1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tai Tp.HCM

82 1,2K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 2,5 MB

Nội dung

Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tai Tp.HCM

Trang 1

LUẬN VĂN CAO HỌC

Đề tài:

NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN THÀNH LẬP NHÀ MÁY ĐẠITU VÀ NÂNG CẤP TỰ ĐỘNG HÓA MÁY MAY CÔNG NGHIỆPTẠI THÀNH PHỐ HCM

Chương 1: MỞ ĐẦU

Hiện nay ngành may mặc là một trong những ngành mũi nhọn đóng góp vào GDPcũng như vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, và đã không ngừng phát triểntrong những năm vừa qua Theo số liệu thống kê mỗi năm các doanh nghiệp mayViệt Nam nhập khoảng 20.000 đến 30.000 máy may từ nước ngoài, phần lớn là từNhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan…Vì khả năng công nghệ của Việt Nam về: cơ khíchính xác, chế tạo điện tử chưa đủ đáp ứng việc chế tạo máy may công nghiệp tạiViệt Nam, các doanh nghiệp may VN phải hoàn toàn nhập khẩu máy móc từ nướcngoài nên đã nảy sinh những vấn đề sau đây:

 Các nhà cung cấp hiện đang cạnh tranh trong môi trường “ cạnh tranh độc quyền “

nên có hiện tượng “ công ty dẫn đầu giá “ vd: cty JUKI là công ty có chất lượng

máy tốt nhất và chiếm thị phần lớn nhất tự định ra giá cho các loại máy của mình,các công ty khác tùy theo chất lượng sản phẩm của mình tự xác định mức giá phùhợp, và các công ty này theo một góc độ nào đó tự thỏa thuận thị phần Ngoài ra ởmột số doanh nghiệp may nhà nước có khả năng đầu tư máy bằng vốn tự có ( khôngqua đấu thầu), một số nhà quản lý nhận hoa hồng với tỷ lệ khá cao từ nhà cung cấp.Điều này dẫn đến giá mua máy khá cao, đặc biệt là cao hơn so với một số quốc giakhác khác trong khu vực Vd: giá bán cùng một loại máy đi qua 2 – 3 trung gian từHồng Kông hoặc Đài Loan vẫn rẻ hơn giá bán do nhà chế tạo JUKI bán tại VN  Mỗi năm các doanh nghiệp nhập rất nhiều máy may do nhu cầu tăng trưởng cũngnhư do nhu cầu thay thế, vì vậy họ cũng thải ra rất nhiều máy cũ không còn đáp ứng

Trang 2

được nhu cầu kỹ thuật, những máy này tùy theo thời gian sử dụng vẫn có thể chỉnhtu để sử dụng lại tuy nhiên cũng do “ tính độc quyền “ nên giá của phụ tùng thay thếcủa chính hãng rất cao với mục đích hỗ trợ chính sách bán hàng của họ, nên đã hạnchế việc đại tu tái sử dụng các thiết bị cũ.

 Phần lớn các máy móc được nhập trong thời gian vừa qua đều ở mức độ cơ bản,chưa được tự động hóa nên năng suất chưa cao, chất lượng sản phẩm chưa đồngđều Các doanh nghiệp may nhận thức được lợi ích kinh tế của việc tự động hóamang lại nhưng vì kinh phí đầu tư các máy này rất cao cũng như họ còn e ngại vềvấn đề khả năng kỹ thuật như: khả năng vận hành máy của công nhân, khả năng bảotrì của nhân viên kỹ thuật, và khả năng phục vụ của nhà cung cấp…

Từ những phân tích trên chúng ta có thể nhận diện cơ hội: Các doanh nghiệpViệt Nam nên tham gia vào việc chế tạo và sản xuất máy may công nghiệp tạiViệt Nam Các phương án có thể được thực hiện là:

- Phương án 1: Chế tạo máy may công nghiệp tại Việt Nam- Phương án 2: Lắp ráp máy may công nghiệp tại Việt Nam

- Phương án 3: Đại tu và nâng cấp máy may công nghiệp tại Việt Nam

Theo phân tích định tính:

 Với khả năng công nghệ hiện tại thì không thể thực hiện được phương án 1 Hiện nay Trung Quốc đã thực hiện chế tạo và lắp ráp máy may công nghiệpvới tỷ lệ nội địa hóa cao nên giá rẻ Do đó nếu thực hiện ‘phương án 2’ thì khả năngcạnh tranh không cao vì không tận dụng được những cơ hội đã nêu

 Khả năng công nghệ của chúng ta có thể thực hiện ‘Phương án 3’, với việcthực hiện theo phương án này thì trong tương lai chúng ta có thể mở rông để thực

hiện kết hợp cả ‘Phương án 2’ Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khảthi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp máy may công nghiệp” Ngòai

việc đem lại lợi ích cho nhà đầu tư dự án sẽ mang lại một số đóng góp sau đây choXã Hội

1.2 ĐÓNG GÓP CỦA DỰ ÁN

Trang 3

Nếu dự án được đưa vào thực tế thì ngoài việc mang lại lợi ích kinh tế cho cá nhânnhà đầu tư, dự án còn đóng góp vào việc tiết kiệm được chi phí sản xuất cũng nhưkinh phí đầu tư cho các doanh nghiệp may Việt Nam do:

 Phục hồi máy cũ với chi phí rất thấp so với đầu tư máy mới

 Các doanh nghiệp có thể đầu tư với mục tiêu tăng năng suất và chất lượngvới các máy móc được nâng cấp tự động hóa tại Việt Nam với giá thành rẻ, hợpvới khả năng tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

 Tham gia vào thị trường cung cấp máy may bằng cách đưa ra thêm 1 lựachọn cho khách hàng, nhằm chống lại phần nào hiện tượng độc quyền giá vàmột số tiêu cực

 Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng máy của toàn ngành may do việc thulại máy của các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả hoặc thừa máy và bán lạicho các doanh nghiệp có nhu cầu

 Góp phần gắn kết công việc nghiên cứu công nghệ của các trường đại học,cụ thể là khoa cơ khí và khoa điện tử của trường Đại Học Bách Khoa với nhucầu thực tế qua việc đặt hàng và chuyển giao công nghệ

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: “Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máyđại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tại TP.HCM”, bao gồm:

 Nghiên cứu nhu cầu của thị trường  Nghiên cứu khả thi về kỹ thuật

 Đánh giá dự án ( đánh giá khả thi về kinh tế ):

+ Phân tích tài chánh: xác định hiệu quả kinh tế của dự án mang lại cho nhàđầu tư, giúp nhà đầu tư ra quyết định đầu tư

+ Phân tích kinh tế : xác định hiệu quả kinh tế của dự án mang lại cho nhànước, gíup nhà đầu tư củng cố quyết định đầu tư, xin giấy phép thành lập, làmluận chứng vay vốn

THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Trang 4

1.4.1 Giới hạn của đề tài:

Trong 3 mục tiêu của đề tài được nêu ở trên thì 2 công việc: “Nghiên cứu nhu cầuthị trường” và “Đánh giá dự án” sẽ được học viên thực hiện độc lập và tương đốihoàn chỉnh, còn công việc “Nghiên cứu khả thi về kỹ thuật” sẽ được thực hiện nhưsau:

 Thiết kế qui trình công nghệ, thiết kế xây dựng nhà máy: đặt hàng, nhận chuyểngiao từ: khoa cơ khí trường ĐH Bách Khoa, các công ty khác.

