TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH VŨ THỊ KIM QUY THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO BÀ MẸ SAU SINH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN MỸ LỘC NĂM 2020 Chuyên ngành: Điều dư
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
VŨ THỊ KIM QUY
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO
BÀ MẸ SAU SINH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN MỸ LỘC NĂM 2020
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NAM ĐỊNH – 2020
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
VŨ THỊ KIM QUY
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO BÀ
MẸ SAU SINH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN MỸ LỘC NĂM 2020
Chuyên ngành: Điều dưỡng Sản phụ khoa
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS ĐỖ MINH SINH
NAM ĐỊNH – 2020
Trang 3LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các tập thể, cá nhân, các nhà khoa học, gia đình và bạn bè Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ và gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, các Khoa/Phòng khác của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập và hoàn thành khóa luận chuyên đề tốt nghiệp của mình Tiến sĩ Đỗ Minh Sinh đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn và động viên cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp
Xin gửi lời cảm ơn tới khoa Ngoại tổng hợp phụ sản, các sản phụ tại TTYT huyện Mỹ Lộc đã tạo điều kiện và phối hợp để triển khai các nội dung của chuyên đề
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp
Học viên
Vũ Thị Kim Quy
Trang 4Tôi là Vũ Thị Kim Quy - học viên chuyên khoa I khóa VI của Trường Đại học điều dưỡng Nam Định
Chuyên ngành Sản phụ khoa, xin cam đoan:
1 Đây là khóa luận do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Đỗ Minh Sinh
2 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của nơi nghiên cứu Tôi xin chịu trách nhiệm về những điều cam đoan trên
Nam Định, ngày 26tháng 08 năm 2020
NGƯỜI CAM ĐOAN
Vũ Thị Kim Quy
Trang 5LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC VIẾT TẮT… iii
DANH MỤC HÌNH……… iv
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3
1.1 Cơ sở lý luận 3
1.2 Cơ sở thực tiễn 7
CHƯƠNG II: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 11
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu……… 11
2.2.Thực trạng hoạt động GDSK cho bà mẹ sau sinh của điều dưỡng 13
CHƯƠNG III:BÀN LUẬN 26
3.1 Tình hình công tác giáo dục sức khỏe 26
3.2 Giải pháp khắc phục vấn đề 29
KẾT LUẬN 31
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6Điều dưỡng/Hộ sinh Nhân viên y tế Nuôi con bằng sữa mẹ
Kế hoạch hóa gia đình
Trang 7Hình 1: Trung tâm y tế huyện Mỹ Lộc 19
Hình 2: Hình ảnh làm việc của cán bộ khoa sản TTYT Mỹ Lộc 20
Hình 3: Hình ảnh tư vấn sự thu hồi tử cung 29
Hình 4: Hình ảnh tư vấn trầm cảm sau sinh……… 31
Trang 8ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề chăm sóc sau đẻ là vấn đề hết sức quan trọng nhằm hạn chế các tai biến, giảm tỷ lệ tử vong sau đẻ Trong nhiều biến chứng thì hiện tượng chảy máu sau đẻ vẫn đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong mẹ ở các nước thu nhập thấp và là nguyên nhân trực tiếp của 1/4 số ca tử vong trên toàn cầu [2] Năm 2011, ở việt Nam có 289 ca tử vong mẹ trên cả nước, với tỷ lệ tử vong
mẹ trong chuyển dạ và 24 giờ đầu sau đẻ chiếm 45% tổng số Trong số các bà
