Ở giai đoạn trước khi phát hiện Helicobacter pylori, khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày - tá tràng là phẫu thuật có tỷ lệ biến chứng và tử vong thấp nhưng tỷ lệ tái phát rất cao nên các phương
Trang 1Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
BÙI THỊ BÍCH THANH
THỰC TRẠNG CHĂM NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT THỦNG
DẠ DÀY – TÁ TRÀNG TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2018
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NAM ĐỊNH – 2018
Trang 2BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
BÙI THỊ BÍCH THANH
THỰC TRẠNG CHĂM NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT THỦNG
DẠ DÀY – TÁ TRÀNG TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2018
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI NGƯỜI LỚN Người hướng dẫn: ThS BSCKI TRẦN VIỆT TIẾN
NAM ĐỊNH – 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, những người thân trong gia đình và các cơ quan có liên quan
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học,
bộ môn Điều dưỡng Ngoại, các thầy cô giảng dạy của Trường đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong những năm học qua
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn: TTƯT.ThS.BSCKI Trần Việt Tiến đã tận tình hướng dẫn , động viên, quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học , thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Y tế, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho tôi cơ hội được đi học chuyên sâu về lĩnh vực điều dưỡng , tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập, công tác và nghiên cứu
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến những người thân yêu trong gia đình, các bạn bè đồng nghiệp gần xa, đặc biệt là các anh chị em cùng khóa đã động viên, giúp đỡ tôi về tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành chuyên đề này
Nam Định, tháng 10 năm 2018
Học viên
Bùi Thị Bích Thanh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi Nội dung trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được áp dụng Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Học viên
Bùi Thị Bích Thanh
Trang 5
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CHỮ HÌNH
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3
2.1 Cơ sở lý luận 3
2.2 Cơ sở thực tiễn 10
3 LIÊN HỆ THỰC TIỄN 17
3.1 Đặc điểm chung của khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện tỉnh Phú Thọ 17
3.2 Tình hình chăm sóc người bệnh sau thủng dạ dày-tá tràng tại khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện tỉnh Phú Thọ 19
3.3 Những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân 22
4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 25
4.1 Đối với điều dưỡng 25
4.2 Đối với Bệnh viện, khoa phòng 25
4.3 Đối với người bệnh và gia đình người bệnh 26
5 KẾT LUẬN 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Dạ dày……… 3 Hình 2: Mặt trước dạ dày……… ……… 4
Trang 81 ĐẶT VẤN ĐỀ
Thủng dạ dày - tá tràng là bệnh lý phổ biến trên toàn thế giới với tỷ lệ khoảng 2,1% người trưởng thành Tỷ lệ thủng dạ dày - tá tràng trên thế giới khoảng 3,77-10/100.000 dân/năm Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực ngoại khoa
