Bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động quản lý tài chính tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục: Công tác lập dự toán
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS Hồ Ngọc Ninh
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huyền
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Để hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Hồ Ngọc Ninh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức trường THPT Hàn Thuyên và các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh, lãnh đạo phòng Kế hoạch tài chính, phòng Thanh tra
Sở GD&ĐT Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./
Hà nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huyền
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục biểu đồ, hình ix
Danh mục hộp x
Trích yếu luận văn xi
Thesis abstract xiii
Phần 1 Đặt vấn đề 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Đóng góp mới của đề tài 4
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông 6
2.1 Cơ sở lý luận 6
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 6
2.1.2 Vai trò của quản lý tài chính đối với phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo 11
2.1.3 Đặc điểm và nguyên tắc của quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục trung học phổ thông 12
2.1.4 Nội dung quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông 15
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông 22
2.2 Cơ sở thực tiễn 26
Trang 52.2.1 Kinh nghiệm quản lý tài chính đối với các trường Trung học phổ thông
ở một số địa phương nước ta 26
2.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho các trường Trung học phổ thông ở thành phố Bắc Ninh trong quản lý tài chính cho sự nghiệp giáo dục 29
2.2.3 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố 30
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 31
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 31
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu 36
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 36
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 36
3.2.3 Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu 38
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 39
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 39
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 41
4.1 Thực trạng quản lý tài chính tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 41
4.1.1 Thực trạng hoạt động tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 41
4.1.2 Thực trạng quản lý tài chính của các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 44
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 85
4.2.1 Chính sách của Nhà nước 85
4.2.2 Phương pháp và trình độ quản lý của cán bộ quản lý, các cơ sở giáo dục 87
4.2.3 Ảnh hưởng của bộ máy quản lý tài chính và quy trình lập dự toán của các trường THPT 95
4.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra của cấp trên 103
4.3 Giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại các trường thpt trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 104
4.3.1 Hoàn thiện bộ máy tổ chức và phân cấp quản lý tài chính 104
Trang 64.3.2 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và vai trò
của quản lý tài chính trong các trường THPT 105
4.3.3 Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính 106
4.3.4 Các giải pháp liên quan đến quản lý, sử dụng nguồn tài chính ngân sách của khối trường THPT 107
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 114
5.1 Kết luận 114
5.2 Kiến nghị 115
Tài liệu tham khảo 116
Phụ lục 121
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố Bắc Ninh 36
Bảng 3.2 Số lượng mẫu điều tra 38
Bảng 4.1 Quy mô phòng học và số lượng tuyển sinh của các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2016 42
Bảng 4.2 Dự toán thu của các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 46
Bảng 4.3 Dự toán chi của các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 48
Bảng 4.4 Đánh giá của cán bộ, giáo viên về công tác lập dự toán thu, chi tài chính của các trường THPT trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh 49
Bảng 4.5 Kinh phí ngân sách cấp cho các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 52
Bảng 4.6 Các nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu hợp pháp khác của các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 54
Bảng 4.7 Mức thu học phí tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh năm 2016 55
Bảng 4.8 Mức thu phí học thêm của các khối học trên địa bàn thành phố Bắc Ninh năm 2016 58
Bảng 4.9 Kết quả thực hiện kế hoạch nguồn thu của các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh qua 3 năm 61
Bảng 4.10 Đánh giá của cán bộ giáo viên về công tác quản lý thu tài chính tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 62
Bảng 4.11 Đánh giá của phụ huynh học sinh về việc lấy ý kiến nguồn thu tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 63
Bảng 4.12 Đánh giá của phụ huynh học sinh về các nguồn thu tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 64
Bảng 4.13 Đơn giá thanh toán tiền vượt giờ ngoài định mức năm 2016 66
Bảng 4.14 Mức khoán chi hội nghị, tổng kết 68
Bảng 4.15 Thanh toán chi tiền kiểm kê tài sản 71
Bảng 4.16 Tổng hợp các khoản chi đã được thực hiện trong 3 năm tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 74
Trang 9Bảng 4.17 So sánh kế hoạch và thực hiện dự toán chi tài chính tại các trường
THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 76 Bảng 4.18 Ý kiến đánh giá của cán bộ giáo viên về tình hình thực hiện chi tài
chính tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 79 Bảng 4.19 Ý kiến đánh giá của cán bộ giáo viên và phụ huynh học sinh về bất
cập trong quản lý tài chính của các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 80 Bảng 4.20 Kết quả thanh tra, kiểm tra liên qua đến quản lý tài chính ngân sách
tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 82 Bảng 4.21 Tình hình chung về đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại các trường
THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 91 Bảng 4.22 Đánh giá về cán bộ làm công tác quản lý tài chính tại các trường
THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 95 Bảng 4.23 Đánh giá của cán bộ về công tác lập dự toán, cấp phát và quyết toán
ngân sách tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 102
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ:
Biểu đồ 4.1 Đánh giá của Phòng Tài chính – Kế hoạch về chất lượng lập dự toán
ngân sách nhà nước của các trường THPT 78 Biểu đồ 4.2 Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại các
trườngTHPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 92 Biểu đồ 4.3 Thâm niên công tác của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại các
trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 92 Biểu đồ 4.4 Độ tuổi của đội ngũ quản lý tài chính tại các trường THPT trên địa
bàn thành phố Bắc Ninh 93
Hình:
Hình 4.1 Quy trình lập dự toán ngân sách giáo dục của tỉnh Bắc Ninh 97 Hình 4.2 Quy trình, cấp phát, quyết toán ngân sách giáo dục của tỉnh Bắc Ninh 101
Trang 11DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Ý kiến đánh giá của cán bộ các trường học về thực hiện chế độ công
khai tài chính 78 Hộp 4.2 Ý kiến đánh giá về tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng tài chính
ngân sách tại trường THPT Dân lập Nguyễn Du 83 Hộp 4.3 Ý kiến của thanh tra giáo dục về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ
của các trường THPT 83 Hộp 4.4 Ý kiến đánh giá về nguyên nhân của tồn tại trong quản lý tài chính 84
Trang 12TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Huyền
Tên đề tài: Giải pháp tăng cường quản lý tài chính đối với các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Người hướng dẫn khoa học: TS Hồ Ngọc Ninh
Ngành đào tạo: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh trong thời gian tới
2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để thu thập thông tin
về thực trạng quản lý tài chính đối với các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh; Kết hợp phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra các đối tượng liên quan như cán bộ, lãnh đạo Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh, thanh tra giáo dục, 4 trường THPT, điều tra giáo viên và phụ huynh học sinh nhằm thu thập các thông tin phục vụ cho nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp phân tích số liệu truyền thống như phương pháp thống kê mô tả, phân tổ thống kê và thống kê so sánh nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu quản lý tài chính đối với các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
3 Kết quả nghiên cứu và kết luận chính
Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại trường THPT, đã làm sáng tỏ đặc thù của công tác quản lý tài chính ở trường THPT Luận văn đã nêu được những nguyên tắc và nội dung căn bản của hoạt động quản lý tài chính tại trường THPT Thêm vào đó, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương tại Việt Nam, nghiên cứu đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho quản lý tài chính tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Quản lý nguồn thu bao gồm thu từ ngân sách, thu từ hoạt động sự nghiệp và các nguồn thu khác Xét về tổng quát, hầu hết các nguồn thu đều thực hiện vượt kế hoạch theo dự toán đặt ra từ 8% trở lên, trong đó cao nhất phải kể đến mức tăng trong thu từ nguồn khác Cụ thể, từ năm 2014 đến năm 2016, mức tăng này đạt từ 13,8 – 20,5% so với kế hoạch đặt ra
Trang 13Quản lý chi bao gồm các khoản chi theo nhóm chi thanh toán cho cá nhân, nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn, nhóm chi mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi khác Về căn bản, mức đạt và vượt chỉ tiêu trong thực hiện các khoản chi có sự khác biệt giữa các năm nghiên cứu Ở các năm 2014 - 2016 chi thanh toán cho cá nhân vượt từ 1,7 - 3,4%
và chi khác vượt từ 8,4 – 52,9% so với kế hoạch đề ra, trong khi đó các nhóm chi khác đều đạt được theo kế hoạch đề ra