 Thiết kế qui trình sản xuất : học viên thực hiện theo lý thuyết “Qủan lý sản xuất”

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:

 Về vị trí địa lý: khảo sát ở Thành phố HCM và một số tỉnh lân cận Về đối tượng nghiên cứu nhu cầu: tất cả các lọai hình doanh nghiệp

1.4.3 Thời gian thực hiện dự án

Thời gian thực hiện dự án được dự kiến là 8 năm ( dựa theo: thời gian khấu haomáy móc dự kiến 8 năm) và thời điểm bắt đầu là năm 2005

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu được thể hiện trong ( hình 1.1 )

- Nhu cầu thị trường được xác định thông qua việc thống kê-dự báo và khảo sát trựctiếp bằng bảng câu hỏi, đặc trưng cho nhu cầu thị trường là ‘Đường cầu’

- Từ việc thiết kế qui trình sản xuất có thể xác định được mối quan hệ giữa chi phívà sản lượng, được biểu diễn bằng ‘Trường giá trị đóng góp’ ( GTĐG )

- Kết hợp đồ thị ‘Đường cầu’ và ‘Trường giá trị đóng góp’có thể xác định ‘Qui môsản xuất tối ưu’, từ đó xác định ‘Lượng bán tối ưu’ và ‘Giá bán tối ưu ‘

- Từ các số liệu: dự báo nhu cầu, doanh thu, các chi phí tiến hành phân tích tàichính, phân tích kinh tế dự án

 Qui trình nghiên cứu

Khảo sát nhu cầutiềm năng

Khảo sát bằngquestionairs

Trang 5

Hình 1.1: Qui trình nghiên cứu

Chương II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Ch-III: NHU CẦU THỊTRƯỜNG

Thống kê các chi tiếtcần thay thế

Nhận chuyển giaocông nghệ Tự động

Xây dựng qui trìnhcông nghệCh-IV: THIẾT KẾ QUI

TRÌNH SX

Các chi phíDoanh thu

Dự báo nhu cầu

Ch-VI: KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT

Đường

Qui mô sản xuất tối ưu

Trang 6

2.1 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU

2.1.1 Phương pháp hồi qui [ 8 ]

Phương pháp hồi qui đa biến là một kỹ thuật nghiên cứu được sử dụng phổ biếntrong kinh tế lượng nhằm xây dựng mối quan hệ tuyến tính giữa các yếu tố kinh tế.Phương pháp này cho phép xác định sự thay đổi của biến cần nghiên cứu (biến phụthuộc) dựa vào sự thay đổi của một hoặc nhiều biến nguyên nhân (biến độc lập).Các biến trong mô hình hồi qui được thu thập theo thời gian.

Mô hình toán

Yt= A0 + AiXt + t ( 2.1 )

Trong đó : Yt : biến phụ thuộcXt : biến độc lậpA0 : tung độ gốcAi : hệ số độ dốct : sai số ngẫu nhiên.

Việc ước lượng các hệ số A0, Ai trong phương trình hồi qui theo phương pháp bìnhphương tối thiểu dựa trên cơ sở các dữ liệu thống kê trong quá khứ Mức độ chínhxác của phương pháp này thể hiện ở tổng bình phương độ lệch giữa giá trị lý thuyếthàm hồi quy và giá trị thực tế của chuỗi các tham số theo thời gian là nhỏ nhất.Mức độ thích hợp của mô hình được đánh giá dựa trên chỉ số R2, Khi R2 càng tiếntới 1 thì mô hình hồi qui càng thích hợp với các giá trị thực nghiệm.Việc kiểm địnhmô hình dựa trên tstat, hoặc P-value, với n dữ liệu, bậc tự do là k, độ tin cậy (1 - )thì mô hình phù hợp khi tstat> tn-k,/2 hoặc P-value < .

Xây dựng phương trình hồi quy và kiểm định được thực hiện bằng phần mềmE.View

2.1.2 Phương pháp chuỗi thời gian [ 8 ]

Phương pháp dự báo dựa vào chuỗi thời gian của dữ liệu, dùng để biểu thị nhữngthay đổi của một đại lượng nghiên cứu theo thời gian qua việc phân tích và dự đoánxu thế của biến số trong tương lai dựa trên những dữ liệu theo thời trong quá khứ.

Trang 7

Phương pháp này chỉ cho phép tiến hành các dự báo ngắn hạn Mô hình chuỗi thờigian được cấu thành từ ba yếu tố :

 Xu thế phát triển dài hạn của đại lượng nghiên cứu Những dao động có tính chu kỳ

 Yếu tố ngẫu nhiên.

Trong các phương pháp dự báo theo chuỗi thời gian, mô hình trung bình trượt kết

hợp tự hồi qui – ARIMA hay phương pháp Box –Jenkins được sử dụng phổ biến.

2.1.3 Phương pháp dự báo theo tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô

Căn cứ vào dữ liệu của năm gốc thường chọn là năm hiện tại và tỷ lệ tăng trưởng dựbáo Kết quả dự báo là số liệu của năm gốc cộng với mức tăng trưởng đến năm cầndự báo Để dự báo tỷ lệ tăng trưởng người ta dựa vào kết quả thống kê trong quákhứ, xu thế phát triển và ý kiến của các chuyên gia trong ngành về lĩnh vực cần dựbáo Phương pháp này thường được sử dụng trong thực tế để dự báo ngắn hạn vàtrung hạn, dễ ước lượng, tính toán Khó xác định chính xác tỷ lệ tăng trưởng khi sốliệu trong quá khứ biến thiên nhiều.

2.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH [ 4 ]

Phân tích tài chính là đánh giá triển vọng tài chính, khả năng thành công và hiệuquả của dự án dưới góc độ của các tổ chức, cá nhân tham gia vào dự án Trong phântích tính khả thi của dự án người ta thường sử dụng ba nhóm phương pháp phân tíchlà: giá trị tương đương, suất thu lợi và tỷ số lợi ích/chi phí Trong luận văn này chỉsử dụng hai nhóm phương pháp phổ biến là giá trị tương đương và suất thu lợi.

2.2.1 Các phương pháp phân tích tài chính

Nhóm phương pháp giá trị tương đương: Nhóm phương pháp giá trị tương đương

gồm ba phương pháp là:

 Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value) Chuỗi giá trị đều hàng năm (AW – Annual Worth) Giá trị tương lai (FW – Future Worth).

Nội dung của nhóm phương pháp này là quy đổi toàn bộ dòng tiền tệ thu nhập vàdòng tiền tệ chi phí của dự án về một giá trị hiện tại, hoặc thành một chuỗi giá trị

Trang 8

đều hàng năm, hoặc một giá trị tương lai với mức chiết khấu được chọn Trong thựctế chiết khấu được chọn thường là suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được MARR(Minimum Attractive Rate of Return) Dự án được xem là đáng giá khi NPV, AW,FW  0.

Trong luận văn này phương pháp giá trị hiện tại ròng được sử dụng để phân tíchhiệu quả tài chính của dự án, phương pháp này được giới thiệu chi tiết dưới đây.

Phương pháp giá trị hiện tại ròng

Giá trị hiện tại ròng là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng thu nhập và giá trị hiệntại của dòng chi phí đã được chiết khấu với một lãi suất yêu cầu thích hợp NPVđược tính theo công thức :

0 (1 ) ( 2.2 )Trong đó : Bt : lợi ích ở năm thứ t

Ct : chi phí ở năm thứ ti : suất chiết khấu yêu cầu

t : thứ tự năm hoạt động của dự ánN : số năm hoạt động của dự án.Đánh giá dự án theo NPV: dự án đáng giá khi NPV  0

So sánh nhiều dự án theo NPV: nếu có nhiều dự án loại trừ nhau thì dự án có NPVdương lớn nhất sẽ được chọn.

2.2.2 Các quan điểm phân tích tài chính

Phân tích tài chính dự án được xây dựng theo những quan điểm khác nhau của cáctổ chức, cá nhân có liên quan đến dự án cho phép đánh giá dự án có hấp dẫn nhữngnhà đầu tư và những nhà tham gia thực hiện dự án hay không Do đó luận văn tậptrung phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư (ngân hàng) và quan điểm chủđầu tư.

2.2.2.1 Phân tích theo quan điểm tổng đầu tư

Quan điểm tổng đầu tư còn gọi là quan điểm ngân hàng Theo quan điểm này, dự ánđược xem như một hoạt động có khả năng tạo ra những lợi ích tài chính và thu hútnhững nguồn chi phí tài chính rõ ràng Các nhà phân tích xem xét toàn bộ dòng chi

Trang 9

phí, lợi ích thu được trong đó có tính đến chi phí cơ hội của những thành phần tàichính đóng góp vào dự án

Phân tích theo quan điểm tổng đầu tư được trình bày như sau :

A = Lợi ích tài chính trực tiếp - Chi phí tài chính trực tiếp - Chiphí cơ hội của tài sản hiện có đóng góp vào dự án ( 2.3 )

Suất chiết khấu được sử dụng trong phân tích theo quan điểm tổng đầu tư là giá sửdụng vốn trung bình WACC của dự án Trong đó WACC là trung bình trọng của giásử dụng vốn của chủ đầu tư và lãi vay.

2.2.2.2 Phân tích theo quan điểm chủ đầu tư

Phân tích theo quan điểm chủ đầu tư hay quan điểm cổ đông, các nhà phân tích xemxét dòng tài chính chi cho dự án và các lợi ích thu được, đi kèm với chi phí cơ hộicủa vốn cổ đông góp vào dự án; coi vốn vay là khoản thu, trả vốn vay và lãi làkhoản chi.

