Chứng minh qua trường hợp thể loại và hình tượng trong văn học Việt Nam trung đại và hiện đại:1, Khái quát văn học trung đại và văn học hiện đại: a, Văn học trung đại: - Sự ra đời và hìn
Trang 1Câu 1: Bản chất của vấn đề lịch sử văn học một dân tộc là gì? Chứng minh qua trường hợp thể loại và hình tượng trong văn học Việt Nam trung đại và hiện đại:
1, Khái quát văn học trung đại và văn học hiện đại:
a, Văn học trung đại:
- Sự ra đời và hình thành phát triển:
+ Từ thế kỉ X đến trước khi hình thành văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian
+ Đầu thế kỉ X đánh dấu sự ra đời của dòng văn học Việt Nam ( văn học trung đại)
- Chủ đề chủ đạo của các tác phẩm văn học trung đại:
+ Từ thế kỉ X- XV: nêu cao tinh thần yêu nước, sức mạnh dân tộc, ý chí độc lập và tinthần tự chủ, tự cường
+ Từ thế kỉ XVI đến nữa đầu thế kỉ XVII: Tập trung phê phán, phản ánh xã hội
+ Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX: tập trung phản ánh, phê phán xã hội và đề caovai trò của con người
+ Giai đoạn nữa cuối thế kỉ XIX: phê phán những thói hư dởm đời
VD: Các tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu như Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà…
b, Văn học hiện đại:
- Thời gian tư tưởng chủ đạo: văn học hiện đại kéo dài từ 1945-1975 chia làm 3 giaiđoạn”
+ 1945-1954: trong giai đoạn này, tư tưởng chủ đạo hướng về cuộc kháng chiến chốngPháp ( Làng- Kim Lân)
+ 1954-1964: Cách nhìn mới về một cuộc sống mới, hướng đến tương lai tương sáng.+ 1964- 1975: Những tác phẩm tiêu biểu như: Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng,Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long => Hướng đến những con người cao đẹp với nhữngphẩm chất tốt đẹp trong xã hội
+ Sau 1975: nổi bật với tác phẩm Bến quê- Nguyễn Minh Châu
Trang 22 Văn học trung đại và văn học hiện đại:
a, Giống nhau:
Về nội dung: cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tac giả bao gồm 3 nội dung chủ đạo làđánh giá hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước
b, Khác nhau:
* Văn học trung đại:
- Nội dung: các tác phẩm của văn học trung đại luôn bị kèm kẹp trong một phạm vi nhấtđịnh, bị tiêu khiển bởi các lễ nghi, lễ giáo, xã hội phong kiến Các tác phẩm đôi khi chỉ làmột gióc khuất rất nhỏ của cuộc sống, thứ mà đôi khi bị người ra cho là vô nghĩa tỏng xãhội phong kiến Các tác phẩm văn học trung đại chủ yếu dùng để bày tỏ chí, tỏ lòng
- Nghệ thuật:
+ Mang tính ước lệ, tượng trưng, có các điển tích điển cố Các tác phẩm văn học trungđại mang đậm phong cách cổ xưa, tuân theo cái truyền thống, sắp đặt sẵn, không có quanđiểm cá nhân trong bài viết
+ Mang tính chất quy phạm: mang tính bó buộc, có quy luật vần chắc chặt chẽ ( thơ),hịch, cáo, chiếu,…
+ Thể loại: ngoài các thể loại được tuân theo quy luật chặt chẽ trên, văn học trung đại cònbao gồm nhiều thể loại truyền thống như: ca dao, tục ngữ…
* Văn học hiện đại:
- Nội dung: văn học hiện đại có nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc hơn văn họctrung đại, có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng Nó không chỉ thu hút ngườiđọc bởi cách viết đổi mới mà còn bởi nó bộc looj được nhiều góc khuất của xã hội, củacuộc sống một cách chân thực nhất mà văn học trung đại không biểu hiện được
- Nghệ thuật:
+ Quan điểm nghệ thuật: văn học hiện đại có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn,không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại Ở đây, tác giả đượcbiểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết
Trang 3+ Thể loại: đa dạng hơn văn học trung đại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút,… giúp ngườiviết tự do thể hiện tư tưởng tình cảm mà không sợ bị bó hẹp có thể viết ngắn hoặc dài,thay đổi nhiều phong cách viết khac nhau, có các hình ảnh hiện đại.
