7. Kết cấu của luận văn
2.3.3. Nhóm giải pháp về công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng
Giá trị tích cực của tín ngưỡng của người Tày được thể hiện ở vai trò của tín ngưỡng truyền thống là nơi bảo lưu các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc trưng của dân tộc, giữ gìn những phong tục tập quán tốt đẹp của họ. Để phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Tày ở Bắc
91
Kạn cần có giải pháp về mặt cơ chế, chính sách quản lý của các cơ quan có chức năng để bảo tồn những giá trị này.
Các giá trị chứa đựng trong tín ngưỡng của người Tày như: lời ca, nhạc điệu, múa, trò diễn… chỉ có thể diễn ra trong không gian và môi trường sinh hoạt tín ngưỡng. Theo quy định, những diễn xướng của thầy cúng Tày chỉ được thực hiện ở trong môi trường diễn xướng thực hành nghi lễ. Do đó, để bảo tồn các giá trị của tín ngưỡng thì cần điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tín ngưỡng được diễn ra. Những năm gần đây, bên cạnh việc tôn trọng tự do tín ngưỡng và những sinh hoạt tín ngưỡng của người dân thì tỉnh Bắc Kạn cũng đã chú trọng khôi phục lại một số sinh hoạt cộng đồng có sự tham gia của các hoạt động tín ngưỡng như các lễ hội Lồng Tồng ở các địa phương được tổ chức đầu năm mới. Tuy nhiên, do sự tác động của cuộc sống hiện đại trong lễ hội này phần “lễ” đã bị lược bớt đi và thay vào đó là các hoạt động giải trí hiện đại. Vì vậy, cần chú ý khai thác các giá trị truyền thống, các giá trị tín ngưỡng kết hợp với các loại hình văn hóa thể thao hiện đại ở mức độ phù hợp.
Công tác quản lý các hoạt động tín ngưỡng của địa phương cần đứng trên quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo: tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân. Từ quan điểm đó mà các địa phương có sự quản lý theo pháp luật đối với sinh hoạt tín ngưỡng cụ thể ở địa phương mình. Trên cơ sở tôn trọng tự do tín ngưỡng và phong tục tập quán của người dân mà địa phương cần có những chính sách quản lý như: xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi tuyên truyền mê tín dị đoan, lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá chính quyền…Trong cộng đồng người Tày ở Bắc Kạn đa số có ý thức và tinh thần giác ngộ cao nên chưa có sự can thiệp nào về pháp luật đối với hoạt động tín ngưỡng.
92
Trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày, các thầy cúng có vai trò đặc biệt quan trọng. Đa số thầy cúng hành nghề theo tôn chỉ hành thiện, chữa bệnh tinh thần cho nhân dân, được nhân dân tôn trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số ít thầy cúng lợi dụng các sinh hoạt tín ngưỡng để mưu lợi riêng. Đây cũng là điểm cần chú ý trong công tác quản lý tín ngưỡng của địa phương, cần nghiêm cấm những hành vi lợi dụng tín ngưỡng để chuộc lợi riêng, làm ảnh hưởng xấu đến những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng truyền thống.
Hiện nay số lượng thầy cúng không nhiều, một số ngành cúng phức tạp đang đứng trước nguy cơ mất đi vì không có thầy cúng mới kế tục. Do vậy việc bảo tồn những giá trị của tín ngưỡng cũng cần chú trọng tới việc phát triển đội ngũ thầy cúng. Với đặc điểm riêng, thầy cúng người Tày còn đóng vai trò là các nghệ nhân dân gian với các loại hình nghệ thuật dân gian như: hát, múa, diễn xướng…Một số điệu loại hình nghệ thuật dân gian này chỉ được lưu truyền theo hình thức truyền miệng. Do đó để bảo tồn và phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng này trước tiên cần chú ý bảo tồn đội ngũ thầy cúng. Cần tạo điều kiện cho các đối tượng có nhu cầu làm nghề tiến hành các thủ tục vào nghề như lễ cấp sắc. Ngoài ra đứng dưới góc độ văn hóa, bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian, cần có những chính sách khen thưởng, tôn vinh các nghệ nhân có đóng góp trong việc lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Bên cạnh đó, địa phương cần có sự thống kê các loại hình cúng bái để đánh giá được tình hình và đặc điểm đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của người dân, từ đó đề ra kế hoạch bảo tồn và phát huy cho phù hợp.
Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng cần tiến hành công tác sưu tầm, nghiên cứu để giới thiệu, lưu giữ dưới dạng băng hình, băng tiếng, ấn phẩm…các loại hình văn hóa tín ngưỡng của
93
người Tày. Tín ngưỡng là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống như: nghệ thuật biểu diễn, các điệu hát truyền thống, các áng văn thơ cổ...nhưng hầu hết được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng do đó cần chú trọng công tác sưu tầm, nghiên cứu để lưu giữ, bảo tồn các giá trị trên tránh khỏi sử mai một theo thời gian. Khi tiến hành công tác này cần tránh cách làm hời hợt, không trân trọng, không khách quan với tín ngưỡng và thái độ coi tín ngưỡng truyền thống là lỗi thời, tàn dư, lạc hậu.
Trong các loại hình sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày thì Then là một hình thức mang nhiều nét đặc trưng truyền thống của dân tộc. Hiện nay, Then của người Tày đang được quan tâm bảo tồn và đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Do đó việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát triển Then đang là vấn đề của các địa phương có dân tộc Tày sinh sống quan tâm. Giải pháp bảo lưu ở đây là cần tiến hành sưu tầm những làn điệu hát Then cổ đang lưu truyền trong nhân dân, có chính sách ưu đãi đối với những nghệ nhân Then đã cao tuổi vì họ chính là những kho tư liệu sống về nghệ thuật này. Ngoài ra, cũng cần lưu truyền hát Then cho những thế hệ trẻ kế tục để cho nghệ thuật này được tiếp tục phát triển.
Tín ngưỡng của người Tày luôn gắn liền với các lễ hội dân gian. Lễ hội cũng chính là không gian văn hóa để bảo tồn tín ngưỡng của dân tộc Tày. Do đó, ngày nay trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hóa truyền thống cũng như tín ngưỡng của người Tày cần xem xét tín ngưỡng trong mối quan hệ với các nhân tố văn hóa, các lễ hội truyền thống. Do đó, cần tổ chức và quản lý những lễ hội truyền thống một cách quy củ và lành mạnh là nhân tố đế phát huy những giá trị của tín ngưỡng Tày. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá, phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh, quản lý, tu bổ di tích, khôi phục lễ hội
94
truyền thống gắn với phát triển du lịch, đấu tranh ngăn chặn, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, quan tâm đào tạo bồi dưỡng các tài năng văn hoá, nghệ thuật, xây dựng kế hoạch, chính sách, cơ chế phù hợp thúc đẩy sự nghiệp văn hoá, thông tin phát triển, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Tiểu kết chương 2
Như vậy, tín ngưỡng của người Tày ở Bắc Kạn trong những năm gần đây đã có sự khôi phục và phát triển sau khoảng thời gian bị cấm đoán. Với chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước và quan điểm chỉ đạo của địa phương giờ đây các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng diễn ra tự do đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Tín ngưỡng truyền thống của người Tày cũng đã khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân và là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tín ngưỡng là môi trường bảo tồn những giá trị văn hóa nghệ thuật, những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, bản thân tín ngưỡng vẫn chứa đựng những yếu tố tiêu cực, lạc hậu, là cơ sở để dẫn tới sự mê tín, dị đoan ở một bộ phận nhân dân. Do