1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở việt nam

97 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Tuy nhiên hiện nay các họat động khai thác tài nguyên biển chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế để đạt được các mong muốn tối đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ m

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÙI QUANG SỰ

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI

TRƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ

Mã số ngành: 60.38.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS LƯU QUỐC THÁI

TPHCM- 2014

Trang 2

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi Nội dung cũng như số liệu trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

BÙI QUANG SỰ

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN 5

1.1 Khái quát về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển 5

1.1.1 Khái niệm môi trường biển và ô nhiễm môi trường biển 5

1.1.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển 7

1.1.3 Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường 9

1.2 Khái quát tình hình ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam 12

1.3 Khái quát pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển 17

1.3.1 Khái niệm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển 17

1.3.2 Các nguyên tắc về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển 20

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển 29

1.4 Pháp luật quốc tế và kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xây dựng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển 31

1.4.1 Pháp luật quốc tế về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển 31

1.4.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xây dựng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển 33

TIỂU KẾT CHƯƠNG I 37

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM 38

2.1 Đánh giá quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam qua các thời kỳ 38

2.2 Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp ven biển 41

2.3 Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ hoạt động giao thông, vận tải biển 47

2.4 Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản 54

2.5 Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ hoạt động khai thác khoáng sản 61

2.6 Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ hoạt động khai thác du lịch ven biển 68

Trang 4

2.7 Thực trạng về trách nhiệm pháp lý trong pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển của Việt Nam 72

TIỂU KẾT CHƯƠNG II 73 CHƯƠNG III NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM 74

3.1 Cơ sở của việc hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển 74

3.1.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển 74

3.1.2 Mục đích, yêu cầu của việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển 74

3.2 Những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện và tăng cường hiệu quả các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển 74

3.2.1 Hoàn thiện các qui định pháp luật thực định của Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp ven biển 74

3.2.2 Hoàn thiện các qui định pháp luật thực định của Việt Nam về kiểm soát ô

nhiễm môi trường biển trong hoạt động giao thông, vận tải biển 76

3.2.3 Hoàn thiện các qui định pháp luật thực định của Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản 77

3.2.4 Hoàn thiện các qui định pháp luật thực định của Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khai thác khoáng sản 78

3.2.5 Hoàn thiện các qui định pháp luật thực định của Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động khai thác du lịch ven biển 79 3.2.6 Hoàn thiện trách nhiệm pháp lý đối với kiểm soát ô nhiễm môi trường biển 79

3.2.7 Tăng cường sự tham gia, ký kết chuyển hóa các điều ước quốc tế vào pháp luật Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển 80

3.2.8 Nâng cao hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển 81

3.2.9 Nâng cao hiệu quả các giải pháp kinh tế, khoa học kĩ thuật và tuyên truyền giáo dục về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển 81

TIỂU KẾT CHƯƠNG III 83 KẾT LUẬN 85

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Việt Nam là một quốc gia có bờ biển rộng khoảng 1 triệu km2 và dài trên 3.260

km, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền, với hàng trăm cửa sông lớn nhỏ, hàng nghìn đảo biển, có nhiều rừng phòng hộ, nhiều hệ sinh thái biển, đảo và ven bờ, nhiều dạng tài nguyên sinh vật và phi sinh vật với 25 tỉnh

và 3 thành phố trực thuộc Trung ương tiếp giáp với biển, nhiều đô thị, khu công nghiệp, công trình, làng nghề ven biển, nhiều công trình, dự án liên quan đến biển, đến cửa sông, các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản, du lịch, khai thác dầu khí, đang được triển khai

Đặc biệt vùng biển nước ta có vị trí chiến lược do nằm ven bờ biển Đông, án ngữ các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương

và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, châu Phi, Trung Cận Đông với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản Biển Đông đóng vai trò là “cầu nối” đặc biệt quan trọng giữa nước ta với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới Hiện nay, hầu hết khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và một phần giao lưu nội địa của nước ta được vận chuyển bằng đường biển qua biển này Trong tương lai, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của các nước trong khu vực và của nước

ta, khối lượng hàng hoá vận chuyển qua biển Đông sẽ tăng gấp hai lần hiện nay, khi đó biển Đông nói chung và vùng biển Việt Nam nói riêng càng có vai trò to lớn trong giao lưu và thương mại quốc tế