và hồi sức nhưng tỷ lệ tử vong ở những người bệnh thủng dạ dày - tá tràng vẫn còn khá cao từ 2,8% đến 9,1% Điều trị thủng dạ dày - tá tràng có nhiều thay đổi trong vài thập niên gần đây Ở giai đoạn trước khi phát hiện Helicobacter pylori, khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày - tá tràng là phẫu thuật có tỷ lệ biến chứng và tử vong thấp nhưng
tỷ lệ tái phát rất cao nên các phương pháp phẫu thuật triệt để giảm tiết acid như cắt
dạ dày hoặc cắt dây X được các tác giả ưu tiên áp dụng Phẫu thuật thủng dạ dày-tá tràng có mổ mở và mổ nội soi, mỗi loại đều có ưu, nhược điểm riêng Tuy nhiên vẫn còn một số biến chứng trong quá trình điều trị sau phẫu thuật thủng dạ dày - tá tràng như: sốc, chảy máu, thủng tái phát, nhiễm trùng vết mổ… Vì vậy để hạn chế biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh cần phải được điều trị, chăm sóc, theo dõi kịp thời trong quá trình điều trị nhằm phát hiện sớm, đặc biệt là việc chăm sóc sau phẫu thuật [7],[17]
Trong quá trình điều trị, công tác chăm sóc cũng vô cùng quan trọng, góp phần rất đáng kể vào kết quả, chất lượng điều trị, giảm chi phí và rút ngắn thời gian nằm viện Xây dựng kế hoạch chăm sóc phù hợp sát với tình hình người bệnh sau phẫu thuật thủng dạ dày - tá tràng là nhu cầu rất cần thiết để đem lại kết quả mong muốn trong quá trình điều trị phục hồi của người bệnh Trong công tác chăm sóc sau phẫu thuật người điều dưỡng phải luôn tiên lượng trước các biến chứng có thể xảy ra, đáp ứng các nhu cầu cần thiết về thể chất và tinh thần cho người bệnh [10] Tại bệnh viện tỉnh Phú Thọ hằng năm có nhiều trường hợp phải phẫu thuật thủng dạ dày - tá tràng Về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị thủng dạ dày - tá tràng có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến, tuy nhiên nghiên cứu về công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thủng dạ dày - tá tràng tại khoa ngoại Tổng hợp chưa có một đánh giá nào để có những bằng chứng thuyết phục nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc cho những người bệnh hậu phẫu góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tiến tới chăm sóc toàn diện
Để người bệnh sau phẫu thuật thủng dạ dày - tá tràng ngày càng được chăm sóc
Trang 9tốt hơn, củng cố thêm những bằng chứng cho điều dưỡng trong quá trình chăm sóc tại khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thủng dạ dày - tá tràng tại khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2018”
Trang 102 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Đặc điểm giải phẫu dạ dày - tá tràng
2.1.1.1 Dạ dày: là đoạn phình ra của ống tiêu hóa, có nhiệm vụ dự trữ và tiêu hóa thức
ăn Dạ dày là một tạng trong phúc mạc, nằm ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang, ở vùng thượng vị và ô dưới hoành trái Phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối tá tràng qua lỗ môn vị Hình dạng chữ J, nhưng thay đổi tùy theo tư thế, thời điểm khảo sát, tình trạng của dạ dày có chứa đựng thức ăn hay không
* Hình thể ngoài
1 Khuyết tâm vị
2 Phần đáy vị
3 Phần tâm vị
4 Phần thân vị
5 Phần môn vị
6 Môn vị
7 Khuyết góc
