Cẩu hỏi ôn tập chi tiết về lịch sử, quá trình hình thành và phát triển Mỹ thuật Việt Nam qua các thời ký lịch sử. Tài liệu dùng cho các ngành thiết kế nội thất, mỹ thuật và kiến trúc hệ đại học và cao đẳng.
Trang 1ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KIẾN TRÚC MỸ THUẬT
LỊCH SỬ MỸ THUẬT VIỆT NAM
Trang 2GVHD: Nguyễn Đỗ Đông
Câu 1: Các di chỉ khảo cổ học tuy đã chứng minh có nghệ thuật đồ
đá Việt Nam, nhưng không để lại các tác phẩm nghệ thuật độc lập và những tác phẩm dạng “cự thạch” Chưa có tranh hang động lớn và đẹp như Altamira (Tây Ban Nha) hoặc những tranh khắc cảnh nhảy múa ở hang Addaura, cũng không có những tượng vật người hay tượng bò rừng sinh động như ở Madeleine (Pháp, từ 15000 đến 10000 năm TCN)
… Phản ánh điều gì trong mỹ cảm của người Việt cổ.
Trong tất cả các nền nghệ thuật
Đông Nam Á, có lẽ nghệ thuật Việt
Nam được phương Tây biết đên ít nhất
và ít được nghiên cứu thất, trừ trong
giai đoạn cổ xưa nhất (văn minh Đông
Sơn) Có lẽ tại vì lâu lắm rồi, người ta
chỉ xem kỹ những tác phẩm với một
nhận định không thuật lợi và các sản
phẩm mỹ nghệ thường rất hấp dẫn bởi
sự dụng công điêu luyện hơn là tính
sâu sắc của nó; hơn nữa, người ta nghĩ
rằng chỉ tìm thấy ở nghệ thuật Việt
Nam một dạng thức thứ yếu của nghệ
thuật Trung Hoa
Có cần nhấn mạnh là những nhận định trên là vừa sai vừa không xácđáng không? Ngoài một hệ thống ảnh tượng học đôi khi còn là điều lờ mờ,một sự quá đáng nào đó trong điệu bộ và tính màu mè đôi khi quá thực, cáctác phẩm thường cho thấy một cảm thức của một kiểu quan sát và một cáchdiễn tả độc chất, không kể đến các tính chất của một nền kiến trúc hoàn toànhài hòa với các phong cảnh Cũng cần lưu ý thêm bằng những công trìnhmới đây, xuất bản bằng tiếng Việt, vẫn không đến được với phần đôngngười đọc nước ngoài
Đồ đá 30.000 năm tuổi, Hà Giang
Trang 3Thoạt tiên, khó kết nối sản phẩm tối cổ với nghệ thuật của thời kỳ lịch
sử vì có một điều rất quan trọng là xứ sở này có thời kỳ dài lâu đã bị ngườiTrung Quốc chiếm đóng (43 trước công nguyên – năm 905); do đó, nó đãgạt bỏ những liên hệ và sự liên tục rất thực vì sự thôn tính không bóp nghẹtđược tính độc đáo trong nghệ thuật cũng như tinh thần dân tộc Sự bànhtrướng của nghệ thuật Việt Nam ở phần phía Đông bán đảo trực tiếp độc lậpvới tiến trình lịch sử và được diễn tả bằng sự gạt bỏ dần dần các truyềnthống Ấn Độ hóa của Champa và của Campuchia phía Nam bằng sự Trung
Hoa hóa của Việt Nam
Các mẫu thu nhỏ tìm thấy ở các lăng
mộ (thế kỷ thứ III-V) cho thấy sự
hiện hữu của một nền kiến trúc rất
tinh vi và thường mang tính chất
phòng ngự
Có thể thấy các di chỉ cổ của Việt Nam chưa nhiều, chưa có nhiềunhững dấu ấn đặc biệt tinh vi và quần tụ lớn mạnh như các nước trên thếgiới( hang Altamira- Tây Ban Nha hay Madeleine- Pháp) , nhưng nó vẫnmang bản sắc riêng và nói lên quá trình phát triển của dân tộc sinh sống tạivùng đất nhất định
Đồ đá cách nay 3000-4000 năm
Trang 4Câu 2: Phân tích vẻ đẹp và giá trị hoa văn trên trống đồng.