mẹ tử vong do chuyển dạ thì 47% nguyên nhân là do chảy máu sau đẻ [8] Trong các chăm sóc của người điều dưỡng thì Giáo dục sức khỏe đóng vai trò quan trọng trong thành công của quá trình Hầu hết sản phụ đều thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, nhất là trong thời gian ngay sau đẻ và đặc biệt với những sản phụ đẻ lần đầu Thiếu kiến thức về chăm sóc hậu sản cũng như trẻ sau đẻ có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé Nhất là khi những phong tục cổ truyền đang ảnh hưởng rất lớn đến rất nhiều Sản phụ Vì vậy,công tác GDSK cho phụ nữ sau sinh cũng là một phần hết sức quan trọng cần được chú trọng
Giáo dục sức khỏe chính là quá trình dạy học có mối quan hệ qua lại 2 chiều GDSK không chỉ là cung cấp thông tin một chiều mà là quá trình tác động qua lại hai chiều và hợp tác giữa người giáo dục sức khỏe và đối tượng được giáo dục sức khỏe ở đây vai trò của giáo dục sức khỏe là tạo những hoàn cảnh thuận lợi cho mọi người tự giáo dục mình Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự học, quá trình đó diễn ra thông qua sự nỗ lực của người học (đối tượng được giáo dục sức khỏe) với sự giúp đỡ, tạo ra hoàn cảnh thuận lợi của người dạy Từ sơ đồ trên cho thấy mối quan hệ giữa người làm giáo dục sức khỏe và đối tượng được giáo dục sức khỏe Người làm công tác giáo dục sức khỏe không chỉ dạy cho học viên của mình mà còn học từ học viên của mình Thu nhận thông tin phản hồi là vấn đề hết sức quan trọng mà người làm công tác giáo dục sức khỏe cần phải hết sức coi trọng, để kịp thời điều chỉnh bổ sung
Trang 9những thông tin thiếu sót làm cho các chương trình giáo dục sức khỏe thêm sinh động và thu hút sự quan tâm của cộng đồng
Giáo dục sức khỏe không chỉ là cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ
về sức khỏe bệnh tật mà còn nhấn mạnh đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe con người như là: nguồn lực hiện có, sự lãnh đạo của cộng đồng, hổ trợ xã hội, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe Vì thế GDSK sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp cho mọi người hiểu được hoàn cảnh riêng của họ và chọn các hành động tăng cường sức khỏe thích hợp
Để đánh giá một cách khách quan cũng như tìm hiểu việc thực hiện công tác GDSK cho phụ nữ sau sinh tại khoa Sản Trung tâm y tế huyện Mỹ Lộc, nhằm đưa ra các khuyến nghị, góp phần nâng cao nhận thức chophụ nữ sau sinh
và gia đình về những việc cần thiết phải chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ
sơ sinh để phụ nữ sau sinh có đủ kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ, giúp cho
bà mẹ và trẻ sơ sinh khỏe mạnh Vì vậy tôi đã chọn chuyên đề: “Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh của điều dưỡng tại Trung tâm y tế huyện Mỹ Lộc Năm 2020”với 2 mục tiêu:
1.Mô tả công tác giáo dục sức khỏe cho bà mẹ sau sinh của điều dưỡng tại Trung tâm y tế huyện Mỹ Lộc – Nam Định
2.Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác công tác giáo dục sức khỏe cho bà mẹ sau sinh của điều dưỡng tại Trung tâm y tế huyện Mỹ Lộc – Nam Định
Trang 10Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm liên quan
Tư vấn giáo dục sức khoẻ là một kiểu truyền thông trực tiếp đặc biệt, đây
là quá trình truyền thông trực tiếp cho cá nhân, trong đó cán bộ tư vấn giúp đối tượng đưa ra quyết định và hành động theo những quyết định này, thông qua việc cung cấp những thông tin khách quan và chia sẻ về mặt tình cảm (tài liệu tham khảo Bộ y tế 2009 – Điều dưỡng sản phụ khoa NXB y học)
Quá trình tư vấn giúp cho đối tượng học cách nào để hoàn thiện sự phát triển nhân cách, cải thiện các mối quan hệ xã hội, giải quyết các vấn đề, đưa ra các quyết định và thay đổi hành vi (tài liệu tham khảo Bộ y tế 2009 – Điều dưỡng sản phụ khoa NXB y học)