Hình 1 Dạ dày
Dạ dày có hai mặt là mặt trước và mặt sau , hai bờ là bờ cong vị lớn ở bên trái ,
có khuyết tâm vị ngăn cách đáy vị với thực quản và bờ cong vị bé ở bên phải có
khuyết góc là ranh giới giữa phần thân vị và phần môn vị
Người ta chia dạ dày thành các phần sau
- Tâm vị: Chiếm diện tích khoảng 5-6cm2, có lỗ tâm vị thông với thực quản, lỗ tâm vị không có cơ thắt hay van, chỉ có một nếp niêm mạc ngăn cách giữa dạ dày và thực quản
- Ðáy vị: Nằm phía trên mặt phẳng đi qua lỗ tâm vị, bình thường chứa không khí
- Thân vị: Phần dạ dày dưới đáy vị, có giới hạn dưới là mặt phẳng xiên đi qua khuyết góc Phần thân vị chứa các tuyến tiết ra Axít clorohydric (HCl) và Pepsinogene
- Phần môn vị: Gồm có hang môn vị hình phễu tiết ra Gastrine và ống môn vị
có cơ rất phát triển
Trang 11- Môn vị: Nằm bên phải đốt sống thắt lưng 1, có lỗ môn vị thông với tá tràng Khác với lỗ tâm vị, lỗ môn vị có một cơ thắt thật sự là cơ thắt môn vị Khi cơ này phì đại gây nên bệnh co thắt môn vị phì đại hay găpk ở trẻ sơ sinh
Liên quan
- Thành trước: Phần trên liên quan thuỳ gan trái, cơ hoành, qua trung gian cơ hoành liên quan phổi, màng phổi trái, màng ngoài tim và thành ngực Phần dưới liên quan với thành bụng trước
- Thành sau: Phần trên liên quan cơ hoành và hậu cung mạc nối, qua trung gian hậu cung mạc nối, dạ dày liên quan với lách, tụy, thận và tuyến thượng thận trái Phần dưới của thành sau liên quan mạc treo kết tràng ngang và qua trung gian mạc treo kết tràng ngang liên quan với phần lên tá tràng, góc tá hỗng tràng và các quai hỗng tràng
- Bờ cong vị bé: Có mạc nối nhỏ nối giữa dạ dày, tá tràng với gan Giữa hai lá của mạc nối nhỏ có vòng mạch bờ cong vị bé
- Bờ cong vị lớn: Ðoạn đáy vị liên quan cơ hoành Ðoạn tiếp theo có mạc nối vị lách, nối dạ dày với lách, chứa các động mạch vị ngắn Ðoạn cuối cùng có mạc nối lớn bám, giữa hai lá của mạc nối lớn chứa vòng mạch bờ cong vị lớn [6],[12]
1 Gan
2 Dạ dày
3 Lách
4 Mạc nối nhỏ
5 Kết tràng ngang
Hình 2: Liên quan mặt trước dạ dày
* Cấu tạo
Dạ dày cấu tạo gồm 5 lớp từ ngoài vào trong như các phần khác của ống tiêu hóa [1]:
- Thanh mạc tức là lớp phúc mạc tạng bao bọc dạ dày
- Tấm dưới thanh mạc
- Lớp cơ có ba lớp từ ngoài vào trong là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo (chỉ hiện
Trang 12diện ở một phần của thành dạ dày)
- Tấm dưới niêm mạc
- Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày Các tuyến dạ dày gồm nhiều loại, tiết ra các chất khác nhau vừa có vai trò bảo vệ dạ dày như chất nhầy , vừa có vai trò tiêu hóa như HCl như men Pepsinogene vừa có vai trò nội tiết hay trung gian hóa học như gastrin, histamin hay yếu tố nội giúp hấp thụ sinh tố B12
- Ðộng mạch: Động mạch dạ dày phát sinh trực tiếp hay gián tiếp từ động mạch thân tạng, trong đó chủ yếu là hai vòng mạch dọc hai bờ cong vị lớn và vị bé:
+ Vòng mạch bờ cong vị lớn: Do động mạch vị mạc nối phải (nhánh của động mạch vị tá tràng; động mạch vị tá tràng là nhánh của động mạch gan chung) và vị mạc nối trái (nhánh của động mạch lách) tạo thành
+ Vòng mạch bờ cong vị bé: Do động mạch vị phải (nhánh của động mạch gan riêng) và vị trái (nhánh của động mạch thân tạng) tạo thành
