1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng chăm sóc và phục hồi chức năng người bệnh chậm phát triển tâm thần tại bệnh viện tâm thần trung ương

37 31 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 367,03 KB

Nội dung

Người bệnh chậm phát triển tâm thần CPTTT có nét đặc trưng là các thời kỳnặng, phát triển trí tuệ, nhận thức, lời nói, vận động và năng lực xã hội kém hay ngừng phát triển.Bệnh biểu hiện

Trang 1

NH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

U DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I

Trang 2

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÙI THỊ PHƯƠNG

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGƯỜI BỆNH CHẬM PHÁT

TRIỂN TÂM THẦN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I

Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG TÂM THẦN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.BS NGÔ HUY HOÀNG

NAM ĐỊNH - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo của riêng tôi.Các kết quả trong chuyên đề là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2017

Học viên

Bùi Thị Phương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm chuyên đề cũng như trong suốt quãng thời gian học tập

Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Bộ môn tâm thần kinh trường Đại học Điều dưỡng Nam Định; Ban Giám đốc Bệnh viện TTTWI

đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề này

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành

nhấtTS.BS.Ngô Huy Hoàng- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Điều dưỡng Nam

Định Người Thầy không chỉ đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình làm chuyên

đề, mà còn luôn tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập

Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới tập thể các Thầy, cô Giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Ban Giám đốc Bệnh viện TTTWI, các bác sỹ, điều dưỡng, các bạn đồng nghiệp khoa PHCN Bệnh viện TTTW I, các anh, chị và các bạn lớp chuyên khoa I - khóa 4 đã luôn giúp đỡ, động viên góp ý cho tôi trong quá trình học tập và làm báo cáo chuyên đề

Với thời gian thực hiện chuyên đề, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi những sai sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ các quý Thầy, Cô và các bạn cùng lớp để tôi hoàn thành tốt hơn bài báo cao chuyên đề tốt nghiệp này

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Học viên

Bùi Thị Phương

Trang 5

2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 3

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5

2.1 Khái niệm về chậm phát triển tâm thần 5

2.2 Phân loại các mức độ chậm phát triển tâm thần 6

2.3 Nguyên nhân 7

2.3.1 Các yếu tố di truyền 8

2.3.2 Các yếu tố gây hại đến sự phát triển của phôi và thai 8

2.3.3 Các yếu tố tác động khi sinh 8

2.3.4 Các yếu tố tác động vào sự phát triển trong những năm đầu 9

2.4 Triệu chứng lâm sàng chậm phát triển tâm thần 9

2.5 Chẩn đoán 11

2.5.1 Chẩn đoán xác định 11

2.5.2 Chẩn đoán phân biệt 13

2.6.Điều trị 13

2.7 Một số nghiên cứu về chăm sóc,điều trị người bệnh chậm phát triển tâm thần trong và ngoài nước 15

3.THỰC TRẠNG CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGƯỜI BỆNH CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN 18

3.1 Nghiên cứu một trường hợp bệnh cụ thể 20

3.2 Qúa trình bệnh lý 21

3 3 Thực trạng vấn đề còn tồn tại trong chăm sóc người bệnh chậm phát triển tâm thần 25 3.3.1 Đối với nhân viên y tế 25

3.3.2 Đối với người nhà người bệnh 25

4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN 28

4.1 Đối với nhân viên y tế 28

4.2 Với mạng lưới y tế cấp cơ sở 28

4.3 Đối với gia đình người bệnh 29

4.4 Đối với bệnh viện tâm thần trung ương 1 30

Trang 6

5 KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

1 ĐẶT VẤN ĐỀ [8]

Chậm phát triển tâm thần là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới Bệnh chiếm khoảng 0.5 – 2% dân số tùy theo vùng miền Kết quả điều tra của Nguyễn Đăng Dung năm 1989cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 0.42 – 1.6%.Điều tra củaTrần Cườngnăm 2002 cho thấy tỷ lệ 0.63%.Điều tra của La Đức Cương năm

