, thời Lý, trong nền văn hóa phát triển rực rỡ, một trong những hình tượng phát triển phổ biến nhất đó chính là con rồng Suất triều đại này, con rồng luôn được thể hiện với một sự hào hứng hồn nhiên, một tính cách độc đáo, rất riêng biệt của dân tộc ta Hình ảnh con rồng thực sự phát triển từ thời Lý, mở đầu cho nền văn minh Đại Việt sau ngàn năm Bắc thuộc Đây là thời kì đạo phật được phát triern mạnh, tinh thần tự cường dân tộc luôn được đề cao, nhiều công trình văn hóa nghệ thuật được xây dựng, nghệ thuật trang trí hoa văn cũng phong phú đa dạng Hình ảnh rồng mang tính linh thiêng cao quý Đường nét mền mại, tinh tế, bố cục hài hòa hoàn chỉnh nhất quán, mang phong cách rõ ràng

1.2 Đặc điểm

Triều Lý kéo dài suốt 216 năm, hình ảnh con rồng mang một phong cách độc đảo,

và có kiểu dáng nhất quán, được quy định thống nhất mang tính vương triều Điều này được nghệ nhân tuân thủ triệt để Trên thực tế khảo sát chúng tôi thấy rằng: bất kỳ hình rồng ở di tích nào thời Lý, dù ở cách xa nhau, dù làm vào những năm khác nhau, dù là kiến trúc vương quyền hay kiến trúc thần quyền thì về cơ bản hình tượng con Rồng Lý vẫn đều có kiểu dáng và cấu trúc rất thống nhất

- Mình Rồng kéo dài, thể hiện theo lối nhìn nghiêng Đầu Rồng với cổ ngước chếch lên cao Trên lông mày Rồng kết xoắn giống hình số 3 ngửa (theo nhãn vòng Kim

cô nhà Phật), và trước trán kết xoắn hình chữ S đứng (ký hiệu tựa hình chớp của hiện tượng tự nhiên ý niệm cổ về uy lực của Phật Pháp Lôi - Pháp Điện (sấm chớp) Sau gáy rồng, từ hai bên dưới mang tai có dải bờm nhiều tua kết vào nhau bay thả uốn lượn vút nhọn ra phía sau Chòm râu dưới cằm rồng cũng kết xoắn uốn lượn tương tự phía dưới, nhưng nhỏ và ngắn hơn Quanh đầu có những viên ngọc lơ lửng và thường có mây quấn Miệng rồng há rộng để hứng viên ngọc báu Trên hai hàm có răng nhọn, hai nanh cuối hàm kéo dài uốn cong qua mép liền sát mũi Mũi Rồng cũng được kéo dài thành một mào hình vòi Mào của Rồng cũng hơi uốn khúc và chung quanh có viền kiểu ngọn lửa Môi dưới của Rồng ngắn, còn lưỡi lại rất dài Từ hàm dưới lưỡi vươn ra uốn lượn sóng để đỡ

Trang 4

lấy viên ngọc đang lơ lửng Mắt Rồng to tròn và hơi lồi Cũng còn có loại đầu Rồng nữa là: cổ uốn xuống gấp khúc rồi ngược lên (trông cổ Rồng như rụt lại) - như đôi rồng chạm trên mặt trán bia Bia chùa Báo Ân (Thanh Hoá) Hoặc Rồng đàn nối đuôi nhau trên thành bậc chùa Sùng Nghiêm Diên Khánh.

- Thân Rồng cuộn khúc uốn lượn thuôn dần đến cuối đuôi Đặc biệt là mình Rồng tròn, trơn, uốn lượn mềm mại hình sin, các khúc uốn lượn phình to nhưng co lại gần nhau, đều đặn, thon dần về đuôi Hình dạng khúc cong giống như hình túi đáy phình, miệng co (đặt xuôi, đặt ngược liên tục một mạch) thu dần về đuôi Mình Rồng để trơn (hoặc có vẩy trên thân những con rồng to) Mặc dầu trên lưng có vẩy cứng nhưng không nổi cao, nên trông vẫn thon mượt Rồng Lý có 4 chân, mỗi chân đều có khuỷ, và có 3 móng ngón Toàn bộ thân hình Rồng khái quát quy hình Rồng nằm gọn vào đúng một nửa hình lá Đề, nở về phần đầu, thu nhọn về phía đuôi.

