7. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Những giá trị tích cực trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc
tộc Tày ở Bắc Kạn
Tín ngưỡng của người Tày ở Bắc Kạn chứa đựng những giá trị tích cực và là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, mang đậm bản sắc dân tộc của dân tộc Tày tại Bắc Kạn.
Tác giả Ngô Đức Thịnh khi nghiên cứu về vai trò của tín ngưỡng đã cho rằng: tín ngưỡng chính là môi trường nảy sinh, tích hợp và bảo tồn các sinh
58
hoạt văn hóa, nghệ thuật dân gian. Tín ngưỡng là nơi sản sinh và tích hợp các giá trị văn hóa. Tín ngưỡng không chỉ gồm các tín điều, nghi lễ thuần túy và còn biểu đạt và truyền tải các biểu tượng, ý niệm tín ngưỡng ấy. Tín ngưỡng biểu đạt thông qua các huyền thoại, truyền thuyết, thần tích, các hình thức giáo lý…để mô tả nguồn gốc, đời sống của các thần linh. Để truyền tải những nội dung đó, tín ngưỡng không chỉ sử dụng ngôn ngữ bình thường mà còn sử dụng ngôn từ nghệ thuật. Do vậy, tín ngưỡng đã sản sinh và tích hợp các hình thức nghệ thuật như ca hát, nhảy múa…Các nghi lễ tín ngưỡng đều có các hình thức âm nhạc, các làn điệu dân ca.
Theo tác giả, tín ngưỡng còn là môi trường bảo tồn các giá trị văn hóa, nghệ thuật. Điều này thể hiện trong các sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật trong các lễ hội không còn mang tính thông thường mà mang tính phong tục, nghi lễ, nhiều phong tục cổ xưa đã được lưu giữ trong lễ hội [61; 20]
Tín ngưỡng truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn cũng chứa đựng trong bản thân nó tất cả những giá trị trên. Đó là những giá trị đã hình thành lâu dài cùng với quá trình hình thành tín ngưỡng và phát triển của tộc người này. Những giá trị quý giá đó cần phải được bảo tồn và phát huy trong giai đoạn hiện nay.
Thứ nhất, tín ngưỡng của người Tày là nơi lưu giữ các hình thức văn hóa nghệ thuật cổ truyền của dân tộc.
Bản thân tín ngưỡng, tôn giáo cũng là một hình thái văn hóa dựa trên quan niệm về sự tồn tại của một thế giới siêu nhiên đối lập và quan hệ chặt chẽ với thế giới trần tục thông qua các hình thức thông quan của con người và thế giới thần linh. Các hình thức tín ngưỡng tôn giáo luôn sản sinh và tích hợp các hình thức văn hóa nào đó, như các huyền thoại, thần tích, các bài cúng, lời cầu thần, các hình thức diễn xướng thông qua âm nhạc, múa, các hình thức trang trí, tranh thờ và tượng thờ, các hình thức ứng xử và nghi lễ của con
59
người trước thần linh, các quan niệm chuẩn mực về cái đẹp, cái thiện, các xấu, cái ác…Tất cả những điều đó đã tạo nên văn hóa tín ngưỡng tôn giáo [59; 455-456].
PGS.TS Nguyễn Thụy Loan khi nghiên cứu các hệ thống tín ngưỡng ở Việt Nam đã khái quát: tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những môi trường quan trọng cho sự sáng tạo và nảy sinh âm nhạc [33;65]. Sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày cũng là nơi lưu trữ các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của dân tộc. Hiện nay, các hình thức diễn xướng, các hình thức hát giao duyên, sli, lượn… đang đứng trước nguy cơ mai một dần thì tín ngưỡng chính là môi trường thích hợp để bảo tồn các hình thức nghệ thuật cổ truyền của dân tộc Tày. Sinh hoạt tín ngưỡng là không gian để bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Tày. Chính vì vậy, việc phát triển các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng trong nhân dân một cách lành mạnh, bài trừ những yếu tổ mê tín dị đoan cũng là một trong những cách bảo tồn các giá trị này.
Trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày thì các thầy cúng không chỉ đóng vai trò là người bảo trợ đời sống tâm linh cho dân bản mà còn là người diễn xướng, trình diễn các loại hình nghệ thuật của dân tộc thông qua quá trình hành lễ của họ. Trong khi hành lễ người Thầy cúng phải là người nghệ sỹ dân gian hội tụ đầy đủ các yếu tố như: nghệ thuật biểu diễn hát, múa, diễn xướng, nghệ thuật ngữ văn dân gian, văn tự cổ, nghệ thuật tạo hình, cắt giấy…Trong các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày luôn có sự xuất hiện của các loại hình ca múa nhạc và diễn xướng. Như vậy, trong tín ngưỡng đã chứa đựng những giá trị của nghệ thuật dân gian của người Tày.
Theo tác giả Hà Đình Thành thì có thể phân chia âm nhạc dân gian Tày – Nùng thành hai loại: âm nhạc mang tính chất đời thường và âm nhạc mang tính chất tín ngưỡng. Âm nhạc mang tính chất tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng về số lượng và chất lượng, âm nhạc đời thường có khi cũng có nguồn
60
gốc từ âm nhạc mang tính chất tín ngưỡng. Âm nhạc mang tính chất tín ngưỡng bao gồm: hát cúng và hát tang. Trong khi hát có sự tham gia của các loại nhạc cụ như: đàn tính, sáo, trống, thanh la, chuông, nhạc xóc, chũm chọe…Hát cúng là hát của các thầy Then, Mo, Pụt khi hành lễ còn hát tang chủ yếu liên quan đến thầy Tào và hát khóc ma (hảy phi) của nữ tang chủ [58; 458-459].
Mỗi ngành cúng của người Tày có những đặc trưng riêng, do vậy cách diễn xướng và hát nghi lễ ở mỗi ngành cũng có điểm khác biệt. Trong ngành cúng Then, Pụt lời hát mang đậm tính dân gian và quen thuộc với người dân hơn so với ngành cúng Tào. Hát Then chính là hát thờ, hát nghi lễ, bao gồm nhiều làn điệu khác nhau, phù hợp với từng tình tiết và trạng thái của nghi lễ. Để hình thành nên các làn điệu hát Then thì âm nhạc và làn điệu hát Then đã lấy chất liệu từ các hình thức dân ca khác nhau như: hát ru, phong slư, lượn cọi, lượn Then…Do đó những làn điệu hát Then đã trở nên quen thuộc và gắn bó với người Tày. Dựa trên giai điệu của những bài hát Then người ta còn sáng tác ra những bài hát thuộc âm nhạc đời thường.
Hát và múa tín ngưỡng của người Tày chỉ có thể thực hiện trong môi trường diễn xướng, thực hiện nghi lễ trước các thần linh. Các nghệ nhân, các thầy cúng chỉ có thể hát và múa sau khi làm thủ tục trình báo trước thần linh. Ngay cả khi các nghệ nhân được mời đi biểu diễn ở các liên hoan hát múa dân gian thì thông thường họ cũng phải thắp hương làm lễ xin phép các vị thần linh rồi mới đi biểu diễn. Múa của Then, Pụt gọi là múa shaman tức là thần múa, múa theo bản năng. Người Tày cho rằng các thầy cúng không cần phải học cũng có thể múa. Múa diễn xướng bao gồm nhiều hình thức như: múa Suôi suông (múa chèo thuyền), múa chầu, múa vui chơi với thần linh…
Cùng với hát, múa khi hành nghề các thầy cúng còn sử dụng các đạo cụ như: đàn tính, sáo, trống, thanh la, chuông, nhạc xóc, chũm chọe…Mỗi ngành
61
cúng lại chuyên sử dụng những nhạc cụ khác nhau. Thầy Tào thường sử dụng nhiều dụng cụ khi hành lễ như: trống, chiêng, não bạt, thanh la, chuông, tù và để phụ họa cho lời hát và đệm cho động tác múa của mình. Những đạo cụ này được coi là những vật thiêng của thầy cúng khi tiến hành các nghi lễ tín ngưỡng. Do đặc trưng của mỗi ngành cúng nên các thầy cúng sẽ có những đồ nghề riêng của mình. Thầy Pụt thì chủ yếu sử dụng nhạc xóc. Thầy Then chủ yếu sử dụng cây đàn tính. Các dụng cụ âm nhạc không chỉ đóng vai trò phụ họa, đệm cho lời hát, điệu múa của các thầy mà còn là tượng trưng cho binh mã của các thầy cúng.