3 Tổng quan:
- Nhìn chung, văn học hiện đại và văn học trung đại có những cách nhìn nhận khác nhau,mang hai màu sắc hoàn toàn khác nhau, phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử Nếunhư văn học trung đại bị bó hẹp trong niêm luật, gò bó, không thể hiện được cái tôi cánhân thì văn học hiện đại lại như một luồng gió mới thổi vào văn học Việt Nam, mang lạinhững sắc thái mới, tiếng nói mới, phá bỏ mọi sự gò bó và cái tôi cá nhân được thể hiệnmột cách rõ ràng nhất Giá trị của văn học trung đại không thể phủ nhận Tuy nhiên, nókhông còn phù hợp với xu hướng hiện tại thì tự khắc nó sẽ phải nhường chỗ cho sự pháttriển cho văn học hiện đại
Câu 2: Những đặc điểm cơ bản của văn chương nhà Nho Việt Nam thời trung đại? Cho ví dụ minh họa:
- Có từ thời Lê Lợi
-Tư tưởng văn hóa: Áp dụng các học thuyết, tư tưởng, bài học của Nho giáo (Khổng - Mạnh): chính trị, xã hội thời bình; Tứ thư, Ngũ kinh; Tam cương, Ngũ thường, Ngũ luân
để sáng tác nên các tác phẩm văn học
-“Tư tưởng Nho giáo không thuận lợi cho văn chương vì đa phần với văn chương vì nó nặng nề về tuyến tính, về lý tính và tính chừng mực trong khi đó văn chương, tư duy văn học mang tính hỗn hợp giữa tư tưởng và tình cảm, giữa lý tính và cảm tính, giữa nhận thức và cảm thức, giữa ý thức và vô thức, tiềm thức, tiền ý thức, kể cả tính cực đoan trong trường hợp cần thiết Nó chỉ thuận lợi ở thể loại văn chính luận với các thể loại văn sách thi Đình, thể loại gia huấn và thể hiện rõ ở thể loại văn chương mỹ thuật, dễ thấy ở thành tố triết luận ”
-Nôi dung: Vì phát triển trong môi trường Nho giáo phát triển và còn chịu bởi thi pháp văn chương cổ điển nên VHTĐ không bao giờ tách ra khỏi cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo, thế sự
+Cảm hứng yêu nước được thể hiện phong phú, đa dạng qua mội thời kì lịch sử, khi đất nước có giặc ngoại xâm (tư tưởng trung quân ái quốc, căm thù giặc ngoại xâm, xót xa trước cảnh người bị đàn áp, ý chí tiêu diệt kẻ thù, sẵn sàng xả thân vì nước), khi đất nước hòa bình (khát khao xây dựng Tổ quốc, yêu thiên nhiên, con người, tự hào với truyền thống dân tộc), âm hưởng hào hùng, khi thì bi tráng, khi thì trầm lắng, thiết tha
Trang 4+Văn học trung đại Việt Nam luôn gắn bó với số phận con người Cảm hứng nhân đạo cóhàm chứa cảm hứng yêu nước bởi có những bài ca yêu nước thể hiện nỗi băn khoăn, day dứt trước số phận con người Điều này được thể hiện một cách đa dạng qua việc ca ngợi
vẻ đẹp con người, đồng cảm với bi kịch con người, đồng tình với ước mơ, khát vọng của con người, lên án các thế lực bạo tàn Tư tưởng nhân đạo được thể hiện một cách đầy đủ nhất trong nội dung của tác phẩm Truyện Kiều, đỉnh cao của tư tưởng nhân văn chủ nghĩa
→ Chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa yêu nước
Nghệ thuât:
+Tính quy phạm và bất quy phạm: Mục đích sáng tác là phải hướng tới việc giáo huấn đạo đức, giáo hóa cuộc đời; bày tỏ lòng mình với thiên nhiên, bày tỏ lòng mình với bản thân
+ Tính tranh nhã: hướng tới cái cao cả, trang trọng, hình tượng nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ với ngôn ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ
+ Hình ảnh con người trong văn học: mqh vs thiên nhiên (hình tượng thiên nhiên gắn với đạo đức, lí tưởng, thẩm mĩ của con người.); vs quốc gia, dân tộc ( thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, truyền thống văn hiến lâu đời) ; trong mqh vs XH (thể hiện mơ ước về cuộc sống công bằng, nhân ái; lên tiếng tố cáo , phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông với những người dân bị áp bức; lên tiếng tố cáo , phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông với những người dân bị áp bức
+ Ngôn ngữ: Hán, Nôm
+ Các thể loại: * Thể loại chức năng: Chiếu, Biểu, Cáo, Tấu, Sớ, Hịch
* Thể loại văn học: thơ, phú, truyện kể
Câu 3: Sự vận động và phát triển của ý thức nhân văn trong văn học việt nam trung đại? lấy ví dụ qua truyện truyền kì, ngâm khúc và truyện nôm