2013 cho thấy 0.47% dân số mắc chậm phát triển tâm thần ở các mức độ khác nhau Nguyên nhân gây bệnh đa dạng và phức tạp như do yếu tố di truyền , mẹ nhiễm trùng, nhiễm độc trong thời kỳ mang thai, chấn thương trong sản khoa Người bệnh chậm phát triển tâm thần (CPTTT) có nét đặc trưng là các thời kỳnặng, phát triển trí tuệ, nhận thức, lời nói, vận động và năng lực xã hội kém hay ngừng phát triển.Bệnh biểu hiện ở nhiều mức độ, từ mức độ nhẹ tới mức độ trầm trọng người bệnh thường không có khả năngđộc lập và cần sự hướng dẫn trợ giúp.Ở mức độ trầm trọng người bệnh thậm chí còn không có khả năng tự chăm sóc bản thân.Điều trị CPTTT là một quá trình phức tạp và lâu dài diễn biến nhiều năm, có trường hợp phải điều trị suốt đời cần sự kết hợp chặt chẽ sự quan tâm giữa y tế, gia đình và cộng đồng.Trong đó điều trị bằng giáo dục PHCN đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh cải thiện bệnh

Công tác chăm sóc của điều dưỡng và PHCN trong quá trình điều trị, bệnh chậm phát triển có những đặc điểm riêng so với các bệnh lý tâm thần khác Nhu cầu chăm sóc người bệnh khá phức tạp do người bệnh thiếu sót, khiếm khuyết và nhận thức, vận động và cả năng giao tiếp

Ở Việt Nam, chăm sóc và PHCN chưa được đề cập nhiều và kế hoạch chăm sóc PHCN chưa được xây dựng riêng biệt cho người bệnh CPTTT Tại bệnh viện TTTWI trong những năm gần đây vấn đề chăm sóc, PHCN cho người bệnh chậm PTTT đang là vấn đề cần thiết.Để góp phần nâng cao công tác chăm sóc PHCN nhằm cải thiện và chăm sóc có hiệu quả nhằm cải thiện sớm tái hòa nhập xã hội,

giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội Em thực hiện chuyên đề: “Thực

Trang 7

4

trạng chăm sóc và phục hồi chức năng người bệnh chậm phát triển tâm thần tại bệnh viện tâm thần trung ương I” với 2 mục tiêu:

Trang 8

1 Tìm hiểu thực trạng về chăm sóc và PHCN người bệnh chậm phát triển tâm thần tại bệnh viện TTTW I

2 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc và PHCN người bệnh chậm PTTT tại bệnh việnTTTWI

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1.Khái niệm về chậm phát triển tâm thần[8]

Chậm phát triển tâm thần là các chức năng tâm thần không phát triển như mong đợi so với lứa tuổi của trẻ

Các nét đặc trưng là các kém kỹ năng phát triển trí tuệ,nhận thức, lời nói,vận độngvà năng lực xã hội kém hay ngừng phát triển

Chậm phát triển tâm thần là trạng thái có nhiều rối loạn tâm thần kèm theo người bệnh có mức độ thông minh (chỉ số IQ) dưới mức trung bình và có rối loạn các kỹ năng thích ứng,biểu hiện ở trước tuổi 18

Chậm phát triển tâm thần có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau.Những người bệnh chậm phát triển tâm thần có thể bị tất cả các rối loạn tâm thần khác

Dịch tễ học: Chậm phát triển tâm thần chiếm tỷ lệ khoảng 0,5-2% dân số,tùy theo vùng miền

- La Đức Cương điềutra 2013 thấy 0,47% dân số mắc chậm phát triển tâm

Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới ( WHO ) ngày 07- 04 -2001 tỉ lệ chậm phát triển tâm thần nặng là 4,6% dân số các nước đang phát triển và khoảng 0,5 – 2,5% dân số ở các nước có nền kinh tế ổn địnhỞ Việt Nam theo dữ liệu điều tra10 bệnh tâm

Vấn đề CPTTTngày càng có tầm quan trọng nhờ tiến bộ của ngành y tế,xã hội nhiều trẻ em CPTTT được phát hiện và được cứu sống đòi hỏi sự chăm sóc lâu dài hơn

Trang 9

6

Mặt khác sự phát triển công nghiêp hiện đại ngày càng gây nhiều khó khăn cho người CPTTT có thể thích ứng với xã hội.Nhiều hội nghị Quốc tế tổ chức tham gia của WHO, về nhi khoa tâm thần, tâm lý học,xã hội học đã đề ra những phương thức hoạt động và tổ chức các cơ sở hoạt động dành cho trẻCPTTT,vì vậy trong những năm gần đây việc phòng ngừa ,điều trị ,giáo dục và dạy nghề cho trẻ em CPTTT đã đạt nhiều kết quả,giúp cho họ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội

2.2 Phân loại các mức độ chậm phát triển tâm thần.[3]

Căn cứ vào đánh giá lâm sàng và chỉ số IQ, các tác giả Hoa Kỳ cũng như của OMS thông nhất chia làm 4 mức độ, theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD 10) chia như sau:

CPTTT trầm trọng: IQ < 20

CPTTT nặng: IQ từ 20 – 34

CPTTT vừa: IQ từ 35 – 49

CPTTT nhẹ: IQ từ 50 – 69

Chỉ số IQ từ 70 – 85 được coi là mức độ danh giới giữa trí tuệ bình thường

và CPTTT nhẹ Tuy nhiên, một số tác giả lại coi chỉ số IQ này tương đương như dạng nhẹ của CPTTT và do vậy đã đánh giá tới 15 – 16% dân số bị CPTTT và tỷ lệ này còn cao hơn ở những môi trường không thuận lợi

Về mặt lâm sàng có thể tóm tắt các nức độ như sau:

- Tư duy: Hầu như không có ngôn ngữ hay chỉ phát âm những âm, từ mà bản thân người bệnh không hiểu Tư duy hầu như chưa có hoặc chỉ là tư duy cụ thể thô sơ

- Cảm xúc: Chỉ có cảm xúc cấp thấp, liên quan đến thỏa mãn nhu cầu cơ thể

- Hành vi tác phong: Không có hoạt động ý chí, thường là những hành vi tự động theo bản năng hay những phản ứng thô sơ với kích thích bên ngoài

CPTTT mức độ vừa:

Trang 10

- Tư duy: có ngôn ngữ nói nhưng vốn từ không lớn, ngữ pháp giản đơn, phát

âm sai Rất khó hình thành ngôn ngữ viết.Có thể tư duy khái quát thô sơ nhưng không thể có tư duy trừu tượng.Trí phán đoán nghèo nàn.Không có tính độc lập suy nghĩ

- Cảm xúc: Không ổn định, khi thì bàn quang vô cảm, khi thì ngoan ngoãn hiền lành, khi thì vui vẻ dễ bị kích thích

- Hành vi tác phong: Đa dạng Có thể lao động đơn giản đơn thường lao động có tính máy móc định hình, không thể thay đổi theo hoàn cảnh mới Đôi khi khó tự kìm chế các xúc động bản năng

CPTTT mức độ nhẹ:

- Tư duy: Có thể hình thành ngôn ngữ viết, có khả năng tính toán học tập nhưng kém hơn so với bạn cùng tuổi Có thể học hết cấp I, tư duy theo nếp cũ, thiếu sáng kiến, khả năng phân tích tổng hợp kém

- Cảm xúc: Cảm xúc cấp cao có phát triển, thiếu tự lập, bám vào bố mẹ dù đã lớn, không đủ năng lực để giải quyết những mối xung đột tình cảm trong nội tâm

- Hành vi tác phong: Có thể làm tốt những nghề không phức tạp và thích nghi được với môi trường xã hội song kém hiệu quả so với người khác

Tóm lại, dựa vào đặc điểm lâm sàng và chỉ số IQ, CPTTT mức độ trầm trọng, nặng và vừa thường dễ chẩn đoán vì bệnh cảnh rõ ràng Chẩn đoán CPTTT nức đọ nhẹ nhiều khi rất khó vì bệnh cảnh lâm sàng không rõ ràng, thiếu sót tâm thần nhẹ ở sát với danh giới mức bình thường

2.3 Nguyên nhân[3]

Một số trường hợp CPTTT có thể tìm thấy nguyên nhân rõ ràng như bệnh Down, bệnh não bẩm sinh, các bệnh chuyển hóa… Song đa số các trường hợp lại không tìm thấy nguyên nhân hoặc là không chắc chắn, nhất là trong trường hợp CPTTT nhẹ

Hoạt động tâm thần của con người có cơ sở vật chất là bộ não Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não có thể là nguyên nhân gây nên