B = A + Vốn vay - Trả lãi và nợ vay ( 2.4 )

Suất chiết khấu được sử dụng theo quan điểm này là giá sử dụng vốn của chủ đầutư.

2.2.3 Phân tích rủi ro

Rủi ro là sự sai lệch giữa giá trị ước tính hay kế hoạch so với giá trị thực tế Việcphân tích rủi ro của dự án nhằm cung cấp thông tin về các khả năng có thể xảy raảnh hưởng đến hiệu quả dự án Nguồn gốc của rủi ro là do sai số dự báo của các yếutố nhập lượng và xuất lượng của dự án, sự không chắc chắn liên quan đến loại hìnhđầu tư kinh doanh, tình hình kinh tế chính trị xã hội, sự thay đổi của công nghệ vàthiết bị Do đó, các dự án đều có rủi ro nhất định tùy vào sự thay đổi của môi trườngvà mức độ tin cạây của các thông tin dự báo Phần này chúng tôi giới thiệu baphương pháp phân tích rủi ro đang được sử dụng phổ biến hiện nay là phân tích độnhạy, phân tích tình huống và phân tích rủi ro bằng mô phỏng.

Trang 10

2.2.3.1 Phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy là phân tích những ảnh hưởng của sự thay đổi các yếu tố đầu vàođến hiệu quả của dự án Trước hết, ta chọn các tham số có khả năng ảnh hưởng đếnkết quả dự án, sau khi tiến hành phân tích xác định các tham số nhạy cảm, là nhữngtham số mà khi thay đổi sẽ tác động nhiều đến kết quả dự án

2.2.3.2 Phân tích tình huống

Trên cơ sở phân tích độ nhạy, chúng ta xác định các tham số quan trọng ảnh hưởngđến kết quả dự án Phân tích tình huống nhằm giúp cho việc đánh giá tác động đồngthời của nhiều tham số và sự tương tác của chúng lên kết quả cần nghiên cứu Sauđó chọn ra các tình huống tốt nhất, trung bình và xấu nhất có thể xẩy ra đối với cáctham số để phân tích hiệu quả dự án mà cụ thể là giá trị NPV và IRR.

2.2.3.3 Phân tích rủi ro bằng mô phỏng

Trong phần này chúng tôi dùng phương pháp mô phỏng Monte Carlo để phân tíchrủi ro của dự án Việc phân tích bằng mô phỏng cho phép nghiên cứu đồng thời ảnhhưởng của các tham số liên quan đến kết quả dự án trên cơ sở phân phối xác suất.Đầu tiên chúng ta phải xây dựng mô hình của dự án, sau đó xác định phân phối xácsuất cho cho tham số không chắc chắn tham gia trong mô hình dựa trên các dữ liệuthu thập được trong quá khứ và cuối cùng là chọn số lần chạy mô phỏng đủ lớn đểkết quả đạt được độ tin cậy mong muốn Kết quả mô phỏng cho phép xác định xácsuất thành công của dự án dựa trên các tiêu chuẩn đã chọn Khi chạy mô phỏng môhình trên máy tính, máy sẽ thực hiện tạo chuỗi ngẫu nhiên cho các tham số để xácđịnh giá trị thử nghiệm của mô hình Tiến trình trên sẽ được thực hiện đến số lầnthử mong muốn Để thực hiện phân tích rủi ro bằng mô phỏng chúng tôi sử dụngphần mềm @RISK ( Tài liệu tham khảo 9 )

2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ [ 7 ]

Phân tích kinh tế là một nội dung quan trọng trong phân tích dự án Phân tích kinhtế có các tác dụng sau đây:

Trang 11

 Đối với nhà đầu tư: phần phân tích kinh tế là căn cứ chủ yếu để nhà đầu tư thuyếtphục các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dự án và thuyết phục ngân hàng chovay vốn

 Đối với Nhà nước: phân tích kinh tế là căn cứ chủ yếu để quyết định có cấp giấyphép đầu tư hay không

 Đối với các ngân hàng: phân tích kinh tế là cơ sở để ngân hàng quyết định có tàitrợ vốn hay không

Giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế có những điểm khác biệt nhất định.Xét về mặt quan điểm, giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế có những khácbiệt sau đây:

- Phân tích tài chính chỉ mới xét trên tầng vi mô còn phân tích kinh tế sẽ phải xéttrên tầng vĩ mô

- Phân tích tài chính mới xét trên góc độ của chủ đầu tư còn phân tích kinh tế phảixuất phát từ quyền lợi của cả quốc gia

- Mục tiêu chính của nhà đầu tư là tối đa hoá lợi nhuận nhưng không đảm bảomang lại giá trị kinh tế cho quốc gia thậm chí còn có thể có hại

Do đó mặc dù đã tiến hành phân tích tài chính rồi, dự án đôi lúc cần phải tiếnhành phân tích kinh tế, và như đã trình bày đây chính là căn cứ để Nhà nước cấpgiấy phép đầu tư và ngân hàng tài trợ cho dự án

Như vậy khi phân tích kinh tế dự án, người phân tích phải đặt mình vào vị trí củangười thẩm định dự án để xem xét vấn đề

Do có sự khác nhau về mặt quan điểm nên trong tính toán cũng có nhiều điểmkhác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế Phân tích kinh tế khôngtách rời khỏi phân tích tài chính mà giữa chúng có những mối liên hệ nhất định vìcác yếu tố đầu vào và đầu ra nói chung là giống nhau

2.3.1 Phương pháp xác định tỷ lệ sinh lời kinh tế ERR (Economic Rate ofReturn)

Trang 12

Đối với các dự án thay thế nhập khẩu, sự đóng góp của dự án vào nền kinh tế chínhlà giá trị mà xã hội đáng lẽ phải trả cho sản phẩm của dự án thay vì phải nhập khẩu.Khi tính toán, các khoản thu nhập, chi phí được đưa về hiện giá vì các khoản nàyxảy ra ở các thời điểm khác nhau Cách tính được dựa vào các kết quả phân tính tàichính và tiến hành một số điều chỉnh cần thiết sau:

a Doanh thu kinh tế:

Để tính doanh thu kinh tế, giá bán sản phẩm lấy theo giá CIF cảng Việt Namcủa sản phẩm cùng loại nhập khẩu cộng thêm các lệ phí phải trả cho các ngân hàng

b Chi phí kinh tế

- Nguyên liệu: với nguyên liệu nhập khẩu tính theo giá CIF, nguyên liệu xuấtkhẩu tính theo giá FOB và không tính các loại thuế trong các chi phí này - Nhân công trực tiếp: đối với nhân công có chuyên môn, chi phí vẫn để

nguyên, còn đối với nhân công không chuyên môn, chỉ tính bằng 50%.

- Nhiên liệu năng lượng: tính theo giá CIF trừ đi thuế, chi phí nước được giữnguyên.

- Chi phí bao bì: chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, không điều chỉnh.

- Nhân công gián tiếp: được xem như có chuyên môn nên để nguyên.

- Các chi phí khác như: thuê mướn nhà cửa, bảo hiểm xã hội, quản lý hànhchánh, chuyên chở, bốc xếp không phải điều chỉnh

c Chi phí đầu tư:

- Chi phí ban đầu: không điều chỉnh

- Chi phí về đất: nếu đất đang sử dụng thì giữ nguyên (như đất công nghiệp,nông nghiệp,…) còn nếu là đất hoang thì lấy giá trị bằng 0

- Chi phí xây dựng cơ bản Nếu chi phí này lớn thì chia thành hai phần để điềuchỉnh Vật liệu, xe máy lấy theo giá mua, thuê trừ các khoản thuế Nhân côngđược điều chỉnh như trên

- Chi phí máy móc thiết bị: đối với máy móc thiết bị nhập khẩu lấy theo giáCIF, các thiết bị nội địa lấy bằng giá mua trừ đi các khoản thuế

- Chi phí lắp đặt thiết bị: không điều chỉnh vì chủ yếu là trả cho công nhân cóchuyên môn

Trang 13

- Vốn lưu động: các khoản phải thu, khoản phải trả, các khoản dự trữ không cógiá trị kinh tế, không điều chỉnh

Để tính thu chi, lời lỗ kinh tế, lập bảng sau: Bảng 2-1 Tính l i kinh t ời kinh tế ế