Trang 51 Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo- hai dòng chủ lưu của
VHTÐVN
a Chủ nghĩa yêu nước:
Văn hóa Ðại Việt, văn chương Ðại Việt khởi nguồn từ truyền thống sản xuất và chiến đấucủa tổ tiên, từ những thành tựu văn hóa và từ chính thực tiễn hàng nghìn năm đấu tranhchống giặc ngoại xâm phương Bắc
Hiếm thấy một dân tộc nào trên thế giới lại phải liên tục tiến hành những cuộc chiếntranh chống giặc ngoại xâm như dân tộc Việt Nam Nhà Tiền Lê, nhà Lý chống Tống.Nhà Trần chống Nguyên Mông Nhà Hậu Lê chống giặc Minh Quang Trung chống giặcThanh Những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại được tiến hành trong trường kỳ lịch sửnhằm bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc không những tôi luyện bản lĩnh dântộc, nâng cao lòng tự hào, tự tin, khí thế hào hùng của dân tộc mà còn góp phần làm nênmột truyền thống lớn trong văn học Việt Nam: Chủ nghĩa yêu nước
Ðặc điểm lịch sử đó đã quy định cho hướng phát triển của văn học là phải luôn quan tâmđến việc ca ngợi ý chí quật cường, khát vọng chiến đấu, chiến thắng, lòng căm thù giặcsâu sắc, ý thức trách nhiệm của những tấm gương yêu nước, những người anh hùng dântộc quên thân mình vì nghĩa lớn Có thể nói, đặc điểm này phản ánh rõ nét nhất mối quan
hệ biện chứng giữa lịch sử dân tộc và văn học dân tộc
Quá trình đấu tranh giữ nước tác động sâu sắc đến sự phát triển của văn học, bồi đắp,phát triển ý thức tự hào dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ Cho nên, chế độ phong kiến cóthể hưng thịnh hay suy vong nhưng ý thức dân tộc, nội dung yêu nước trong văn học vẫnphát triển không ngừng
Các tác phẩm văn học yêu nước thời kỳ này thường tập trung thể hiện một số khía cạnhtiêu biểu như:
- Tình yêu quê hương
- Lòng căm thù giặc
- Yï thức trách nhiệm
- Tinh thần vượt khó, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc
- Ý chí quyết chiến, quyết thắng
- Ðề cao chính nghĩa của người Việt Nam trong những cuộc kháng chiến
Trang 6b Chủ nghĩa nhân đạo
Văn học do con người sáng tạo nên và tất yếu nó phải phục vụ trở lại cho con người Vìvậy, tinh thần nhân đạo là một phẩm chất cần có để một tác phẩm trở thành bất tử đối vớinhân loại Ðiều này cũng có nghĩa là, trong xu hướng phát triển chung của văn học nhânloại, VHTÐVN vẫn hướng tới việc thể hiện những vấn đề của chủ nghĩa nhân đạo như:
- Ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động
- Tố cáo mạnh mẽ và đấu tranh chống những thế lực phi nhân
2 Văn học viết phát triển dựa trên những thành tựu của văn học dân
gian
- Văn học viết Việt Nam hay bất kỳ một nền văn học dân tộc nào khác đều phải phát triểntrên cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian Trong tình hình cụ thể củaVHTÐVN, mối quan hệ giữa văn học viết và văn học dân gian chủ yếu là do các nguyênnhân sau:
+ Sau khi nước nhà độc lập, nhu cầu thiết yếu mà nhà nước phong kiến Việt Namcần phải chú ý là việc xây dựng một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, chống lại
âm mưu bành trướng, đồng hóa của kẻ thù phương Bắc và nâng cao lòng tự hào dân tộc + Những tác phẩm bằng chữ Hán trong thời kỳ này thường dễ xa lại với quầnchúng bình dân, tác phẩm ít được truyền tụng rộng rãi Vì vậy, càng về sau, nhu cầu quầnchúng hóa, dân tộc hóa tác phẩm ngày càng mạnh mẽ Trong quá trình giải quyết vấn đềnày, chỉ có văn học dân gian là nhân tố tích cực nhất
Quá trình kế thừa, khai thác VHDG là một quá trình hoàn thiện dần các yếu tố tinh lọc từVHDG bắt đầu từ thơ ca Nguyễn Trãi về sau (Thời Lý- Trần, việc tiếp thu nguồn VHDGchưa được đặt ra đúng mức)
+ Văn học viết tiếp thu từ văn học dân gian chủ yếu là về đề tài, thi liệu, ngôn ngữ,quan niệm thẩm mỹ, chủ yếu là khía cạnh ngôn ngữ và thể loại
Trang 7+ Trong quá trình phát triển, hai bộ phận luôn có mối quan hệ biện chứng, tácđộng, bổ sung lẫn nhau để cùng phát triển (Những tác động trở lại của văn học viết đốivới văn học dân gian.
