Thời Lý Thời Trần – Hồ
Kiến trúc
Phật giáo phát triển mạnh trở thành Quốc giáo, chùa tháp được xây dựng nhiều.
Chùa được xây dựng nhiều, nơi đâu có cảnh đẹp nơi đó có chùa tháp, chùa được xây dựng ở chân núi, trải dài theo các cấp bậc và cao dần.
Chùa được xây dựng chủ yếu theo ven sông, bố cục mặt bằng thay đổi, không có công trình tráng lệ. Chùa được xây dựng theo hình chữ công ( 工).
Lấy tháp làm trung tâm. Không lấy tháp làm trung tâm, tháp bằng đất nung.
Có ảnh hưởng nghệ thuật điêu khắc Champa
Điêu khắc
các khúc trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn.
Rồng thân tròn lẳn, khá dài và không có vẩy, uốn khúc mềm mại và thon dài từ đầu đến chân, rất nhẹ nhàng và thanh thoát.
Con rồng thời này mang hình dạng con rắn, có móng giống loài chim.
Rồng thân có vảy, xuất hiện chi tiết cặp sừng và đôi tay, tai rồng dạng thú.
Thân rồng thường mập chắc, tư thế vươn về phía trước. Cách thể hiện Rồng không chịu những quy định khắt khe như thời Lý.
Nếu như mỹ thuật Lý chủ yếu được làm từ đá để tạo nên sự trang nghiêm tĩnh tại.
Chủ yếu sử dụng chất liệu đất nung, về căn bản là khoe mạnh phóng khoáng, mảng khối mập hơn, đường nét bè hơn, độ uốn cong giảm, không chú trọng tới tỉa tuốt.
Gốm, sứ
Đồ gốm thời Lý – Trần phát triển mạnh, nhiều ở số lượng và quý ở chất lượng. Thịnh hành hai loại gốm chính, là:
Gốm trang trí kiến trúc, thường là đất nung để mộc, hoặc phủ một lớp men có giá trị độc đáo.
Gốm gia dụng, thì đủ thể loại. Nàobát đĩa,ấm,âu,chén, vại, chum, vò…
Gốm thời Lý trong Hoàng thành Thăng Long là nhóm đồ gốm men xanh lục (vert glazed). Đây là dòng gốm có màu men quyến rũ, hoa văn trang trí đẹp với các đề tài hoa lá, trong đó có những đồ tinh xảo trang trí hình rồng.Gốm men ngọc thời Lý rất tinh tế, xương đất được lọc kỹ, dày và chắc.
Kỹ thuật tạo chân đế của gốm thời Trần thường không được làm kỹ như gốm thời Lý. Về hoa văn trang trí cũng vậy, mặc dù có cách bố cục hoa văn như thời Lý, nhưng về chi tiết gốm thời Trần không tinh xảo và cầu kỳ như gốm thời Lý.
Do được tạo nổi và đan xen là các lỗ tròn trổ thủng, nên men dồn đọng không đều và tạo nên những mảng màu đậm nhạt khác nhau trông rất sinh động.
Đối với gốm men độc sắc, bên cạnh loại gốm trang trí hoa văn khắc chìm, thời Trần còn phổ biến loại gốm có hoa văn in khuôn trong. Lớp men gốm dày phủ kín xương gốm,mịn,bóng, sờ có cảm giác mát tay. Xương gốm và lớp men bám vào nhau rất chắc.Men trong suốt, sâu thẳm,mịn,lấp lánh ánh sáng. Gốm men ngọc xanh có điểm thêm các sắc vàng chanh, vàng xám nhạt, vàng rơm. Gốm thời kỳ này có rất nhiều loại, gồm các dòng gốm: men trắng, men ngọc, men xanh lục, men nâu, hoa nâu và hoa lam.
Câu 9: Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong phong cách sáng tạo mỹ thuật hời Trần-Hồ?
-Nghệ thuật điêu khắc thời Trần là sự nối tiếp thời Lý nhưng cách tạo hình hiện thực khoáng đạt, khỏe khoắn hơn. Yếu tố tạo nên nét đặc trưng đó là sự giao lưu văn hóa rộng rãi, tinh thần thượng võ được phát huy mạnh mẽ qua các cuộc chiến.
-Ý thức dân tộc ngày càng cao, đất nước đối mặt với ngoại xâm, chính quyền xây dựng có hệ thống từ trung ương tới địa phương nên hình tượng rồng thời Trần cơ bản vẫn giữ được nhiều nét kế thừa của thời Lý, song trong cách thể hiện lại có sự thay đổi, các khúc không còn đều đặn thoăn thoắt mà khúc doãng, khúc mau tạo sự sống động và hiện thực cho rồng thời Trần. Những nét mềm mại trong rông thời Lý đã bớt đi nhiều thay vào đó mang phong cách khỏe khoắn, mập mạp, chi tiết rõ ràng, khúc chiết.
-Phật giáo vẫn phát triển mạnh, Nho giáo cũng phát triển, chú trọng việc đào tạo nhân tài, Chùa tháp vẫn được xây dựng nhưng quy mô không lớn như thời Lý, không lấy tháp làm trung tâm, tháp bằng đất nung.