Với những ưu thế của biển, tại Nghị quyết 03 NQ/TW ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị và chỉ thị số 399/TTg cùng các chỉ thị ban hành sau đó của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của biển đối với nước ta Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, tăng cường bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo

vệ tài nguyên, môi trường và hệ sinh thái biển, Việt Nam đang phấn đấu để trở thành một nước mạnh về kinh tế biển Phát triển kinh tế biển là một trong bốn nội dung chủ yếu của Hội nghị Trung ương 4 (khoá X, 2/2007) với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển Kinh tế biển chiếm khoảng 53-55% GDP, 55-56% kim ngạch xuất khẩu của cả nước

Tuy nhiên hiện nay các họat động khai thác tài nguyên biển chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế để đạt được các mong muốn tối đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, hoặc không có hoặc thiếu những quy hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng với hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển chưa hoàn chỉnh, cũng như cơ chế quản lý lỏng lẻo của nước ta, nhất là trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước

Trang 6

biển và nhiệt độ của trái đất, vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động

Việt Nam đã ban hành và tổ chức thực hiện một số chính sách và luật pháp về bảo vệ môi trường biển và ven bờ Các Luật đang có hiệu lực như Luật Bảo vệ môi trường, Luật biển, Luật Tài nguyên nước, Luật Dầu khí, Luật Hàng hải, Luật Thủy sản, Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng và cũng đã có các quy phạm cụ thể về bảo vệ môi trường biển và ven bờ Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam, Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm

2010 và định hướng đến năm 2020 có các nội dung tương xứng đề cập đến việc bảo vệ môi trường biển và ven bờ Tuy nhiên những quy định đó chưa đầy đủ các tiêu chuẩn

về môi trường biển, làm cơ sở hành lang pháp lý để quy định và xét xử các vi phạm môi trường biển, chưa có văn bản chiến lược, pháp luật riêng về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường biển

Trước tình hình đó, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình Thông qua đề tài để tìm

ra những bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ đó tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn

đề này là một đòi hỏi bức thiết cả về lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường biển hiện nay, các đề tài khoa học liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường biển được các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm lựa trọn nghiên cứu, bởi tính thiết thực của nó trong kìm hãm ô nhiễm môi trường biển từ những ưu thế của biển trong phát triển kinh tế

Tại Việt Nam các đề tài khoa học nghiên cứu về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển nhiều, tuy nhiên một cách tổng thể, toàn diện dưới góc độ pháp luật về kiểm soát

ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam còn mới và chưa có, nếu có cũng chỉ là những

đề tài khoa học nghiên cứu trong một phạm vi hẹp trong một ngành, một lĩnh vực cụ thể, có thể kể tên, như:

- Luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Như Mai với đề tài “Những vấn đề lí luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật Hàng hải Việt Nam”, Hà Nội

2004

- Nghiên cứu ở cấp độ Thạc sĩ Luật học, có Đặng Hoàng Sơn đã hoàn thành

luận văn với đề tài “Pháp luật về ô nhiễm môi trường trong hoạt động dầu khí ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Hà Nội 2004

Trang 7

Ngoài ra cũng có một số bài viết khoa học dưới góc độ kiểm soát ô nhiễm môi trường biển được đăng trên các tạp chí khoa học, như:

- Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam của ThS Lưu Ngọc Tố Tâm trên tạp chí Tòa án nhân dân số 10, tháng 5/2006;

- Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam - luật pháp và thực tiễn của TS Nguyễn Hồng Thao, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội năm 2003;

- Cơ sở khoa học, pháp lý và tình hình thực thi các qui định của Công ước 1982 của Liên hiệp quốc về Luật biển trong lĩnh vực nghề cá Việt Nam của tác giả Nguyễn