Trống đồng là linh khí tượng
trung cho uy quyền, thủ lĩnh của Nhà
Nước sơ khai
Trống đồng được công nhận là sản
phẩm của 2.500 năm về trước, hoa văn
trên trống đồng chính là thông điệp
của người Việt thời Hùng Vương gửi
cho các thế hệ sau Cho dù hoa văn
trên trống đồng của từng giai đoạn,
từng địa điểm cư trú đều được ghi
khắc theo một hệ thống và một phong
cách ổn định, hoàn chỉnh Trống đồng
được xem là biểu tượng rực rỡ nhất và hoàn mĩ nhất ở văn minh thời đại cácVua Hùng
Với những giá trị trải qua chặng đường dài phát triển hàng nghìn năm Điều
đó được chứng minh trên hàng chục chiếc trống đồng: Ngọc Lũ, Hoàng Hạ,
Cổ Loa, Sông Đà, Miếu Môn Mỗi chiếc trống đều được khắc ghi thể hiệnkhá đầy đủ về một giai đoạn của xã hội đương thời
Những hoa văn trang trí trên trống đồng chính là mô hình vũ trụ theoquan niệm của người Việt cổ Có thể hình dung cái mô hình vũ trụ ấy, làgồm "ba tầng, bốn thế giới"."Tầng trên", tương ứng với phần mà thời sau gọi
là "mặt trống đồng", gồm hai thế giới: Trời ("Mường blời") tượng trưngbằng hình mặt trời tỏa các tia sáng (mà có người gọi bằng tên: "ngôi sao") và
"Mường tất" tượng trưng bằng các cảnh nhà cửa, người, chim, thú (màcũng có người gọi là cảnh "hội làng", "hội cầu mùa" vận hành quanh mặttrời, theo chiều quay ngược kim đồng hồ) "Tầng bên" (cạnh), tương ứng vớiphần "tang trống đồng" - vẫn theo cách gọi ở thời sau, là "thế giới nước"("Mường nác"), tượng trưng bằng các hình thuyền, người chèo thuyền ("bơichải"), cá ("giao long"), chim nước ("hậu điểu" ) "Tầng dưới", tương ứngvới phần "thân Trống đồng", là "Cõi âm" ("Mường âm phủ", ở đó, có hìnhtượng tổ tiên, với bộ trang phục hình chim - vật tổ) Như vậy, sản phẩm củaviệc cụ thể hóa (hình tượng hóa) quan niệm về vũ trụ của người Việt cổ như
Trang 5thế này, ngay khi mới được tạo tác - cùng lúc với việc xuất hiện các VuaHùng đầu tiên - thì đã vừa có tính linh thiêng của việc thu cả đất trời vàomột vật thể, vừa mang cả giá trị của sức lực và quyền uy trần thế, thu vàocho ai làm ra (đúc được) cái phẩm vật không chỉ diệu kỳ các giá trị trừutượng, mà còn chính là nơi hội tụ của khả năng và kỹ thuật - công nghệ: khaithác quặng mỏ, luyện kim đúc đồng, sáng tạo nghệ thuật (tạo dáng, trangtrí)
Trên mặt trống ở chính giữa là một mặt trời với 14 tia chiếu ra chungquanh, sau đó là 16 vòng hoa văn Nội dung các hoa văn phong phú, sinhđộng: đó là những người hoá trang hình chim cầm lao, giáo, khèn một giàncồng chiêng có người đánh, người giã gạo chày đứng, hình chim bay, nhàsàn mái hình thuyền có chim, gà đậu trên nóc và người ở bên trong, cảnhngười đang đánh trống đồng Vòng hoa văn thứ 8 là những con hươu đangthong thả bước và chim đang bay Vòng thứ 10 là những con chim mỏ dài,đuôi dài đang bay và những con chim mỏ ngắn đang đậu Trên tang trống có
10 vòng hoa văn trong đó có khắc hình những chiếc thuyền cong có sàn cólái mũi đang chở những người cầm rìu, giáo, cung tên cùng với chó, chim,trống đồng, bình đồng Thân trống có 6 khung, hoa văn, mỗi khung là hìnhhai người hoá trang thành chim cầm rìu và mộc Chân trống không trang trí.Ngôi sao trên mặt trống đồng là biểu trưng cho mặt trời mà tục thờ mặt trời
là một hình thức của đạo sùng bái tự nhiên được phản ảnh rộng rãi trongphong tục tập quán cổ truyền của người Việt Những hình người hoá trangthành chim trên trống đồng mang ý nghĩa tín ngưỡng vật tổ, mà vật tổ đây là
Trống đồng và hoa văn trên mặt trống
Trang 6một loài chim Trong truyền thuyết của người Việt, người Mường có câuchuyện trăm trứng mang ý nghĩa vật tổ Cuộc hôn nhân Cha Rồng (LạcLong) - Mẹ Tiên (Âu Cơ) phản ánh sự liên kết của hai bộ lạc thờ Rồng vàthờ Chim thần Theo dõi những hình người khắc trên trống đồng, chúng tathấy những nhân vật chiếm vị trí trung tâm trong các sinh hoạt và nghi lễthường được hoá trang thành chim, họ tự trang sức mình bằng những chiếc