Thai nghén (tiếng la tinh graviditas) là việc mang một hay nhiều con, được gọi là một bào thai hay phôi thai, bên trong tử cungcủa một phụ nữ Trong một lần thai nghén, có thể có nhiều bào thai, như trong trường hợp sinh đôi hay sinh
ba (tài liệu tham khảo Bộ y tế 2009 – Điều dưỡng sản phụ khoa NXB y học)
1.1.2 Những thay đổi sinh lý khi mang thai
Thay đổi của vú nhìn thấy được trong thời kỳ mang thai Các quầng vú lớn hơn và sẫm màu hơn.Khi mang thai, người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi sinh lý, chúng hoàn toàn bình thường, gồm tim mạch, huyết học, trao đổi chất, thận và hô hấp và chúng trở nên rất quan trọng trong những trường hợp biến chứng Cơ thể phải thay đổi các bộ máy sinh lý và cân bằng nội môi trong thai kỳ để đảm bảo phôi được cung cấp đủ các nhu cầu Những sự gia tăng về đường máu, lượng hơi thở và hô hấp là hoàn toàn cần thiết Những mức độ progesterone và oestrogens gia tăng trong suốt thai kỳ, chế áp trục dưới đồi và sau đó là chu kỳ kinh nguyệt
1.1.3 Những thay đổi sau khi đẻ
Trang 11Ngay sau sinh người sản phụ sẽ có những vấn đề lớn sau sinh như các triệu chứng bình thường của sản phụ ngay sau sinh (sản dịch, vết khâu/ vết cắt, sữa
và việc nuôi con, đặc biệt trong những ngày đầu Theo nhiều nghiên cứu thì tỷ
lệ bà mẹ hiểu biết về thai nghén, hậu sản và nuôi con là khá thấp Do đó hầu hết các bà mẹ gặp vấn đề về việc thay đổi lớn này.( Bộ y tế 2008 Điều dưỡng sản phụ khoa.NXB giáo dục)
Sau khi sinh, người phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về cơ thể: đau đớn phải trải qua do quá trình sinh con, thậm chí phải mổ đẻ, đau có thể kéo dài một vài tuần sau sinh Những vấn đề về tâm lý như khi con ra đời, người
mẹ thường cảm thấy mình trở nên xấu xí và không còn sự hấp dẫn nữa Họ thường phải thay đổi về cách sống để chăm sóc con, đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ, thường quá lo lắng về trách nhiệm làm mẹ của mình, mong muốn là người mẹ hoàn hảo Có một tỉ lệ khoảng70- 80% các bà mẹ có những cảm giác buồn thoáng qua, còn gọi là “baby blues” - buồn sau sinh, là một trạng thái biến đổi cảm xúc nhẹ, xuất hiện trong vòng mấy ngày đầu sau khi sinh con Những biểu hiện chính của buồn sau sinh gồm: giảm khí sắc, dao động cảm xúc, buồn rầu, ủ rũ, lo âu, dễ cáu gắt, rối loạn giấc ngủ Các rối loạn này kéo dài khoảng 5 - 10 ngày rồi tự mất đi hoàn toàn Đây là do thay đổi hormon sau sinh Nhưng nếu những biểu hiện này kéo dài hơn hai tuần, bạn đã mắc trầm cảm Ngay sau khi sinh, sự sụt giảm nhanh chóng nồng độ estrogen
và progesterone, nồng độ hormon tuyến giáp thyroid cũng giảm, dẫn đến mệt mỏi, trầm cảm Suy giảm nồng độ hormon cùng với sự thay đổi về huyết áp, chức năng của hệ miễn dịch và những biến đổi về chuyển hóa mà bà mẹ sau sinh phải trải qua là một phần trong căn nguyên gây trầm cảm.Do đó Sản phụ cần được tư vấn giải thích những vấn đề liên quan đến chăm sóc sau sinh, cách nuôi con bằng sữa mẹ, cũng như giải thích các vấn đề mà sản phụ còn lo lắng ( Giáo trình bệnh học sản phụ khoa NXB y học)
1.1.4 Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe sau sinh
Trang 12Giáo dục sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh là rất quan trọng và cần thiết với các mẹ sinh lần đầu Giúp các mẹ mới sinh lần đầu giảm bớt lo lắng, bỡ ngỡ với những tình huống, trường hợp xảy ra trên cơ thể sau khi sinh.Giúp mẹ
ổn định tâm lý, xác định được sau khi sinh bao lâu thì sức khỏe hồi phục, sớm vượt qua giai đoạn mệt mỏi khi vừa mới sinh xong.Bên cạnh đó, giáo dục sức khỏe sau khi sinh sẽ giúp các mẹ chăm sóc con sau khi sinh được tốt nhất mà không ảnh hưởng đến sự phục hồi sức khỏe của mẹ