Trang 11

có 8% Theo Rosanof và cộng sự, 91% cặp phù hợp ở trẻ sinh đôi 1 trứng và 53% ở cặp sinh đôi 2 trứng Theo Juda là 97% và 56%.Kallmamn (1955) nghiên cứu 322 cặp sinh đôi cùng bị CPTTT thấy tỉ lệ cao ở những cặp cùng giới trong đó có ½ là sinh đôi 1 trứng Khi nghiên cứu nhưng trẻ trong gia đình có bố mẹ CPTTT, Raydo

và O.Snop thấy tỉ lệ 82,5% - 100% trong trường hợp cả 2 bố mẹ cùng mắc bệnh và

33 – 48,8% khi và chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh Theo Henri Ey, trường hợp đầu là 80% và sau là 40% Đa số các tác giả đều cho rằng tỉ lệ cao hơn ở những người có quan hệ huyết thống với người bệnh CPTTT so với dân số nói chung Ở gia đình của người CPTTT, yếu tố môi trường cũng là điều kiện rất quan trọng, diễn ra song song với yếu tố di truyền trong vai trò phát sinh bệnh.Trong đa số các trường hợp, người ta phải nghĩ đến cả hai nguyên nhân là di truyền và môi trường

Hiện nay kiểu di truyền chưa được biết rõ Các tác giả cho rằng nếu có yếu tố

di truyền thì do nhiều gen phối hợp gây nên

Một số bệnh lý về nhiễm sắc thể đã được nói đến và nghiên cứu nhiều.Bệnh Down với 3 nhiễm sắc thể 21.3 nhiễm sắc thể 18, 13, 15, các bất thường về nhiễm sắc thể giới tính… cũng có thể liên quan với CPTTT

2.3.2 Các yếu tố gây hại đến sự phát triển của phôi và thai

Yếu tố nhiễm khuẩn, nhiễm độc được chú ý nhiều: mẹ bị nhiễm virus Rubeole, HIV, giang mai, đái đường nhược giáp, dùng thuốc gây hại cho thai, ma túy, rượu, chế độ dinh dưỡng tồi, các stress tâm lý và nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng tới sự phát triển của phôi và thai Trong nhiều trường hợp khó có thể nói một cách chắc chắn những yếu tố gây hại nêu trên là nguyên nhân gây bệnh, mà chỉ nên coi là sự gợi ý về nguyên nhân

2.3.3 Các yếu tố tác động khi sinh

Trang 12

Đó là nguyên nhân như ngạt, đẻ khó, sang chấn sản khoa, nhẹ cân, đẻ non… EGE nghiên cứu 400 trẻ CPTTT ở vùng Endibo (Hoa Kỳ) thấy có 17,2% trẻ đẻ dưới 2.5kg Nhiều tác giả cho rằng ngạt là một trong những nguyên nhân gây CPTTT, trong khi LAXEN phân tích 1000 trẻ bị ngạt khi đẻ chỉ thấy có 28 trẻ CPTTT (2,8%) không có gì khác biệt so với tỉ lệ chung

Một số nghiên cứu trong nước đưa ra tỉ lệ khá cao về các yếu tố tác động trong khi sinh

2.3.4 Các yếu tố tác động vào sự phát triển trong những năm đầu

Sự phát triển trong những năm đầu của cuộc đời là rất quan trọng, với sự hoàn thiện dần của bộ não và tác động của môi trường Các tác động gây hại tới sự hoàn thiện và hoạt động của hệ thần kinh nguyên phát hoặc thứ phát, u não, chấn thương sọ não, động kinh, các bệnh cơ thể nặng, suy dinh dưỡng… có thể là nguyên nhân của CPTTT Đặc biệt trong những năm gần đây các vấn đề tâm lý xã hội, các thiếu hụt cảm xúc, thiếu tiếp xúc đầy đủ giữa mẹ và con nhất là trong 3 năm đầu rất được chú ý và nghiên cứu nhiều Các tác giả đều cho rằng ở CPTTT nặng có thể chỉ

do tổn thương thực thể gây nên, nhưng CPTTT mức độ nhẹ thường do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khó xác định trong đó có sự kết hợp của yếu tố sinh học và yếu tố xã hội