mũ hình chim, hoặc bộ quần áo lông chim, thậm chí những vũ khí, công cụsản xuất, mũi thuyền, nóc nhà cũng làm theo hình chim, được trang trí hìnhchim, được trang sức lông chim Hình ảnh người - chim Việt cổ chẳngnhững thể hiện một cách có hệ thống trên các trống đồng mà còn thấy trênnhiều thạp đồng, rìu đồng nữa Chính loài chim bay, có mào, cổ và chân dài,
có mặt trên hầu khắp các trống Đông Sơn từ chiếc sớm nhất đến chiếc muộnnhất, giống chim nước gần với loài cò, sếu, vạc ấy là chim vật tổ của ngườiViệt cổ Trống đồng Đông Sơn còn cho chúng ta những hình ảnh cụ thể vềtrang phục, về nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc, trang trí, nghệ thuật ca múanhạc của người Việt cổ
Hoa văn trang trí trên trống đồng phản ánh một quá trình lao động dài từthấp đến cao, từ thô sơ lạc hậu đến sự phát triển văn minh rực rỡ mà đượcđánh dấu là nền văn minh trống đồng, người Việt lúc đó đã phải trải qua mộtquá trình lâu dài Và cũng chính từ đây quá trình của tư duy, thẩm mỹ vàtrình độ nhận thức nhân sinh quan cũng vươn tới một giai đoạn cao hơn, họ -những người Việt thời Hùng Vương bên cạnh nghề trồng lúa nước họ đã biếtthể hiện bản thân, thể hiện ước vọng của mình, thể hiện sự khát khao vươnlên, biến những sinh hoạt đời thường của mình trở thành những hình thứcvăn hóa – tín ngưỡng mang khí chất và tinh thần một dân tộc
Họa tiết mô phỏng trên mặt trống Hoa văn mô phỏng trên trống đồng
Trang 73 So sánh với mĩ thuật thời Nguyên Thủy để thấy rõ sự tiến bộ của mĩ thuật thời đại Hùng Vương.
a Thời nguyên thủy:
Năm 1960, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy di tích núi Đọthuộc xã Thiệu Khanh, Huyện Thiệu Hoá, Tỉnh Thanh Hoá Hàng ngàn khảo
cổ được phát hiện Mặc dù đó là Mảnh cước, Hạch Đá, các công cụ chặt,nạo, rìu Được chế tác rất thô sơ và nghèo nàn về loại hình, song nó đãchứng tỏ rõ sự có mặt làm ăn sinh sống của những người nguyên thuỷ trảidài trên đất nước Việt Nam của chúng ta Di chỉ núi Đọ được xếp tươngđuơng với giai đoạn Sen và đầu Asơn thuộc do thời kỳ đồ đá cũ, cách ngàynay khoảng 30 vạn năm Mặc dù vậy phải trải qua một thời gian dài chúng tamới tìm được một số hình khắc những dấu hiệu đầu tiên của mỹ thuật ViệtNam thời Nguyên Thuỷ Trên cơ sở đó đến cuối thời kỳ đồ đá mới, mỹ thuật
đã phát triển hơn một bước nửa so với thời kỳ trước, tuy vậy phải đến thời
kỳ đồ đồng, chúng ta mới tìm được nhiều tác phẩm mỹ thuật thuộc nhiềuloại nghệ thuật tạo hình Những tác phẩm quý báu là nguồn tư liệu cho cácthế hệ con cháu ngày nay tìm hiểu và học tập vốn tinh hoa của nghệ thuậttruyền thống ông cha ta ngày xưa
Nếu thời kỳ núi Đọ người nguyên thuỷ dùng đá ba gian để chế tạo công cụ,thì thời kỳ đồ đá cũ con người lại dùng các đá cuội tìm được ở các bãi sông Sau văn hoá Vi Sơn, Người Việt cổ bước vào thời kỳ đồ đá giữa, tươngđương với nền văn hoá Hoà Bình Những dấu vết về một nền nông nghiệp sơkhai được tìm thấy ở nhiều nơi Lao động bằng đá còn tìm được các công cụ,
vũ khí bằng tre, nứa, xương, sừng rất phong phú Đồ trang sức bằng vỏ sò,
ốc, xương thú Điều này cho thấy cuộc sống của các bộ lạc người Việt Cổ đãphát triển thêm một bước
b Thời kỳ Hùng Vương:
Làm nghệ thuật tạo hình và những tác phẩm nghệ thuật tạo hình là mộttrong những sinh hoạt và thành tựu văn hóa tinh thần, phong phú và đặc sắcnhất của người thời Hùng Vương
-Vẽ hình : Nội dung chủ yếu của mảng nghệ thuật vẻ hình xoay quanh
con người (Toàn bộ là nhửng thành viên công xã )giới động vật quần tụquanh con người (Chim, nai, hưu, cá …) những sản phẩm bình thường củacon người (Nhà cửa , thuyền bè …)
-Tạc Tượng: Người thời Hùng Vương vừa vẻ hình vừa làm tượng.