1.1.5 Nội dung tư vấn sau sinh
Hướng dẫn mẹ cho con bú sớm và đúng cách - Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc con, theo dõi chảy máu rốn Hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc trẻ, hướng dẫn NCBSM, cho trẻ bú Theo dõi chăm rốn và các dấu hiệu bất thường ở trẻ: không khóc, không thở, tím tái, không bú, rốn chảy máu Những ngày sau cần chú ý chăm sóc da, phát hiện vàng da…Cho trẻ bú sớm sau sinh trong vòng 1h sau đẻ để tận dụng nguồn sữa non Cho con bú đúng tư thế Cho trẻ bú theo nhu cầu Cai sữa khi trẻ 24 tháng trở lên, không được cai sữa khi trẻ đang ốm, khi trời rét quá hoặc nóng quá Trong trường hợp cần cai sớm thì cũng chỉ nên cai sữa khi trẻ tối thiểu 12 tháng Trong vòng 6 tháng đầu cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, không cho trẻ ăn thêm thức ăn khác, không cần cho trẻ uống nước
- Hướng dẫn mẹ và gia đình (bố) biết chăm sóc và phát hiện các dấu hiệu bất thường.Sản phụnếu thấy đau bụng nhiều, ra máu nhiều, sốt, đau tức
vú, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, đái ít… Ngoài ra còn phải theo dõi thêm về: Sản dịch,Co hồi tử cung, sữa,ăn uống, đại tiểu tiện, tình trạng sức khoẻ của con
Vai trò của chồng cũng quan trọng trong việc chăm sóc giúp sản phụ nhanh hồi phục và vượt qua giai đoạn này một cách an toàn
- Hướng dẫn gọi cấp cứu y tế khi xảy ra các trường hợp bất thường của
mẹ như:chảy máu nhiều, đau bụng tăng, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, thì gọi điện thoại theo số 115 hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và chăm sóc
Trang 13- Hướng dẫn vệ sinh cá nhân cho bà mẹ:Trong giai đoạn có sản dịch người phụ nữ cần được rửa BPSD và thay khố ngày 3-4 lần Sau khi sạch sản dịch chế
độ vệ sinh BPSD ngoài, mỗi ngày nên rửa ngoài và thay quần lót 2 lần/ ngày Mỗi ngày nên tắm 1 lần: Tắm nơi kín gió, tắm nước một chiều, tắm nhanh nên tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm Tắm bằng dội nước, tránh ngâm mình trong bồn tắm Mặc rộng rãi, sạch sẽ, đủ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè Một số vùng miền vẫn còn tập tục kiêng tắm, gội đầu hàng tháng Cần tư vấn đầy đủ cho sản phụ và người nhà giúp họ có thay đổi hành vi chăm sóc bản thân.Trường hợp có vết khâu tầng sinh môn hoặc vết mổ cần vệ sinh hàng ngày, thấm khô Có thể phải cắt chỉ nếu khâu bằng chỉ không tiêu Với vết khâu tầng sinh môn thường cắt chỉ sau 5 ngày Trường hợp nhiễm trùng vết khâu cần cắt chỉ sớm hơn và chăm sóc tại chỗ
- Hướng dẫn chăm sóc vú:Trước và sau mỗi lần cho con bú nên làm vệ sinh vú sạch bàng nước ấm
- Hướng dẫn chế độ ăn:Ngaysau đẻ, hầu hết sản phụ mệt, đói, buồn ngủ
Vì vậy họ nên được ăn những thức ăn nóng, dễ tiêu phù hợp với khẩu vị và văn hóa từng địa phương Một số thứ không nên ăn như những đồ nguội, lạnh Sản phụ nên được ăn cháo nóng, cơm canh cùng các thực phẩm khác Có thể uống sữa nóng Trong thời điểm này không nên cho ăn những chất dễ sinh hơi như sữa, nước hoa quả Sản phụ có thể ăn theo nhu cầu của sản phụ nhưng chú ý nóng, đủ chất Tăng cường các loại rau củ quả tươi Một số thực phẩm mang tính lạnh như thịt trâu, ốc…không nên ăn Chú ý một số trường hợp đặc biệt như rách TSM phức tạp có tổn thương hậu môn trực tràng chú ý chăm sóc giảm nguy cơ táo bón, tăng cường đạm giúp nhanh liền vết thương
- Hướng dẫn chế độ vận động:Trong sáu giờ đầu sau sinh nên nghỉ ngơi tại giường, sau đó ngồi dậy và có thể làm lấy các việc vệ sinh cá nhân, nên vận động nhẹ nhàng những ngày sau đẻ, để giúp tử cung co hồi Trong giai đoạn
