Nhóm giải pháp về tuyên truyền, giáo dục

Một phần của tài liệu Phát huy những giá trị tích cực trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Tày tỉnh Bắc Cạn hiện nay (Trang 92)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2.Nhóm giải pháp về tuyên truyền, giáo dục

Việc bảo tồn, phát huy giá trị của các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày là việc làm cần thiết và phát huy những mặt tích cực cần thực hiện trên cơ sở hạn chế những yếu tố tiêu cực của tín ngưỡng. Cần đưa ra những giải pháp để giúp những người dân ở các thôn bản vùng sâu, vùng xa khắc phục, loại bỏ sự sùng bái, mê tín vào tín ngưỡng.

Trước hết là nâng cao trình độ dân trí, trình độ nhận thức của đồng bào Tày. Trong những năm gần đây, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện tốt công tác xóa mù chữ số người trong độ tuổi biết chữ có tỷ lệ 99,41% (ở độ tuổi 15-25). Tiến tới, cần củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ, tăng tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh việc mở các lớp xóa

89

mù chữ, chống tái mù, tập trung huy động trẻ em trong độ tuổi được theo học các chương trình phổ cập, nâng cao nhận thức cho mọi người về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, đa dạng hóa chương trình, nội dung và hình thức học tập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của mọi người. Việc nâng cao trình độ dân trí cho người dân cần có sự kết hợp giữa ngành giáo dục, chính quyền và chính sách dân tộc.

Cùng với giải pháp nâng cao trình độ nhận thức thì giải pháp tạo điều kiện cho người dân được hưởng các dịch vụ giáo dục, y tế là một trong những giải pháp tốt để khắc phục những quan niệm lạc hậu, cổ hủ của người dân và loại bỏ sự sùng bái, mê tín dị đoan, tin vào khả năng chữa bệnh bằng tâm linh của các thầy cúng đặc biệt là ở những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa của địa phương.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi tới đồng bào Tày trong cộng đồng để họ hiểu được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn coi trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc. Điều này sẽ giúp cho đồng bào tự tin tiến hành và duy trì các sinh hoạt tín ngưỡng của dân tộc mình, tránh sự mai một của tín ngưỡng truyền thống. Bên cạnh đó cũng cần làm tốt công tác tuyên truyền để người dân có ý thức lưu giữ những giá trị trong tín ngưỡng truyền thống của mình, đồng thời tự ý thức loại bỏ những hủ tục lạc hậu, những hiện tượng mê tín dị đoan. Tuyên truyền để người dân lược bớt những lễ nghi rườm rà, tốn kèm trong khi thực hành nghi lễ nhưng không làm mất đi những giá trị truyền thống. Công tác tuyên truyền còn cần chú trọng vận động người dân và thầy cúng giữ gìn những giá trị tích cực và loại bỏ những hủ tục lạc hậu của tín ngưỡng truyền thống. Đây sẽ là biện pháp có hiệu quả giúp cho việc làm lành mạnh hóa các sinh hoạt tín ngưỡng.

90

Ngoài ra, cần tuyên truyền nâng cao nhận thức và trang bị cho họ những kiến thức chăm sóc sức khỏe cơ bản nhất. Tuyên truyền về kiến thức chăm sóc sức khỏe cho người dân, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, mở những đợt khám sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân … tuyên truyền đến người dân hiểu chỉ nên coi việc chữa bệnh bằng phương thức cúng bái là một liệu pháp tinh thần, là nhu cầu giải tỏa tâm lý và chỉ mang tính trợ giúp chứ không phải là cách duy nhất để cứu chữa. hướng dẫn cho họ tìm đến các dịch vụ y tế của địa phương khi đau ốm…

Công tác tuyên truyền còn giúp người dân nhận thức đúng về những mặt tích cực cũng như hạn chế của tín ngưỡng. Điều này sẽ giúp người dân hiểu được các giá trị và ý nghĩa tinh thần của các nghi lễ tín ngưỡng và không sa vào mê tín. Đồng thời cũng cần tuyên truyền cho người dân tránh sự cầu kỳ, lãng phí, tránh mượn tiếng làm lễ để trục lợi cá nhân. Làm tốt công tác tuyên truyền sẽ giúp phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của người dân.

Để thực hiện được công tác này cần có sự chung tay giúp sức của nhiều cơ quan ban ngành của địa phương như từ phía ngành giáo dục và tư ngành y tế. Cần có đội ngũ tuyên truyền viên là giáo viên, bác sĩ, cán bộ thôn, xã đóng vai trò là những tuyên truyền viên tới những người dân trong thôn bản này. Trong công tác tuyên truyền này cần có thái độ không bài xích, không cấm đoán đối với các sinh hoạt tín ngưỡng.

Một phần của tài liệu Phát huy những giá trị tích cực trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Tày tỉnh Bắc Cạn hiện nay (Trang 92)