Để tính tỷ lệ sinh lời kinh tế (ERR), lập bảng sau và đưa về hiện giá

Bảng 2-2 Tính t l sinh l i kinh t ỷ lệ sinh lời kinh tế ệ sinh lời kinh tế ời kinh tế ế

Năm thựchiện

Số thu(1)

Số chi(2)

Kết số(2) – (1)

Hiện giá thuầnChiết khấu

Chiết khấu %

2.3.2 Phương pháp xác định giá trị hàng hoá gia tăng

Giá trị sản phẩm hàng hoá gia tăng, gọi tắt là giá trị gia tăng của một dự án baogồm:

Trang 14

- Giá trị gia tăng trực tiếp: là giá trị do chính hoạt động của dự án sinh ra

- Giá trị gia tăng gián tiếp: là những giá trị gia tăng thu được từ các dự án kháchoặc các hoạt động kinh tế khác do phản ứng dây chuyền mà dự án sinh ra Giá trị gia tăng = Giá trị gia tăng trực tiếp + Giá trị gia tăng gián tiếp

Sau khi tính được giá trị gia tăng, tiếp tục tính một số chỉ tiêu liên quan và lậpbảng sau:

Bảng 2-3 Tính các ch tiêu kinh t ỉ tiêu kinh tế ế

1 Giá trị gia tăng

2 Giá trị gia tăng/tổng vốn đầu tư 3 Giá trị gia tăng/tổng giá trị hàng

hoá và dịch vụ mua ngoài.

Mô hình Trường lợi nhuận giúp xác định “Sản lượng tối ưu” từ đó có thể lựa chọnqui mô sản xuất tối ưu cho dự án Ngòai ra nó còn giúp cho doanh nghiệp họachđịnh chiến lược kinh doanh sau này dựa trên ‘lượng bán tối ưu’ và ‘giá bán tối ưu’

Trang 15

Mô hình trường lợi nhuận được xây dựng dựa trên: Đường giá trị đóng góp vàđường cầu

Đường giá trị đóng góp

Phương trình lợi nhuận: LN = p*q – C(q) = p*q – Cbđ*q – C0 ( 2.5 ) Trong đó: + p: giá bán

+ q: lượng bán + C(q): tổng chi phí, + C0 : chi phí cố định

+ Cbđ : chi phí biến đổi bình quân

Là đường nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp Sản lương tối ưu:

Là mức sản lượng mà tại đó đường cầu tiếp xúc hoặc cắt với 1 đường giá trị đónggóp có giá trị lớn nhất của trường Giá trị đóng góp

Đường cầu

Trang 16

2.5.1 Sơ đồ cấu trúc tổng quát của nhà máy cơ khí

Sơ đồ cấu trúc tổng quát là cơ sở để quy hoạch tổng mặt bằng nhà máy, được xâydựng theo mối quan hệ sản xuất trong nhà máy, dưới dạng sơ đồ khối, ví dụ: mơhình xí nghiệp, mơ hình sản xuất, mơ hình cơng nghệ Hình 2.1 là ví dụ về mơ hìnhxí nghiệp.

Hình 2.2 Sơ đồ cấu trúc tổng quát của nhà máy cơ khí dưới dạng mơ hình xí nghiệp A: Các phân xưởng chính  B: Các phân xưởng phụ, bộ phận

 C: Các bộ phận phục vụ

2.5.2 Thiết kế phân xưởng cơ khí

2.5.2.1 Tổng quát về phân xưởng cơ khí

Trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối, nhiều phân xưởng cơ khí được chuyênmơn hố theo từng loại chi tiết ghi cơng, máy dùng trong các phân xưởng này chủyếu là chuyên dùng.

Chế tạo phôi

Gia công cơ

Lắp ráp Nhiệt luyện

Chế tạo d/cụ Sửa chữa cơ điệnKho phôi

Kho bán th/phẩm Kho sản phẩm

Các phòng ban chức năng

Trang 17

Trong điều kiện sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ, phân xưởng cơ khí có tínhchất độc lập, máy dùng ở phân xưởng này là vạn năng, nhiều khi phân xưởng cơ khílại được bố trí kết hợp với phân xưởng lắp ráp hoặc các phân xưởng cơ khí được tổchức theo công nghệ nhóm (Group Technology) như: phân xưởng cơ khí gia côngnhóm trục, phân xưởng cơ khí gia công nhóm hộp… với các thiết bị trang bị côngnghệ linh hoạt (điều chỉnh thích nghi theo từng chi tiết của nhóm ).

Thông thường: cấu trúc của phân xưởng cơ khí gồm có:

 Bộ phận sản xuất: gian máy cắt, gian nguội, gian kiểm tra chất lượng gia công… Bộ phận phụ: gian chuẩn bị phôi, gian mài dụng cụ cắt, kho bán thành phẩm, khothành phẩm…

 Bộ phận phục vụ và sinh hoạt: văn phòng, phòng sinh hoạt…

Phân xưởng cơ khí được phân loại theo các yếu tố khác nhau và đặc trưng như: theo

loại sản phẩm, theo kết cấu và trọng lượng sản phẩm, theo công nghệ chế tạo, theokiểu loại và số lượng máy cắt của phân xưởng cơ khí, theo dạng sản xuất

Bảng 2.4 Phân lo i phân x ng c khí theo s l ng máy c t ại phân xưởng cơ khí theo số lượng máy cắt ưởng cơ khí theo số lượng máy cắt ơ khí theo số lượng máy cắt ố lượng máy cắt ượng máy cắt ắt

Bảng 2.5 phân loại xưởng cơ khí theo dạng sản xuất

Dạng sản xuất Sản lượng hàng năm (N) của từng loại chi tiết tuỳ theotrọng lượng (Q)

Trang 18

Loại lớn N=5000…50000 N=500…5000 N=300…1000

2.5.2.2 Các bước thiết kế phân xưởng cơ khí.

Nói chung, công việc thiết kế/ quy hoạch phân xưởng cơ khí cần theo thứ tự nhưsau để đảm bảo thời hạn và chất lượng công việc.

1 Thiết kế và kiểm nghiệm quá trình công nghệ gia công các loại chi tiếtcủa sản phẩm cơ khí cần chế tạo, định mức thời gian gia công cho từngloại chi tiết của sản phẩm.

2 Xác định tổng khối lượng lao động (tổng giờ máy, tổng giờ người cầnthiết để gia công các loại chi tiết theo số lượng yêu cầu của chưông trìnhsản xuất ).

3 Xác định số máy cần thiết và nhu cầu về năng lượng (điện , hơi…) chosản xuất.

4 Xác định nhu cầu về vật liệu, dụng cụ, gá lắp, kho tàng, vận chuyển, sữachữa…

5 Xác định nhu cầu về lao động (công nhân sản xuất, công nhân phụ, lựclượng gián tiếp…) xác định bậc thợ, số lượng từng loại thợ theo từng bậcthợ.

6 Xác định nhu cầu về diện tích (diện tích sản xuất, công nhân phụ, lựclượng gián tiếp…), xác định bậc thợ, số lượng từng loại thợ theo từngbậc thợ.

7 Bố trí mặt bằng phân xưởng cơ khí.

8 Xác định kết cấu nhà xưởng và thiết bị nâng chuyển

9 Xác định các số liệu đặc trưng về năng lực và hiệu quả sản xuất của phânxưởng cơ khí (chi phí gia công, giá thành công, năng suất gia công…)

Trang 19

 Số lượng cần chế tạo từng loại chi tiết (i) có trong kết cấu của sản phẩm cơ khí,theo chương trình sản xuất của phân xưởng được xác định như sau:

Ni = No.mi (l + )(l + ) {chi tiết/năm} ( 2.7 )

Trong đó: No là sản lượng sản phẩm theo chương trình/ định hướng sảnxuất của nhà máy (chiếc/năm), mi là số lượng chi tiết loại (i) có trong kết cấu củamột sản phẩm cơ khí,  là tỉ lệ về số chi tiết dự trữ loại (i) trong sản xuất của phânxưởng cơ khí (ví dụ: = 0.07),  là tỉ lệ về số chi tiết phế phẩm không tránh khỏitrong sản xuất của loại I (ví dụ: =0.05)

 Số lượng lao động đứng máy

RM = ∑tnc/ ( Fc KM ) ( 2.8 )Trong đó: - ∑tnc : tổng số thời gian nguyên công

- Fc : Vốn thời gian thực tế của 1 thợ đứng máy 1 năm - KM : hệ số cơ khí hóa tự động hóa

2.5.2.3 Nội dung công nghệ trong thiết kế/quy hoạch phân xưởng cơ khí

Về mặt công nghệ khi thiết kế quy hoạch phân xưởng cơ khí cần lưu ý giải quyết tốtmối quan hệ giữa giải pháp công nghệ và quy mô sản xuất những nguyên tắc thiếtkế/quy hoạch dây truyền gia công về các mặt kỹ thuật, thời gian và không giannhằm đảm bảo gia công các chi tiết của sản phẩm cơ khí với chi phí và giá thànhcông nghệ ít nhất

Giải pháp công nghệ gia công chi tiết của phân xưởng cơ khí phụ thuộc quy mô và

điều kiện sản xuất thực tế Hiện nay có hai phương pháp về giải pháp công nghệ áp

dụng là: tập trung nguyên công và phân tán nguyên công.