Trang 14hậu sản không nên tập thể dục gắng sức, mà chỉ nên áp dụng các động tác nhẹ nhàng như tập co cơ vùng đáy chậu, xoa thành bụng giúp tử cung co hồi
- Tư vấn các vấn đề tâm lý: Hiện nay vấn đề trầm cảm sau sinh đang rất được quan tâm Vì có nhiều sự thay đổi về giải phẫu, tâm sinh lý của sản phụ sau khi sinh nên họ cần được chăm sóc phù hợp Để làm tốt công tác này, sản phụ luôn cần một người theo dõi, chăm sóc trong suốt thai kì và cả sau khi sinh
đẻ Do vậy sản phụ nên có những kiến thức đầy đủ bằng cách tham gia các lớp trước sinh Vai trò của chồng rất quan trọng trong chăm sóc sản phụ giúp họ nhanh hồi phục và vượt qua giai đoạn này một cách an toàn
- Tư vấn về vấn đề kế hoạch hóa gia đình:Nhấn mạnh với sản phụ rằng họ rất dễ có thai lại và có thể hoàn toàn không chủ động được trong chuyện này vì thường hành kinh trong giai đoạn này chưa có hoặc có nhưng không đều Bởi vậy việc áp dụng một biện pháp tránh thai khi hết thời kì hậu sản là cần thiết (sau 6 tuần) Phương pháp vô kinh cho con bú là phương pháp nên giới thiệu cho sản phụ Họ có thể áp dụng trong 6 tháng đầu nếu sản phụ chưa hành kinh
và trẻ bú mẹ hoàn toàn Nếu sau 6 tháng hoặc nếu phụ nữ hành kinh sớm trở lại hoặc cho trẻ ăn dặm sớm để đi làm cần tư vấn cho sản phụ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại hiệu quả nhưng không ảnh hưởng đến tiết sữa và NCBSM như sử dụng thuốc tránh thai cho con bú hoặc bao cao su, hoặc dụng
cụ tử cung
- Tư vấn trong các trường hợp đặc biệt và các nội dung khác: Khi cần phải
sử dụng thuốc phải được sự chỉ định của thầy thuốc, tuân thủ đúng ylệnh 1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Các qui định về giáo dục sức khỏe cho người bệnh
Quyết định 4858 QĐ-BYT ngày 03/12/2013 về bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện Trong 83 tiêu chí thì có 13 tiêu chí liên quan đến tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh
Trang 15Thông tư 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế qui định về qui tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y
tế Thông tư qui định: Tư vấn giáo dục sức khỏe là hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011của Bộ Y tế hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện đã xác định nhiệm vụ chăm sóc người bệnh toàn diện là: “lấy người bệnh là trung tâm, đáp ứng các nhu cầu điều trị, sinh hoạt hàng ngày, nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng và hài lòng của người bệnh ” Với 12 nội dung chăm sóc toàn diện được quy định trong thông tư thì nội dung đầu tiên là tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe Chính vì vậy GDSK cho người bệnh là nhiệm vụ mà mỗi cán bộ y tế cần phải rèn luyện để thực hiện tốt kỹ năng truyền thông GDSK cho người bệnh và gia đình người bệnh
Theo quyết định số: 1352/QĐ-BYT ngày 21 tháng 4 năm 2012 của Bộ y
tế về chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam có 25 tiêu chuẩn thì tiêu chuẩn 14 đã chỉ rõ điều dưỡng phải có năng lực xác định nhu cầu và tổ chức hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho các nhân, gia đình và cộng đồng
1.2.2 Thực trạng các biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản đang được triển khai tại Việt Nam
Ở nước ta nhận thức được vai trò quan trọng của TT-GDSK trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế rất quan tâm đến hoạt động TT-GDSK Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 2 năm 2005 của Bộ Chính trị đã khẳng địnhcông tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe là một trong những nhiệm vụ quan trọng và giải pháp chủ yếu để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới Truyền thông GDSK góp phần tích cực trong tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về y tế, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh,