Như vậy, nghi lễ tín ngưỡng của người Tày do các thầy cúng tiến hành có thể xem như là những màn trình diễn tâm linh đặc biệt. Trong màn trình diễn này người thầy cúng đóng vai trò quan trọng vừa là người đạo diễn, vừa là người diễn xướng. Quá trình hành lễ của thầy cúng là quá trình mô tả con đường thầy cùng âm binh đi qua các cửa để dâng lễ lên mường trời hay là hành trình đi vào cõi âm của các thầy. Các điệu hát, động tác múa được các thầy diễn miêu tả quá trình này. Do đó các nghi lễ tín ngưỡng của người Tày do các thầy cúng tiến hành chính là không gian bảo tồn nghệ thuật biểu diễn của dân tộc bao gồm ca múa nhạc, sân khấu và trò diễn.
Tín ngưỡng dân gian của người Tày còn là kho tàng lưu giữ ngữ văn dân gian của dân tộc này. Kho tàng này bao gồm những giá trị truyền miệng và những tư liệu đã được ghi chép thành sách. Do đặc điểm của ngành cúng Then, Mo, Pụt khi cúng không dùng tới sách nên khi hành lễ họ hát và diễn xướng. Lời hát của Then, Pụt, Mo đều được sáng tác theo thể loại thơ hoặc văn vần mà dựa trên đó các thầy cúng có thể hát, xướng hoặc tụng niệm. Lời Then, Pụt có nội dung phản ánh cuộc sống phong phú và các quan hệ cộng đồng của người Tày. Ngoài ra, lời Then, Pụt còn chứa đựng văn học dân gian của người Tày như: thần thoại về các thần linh về sự khai sinh vũ trụ, sự tích
62
về loài vật, các câu thành ngữ, tục ngữ giáo dục lối sống đạo đức con người… Hầu hết lời Then, Pụt đều lưu truyền theo phương thức truyền miệng. Do đó cần chú trọng công tác sưu tầm những làn điệu Then, những lời hát của các thầy Then, Mo, Pụt để giữ gìn tránh sự thất truyền, mai một của hình thức nghệ thuật này. Ngoài phương thức truyền miệng thì những nội dung trên còn được ghi chép thành sách gọi chung là sách của các thầy cúng. Sách chủ yếu được ghi chép bằng chữ Hán và chữ Nôm. Đây chính là tư liệu để nghiên cứu tín ngưỡng và văn học và ngôn ngữ của người Tày.
Trong các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng thì sách được coi là một trong những công cụ hành nghề của thầy Tào. Do đó, mỗi thầy Tào đều có một bộ sách bao gồm các sách về bí pháp, các khoa mục cúng của thầy Tào trong tang ma, cúng tiểu lễ, xem ngày…Các sách này được viết bằng chữ Hán. Ngoài những sách sử dụng để làm công cụ hành nghề thì thầy Tào còn có những sách khác dùng để làm tư liệu như: các sách về văn học dân gian của người Tày: lượn cọi, truyện thơ nôm, sách về phong tục tập quán truyền thống của dân tộc… Thầy Tào Hoàng Đạo Phúc ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn hiện nay có sáu quyển sách chính còn gọi là sách Tào. Đây được coi là công cụ hành nghề của thầy Tào mỗi khi đi làm lễ. Những quyển sách này là ghi chép về những lời cúng để thầy đọc khi làm lễ bao gồm: một quyển làm khoăn (cúng vía, hồn); một quyển làm chải (cúng kỳ yên, giải hạn); bốn quyển cúng tang ma. Ngoài ra trong nhà thầy còn có rất nhiều sách về văn học dân gian cũng như phong tục tập quán của người Tày. Những cuốn sách này chính là những tư liệu quý lưu giữ những giá trị ngữ văn và những giá trị truyền thống của người Tày.
Như vậy, tín ngưỡng của người Tày giữ vai trò là nơi lưu giữ các giá trị văn học, ngữ văn dân gian của dân tộc. Do đó vấn đề đặt ra hiện nay đối với
63
địa phương là cần sưu tầm, lưu giữ những văn bản truyền miệng và những văn tự này để góp phần bảo tồn những giá trị truyền thống của dân tộc.
Sinh hoạt tín ngưỡng còn là hình thức để bảo tồn nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật trang trí của người Tày. Trong các nghi lễ phải có không gian và môi trường diễn xướng, nghệ thuật tạo hình của họ đã tạo nên không gian diễn xướng đặc trưng của dân tộc mình. Đối với những nghi lễ cụ thể sẽ có những quy định riêng về lễ vật đi kèm. Hầu hết đồ mã của người Tày đều được làm thủ công. Thông thường công việc chuẩn bị đồ mã là do các thầy cúng hoặc gia chủ tự tay làm cũng có thể nhờ một số nghệ nhân người thông thạo việc làm đồ mã thực hiện. Lễ vật và đồ trang trí trong nghi lễ của các thầy cúng người Tày có sự liên quan tới nội dung của nghi lễ, thể hiện quan niệm thế giới tâm linh của người Tày.