Nhiều tác giả và ngay cả Binet và Stern đã nhấn mạnh rằng kết quả test tâm

lý không chỉ phụ thuộc duy nhất vào trí tuệ mà còn ảnh hưởng của môi trường Các tác giả nhận thấy là ở trẻ thành phố có IQ cao hơn trẻ ở nông thôn Ở những tầng lớp xã hội khác nhau chỉ số IQ trung bình của trẻ cũng khác nhau – Nghiên cứu 2 nhóm trẻ: Nhóm 1 con của cán bộ và nhóm 2 con của người lao động chân tay, Z.Stein và M.Susser thấy trong nhóm 2 tỉ lệ trẻ có trí tuệ thấp nhiều hơn nhóm 1 Các nghiên cứu của nhiều tác giả cũng đưa ra kết luận tương tự Vấn đề này có thể giải thích bởi sự thiếu thốn về điều kiện vật chất, săn sóc về y tế kém làm tăng các yếu tố tác động có hại ở thời kỳ trước và sau khi sinh, ngoài ra vấn đề môi trường như các điều kiện học tập và các kích thích về văn hóa, môi trường xã hội, đời sống cảm xúc và tinh thần của trẻ cũng được đặt ra và đang tiếp tục được nghiên cứu

2.4.Triệu chứng lâm sàng chậm phát triển tâm thần[3]

Trang 13

10

CPTTT là một trạng thái chậm hoặc không phát triển về tâm thần bẩm sinh hoặc mắc phải, chủ yếu trong 3 năm đầu, khi hệ thần kinh trung ương chưa hoàn chỉnh về cấu trúc

Đặc điểm chung của CPTTT là toàn bộ sự phát triển tâm thần nói chung (toàn bộ nhân cách) đều bị ảnh hưởng nhưng nổi bật lên là hoạt động trí tuệ bị trì trệ, kém hoặc không phát triển

CPTTT nói chung là một trạng thái bệnh lý khá ổn định, hậu quả của nhiều quá trình bệnh lý khác nhau nhìn chung nó không mang tính chất tiến triển

Đa số các trường hợp biểu hiện rất sớm, nhất là ở các mức độ nặng Việc nhận biết các biểu hiện lâm sàng sớm là rất quan trọng để giúp cho chẩn đoán và xử trí kịp thời Nguyên tắc chính của việc chấn chẩn đoán sớm là trẻ chậm phát triển trong mọi lĩnh vực hoạt động tâm thần kể từ khi sinh ra.Thường gặp trẻ phát triển chậm nhiều hơn về ngôn ngữ, sự thích tú quan tâm đối với các kích thích của môi trường, khả năng tập trung chú ý, tốc độ phản ứng… so với phát triển về vận động

* Các biểu hiện ở những tuần lễ đầu tiên:

- Ngay sau đẻ trẻ có biểu hiện như một trẻ đẻ non: ngủ nhiều, không có nhu cầu ăn, bú Xu hướng ngủ nhiều có thể kéo dài vài tháng, trẻ ít cựa quậy, ít hoặc không khóc

- Trẻ chậm cười và chậm có được sự chú ý tới những kích thích quanh nó Chậm phát triển về tâm vận động (căn cứ vào các bước phát triển về tâm vận động như lẫy, ngồi, bò, đứng, đi, nói…)

- Trẻ chậm về liếc mắt theo dõi các vật, bởi vì trẻ không quan tâm đến những cái xảy ra quanh nó

- Chậm phản ứng với tiếng động (có thể đưa đến chẩn đoán nhầm với điếc)

- Trẻ chậm biết nhai

- Trẻ bình thường từ 12 – 20 tuần hay nằm nhìn bàn tay nó cử động Hiện tượng này còn tồn tại ở trẻ CPTTT sau 20 tháng

Trang 14

- Trẻ bình thường từ 6 – 12 tháng thường đưa các vật vào mồm Nó sẽ tồn tại dai dẳng ở trẻ CPTTT, có khi tới 2 – 3 tuổi

- Trẻ bình thường hay ném các đồ vật có được xuống đất cho tới khi nó 15 –

16 tháng Nó kéo dài hơn ở trẻ CPTTT

- Trẻ không chú ý tới xung quanh, nhìn thoáng qua hoặc không nhìn theo các

đồ vật, thiếu sự chú ý, không cố gắng để nhặt lại cái mà nó đánh rơi, phản ứng chậm hơn với các test tâm lí