+ Ngoài ra còn có các động mạch vị ngắn; động mạch đáy vị sau, động mạch cho tâm vị và thực quản
+ Ðộng mạch thân tạng là một nhánh của động mạch chủ bụng nuôi dưỡng gan, lách, dạ dày tá tràng và tuỵ, chia làm ba nhánh:
Ðộng mạch vị trái
Ðộng mạch lách
Ðộng mạch gan chung
- Bạch huyết của dạ dày: Bạch huyết dạ dày được dẫn lưu về 3 nhóm sau:
+ Các nốt bạch huyết dạ dày: nằm dọc theo bờ cong vị bé
+ Các nốt bạch huyết vị - mạc nối: nằm dọc vòng mạch bờ cong vị lớn
+ Các nốt bạch huyết tuỵ lách nằm ở mạc nối vị lách
Trang 13* Hình thể ngoài
Hình 3: Hình ảnh tá tràng
Tá tràng ôm lấy đầu tụy tạo thành hình chữ C, gồm có 4 phần:
- Phần trên (D1) nằm ngang, dài khoảng 5 cm Nằm trước thân đốt sống TL1, nối tiếp với môn vị 2/3 đầu của phần trên tá tràng phình to gọi là hành tá tràng Hành
tá tràng là phần tá tràng di động Ranh giới giữa hành tá tràng và phần còn lại của phần trên tá tràng là bờ trong của động mạch vị tá tràng
- Phần xuống (D2): dài khoảng 7 đến 10 cm Phần xuống của tá tràng nối với phần trên ở góc tá tràng trên và nối với phần ngang ở góc tá tràng dưới Phần xuống chạy dọc bờ phải các đốt sống TL1 đến đốt sống TL3
- Phần ngang (D3): dài khoảng 6 đến 8 cm, vắt ngang qua cột sống từ phải sang trái, ngang mức đốt sống TL3 và TL4
- Phần lên (D4): là phần ngắn, có chiều dài khoảng 5 cm từ bờ trái của đốt sống TL3 chạy lên trên hơi chếch sang trái để tới góc tá hỗng tràng ngang mức đốt sống TL2
* Cấu tạo của tá tràng
Tá tràng được cấu tạo gồm 5 lớp từ nông vào sâu:
- Lớp thanh mạc: chính là lớp phúc mạc tạng phủ trên bề mặt tá tràng Phúc mạc phủ lên mặt trước, riêng mặt sau của tá tràng dính vào thành bụng sau bởi mạc dính tá tụy ngoại trừ ở hành tá tràng Ở hành tá tràng, phúc mạc phủ lên cả mặt trước
và mặt sau Do đó, mặt sau của hành tá tràng là một phần thành trước của túi mạc nối
- Lớp dưới thanh mạc: ngăn cách giữa lớp thanh mạc với lớp cơ
ỐNG MẬT CHỦ
Trang 14- Lớp cơ: gồm tầng cơ dọc ở ngoài và tầng cơ vòng ở trong Ở lớp cơ có các ống tụy và ống mật chủ xuyên qua để đổ vào tá tràng
- Lớp dưới niêm mạc: là tổ chức liên kết lỏng lẻo, nhiều mạch máu
tá tràng (phần di động) động mạch vị tá tràng cho nhánh động mạch tá tụy trên trước
và động mạch tá tụy trên sau đi theo khung tá tràng nối với các động mạch tá tụy dưới trước và động mạch tá tụy dưới sau
+ Từ động mạch mạc treo tràng trên: cho ra động mạch tá tụy dưới Sau đó động mạch tá tụy dưới chia hai nhánh là động mạch tá tụy dưới trước và động mạch tá tụy dưới sau đi lên nối với động mạch tá tụy trên trước và động mạch tá tụy trên sau tạo nên các cung mạch tá tụy trước và sau Từ các cung mạch này, các nhánh tá tràng tách ra đi về mặt trước và mặt sau để cấp máu cho tá tràng Vị trí nối nhau của các nhánh này ngang mức với vị trí ống mật chủ đổ vào tá tràng Ngoài ra phần cuối tá tràng còn được cấp máu bởi các nhánh hỗng tràng đầu tiên của động mạch mạc treo tràng trên
- Tĩnh mạch
Các tĩnh mạch của tá tràng đi kèm với các động mạch đổ vào tĩnh mạch cửa
hoặc tĩnh mạch mạc treo tràng trên
- Thần kinh và bạch huyết của tá tràng
nửa trên đổ vào các hạch bạch huyết gan dọc theo động mạch gan, các hạch bạch huyết nửa dưới đổ vào các hạch mạc treo tràng trên