Chu Hồi và Hồ Thu Minh năm 2003 (Báo cáo lưu trữ tại Ban Biên giới, Bộ Ngoại

giao,Hà Nội);

Môi trường biển và quản lý vùng ven bờ biển của Việt Nam của tác giả Đỗ Đức

Dương, Inforterra, Hà Nội năm 1997;

- Bức tranh ô nhiễm biển Việt Nam của tác giả Nguyễn Chu Hồi và những

người khác trong Tuyển tập nghiên cứu, tập 1 của Tạp chí Môi trường, NXB Khoa học

kỹ thuật Hà Nội năm 1997

Tuy nhiên qua nghiên cứu tác giả thấy những công trình trên hoặc đi sâu dưới góc độ quản lý tài nguyên biển, hoặc dưới góc độ các yếu tố kỹ thuật Còn nếu nghiên cứu dưới góc độ pháp lý thì những công trình trên chỉ đề cập đến một mảng hẹp, hoặc quá chuyên sâu về pháp luật hàng hải, thuỷ sản, khoáng sản mà chưa tiếp cận dưới góc

độ pháp luật môi trường Do vậy đề tài “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam” là đề tài mới, chưa được nghiên cứu một cách toàn diện

3 Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài

- Mục đích: Mục đích của đề tài là chỉ ra những điểm phù hợp và chưa phù hợp

của pháp luật Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển hiện nay, trên cơ sở đó,

đề xuất những kiến nghị cho việc hoàn thiện những quy định của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, để giữ vững cân bằng

giữa đảm bảo môi trường biển với phát triển kinh tế

- Đối tƣợng nghiên cứu

Trang 8

- Phạm vi nghiên cứu: Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam là nội

dung rộng, là đối tượng để nhiều ngành nghiên cứu, tuy nhiên trong phạm vi của luận văn, học viên chỉ nghiên cứu dưới góc độ luật kinh tế, trong đó tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển nhằm điều chỉnh các hoạt động giao thông, vận tải biển; khai thác, nuôi trồng thủy sản; khai thác khoáng sản; khai thác du lịch ven biển và do phân bố khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp ven biển Cụ thể là nghiên cứu Luật Bảo vệ môi trường, Luật biển, Tài nguyên nước, Dầu khí, Hàng hải, Thủy sản, Đất đai, Khoáng sản, An toàn hàng hải; Luật xây

dựng; Luật đô thị Bên cạnh đó học viên cũng tham khảo một số quy định của các điều

ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

4 Phương pháp nghiên cứu

Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra, phương pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp so sánh, phân tích kết hợp với phương pháp hệ thống hoá Bên cạnh đó, đề tài cũng vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan để làm phong phú và sâu sắc hơn các cơ sở khoa học

và thực tiễn của đề tài

5 Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận văn

Đề tài góp phần bổ sung và phát triển những lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, vai trò của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam; đề tài phân tích và phát hiện những thiếu sót, bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam Cân bằng giữa phát triển kinh tế biển của Việt Nam với bảo vệ mội trường biển

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Luận văn gồm 3 chương:

- Chương I: Những vấn đề chung về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

- Chương II: Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam

- Chương III: Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam

Trang 9

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN

1.1 Khái quát về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

1.1.1 Khái niệm môi trường biển và ô nhiễm môi trường biển

1.1.1.1 Khái niệm về môi trường biển

Khác với các ngành khoa học khác, khoa học môi trường biển xuất hiện khá muộn, nó chỉ xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ thứ 20 khi mà con người bắt đầu nhận thấy nguồn tài nguyên biển bị khai thác có nguy cơ bị cạn kiệt, có thể dẫn tới sự mất cân bằng tự nhiên, nó không còn là “rừng vàng, biển bạc” như người xưa suy nghĩ nữa Lúc này con người mới bắt đầu quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường biển và thuật ngữ môi trường biển bắt đầu xuất hiện, nhưng chưa có khái niệm cụ thể nào về môi trưởng biển Mãi đến năm 1982 tại Công ước Luật biển ULCLOS đưa ra định nghĩa

chính thức đầu tiên về môi trường biển, cụ thể: Ô nhiễm môi trường biển là “việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương tiện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển "(Điều 1, khoản 4, Công ước Luật biển 1982)