đó, trong quá trình bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng truyền thống cần phải loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu của nó. Để làm thực hiện được điều này cần phải phối hợp thực hiện những giải pháp từ phía chính quyền địa phương cũng như từ phía đồng bào. Từ đó loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu của tín ngưỡng và giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng. Đặc biệt là bảo tồn những hình thức tín ngưỡng đang có nguy cơ mai một dưới sự tác động của cuộc sống hiện đại. Trong quá trình thực hiện, cần có sự chung sức của chính quyền địa phương
95
và đồng bào dân tộc Tày ở tỉnh Bắc Kạn. Về phía chính quyền và các cơ quan chức năng đó là cần có quan điểm đúng đắn trong công tác tôn giáo trên cơ sở tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân, nâng cao nhận thức cho người dân. Đồng thời cũng cần nhận thấy những giá trị tích cực của tín ngưỡng truyền thống và đề ra những chương trình, kế hoạch, dự án để bảo tồn những giá trị đó. Về phía nhân dân cần tự nguyện tiếp thu những yếu tố văn hóa mới tiến bộ, nâng cao dân trí để từ đó họ sẽ tự nguyện loại bỏ những yếu tố đã trở nên lạc hậu, cổ hủ và tiêu cực của tín ngưỡng cũng như văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
96
KẾT LUẬN
Tín ngưỡng của người Tày tại Bắc Kạn khá phong phú và đa dạng, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển lâu dài của tộc người này. Tín ngưỡng thể hiện những quan niệm về thế giới, về cuộc sống, về linh hồn của người Tày. Dựa trên quan niệm vũ trụ ba tầng, vạn vật hữu linh và sự bất diệt của linh hồn họ đã tạo ra những hình thức tín ngưỡng độc đáo của dân tộc mình.
Các hình thức tín ngưỡng tiêu biểu của người Tày như: thờ cúng tổ tiên, thờ mẫu, đặc biệt là Then, Mo, Pụt, Tào. Hình thức tín ngưỡng Then, Mo, Pụt, Tào là những hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống còn được bảo lưu trong xã hội hiện đại. Các hình thức tín ngưỡng trên còn gắn liền với cuộc sống và sinh hoạt tín ngưỡng của người dân. Từ những hình thức tín ngưỡng này đã hình thành những nghi lễ tín ngưỡng gắn liền với đời sống của họ. Những nghi lễ tín ngưỡng còn là những mốc đánh dấu gắn liền với vòng đời của một con người như: nghi lễ đầy tháng trẻ em, lễ mừng thọ, nghi lễ trong đám tang…Quá trình thực hành những nghi lễ trên chính là những màn diễn xướng dưới sự biểu diễn của các thầy cúng của người Tày. Các thầy cúng của người Tày đóng vai trò là những người bảo trợ cho đời sống tâm linh của cộng đồng và đồng thời cũng là những người nghệ sĩ dân gian thông thạo các nghệ thuật như: hát, múa, diễn xướng. Thông qua sự thực hành các nghi lễ tín ngưỡng đã thể hiện những quan niệm của người Tày về thế giới tâm linh và đồng thời gửi gắm những nguyện vọng của người dân.
Những hình thức tín ngưỡng không chỉ chi phối đời sống tâm linh của người dân mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa nghệ thuật của người Tày. Trước tiên phải kể tới vai trò quan trọng của các hình thức tín ngưỡng đối với đời sống tinh thần của người dân. Tín ngưỡng đã đáp ứng được nhu cầu tâm linh của người dân, giúp họ giải tỏa tâm lý, mang lại sự
97
bình ổn về tinh thần cho họ. Trong cuộc sống ngày nay thì vai trò này của tín ngưỡng đối với đồng bào Tày ở Bắc Kạn vẫn không thay đổi.