Trang 16rèn luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói quen có hại với sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, góp phần tạo ra sự bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe
Truyền thông GDSK là hoạt động không thể thiếu được trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Hiện nay ở nước ta hệ thống TT-GDSK
đã được hình thành từ tuyến cơ sở đến tuyến trung ương Trong những năm qua, công tác TT-GDSK có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền bảo vệ sức khỏe nhân dân
Truyền thông GDSK cho sản phụ ở Việt Nam đã đưa vào chương trình mục tiêu Quốc gia về Chăm sóc sức khỏe sinh sản Tuyên truyền GDSK dưới nhiều hình thức như truyền thông gián tiếp được triển khai rộng khắp tại các tỉnh/ thành phố thông qua các kênh truyền thông khá phổ biến như phát thanh, truyền hình; truyền thanh qua hệ thống loa truyền thanh của xã/ phường/ cụm dân cư, đăng tải các thông tin trên báo viết, báo điện tử của Trung ương và địa phương; tư vấn qua điện thoại, Internet, thư từ; sản xuất các bản tin GDSK tới cộng đồng dân cư phản ánh các hoạt động về công tác tuyên truyền chăm sóc
và bảo bệ sức khỏe cho người dân
Các hình thức truyền thông trực tiếp được triển khai rộng khắp các tỉnh/ thành phố với nhiều hình thức như thăm hộ gia đình, thảo luận nhóm, tư vấn sức khỏe, tổ chức các buổi nói chuyện sức khỏe tại cộng đồng và thực hành trình diễn/ làm mẫu tại bệnh viện,Sản phụ được tư vấn trực tiếp, thảo luận nhóm, họp hội đồng người bệnh…
Cụ thể: Phối hợp với Đài truyền hình, Đài phát thanh từ Trung Ương tới địa phương xây dựng và phát sóng các chương trình GDSK phổ biến kiến thức
về Sức khỏe sinh sản nhằm cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức về Sức khỏe sinh sản đến với đại đa số người dân vì mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng Chương trình được xây dựng một cách ngắn gọn và sinh động thông qua các bài phỏng vấn, nói chuyện với chuyên gia, các tiểu phẩm, tình huống…
Trang 17Ngoài định hướng tuyên truyền nâng cao hiểu biết về bệnh, các chương trình được phát sóng còn phải mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mọi người hiếu được Sức khỏe sinh sản Chương trình mục tiêu quốc gia tăng cường Sức khỏe sinh sản giúp người dân nhận thức đúng đắn về lối sống, quan điểm chưa đúng, tiến tới từ bỏ những thói quen xấu và thực hiện lối sống lành mạnh để tăng cường Sức khỏe sinh sản
Đặt các bảng tuyên truyền Pano, áp phích về Sức khỏe sinh sản tại các vị trí công cộng như: Tại các điểm công cộng đông người qua lại, tại các bệnh viện tỉnh/ thành phố; tại các bệnh viện và trung tâm y tế quận/ huyện; tại các trạm y tế xã/ phường… Phân phát các tờ rơi tuyên truyền về Sức khỏe sinh sản cho các hộ gia đình, tờ rơi có nội dung dễ hiểu
Trang 18Chương 2
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu:
2.1.1.Khái quát sơ lược về TTYT Mỹ Lộc – Nam Định
Trung tâm y tế huyện Mỹ Lộc có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn
kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật Thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số: 1096/QĐ-SYT ngày 10/12/2018 của Sở Y tế tỉnh Nam Định
Trung tâm y tế huyện Mỹ Lộc có tổng số 109 cán bộ công chức, viên chức
và người lao động, cơ sở vật chất có 07 khu nhà chính và các khu phụ trợ kèm theo như nhà xe, bốt điện, nhà đại thể, hồ điều hòa, nhà giác Trung tâm có