Tuy nhiên định nghĩa này còn chưa toàn diện, nó mới chỉ ở mức liệt kê một số yếu tố tự nhiên của môi trường biển, như: “các cửa sông”; “hệ động vật biển và hệ thực vật biển”; “chất lượng nước biển” và “giá trị mỹ cảm của biển”, bởi môi trường biển không chỉ bao gồm những yếu tố nêu trên, mà nó còn gồm cả yếu tố khác như không khí, nước biển, các tài nguyên phi sinh vật biển, lòng đất dưới đáy biển…

Tại hội nghị Thượng đỉnh trái đất về môi trường được tổ chức tại Rio De Janero năm 1992, hội nghị này đã thông qua văn kiện “Chương trình hành động 21 (Agenda 21) là chương trình hành động vì sự phát triển bền vững, văn kiện được ký kết tại một hội nghị lớn, có sự tham gia của hầu hết các nước trên thế giới, trong văn kiện cũng

đưa ra định nghĩa về môi trường biển, cụ thể “Môi trường biển là vùng bao gồm các đại dương, các biển và các vùng ven biển tạo thành một tổng thể, một thành phần cơ bản của hệ thống duy trì cuộc sống toàn cầu và là tài sản hữu ích tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững” So với định nghĩa về môi trường biển được nêu trong Công ước

luật biển 1982 thì định nghĩa này đã nêu lên được giá trị cơ bản của môi trường biển, mục tiêu phát triển bền vững đó là “duy trì cuộc sống toàn cầu”, “là tài sản hữu ích” Tuy nhiên định nghĩa này vẫn chưa nêu lên hết được những yếu tố cấu thành môi trường biển, bởi môi trường biển không chỉ bao gồm các đại dương, các biển và các

Trang 10

vùng ven biển, mà nó bao gồm tất cả các yếu tố có trong nước biển, gồm cả đất dưới đáy biển, nước biển, không khí, hệ động vật biển, hệ thực vật biển …

Từ những định nghĩa trên theo quan điểm của tôi thì môi trường biển cần định

nghĩa như sau: “Môi trường biển là một thể thống nhất, bao gồm các biển, đại dương, các đảo, các vùng ven biển, cửa sông, được giới hạn bởi toàn bộ vùng nước biển của trái đất, với tất cả những gì chứa trong đó như các loại tài nguyên sinh vật biển và tài nguyên phi sinh vật biển, được tạo lên bởi các thành phần môi trường và sự tương tác giữa chúng có giá trị về kinh tế, khoa học, môi sinh và sự sống toàn cầu”

1.1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường biển

Năm 1981, nhóm chuyên gia về khía cạnh khoa học của ô nhiễm biển (Joint Group of Expert on the Scentific Aspects of Marine Pollution – GESAMP) đã đưa ra định nghĩa đầu tiên trên thế giới về ô nhiễm môi trường biển (Pullution du milieu

marin) là “Việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển (bao gồm kể cả các cửa sông), gây ra các tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển”

Theo khoản 1 điều 4 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) định

nghĩa về ô nhiễm môi trường biển (Pullution du milieu marin) là “Ô nhiễm môi trường biển là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển”

Hai định nghĩa nêu trên là những định nghĩa chuẩn mực, tuy nhiên xét dưới góc

độ “ô nhiễm môi trường biển” hiện nay, và với trình độ khoa học hiện nay chứng minh thì cả hai khái niệm trên còn chưa đầy đủ

+ Về đối tượng gây ô nhiễm môi trường biển: Cả hai định nghĩa trên cho rằng chỉ

do “con người” trực tiếp hoặc gián tiếp gây lên, tuy nhiên trên thực tế, ô nhiễm môi

trường biển còn do các yếu tố khác ngoài con người, đó là thiên nhiên gây ra, như

thiên tai, hiện tượng thủy triều đỏ hay do động thực vật gây ra

+ Về khu vực tiến hành gầy ô nhiễm môi trường biển: Hai định nghĩa trên chỉ đưa

ra hai khu vực cơ bản là “các cửa sông” và “biển” Tuy nhiên thực tế thì có rất nhiều

khu vực mà ở đó con người có thể gây ô nhiễm môi trường biển, như là hoạt động trên