- Có trẻ tỏ ra quá hiền lành, ngờ nghệch nhưng có trẻ lại tăng động, giảm chú ý Nói chung, trẻ CPTTT có thể có biểu hiện lâm sàng rõ rệt hay kín đáo ngay

từ khi mới sinh Song cũng có nhiều trường hợp, trẻ phát triển bình thường tới một tuổi nào đó (thường trước 3 tuổi) rồi mới biểu hiện chậm phát triển tâm thần dần dần Ngược lại, một số trẻ có biểu hiện chậm phát triển về tâm vận động cũng như các mặt hoạt động tâm thần khác, đến một tuổi nào đó (cũng thường trước 3 tuổi) lại phát triển tâm thần nhanh hơn đuổi kịp những trẻ khác cùng tuổi Do vậy, cần phải khám, theo dõi cẩn thận sự phát triển của trẻ thì mới có kết luận chính xác và xử trí kịp thời

- Tuổi mẫu giáo và nhất là tuổi đi học, CPTTT thường dễ bộc lộ bởi sự yếu kém trong các mặt hoạt động tâm hồn Những nét lâm sàng chính đã được trình bày

sơ lược trong phân loại các mức độ

Trang 15

3 năm đầu Chẩn đoán mức độ tùy thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng cụ thể Tiêu chuẩn này được xem là quan trọng nhất

* Test tâm lý:

Vào đầu thế kỷ XX, Binet và Simon là 2 người đầu tiên nghiên cứu cách đo lường trí tuệ, lúc đầu chủ yếu để phát hiện những trẻ em không đủ sức theo học cấp tiểu học và để vận dụng các phương pháp giáo dục đặc biệt cho những trẻ em đó

Về sau nhiều tác giả đã nghiên cứu và đưa ra nhiều test đánh giá trí tuệ khác nhau Kết quả test được tính ra bằng chỉ số IQ (gọi là thương số trí tuệ), đó là tỉ số giữa tuổi tâm thần và tuổi thực, cho phép ước lượng mức độ phát triển trí tuệ của những người được khám nghiệm

Điều cần chú ý là kết quả đo lường trí tuệ bằng test chỉ có gí trị tương đối các test chỉ có thể cụ thể hóa một số thao tác cơ bản của tư duy, tiếp cận đến một chừng mực nào đó voái những khả năng của trẻ Hơn nữa,sự chính xác của sự đo lường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, yếu tố tâm lí của người làm trắc nghiệm, yếu tố tâm lí của trẻ và nhất là môi trường văn hóa của trẻ

Vì vậy, tiêu chuẩn này không mang tính chất quyết định mà chỉ có giá trị tham khảo Để đảm bảo độ tin cậy cao hơn ở một người, người ta phải chuẩn hóa test cho phù hợp trước khi đưa ra sử dụng Đây là một công việc tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc nên nhiều nước chưa chuẩn hóa được test một cách khoa học

Để được nâng cao độ tin cậy, người ta thường dùng 2,3 test cho một trẻ và làm lại sau một thời gian nếu thấy cần thiết

Trang 16

Tuy vậy, để có được sự thống nhất chung trên toàn thế giới, người ta vẫn phải dùng chỉ số IQ để xác định CPTTT theo từng mức độ

Ở Việt Nam, một số tác giả như Trần Thị Cẩm, Trần Di Ái, Trần Bình An,

Đỗ Hồng Anh… đã nghien cứu và áp dụng một số test về trí tuệ nhưng nói chung

cũng đã được thể hiện trên một số đông người bình thường và người bệnh Những kết quả rút ra từ các nghiên cứu này cho phép chúng ta sử dụng test với tính chất tham khảo cho chẩn đoán CPTTT Những test hay được dùng hiện nay như Denver,

vẽ tranh, vẽ người, Gille, Raven, WISC… các test này rất thích hợp và rất cần thiết

sử dụng trong các trường hợp CPTTT vừa và nhẹ giúp cho xác định chẩn đoán để

có thể đưa ra cách xử trí kết hợp

2.5.2 Chẩn đoán phân biệt[3]

Cần chẩn đoán phân biệt giữa CPTTT với rối loạn trí tuệ ở trẻ có nhịp phát triển

bị đình trệ do nhiều nguyên nhân khác nhau, với rối loạn trí tuệ ở những bệnh thần kinh, bệnh thần kinh cơ, các rối loạn giác quan (mù, điếc…), các bệnh lí về tâm thần như tự kỉ, tâm thần phân liệt, động kinh… Đặc biệt, sự thiếu hụt các kích thích của môi trường văn hóa xã hội như bị bỏ rơi, thiếu sự săn sóc, thiếu hụt tình cảm nhất là những năm đầu có thể gây nên trạng thái gọi là giả CPTTT vừa và nhẹ Nếu có sự can thiệp sớm, đúng lúc, thích hợp, trạng thái tâm thần có thể được cải thiện rõ rệt Trái lại, nếu không có sự can thiệp như vậy, tình trạng CPTTT của trẻ có thể không hồi phục được, giống như trường hợp CPTTT khác Rõ ràng là việc phát hiện sớm nguyên nhân giả CPTTT và có sự can thiệp đúng là một việc làm cần thiết

