0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nhóm giải pháp về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC TRONG TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC TÀY TỈNH BẮC CẠN HIỆN NAY (Trang 88 -88 )

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Nhóm giải pháp về kinh tế xã hội

Bảo tồn và phát huy những giá trị của tín ngưỡng của người Tày ở Bắc Kạn là việc làm cần thiết hiện nay. Vấn đề đặt ra là cần phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của tín ngưỡng, vừa giữ gìn được những yếu tố truyền thống và vừa phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Đây cũng là vấn đề cơ bản mà các cấp chính quyền địa phương rất quan tâm trong quá trình quản lý, bảo tồn những giá trị tín ngưỡng của dân tộc Tày ở Bắc Kạn.

Ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay, các cấp các ngành đã và đang thực hiện đúng theo quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về tự do tín ngưỡng tôn giáo. Công tác tôn giáo, tuyên truyền của tỉnh được quan tâm, chú trọng. Chính quyền địa phương luôn tôn trọng các nghi thức cổ truyền của các dân

85

tộc trong tỉnh nói chung và của dân tộc Tày nói riêng. Hiện nay các thầy cúng được tự do hành nghề, người dân được tự do sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo.

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Việc bảo tồn và phát huy những giá trị tích cực trong tín ngưỡng của người Tày ở Bắc Kạn cũng phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cần nâng cao đời sống của người dân tộc Tày bằng cách đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội. Chú trọng công tác xóa đói giảm nghèo ở các vùng sâu vùng xa trong tỉnh nơi có đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng bào Tày sinh sống.

Những năm gần đây việc phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nhiều chính sách, chương trình đã được thực hiện nhằm tăng cường phát triển kinh tế ở các địa phương này như: Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; Chương trình 135 giai đoạn II; Quyết định 32/QĐ-TTg về chính sách cho vay vốn và phát triển sản xuất…và một số chương trình, dự án khác.

Thực hiện những chính sách trên, tỉnh Bắc Kạn đã xác định đặt sự phát triển của tỉnh Bắc Kạn trong chiến lược phát triển chung của cả nước và Vùng trung du và miền núi Bắc bộ. Xây dựng Bắc Kạn thành một địa bàn kinh tế mở, thông thương với các tỉnh. Mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế…, đồng thời chủ động hội nhập quốc tế, dựa vào hội nhập để phát triển. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá xã hội, đảm bảo cho mọi người dân có cơ hội tham gia vào công việc chung và hưởng thụ các thành quả của sự phát triển, giảm khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng trong tỉnh. Ưu tiên tạo việc làm, đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, trong đó đặc

86

biệt chú ý đến các vùng đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều đối tượng chính sách, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hoá và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phát huy các giá trị văn hoá lịch sử của tỉnh. Cần có những chính sách đẩy mạnh các phong trào thi đua xóa đói giảm nghèo trong đồng bào Tày ở những xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh nhằm nâng cao đời sống của đồng bào và xóa đói giảm nghèo vững chắc.

Công tác xóa đói giảm nghèo cần chú trọng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong đó, cần xây dựng cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng từng vùng để phát huy thế mạnh kinh tế của mỗi địa bàn trong tỉnh. Về sản xuất lâm nghiệp cần đẩy mạnh giao đất giao rừng, thực hiện trồng vào chăm sóc rừng phòng hộ thay cho việc phá rừng làm nương rẫy. Khuyến khích người dân làm kinh tế và bảo vệ rừng. Đồng thời có những chính sách ưu đãi như: hỗ trợ giống cây trồng, cho vay vốn để sản xuất, trợ giá trong việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm…

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là du lịch và thương mại. Trong đó ngành nông nghiệp được phát triển với mũi nhọn là ngành chăn nuôi được hình thành trên một nền nông nghiệp sạch, công nghệ tiên tiến và áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học, ngành công nghiệp phát triển nhanh trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp chế biến, ngành dịch vụ phát triển với tỷ trọng giá trị gia tăng cao. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo bước chuyển biến về chất trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn. Nâng cao trình độ công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và chế biến nông lâm sản.

Xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng đầu tư trực tiếp cho hộ dân tập trung giải quyết những vấn đề như xóa nhà tạm, giải quyết nước sinh hoạt, khai hoang

87

phục hóa, tăng quỹ đất để sản xuất giúp cho đồng bào Tày sản xuất lương thực đủ ăn, ổn định cuộc sống, định canh định cư.

Xây dựng kết cấu hạ tầng cũng cần chú trọng các vấn đề như: giao thông, nước sạch, điện thắp sáng. Cần phát triển đồng bộ hệ thống giao thông của Bắc Kạn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Giao thông là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội của tỉnh. Một số làng bản cách xa trung tâm hiện nay giao thông đi lại vẫn khó khăn. Trong những năm gần đây, vấn đề phát triển hệ thống giao thông đã được tỉnh quan tâm, hầu hết các xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Tuy nhiên, đường đến thôn bản đi lại vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, cần mở đường giao thông đến tận thôn bản để người dân thuận tiện trong việc đi lại, trao đổi hàng hóa, và được hưởng đầy đủ các dịch vụ y tế, giáo dục. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần khắc phục những tiêu cực còn tồn tại trong tín ngưỡng của đồng bào Tày. Đó là sự sùng bái tín ngưỡng và dẫn tới mê tín dị đoan, tin tưởng tuyệt đối vào việc chữa bệnh bằng cúng bái. Hiện tượng còn tồn tại ở một số làng bản vùng sâu, vùng xa là khi bị đau ốm, bệnh tật người ta không đi tới các cơ sở y tế chữa bệnh mà trông chờ vào khả năng chữa bệnh của thầy cúng. Ngoài nguyên nhân trình độ dân trí thấp, tư tưởng bảo thủ, lạc hậu thì còn có nguyên nhân về điều kiện giao thông đi lại khó khăn người dân không có điều kiện tiếp xúc với những dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe…

Về nguồn điện ở Bắc Kạn hiện nay 100% số huyện đã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dân có lưới điện quốc gia là 91,1% tỉnh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 đạt 100% số hộ của tỉnh được sử dụng điện lưới quốc gia; các đường dây trung, cao thế trên địa bàn tỉnh về cơ bản đủ điều kiện cung cấp điện cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và phục vụ sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh. Việc phủ lưới điện tới các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng giúp cho đồng bào tiếp xúc với nhiều kênh thông tin văn hóa, xã

88

hội, giáo dục, hiểu chính sách và đường lối của Đảng và Nhà nước. Từ đó góp phần giúp nâng cao trình độ dân trí, nhận thức cho đồng bào và giúp họ dần từ bỏ những hủ tục lạc hậu trong đời sống, và những mê tín dị đoan trong tín ngưỡng.

Cần chú trọng xây dựng hệ thống y tế từng bước hoàn chỉnh, hiện đại và phát triển; nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ y tế và có điều kiện tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ trung bình và phát triển giống nòi. Cần mở rộng mạng lưới y tế cơ sở cả về số lượng và chất lượng. Mỗi xã cần có ít nhất một bác sĩ và phải có chế độ thỏa đáng cho bác sĩ ở vùng sâu vùng xa. Các trạm xá trung tâm cụm xã nên đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố, đủ trang thiết bị để cấp cứu ban đầu cho các bệnh hiểm nghèo. Tăng cường công tác giáo dục sức khỏe cộng đồng, vệ sinh phòng bệnh cho đồng bào bằng nhiều hình thức phong phú. Thực hiện tốt chế độ khám miễn phí cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Tày. Như vậy mới có thể xóa bỏ được các thủ tục lạc hậu cúng bái để chữa bệnh.

Một phần của tài liệu PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC TRONG TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC TÀY TỈNH BẮC CẠN HIỆN NAY (Trang 88 -88 )

×