Những thành tựu cơ bản trong việc phát huy những giá trị tích cực

Một phần của tài liệu Phát huy những giá trị tích cực trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Tày tỉnh Bắc Cạn hiện nay (Trang 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Những thành tựu cơ bản trong việc phát huy những giá trị tích cực

cực của tín ngưỡng truyền thống dân tộc Tày ở Bắc Kạn hiện nay

Khi nghiên cứu về tình hình sưu tầm, nghiên cứu về tín ngưỡng Then, Mo, Pụt, Tào của người Tày ở Việt Nam tác giả Hà Đình Thành đã tổng kết:

66

Đây là những hình thức tín ngưỡng xuất hiện và tồn tại lâu dài cùng lịch sử của các tộc người Tày. Các hình thức tín ngưỡng này biến đổi không ngừng và có những bước phát triển thăng trầm. Đã từng có một thời Then, Mo, Pụt, Tào bị đả kích và lên án mạnh mẽ từ nhiều phía. Có thể phân chia sự phát triển của các hình thức tín ngưỡng trên từ đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay thành ba thời kỳ như sau:

- Từ đầu thập kỷ 70 đến cuối những năm 80 thế kỷ XX là “thời kỳ đóng băng”.

- Từ những năm 80 đến đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX là “thời kỳ nóng dần trở lại”.

- Từ giữa thập kỷ 90 thế kỷ XX đến nay là “thời kỳ hồi phục” [56; 37] Thời kỳ trước đổi mới, tín ngưỡng của người Tày ở Bắc Kạn nói riêng cũng đã có giai đoạn rơi vào tình trạng khủng hoảng do những quan điểm cực đoan của các cấp chính quyền địa phương. Thời kỳ này người ta cho rằng Then, Pụt, Mo, Tào là những hình thức cúng bái lạc hậu, mê tín dị đoan do đó đã có chủ trương cấm đoán và bài trừ các hình thức cúng bái này. Trong thời điểm đó, các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, các nghi lễ tín ngưỡng hầu như không được tổ chức công khai. Thực trạng đó đã dẫn tới sự vắng bóng của các sinh hoạt tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của người Tày. Các nghi lễ tín ngưỡng của người dân không được tổ chức công khai. Một số trường hợp tiến hành các nghi lễ và sinh hoạt tín ngưỡng thì phải lén lút tổ chức do bị cấm. Trong khoảng thời gian này lực lượng thầy cúng bị giảm đi đáng kể do các thầy cúng không thể tự do hành nghề và bị cấm đoán nên họ cũng không truyền nghề cho con cháu. Ở một số nơi các thầy cúng còn rơi vào sự mặc cảm nghề nghiệp, bị tách rời khỏi cộng đồng. Điều đó đã làm cho số lượng thầy cúng lành nghề trong khoảng thời gian này ít đi, một số hình thức sinh hoạt tín ngưỡng cũng bị mai một.

67

Theo số liệu điều tra năm 1975 mục đích nghiên cứu, sưu tầm Then trên địa bàn Việt Bắc trong đó có tỉnh Bắc Kạn đã đưa ra số liệu về tình hình các nghệ nhân Then, Mo, Pụt, Tào trong hai huyện Chợ Đồn và Bạch Thông như sau: huyện Chợ Đồn có 13 thầy Then, 83 thầy Pụt, 41 thầy Tào; huyện Bạch Thông có 14 thầy Then, 37 thầy Pụt, và 73 thầy Tào [56; 37].

Thông qua kết quả của cuộc khảo sát trên đã phản ánh một cách khách quan sự tồn tại của tín ngưỡng Then, Mo, Pụt, Tào trong đời sống tâm linh của người Tày. Đây là những hình thức tín ngưỡng thể hiện nhu cầu liên hệ với thế giới bên kia và thế giới thần linh của con người. Trong những dịp thông thường thì người dân có thể tự thực hành cúng bái nhưng những trường hợp đặc biệt như: làm ma, chữa bệnh, giải hạn, mừng thọ…thì cần phải có các thầy cúng Then, Mo, Pụt, Tào để thực hiện các nghi lễ cúng tế.

Tuy nhiên dưới sự tác động của những cách đối xử với một số tôn giáo tín ngưỡng trong thời kỳ này đã dẫn tới sự mất đi của một số yếu tố trong tín ngưỡng của người Tày.

Mặt khác, trong bản thân các tín ngưỡng vẫn còn chứa những yếu tố nguyên thủy mang tính chất mê tín, cuồng tín, lạc hậu. Những yếu tố tiêu cực này đã ảnh hưởng đến các tín ngưỡng và đời sống của người Tày. Như vậy, vấn đề đặt ra là cần nhận thức rõ và có những biện pháp, chính sách thích hợp vừa đảm bảo tự do tín ngưỡng cho đồng bào vừa loại trừ, đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực.

Từ khi đổi mới đến nay, với chính sách cởi mở của Nhà nước về vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã tác động không nhỏ tới sinh hoạt tín ngưỡng ở các địa phương. Các cấp chính quyền địa phương đã thực hiện theo quan điểm Đảng và chính sách của Nhà nước về vấn đề tôn giáo đó là:

Coi tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng Chủ

68

nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo một tôn giáo nào…Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín, dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.