3 Văn học viết phát triển dựa trên cơ sở tiếp thu, tinh lọc những yếu tố
tích cực của hệ ý thức nước ngoài
- Sự du nhập của các học thuyết vào Việt Nam chủ yếu do các nguyên nhân sau:
+ Vấn đề giao lưu văn hóa giữa các dân tộc là một vấn đề mang tính quy luật Từxưa, nước ta và các vùng phụ cận đã có sự giao lưu văn hóa nhưng chỉ trong phạm vi hẹp,chủ yếu là từ Trung Quốc sang
+ Hơn 1000 năm bắc thuộc, dân tộc ta không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi sự bànhtrướng văn hóa và nhất là âm mưu đồng hóa của kẻ thù Những tên quan lại phương Bắcsang đô hộ Việt Nam không chỉ bóc lột, vơ vét tài nguyên mà còn truyền bá rộng rãi cáchọc thuyết triết học có nguồn gốc từ Trung Quốc vào Việt Nam một cách khéo léo vàthâm hiểm
+ Khi nhà nước phong kiến VN bắt đầu hình thành, giai cấp thống trị không cómẫu mực nào khác hơn là nhà nước PK TQ đã tồn tại trước đó hàng nghìn năm và có rấtnhiều kinh nghiệm trong việc lợi dụng các học thuyết triết học như một công cụ đắc lựctrong việc củng cố ngai vàng, thống trị nhân dân
- Các học thuyết Nho- Phật- Lão đều có những điểm tích cực nhất định nên các nhà tưtưởng lớn của Việt Nam thời Trung đại đã chú ý khai thác, tinh lọc, vận dụng sao cho néttích cực đó phát huy tác dụng trong hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn lịch sử
4 Văn học chữ Hán phát triển song song với văn học chữ Nôm
Ngay từ khi được các nhà văn mạnh dạn đưa vào sáng tác văn học, chữ Nôm ngày càngkhẳng định vị trí của mình bên cạnh chữ Hán vốn đã có ảnh hưởng sâu sắc trong văn họcthời Lý Trần
Sự phát triển của Văn học chữ Nôm khẳng định ý thức dân tộc phát triển ngày càng cao,biểu hiện lòng tự hào, ý thức bảo vệ ngôn ngữ, văn hóa dân tộc chống lại âm mưu đồnghóa của kẻ thù
Ở thời Lý, Trần, việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn học chưa được phổ biến
Trang 8Từ thế kỷ XV về sau, Nguyễn Trãi đã mạnh dạn đưa chữ Nôm vào sáng tác văn học Thơông tuy chưa được trau chuốt nhưng đậm đà bản sắc dân tộc.Thành công của NguyễnTrãi chính là tiền đề cho con đường phát triển của văn học chữ Nôm đến đỉnh cao TruyệnKiều.