05 phòng chức năng và 12 khoa bao gồm các khoa hệ điệu trị, hệ dự phòng, và cận lâm sàng, trang thiết bị có tổng số khoảng 81 loại cơ bản đầy đủ để phục
vụ các nhiệm vụ theo quy định
Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân, đem lại sự hài lòng cho người bệnh về cả chất lượng điều trị và tinh thần, Trung tâm luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho đội ngũ y bác sỹ học tập và nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ Về điều dưỡng/ hộ sinh hầu hết có trình độ từ cao đẳng trở lên và có người đã và đang theo học chuyên khoa I
Trang 19Hình 2 1 Trung tâm Y tế huyện Mỹ Lộc- tỉnh Nam Định
2.2.2 Giới thiệu về khoa Ngoại tổng hợp - Phụ sản
Khoa Ngoại tổng hợp - Phụ Sản: Đây là đơn vị đầu mối trong hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho bà mẹ sau sinh.Với quy mô 30 giường bệnhđiều trị nội trú, trong đó có 06 phòng bệnh gồm:Phòng chờ đẻ, Phòng đẻ, Phòng theo dõi sau sinh.Phòng sản bệnh.Phòng hậu sản.Phòng hậu phẫu Nhân lực của khoa gồm: có 01 Bác sỹ đa khoa, 6 điều dưỡng / hộ sinh,trong đó Đại học 01,Cao đẳng: 01,Trung cấp: 04.Trang thiết bị phục vụ trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản như: máy siêu âm, máy Doppler, máy thử đường huyết
cá nhân
Trang 20Hình 2 2 Hình ảnh làm việc của cán bộ khoa Ngoại TH – Phụ sản
2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục sức khỏe cho bà mẹ sau sinh của điều dưỡng/ hộ sinh tại Trung tâm
2.2.1 Giới thiệu về hoạt động GDSK tại Trung tâm
Theo Thông tư 07/2011/QĐ – BYT “ Hướng dẫn công tác chăm sóc người bệnh trong các cơ sở y tế”, chăm sóc người bệnh chia theo 3 cấp độ: Cấp I, cấp
II và cấp III Với mỗi cấp độ chăm sóc cần có chế độ theo dõi, tư vấn GDSK tương ứng cho người bệnh
Khoa Ngoại Tổng hợp Phụ sản với đặc điểm chủ yếu theo dõi chăm sóc sản đẻ, người bệnh được chia theo các cấp độ chăm sóc khác nhau (cấp I, II, III) Hiện nay mô hình chăm sóc điều dưỡng đang được áp dụng là mô hình chăm sóc theo nhóm kết hợp phân công chăm sóc theo công việc Nghĩa là một hay một nhóm ĐD/HS được phân công chăm sóc cho một hay một nhóm người bệnh, đồng thời mỗi người chuyên trách một công việc riêng (hướng dẫn ra viện,…)
Trang 21Thời gian tư vấn GDSK cho sản phụ sau đẻ thường vào 3 thời điểm trong ngày: 8giờ sán và 14 giờ chiều hàng ngày Trong quá trình thực hiện, ĐD/HS tìm hiểu về nhu cầu người bệnh, những khó khăn họ cần giúp đỡ để từ đó tư vấn, hỗ trợ họ trong suốt quá trình người bệnh nằm viện
2.2.3 Kết quả tổ chức và thực hiện chăm sóc cho từng sản phụ
2.2.3.1 Quá trình tư vấn cho sản phụ thứ nhất
a Một số thông tin về sản phụ số 1:
Sản phụ: Nguyễn Thị H, 38 tuổi, giới tính: nữ, Nghề nghiệp: tự do
Vào viện với lý do: Thai 39 tuần chuyển sinh lần 1
Chẩn đoán: Con lần 1, thai 39 tuần/ cắt khâu Tầng sinh môn
b Hoạt động tư vấn của điều dưỡng
Sản phụ tỉnh,không phù, không xuất huyết dưới da, tử cung co hồi tốt, sản dịch ra vừa, chưa đại tiện Sản phụcòn hơi mệt, ăn kém Hoạt động chăm sóc của ĐD/HS đã làm được: hỏi thăm sức khỏe sản phụ và cảm nhận của sản phụ,
Trang 22kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn, mạch:80l/p, Huyết áp: 110/60mmHg sau đó báo bác sĩ, tư vấn cho người bệnh chỉ ăn cháo thịt nạc và uống nước lọc, ăn uống bình thường ăn theo sở thích, ăn nóng, không uống sữa tươi, không ăn đồ lạnh, chua cay Hướng dẫn sản phụ có thể ngồi dậy đi lại vận động tại phòng, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, uống nhiều nước giúp phục hồi lượng tuần hoàn đã mất