Như vậy, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ đổi mới đã có những ảnh hưởng tới việc chỉ đạo công tác tôn giáo tín ngưỡng ở các địa phương trong đó có tỉnh Bắc Kạn. Đó là quan điểm tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân trong địa bàn tỉnh nói chung và tín ngưỡng của dân tộc Tày nói riêng. Các cấp chính quyền luôn giữ quan điểm chỉ đạo đối với hoạt động tín ngưỡng là không đả phá, không cấm đoán các sinh hoạt tín ngưỡng. Người dân được tự do thực hành các nghi lễ tín ngưỡng đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng cổ truyền của mình như: lễ cầu yên giải hạn, lễ mừng thọ, lễ đầy tháng…

Ở Bắc Kạn từ khi đổi mới đến nay đời sống tín ngưỡng của dân tộc Tày đã có sự phục hồi. Giờ đây, các sinh hoạt tín ngưỡng đã có thể diễn ra một cách công khai với đầy đủ các nghi lễ. Các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng đã diễn ra sôi nổi ở khắp các nơi trong tỉnh.

Ngày nay, trong cộng đồng người Tày ở Bắc Kạn xét về mặt tâm lý thì hầu hết mọi người dân đều ủng hộ các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng. Sự ủng hộ đối với tín ngưỡng của dân tộc có thể ở nhiều mức độ khác nhau nhưng nhìn chung nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của người dân ngày càng tăng. Việc

69

tổ chức các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đã trở thành nhu cầu và thói quen của người dân để giúp họ giải tỏa về mặt tâm lý.

Ngoài sự tác động của chính sách cởi mở đối với tín ngưỡng, tôn giáo thì nhu cầu của người dân cũng là một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại, phát triển của tín ngưỡng. Hầu hết đồng bào Tày ở Bắc Kạn đều có niềm tin vào các loại hình tín ngưỡng và có nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng. Ngày nay khi đời sống kinh tế của người dân đã được nâng cao hơn trước thì sinh hoạt tín ngưỡng còn trở thành nhu cầu cần thiết, thói quen không thể thiếu của người dân. Các sinh hoạt tín ngưỡng lúc này đã đáp ứng được những nhu cầu thực dụng của cuộc sống hiện đại. Các nghi lễ cầu cúng được coi như một phương thức giúp con người giải tỏa tâm lý, giúp họ giải quyết công việc về mặt tinh thần. Hiện nay khi trình độ dân trí của người Tày đã được nâng cao đã giúp loại bỏ những yếu tố sùng tín, mê tín dị đoan. Tuy nhiên cuộc sống hiện đại con người vẫn phải đối mặt với những tai nạn bất thường, những bất trắc…nên con người vẫn tìm đến tín ngưỡng như tìm đến một sự an ủi, giải tỏa về tâm linh.

Trong những năm gần đây, những giá trị và ý nghĩa của các sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày đã được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan hơn. Các giá trị văn hóa, nghệ thuật của các loại hình tín ngưỡng được tôn vinh và được khai thác vào phục vụ cho đời sống văn hóa tinh thần của người dân, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Xác định tầm quan trọng của công tác tôn giáo, tín ngưỡng nói chung và việc phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng truyền thống nói riêng, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã đưa ra những văn bản về công tác quản lý tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh như: Quyết định 2422/2007/QĐ-UBND về quản lý hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Quyết định số 1525/2013/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2013

70

của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn. Quy định này quy định việc quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan trong thực hiện quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Việc quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải đảm bảo nguyên tắc: thực hiện đúng quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của người có tín ngưỡng, tín đồ các tôn giáo. Giải quyết các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo phải đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính khách quan, công khai, chính xác kịp thời đấu tranh ngăn chặn việc lợi dụng tôn giáo để chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó có quy định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành có liên quan trong việc quản lí hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Trách nhiệm của các Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc quản lí các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Các cơ quan đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp tham gia công tác này.

Công tác phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng truyền thống ở Bắc Kạn đã được các cơ quan chức năng quan tâm. Nhiều dự án bảo tồn, đề tài được thực hiện với mục đích sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị của tín ngưỡng truyền thống như:

Dự án: “Bảo tồn Then cấp sắc của người Tày ở Bắc Kạn” do Sở Văn hóa thông tin Bắc Kạn thực hiện năm 2005.

Dự án: “Bảo tồn lễ cúng đầy tháng của các dân tộc Tày bản Pác Ngòi,

Nam Mẫu, Ba Bể, Bắc Kạn”, “Bảo tồn đầu tư và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Tày bản Pác Ngòi, Nam Mẫu, Ba Bể, Bắc Kạn”, năm 2007.

71

Đề tài “Bảo tồn giá trị truyền thống dân ca Tày tỉnh Bắc Kạn” năm 2010 – 2011 do Ủy ban nhân dân và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh cùng thực hiện.