Những bức tượng còn để lại đến ngày nay phần lớn là tượng nhỏ Và chủ
Trang 8yếu là tượng tròn Chất liệu để làm tượng là đất nung, đồng thau và đá, nặntay, đúc, rèn Đề tài của tượng vẫn là con người và là con người ở trạng tháiđộng: Nhảy múa,thôỉ kèn, yêu đương … đó là những nhóm tượng Một sốtượng khác có thể xem như tượng chân dung và là chân dung phụ nữ
-Mỹ Thuật Thực Dụng: Mĩ thuật thời Hùng Vương dù là vẽ tranh, tạo
tượng hay mĩ nghệ, đều bắt nguồn từ cuộc sống thực tiển của con người vàtrở lại gắn bó trong cuộc sống đó Nội dung phản ánh của nó những conngười bình dị, gắn bó với cộng đồng và những sinh hoạ bình thường, nhữngcon vật phần lớn hiền hòa, những mẩu đề trang trí dịu dàng, duyên dáng
….nói lên rất rõ ràng đó là mỉ thuật của một xã hội có vai trò rất quan trọngrất lớn của quần chúng các công xã Mỹ thuật thời Hùng Vương mang tínhchất trang trí rất rõ.Và do đó đã trở nên rất phổ biến Mặt khác đó củng làmột nền nghệ thuật phản ánh trung thành về thực tế xã hội và tình cảm tưtưởng con người mang tính hiện thực cao, phong cách hồn nhiên, trong sáng,
kỷ thuật phát triển với những tỉ lệ chuẩn xác kết cấu hài hòa cân xứng, tất cả
đả nói lên được trình độ thẩm mĩ của người thời Hùng Vương
Nghiên cứu về những thành tựu thời dại Hùng Vương, chúng ta cảmthấy tự hào với những thành quả văn hóa mà tổ tiên đã gầy dựng trong mộthoàn cảnh đầy khó khăn Chính điều đó mà mỗi cá nhân phải biết trân quý,giử gìn, không để những nguồn văn hóa ngoại lai làm lu mờ những giátrị tốt đẹp ấy; đồng thơì phải biết chắt lọc những tinh hoa của thế giới để tôđiểm thêm cho nền văn hóa Việt Nam ngày thêm rạng rỡ
Thời kỳ nguyên thủy
-Thời kỳ khởi đầu của nền văn
minh
-Các công cụ đơn giản được chế
tác rât thô sơ và nghèo nàn về loại
-Vừa vẽ hình vừa làm tượng, là đấtnung, đồng thau và đá, nặn tay,đúc, rèn
- Những sinh hoạ bình thường,những con vật phần lớn hiền hòa,những mẩu đề trang trí dịu dàng,duyên dáng
Trang 9Câu 4: Tại sao nhữngnét vẽ, khắc hình người và thú, trên các đồ đồng lại không xuất hiện trên các đồ gốm? Sự phân biệt này phản ánh điều gì?
Từ sau thời kỳ đồ đá, đồ đồng được người nguyên thủy sử dụng làm dụng cụ
để săn bắt thú rừng nên hoa văn, họa tiết khắc trên những dụng cụ đó cũng phải mang tính biểu trưng cho sức mạnh và tính hoang dã Nhưng từ khi đồ gốm ra đời kéo theo tính thẩm mỹ ngày càng được nâng cao thì những hoa văn vẽ trên những sản phẩm mỹ nghệ ấy cũng ngày càng được phát triển, ngày càng nhiều những sản phẩm có tính thẩm mỹ ra đời
Điều này cũng cho thấy nhận thức về cái đẹp của người nguyên thủy ngày càng được nâng cao, yếu tố sang trọng càng được chú trọng hơn Chứng tỏ đời sống tinhthần ngày cang được cải thiện
Trang 10Câu 5: Hãy phân tích tình hình xã hội thời Lý, từ đó nêu bật sự ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội tới sự phát triển của mỹ thuật.