Tuy nhiên dưới tác động của cuộc sống hiện đại thì tín ngưỡng của người Tày ở Bắc Kạn cũng đang diễn ra các xu hướng biến đổi nhất định. Đó là sự mất dần đi của một số sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng và một số hình thức tín ngưỡng đặc trưng. Nhưng bên cạnh đó cũng diễn ra xu hướng
gia tăng của các sinh hoạt tín ngưỡng trong phạm vi gia đình. Ngoài ra hiện nay trong nhận thức và niềm tin tín ngưỡng của người dân đã có sự thay đổi so với trước đây. Trình độ dân trí được nâng cao hơn trước nên đa số người dân tham gia sinh hoạt tín ngưỡng với sự hiểu biết nhất định, không còn niềm tin một cách tuyệt đối vào các lực lượng siêu nhiên. Nắm bắt được xu hướng biến đổi của tín ngưỡng truyền thống sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn thực tế hơn về tình hình tín ngưỡng trong địa bàn tỉnh hiện nay để từ đó có những giải pháp phù hợp bảo tồn những tín ngưỡng đó.
Tín ngưỡng còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, những thuần phong mỹ tục của dân tộc Tày. Giá trị nghệ thuật phải kể tới được chứa đựng trong tín ngưỡng là các giá trị âm nhạc, các điệu múa, diễn xướng, nghệ thuật tạo hình, ngữ văn dân gian... Mỗi thầy cúng của đồng bào Tày cũng chính là một người nghệ sĩ dân gian và là một kho tư liệu sống về văn hóa nghệ thuật dân gian và phong tục, tập quán cổ truyền của dân tộc. Chính vì vậy, giữ gìn các hình thức tín ngưỡng đồng nghĩa với việc giữ gìn không gian bảo tồn các giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc Tày. Tín ngưỡng còn là nơi giữ gìn những phong tục tập quán tốt đẹp, những thuần phong mỹ tuch của người Tày. Đó là chữ hiếu đối với ông bà cha mẹ, truyền thống yêu thương, chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình, tình đoàn kết cộng đồng, làng bản…được thể hiện thông qua các sinh hoạt tín ngưỡng.
98
Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị tích cực đó cần phải loại bỏ những yếu tố lạc hậu, mê tín dị đoan còn tồn tại trong sinh hoạt tín ngưỡng. Ngày nay, một bộ phận nhỏ đồng bào ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn tồn tại những tư tưởng lạc hậu, mê tín dị đoan, sùng tín vào tín ngưỡng như: trông chờ vào việc chữa bệnh bằng cúng bái, ở một số nơi vẫn còn duy trì những điều kiêng kị khắt khe khi thực hành các nghi lễ tín ngưỡng với những thủ tục rườm rà, tốn kém gây lãng phí…Chính vì vậy, cần có những giải pháp đồng bộ từ phía các cấp chính quyền địa phương, tuyên truyền, vận động, nâng cao sự nhận thức tự giác của quần chúng nhân dân nhằm loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu, mê tín dị đoan và bảo tồn, phát huy những giá trị tích cực trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Tày tại tỉnh Bắc Kạn hiện nay./.
99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1957), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thuận Hóa. 2. Toan Ánh (2005), Tín ngưỡng Việt Nam (quyển thượng, quyển hạ),
Nxb Trẻ.
3. Triều Ân, Hoàng Quyết (1995), Tục cưới xin người Tày, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
4. Triều Ân, Hoàng Quyết (1996), Từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc
Tày, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
5. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn (2000), Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
6. Các Mác và Ph. Ăngghen toàn tập (1995), tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
7. Các Mác và Ph. Ăngghen toàn tập (1995), tập 20, Nxb, Chính trị quốc gia Hà Nội.
8. Nông Quốc Chấn, Huỳnh Khái Vinh (2002), Văn hóa các dân tộc Việt
Nam thống nhất mà đa dạng,Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
9. Nông Minh Châu (1973), Dân ca đám cưới Tày – Nùng, Nxb Việt Bắc.
10. Nguyễn Từ Chi (2001), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người,