Bắc Kạn là một trong những nơi nghệ thuật hát Then, đàn tính được bảo tồn và phát triển. Hàng năm tỉnh còn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ như các lễ hội hát Then, các liên hoan văn nghệ quần chúng trong đó có sự tham dự của các nghệ nhân Then, Mo. Hàng năm tỉnh Bắc Kạn tổ chức các liên hoan hát Then đàn tính trong địa bàn tỉnh và tham gia liên hoan hát Then đàn tính toàn quốc đạt giải cao..

Nói đến việc bảo tồn hát Then, đàn tính ở Bắc Kạn thì đầu tiên phải kể đến các nghệ nhân như ông Lưu Đình Bạo một nghệ nhân cao tuổi xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, người đang giữ một kho tàng Then cổ, gia đình ông đã 8 đời theo nghề hát. Hầu hết những bài Then phổ biến mà ông thường sử dụng chính là sản phẩm mà được truyền lại từ thế hệ đi trước cho thế hệ sau chủ yếu theo hình thức truyền miệng rất ít các làn điệu Then được ghi chép lại.

Các cán bộ ngành văn hoá ở tỉnh Bắc Kạn đều biết đến ông Ma Văn Vịnh ở thôn Phiêng Giường, xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, người có công gìn giữ nhiều bài Then Tày cổ. Hiện nay, kho tư liệu Then của ông đã có hơn 100 bài. Trong đó có những bài quý hiếm của lễ Lẩu Then (lễ cấp sắc của nhà Then). Ông đã sưu tầm được 36 kiểu hát Then, một số bài có thể hát theo nhiều kiểu. Ông đã lập ra câu lạc bộ Then bản Tinh thu hút được bà con dân bản và trẻ em đến để học đánh đàn tính và hát Then. Ông Vịnh còn là một nghệ nhân làm đàn, ông đã làm ra hơn 200 cây đàn trong gần hai năm gần đây.

Nhằm lữu giữ và phát huy nghệ thuật của hát Then, đàn Tính, Sở Văn hóa-thể thao và du lịch tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức mời các nghệ nhân hướng

72

dẫn, truyền dạy loại hình nghệ thuật này cho thế hệ trẻ. Các cấp, ngành và nhân dân Bắc Kạn tiếp tục duy trì nghệ thuật này không chỉ trên sân khấu mà còn diễn trong ngày lễ tết, tổ chức cầu an, cầu may, chúc thọ… Đồng thời, tỉnh còn gắn hát Then - đàn Tính với làm du lịch, vừa góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giúp đồng bào có công ăn việc làm cải thiện cuộc sống, vừa tăng thêm phần hấp dẫn đối với du khách khiđến với Bắc Kạn.

Trong những dịp đầu xuân năm mới, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương tổ chức các lễ hội, nghi lễ tín ngưỡng theo đúng quy định tín ngưỡng, tôn giáo của nhà nước. Trong những năm qua, các lễ hội của bà con chủ yếu thực hiện tổ chức nghi lễ tín ngưỡng thuần túy theo quy định của pháp luật. Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chưa có phát hiện nào về việc tổ chức các lễ hội có tác động xấu đến đời sống văn hoá và trật tự an toàn ở địa phương. Chính quyền các cấp đã tạo điều kiện cho đồng bào tổ chức các lễ hội theo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt nhằm khôi phục lại các loại hình sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng của dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức các lễ hội Lồng Tồng (lễ hội xuống đồng) ở các địa phương trong tỉnh. Đây là lễ hội mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng truyền thống của đồng bào dân tộc Tày. Lễ hội này được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống dân bản ấm no. Trong đó có phần lễ bao gồm các nghi thức cúng lễ, lễ cầu mùa, các nghi thức tạ các vị thần nông nghiệp đã bảo hộ cho mùa màng và sức khỏe, sự bình yên của dân làng. Phần nghi lễ này thường được tiến hành bởi các thầy cúng. Hiện nay, hàng năm vào ngày 19/2 (tức 10 Tháng Giêng) tỉnh Bắc Kạn tổ chức lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ hội xuống đồng lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn nói riêng và của vùng Việt Bắc nói chung được diễn ra tưng bừng tại cánh đồng Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và phát huy những giá trị của tín ngưỡng cộng đồng thông qua

73

lễ hội thì tỉnh Bắc Kạn còn tổ chức lễ hội này cho các huyện, xã khác trong tỉnh. Chính quyền địa phương đã phối hợp tiến hành việc khôi phục lại các lễ hội Lồng Tồng ở một số nơi vào dịp mùa xuân đầu năm mới như: Lễ hội Lồng Tồng ở Phủ Thông, Bạch Thông; Lễ hội Lồng Tồng ở Hà Vị, Bạch Thông, ở Bó Lù – Nam Mẫu – Ba Bể, ở Cao Kỳ - Chợ Mới…

Việc tổ chức và duy trì những lễ hội truyền thống trên đã tạo ra môi

Một phần của tài liệu Phát huy những giá trị tích cực trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Tày tỉnh Bắc Cạn hiện nay (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)