Tập trung nguyên công là bố trí nhiều bước công nghệ trong một nguyên công,

như vậy tính chất của nguyên công là phức tạp, nhưng số lượng các nguyên công lạiít, do bố trí gia công nhiều bề mặt trong một lần gá phôi trên một trạm công nghệ(máy/thiết bị ) có mức độ cơ khí hoá/tự động hoá cao (máy tổ hợp nhiều trục , trungtâm gia công CNC…).

Trang 20

Phân tán nguyên công là bố trí ít bước công nghệ trong một nguyên công, nghĩa là

tính chất của từng nguyên công sẽ đơn giản hơn, nhưng số lượng các nguyên cônglại nhiều hơn do bố trí gia công tuần tự và lần lượt từng bề mặt trên chi tiết quanhiều lần gá phôi và trên nhiều trạm công nghệ (máy/thiết bị ) khác nhau với mứcđộ chuyên môn hoá phù hợp (ví dụ: máy vạn năng kết hợp gá lắp chuyên dùng, máychuyên dùng đơn giản…)

Giải pháp công nghệ đang được coi là hiện đại và hiệu quả nhất là tập trung nguyên

công cao trên các máy, trung tâm gia công , tế bào gia công điều khiển CNC: tuy

vậy, giải pháp này đòi hỏi phải có vốn đầu tư rất lớn và khi chuẩn bị công nghệ phảilưu ý khai thác và tận dụng triệt để tiềm năng kỷ thuật và công nghệ của nó nhằmđạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất.

2.5.2.4 Xác định các thông số cơ bản của phân xưởng cơ khí

Những thông số cơ bản cần được xác định khi thiết kế/quy hoạch phân xưởng cơkhí là:

- Độ lớn lô chi tiết (Ni).

- Khối lượng lao động quy ra giờ máy, giờ người hàng năm.

- Số lượng thiết bị công nghệ (máy cắt, bàn nguội, bàn kiểm tra…)- Số lượng lao động (thợ đứng máy, thợ nguội, công nhân phụ, lực

lượng gián tiếp…)- Diện tích phân xưởng.

Chương III: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

3.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MÁY MAY CÔNG NGHIỆP

3.1.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của ngành dệt may Việt Nam

Ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành công nghiệp có truyền thốnglâu đời của nước ta Từ khi ra đời, trải qua hơn 4 thập niên, ngành công nghiệp dệtmay đã không ngừng phát triển cả về qui mô, công nghệ, chất lượng, mẩu mã …

Trang 21

Tuy có những bước thăng trầm khác nhau trong quá trình phát triển, nhưng có thểchia sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may thành 3 giai đoạn chính như sau : Giai đoạn 1954 – 1975

Đây là giai đoạn mà ngành công nghiệp dệt may được bắt đầu hình thành và pháttriển tại nước ta Do đất nước bị chia cắt nên lúc này ngành công nghiệp dệt may tạimiền nam và miền bắc có những bước hình thành và phát triển khác nhau :

- Tại miền Bắc : hình thành các nhà máy , xí nghiệp dệt, may lớn thuộc nhà nước

như : dệt Nam Định , Dệt 8/3 , Dệt kim Đông Xuân … Các xí nghiệp dệt này đãsản xuất ra vải để phục vụ cho nhu cầu quốc phòng trong chiến tranh và nhu cầumặc ấm của nhân dân miền Bắc Máy móc đa số là lạc hậu do đó năng suất thấp,chất lượng kém, mẫu mã đơn điệu.

- Tại miền Nam : hình thành lên một số nhà máy, xí nghiệp dệt - may lớn do tư

nhân làm chủ với các máy móc được nhập từ Châu Âu, Nhật,… năng suất cao sảnxuất ra các loại vải chất lượng và đa dạng về mẫu mã phục vụ chủ yếu cho nhu cầucủa dân chúng miền nam.

 Giai đoạn 1975-1986 Sau khi đất nước thống nhất, thực hiện cải tạo côngthương nghiệp do đó các công ty, xí nghiệp dệt may tại miền Nam đều được quốchữu hóa Lúc này ngành công nghiệp dệt may do nhà nước làm chủ Sản phẩm củangành dệt may trong giai đoạn này chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu quốc phòng vàmặc ấm của nhân dân Năng suất lúc này thấp, chất lượng kém, mẩu mã nghèo nàn,máy móc thì xuống cấp trầm trọng Các xí nghiệp dệt, may chỉ hoạt động cầmchừng, sản xuất theo kế hoạch được phân bổ từ trên xuống, không chú trọng đếnchất lượng sản phẩm.

 Giai đoạn 1986 đến nay

Sau khi chính phủ và Đảng ta thực hiện công cuộc đổi mới, cải cách nền kinh tế,chấp nhận nhiều thành phần kinh tế và mở cửa cho đầu tư nước ngoài thì cùng vớicác ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp dệt may đã có những bước tiếnvượt bậc Cùng với sự cải tạo đầu tư mới của các xí nghiệp dệt may nhà nước thìnhiều xí nghiệp dệt tư nhân và nước ngoài đã được hình thành với các máy móc,thiết bị công nghệ hiện đại nhất từ Châu Âu, Châu Á như: Đức, Nhật Bản, Hàn

Trang 22

quốc, Đài Loan … góp phần tăng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa mẩu mã.Chất lượng sản phẩm dệt may của Việt Nam đã dần dần bắt kịp các nước trong khuvực.

Ngành dệt may lúc này không những đáp ứng đủ yêu cầu mặc đẹp của nhân dântrong nước mà còn góp phần tạo ra hàng trăm nghìn việc làm và kim nghạch xuấtkhẩu của ngành luôn tăng cao ( đứng hàng thứ hai chỉ sau dầu hỏa ) :

- Năm 1991 : 150 triệu đô la Mỹ - Năm 1997 : 1.502 triệu đô la Mỹ- Năm 1992 : 211 triệu đô la Mỹ - Năm 1998 : 1.450 triệu đô la Mỹ- Năm 1993 : 350 triệu đô la Mỹ - Năm 1999 : 1.750 triệu đô la Mỹ- Năm 1994 : 550 triệu đô la Mỹ - Năm 2000 : 1.900 triệu đô la Mỹ- Năm 1995 : 850 triệu đô la Mỹ - Năm 2001 : 1.975 triệu đô la Mỹ- Năm 1996 : 1.150 triệu đô la Mỹ - Năm 2002 : 2.750 triệu đô la Mỹ - Năm 2003 : 3.600 triệu đô la Mỹ

( Nguồn: Số liệu thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam )

Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11% / năm Theo dự kiến của Tổng công ty dệtmay, cho đến năm 2005 ngành dệt may Việt nam sẽ xuất khẩu hàng hóa trị giákhoảng 4-5 tỷ, và đến 2010 là 7 tỷ Các doanh nghiệp dệt may nhà nước vẫn giữ vaitrò chủ đạo, chiếm tỉ trọng lớn nhất khoảng 80% Tuy nhiên trong những năm saunày thì tỉ trọng đầu tư của tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài vào ngành dệt mayđã có sự gia tăng nhanh chóng

3.1.2 Giới thiệu về các doanh nghiệp may Việt Nam

Hiện nay ngành dệt may có khoảng 1030 doanh nghiệp bao gồm: T heo hình thức sở hữu ( đến tháng 3-2002 ) : 1030

- Doanh nghiệp nhà nước: 231

- Doanh nghiệp tư nhân và cổ phần: 446

- Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngòai ( DNVNN): 353

 Phaân theo l ĩnh vực : Việt Nam DNVNN Tổng số

- Doanh nghiệp Dệt: 159 114 273- Doanh nghiệp May: 381 251 596- Doanh nghiệp thương mại và dịch vụ: 140 22 162