5 Thơ phát triển sớm và mạnh hơn văn xuôi
Ở thời trung đại, văn chính luận mang tính quan phương chủ yếu là công cụ của nhà nướcphong kiến Mặt khác, những đặc thù trong tư duy nghệ thuật, truyền thống sáng tác dẫnđến một thực tế là các tác phẩm văn xuôi hình tượng chỉ chiếm một số lượng khiêm tốn
so với các tác phẩm thơ ca
Thể thơ thường sử dụng nhất trong VHTÐ là thơ Ðường luật Ðây là hệ quả của quá trìnhgiao lưu văn hóa lâu dài và nằm trong quan niệm thẩm mỹ của các nhà thơ cổ điển Trongthời kỳ này, thơ Ðường luật đã được chính quy hóa trong văn chương trường ốc và vănchương cử tử Cho nên, sự thống trị văn đàn của thơ Ðuờng luật trong bất kỳ một tập thơnào thời trung đại là một điều dễ hiểu
Tuy nhiên, việc sử dụng thơ Ðường luật với tư cách là một thể thơ chính thống trong các
kỳ thi và trong sáng tác đã gây không ít trở ngại trong nội dung thể hiện do bị chi phốibởi sự ngặt nghèo của luật thơ chặt chẽ
Ở thời Nguyễn Trãi, thơ luật Ðường biến thể thành thơ thất ngôn xen lục ngôn đầy sángtạo, độc đáo, phóng khoáng, rất phù hợp với cách nghĩ, cách nói, tâm lý của dân tộc nênđược một số nhà thơ đời sau tiếp tục sử dụng (Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm)
6 Việc sử dụng điển tích và các hình ảnh tượng trưng ước lệ- những
thủ pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong văn chương trung
đại
Ðể miêu tả, người ta cho rằng cần phải có những mẫu mực mà qua nhiều thời kỳ đã đượcmặc nhiên chấp nhận sử dụng Quan điểm ước lệ không chú ý đến logic đòi sống, đếnmối quan hệ thực tế của các hình ảnh mang tính chất mẫu mực, công thức Vì thế, khiphân tích các hình ảnh ước lệ, chúng ta không cần đặt vần đề có lý hay không có lý, đúnghay không đúng thực tế mà chỉ xem xét sức mạnh khơi gợi của hình tượng có sâu sắc haykhông, hình tượng có được dùng đúng tình đúng cảnh và thể hiện được tư tưởng tình cảmcủa nhà thơ hay không
VD chứng minh qua truyện truyền kì:
Trang 9Trong truyền kì mạn lục có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích hônquân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống củacon người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thểhiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật.
Nguyễn Dữ đã phản ánh hiện thực mục nát của chế độ phong kiến một cách có ý thức.Toàn bô tác phẩm thấm sâu tinh thần và màu sắc của cuộc sống, phạm vi phản ánh củatác phẩm tương đối rộng rãi, khá nhiều vấn đề của xã hội, con người được đề cập tới
Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Dữ là tư tưởng Nho gia Ông phơi bày những cái xấu xacủa xã hội là để cổ vũ thuần phong mỹ tục xuất phát từ ý thức bảo vệ chế độ phong kiến,phủ định triều đại mục nát đương thời để khẳng định một vương triều lý tưởng trongtương lai, lên án bọn "bá giả" để đề cao đạo "thuần vương", phê phán bọn vua quan tànbạo để ca ngợi thánh quân hiền thần, trừng phạt bọn người gian ác, xiểm nịnh, dâm tà, đểbiểu dương những gương tiết nghĩa, nhân hậu, thủy chung Tuy nhiên Truyền kỳ mạn lụckhông phải chỉ thể hiện tư tưởng nhà nho, mà còn thể hiện sự dao động của tư tưởng ấytrước sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến…
Câu 4: Nêu và phân tích nôi dung cơ bản trong văn chương yêu nước dầu thế kỉ 1900-1930
*Chúng ta đã nói rằng văn học Việt Nam trong những năm 1900-1930 Là văn học của một giai đoạn cận đại có tính chất giao thời Đối với lịch sử, 30 năm là thời gian quá ngắnngủi để trở thành một giai đoạn Thế nhưng, văn học của chỉ 30 năm đó lại có những nét rất khác so với văn học từ thế kỷ XI đến thế kỉ XIX và cũng khác so với văn học từ 1930