và giúp sữa về nhanh hơn ĐD dặn dò sản phụ/ người nhà nếu thấy bản thân/ sản phụ hoa mắt, chóng mặt, người mệt lả, ra máu âm đạo nhiều, đau tầng sinh môn nhiều, bí tiểu cần báo ngay cho NVYT Làm vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài cho sản phụ ngày 2 lần vào buổi sáng và tối Không thấy phát hiện bất thường về phía mẹ Trẻ sơ sinh ổn định bú tốt ĐD kiểm tra sản phụ đã có một
ít sữa non, hướng dẫn bà mẹ cho con bú mẹ sớm, trợ giúp sản phụ cách cho con
bú trong tư thế nằm Đó là những việc ĐD đã làm được khi tiếp nhân sản phụ Sau 2 giờ, ĐD quay trở lại, sản phụ đã được ăn cháo thịt, cho bé bú mẹ 15 phút
và nằm nghỉ ngơi tại giường Trẻ sơ sinh đã bài tiết phân su, ngủ ngoan.Vào giờ đi buồng buổi chiều, ĐD/HS tiếp tục qua thăm hỏi sản phụ/ người nhà xem
họ có gặp khó khăn gì không, những việc đã làm được và chưa làm được Từ
đó tiếp tục trợ giúp sản phụ, hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh Sản phụ có mạch, huyết áp ổn định, không sốt, các chỉ số khác (máu ra âm đạo, tử cung,…) bình thường ĐD hướng dẫn người nhà lau người cho sản phụ bằng nước ấm, hướng dẫn vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Ngày thứ2, ĐD tiếp xúc sản phụ tỉnh táo, giao tiếp tốt hơn, huyết áp ổn định 110/70mmHg, không sốt, có sữa non ít, tử cung co tốt, sản dịch ra vừa, màu sẫm Sản phụ tự đi lại được, tiểu tiện bình thường, đã đại tiện Điều dưỡng/hộ sinh hướng dẫn sản phụ có thể ăn cơm, uống sữa ấm, uống nhiều nước giúp sữa về nhanh hơn Nên ăn nhiều rau xanh chống táo bón, ăn thêm hoa quả giúp tăng cường vitamin cho mẹ và con, tránh ăn đồ quá chua, cay, nóng, các chất kích thích như bia, rượu… Trẻ sơ sinh ổn định đã biết bú mẹ thành thục hơn Một ĐD giải thích và đón trẻ đi tắm, tư vấn sàng lọc sơ sinh cho con ĐD/HS làm vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài cho sản phụ.Tầng sinh
Trang 23môn, không so le, không chồng mép thông báo cho sản phụ biết Tư vấnkiến thức tự chăm sóc bản thân và trẻ sơ sinh
Ngày thứ 3: Sản phụ còn đau nhẹ vết khâu tầng sinh môn, nhanh nhẹn và cởi mở hơn ĐD kiểm tra dấu hiệu sinh tồn mạch, huyết áp ổn định, có sốt nhẹ 37,3C do sự xuống sữa Hỏi sản phụ ngủ được, ăn 3 bữa chính/ ngày, ngoài cơm ăn thêm cháo và uống 1-2 cốc sữa ấm trên ngày Trẻ sơ sinh ổn định, bú mẹ2 giờ/lần ĐD hỏi thăm về gia đình sản phụ có gặp khó khăn gì hay phiền lòng gì không Hướng dẫn thủ tục ra viện cho sản phụ và người nhà, tư vấn siêu
âm kiểm tra trước khi ra viện, các biện pháp tránh thai cho sản phụ áp dụng cho con bú Cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp vô kinh tránh thai, có thể dùng viên thuốc tránh thai đơn thuần chỉ có Progestin Tư vấn khám lại cho
mẹ và con sau 1 tháng Nếu bất thường như băng huyết, sốt, ra máu kéo dài thì đến ngay cơ sở y tế Về con nếu thấy con rốn ướt, tím tái, vàng da nhiều nên cho trẻ khám lại ngay
Đánh giá quy trình của ĐD/HS: Các nội dung tư vấn GDSK được thực
hiện khá đầy đủ theo bảng kiểm đạt, vấn tình dục sau đẻ còn chưa được tư vấn nhiều, chưa đi sâu được nhiều về tâm lý, hoàn cảnh gia đình, những thay đổi, khúc mắc trong cuộc sống hay sau sinh của sản phụ
Phỏng vấn sự hài lòng của sản phụ số 1:
Hầu hết sản phụ đánh giá NVYT thân thiện, chu đáo, nhiệt tình chăm sóc
và hướng dẫn chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh
Ngày đầu tiên sản phụ hiểu kiến thức ĐD hướng dẫn, tuy nhiên việc cho con bú cần NVYT hỗ trợ 2-3 lần vì đây là lần sinh con đầu, có 1 số kiến thức cần hỏi lại như: ăn uống, cách chăm sóc trẻ do không nhớ hết được nội dung ĐD/HS truyền tải Sản phụ cảm thấy rất hài lòng khi được chăm sóc, điều trị tại khoa