680 381 1031

Trang 24

( Nguồn: số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam – tháng 2/2003 )

3.1.3 Giới thiệu về máy may công nghiệp và các nhà cung cấp máy may côngnghiệp

3.1.3.1 Các lọai máy may công nghiệp và tỷ lệ sử dụng:

Dưới đây là các lọai máy may công nghiệp được sử dụng phổ biến trong các xínghiệp may

Bảng 3.2: Các lọai máy may công nghiệp và tỷ lệ sự dụng

Máy đính nútMáy đính bọMáy cuốn sườnMáy may zigzagMáy đánh bông

( Nguồn: công ty Juki )

SirubaKingtex Các hãng khác

Trang 25

(Nguồn: thống kê của công ty Juki )

3.2 LỰA CHỌN SẢN PHẨM CHO DỰ ÁN

Như đã trình bày ở phần trên ta thấy: máy may 1 kim hiệu Juki là máy chiếm tỷ lệcao nhất, trên thực tế đây là lọai máy phổ thông rất được khách hàng ưa chuộng, cócấu tạo không phức tạp lắm, có 1 số chi tiết thông dụng có thể chế tạo tại Việt nam,và Trường Đại học Bách Khoa TP HCM đã nghiên cứu nâng cấp thành công trênmáy 1 kim Juki, nên chúng tôi chọn lọai máy này là máy sẽ được đại tu và nâng cấptự động hóa trong đề tài này

3.3 NGHIÊN CỨU NHU CẦU

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu nhu cầu

3.3.1.1 Đối với máy cần đại tu

Thống kê số máy cótại năm t -1

Nhu cầu đầu tưmáy ở năm t

Tuổi thọ kỹ thuật

Nhu cầu tiềm năng của máy cần đại tu tại năm t

Độ chấp nhận của khách

Dự báo

Kim ngạch XKDệt-may ở năm t

Nhu cầu đối với máy cần đại tu tại năm t

Trang 26

Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu nhu cầu đối với máy cần đại tu

3.3.1.2 Đối với máy nâng cấp tự động hóa

Hình 3.2: Qui trình nghiên cứu nhu cầu đối với máy cần nâng cấp tự động hóa Trong đó:

+ Tổng số máy hiện có: xác định bằng khảo sát và thống kê

+ Nhu cầu đầu tư máy ở năm t: xác định bằng phương pháp dự báo+ Tuổi thọ kỹ thuật: xác định bằng cách khảo sát và phỏng vấn trực tiếp+ Mức độ chấp nhận của khách hàng: khảo sát bằng bảng câu hỏi

3.3.2 Dự báo nhu cầu

3.3.2.1 Khảo sát số liệu thống kê

 Thống kê số lượng máy may nhập khẩu từ năm 1991 - 2002

Nhu cầu đối với máycần đại tu tại năm t

Tổng số máy hiện cótại năm t

Nhu cầu tiềm năng đối với máy TĐH tại năm t

Nhu cầu đối với máy TĐH tại năm t

Tỷ lệ tự động hóa tối

ưu

Mức độ chấp nhận của kh/h

Trang 27

Trước năm 1991 phần lớn máy may được sử dụng tại Việt Nam đều do các nướcĐông Âu sản xuất ( đến nay hầu như không còn ), sau năm 1991 khi Việt Nam thậtsự mở cửa thì những máy được sản xuất tại Nhật Bản và Tây Âu chiếm lĩnh thịtrường cung cấp máy may tại Việt Nam Dưới đây là số liệu thống kê số lượng máymay được nhập vào Việt nam từ năm 1991 - 2002

919293949596979899 2000 2001 2002( Năm )

Hình 3.3: Thống kê số lượng máy may nhập khẩu từ năm 91-2002

( Nguồn: Cục Hải Quan )

 Thống kê kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may

Hình 3.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ năm 91-2002

( Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam )

Trang 28

 Đánh giá sự tương quan nhu cầu đầu tư máy may và kim ngạch xuất khẩu hàngdệt may

Nhu cầu sử dụng máy may công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhu cầu đối vớisản phẩm may mặc Việt Nam là một nước đang phát triển, sản phẩm may mặc củaViệt Nam một phần đáp ứng nhu cầu nhu cầu trong nước và phần lớn là phục vụxuất khẩu trong đó hình thức gia công hiện nay chiếm tỷ trọng cao Vậy có thể nóirằng nhu cầu sử dụng máy may có mối quan hệ chặt chẽ với kim ngạch xuất khẩuhàng dệt may ra nước ngòai Đồ thị dưới đây ( tạo bởi phần mềm E-VIEW ) sẽchứng minh cho nhận định này

Hình 3.5: Đồ thị tương quan giữa số lượng máy may nhập khẩu và kim ngạch xuấtkhẩu hàng dệt may

( chú thích: đơn vị IMPT: cái – đơn vị EXPT: triệu đô la )

3.3.2.2 Xác định phương trình hồi qui giữa nhu cầu đầu tư máy may và kim ngạchxuất khẩu hàng dệt may

 Xây dựng mô hình và chạy hồi qui bằng phần mềm E-View- Biến IMPT: nhu cầu đầu tư máy may

Trang 29

- Biến EXPT: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may

Hình 3.6: Mô hình chạy hồi qui của biến IMPT va EXPT bằng phần mềm E-View Kết quả chạy hồi qui và đánh giá kiểm định

Hình 3.7: Bảng kết quả chạy hồi qui Phương trình hồi qui

IMPT = 16950,87 + 14,55*EXPT Kiểm định mô hình

Trang 30

Giả thiết H0:  =0 H1:  ≠0

- Pvalue ≈ 0 <  (0,05): các hệ số của mô hình được chấp nhận- R2= 0.86: mô hình giải thích tốt quan hệ của các biến

Vậy giữa nhu cầu đầu tư máy và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may có mối quan hệvới nhau như được thể hiện ở ‘Phương trình hồi qui’

3.3.2.3 Dự báo nhu cầu đầu tư máy cho các năm 2004-2012

 Dự báo tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 2004 – 2012

Theo “Chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam” do Hiệp Hội dệtmay Việt Nam xậy dựng thì mục tiêu của kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may củacác giai đọan như sau:

+ Đến năm 2005: 5000 triệu USD+ Từ 2006 – 2010: 7000 triệu USD

Quan sát đồ thị số liệu thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may từ 1991 –2002 ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng trưởng gần như tuyến tính nênta chọn đường tăng trưởng dự báo là tăng trưởng đều

010002000300040005000600070008000

Trang 31

IMPT = 16950,87 + 14,55*EXPT Nhu cầu đầu tư máy 1 kim ở TP.HCM và các tỉnh lân cận

= [Nhu cầu đầu tư máy cả nước]*[tỷ lệ x/ngh may ở TP.HCM]*[tỷ lệ máy 1 kim]Trong đó:

- [tỷ lệ x/ngh may ở TP.HCM]: 60% ( Bảng 3.1 )- [tỷ lệ máy 1 kim]: 65% ( Bảng 3.2 )

Bảng 3.4 Bảng dự báo nhu cầu đầu tư máy từ năm 2004 - 2012

Dệt May( triệu USD )

Nhu cầu đầu tưmáy cả nước( cái )

Nhu cầu đầu tưmáy 1 kim tạiTP.HCM

3.3.3 Khảo sát tuổi thọ kỹ thuật

Để biết được ‘số lượng máy tiềm năng’ cần được đại tu trong tổng số máyhiện có, chúng tôi thực hiện 1 cuộc điều tra ‘tuổi thọ kỹ thuật’ của máy may 1 kimJuki bằng cách phỏng vấn trực tiếp 1 số chuyên gia, cán bộ kỹ thuật lâu năm trongngành

 Những nguời được phỏng vấn:

Bảng 3.5: Những người được phỏng vấn để khảo sát ‘tuổi thọ kỹ thuật’ của máy

Tạ Công Duy Linh Trưởng kỹ thuật Công ty Juki

Phạm Trường Linh Trưởng kỹ thuật Cty Vinatex TP HCMNguyễn trọng Huân Trưởng kỹ thuật Cty Viet Tiến - TungShing

Lê Thanh Hương Trưởng kỹ thuật Cty TNHH Tân Sinh

Trang 32

 Nội dung phỏng vấn:

1 Theo ông/bà, máy cần được đại tu khi có tình trạng kỹ thuật như thế nào?2 Thời gian sử dụng máy bao lâu thì cần phải đại tu? ( đối với máy JUKI )