Bối cảnh lịch sử thời Lý:
Mùa xuân năm 1010, một lần từ kinh đô Hoa Lư trở lại thăm quê nhà ở Cổ Pháp ( Bắc Ninh ), Lý Thái Tổ có ghé qua thành cũ Đại La Vua thấy đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi Càng nghĩ, vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no thì phải dời đô từ miền núi chật hẹp Hoa Lư
Vào thời Lý, Phật giáo phát triển và được xem là Quốc giáo, là chỗ dựa tinh thầncho nhân dân, nơi nào có phong cảnh đẹp nơi đó có chùa tháp, chùa được xây khắpnơi Triều đình lập ra chế độ công tượng, những thợ giỏi được mời về kinh thành,đảm nhiệm việc xây dựng, bởi thế, mỹ thuật thời Lý đã đạt đến độ tinh xảo, mangtình chất nghệ thuật kim hoàn
Đất nước thống nhất, thanh bình, nông nghiệp đươc mùa, phát triển khá mạnh, sử
cũ ghi nhiều lần được mùa to, lại còn những hiện tượng lạ như mua ra thóc, mua ragạo, lúa chín bông, cau chín buồng và chim thú quý xuất hiện liên tục đều biểuhiện xã hội thái bình thịnh trị Đời sống nhân dân ấm no nên đời sống tinh thầncàng được nâng cao, tình hình xã hội lúc bấy giờ tạo nên lối sống, văn hóa củangười Việt cổ và chính những quan niệm trong tư duy đã tạo ra những tác phẩm
mỹ thuật như: tượng Phật A Di Đà (ở chùa Phật Tích) cao 1m87 (không tính phần
bệ tượng), làm băằng tượng đá nguyên khối, ngồi thế tọa thiền, tượng được tạc mộtcách đăng đối, nguyên tắc ngồi nghiêm trang, mang phong thái hiền hậu Bên cạnh
Trang 11đó, hình tượng rồng thời Lý với thân tròn lẳn, khá dài và không có vẩy, uốn khúcmềm mại và thon dài từ đầu đến chân, rất nhẹ nhàng và thanh thoát Con Rồng thờinày mang hình dạng của một con rắn, uốn khúc nhỏ dần về đuôi, hình tượng rồngthể hiện tư duy của con người Đại Việt, khác với rồng Trung Hoa mang hình dạngrồng thú, mạnh mẽ, thể hiện sức mạnh bành trướng, khác với rồng phương Tây thểhiện cho sức mạnh của mãnh thú, cái xấu, xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lúanước, hình tượng rồng mang biểu tượng cội nguồn của dân tộc, nguồn nước, biểutượng cho cái thiện,… Qua đây, cũng cho thấy được trình độ tay nghề, tư duy sángtạo của người nghệ nhân Đại Việt.
Trang 12Câu 6: Đặc điểm cảu mỹ thuật thời Lý nói chung và đặc điểm kiến trúc, điêu khắc nói riêng:
1 Đặc điểm chung của mỹ thuật thời Lý
-Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long
-Đất nước thống nhất, thanh bình, nông nghiệp được mùa, làng nghề thủ công pháttriển
-Phật giáo được xem là quốc giáo, là chỗ dựa tinh thần cho nhân dân, được xâydựng ở thế đất đẹp, nơi nào có thắng cảnh đẹp nơi đó có chùa tháp
-Lập ra chế độ công tượng, nghệ thuật thời Lý đạt đến độ tinh xảo, mang tính chấtnghệ thuật kim hoàn
-Nghệ thuật thời Lý ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, chịu ảnh hưởng củavăn hóa Champa Tiếp thu có chọn lọc văn hóa nước láng giềng, tạo ra được phongcách độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc văn hóa nước Đại Việt
1 Nghệ thuật kiến trúc.
Trên cơ sở" thức kiến trúc Đông Sơn" đã hoàn chỉnh trong thời Bắc thuộc,nhân dân ta lại tiếp thu Phật giáo và đi kèm với nó là việc xây dựng chùa tháp Hẳntrình độ xây dựng của thợ Việt có tay nghề cao, nên thái thú Tôn Tú đã bắt hơnnghìn thợ thủ công Giao Chỉ đưa về Bắc để giúp vua Ngô xây dựng kinh đô KiếnNghiệp Ngay khi đất nước giành được độc lập, công việc hàng đầu là phải " ancư" và cũng để thể hiện diện mạo nhà nước, nên sau khi đã định đô thì phải dựngđô
1.1 Kiến trúc thành Thăng Long
Nếu Ngô Vương Quyền mở đầu nên chính thống, để có chỗ làm việc ngay
đã dùng lại kinh đo Cổ Loa vốn xây dựng từ hơn nghìn năm trước; Đinh TiênHoàng thống nhất đất nước xây dựng kinh đô Hoa lư ở gần quê hương có núi sônghiểm trở, và vua Lê Đại Hành vừa thắng ngoại xâm vẫn cần đến Hoa Lư để thủ thế,thì vua Lý Thái Tổ với hoài bão xây dựng một quốc gia đàng hoàng, sau khi hỏi ýkiến và được quần chúng đồng tình, đã quyết định xây dựng kinh đô mới là ThăngLong
Trang 13Kinh thành Thăng Long được khởi dựng từ mùa thu năm 1010 đến mùaxuân năm 1011 xong cơ bản, về sau được bổ xung vào năm 1029 và 1203 Với dấutích hiện còn bờ đê và những đoạn thành cao, nối lại cho vòng thành khép kín dàitrên 20km, được xây dựng ở vị trí trung tâm của đất nước nơi giữa đồng bằng, cácnúi sông lớn đều chầu về, dễ dàng liên hệ với cả nước bằng đường bộ hoặc bằngđường thuỷ, có thể tấn công hay phòng ngự đều thuận lợi, từng được khai thác từđầu thời đại đồ đồng và đến thế kỷ X đã trở thành trung tâm kinh tế – văn hoá "muôn vật cực kỳ giàu tịnh đông vui".