2.6.Điều trị[6]

Trừ một vài loại bệnh gây CPTTT, có thể điều trị tốt nếu phát hiện từ sớm, còn đa số các loại CPTTT khác khó có thể chữa khỏi, vấn đề chính được đặt ra là tích cực giúp đỡ trẻ học tập và rèn luyện sử dụng những khả năng tiềm ẩn và bù trừ của hệ thần kinh trung ương Đối với chậm phát triển tâm thần mức độ vừa và nhẹ, việc dạy, huấn luyện và giúp đỡ trẻ là rất quan trọng để trẻ có thể hòa nhập với cuộc sống gia đình, xã hội, tự lập trong cuộc sống sau này Đây là trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều đoàn thể cũng như của toàn thể cộng đồng

Trang 17

14

Ở nước ta, hệ thống săn sóc sức khỏe tâm thần trẻ em chưa được phát triển Một vài khoa điều trị nội trú chủ yếu thu nhận những trẻ CPTTT nặng Chúng ta chưa có các cơ sở điều trị ngoại trú dành cho trẻ CPTTT.Tại các trường phổ thông

cơ sở chưa có lớp đặc biệt dành riêng cho những trẻ này Trẻ CPTTT phải học ở lớp bình thường, với điều kiện giáo dục không phù hợp nên không theo kịp chương trình, trẻ thường phải bỏ học sau nhiều năm lưu ban

Đa số các bố mẹ ít hiểu biết về CPTTT.Mặc dù trẻ đã có biểu hiện CPTTT ngay từ nhỏ nhưng không ít bố mẹ đã bỏ qua.Chúng chỉ được phát hiện ở những năm học đầu của bậc tiểu học khi tỏ ra qua yếu kém so với bạn cùng tuổi.Việc phát hiện muộn này đã làm cho việc dạy dỗ huấn luyện ít thành công Thêm nữa, nhiều

bố mẹ không biết cách dạy và huấn luyện trẻ, không kiên trì, ít tin tưởng vào khả năng có thể huấn luyện trẻ hoặc mải làm ăn kiếm sống nên đã bỏ mặc trẻ dẫn tới những hậu quả xấu, trẻ khó thích ứng được với cuộc sống sau này

Gần đây, một số trường lớp dành cho trẻ CPTTT, chủ yếu CPTTT vừa và nhẹ đã được thành lập ở một vài thành phố lớn.Tuy nhiên, số lượng này còn quá ít, chưa đủ đáp ứng nhu cầu Mặt khác các cơ sở này gặp nhiều khó khăn như giáo viên chưa được đào tạo chuyên biệt, thiếu đồ dùng tài liệu giảng dạy, cơ sở vật chất… Việc hoạt động của các cơ sở này còn mang tính chất thí điểm

- Giáo dục huấn luyện trẻ CPTTT vừa và nhẹ nhằm làm trẻ có thể phát huy hết khả năng sẵn có của chúng Tốt nhất là trẻ có cùng mức độ trí tuệ được học chung trong một lớp đặc biệt, sĩ số ít để giáo viên có thể dạy riêng cho từng trẻ với một chương trình và nhịp độ riêng Giáo viên phụ tránh lớp cần phải được đào tạo

về tâm lý giáo dục đặc biệt để có thể hiểu được tâm lí của những học sinh đặc biệt này và phải biết cách giáo dục huấn luyện có hiệu quả Cần thiết phải có sự cộng tác chặt chẽ giữa các giáo viên, các nhà tâm lý học lâm sàng, tâm vận động, chỉnh âm, bác sĩ tâm thần nhi trong điều trị cho từng trẻ Cũng cần có sự gắn bó giữa trẻ và người dạy Nhiều vấn đề phải dạy cho trẻ trong đó 3 vấn đề chính là:

- Dạy tâm vận động: Các thao tác bắng tay, chân, sự phối hợp vận động, sử dụng công cụ, làm các công việc hàng ngày…