Thứ hai, tín ngưỡng của người Tày có giá trị giữ gìn, bảo lưu các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.
Sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày chính là nơi tích tụ những bản sắc truyền thống và bảo lưu những giá trị phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Người Tày thường có cuộc sống bình dị, cố kết cộng đồng làng bản, đời sống tình cảm của họ không thể hiện một cách phô trương ồn ào mà mộc mạc và thấm đượm. Đối với họ tình cảm gia đình luôn được coi trọng. Trong tín ngưỡng của mình họ cũng thể hiện truyền thống giáo dục gia đình và tình cảm gia đình.
Trước tiên là sự kính già yêu trẻ trong truyền thống của người Tày. Điều này cũng ảnh hưởng tới sinh hoạt tín ngưỡng của họ. Chúng ta có thể thấy rằng, truyền thống yêu thương, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhỏ được thể hiện thông qua các nghi lễ liên quan đến đứa trẻ từ khi còn trong bụng mẹ tới khi trưởng thành. Trong hầu hết các gia đình người Tày đều có sự thờ cúng Mẻ Bioc người ban phát và bảo trợ cho một đứa trẻ ra đời. Bàn thờ Mẻ Bioc này
64
được lập từ khi có một đứa trẻ trong gia đình được sinh ra và gắn liền với đứa trẻ cho tới khi trưởng thành. Khi trẻ nhỏ được đầy tháng tuổi họ sẽ tổ chức ghi lễ đầy tháng cho đứa bé. Nghi lễ này được diễn ra với sự hành lễ của các thầy cúng. Ngoài ý nghĩa là một sinh hoạt tín ngưỡng thì nghi lễ đầy tháng trẻ em mang ý nghĩa sâu sắc đó là thể hiện sự yêu thương, chăm sóc, giáo dục trẻ nhỏ của người Tày. Nghi lễ cũng thể hiện mơ ước, kỳ vọng của gia đình về một tương lai tốt đẹp cho đứa trẻ. Như vậy, việc chăm lo cho trẻ nhỏ với những tập tục, nghi lễ thờ cúng, các quan niệm về nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhỏ là những phong tục tập quán tốt đẹp của người Tày được lưu truyền cho tới ngày nay.
Thông qua tín ngưỡng của mình, người Tày còn thể hiện truyền thống coi trọng chữ hiếu. Truyền thống đó được biểu hiện qua các nghi lễ như: lễ chúc thọ, lễ kỳ yên giải hạn của ông bà cha mẹ…những nghi lễ tín ngưỡng này vừa mang ý nghĩa tâm linh đồng thời thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của con cháu trong gia đình đối với người già. Trong những dịp lễ này con cháu xum vầy chúc thọ ông bà, cầu phúc cho ông bà…đây chính là liệu pháp tâm lý mà thông quá đó người già được động viên, khích lệ, tăng cường sức khỏe, vui sống cùng con cháu trong gia đình. Như vậy, nghi lễ mừng thọ đã góp phần bảo lưu giá trị truyền thống biết ơn và kính trọng người già, đây cũng là nét đẹp trong văn hóa giáo dục của người Tày.
Ngoài ra những nghi lễ thực hiện trong đám tang cũng thể hiện sự biết ơn, báo hiếu của con cháu trong gia đình đối với ông bà, cha mẹ. Những bước thực hiện, những nghi lễ được tiến hành trong đám tang thể hiện sự tiếc thương của con cháu tiễn đưa ông bà về với cõi trời. Ngày nay nghi lễ này vẫn được người Tày tuân thủ và thực hiện theo. Như vậy, tín ngưỡng của đồng bào Tày có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ những phong tục tập quán tốt
65
đẹp đã có từ lâu đời của họ như tình cảm gia đình: yêu thương con trẻ, báo hiếu ông bà cha mẹ…
Thứ ba, tín ngưỡng truyền thống là nơi cố kết tình cảm cộng đồng.
Những sinh hoạt tín ngưỡng không những củng cố tình cảm trong gia đình mà còn là dịp cố kết cộng đồng, làng bản. Thông qua sinh hoạt tín