vương là thần núi, phía Tây có đền Voi Phục thờ Linh Lang đại vương là thầnsông Các thần núi, thần sông là linh khí đất nước, và do đó Núi Sông chính là biểuhiện củaTổ Quốc Phía Đông có đền Bạch Mã thờ thần Ngựa Trắng là biểu trưngcủa mặt trời, được tiếp nhận từ văn hoá ấn Độ, phía Bắc có đền Quán Thánh thờHuyền Thiên Trần Vũ có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa có tài trừ ma quỷ
Bên trong phòng thành chia làm hai phần lồng nhau là Hoàng thành và khudân cư ngăn cách bởi bức tường xây gạch, mở bốn cựa về bốn phía mang các tênnhằm cầu phúc cho dân tộc : cửa Tường Phù ở phía đông, cửa Quang Phúc ở phíatây, cửa Đại Hưng ở phía nam và cửa Diệu Đức ở phía bắc Trong hoành thành,ngay lần mới xây dựng đầu đã có trung tâm là điện Càn Nguyên làm nơi vua coichầu, hai bên phải trái có các điện Tập Hiền và Giảng Võ là nơi làm việc của vua.Phía sau dựng điện Long An và Long Thuỵ làm chố nhà vua nghỉ ngơi, hai bên
Hoàng thành Thăng Long
Trang 14phải trái có điện Nguyệt Minh và điện Nhật Quang.Phía sau là các cung Thuỷ Hoa
và Long Thuỵ
1.2 Kiến trúc tôn giáo
Kiến trúc Phật giáo thời Lý được thư tịch nói đến nhiều và một số nơi còn đểlại dấu tích chùa tháp, mà tháp mới là công trình trung tâm
a Tháp phật
Tháp thời Lý là đền thờ phật giáo, trong lòng có pho tượng Phật như thápphật Tích, tháp Chương Sơn, tháp Tường Long Riêng tháp chùa Báo Thiên vớitên Đại Thắng Tư Thiêm lại mang tư cách đài chiến thắng báo công với trời
Tháp vốn từ kiến trúc trải rộng diễn biến thành kiến trúc cao tầng bình diện vuông,tầng dưới các cửa có tượng Kim Cương đứng trấn giữ Các tầng càng lên cao càngthu nhỏ dần, theo những hình tháp in trên gạch và tháp thời Trần thì chiều cao thápthường bằng chu vi chân tháp Một số tháp đã khai quật có cạnh chân dài từ 8mđến hơn 19m, như thế tháp có thể cao từ hơn 30 m đến hơn 70m, phù hợp với thápcảu BảoThiên được sử cũ ghi là cao vài mươi trượng và văn học xây dựng thànhhình tượng cột trụ chống trời Nền móng tháp phải vững chắc, xây tường dầy vàdất cấp, trong nền trộn đất sét với sỏi đá Các tháp thờ Phật thường có số tầng lẻbiểu thị sự phát triển, dấu tích hiện vật và thư tịch cho biết thương là 5 – 7 – 9thậm chí 13 tầng, riêng tháp đài Chiến thắng có số tầng chắn ( 12 hay 30 tầng) lạibiểu thị sự ổn định Vật liệu xây tháp rất phong phú Mặt ngoài tháp được khắcrạnh, những hình rồng, vòng sánh đức phật Những bộ phận nhô ra được gắn tượngngười chim, và kết thúc đỉnh tháp có tượng người tiên bưng mâm ngọc Những câytháp này hoà vào thiên nhiên mà vẫn nổi trội, là điểm tựa tâm linh cảu mọi người
b Chùa
Thời Lý dựng nhiều chùa nhưng không ngồi nào còn đến nay, một số ít chỉ
để lại nền móng ( như các chùa phật Tích, Vĩnh Phúc, chùa Dạm ở Bắc Ninh, chùa
Bà Tấm ở Hà Nội, chùa Hương Lãng ở Hưng Yên, chùa Long Đọi ở Hà Nam ),
số khác chỉ sót ít di vật (như chùa Chèo ở Bắc Giang, chùa Kim Hoàng và chùaThầy ở Hà Tây, chùa Sùng Nghiêm Diêm Thánh ở Thanh Hoá), chùa Một Cột ( HàNội) đến thời Nguyễn đã làm lại thu nhỏ rất nhiều, chỉ có thể biết qua thư tịch và ý
đồ kiểu thức kiến trúc Nhà Lý chia các chùa trong nước làm ba loại là Đại – Trung
Trang 15và Tiểu danh lam, dựa trên cơ sở số ruộng và số người giúp việc nhàchùa, songdưới góc độ nghệ thuật có thể chia làm bốn loại:
- Chùa dựng trên một cột: Sử cũ cho hay Thăng Long có " Lầu chuông một
cột, sáu cạnh, hình hoa sen " trong điện Linh Quang, chùa Linh Xứng (Thanh Hoá)