+ Thần kinh: tá tràng chịu sự chi phối của thần kinh giao cảm và đối giao cảm thông qua các nhánh của thần kinh X và thần kinh tạng
Trang 152.1.2 Nguyên nhân thủng dạ dày - tá tràng
Thủng ổ loét dạ dày - tá tràng là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp Chẩn đoán thường dễ vì trong đa số trường hợp các triệu chứng khá điển hình, rõ rệt Điều
trị đơn giản và đưa lại kết quả rất tốt nếu được phát hiện sớm và xử trí kịp thời [5],[14]
- Giới
- Thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới với tỷ lệ: nam 90% và nữ 10%
- Tuổi: Thường từ 20 - 40 Nhưng cũng có những thủng dạ dày ở bệnh nhân trên 80 - 85 tuổi Loét ít gặp ở trẻ em nên ít thấy thủng nhưng không phải là không có
- Điều kiện thuận lợi
+ Thời tiết: Thủng dạ dày - tá tràng thường xảy ra vào mùa rét hơn là vào mùa nóng hoặc khi thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh hay từ lạnh chuyển sang nóng Biến chứng này thường xảy ra vào các tháng 1, 2, 3, 4 hơn là vào các tháng 5, 6,
Vị trí ổ loét thường ở mặt trước tá tràng hay dạ dày Theo thống kê gặp nhiều ở
lỗ thủng ở tá tràng hơn ở dạ dày
Tình trạng ổ bụng: Sạch hay bẩn tùy theo bệnh nhân đến sớm hay muộn, xa hay gần bữa ăn, lỗ thủng to hay nhỏ, tùy theo vị trí lỗ thủng và tùy theo môn vị có hẹp hay không
2.1.3 Triệu chứng [15],[18]
2.1.3.1 Triệu chứng toàn thân
Sốc có thể gặp trong khoảng 30% trường hợp Sốc là do đau nhất là lúc mới thủng Sốc có thể thoáng qua hoặc kéo dài đến một giờ, sau đó mạch, huyết áp sẽ trở lại bình thường
2.1.3.2 Triệu chứng cơ năng
- Đau đột ngột, dữ dội là dấu hiệu chủ yếu
Trang 16- Nôn: Không phải là dấu hiệu thường gặp
- Bí trung đại tiện: Không có trong những giờ đầu
2.1.3.3 Triệu chứng thực thể
- Nhìn: Bụng cứng, ít hoặc không di động
- Bụng cứng như gỗ, co cứng thành bụng là một triệu chứng bao giờ cũng có (nhưng mức độ khác nhau) và có giá trị bậc nhất trong chẩn đoán
- Gõ: Vùng đục trước gan mất; gõ đục vùng thấp hai bên mạn sườn và hố chậu
- Thăm trực tràng: Đau túi cùng Douglas
- Tiền sử dạ dày: Có ý nghĩa để chẩn đoán thủng (80-90%) Một số ít không có thể rõ ràng, có bệnh nhân thủng là dấu hiệu đầu tiên của loét
X quang bụng đứng không chuẩn bị: Có thể thấy hình ảnh “liềm hơi dưới cơ hoành” một bên hay cả hai bên Có thể gặp trong khoảng 80% trường hợp
* Chẩn đoán phân biệt
- Khi triệu chứng của thủng dạ dày không rõ ràng cần phân biệt một số trường hợp đau bụng ở vùng trên rốn có thể đưa đến nhầm lẫn thủng dạ dày tá tràng:
- Viêm túi mật, sỏi ống mật chủ, viêm gan, áp xe gan trái, cơn đau do loét dạ dày-tá tràng
- Viêm tụy cấp do giun hoặc chảy máu: Đau bụng lăn lộn, nôn nhiều và bệnh nhân vùng vẫy chứ không chịu nằm yên Bụng trướng là chính Dấu co cứng thành bụng không rõ ràng Các men tuỵ tăng cao trong máu X quang không có hình ảnh
Trang 17liềm hơi dưới cơ hoành
- Áp xe gan vỡ hoặc ung gan vỡ gây co cứng thành bụng: Người bệnh có bệnh
sử trước đó với sốt, nhiễm trùng, đau vùng gan sau đó lan ra toàn bụng Siêu âm bụng giúp ích nhiều cho chẩn đoán
- Viêm phúc mạc do thủng ruột thừa: Người bệnh đau đầu tiên ở hố chậu phải sau lan ra toàn bụng Triệu chứng nhiễm trùng thường rõ ràng