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động quản lý tài chính tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục: Công tác lập dự toán ngân sách chưa sát với tình hình thực tế; chất lượng chấp hành, tổ chức thực hiện thu chưa đạt hiệu quả cao; trình độ đội ngũ cán bộ tham gia quản lý ngân sách vẫn còn hạn chế…
Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tài chính tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh như: chính sách nhà nước, phương pháp quản lý của các trường THPT; Năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý tài chính; Bộ máy quản lý tài chính và quy trình lập dự toán và công tác thanh tra kiểm tra của cơ sở cấp trên
Xuất phát từ những thực tiễn trên, đề tài đưa ra 5 nhóm giải pháp nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý tài chính tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, bao gồm: (1) Hoàn thiện bộ máy tổ chức và phân cấp quản lý tài chính; (2) Hoàn thiện môi trường pháp lý; (3) Nâng cao năng lực và vai trò của quản lý tài chính trong đơn vị; (4) Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính ngân sách; (5) Các giải pháp liên quan đến quản lý, sử dụng nguồn tài chính ngân sách của khối trường THPT
Trang 14THESIS ABSTRACT
Author’s name: Nguyen Thi Huyen
Thesis title: Solutions for strengthening financial management of the high schools
in Bac Ninh City, Bac Ninh Province
Advisor: Dr Ho Ngoc Ninh
Major field: Economics Management Code: 60.34.04.10
Educational institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
General objective: Based on the analysis of financial management status of the high schools in Bac Ninh City, Bac Ninh Province, then to propose policy measures to strengthen financial management of the high schools in Bac Ninh City in the coming time
Research methods:
The study utilized both secondary and primary data The secondary data on financial management status of high schools in Bac Ninh city was collected from different authority offices and high schools The primary data was gathered through surveying the related subjects such as cadres, leaders of Bac Ninh Department of Education and Training, education inspectors, 4 high schools, teachers and Parents of pupils The study used a number of traditional data analysis methods such as descriptive statistical methods, statistical disaggregation and comparative statistics to clarify the content of financial management research of the high schools in Bac Ninh City
Main findings and conclusions:
Research has contributed to the systematization of theoretical and practical basis
of financial management of high schools, which has clarified the characteristics of financial management of high schools The thesis has stated the basic principles and content of financial management activities in high school In addition, based on the experiences of some localities in Vietnam, the study has drawn some lessons for financial management of the high schools in Bac Ninh city
Revenue management includes revenue from the state budget, from business activities and other sources In general, most revenue sources exceeded the planned budget by 8% or more, with the highest increase in revenue from other sources Specifically, from 2014 to 2016, this increase reached from 13.8 upto 20.5% of the plan
non-Expenditure management includes expenditures paid to individuals, groups of professional expenses, spending on procurement, major repairs and other expenses
Trang 15Basically, the achievement and surpassing of indicators in the implementation of expenditures is different between the years of study In the years 2014-2016, payments for individuals exceeded 1.7-3.4% and other expenses exceeded 8.4 to 52.9% of the plan, while other expense groups achieved as the estimated plan
In addition to the achievements, financial management in the high schools in Bac Ninh City still had many shortcomings and limitations to overcome: The budget estimation is not close to the real situation; Quality of execution, organization of revenue collection is not high efficiency; The quality of staff participating in budget management is still limited
The research results show that some factors affect financial management activities in the high schools in Bac Ninh City such as state policies, management methods of high schools; Capacity and qualifications of the staff in the financial management; Financial management apparatus and procedures for estimation and inspection work of the higher management levels
There are five proposed solutions to enhance the financial management of the high schools in Bac Ninh City such as: (1) Organization and decentralization of financial management; (2) improve legal environment; (3) Strengthen the capacity and role of financial management within the unit; (4) Strengthening the inspection and examination of budgetary finance; (5) Solutions related to the management and use of budgetary resources of the high schools
Trang 16PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Để đất nước ta tiến lên một nước có nền công nghiệp hiện đại, nền văn hoá tiên tiến, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, Việt Nam cần phải có đội ngũ tri thức, các nhà kinh doanh, quản lý, chuyên gia giỏi ở nhiều lĩnh vực
mà nền tảng của nó là giáo dục Giáo dục được coi là chìa khoá tiến vào tương lai Mặt khác, để có được đội ngũ cán bộ lao động có đủ năng lực tiếp cận với những công nghệ hiện đại, những phương pháp quản lý tiên tiến thì giáo dục - đào tạo phải luôn đi trước một bước đối với các ngành kinh tế khác, phát triển giáo dục đào tạo phải trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển theo hướng bền vững
Thực hiện được những mục tiêu trên chúng ta cần phải quán triệt những quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phải nhanh chóng khắc phục những yếu kém của sự nghiệp giáo dục - đào tạo hiện nay để từ đó đảm bảo thực hiện được các mục tiêu kinh tế - xã hội Văn kiện Đại hội Đảng IX đã chỉ rõ: “Giáo dục đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, là động lực đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”(Đảng cộng sản Việt Nam, 2001) Văn kiện Đại hội đại Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Mục tiêu đến năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Để thực hiện mục tiêu trên, giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ
có vai trò quyết định và được Đảng ta xác định là quốc sách hàng đầu (Đảng cộng sản Việt Nam, 2006) Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt" (Đảng cộng sản Việt Nam, 2011) và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam" (Đảng cộng sản Việt Nam, 2016)
Trang 17Để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, việc bảo đảm và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính cho các cơ sở giáo dục đào tạo có vai trò hết sức quan trọng Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, nước ta vẫn liên tục tăng đầu tư cho giáo dục đào tạo với một tỷ lệ đáng kể Nhờ đó, lĩnh vực giáo dục đào tạo có những bước phát triển mới và đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, so với tốc độ tăng đầu tư, chất lượng giáo dục đào tạo còn chưa được cải thiện đáng kể Những hạn chế đó, có nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý tài chính đối với hoạt động giáo dục đào tạo Thực tế đó đang diễn ra đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo ở tỉnh Bắc Ninh
Giáo dục trung học phổ thông là một cấp học có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành định hướng phát triển của học sinh, sau khi tốt nghiệp học sinh
có thể học tiếp ở các trình độ cao hơn, mặt khác học sinh có nhu cầu học nghề, làm việc cần đến đào tạo nghề tạo cơ hội việc làm Vì vậy đảm bảo chất lượng giáo dục trung học phổ thông có vai trò rất quan trọng cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước Một trong những giải pháp đảm bảo chất lượng giáo dục trung học phổ thông là vấn đề đảm bảo ngân sách trên cơ sở nguồn đầu
tư ngân sách nhà nước và sự tham gia đóng góp của phụ huynh học sinh theo chủ trương của Đảng và nhà nước nhằm xã hội hóa giáo dục đào tạo Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động và sử dụng nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo ở nước ta nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng đang có nhiều bất cập, nhiều cơ sở trung học phổ thông lạm thu, chi tiêu tài chính thiếu minh bạch gây lãng phí
Nguồn thu của các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh bao gồm thu từ ngân sách, thu từ hoạt động sự nghiệp và các nguồn thu khác Tuy nhiên nguồn thu từ ngân sách Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn từ 79,77% đến 84,02% tổng nguồn thu Trong giai đoạn 2014 - 2016, hầu hết các nguồn thu đều thực hiện vượt kế hoạch theo dự toán đặt ra từ 8% trở lên, trong đó cao nhất phải
kể đến mức tăng từ các nguồn thu khác Cụ thể, từ năm 2014 đến năm 2016, mức tăng này đạt từ 13,8 – 20,5% so với kế hoạch đặt ra
Về căn bản, mức chi đều đạt và vượt chỉ tiêu, tuy nhiên việc thực hiện các khoản chi có sự khác biệt giữa các năm nghiên cứu Các khoản chi thanh toán cho cá nhân vượt từ 1,7 - 3,4% và chi khác vượt từ 8,4 – 52,9% so với kế hoạch
đề ra Hoạt động quản lý tài chính của các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục: Công tác lập dự toán
Trang 18ngân sách chưa sát với tình hình thực tế; chất lượng chấp hành, tổ chức thực hiện thu chưa đạt hiệu quả cao; trình độ đội ngũ cán bộ tham gia quản lý ngân sách vẫn còn hạn chế…
Trong thực tế nhiều câu hỏi được đặt ra cần phải trả lời như mức thu học phí và các lệ phí ở các trường như thế nào là hợp lý? Ngân sách nhà nước đảm bảo đến mức độ nào? Chi tiêu của các trường như thế nào để vừa tiết kiệm vừa đảm bảo các hoạt động dạy và học… Từ những lý do trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý tài chính đối với các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý tài chính của các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đề xuất giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh trong thời gian tới
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến công tác quản lý tài chính của các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh:
(1) Thực trạng công tác quản lý tài chính tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh thời gian qua diễn ra như thế nào?