có toà sen trối lên mặt nước, trong có
tượng Ngũ Trí Như Lai sắc vàng rực
rỡ" - Chùa kiêm hành cung: loại chùa
này gắn với hoàng gia, thường được
nhà vua ghé thăm, để lên chùa, tổ
chức cùng quân thần đối cảnh làm
thơ Được xây ở nơi thắng cảnh, gần
với núi sông ngoạn mục, chiếm cả vạt
núi, đồng thời cũng hay có tháp phật
để trải rộng lại vươn cao.Hình điêu
khắc ở những chùa này phổ biến là rồng để vừa gợi nguồn nước vừa tượng trưngcho vua Tiêu biểu là các chùa Phật Tích, Tường long, Long Đọi, Chương Sơn
- Chùa gắn với cả quý tộc và dân làng : Các bà Hoàng thương tham gia
đóng góp, có thể dựng ở các sườn núi ( như chùa Vĩnh phúc chùa Tĩnh Lự ở BắcNinh) nhưng phổ biến là ở cánh bãi đầu làng ( như chùa Bà Tấm ở Hà Nội, chùaHương Lãng ở Hưng Yên), mặt bằng khá rộng, điều khắc không có hình rồng,thường có tượng con sấu trên thành bậc cửa và sư tử đội toà sen mà dân gian gọi là
" ông Sấm" gắn liền với việc cầu đảo cần cho nông nghiệp lứa nước
- Chùa làng: dựng ở cùng quê hẻo xóm núi ít người qua lại ( như chùa Chèo
ở Bắc Giang, chùa Kim Hoàng ở Hà Tây), quy mô nhỏ, dấu vết còn lại hiếm hoi,không được thư tịch đề cập Có thể lúc đầu đây chỉ là thảo am hay mái đá Đôi khi
có sự tham gia cảu quy tộc nhưng ở miền núi khuất nẻo
Kết hợp dấu tích còn lại với thư tịch, ta thấy tháp thời Lý có quy mô lớn,được xây dựng ở nơi cảnh trí đẹp, kết hợp thắng cảnh ở danh lam tạo ra một tổngthể kiến trúc sơn thuỷ hữu tình bố cục cấn đối, hoà nhập với môi trường để hài hoàvới tự nhiên và nâng quy mô lên nhiều lần Những công trình này gắn với quý tộccũng gắn với toàn dân, cầu chúc hoàng đồ củng cố và nhân dân an lạc
2 Nghệ thuật điêu khắc
Chùa Một Cột
Trang 16Bia chùa Phân Tích cho biết tại đây năm 1057 vua Lý Thánh Tông dựng câytháp cao ngàn trượng trong tháp có pho tượng bằng đá thếp vàng cao 6 thước,trước thềm bày mười con thú cũng bằng đá Một số chùa thời Lý cũng có bia đềcập tới tượng tròn và chạm khắc trang trí.
Xá ( Chương Sơn) và Kim Hoàng
đều chỉ để lại mỗi chùa một pho
tượng Phật Các chùa Thầy, chùa
Chèo và chùa Sùng Nghiêm Diên
Thánh không còn tượng nhưng
còn bệ tượng và toà sen thích hợp
với một pho tượng Phật ngồi
trên.Các chùa Một Cột, Long
Đọi, Linh Xứng được văn bia xác
nhận có tượng Phật
Tượng Phật chùa Phật Tích vốn được gọi là đức Thế Tôn ở thế ngồi thiềncao 1m85 ( tương đương 6 thước thời Lý) Phần bệ không còn nguyên và đã làmlại toà sen cao thêm 0m84 nữa, vốn xưa ở trong lòng tháp và được thếp vàng Đã
từ lâu phần sơn thếp bong hết để lộ đầy đủ phần lõi được chạm rất cẩn thận vàhoàn chỉnh Tượng được bố cục theo khối nón vững vàng, ngồi thiền khuỳnh haiđầu gối, lưng thẳng đứng, mắt hơp cúi xuống, do đó từ trên cao có sự giao cảm vớicác Phật tử đang chiếm bái Toàn thân tượng khuôn trong đường viền khép kín,nhưng do mảng khối óng chuốt nên cứ chập chờn – nhất là khi được chiếu sáng.Tượng mang vẻ đẹp quý phái cảu người phụ nữ Việt Nam Mặt trái xoan, cổ cao 3ngấn, thân hình dong dỏng, mình mỏng Đỉnh đầu có nhục kháo nhô cao, tóc xoăn,tai dài là những quý tướng Đôi mắt đăm chiêu khép hở, cặp lông mày thanh conggiao tế nhị, các ngón tay thon thả Tấm áo dài óng ả có đường gân cuộn xoáy ở bả
Tượng phật Thế Tôn
Trang 17vai phải, rồi lượn theo các nếp áo như trôi chảy vào không gian, chỉ đọng lại ở thânmình vì bị " vướng"
b Tượng Kim Cương