- Thủng một tạng khác: Thủng ruột do thương hàn, viêm túi thừa Meckel Thường mổ ra mới chẩn đoán được
- Tắc ruột: Người bệnh đau bụng từng cơn, nôn nhiều Khám thấy dấu rắn bò, quai ruột nổi và tăng âm ruột X quang có hình ảnh các mức hơi- dịch
Bệnh phổi cấp tính khu trú ở đáy phổi
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Phẫu thuật [2],[3]
- Phương pháp hút liên tục không mổ: Năm 1935 Wangensteen và Turner công
bố những kết quả đầu tiên Năm 1946 Taylor mở rộng các chỉ định dùng cho các trường hợp đến sớm: Hút sạch dạ dày, để lỗ thủng tự bít, dùng kháng sinh chống nhiễm trùng, chỉ định:
+ Chắc chắn có thủng
+ Người bệnh đến sớm
+ Thủng xa bữa ăn, bụng ít hơi, ít dịch
+ Theo dõi chu đáo
Đây là phương pháp đơn giản nhưng có nhiều nhược điểm nên chỉ định rất giới hạn
- Các phương pháp phẫu thuật
+ Khâu lỗ thủng: Người đầu tiên khâu lỗ thủng trong cấp cứu là Mikulicz (1897), hoặc chỉ định: Ổ loét nhỏ, ổ loét non, bệnh nhân trẻ, thủng đến muộn Đây là một phẫu thuật tương đối phổ biến Tuy nhiên nó khó khỏi hoàn toàn, nguyên nhân gây loét còn tồn tại
+ Cắt dạ dày cấp cứu: Là phương pháp điều trị triệt để vì cùng lúc giải quyết ổ loét và lỗ thủng
Chỉ định:
Ổ loét xơ chai, khâu khó khăn
Trang 18Ổ loét thủng lần hai, hay có chảy máu hoặc hẹp môn vị
Người bệnh đến sớm trước 12 giờ, ổ bụng sạch, chưa có viêm phúc mạc Toàn trạng tốt
+ Khâu lỗ thủng + cắt dây thần kinh X:
2.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước và trong nước
2.2.2.1 Nghiên cứu ngoài nước
Thời gian trung tiện của người bệnh sau mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng vận động sớm sau mổ người bệnh sẽ có trung tiện sớm Bertleff và cộng sự có thời gian trung tiện trở lại trung bình 2,7 ngày; thời gian lưu ống thông mũi dạ dày trung bình là 2,5 ngày Sau mổ khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày, việc đặt ống thông dạ dày giúp giảm áp dạ dày tạo điều kiện liền sẹo Tuy vậy, vai trò của ống thông dạ dày sau mổ khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày tá tràng vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau Một số nghiên cứu gần đây có xu hướng rút ngắn thời gian lưu ống thông mũi dạ dày, thậm chí rút sớm khi người bệnh tỉnh lại trong phòng mổ: Theo Rebibo và cộng sự (2016), ống thông mũi dạ dày được rút bỏ vào ngày thứ nhất sau mổ
Đặc biệt nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên của Gonenc và cộng sự (2013) đối với các người bệnh thủng ổ loét dạ dày tá tràng với các tiêu chuẩn liên quan gồm kích thước lỗ thủng < 10 mm, ASA ≤ 2, không có sốc khi nhập viện chia làm 2 nhóm: nhóm nghiên cứu thúc đẩy hồi phục sớm sau phẫu thuật (Enhanced postoperative recovery) và nhóm chứng Nhóm nghiên cứu được rút ống thông mũi dạ dày ngay khi người bệnh tỉnh trong phòng mổ, hậu phẫu cho ăn thức ăn lỏng trở lại vào ngày thứ nhất sau mổ, rút dẫn lưu ổ phúc mạc sau khi cho ăn lại 12 giờ Nhóm đối chứng lưu ống thông mũi dạ dày đến khi nhu động ruột trở lại, sau đó cho ăn và rút dẫn lưu ổ phúc mạc Kết quả cho thấy nhóm nghiên cứu có thời gian nằm viện ngắn hơn (3,8 ngày so với 6,9 ngày, p = 0,0001), không khác biệt về tỷ lệ biến chứng rò chỗ khâu, về