- Dạy ngôn ngữ: bao gồm cả ngôn ngữ nói và viết

Trang 18

- Dạy toán.Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc phổ biến các kỹ thuật giáo dục trong huấn luyện cho bố mẹ có thể làm chức năng người giáo viên, nhất là các trường hợp vì lý do nào đó trẻ phải ở trong gia đình

-Điều trị CPTTT là quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm của gia đình, xã hội Ngày nay điều trị chủ yếu là ngoại trú, tại các trung tâm y tế giáo dục, các bệnh viện ban ngày……

-Việc điều trị tại cộng đồng tạo điều kiện cho người bệnh phục hồi chức năng

và tái thích ứng xã hội, tuy vậy khả năng phục hồi còn rất hạn chế, chỉ phát huy được những tiềm năng còn sót lại, làm cho trẻ có những tiến bộ về vận động, ngôn ngữ

- Thuốc: Việc điều trị CPTTT bằng thuốc chỉ đóng vai trò thứ yếu và chỉ là

điều trị triệu chứng:

+ Nếu trẻ có lo âu căng thẳng, sợ hãi, có thể dùng các thuốc bình thản:

Diazepam (Valium, Seduxen) 0,5mg/kg cân nặng/ngày

Napoton (Chlodiazepoxide) 5 - 25mg tuỳ theo từng trẻ em và triệu chứng

+ Đối với trẻ có trạng thái kích động, rối loạn hành vi tác phong, rối loạn khí sắc ám ảnh có thể dùng các thuốc sau:

.Risperidone 2mg với liều 1-4mg/kg

.Haloperidon liều lượng từng theo tuổi và từng cá thể trẻ em

+Nếu trẻ có cơn động kinh thì dùng thuốc kháng động kinh như : Depakin0,2mg với liều 30- 50 mg/kg/ngày chia 2-3 lần ngày

.Depakin 0,5 mg tùy theo từng trẻ em và theo tuổi

+Cacbamazepin (tegretol ) với liều 15-20 mg/kg/ngày chia 2-3 lần ngày +Dùng các thuốc chống trầm cảm cho các biểu hiện trầm cảm như:Fluoxetine 20-40 mg/ngày.[8]

2.7 Một số nghiên cứu về chăm sóc,điều trị người bệnh chậm phát triển tâm thần trong và ngoài nước

Ngày đăng: 24/02/2021, 14:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2.Nguyễn Văn Dũng, Chậm phát triển tâm thần,truy cập từ: Http://drung.com/Viện sức khỏe tâm thần Bệnh viện bạch mai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chậm phát triển tâm thần
3.Giáo trình bệnh học tâm thần (2016)Nhà xuất bản y học Hà nội,tr 114-118 4.Nguyễn Viết Nhân http:wellcare.vn/benhchamphattrientamthan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh học tâm thần
Nhà XB: Nhà xuất bản y học Hà nội
7.Quản Trường Sơn.Tổ chức các hoạt động PHCN và tái thích ứng xã hội, Nội dung bài giảng PHCN,Hà Nội-2011,tr4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức các hoạt động PHCN và tái thích ứng xã hội
8.Vương Văn Tịnh(2015), Chậm phát triển tâm thần hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh tâm thần phổ biến hướng dẫn sử dụng thuốc hướng thần,tr 88-949.Https://wellcare.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chậm phát triển tâm thần hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh tâm thần phổ biến hướng dẫn sử dụng thuốc hướng thần
Tác giả: Vương Văn Tịnh
Năm: 2015
6.Tố Quyên.Truy cập từ: http://hellobacsi.com/benh/champhattrientamthan Link
10.Trần Minh Khuyên.Truy cập từ:http://bacsytamly.netmvn. Tiếng Anh Link
1.Bệnh Viện Tâm Thần trung uong I(2009),Quy trình châm sóc người bệnh tâm thần,Hà Nội Khác
5.Nguyễn Viết Thiêm,Trần Viết Nghị,Trần Văn Cường.chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng cho các bệnh nhân tâm thần mãn tính’’,Hà Nội 8-2009,tr.59 Khác
11.Clifford.J.Drewi Michael L Harrdman,Donald R.Logan(1992),Mental retardation,a Life Cycle Approach,6 th edition,prentice-Hall-Inc Khác
12.Murray Krantz(1994)Child Development,Risk and Opportunity,1 st edition,International Thomson Publishing Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w