(2) Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh thời gian qua?
Trang 19(3) Những giải pháp nào cần đề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính đối với các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh thời gian tới? 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính đối với các trường THPT
- Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh; Lãnh đạo
và chuyên viên Phòng Tài chính - Kế hoạch của Sở Giáo dục; Hiệu trưởng các trường THPT; Kế toán và thủ quỹ các trường THPT; Giáo viên và lãnh đạo công đoàn các trường THPT, Hội trưởng hội phụ huynh và phụ huynh học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài chính đối với các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của các trường THPT, từ đó đề xuất hoàn thiện các giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính đối với các trường THPT trên địa bàn nghiên cứu
1.4.2.2 Phạm vi thời gian
Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu thu thập trong 3 năm 2014 – 2016
Số liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài điều tra năm 2016
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5/2016 đến tháng 5/2017
1.4.2.3 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu, thực hiện đối với các trường THPT (cả trường công lập và trường dân lập) trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 1.5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về lý thuyết: Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại các trường THPT, đã làm sáng tỏ đặc thù của công tác quản lý tài chính ở trường THPT Luận văn đã nêu được những nguyên tắc và nội dung căn bản của hoạt động quản lý tài chính tại trường THPT Thêm vào đó, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương tại Việt Nam, nghiên cứu đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho quản lý tài chính tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Trang 20Về thực tiễn: Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính đối với các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh; đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính đối với các trường THPT; và trên cơ
sở đó đã đề xuất định hướng và hoàn thiện các giải pháp tăng cường quản lý tài chính đối với các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh trong thời gian tới Các thông tin từ kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo tốt cho các nhà quản lý liên quan
Trang 21PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm tài chính
Theo từ điển tiếng việt (2010), tài chính có hai nghĩa: Thứ nhất là “tài chính là tiền nong và sự thu, chi” Thứ hai là: “Tài chính là việc quản lý của cải vật chất xã hội tính bằng tiền theo những mục đích nhất định”
Theo Phạm Thị Lan Anh, Trần Thị Minh Nguyệt (2005) thì: “Tài chính là một phạm trù phân phối hình thái giá trị - tiền tệ nhưng tài chính không phải tiền
tệ Tiền tệ chỉ là phương tiện biểu hiện các quan hệ tài chính Tài chính là phương thức vận động độc lập tương đối của tiền tệ với chức năng phương diện thanh toán, phương tiện cất trữ Tài chính, giá cả, tiền lương đều là phạm trù phân phối song chúng là các phạm trù khác nhau”
Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị; phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định
Tài chính có hai chức năng là chức năng phân phối và chức năng giám đốc:
Chức năng phân phối:
-Về nội dung: Phân phối tài chính là sự phân chia các nguồn tài chính mà chủ yếu là tổng sản phẩm quốc dân theo những tỷ lệ và xu hướng nhất định để tạo lập các quỹ tích luỹ và tiêu dùng Quỹ tích lũy nhằm phục vụ việc tái sản xuất
mở rộng, đầu tư phát triển kinh tế Quỹ tiêu dùng nhằm phục tiêu dùng cho nhà nước và cá nhân
- Về hình thức: Quá trình phân phối của tài chính chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị và luôn luôn gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế
- Về phạm vi: Phân phối tài chính bắt nguồn từ phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng xã hội và tái đầu tư
Trang 22- Về mục đích: Chức năng phân phối hướng vào việc giải quyết một cách thoả đáng mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, cơ sở thực hiện tái sản xuất mở rộng, xác lập cơ cấu kinh tế – xã hội hợp lí làm nền tảng cho quá trình phát triển phù hợp với các qui luật khách quan
Chức năng giám sát: Là sự giám sát các hoạt động kinh tế thông qua sự vận động của vốn tiền tệ từ nơi làm ra sản phẩm quốc dân đến nơi có nhu cầu, nhằm đảm bảo cho các quỹ tiền tệ được phân phối và sử dụng một cách tốt nhất, hợp lí nhất Chức năng này tiến hành thường xuyên, liên tục, toàn diện trong cả trước, trong và sau các hoạt động tài chính, Phạm Văn Khoan và Nguyễn Trọng Thản (2010)
Tài chính là những quan hệ kinh tế nhưng không phải mọi quan hệ kinh tế trong nền kinh tế xã hội đều thuộc phạm vi tài chính Tài chính chỉ bao gồm những quan hệ kinh tế trong phân phối gắn liền với quá trình hình thành, sử dụng các quỹ tiền tệ Mỗi quỹ tiền tệ được hình thành luôn gắn liền và phản ánh mối quan hệ sở hữu về thu nhập và đều có mục đích của nó Sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ đều được thể chế hóa bằng hệ thống các chế độ và luật tài chính, Phạm Văn Khoan và Nguyễn Trọng Thản (2010),
Có nhiều khái niệm về tài chính, dưới đây là khái niệm thường được sử dụng phổ biến:
Tài chính là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội
Việc xác định đúng đắn quan niệm tài chính và bản chất tài chính có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn Điều đó, tạo cơ sở cho việc vận dụng các quan hệ tài chính tồn tại khách quan để quyết định chính xác các quyết định tài chính Đồng thời, thông qua các chính sách tài chính để tổ chức các quan
hệ tài chính nhằm sử dụng tài chính một cách chủ động để tác động tích cực đối với các hoạt động kinh tế - xã hội theo các phương thức đã xác định
Riêng với lĩnh vực giáo dục đào tạo, tài chính có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cả hệ thống, nó vừa là phương tiện để giáo dục đào tạo duy trì và phát triển các hoạt động của mình, vừa là công cụ để Nhà nước
và các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện chính sách, mục tiêu đã xác định
Tài chính luôn gắn với Nhà nước, là công cụ quan trọng được Nhà nước
Trang 23sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước Quan hệ tài chính của các đơn vị giáo dục, đào tạo chính là quan hệ giữa thực thể Nhà nước với thực thể các đơn vị giáo dục đào tạo với tư cách là một pháp nhân có chức năng giáo dục đào tạo
2.1.1.2 Nguồn tài chính
Theo Phạm Văn Khoan và Nguyễn Trọng Thản (2010), nguồn tài chính là một yếu tố cơ bản trong khái niệm tài chính Nguồn tài chính là tiền tệ đang vận động độc lập trong quá trình phân phối bộ phận tài sản quốc dân mà chủ yếu là tổng sản phẩm quốc dân để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ cho các mục đích xác định
Nguồn tài chính là khả năng tài chính mà các chủ thể trong xã hội có thể khai thác, sử dụng nhằm thực hiện các mục đích của mình Nguồn tài chính có thể tồn tài dưới dạng tiền hoặc tài sản vật chất và phi vật chất Sự vận động của các nguồn tài chính phản ánh sự vận động của những bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị (tiền tệ) Nguồn tài chính luôn thể hiện một khả năng mua nhất định Trong nền kinh tế thị trường, mỗi chủ thể trong xã hội khi đã nắm trong tay những nguồn tài chính nhất định là nắm trong tay một sức mua để có thể nắm được những nguồn vật lực hay sử dụng được những nguồn nhân lực nhất định phục vụ cho mục đích tích lũy hay tiêu dùng của mình
Trong cơ chế thị trường hiện nay ở Việt Nam, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đang phát triển theo hướng xã hội hóa và đa dạng hóa mục tiêu, chương trình, loại hình trường lớp và các loại hình giáo dục, đào tạo nhằm mục đích nâng cao trình độ dân trí của toàn thể dân cư trong xã hội Điều này được thể hiện ở chỗ bên cạnh các trường công, đã phát triển trường bán công, trường dân lập, tư thục