Thư tịch nói rõ bốn cựa tháp chùa Báo Thiên có bốn cặp tượng Kim Cươngtrấn giữ Tượng Kim Cương chùa phật Tích dược đưa về Bảo Tàng Lịch Sử ViệtNam Tượng Kim Cương chùa Long Đọi còn 6 pho gắn vào tường chùa, là tượngtròn nhưng sau lưng gắn liền vào đá tấm Tượng to băng người thực, đẹp khoẻmạnh, dáng ung dung cương nghị, khuôn mặt đồn hậu, là võ tướng nhưng không ởcác thế võ, cơ bắp thả lỏng, đứng nghiêm chống kiếm trước bụng, trên y phục đượcchạm nhưng bông hoa nhiều cánh xoè nở gây cảm giác toàn thân tượng như phậpphồng thở
c Tượng người chim
Trong phế tích các tháp Phật Tích, Long Đọi và Chương Sơn đã tìm đượcmột số tượng người chim vốn xưa đậu trên những đấu chạc dưới các tâng mái Đây
là nhân vật thần thoại, nửa trên là người nhưng ngoài đôi tay còn thêm đôi cánh,nửa dưới hoàn toàn là chim ở Long Đọi, người chim đánh chũm choẹ, còn ở PhậtTích có người chim đánh trống cơm, có người chim gẩy đàn nguyệt Là nhân vậtthần thoại song từng phần lại rất thực, hoạt động nghệ thuật sôi nổi, nét mặt tậptrung vào âm thanh cảu những nhạc cụ đang biểu diễn, đôi canh cũng như vỗ theo
và những túm lông đuôi uốn lượn bay lên mềm mại Có thể xem đây là những nhạccông thiên thần
d Tượng thú
Nếu ở bệ tượng Phật thường có tượng sư tử đội toà sen mà dân gian gọi là "ông Sấm", thì ở thềm tầng bậc thứ 2 cảu chùa Phật Tích có 5 cặp tượng thú dànthành một hành ngang hai bên cửa đối nhau ông Sấm ở chùa Bà Tấm chỉ có phầnđầu, hai con đội chung một toà sen, ở thế nằm cao 1m, rộng 1m36, còn ở chùaHương Lãng (Hưng Yên) chỉ có một con chạm cả phần đuôi, dài 2m30 còn phầnđầu như ở chùa Bà Tấm Hình dáng là con sư tử phủ phục đội toà sen, trán có chữVương là chúa rừng xanh Ngoài những lông xù cuộn xoáy, dọc chân và quanhmép còn có hang hoa văn dấu hỏi tựa nhau, quang miệng có những bông hoa nhiều
Trang 18cánh, phần đuôi được trang trí rất kỹ, có lẽ do sư tử gầm như tiếng sấm, lại cũng doước vọng cần mưa nên địa phương gọi là " ôngSấm"
2.2 Chạm khắc trang trí
Trong điêu khắc Lý đặc biệt phải kể đến mảng chạm nổi trên đá với sự tinhkhéo như chạm vàng, bạc ở đây nổi lên một số đề tài là rồng, nhạc công, vũ nữ vàhoa lá
a Hình rồng rắn
Có một số con rồng rất lớn, thân đuôi ra dài vài mét ( như ở cột đá chùaDạm, đế bia chùa Long Đọi và chùa Chương Sơn, trong ao rồng cảu Phật Tích),song phần lớn là những con rồng nhỏ dài mười phân nằm trong một số đồ án gọnxinh theo các hình tròn, thoi, chữ nhật, lá đề, nửa lá đề nhưng luôn thống nhất vềcấu tạo : đầu to với bờm tóc mượt bay, răng nanh cuộn xoắn với môi trên lại cóthêm đường viền thành chiếc mào phập phồng như ngọn lửa, mũi như đoạn vòi codãn, lông mày cuộn vòng lên cả hai đầu và cạnh đó là hình trang trí chứ S khôngbao giờ thiếu vắng, là dấu hiệu về nguồn nước
Thân rồng tròn trịa, dài nhỏ, uốn thắt túi thoăn thoắt như chiếc lò xo ẩn tàng sứcbật mạnh, cứ thế thu nhỏ về đuôi, nếu không để ý đến chân thì không phân biệtđược thân với đuôi, dọc lưng có đường vây nhưng vảy cá và dưới bụng là dãy nếpgấp như bụng rắn để dễ di chuyển Rồng có 2 chân trước mọc lệch chố và2 chânsau mọc cùng chố, chân sau cũng dài hơn hẳn, chân nào cũng như múa rất dẻo, mỗichân có ba ngón với móng cong nhịn sắc như của chim Một số người quên gọi làrồng giun, nhưng ngay ở đương thời người xưa đã nhiều lần gọi là long xà tức là
rồng rắn, lấy con rắn làm cơ bản rồi thêm vào một số hoạ tiết khác, làm cho convật thần thoại mà thân thuộc như con vật thực Nền rồng là mây trời nhưng cũng có
Rồng thời Lý