+ Điền kiện bảo dưỡng tốt: ………năm

+ Điền kiện bảo dưỡng trung bình: ………năm+ Điền kiện bảo dưỡng kém: ………năm Kết quả điều tra

1 Phần lớn các ý kiến cho rằng những biểu hiện kỹ thuật để có thể yêu cầuđại tu máy là:

+ Tróc, mòn sơn: gây bẩn sản phẩm

+ Rơ trụ kim, ổ máy: gây bắt mũi không đảm bảo+ Không bơm dầu hoặc chảy dầu: gây bẩn sản phẩm+ Tiếng ồn quá lớn

2 Thời gian máy cần được đại tu ( ‘tuổi thọ kỹ thuật’ )Bảng 3.6 Kết quả khảo sát ‘tuổi thọ kỹ thuật’ của máy

Bảo dưỡng kém Bảo dưỡng tb Bảo dưỡng tốt

Chúng tôi chọn ‘tuổi thọ kỹ thuật’ để nghiên cứu là: 7 năm

3.3.4 Nhu cầu tiềm năng của máy cần đại tu

Nhu cầu máy cần đại tu tại năm t sẽ được xác định bằng với số lượng máy đã đầu tưvào năm thứ ( t- [tuổi thọ kỹ thuật] )

Theo thống kê ở (Bảng 3.1) thì các doanh nghiệp may ở thành phố HCM Và cáctỉnh lân cận chiếm 60% tổng số máy trên cả nước (Bảng 3.2) số máy 1 kim chiếm65% trên tổng số máy

Như vậy nhu cầu tiềm năng của các máy 1 kim cần đại tu được tính như sau: = [số máy đầu tư năm (t-7)]*60%*65%

Trang 33

B ng 3.7: Nhu c u ti m n ng máy c n đ i tuảng 3.7: Nhu cầu tiềm năng máy cần đại tu ầu tiềm năng máy cần đại tu ềm năng máy cần đại tu ăng máy cần đại tu ầu tiềm năng máy cần đại tu ại phân xưởng cơ khí theo số lượng máy cắt

Tỷ lệ tự động hóa tối ưu là: 28%

3.3.5.2 Nhu cầu tiền năng

Nhu cầu tiềm năng năm hiện tại:

[Nhu cầu tiềm năng tại năm t] = [tổng số máy đầu tư tại năm t]*[tỷ lệ TĐHtối ưu]

Bảng 3.8: Nhu c u ti m n ng c a máy c n nâng c p t đ ng hóaầu tiềm năng máy cần đại tu ềm năng máy cần đại tu ăng máy cần đại tu ủa máy cần nâng cấp tự động hóa ầu tiềm năng máy cần đại tu ấp tự động hóa ự động hóa ộng hóa

Trang 34

Như đã trình bày trong phần 3.3.1 “Phương pháp nghiên cứu nhu cầu”, nhu cầuthực tế của sản phẩm dự án được xác định từ nhu cầu tiềm năng thông qua ‘Độ sẵnsàng mua’ của khách hàng Nghiên cứu bằng các bảng câu hỏi

3.3.6.1 Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng đường mối liên hệ giữa ‘Độ sẵn sàng mua’ đối với giá của sản phẩmdự án và nhận định những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng

3.3.6.3 Nhu cầu thông tin và cấu trúc câu hỏi

a Thông tin về tuổi thọ kỹ thuật của máyCâu hỏi: ( thang đo tỷ lệ )

- Ô/Bà cho biết thời gian sử dụng bao lâu thì cần đại tu lại máy ( máy 1 kim )[ ] năm

b Thông tin về tỷ lệ tự động hóa tối ưuCâu hỏi: ( thang đo tỷ lệ )

- Ô/Bà cho biết tỷ lệ máy may 1kim tự động trong dây truyền sản xuất baonhiêu là tối ưu ( Lưu ý: tối ưu là đầu tư với chi phí hợp lý để đạt năng xuấtcao nhất )

[ ] %

c Thông tin về độ sẵn sàng mua của khách hàng Thái độ khách quan của khách hàng đối với sản phẩmCâu hỏi: ( thang đo khỏang cách )

Trang 35

- Ô/Bà nghĩ như thế nào về mô hình đại tu máy 1 kim của chúng tôi? Không hữu ích Rất hữu ích

Vì không thể hỏi thái độ của khách hàng về giá của sản phẩm ở những mức giá khácnhau trên cùng 1 bảng câu hỏi vì như vậy sẽ dẫn đến sai lệch kết quả do tâm lýkhách hàng luôn ưu tiên cho những giá thấp, nên chúng tôi chia giá thành 3 mứctrong phạm vi ( giá min – giá max ), và sẽ nghiên cứu khách hàng theo 3 nhóm khácnhau ( ứng với 3 mức giá ) Trong đó:

+ Gía min của máy đại tu: 20USD (chi phí dự kiến để thực hiện đại tu 1 máy)+ Giá max của máy đại tu: 40USD (giá tối đa khách hàng có thể chấp nhậntheo phỏng vấn 1 giá chuyên gia, giá này bằng 1/3 giá máy Trung Quốc mới )

+ Gía min của máy nâng cấp TĐH: 170USD (chi phí dự kiến để thực hiệnnâng cấp 1 máy)

+ Giá max của máy nâng cấp: 210USD (giá tối đa khách hàng có thể chấpnhận theo phỏng vấn 1 giá chuyên gia)

Câu hỏi: ( thang đo khỏang cách )

- Giá đại tu máy 1 kim là 20 (30/40) USD

Trang 36

- Lọai hình và qui mô doanh nghiệp ( doanh nghiệp tư nhân thường dễ chấpnhận sản phẩm mới hơn doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có tài chính mạnh cóthể sẽ thích đầu tư máy mới hơn… )

- Chủng lọai máy đang sử dụng và thời gian đã sử dụng ( nếu doanh nghiệpcó máy đã sử dụng lâu thì có thể sẽ dễ chấp nhận mô hình đại tu hơn doanh nghiệpmới )

- Thái độ của khách hàng về mức độ quan trọng giữa yếu tố: giá, chất lượng,thời gian giao hàng, dịch vụ…

3.3.6.4 Bảng câu hỏi ( questionair )

Từ nhu cầu thông tin cần thu thập như trên chúng tôi xây dựng Bảng câu hỏi điềutra như trình bày ở Phụ lục A

3.3.6.5 Thiết kế mẫu và phát bảng điều tra

 Tổng thể nghiên cứu:

Theo số liệu thống kê: tổng số xí nghiệp may trên địa bàn TP HCM và 1 số tỉnh lâncận là 550 xí nghiệp

 Phương pháp chọn mẫu và phát bảng điều tra

Sử dụng phương pháp sác xuất - chọn mẫu thuận tiện

Phát bảng điều tra thông qua: Hội dệt may TP.HCM Tổng công ty dệt may Vinatexvà một số doanh nghiệp kinh doanh máy may khác.

 Cỡ mẫu:

Vì tổng thể nghiên cứu tương đối nhỏ nên không thể tính cỡ mẫu bằng công thức,chúng tôi xác định cỡ mẫu dựa trên “sai lệch trong đo đạc” Sai lệch trong đo đạcgồm: sai số không hồi đáp, sai số hệ thống, sai số chọn mẫu.

- Sai số hệ thống: Vì đây là nghiên cứu mô tả chứ không phải mô hình quan hệ

nhân quả và do thời gian có hạn nên để đảm bảo về sai số hệ thống, chúng tôichọn cỡ mẫu cho 1 nhóm nghiên cứu bằng với số phần tử ngẫu nhiên để đạtý nghĩa thống kê là 30 phần tử

Như đã trình bày ở trên: bảng câu hỏi được phân thành 3 nhóm ( theo 3 mức giá ).Vậy số phần tử là: 30*3 = 90 doanh nghiệp

- Sai số không hồi đáp: ước tính là 20%

Trang 37

- Sai số chọn mẫu: ước tính 20%

Tổng số phần tử của mẫu là: 90*140% = 130 doanh nghiệp

Phương pháp phát hành Bảng khảo sát thông qua các: Hội dệt may, Tổng công tydệt may… thì đối tượng trả lời sẽ là các doanh nghiệp may vừa và lớn ( khỏang 300doanh nghiệp ) các doanh nghiệp này sở hữu khỏang 80% tổng số lượng máy Vìvậy tỷ lệ mẫu trên tổng thể sẽ là: 130/550*0,8 = 30% Đây là một cỡ mẫu đủ lớn