đất liền (khu đô thị, nhà máy ven biển…), trên không…

Trang 11

Từ những phân tích trên có thể rút ra một định nghĩa hoàn chỉnh về ô nhiễm môi

trường biển: “Ô nhiễm môi trường biển là sự biến đổi thành phần môi trường biển do những biến đổi bất thường của tự nhiên hay do con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm đất liền, cả các cửa sông, trên không trung, đáy biển từ đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như làm suy giảm chức năng và tính hữu ích của môi trường biển , gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc

sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển”

1.1.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển

1.1.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường biển

Muốn bảo vệ và bảo tồn tốt môi trường biển, trước hết cần phải xác định rõ các nguồn ô nhiễm biển, nguyên nhân và mức độ tác hại Vùng biển và ven biển nước ta đang ngày càng sôi động về các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, càng cần chú ý tới những nguyên nhân làm ảnh hưởng, từ đó có các giải pháp cụ thể (kể cả tác động bằng chính sách) để đảm bảo môi trường biển Các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng như sau:

- Ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền Gồm các nguyên nhân chính:

+ Việt Nam có khoảng 112 cửa sông đổ ra biển mang theo các loại phế thải, nước thải, chất độc hại công nghiệp, kim loại nặng, các chất hữu cơ và phân bón công nghiệp

+ Lượng dầu thải từ các nhà máy, xí nghiệp của các đô thị lớn hàng năm rất đáng kể

+ Các cửa sông của Việt Nam thường nông, là nơi tập trung các loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao nên tác động của ô nhiễm rất mạnh (nuôi tôm công nghiệp, nuôi cá lồng, bè…)

+ Sự phát triển các khu ven biển, tập trung dân cư không có kế hoạch, tăng dân

số, mức độ bùng nổ du lịch, khối lượng nước sử dụng với lượng mưa nhiều chảy qua lục địa, cuốn theo nhiều chất thải làm tăng thêm nguy cơ ô nhiễm từ đất liền

- Ô nhiễm do tàu, thuyền thường xuyên hoạt động trên biển

+ Nguồn ô nhiễm dầu do hoạt động của các tàu vận tải;

+ Các tai nạn về tàu, thuyền trên biển của Việt Nam ngày càng tăng, cũng góp một phần ô nhiễm nhất định

Trang 12

+ Việt Nam nằm cạnh tuyến đường hàng hải quan trọng Thái Bình Dương, nối Nhật Bản với Trung Đông (với 70% lượng hàng hoá chuyên chở qua, 15 - 20% số tàu thuyền trên tuyến Singapore - Tokyo, qua lại vùng biển Việt Nam đều để lại vết dầu)1

- Ô nhiễm do nhận chìm các kim loại nặng, các nguồn chất thải công nghiệp và các

chất khác Trong khi đó, Việt Nam hiện chưa có một văn bản pháp lý nào quy định

cụ thể về ngăn ngừa ô nhiễm do nhận chìm

- Ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán quốc

gia, chủ yếu là nguồn gây ô nhiễm từ các dàn khoan Chỉ thị 20 về kinh tế biển đã nêu

cụ thể bằng giải pháp: "Đầu tư thích đáng cho khoa học - công nghệ; tăng cường năng lực điều tra khảo sát, nghiên cứu khí tượng - thủy văn và môi trường, thực trạng tài nguyên và dự báo xu thế biến động trong những thập kỷ tới Từ nay đến 2020 cần tăng đầu tư cho nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm thăm dò dầu khí, khoáng sản biển, nguồn lợi hải sản và năng lượng biển, nghiên cứu và bảo vệ môi trường biển, tiếp tục hiện đại hóa khí tượng - thủy văn"…2