ở các cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân Do đó, nguồn tài chính trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục bao gồm nhiều nguồn như: ngân sách nhà nước, đóng góp của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế; đóng góp của nhân dân; nguồn tự tạo của hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo thông qua nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống; nguồn hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng luôn khẳng định quan điểm của Đảng
và Nhà nước về đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để phát huy tinh thần dân chủ, huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào các hoạt động giáo dục: “Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đào tạo Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi
Trang 24nguồn lực cho giáo dục và đào tạo” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001) “Thực hiện xã hội hoá giáo dục Huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục Phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp để mở mang giáo dục, tạo điều kiện học tập cho mọi thành viên trong xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006) “Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hoá giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời”(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011) “Phát triển hợp lý và bảo đảm bình đẳng giữa giáo dục công lập và giáo dục ngoài công lập” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016)
Nguồn tài chính đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, đối với các cơ sở giáo dục trung học phổ thông nói riêng là đầu tư cơ bản, đầu tư cho sự nghiệp phát triển con người Do đó nó là động lực trực tiếp của sự phát triển kinh
tế - xã hội Xuất phát từ nội dung đổi mới trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phần chi cho giáo dục từ ngân sách nhà nước hiện nay được giới hạn trong trách nhiệm của nhà nước cho từng lĩnh vực hoạt động của sự nghiệp giáo dục, đào tạo Giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của toàn dân, của toàn xã hội nên ngành giáo dục có nhiều khả năng khai thác và tạo lập vốn (Phạm Văn Khoan và Nguyễn Trọng Thản, 2010)
Đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư “lợi ích tương lai”, hiệu quả không thấy ngay được, lợi ích của việc đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo có tác dụng như đầu tư cho phương tiện sản xuất, một loại phương tiện sản xuất tạo ra sản phẩm có tính chất vô hình, sản phẩm đó không thuộc loại tiêu dùng mà thuộc loại “tạo tiềm năng” Hiệu quả của việc đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo được phát huy trên phạm vi toàn xã hội, đồng thời được xác định đầy đủ khi những sản phẩm của giáo dục đào tạo đi vào cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Các cơ sở giáo dục đào tạo về mặt quan hệ tài chính là những đơn vị thuộc loại tổ chức sự nghiệp có thu được ngân sách nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên hoặc tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên Theo quan điểm của kinh tế học hiện đại thì đây là khu vực dịch vụ có chức năng cung ứng những sản phẩm dịch vụ có tính công ích Sản phẩm của giáo dục đào tạo mang tính chất vô hình và vừa có giá trị sử dụng đối với bản
Trang 25thân người được đào tạo, vừa có ý nghĩa to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế Theo những quan điểm truyền thống, hoạt động giáo dục, đào tạo được xếp vào khu vực kết cấu hạ tầng xã hội tức là khu vực không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất hữu hình mà có tác dụng tạo điều kiện, góp phần để sản xuất phát triển
Trong trường phổ thông, nguồn tài chính trong trường ngoài ngân sách nhà nước cấp, còn có cả nguồn thu sự nghiệp của nhà trường bao gồm:
- Các loại phí, lệ phí hiện hành theo quy định: Học phí, quỹ xây dựng do học sinh đóng góp; các lệ phí tuyển sinh, thi cử
- Các khoản thu gắn với hoạt động của nhà trường: Các khoản thu từ các hoạt động cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động của nhà trường, khai thác cơ sở vật chất dịch vụ do nhà trường cung cấp
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng từ các khoản thu cung ứng dịch vụ
Ngoài những khoản thu sự nghiệp nêu trên, các trường phổ thông được phép huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động hợp pháp của nhà trường theo đúng quy định hiện hành của pháp luật
2.1.1.3 Quản lý tài chính
Có khá nhiều tác giả đã đưa ra các khái niệm về quản lý tài chính Quản lý tài chính là hoạt động lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều chỉnh, và giám sát việc thu chi tiền của một cá nhân, tổ chức Về cụ thể, có thể thấy khái niệm này kết hợp giữa khái niệm về quản lý (các tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý) và khái niệm tài chính (thu, chi tiền) Quản lý tài chính là hoạt động quản lý tiền (quỹ tiền) một cách có chủ đích nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức
Theo Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan (2009), quản lý tài chính trước hết là quản lý các nguồn tài chính, quản lý các quỹ tiền tệ, quản lý việc phân phối các nguồn tài chính, quản lý việc tạo lập, phân bổ và sử dụng các quỹ tiền tệ một cách chặt chẽ, hợp lý và có hiệu quả theo các mục đích đã định Đồng thời quản lý tài chính cũng chính là thông qua các hoạt động kể trên để tác động
có hiệu quả nhất tới việc xử lý các mối quan hệ kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính, trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội
Trang 26Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng để Nhà nước điều hành và quản lý nền kinh tế đất nước, hình thành và đảm bảo các cân đối chủ yếu và tỷ lệ phát triển của nền kinh tế quốc dân
Quản lý tài chính thực chất là sử dụng và phát huy vai trò của hệ thống tài chính thông qua nhà nước Điều đó được thể hiện thông qua cơ chế hoạt động và vận động của tài chính phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội và nâng cao vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước
Có các khái niệm khác nhau về quản lý tài chính tuỳ thuộc vào nghĩa rộng, hẹp đối với từng lĩnh vực Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn, khái niệm quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục đào tạo là quản lý việc thu, chi các nguồn tài chính một cách có kế hoạch, tuân thủ các chính sách chế
độ tài chính đã quy định và tạo ra được hiệu quả chất lượng giáo dục
Quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục đào tạo là quản lý hệ thống các nguyên tắc, quy định, quy chế, chính sách, chế độ của Nhà nước về tài chính, nguồn hình thành tài chính mà hình thức Bảng hiện là những văn bản pháp luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định
2.1.2 Vai trò của quản lý tài chính đối với phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo
Theo Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan (2009), quản lý tài chính là một trong những hoạt động quản lý quan trọng của bất kỳ một tổ chức nào trong điều kiện kinh tế thị trường Thông qua quản lý tài chính, chủ thể quản lý không chỉ kiểm soát được toàn bộ chu trình hoạt động mà còn đánh giá được chất lượng hoạt động của đơn vị Tài chính còn thể hiện lợi ích của các chủ thể tham gia và liên quan đến đơn vị Thông qua quản lý tài chính, chủ thể quản lý sử dụng được công cụ kích thích lợi ích một cách hữu hiệu Đối với các đơn vị giáo dục, đào tạo quản lý tài chính góp phần sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các nguồn lực tài chính tập trung cho giáo dục đào tạo, thực hiện tốt các chính sách (tiền lương, học bổng, trợ cấp, tăng thu nhập ) đối với đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh mang lại hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện công bằng xã hội Quản lý tài chính góp phần củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp nói chung, đối với các cơ
sở giáo dục đào tạo nói riêng không chỉ theo đuổi những mục tiêu riêng của ngành mà còn phục vụ mục tiêu chung của toàn xã hội nên quản lý tài chính
Trang 27khá phức tạp, thường được quy định cụ thể cho từng ngành Trong điều kiện kinh tế thị trường, yêu cầu về chất lượng dịch vụ công và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp là những vấn đề còn mang tính phức tạp hơn nữa Bên cạnh các khoản chi của Ngân sách nhà nước các đơn vị sự nghiệp còn có các nguồn thu nhập chi trả của dân cư, các nguồn thu hợp pháp khác Quản lý tốt tài chính của các cơ sở giáo dục đào tạo không những góp phần làm giảm bớt các khoản chi sự nghiệp của ngân sách nhà nước mà còn khuyến khích cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho xã hội với chi phí tiết kiệm
Việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính đối với các cơ sở giáo dục đào tạo liên quan đến hiệu quả kinh tế xã hội và chi tiêu đóng góp của nhân dân Do
đó, tài chính được quản lý, công khai, giám sát, kiểm tra tốt sẽ góp phần hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính công, đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực tài chính của đất nước
2.1.3 Đặc điểm và nguyên tắc của quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục trung học phổ thông
Theo Phạm Thị Lan Anh, Trần Thị Minh Nguyệt (2005), các cơ sở giáo dục trung học phổ thông cơ bản thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo theo chỉ tiêu được giao và được đảm bảo nguồn tài chính theo chế độ từ nguồn Ngân sách nhà nước
Các cơ sở giáo dục trung học phổ thông là các đơn vị hành chính sự nghiệp, được trang trải mọi khoản chi phí để thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình từ nguồn Ngân sách nhà nước theo nguyên tắc không bồi hoàn một cách trực tiếp Quản lý ngân sách giáo dục đào tạo chủ yếu là quản lý các nguồn kinh phí Ngân sách nhà nước cấp hàng năm (các nguồn thu khác chiếm tỷ trọng ít hơn)
Kế hoạch tài chính hàng năm giao cho các cơ sở giáo dục trung học phổ thông được tính theo năm tài chính (năm dương lịch), nhưng khi tính toán để xây dựng dự toán, phân bổ và điều hành ngân sách lại phải tính đến năm học
Xã hội hóa giáo dục ngày càng được khuyến khích, mở rộng, ngoài nguồn thu chủ yếu từ Ngân sách nhà nước cấp hàng năm, các đơn vị giáo dục, đào tạo còn có các nguồn thu khác từ đóng góp của cha mẹ học sinh (học phí, tiền xây dựng trường), từ cộng đồng xã hội, từ các tổ chức các nhân đòi hỏi công tác quản lý tài chính phải kế hoạch hóa được các nguồn thu này và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng, bảo đảm các quy định của pháp luật
Trang 28Theo Phạm Văn Khoan và Nguyễn Trọng Thản (2010), các cơ sở giáo dục trung học phổ thông là những đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục Vì vậy, quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục trung học phổ thông trước hết phải đảm bảo các nguyên tắc quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp nói chung Các đơn vị sự nghiệp quản lý tài chính dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, nguyên tắc hiệu quả: Là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong quản lý tài chính nói chung và trong quản lý các đơn vị sự nghiệp nói riêng Hiệu quả trong quản lý tài chính thể hiện ở sự so sánh giữa kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội với chi phí bỏ ra Tuân thủ nguyên tắc này, khi tiến hành quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp, Nhà nước cần quan tâm
cả hiệu quả về xã hội và hiệu quả kinh tế Mặc dù rất khó định lượng hiệu quả xã hội, song những lợi ích đem lại về xã hội luôn được đề cập, cân nhắc thận trọng trong quá trình quản lý tài chính công Nhà nước phải cân đối giữa việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu trên cơ sở lợi ích của quốc gia, của cộng đồng, những mục tiêu chính trị quan trọng cần phải đạt được trong từng giai đoạn nhất định với định mức chi hợp lý Hiệu quả kinh tế là tiêu thức quan trọng để các cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền cân nhắc khi xem xét các phương án, dự án hoạt động sự nghiệp khác nhau Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế là hai nội dung quan trọng phải được xem xét đồng thời khi hình thành một quyết định hay một chính sách chi tiêu liên quan đến hoạt động sự nghiệp
Thứ hai, nguyên tắc thống nhất: Là thống nhất quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp bằng những văn bản luật pháp thống nhất trong cả nước Thống nhất quản
lý chính là việc tuân theo một khuôn khổ chung từ việc hình thành, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, quyết toán, xử lý những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện quản lý thu, chi tài chính ở các đơn vị sự nghiệp Nguyên tắc thống nhất vẫn phải bảo đảm độ đa dạng, mềm dẻo về thể chế để phát huy quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp Thực hiện nguyên tắc quản lý này sẽ đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trong đối xử với các đơn vị sự nghiệp khác nhau, hạn chế những tiêu cực và rủi ro trong hoạt động tài chính, nhất là những rủi ro có tính chất chủ quan khi quyết định các khoản thu, chi
Thứ ba, nguyên tắc phân cấp: Là nguyên tắc quan trọng trong quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thụ hưởng Ngân sách nhà nước Nguyên tắc phân cấp trong quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp đảm bảo cho các nguồn lực tài chính của từng đơn vị sự nghiệp được quản lý tập trung trên cơ sở phát huy sáng
Trang 29kiến của các bộ phận Trên giác độ toàn quốc, các nguồn tài chính công cũng phải được quản lý tập trung, đồng thời có phân cấp cho các cấp quản lý thống nhất hơn
Thứ tư, nguyên tắc công khai, minh bạch: Đơn vị sự nghiệp là tổ chức công nên việc quản lý tài chính các đơn vị này phải đáp ứng yêu cầu chung trong quản lý tài chính công, đó là công khai, minh bạch, phân phối, sử dụng các nguồn lực xã hội, nhất là nguồn lực tài chính Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định về thu, chi tài chính công, hạn chế những thất thoát và đảm bảo tính hợp lý trong chi tiêu của các đơn vị sự nghiệp, kết quả sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
Theo Phạm Thị Lan Anh và Trần Thị Minh Nguyệt (2005), quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp nói chung còn phải tuân thủ các nguyên tắc có tính đặc thù của ngành như:
Quản lý các nguồn thu đối với các cơ sở giáo dục trung học phổ thông là phải xác định đúng, đủ các nguồn thu theo quy định của Nhà nước, có kế hoạch khai thác các nguồn thu từ Ngân sách nhà nước và nguồn thu do các cơ sở giáo dục tự huy động được nhằm đáp ứng nhu cầu về tài chính của đơn vị
Quản lý việc chi tiêu đối với các cơ sở giáo dục trung học phổ thông cần phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính một cách hợp lý nhất, hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất, nhằm đảm bảo sự ổn định về các nguồn tài chính dài hạn và ngắn hạn, phục vụ các mục tiêu hoạt động tài chính của nhà trường Phải căn cứ vào các nguồn thu để lập kế hoạch chi tiêu sao cho đảm bảo thu đủ bù chi và có phần chênh lệch Nội dung chi phải đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng luật và tiết kiệm nhưng vẫn hiệu quả, đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập
Quản lý việc sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm theo quy định Hằng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định; phần chênh lệch thu chi (thu chi hoạt động thường xuyên và nhiệm vụ Nhà nước đặt hàng) đơn vị được sử dụng để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giáo viên; trích lập các quỹ sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn nhà trường, theo thứ tự: quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập Việc quản lý thu, chi càng tốt (phần chênh lệch hợp lý) thì kế hoạch chi tiêu được đảm bảo, đây là cơ sở cần
Trang 30thiết để để trích lập các quỹ sẽ hợp lý hơn, đảm bảo đời sống cho cán bộ, giáo viên trong các nhà trường, tạo điều kiện tái đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập
2.1.4 Nội dung quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông 2.1.4.1.Quản lý thu
Theo Phạm Thị Lan Anh, Trần Thị Minh Nguyệt (2005), nguồn tài chính của các cơ sở giáo dục trung học phổ thông gồm hai nguồn chính là nguồn thu từ Ngân sách nhà nước và nguồn thu ngoài ngân sách Do đó, quản lý nguồn thu đối với các cơ sở giáo dục trung học phổ thông bao gồm quản lý các nguồn thu trên
Một là, quản lý nguồn thu từ Ngân sách nhà nước: Đây là nguồn kinh phí giữ vai trò chủ yếu và có tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn tài chính của các cơ