Hình tượng Rồng thường được kết hợp với mây (dạng mây bay, mây tụ, mây hình lửa, mây hình hoa ) Hình tượng Rồng để trang trí đăng đối (Rồng chầu), Rồng còn được kết hợp với hình tượng Phượng, thành cặp Long- Phượng Hoặc Rồng trong bộ Tứ linh: “Long, Ly, Quy, Phượng”, hoặc kết hợp với hoa dây, hoa Sen Hình tượng Rồng triều Lý (1010 - 1125) được chọn trang trí ở nơi trang trọng trên các công trình của Vương triều, và các Chùa thời Lý (như các chùa: Dạm, Phật Tích, Long Đội, Chương Sơn, Quỳnh Lâm, Báo Ân, Linh Xứng, Sùng Nghiêm, Diên Thánh Nội dung tư tưởng thẩm mỹ hình tượng Rồng thể hiện rõ tính cách quyền quý Đó là những nét tiêu biểu của hình tượng Rồng thời Lý Song bên cạnh tính cách dân gian cũng đã dần bộc lộ tâm lý cộng đồng, tâm hồn khoáng đạt thanh cao, hàm chứa trí tuệ uyên bác Tư tưởng đó sau này phát triển trên các chạm khắc Đình làng Những hình tượng Rồng không chỉ là mô típ trang trí mà còn là hình tượng sinh động Các hình tượng Rồng thời sau một mặt kế thừa thời trước, mặt khác muốn tìm ra những cái riêng về phong cách của vương triều mình

2 Hình ảnh con rồng thời nhà Trần

2.1 Lịch sử văn hóa

Nhà Lý phát triển thịnh trị vào đời vua Lý Nhân Tông và sau đó bắt đầu đi

vào con đường suy yếu Quyền lực rơi vào tay những kẻ hại dân hại nước

Dòng họ Trần lúc này chiếm giữ một số vị trí trọng yếu trong triều đình Cuối cùng ngày 12 tháng chap năm Âst dậu, dưới sự chỉ đạo của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng tuyên bố nhường ngôi cho Trần Cảnh Trần Cảnh lên ngôi lấy niên hiệu là Trần Thái Tông Nhà Trần đã thay thế nhà Lý và giữa hai triều đại này không có khoảng cách về thời gian Vì thế có thể nói rằng nhà Trần đã tiếp thu mọi thành tựu văn hóa xã hội thời Lý

Trang 5

2.2 Đặc điểm

Từ Lý chuyển sang Trần, hình tượng con rồng đã có nhiều thay đổi Đó là hoàn toàn không chỉ đơn thuần phong cách, đem cái đẹp của lối tạo hình mập mạp, chắc khỏe thay thế cho cái đẹp của lối tạo hình chau chuốt, tinh tế và thanh mảnh

Mà còn là một sự thay đổi của một quan niệm về một hình tượng

Chính sự bành trướng của Nho giáo cùng với sự lớn mạnh hơn nữa của chế

độ tập quyền thời Trần đã làm cho hình tượng con rồng thời kỳ này tiến thêm một bước trên con đường phong kiến hóa Nếu thời Lý còn mang tín ngưỡng dân gian

cổ xưa thì thời Trần dần thay đổi bởi ý nghĩa khác theo quan niệm phong kiến Rồng thời Trần có vẻ dũng mảnh hơn, đầy sức sống, thân rồng mập, uốn lượn không đều, có vây, có vảy ở bụng chứ chưa có trên thân, đầu chỉ có 2 bườm, chân 3 móng,… ẩn hiện sau rồng là mây

- Thân rồng thời Trần vẫn giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong tròn nối nhau, các khúc trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn Vẩy lưng vẫn thể hiện từng chiếc, nhưng không tựa đầu vào nhau như rồng thời

Lý Có khi vảy lưng có dạng hình răng cưa lớn, nhọn, đôi khi từng chiếc vẩy được chia thành hai tầng Chân rồng thường ngắn hơn, những túm lông ở khủy chân không bay ra theo một chiều nhất định như rồng thời Lý mà lại bay lên phía trước hay phía sau tùy thuộc vào khoảng trống trên bức phù điêu Và có sự xuất hiện chi tiết cặp sừng và đôi tay

- Đầu rồng không có nhiều phức tạp như rồng thời Lý Rồng vẫn có vòi hình

lá, vươn lên trên nhưng không uốn nhiều khúc Chiếc răng nanh phía trước khá lớn, vắt qua sóng vòi Miệng rồng há to nhưng nhiều khi không đớp quả cầu Rồng thời Trần lượn khá thoải mái với động tác dứt khoát, mạnh mẽ Thân rồng thường mập chắc, tư thế vươn về phía trước Cách thể hiện rồng không chịu những quy định khắc khe như thời Lý