3.3.6.6 Kết quả điều tra

b Tỷ lệ tự động hóa tối ưu Giá trị trung bình: 28% Phương sai: 7%

c Độ sẵn sàng mua của khách hàng Gắn giá trị cho biến:

+ Giá trị 5: 0 ( 0% ) + Giá trị 2: 0,75 ( 75% )+ Giá trị 4: 0,25 ( 25% ) + Giá trị 1: 1 ( 100% )+ Giá trị 3: 0,5 ( 50% )

 Độ sẵn sàng mua của khách hàng đối với máy đại tu B ng 3.9 ảng 3.7: Nhu cầu tiềm năng máy cần đại tu

GiáĐộ sẵn sàng

0

Trang 38

0,75 4 4 11

 Độ sẵn sàng mua của khách hàng đối với máy nâng cấp tự động hóa B ng 3.10ảng 3.7: Nhu cầu tiềm năng máy cần đại tu

GiáĐộ sẵn sàng

4.1.1 Mô hình đại tu máy may 1 kim

4.1.1.1 Giới thiệu máy may 1 kim

Máy may 1 kim là lọai máy được sử dụng nhiều nhất trong 1 dây chuyền may(chiếm khỏang 65% ) Đầu máy được cấu tạo từ khỏang 362 chi tiết lớn nhỏ đượcchia thành các cụm chi tiết sau:

- Đầu máy và các chi tiết che chắn- Bộ phận trục chính và trụ kim của máy- Bộ phận trục dưới và ổ máy

- Bộ phận nâng chân vịt

- Bộ phận đẩy sản phẩm và lại mũi- Bộ phận bơm dầu và bôi trơn

( Ngòai đầu máy ra còn có: chân bàn, mặt bàn, motor…)

4.1.1.2 Mô hình đại tu máy 1 kim

Trang 39

 Các công việc cần thực hiện: Qua công việc điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếpcác chuyên gia trong ngành thì sau thời gian sử dụng khỏang 7 năm ( tuổi thọ kỹthuật ) thì máy sẽ xảy một số tình trạng hỏng hóc như: tróc sơn, chảy dầu, bỏ mũi,tiếng ồn lớn… Và sau đây là bảng các công việc phải thực hiện khi đại tu máy

- Sơn lại tòan bộ đầu máy bằng phương pháp sơn tĩnh điện

- Thay thế 1 số chi tiết như: trụ kim, bạc, ổ máy, phốt dầu, ống dầu, bơm dầu,các chi tiết khác

 Các công việc có thể thực hiện và các chi tiết có thể chế tạo tại Việt Nam:

Sau khi nghiên cứu khả năng công nghệ thực tế và so sánh giá thành với các chi tiếtnhập ngọai, chúng tôi xác định được các công việc và chi tiết có thể chế tạo đượcnhư sau:

Bảng 4.1: Các công việc thực hiện để đại tu máy

4.1.2 Mô hình nâng cấp tự động hóa máy may 1 kim

4.1.2.1 Giới thiệu máy may 1 kim cắt chỉ tự động

Cấu tạo máy may 1 kim cắt chỉ tự động bao gồm:

- Đầu máy ( tương tự như máy may 1 kim thường có gắn thêm bộ phận cắt chỉtự động và bộ encorder )

- Motor ly hợp và thắng điện từ ( EC motor )- Hộp điều khiển và bảng điều khiển

- Chân và mặt bàn

4.1.2.2 Mô hình nâng cấp tự động hóa máy may 1 kim

Trang 40

Theo nghiên cứu của Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM thì các công việc cầnthực hiện để nâng cấp tự động hóa máy may 1 kim bao gồm

 Đối với đầu máy- Thân máy

B ng 4.2: Các công vi c th c hi n v i thân máy đ nâng c p t đ ng hóaảng 3.7: Nhu cầu tiềm năng máy cần đại tu ệc thực hiện với thân máy để nâng cấp tự động hóa ự động hóa ệc thực hiện với thân máy để nâng cấp tự động hóa ới thân máy để nâng cấp tự động hóa ể nâng cấp tự động hóa ấp tự động hóa ự động hóa ộng hóa

- Các chi tiết cơ khí ( xem phụ lục B )

Bảng 4.3: Các chi ti t c khí c n ch t o đ nâng c p t đ ng hóaế ơ khí theo số lượng máy cắt ầu tiềm năng máy cần đại tu ế ại phân xưởng cơ khí theo số lượng máy cắt ể nâng cấp tự động hóa ấp tự động hóa ự động hóa ộng hóa

Các chi tiết cơ khí không tiêu chuẩn 16 Tại nhà máy

 Đối với motor:

- Phần rotor: tận dụng rotor của motor cũ

- Ly hợp và thắng điện từ: đặt hàng chế tạo tại Việt Nam Hộp điện tử, encorder và bảng điều khiển:

- Thiết kế mạch: đặt hàng

- Đặt hàng chế tạo mạch in tại Việt Nam

- Nhập khẩu linh kiện điện tử ( xem phụ lục B) và lắp ráp linh kiện điện tử tạixí nghiệp

- Vỏ hộp điện tử và bảng điều khiển: đặt hàng

4.2 GIỚI THIỆU QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ

4.2.1 Qui trình công nghệ sơn tĩnh điện

Ngày đăng: 06/11/2012, 15:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Qui trình nghiên cứu - Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tai Tp.HCM
Hình 1.1 Qui trình nghiên cứu (Trang 5)
Bảng 2-3 Tính các chỉ tiêu kinh tế - Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tai Tp.HCM
Bảng 2 3 Tính các chỉ tiêu kinh tế (Trang 14)
Hình 2.1: Ví dụ  trường Giá trị đóng góp - Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tai Tp.HCM
Hình 2.1 Ví dụ trường Giá trị đóng góp (Trang 15)
2.5.1  Sơ đồ cấu trúc  tổng quát của nhà máy cơ khí - Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tai Tp.HCM
2.5.1 Sơ đồ cấu trúc tổng quát của nhà máy cơ khí (Trang 15)
Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu nhu cầu đối với máy cần đại tu - Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tai Tp.HCM
Hình 3.1 Qui trình nghiên cứu nhu cầu đối với máy cần đại tu (Trang 25)
Hình 3.2: Qui trình nghiên cứu nhu cầu đối với máy cần nâng cấp tự động hóa - Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tai Tp.HCM
Hình 3.2 Qui trình nghiên cứu nhu cầu đối với máy cần nâng cấp tự động hóa (Trang 26)
Hình 3.3: Thống kê số lượng máy may nhập khẩu từ năm 91-2002 ( Nguồn: Cục Hải Quan ) - Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tai Tp.HCM
Hình 3.3 Thống kê số lượng máy may nhập khẩu từ năm 91-2002 ( Nguồn: Cục Hải Quan ) (Trang 27)
Hình 3.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ năm 91-2002 ( Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam ) - Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tai Tp.HCM
Hình 3.4 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ năm 91-2002 ( Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam ) (Trang 27)
Hình 3.5: Đồ thị tương quan giữa số lượng máy may nhập khẩu và kim ngạch xuất  khẩu hàng dệt may - Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tai Tp.HCM
Hình 3.5 Đồ thị tương quan giữa số lượng máy may nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (Trang 28)
Hình 3.6: Mô hình chạy hồi qui của biến IMPT va EXPT bằng phần mềm E-View - Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tai Tp.HCM
Hình 3.6 Mô hình chạy hồi qui của biến IMPT va EXPT bằng phần mềm E-View (Trang 29)
Hình 3.8: Đồ thị dự báo tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam - Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tai Tp.HCM
Hình 3.8 Đồ thị dự báo tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam (Trang 30)
Bảng 3.5: Những người được phỏng vấn để khảo sát ‘tuổi thọ kỹ thuật’ của máy - Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tai Tp.HCM
Bảng 3.5 Những người được phỏng vấn để khảo sát ‘tuổi thọ kỹ thuật’ của máy (Trang 31)
Hình 4.2 Qui trình công nghệ chế tạo mạch điện tử   Giải thích sơ đồ công nghệ: - Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tai Tp.HCM
Hình 4.2 Qui trình công nghệ chế tạo mạch điện tử  Giải thích sơ đồ công nghệ: (Trang 42)
Hình 4.3  Qui trình sơn tĩnh điện - Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tai Tp.HCM
Hình 4.3 Qui trình sơn tĩnh điện (Trang 45)
Hình 4.4  Qui trình tháo và lắp ráp chi tiết cơ khí - Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tai Tp.HCM
Hình 4.4 Qui trình tháo và lắp ráp chi tiết cơ khí (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w