sở trung học phổ thông, là nguồn thu do Ngân sách nhà nước cấp theo dự toán đã được xác định cho các nhiệm vụ, chương trình mục tiêu đã được duyệt Do đó các đơn vị phải thực hiện tốt khâu lập kế hoạch, dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, chính sách chế độ đặc thù của ngành, lĩnh vực
Trong những năm qua, chi Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo có xu hướng tăng lên Đầu tư nguồn ngân sách nhà nước để xây dựng cơ
sở vật chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu và ứng dụng vào giảng dạy và giáo dục, một mặt tạo điều kiện để tăng về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo Mặt khác, tạo điều kiện thu hút sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp, cộng đồng xã hội nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục
Nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo ổn định và phát triển đời sống của đội ngũ giáo viên - là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức lớn trong hệ thống cơ quan hành chính sự nghiệp ở nước ta, thông qua chế độ lương và các phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, các chế độ đào tạo bồi dưỡng…
Ngân sách đầu tư cho giáo dục đào tạo còn giải quyết tốt các vấn đề chính sách xã hội thông qua các chế độ về học bổng, sinh hoạt phí và các chế độ đãi ngộ vật chất cho học sinh, học sinh diện chính sách, khuyến khích học sinh tài năng, học sinh nghèo vượt khó
Thông qua chi NSNN để điều phối cơ cấu giáo dục toàn ngành: Tuỳ thuộc vào chủ trương, đường lối của từng địa phương mà thông qua chi NSNN có thể định hướng, sắp xếp lại cơ cấu các cấp học, ngành học, mạng lưới trường lớp, điều chỉnh sự phát triển đồng đều giữa các vùng thành thị, nông thôn, miền núi
Trang 31Ngoài nguồn thu chủ yếu từ ngân sách nhà nước, các cơ sở giáo dục trung học phổ thông còn được đầu tư bằng nguồn ngoài ngân sách nhà nước Chính phủ đã có Nghị quyết số 90/1997/NĐ-CP ngày 21 tháng 08 năm 1997 về thực hiện xã hội hóa giáo dục đào tạo, khẳng định sự nghiệp giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; mọi cá nhân, tổ chức đều phải có trách nhiệm quan tâm đóng góp sức lực, trí tuệ, tiền của đề phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo Ngày 30/05/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao môi trường, mở rộng chính sách xã hội hoá
Xã hội hóa giáo dục đào tạo là một xu hướng xuất hiện gần đây ở các nước phát triển và đang phát triển Bản chất của xã hội hóa giáo dục là đa dạng hóa các loại hình đào tạo, sự huy động đóng góp của mọi tầng lớp, tổ chức và xã hội cho giáo dục đào tạo dưới sự điều tiết và giám sát của Nhà nước Hình thức
xã hội hóa giáo dục chính là công cụ để tăng cơ hội tiếp cận với giáo dục cho mọi người, chia sẻ bớt gánh nặng đối với Nhà nước trong khi nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp và thúc đẩy tiến trình tiến tới một xã hội học tập
Trong những năm qua, chi Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo có xu hướng tăng lên Tỷ trọng chi cho giáo dục đào tạo trong GDP đều tăng hàng năm, năm sau cao hơn năm trước Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của Nhà nước đối với giáo dục, tuy nhiên GDP của nước ta còn thấp trong khi cơ
sở vật chất của ngành còn thiếu thốn lạc hậu, thu nhập, đời sống của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục chưa được cải thiện đáng kể… nhưng phải đảm bảo đáp ứng qui mô giáo dục đào tạo tăng nhanh hàng năm với yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập Chính vì vậy cần phải tích cực huy động các nguồn lực tài chính ngoài ngân sách
Hai là, quản lý các nguồn vốn ngoài Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục đào tạo bao gồm:
Nguồn thu từ học phí, các loại phí, lệ phí:
Đây là nguồn thu tương đối ổn định theo chế độ chính sách quy định của Nhà nước Cùng với nguồn Ngân sách nhà nước, học phí và các khoản lệ phí có thể xác định được căn cứ vào số lượng người học và mức thu theo quy định có phân biệt đối với từng đối tượng, vùng miền và bậc học Nguồn thu này có thể kế hoạch hóa được trong dự toán thu chi ngân sách toàn ngành
Trang 32Nguồn thu từ học phí, lệ phí… đã góp phần tăng cường kinh phí đầu tư cho giáo dục đào tạo Thông qua việc thu học phí, Nhà nước cũng có thể điều tiết quy mô, cơ cấu đào tạo và thực hiện chính sách công bằng xã hội
Theo Luật giáo dục (2005): Học phí, lệ phí là khoản đóng góp của gia đình người học hoặc người học để góp phần đảm bảo cho các hoạt động giáo dục đào tạo Chính phủ quy định khung học phí, cơ chế thu và sử dụng học phí, thực hiện miễn giảm cho các đối tượng hưởng chính sách xã hội và người nghèo Sau khi Nhà nước xóa bỏ bao cấp trong giáo dục đào tạo, học phí có một vị trí rất quan trọng, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu của các các cơ sở giáo dục trung học phổ thông, có những đơn vị nguồn thu từ học phí cao hơn so với Ngân sách nhà nước cấp
Việc thực hiện chính sách học phí mang nhiều ý nghĩa khác nhau:
Thứ nhất, học phí là một trong những nguồn kinh phí quan trọng để phát triển giáo dục đào tạo trong điều kiện nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường
Thứ hai, thông qua chính sách học phí, Nhà nước có thể thực hiện điều tiết quy mô và cơ cấu giáo dục đào tạo
Thứ ba, thông qua học phí, Nhà nước thực hiện chính sách xã hội và thực hiện công bằng xã hội
Các nguồn thu khác:
Ngoài hai nguồn thu chính trên, các đơn vị giáo dục THPT còn có thể huy động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế - xã hội, và các cá nhân, các nguồn tài trợ của nước ngoài, các khoản thu do hoạt động tư vấn, dịch vụ của các cơ sở giáo dục trung học phổ thông, thu do cán bộ, giáo viên của các đơn vị tham gia hoạt động dịch vụ bên ngoài hoặc theo cơ chế khoán nộp về đơn vị, nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng…, các nguồn thu này sẽ tạo điều kiện cho các đơn
vị nâng cấp cơ sở vật chất, cải thiện đời sống của cán bộ, giáo viên điều kiện học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập Nó cũng giúp khai thác tiềm năng của các thành phần, tổ chức kinh tế - xã hội trong việc đóng góp kinh phí khi nguồn kinh phí Ngân sách nhà nước còn hạn hẹp Đồng thời nguồn thu này thể hiện khả năng phát huy tính năng động của các đơn vị giáo dục, đào tạo trong việc huy động nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo Với xu hướng nâng cao tính tự chủ về tài chính đối với các cơ sở giáo dục trung học phổ thông như hiện nay, tăng cường khai thác các nguồn vốn trên đang trở thành một trong những chiến lược có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo
Trang 33dục đào tạo của hệ thống các cơ sở giáo dục trung học phổ thông, Phạm Văn Khoan và Nguyễn Trọng Thản (2010)
Yêu cầu của quản lý thu:
Theo Phạm Thị Lan Anh, Trần Thị Minh Nguyệt (2005), các nguồn thu phải được đảm bảo tính quản lý toàn diện cả về hình thức, quy mô và các yếu tố quyết định số thu Bởi vì tất cả các hình thức, quy mô và các yếu tố ảnh hưởng đến số thu đều quyết định số thu tài chính làm cơ sở cho mọi hoạt động của đơn vị sự nghiệp nói chung, các cơ sở giáo dục trung học phổ thông nói riêng Nếu không có tính quản lý toàn diện sẽ dẫn đến thất thoát nguồn thu, khoản thu làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính và cả đến hoạt động, nhiệm vụ của các đơn vị
Các nguồn thu phải đảm bảo tính công bằng xã hội, có nghĩa là những người có hoàn cảnh, mức thu nhập bằng nhau phải đóng góp như nhau Đây là yếu tố thể hiện công bằng chung cho mọi hoạt động của Nhà nước
Các nguồn thu phải đảm bảo yếu tố thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các chính sách, chế độ thu do cơ quan có thẩm quyền ban hành Các đơn vị không được tự ý đặt ra các khoản thu cũng như mức thu trái với quy định
Các nguồn thu phải đảm bảo tính kế hoạch, thu đúng, thu đủ, tổ chức hợp
lý quá trình thu
Quy trình quản lý thu được thực hiện qua 3 bước sau:
Bước 1:Xây dựng dự toán thu
Việc xây dựng dự toán thu phải dựa trên những căn cứ cơ bản sau đây:
- Nhiệm vụ chính trị, xã hội được giao cho đơn vị cũng như các chỉ tiêu cụ thể, từng mặt hoạt động do cơ quan có thẩm quyền thông báo
- Các văn bản pháp quy hiện hành do Nhà nước quy định
- Số kiểm tra do các cơ quan cấp trên thông báo
- Kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu của các năm trước và triển vọng của các năm tiếp theo
Bước 2:Thực hiện kế hoạch thu theo dự toán
Dự toán thu là căn cứ quan trọng trong tổ chức thực hiện thu Trong quá trình thu, đơn vị phải thực hiện thu đúng đối tượng, thu đủ và tuân thủ các quy định của Nhà nước để đảm bảo đủ nguồn thu
Trang 34Bước 3:Quyết toán các khoản thu
Đến cuối kỳ báo cáo hàng năm các đơn vị tổng hợp, đánh giá chấp hành
dự toán thu đã được giao về kết quả thực hiện, vướng mắc tồn đọng, rút kinh nghiệm trong việc khai thác các nguồn thu, công tác xây dựng dự toán và tổ chức thu nộp trong thời gian tới, nộp báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên
2.1.4.2 Quản lý chi
Theo Phạm Thị Lan Anh, Trần Thị Minh Nguyệt (2005), các khoản chi của các cơ sở giáo dục trung học phổ thông bao gồm các khoản chi sau đây:
Chi thường xuyên:
Chi cho con người: gồm chi lương và các loại tiền công; tiền thưởng và các khoản phụ cấp; các khoản đóng góp trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; phúc lợi tập thể cho cán bộ, giáo viên; chi trả tiền dạy vượt giờ cho giáo viên, chi học bổng và các khoản hỗ trợ học sinh, nội dung này chiếm tỷ lệ lớn nhất hàng năm
Chi quản lý hành chính: gồm các khoản chi tiền điện, nước, điện thoại, internet, nhiên liệu, công tác phí, văn phòng phẩm, vệ sinh môi trường, hội nghị, các dịch vụ công cộng…phục vụ cho các hoạt động của bộ máy quản lý của các đơn vị
Chi nghiệp vụ chuyên môn: chi trực tiếp cho các hoạt động dạy và học như: Chi mua sách báo, tạp chí, tài liệu giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, thiết bị, vật tư thí nghiệm, thực hành, chi trả tiền dạy vượt giờ cho giáo viên nhà trường, chi cho công tác tuyển sinh, thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi
Chi mua sắm sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định, thay thế các trang thiết bị cũ, sửa chữa và trang bị thêm các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng máy tính, thư viện…
Chi không thường xuyên: Chi không thường xuyên trong các trường trung học phổ thông bao gồm:
Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ của cán bộ giáo viên:
Chi các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên;
Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo quy định; Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định;
Trang 35Chi đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài;
Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được các cấp có thẩm quyền giao;
Chi đầu tư, phát triển: Chi đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị, chi thực hiện các dự án đầu tư khác theo quy định của Nhà nước
Các khoản chi khác: Các cơ sở giáo dục trung học phổ thông có thu còn
có các khoản chi hoạt động tổ chức thu phí; chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, trích khấu hao tài sản cố định)
Vì vậy quản lý các khoản chi của các cơ sở giáo dục trung học phổ thông bao gồm những nội dung đã nêu trên
Hiện nay, nguồn đầu tư của Ngân sách nhà nước vẫn chiếm ưu thế trong tổng chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo do hệ thống trường công chiếm tỷ lệ lớn Để đảm bảo các nội dung chi này, các cơ sở giáo dục trung học phổ thông chủ yếu dựa vào nguồn cấp phát của Ngân sách nhà nước Mặt khác việc xã hội hoá giáo dục còn hạn chế nên chưa thu hút được các nguồn đầu tư khác cho hệ thống giáo dục
Yêu cầu của quản lý chi
Đảm bảo đủ nguồn tài chính cần thiết để các cơ sở giáo dục trung học phổ thông hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo đúng đường lối, chính sách, chế độ của Nhà nước Để thực hiện yêu cầu này, đòi hỏi các đơn vị cần xác lập được thứ
tự ưu tiên cho các khoản chi để bố trí kinh phí cho phù hợp Đây chính là yêu cầu đảm bảo nguồn tài chính cho kế hoạch dự toán chi (Dương Đăng Chinh, 2009)
Quản lý các khoản chi phải đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả: Tiết kiệm được xác định là nguyên tắc hàng đầu của quản lý tài chính Nguồn lực luôn có giới hạn nhưng nhu cầu thường không có giới hạn Do vậy đòi hỏi trong quá trình phân bổ, lập kế hoạch chi phải tính toán sao cho chi phí là thấp nhất mà đạt được kết quả cao nhất
Đối với các hoạt động sự nghiệp, trong khi nguồn thu hạn hẹp, nhu cầu sử dụng kinh phí ngày một tăng nhanh, do vậy càng đòi hỏi tính tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng nguồn kinh phí có hạn Để đạt được tiết kiệm và hiệu quả trong công tác chi thì yêu cầu phải xây dựng được kế hoạch, dự toán, xây dựng định mức, phân tích đánh giá tình hình thực tế để có biện pháp tăng cường quản
lý chi trong các cơ sở trung học phổ thông
Chi đúng định mức, chế độ, tiêu chuẩn quy định của Nhà nước, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
Trang 36 Quy trình quản lý chi
Quy trình quản lý chi bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Lập kế hoạch: Dựa vào quy mô đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, chỉ tiêu biên chế, số lượng học sinh, cơ sở vật chất để xây dựng
kế hoạch tài chính, cân đối thu - chi cho phù hợp
Điều hành thực hiện: Cấp phát kinh phí và thực hiện các khoản chi tiêu kịp thời theo kế hoạch, đảm bảo hoạt động thường xuyên của đơn vị, giám sát việc chi tiêu của các bộ phận theo đúng chế độ, đúng mục đích và có hiệu quả
Quyết toán kinh phí: Là khâu cuối cùng của quá trình sử dụng kinh phí, phản ánh đầy đủ các khoản chi và báo cáo quyết toán ngân sách đúng chế độ, báo cáo về Bảng mẫu, thời gian, nội dung và các khoản chi tiêu Trên cơ sở báo cáo quyết toán, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi tiêu cho công tác giáo dục đào tạo, rút ra ưu, nhược điểm trong quá trình quản lý, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch năm sau sát hơn
2.1.4.3 Công tác thanh tra, kiểm tra
Trong quá trình thực hiện không phải bao giờ kế hoạch cũng đúng như dự kiến vì vậy cần phải có sự kiểm tra thường xuyên để nắm tình hình quản lý tài chính, nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư và đưa ra những giải pháp điều chỉnh kịp thời, hạn chế rủi ro
Trong điều kiện vận động và xu hướng phát triển của đời sống xã hội hiện đại, giáo dục đào tạo ở các nước đã và đang phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức to lớn, đặc biệt là vấn đề giải quyết các mối quan hệ giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả đào tạo, đào tạo và nghiên cứu, dịch vụ, nhu cầu và nguồn lực cho phát triển… Chính vì vậy, xu hướng quốc tế là tăng quyền tự chủ trong quản lý tài chính và quản lý nhân sự các cấp cơ sở trong hệ thống giáo dục Các đơn vị giáo dục, đào tạo phải đối mặt thường xuyên với các vấn đề thực tiễn của người dạy và người học, đồng thời cũng là cấp có khả năng phân bổ và sử dụng các nguồn lực thích hợp Xu hướng này chính là công cuộc cải cách tài chính trong tiến trình cải cách giáo dục được thực hiện có hiệu quả ở một số nước phát triển, cải cách tài chính trong tiến trình cải cách giáo dục chính là sự phân công
và phân bổ lại các nguồn lực kinh phí phục vụ cải cách giáo dục có hiệu quả, đạt chất lượng cao (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013)
Khoa học công nghệ phát triển đòi hỏi hoạt động quản lý tài chính phải
Trang 37thay đổi cho phù hợp, tránh lạc hậu và phải phù hợp với trình độ quản lý chung của các trường, giúp trường dễ dàng tiếp cận và thực hiện đúng mục tiêu của cơ chế quản lý tài chính (Bộ Tài chính, Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, 2003)
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông
- Nhà nước xây dựng định hướng phát triển giáo dục trung học phổ thông thông qua xây dựng hệ thống mục tiêu, bước đi và giải pháp định hướng cho các trường THPT
- Nhà nước mà đại diện là Chính phủ xây dựng hệ thống các văn bản dưới luật cho các trường biết mình được làm gì và không được làm gì trong lĩnh vực giáo dục trung học phổ thông Nhà nước giao cho các trường quyền chủ động trong vấn đề tài chính nhưng bên cạnh đó vẫn có các văn bản dưới luật hướng dẫn, quy định thực hiện
- Nhà nước xây dựng hệ thống chính sách và công cụ như chính sách phân