về sau
Đặc điểm của tính chất giao thời không chỉ là sự tồn tại song song của hai thứ văn học cũ
và mới lưu hành ở hai địa bàn văn học khác nhau, do hai lực lượng sáng tác đáp ứng nhu cầu của hai loại công chúng khác nhau, mà còn là sư hiện diện của cả hau bên trong chủ
đề, trong hình tượng nghệ thuật, trong ngôn ngữ, phản ánh sự chuyển biến từ nền văn học
cổ truyền có tính chất của một vùng Phương Đông snag nền văn học cận hiện đại có tính chất phổ biến cho cả thế giới
Mang đặt trưng làm cầu nối như vậy có nhiều loại hiện tượng Những tác giả “thử thách ngòi bút” hầu như khắp các thể loại vừa cũ vừa mới như Phan Bội Châu, Tản Đà; những tiểu thuyết lấy đề tài lịch sử nhằm treo gương giáo dục; những truyện ngắn như một số truyện của Phan Bội Châu, của Tản Đà, của Nguyễn Bá Học;… lời văn reo rắt lên bồng xuống trầm trong các tác phẩm văn xuôi… đều có ý nghĩa dấu nối, đều phản ánh tính chất giao thời của một giai đoan lịch sử văn học
Trang 10Phải nhìn các hiện tượng đó trong tính chất giao thời, trong thời gian quá độ, tìm trong đóquá trình chuyển mình, những nét đổi thay có tính chất đặc trưng, những hình thức trung gian giữa cái cũ và cái mới, mới thấy rõ được quá trình diễn biến, mới phát hiện ra nét bản chất, mới đánh giá đúng giá trị chân thực, ngoài giá trị nội dung và hình thức còn cầnchú ý cả giá trị lịch sử
* Nền văn học giao thời ra đời tiếp theo sau nền văn học trung đại, là một bước chuyển của đầu thế kỉ XX Trong cả thời gian 1900-1930, hiện thực nổi bật nhất là tình trạng khổ nhục vì mất nước, là cuộc đấu tranh anh hung, kiên trì, liên tục để giành độc lập, tự do Cho nên, căn cứ vào thực tế nổi bật nhất đó, chúng ta thấy có sự đối lập giữa văn học yêu nước và văn học nô dịch, một bên là các nhà yêu nước và một bên là của thực dân và tay sai; một bên là tiêu biểu cho dân tộc, cho nhân dân, một bên tiêu biểu cho quân thù cướp nước và bán nước Và có một thuật ngữ khác để biểu đạt khác là: văn học công khai hợp pháp, và đối lập với nó là văn học công khai không hợp pháp Trong xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ có một hiện thực lớn nữa, và lại thây thêm một mặt đối lập khác là:văn học phong kiến và văn học tư sản
=> Với 3 sự phân biệt như vậy, chúng ta đặt văn học giai đoạn 1900-1930 trong tương quan với lịch sử đấu tranh giành độc lập, trong tương quan với lịch sử phát triển xã hội từphong kiến sang tư bản chủ nghĩa để tìm cách xác định tính chất, phân loại, phân kỳ và đánh giá văn học giai đoạn đó
* Trong sự phát triển lịch sử của văn học Việt Nam, văn học đầu thế kỉ XX là một bướcthay đổi chất lượng Điều đó không chỉ căn cứ vào hiện tượng sử dụng chữ quốc ngữ, sựphát triển của văn xuôi, sự ra đời của kịch, tiểu thuyết mà còn cả vào sự chuyển hướngtrong văn học nhà nho, trong văn học nông dân nữa Đầy không phải là bước nhảy vọttrong một quá trình phát triển tự thân của nên văn học cổ truyền, mà là một bước ngoặtchuyển sang nền văn học khác trước, chịu tác động mạnh mẽ từ bên ngoài Đó không chỉ
là bước ngoặt phát triển cao hơn của nền văn học dân tộc, mà còn là bước đầu của vănhọc Việt Nam cùng loại có đời sống chung, vận mệnh chung với một nền văn học phổbiến trên thế giới ngày nay
* Sự đổi thay trong văn học đầu thế kỷ XX ở Việt Nam không giống tình hình phát triểndần dần, tự phủ định nội tại từ văn học trung đại sang văn học cận, hiện đại trong văn họccủa các nước phương Tây… Ở Việt Nam, lúc đó chuyển từ văn, thơ, phú, lục sang kịch,tiểu thuyết, thơ mới biểu hiện sự thay đổi căn bản hơn: thay đổi cả bản thân văn học, bảnthân quan niệm văn học