3 Hình ảnh con rồng thời Lê Sơ

3.1 Lịch sử văn hóa

Năm 1400, Hồ Qúy Ly truất ngôi nhà Trần tự xưng mình là vua lấy niên hiệu là Thái Nguyên, đổi tên nước ta là Đại Ngu

Ngày 19 tháng 11 năm 1406, nhà Minh vượt qua biên giới đánh về Thăng Long Ngày 20 tháng 01 năm 1407, thành Đa Bang thất thủ thuyến phòng ngự chống quân Minh của nhà Hồ bị phá vỡ Quân Minh chiếm được Thăng Long

Trang 6

Tháng 6 năm 1407, cuộc kháng chiến của quân nhà Hồ hoàn toàn thất bại, nước ta rơi vào tay quân xâm lược nhà Minh

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã th hút nhiều sĩ phú yêu nước và nhân dân kéo dài trong 10 năm 1917-1927 đã thắng lợi vẻ vang Quân Minh bị đuổi khỏi bờ cõi, Lê lợi lên ngôi vua lập ra triều đình nhà Lê, thời kì kéo dài được 100 năm ày được gọi là Hậu Lê hoặc Lê Sơ để phân biệt với Tiền Lê của vua Lê Đại Hành

Qua các hình trang trí được chạm trên các hiện vật gỗ và đá thời Lê sơ đã được phát hiện, chúng ta có thể tìm ra dấu ấn của hóa văn thời kỳ đó và sự biên chuyển của nó

Nếu như hình trang trí trên các bia vua, hoàng hậu và thần thánh được chạm nổi, trâu chuất, có khuôn thước, thì ở ngững bia tiến sĩ, công thần và bia ở đền chuad, hình trang trí thường được chạm nổi ít hoắc khắc chìm một cách đơn giản trên mặt đá phẳng, nhẵn, đường nét tự nhiên và không theo một khuôn thước nhất định Tiếp thu những truyền thống cũ, đến thời Lê sơ, nghệ thuật trang trí trong chạm khắc vẫn giư được nhiều nét tiêu biểu của nghệ thuật trang trí trong chạm khắc thời Lý- Trần

3.2 Đặc điểm

Phát huy trên cơ tiếp thu rồng thời Trần, cơ bản vẫn giữ hình dáng thân uốn cứng cáp, to khỏe, mào và sừng ở đầu trông dữ hơn Đầu rồng to, có hai nhánh sừng nhô cao, mắt lồi, bờm mượt cuộn ra sau Còn mào lửa, có cặp sừng ngắn, lưỡi thè ra đỡ viên ngọc, chân có 3 đến 4 móng sắc, có nhiều đao lửa bay từ chân lên Lưng rồng nhô hình vây nhọn theo uốn khúc Một tay rồng cầm lấy râu Đó là mô típ trang trí điển hình mang đặc trưng thời Lê Sơ Hình ảnh rồng trang nghiê, râu bờm và sừng nổi cao sũng mảnh uy quyền

4 Hình ảnh con rồng thời Trịnh- Nguyễn

4.1 Lịch sử văn hóa

Ngay từ khi cuộc chiến Nam – Bắc triều còn đang tiếp diễn, trong nội bộ Nam triều đã nảy sinh mầm mống chia rẽ.Năm 1545, sau khi Nguyễn Kim bị sát hại, vua Lê trao mọi quyền bính cho Trịnh Kiểm Hai họ Trịnh – Nguyễn vốn đã từng được gắn kết bởi mục đích chung giúp vua Lê dựng lại cơ nghiệp, lại được thắt chặt thêm bằng quan hệ hôn nhân (Trịnh Kiểm là con rể Nguyễn Kim), đến đây bị rạn nứt Để thâu tóm mọi quyền lực, Trịnh Kiểm tìm mọi cách loại bỏ ảnh

Trang 7

hưởng của họ Nguyễn Mâu thuẫn giữa hai thế lực đạt đến độ gay gắt khi người con trai trưởng của Nguyễn Kim là Tả tướng Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm lập mưu giết hại Em trai của Uông là Nguyễn Hoàng, theo lời gợi ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã nhờ chị gái là Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin cho được vào trấn thủ đất Thuận Hóa Việc ra đi của Nguyễn Hoàng, như lịch sử đã cho thấy, không phải chỉ

để bảo toàn tính mạng, mà là thực hiện bước mở đầu cho một chiến lược lâu dài: xây dựng lực lượng chống lại họ Trịnh Đất Thuận Hóa trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn

Rồng tượng trưng cho sự phồn vinh và sức mạnh của cả dân tộc, nhanh chóng trở thành hình tượng biểu hiện uy quyền của nhà nước phong kiến, chỉ dùng nơi trang trọng nhất của cung vua, hay những công trình của quốc gia Hình tượng rồng được chạm khắc trên nhà cửa hay đồ dùng gia đình, nhưng sức sống của rồng còn dẻo dai hơn khi vượt qua khỏi kinh thành, đến với làng quên dân dã nó leo lên đỉnh làng ẩn mình trong các bình gốm, cuộn tròn trong lòng bác đĩa hay trở thành người gác cổng chùa

4.2 Đặc điểm

Rồng thời Trịnh Nguyễn vẫn còn đứng đầu trong bộ tứ linh nhưng đã được nhân cách hóa, được đưa vào đời thường như hình rồng mẹ có bầy rồng con quây quần, rồng đuổi bắt mồi, rồng trong cảnh lứa đôi

5 Hình ảnh rồng thời Nguyễn.

5.1 Lịch sử văn hóa

Vương triều Nguyễn (1802-1945) được tính từ Hoàng đế Gia Long - người sáng lập nên triều Nguyễn, đến vua Bảo Đại - vị hoàng đế cuối cùng ở Việt Nam Tuy nhiên, khi nói đến vương triều Nguyễn, người ta không thể không nói đến 9 đời chúa Nguyễn - tổ tiên của các vị Hoàng đế Nguyễn sau này, và cũng là những người đã có công khai phá, mở mang bờ cõi về phương Nam

Tháng 10 năm Mậu Ngọ (1558), vị chúa đầu tiên - Đoan quận công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, mở ra một trang sử mới cho vùng đất này Cùng với

sự phát triển và củng cố quyền lực của họ Nguyễn ở Đàng Trong, mâu thuẫn với

họ Trịnh ở Đàng Ngoài cũng ngày càng gay gắt, gây nên cuộc chiến tranh chia cắt đất nước trong suốt hơn 200 năm Bên cạnh đó, công cuộc Nam tiến để mở rộng bờ cõi cũng được đẩy mạnh Đến năm 1757, các chúa Nguyễn đã xác lập chủ quyền trên toàn bộ vùng đất Nam bộ như chúng ta thấy ngày nay

Trang 8

Cùng với quá trình xây dựng và phát triển chính quyền xứ Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã nhiều lần dời lập thủ phủ từ Ái Tử (1558-1570) đến Trà Bát (1570-1600), Dinh Cát (1600-1626), Phước Yên (1626-1636), Kim Long (1636-1687), Phú Xuân (1687-1712), Bác Vọng (1712-1738) để rồi trở về dừng chân ở Phú Xuân một lần nữa (1738-1775) Năm 1775, dưới nhiều tác động của bối cảnh chính trị-xã hội, vị chúa Nguyễn cuối cùng đã để mất Phú Xuân vào tay quân Trịnh, tiếp

đó là sự sụp đổ hoàn toàn trước sức mạnh của quân Tây Sơn cho đến khi một hậu duệ của họ Nguyễn khôi phục lại cơ đồ, dựng nên vương triều Nguyễn sau này Các tác phẩm nghệ thuật đã gắn liền với hình tượng rồng và cho đến ngày nay nó vẫn được bảo tồn Rồng được chạm khắc trên vàng bạc, những chiếc bình phong và trấn phong vô giá hình tượng rồng trên những vật phẩm với nhiều kiểu dáng: uốn cong, ngồi xổm, nằm sắp,… Tuy có nhiều hình dáng sô động nhưng vẫn giữ được

vẻ uy nghiêm và quyền lực của cá vua lúc bấy giờ

5.2 Đặc điểm

Rồng thời này hội tụ đầu đủ tất cả những đặc điểm đầy đủ tất cả các đặc điểm được cho là tốt đẹp nhất của 9 con vật : Thân rắn, vảy cá chép, đầu lạc đà,sừng hươu, chân hổ, móng vuốt đại bàng, tai bò, mũi và bờm sư tử, đuôi gà trống Và nếu là rồng tượng trưng cho hoàng đế thì phải có 81 vảy dương, 36 vảy âm và thân phải uốn 9 khúc, chân phải có 5 móng thiếu những yếu tố trên, rồng không còn là linh vật rồng đích thực nữa mà là những biến thể của nó được xem là em út, con chú rồng Những biến thể này thường được tượng trưng cho hoàng tử, hoàng thân và các quan, hay đơn giản chỉ dùng để trang trí như mãnh long, gia long,…

Rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ… Phần lớn mình rồng không dài ngoằn

mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh Vây trên lưng rồng

có tia, phân bố dài ngắn đều đặn Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên

Trang 9

BẢNG SO SÁNH HÌNH ẢNH CON RỒNG QUA THỜI KÌ PHONG KIẾN Rồng thời Lý - Rồng thời Lý thân tròn lẳn, khá dài, không có vẩy, uốn khúc mềm mại và

thon dài từ đầu đến chân, trông rất nhẹ nhàng và thanh thoát Rồng thường ngẩng đầu lên, miệng thì há to, mép trên của miệng không có mũi, kéo dài ra thành một cái vòi uốn mềm mại, vươn lên cao, vuốt nhỏ dần về cuối Một chiếc răng nanh mọc từ cuối hàm trên, uốn cong và vắt qua vòi mép ở trên, có trường hợp răng nanh rất dài, uốn lượn mềm mại để vươn lên, hoặc với lên bao lấy viên ngọc

- Thân rồng dài, dọc sống lưng có một hàng vảy thấp tỉa riêng ra từng cái, đầu vây trước tua vào hàng vây sau Bụng là đốt ngắn như bụng rắn, có bốn chân, mỗi chân có ba ngón phiá trước, không có ngón chân sau Vị trí của chân bao giờ cũng đặt ở một chỗ nhất định Chân trước mọc gần giữa khúc uốn thứ nhất, chân đối xứng phía bên kia nằm gần cuối khúc uốn này Hai chân sau bao giờ cũng ở gần khoảng giữa khúc uốn thứ ba Cả bốn chân đều có khủy phía sau và có móng giống chân loài chim

Rồng thời

Trần

- Rồng thời Trần vẫn giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong tròn nối nhau, các khúc trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn Vẩy lưng vẫn thể hiện từng chiếc, nhưng không tựa đầu vào nhau như rồng thời Lý

Có khi vảy lưng có dạng hình răng cưa lớn, nhọn, đôi khi từng chiếc vẩy được chia thành hai tầng Chân rồng thường ngắn hơn, những túm lông ở khủy chân không bay ra theo một chiều nhất định như rồng thời Lý mà lại bay lên phía trước hay phía sau tùy thuộc vào khoảng trống trên bức phù điêu Và có sự xuất hiện chi tiết cặp sừng và đôi tay

- Đầu rồng không có nhiều phức tạp như rồng thời Lý Rồng vẫn có vòi hình

lá, vươn lên trên nhưng không uốn nhiều khúc Chiếc răng nanh phía trước khá lớn, vắt qua sóng vòi Miệng rồng há to nhưng nhiều khi không đớp quả cầu Rồng thời Trần lượn khá thoải mái với động tác dứt khoát, mạnh mẽ Thân rồng thường mập chắc, tư thế vươn về phía trước Cách thể hiện rồng không chịu những quy định khắt khe như thời Lý

Rồng thời Lê

- Đến thời Lê Sơ, rồng có sự thay đổi hẳn, không nhất thiết là một con vật mình dài uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to Mép

Trang 10

trên của miệng rồng vẫn kéo dài nhưng được vuốt gần như thẳng ra, bao quanh

có một hàng vải răng cưa kết lại như hình chiếc lá

- Răng nanh cũng được kéo dài lên phía trên và uốn xoăn thừng ở gốc Lông được kéo dài ra và đuôi vuốt chếch lên phía sau Trên lông mày và chiếc sừng hai chạc, đầu sừng cuộn tròn lại Rồng có râu ngắn và một chân trước thường đưa lên đỡ râu, tư thế thường thấy ở các con rồng đời sau Cổ rồng thường nhỏ hơn thân, một hiện tượng ít thấy ở những con rồng trước đó Rồng Lê sơ xuất hiện khi Nho giáo và văn hóa Trung Hoa thâm nhập mạnh mẽ vào nước ta Rồng lúc này trở thành biểu trưng cho vua, cho quyền thế vương triều, nên ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi biểu tượng rồng bên Trung Hoa

Rồng

thờiTrịnh-Nguyễn

- Rồng thời Trịnh Nguyễn vẫn còn đứng đầu trong bộ tứ linh nhưng đã được nhân cách hóa, được đưa vào đời thường như hình rồng mẹ có bầy rồng con quây quần, rồng đuổi bắt mồi, rồng trong cảnh lứa đôi

Rồng thời

Nguyễn

- Rồng Nguyễn ở thế kỷ XIX hình tượng con rồng còn giữ những nét đẹp do

kế thừa tinh hoa truyền thống, có độ uốn lượn đều đặn, chau chuốt, phần lớn là thanh mảnh và tinh tế

- Rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ… Phần lớn mình rồng không dài ngoằn mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh Vây trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên Hình tượng rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng

Ngày đăng: 23/01/2018, 09:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w