bổ NSNN, đầu tư cho giáo dục, tiền lương, thu nhập, chi tiêu Đây là vấn đề có ý nghĩa nguyên tắc về vai trò nhà nước trong quá trình trao quyền tự chủ cho trường THPT Điều quan trọng là hệ thống chính sách này phải phù hợp với cơ chế thị trường, có tính cạnh tranh và tăng cường sự chủ động cho các trường
- Nhà nước mà trực tiếp là Sở GD&ĐT là cơ quan chỉ đạo, tổ chức cho các trường thực hiện, điều tiết, kiểm tra, giám sát và đánh giá Cùng với việc giao quyền tự chủ thì việc tăng cường phát huy dân chủ ở các cơ sở là vô cùng quan trọng để người lao động, giáo viên, cán bộ công nhân viên thực sự tham gia quản
lý công việc của nhà trường Không thể chấp nhận tình trạng giao tự chủ thì Hiệu trưởng các trường THPT được toàn quyền quyết định mà không có cơ chế giám sát việc thực thi quyền lực của Hiệu trưởng
Trang 382.1.5.2 Phương pháp và trình độ quản lý của cán bộ quản lý, các cơ sở giáo dục
Theo Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan (2009), việc quản lý tài chính nếu muốn đạt hiệu quả thì yếu tố quan trọng nhất chính là nhân lực trực tiếp thực hiện công việc này, trình độ và kinh nghiệm càng cao thì khối lượng công việc sẽ được giải quyết khoa học và hiệu quả tốt nhất Vì vậy, trình độ tổ chức quản lý của nhà trường phải đảm bảo được các điều kiện sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án tài chính, phương án thực hiện cơ chế khoán chi, đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ
- Nhà trường phải đảm bảo quyền lợi của cán bộ giáo viên và người lao động trong trường theo quy định của pháp luật
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm và phương án phân chia bổ sung thu nhập cho cán bộ đảm bảo theo số lượng và chất lượng lao động, bình đẳng, công khai, minh bạch và dân chủ Nội dung quy chế phải bao gồm các quy định về mục đích sử dụng kinh phí tiết kiệm được và tỷ lệ
cụ thể đối với từng mục đích, phương án phân phối thu nhập, quy định về việc thực hiện các khoản chi có tiêu chuẩn định mức
Để thực hiện tốt các hoạt động trên, đòi hỏi nhà trường phải có đội ngũ lãnh đạo có các năng lực thực tiễn như: Năng lực lập kế hoạch, năng lực kết nối
và huy động nguồn lực, năng lực quản lý tài chính và một số các kỹ năng như: kỹ năng quản lý sự thay đổi, kỹ năng đàm phán và thương lượng, kỹ năng quản lý thời gian, quản lý rủi ro, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy chiến lược, kỹ năng lãnh đạo và khuyến khích nhân viên, kỹ năng giám sát đánh giá
2.1.5.3 Bộ máy tổ chức và phân cấp quản lý tài chính
Theo Phạm Thị Lan Anh, Trần Thị Minh Nguyệt (2005), phân cấp quản lí
là hình thức cơ cấu tổ chức trong đó các cá nhân và đơn vị dưới quyền được tự quyết định Ở cấp độ tổ chức, đó là việc cấp trên ủy quyền cho cấp dưới để hạn chế các thủ tục hành chính phức tạp, quan liêu không cần thiết Trong giáo dục, phân cấp quản lí giúp nhà trường ra quyết định phù hợp với nhu cầu của học sinh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của học sinh và đáp ứng tốt nhu cầu của cộng đồng
Phân cấp quản lí tài chính là chuyển quyền ra quyết định tài chính cho những người thực hiện trực tiếp các chính sách, các dịch vụ với các khách hàng
và có lợi nhất cho các khách hàng Trong trường học, để có thể ra các quyết định
Trang 39tài chính một cách đúng đắn, nhà trường cần có quyền trong việc phân bổ và sử dụng kinh phí, tuyển dụng nhân sự và tự chủ trong việc thực hiện chương trình Đây cũng chính là cách thức tốt nhất để thực hiện phân cấp quản lí tài chính giáo dục và quản lí dựa vào nhà trường
Như vậy, phân cấp quản lý tài chính giáo dục là việc giao quyền cho quản
lí phần lớn ngân sách cho nhà trường, cho phép họ tự quyết định các khoản chi, mua sắm, tiết kiệm và có quyền chuyển số tiền dư sang năm sau, đương nhiên kèm theo trách nhiệm giải trình trước xã hội của nhà trường
Theo Vũ Kim Quang (2014), cho rằng kết quả nghiên cứu của các nước trên thế giới đã khẳng định phân cấp quản lý tài chính giáo dục có tác dụng lớn đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục trung học phổ thông nói riêng, cụ thể là: phân cấp quản lý tài chính giáo dục tạo điều kiện cho nhiều người tham gia vào các hoạt động của nhà trường, làm cho trách nhiệm đối với chất lượng giáo dục trở thành trách nhiệm chung của tất cả mọi người, không phải chỉ là trách nhiệm riêng hiệu trưởng hay của một nhóm người nào đó trong nhà trường Việc phân cấp quản lí tài chính dựa vào nhà trường là một phần của
cơ chế phân cấp quản lí hệ thống giáo dục Mục tiêu của việc trao quyền quản lí tài chính cho nhà trường không phải để giảm giá thành các dịch vụ giáo dục mà nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường bằng việc thay đổi quyền lực và mối quan hệ giữa nhà trường với chính quyền địa phương trong vấn đề tài chính
Phân cấp quản lí tài chính giáo dục có những tác dụng như sau:
- Tạo điều kiện cho nhiều đối tượng (giáo viên, học sinh, đội ngũ cán bộ nhà trường, phụ huynh học sinh, đại diện tổ chức kinh tế, doanh nghiệp… ) tham gia giám sát hệ thống giáo dục thông qua việc tham gia vào các tiểu ban: tiểu ban tài chính, tiểu ban chương trình và chỉ đạo quá trình giảng dạy Nhờ đó các quyết định hiệu quả được thực hiện, huy động được nhiều hơn nguồn nhân lực, các thông tin trong nhà trường và từ nhà trường tới các cấp trên được minh bạch hơn
- Việc nhà trường tự phân bổ kinh phí đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh vì các quyết định về kinh phí do những người gần gũi nhất với học sinh đưa ra Mặt khác, được tham gia vào việc quyết định các vấn đề về phân bổ ngân sách làm cho mọi người thấy được sự tự chủ của mình đối với công tác giáo dục, cán bộ quản lí nhà trường có cơ hội nhiều hơn để phát triển các kỹ năng quản lí nói chung và quản lí tài chính nói riêng
Trang 40Khi được tự chủ phân bổ và sử dụng kinh phí, nhà trường sẽ được lựa chọn các ưu tiên, tính toán giá thành và hiệu suất của đồng tiền sử dụng, được sáng tạo và đổi mới các hình thức chi tiêu tài chính Đây chính là động thái làm cho hiệu suất sử dụng các nguồn lực gia tăng
Như vậy, phân cấp quản lí tài chính cho giáo dục có ảnh hưởng và tác động không nhỏ đến chất lượng giáo dục Tuy nhiên yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng và công bằng trong giáo dục không phải là tổng số tiền có bao nhiêu và cơ sở vật chất như thế nào mà nằm ở cách thức và hiệu quả sử dụng ngân sách đầu tư cho giáo dục của mỗi nhà trường Cách thức sử dụng các nguồn lực tài chính của nhà trường phụ thuộc vào cơ chế tài chính và chính sách tài chính của nhà nước, nhà trường và phụ thuộc vào khả năng của những người thực hiện các chính sách đó
Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đã thông qua nhiều chính sách tài chính khác nhau cho giáo dục nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục đã
đề ra Một số nghị định và thông tư về phân cấp quản lí tài chính trong giáo dục
đã tạo điều kiện cho các trường có thêm nhiều quyền tự chủ và tự quản trong việc
sử dụng ngân sách Mục đích của cải cách quản lí tài chính là nhằm phân cấp quản lí tài chính và tăng quyền tự chủ cho các đơn vị tài chính của địa phương Cải cách này nhằm thực hiện phân cấp quản lý tài chính giáo dục, tăng quyền tự chủ trong vấn đề nhân sự, cho phép các trường học và đơn vị cơ sở được trả lương trên mức quy định tối thiểu của chính phủ (Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25 tháng 4 năm 2006) Theo các quy định này, hiệu trưởng các trường THPT có quyền hạn nhiều hơn trong quản lí các khoản thu chi; tìm kiếm và khai thác các nguồn thu khác nhau; ra quyết định liên quan đến số lượng biên chế và tiền công, bao gồm
cả cơ cấu lại nhân sự cũng như điều chỉnh mức lương, tiền thưởng lên bậc cao nhất
Ở Việt Nam, việc thực hiện phân cấp quản lí tài chính giáo dục mới chỉ được thử nghiệm vào năm 1993 và bắt đầu triển khai đại trà từ năm 2006 Các nghiên cứu về tài chính giáo dục cũng chưa có nhiều Hàng năm Ngân hàng Thế giới đều có báo cáo về tài chính giáo dục Việt Nam, tuy nhiên những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các hoạt động tài chính hơn là đánh giá tác động của
nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục Vì vậy nghiên cứu những tác động của phân cấp tài chính giáo dục đối với chất lượng giáo dục THPT qua việc nghiên cứu tình huống một số trường THPT ở Bắc Ninh là việc làm cần thiết, từ