1.1.2.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển

- Tác động đến hệ sinh thái và môi trường

Ô nhiễm môi trường biển, nhất là ô nhiễm do sự cố tràn dầu, làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các hệ sinh thái Theo kết quả nghiên cứu, khi sự cố ô nhiễm dầu xảy ra, các hệ sinh thái đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt hệ sinh thái rừng ngặp mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô Ô nhiễm dầu đã làm giảm sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái từ tác động của các tai biến Các tác động tiêu cực do nhiễm dầu đến các hệ sinh thái được đánh giá theo 3 cấp độ: tổn thương, suy thoái và hủy diệt

Khi chảy loang trên mặt nước, dầu tạo thành váng và bị biến đổi tính chất Hàm lượng dầu trong nước tăng, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi oxy giữa không khí và nước, lượng oxy trong nước giảm, hậu quả là cán cân điều hòa oxy trong hệ sinh thái đảo lộn

Dầu tràn chứa độc tố làm tổn thương hệ sinh thái, có thể gây suy vong hệ sinh thái Dầu chứa nhiều thành phần khác nhau, khiến môi trường bị ô nhiễm hữu cơ, chúng làm biến đổi, phá hủy cấu trúc tế bào sinh vật, có khi gây chết cả quần xã Dầu thấm vào cát, bùn ở ven biển có thể ảnh hưởng trong một thời gian rất dài đến đời sống

1 Huỳnh Minh Chính, PCN UBBG Quốc gia (2012), “Tầm quan trọng của Biển Đông” Dong_C27_D2760.htm)

(http://bientoancanh.vn/Tam-quan-trong-cua-Bien-2Chỉ thị số 20 của Bộ Chính trị tháng 9/1997

Trang 13

sinh vật đáy biển, đã có nhiều trường hợp các loài sinh vật chết hàng loạt do tác động của dầu tràn

Ngoài sự cố tràn dầu thì các ô nhiễm do rỉ tàu từ các nhà máy đóng tàu thải ra, chất thải từ các tàu biển, tai nạn tàu biển, các chất dùng để bảo quản thủy sản khi khai thác thải ra… làm hệ sinh thái biển bị tổn thương

- Tác động đến kinh tế- xã hội

Ngoài tác động về môi trường sinh thái, sự cố tràn dầu còn gây thiệt hại nhiều

về kinh tế, trước tiên phải kể đến sự thất thoát về tài nguyên Lượng dầu tràn làm mất

đi một phần tài nguyên dầu khai thác được để phát triển kinh tế Dầu lan trên biển và dạt vào bờ trong thời gian dài không được thu gom sẽ làm suy giảm lượng cá thể sinh vật, gây thiệt hại cho ngành khai thác hải sản Cá là nguồn lợi lớn nhất của biển, đối tượng chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của sự cố ô nhiễm dầu Nhu cầu oxy trong nước giảm, sinh vật biển là nguồn thức ăn cho cá bị hủy diệt, cá bị chết hàng loạt

Tràn dầu cản trở các hoạt động kinh tế ở vùng ven biển Dầu trôi theo dòng chảy mặt, sóng, gió, dòng triều dạt vào vùng biển ven bờ ảnh hưởng nghiêm trọng hoạt động nuôi trồng thủy hải sản Dầu bám vào đất đá, kè đá, các bờ đảo gây ô nhiễm các bãi biển và gây mùi khó chịu đối với khách đi tham quan du lịch, dẫn đến doanh thu của ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề Ngoài ra, dầu tràn làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cảng cá, cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển Dầu trôi nổi làm hư hỏng máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy

- Tác động đối với dân cư vùng biển

Ô nhiễm môi trường biển làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật mang bệnh, làm tăng số lượng người bị nhiễm khuẩn dễ lây lan Ô nhiễm môi trường biển là một trong những nguyên nhân làm cho trái đất nóng lên, làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm, ở miền Bắc, mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người, tăng tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người

1.1.3 Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, Trung tâm ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Bộ

Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội năm 1998, kiểm soát là kiểm tra xem xét nhằm ngăn ngừa những sai phạm của các quy định Kiểm soát ô

nhiễm môi trường biển được thực hiện với mục đích kiểm tra, xem xét mọi hoạt động của các chủ thể khi họ tiến hành các hoạt động trên biển nhằm ngăn ngừa, hạn chế những hậu quả xảy ra đối với tài nguyên thiên nhiên biển Các hoạt động như xả chất thải từ khu đô thị dân cư ra biển, hoạt động giao thông vận tải biển, khai thác nuôi

Trang 14

trồng thủy sản trên biển, khai thác khoáng sản trên biển, kinh doanh du lịch biển có thể gây ra những hậu quả trực tiếp và gián tiếp, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của con người, đến môi trường và hệ sinh vật Vì vậy, việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển phải được tiến hành trên diện rộng, quy mô lớn và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, bởi nhiều chủ thể khác nhau Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển được đặt ra với các nội dung cơ bản sau:

- Chủ thể của hoạt động kiểm soát Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do

nhiều chủ thể thực hiện gồm: Nhà nước; các chủ thể tiến hành hoạt động liên quan đến

biển và các tổ chức đoàn thể quần chúng, cộng đồng dân cư

Nhà nước thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển thông qua hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường Nhà nước có nhiều thế mạnh để tiến hành hoạt động kiểm soát của mình như ban hành pháp luật và đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế, thiết lập hệ thống các cơ quan quản lý, trong đó kiểm soát ô nhiễm môi trường biển Đây là hệ thống cơ quan được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, từ các cơ quan có thẩm quyền chung cho đến các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn Hệ thống các cơ quan này chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, nhằm đạt đến những mục tiêu được xác định mà Nhà nước đã đặt ra

Cùng với Nhà nước, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển còn được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động có liên quan tới biển Đó là các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, chủ cơ sở lưu trú du lịch ven biển, chủ tàu, các doanh nghiệp cảng, các chủ thể tiến hành các hoạt động trên biển, kể cả các chuyên gia… Nhóm chủ thể này thực hiện việc áp dụng các biện pháp để giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực vào môi trường biển

Chủ thể của hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển còn bao gồm các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể quần chúng hoặc cộng đồng dân cư Nhóm chủ thể này thực hiện nghĩa vụ giám sát việc tuân thủ pháp luật, giám sát mức độ xả thải, an toàn trong giao thông vận tải biển, đảm bảo an toàn trong khai thác khoáng sản, an toàn trong vận chuyển dầu khí, sản phẩm khoáng sàn nhằm phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển

- Các biện pháp kiểm soát Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, cụ thể là:

+ Biện pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung và ý thức kiểm soát ô nhiễm môi trường biển nói riêng Như phân

tích ở trên, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác

Trang 15

nhau Nếu các chủ thể không nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này thì việc kiểm soát sẽ không mang lại hiệu quả Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển có thể thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng và hiệu quả như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; các hoạt động văn hóa nghệ thuật về bảo vệ môi trương biển; xây dựng chương trình giáo dục môi trường biển trong trường học; tổ chức các lễ mít tinh, treo pa-no, áp phích, khẩu hiệu, phát động các cuộc thi tìm hiểu môi trường biển; lồng ghép các chương trình hành động bảo vệ môi trường biển với hoạt động của tổ chức đoàn thể… Mục tiêu là để các chủ thể có liên quan hiểu rõ nguyên nhân và tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường

do các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đối với môi trường và sức khỏe con người

- Các biện pháp khoa học kỹ thuật trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

Do đặc thù của biển cả là rộng lớn, có nhiều loài sinh vật sinh sống, việc gây ô nhiễm chủ yếu do các hoạt động giao thông vận tải biển, khai thác dầu khí, đánh bắt thủy sản trên biển, hậu quả ô nhiễm từ những hoạt động này là rất lớn Do vậy đòi hỏi phải có những phương tiện kỹ thuật hiện đại để bảo quản sản phẩm khai thác được trên biển, quản lý chất thải ra biển…Bên cạnh đó áp dụng khoa học kỹ thuật để khắc phục ô

nhiễm và phục hồi một số loại sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng

- Các biện pháp kinh tế trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển Đó là việc sử

dụng những đòn bẩy kinh tế đối với kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, như: các công

cụ thuế, phí, lệ phí về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, các chủ thể tiến hành hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên biển cần ký quỹ, đặt cọc để cải tạo và phục hồi môi trường biển, hay việc sử dụng chính sách ưu đãi về tài chính cho những hoạt động

kiểm soát ô nhiễm biển có hiệu quả

- Các biện pháp hành chính trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển Biện

pháp này cần sử dụng kết hợp với các biện pháp khác để việc kiểm soát ô nhiễm môi

trường biển đạt hiệu quả cao Theo nghĩa hẹp, biện pháp hành chính được hiểu là hoạt

động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để tổ chức việc thi hành pháp luật Thông qua việc ban hành hoặc ra các quyết định hành chính, thực hiện các hành vi hành chính có liên quan tới kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, như ra các quyết định quản lý tại các cơ quan nhà nước về kiểm soát môi trường biển, quyết định xây mới cảng biển, quyết định về việc thành lập hoặc thay đổi các chủ thể quản lý tại các cơ quan nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển Sự can thiệp trực tiếp của các

cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thể ngăn chặn ngay lập tức sự hủy hoại, ô nhiễm môi trường biển hoặc suy thoái tài nguyên biển khiến cho hoạt động kiểm soát

ô nhiễm môi trường biển mang lại hiệu quả cao

Trang 16

- Biện pháp pháp luật trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển Biện pháp này

được thể hiện qua việc nhà nước ban hành những văn bản pháp luật quy định về quyền

và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển Pháp luật mang tính bắt buộc thực hiện đối với các chủ thể có liên quan và tính cưỡng chế Vì vậy, các chủ thể khi tiến hành hoạt động trên biển, ven biển bắt buộc phải tuân thủ những quy định của pháp luật liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường biển Nếu không tuân thủ, chủ thể đó sẽ bị cưỡng chế thông qua các loại trách nhiệm pháp lý khác nhau như trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm dân sự

Với tất cả những đặc thù nêu trên, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển được thực hiện bởi nhiều chủ thể với các nội dung, hình thức và biện pháp khác nhau Từ

đây, có thể đưa ra định nghĩa về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển như sau: Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển là toàn bộ hoạt động của nhà nước, các tổ chức và cá nhân nhằm kiểm tra, xem xét để ngăn ngừa những sai phạm, từ đó loại trừ, hạn chế những tác động xấu đối với môi trường biển, phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển, suy thoái tài nguyên biển, đồng thời khắc phục, xử lý hậu quả do ô nhiễm môi trường biển gây nên, góp phần duy trì và cải thiện nền kinh tế biển Việt Nam

1.2 Khái quát tình hình ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam

Môi trường biển có thể bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau Nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất là do sự gia tăng nồng độ chất dinh dưỡng trong biển Các chất dinh dưỡng này có thể có nguồn gốc từ lục địa, là chất thải sinh hoạt và các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp được sông thải ra biển, hoặc có thể có nguồn gốc trên biển, thải ra biển do các hoạt động của con người Đặc biệt, hầu hết nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư và đô thị, các làng nghề và các tàu du lịch hoạt động trên biển chưa qua xử lý

Hiện nay, môi trường biển nước ta có dấu hiệu bị ô nhiễm và suy thoái Báo cáo hiện trạng môi trường biển năm 2003 (đã trình Quốc hội)3, 20104 của Bộ tài nguyên môi trường đã chỉ ra rằng: Chất lượng môi trường biển và vùng ven bờ tiếp tục suy giảm theo chiều hướng xấu Môi trường vùng nước ven bờ đã bị ô nhiễm dầu, kẽm và chất thải sinh hoạt Còn chất rắn lơ lửng như Si, NO3, NH4 và PO4 cũng ở mức đáng

lo ngại Chất lượng trầm tích đáy biển ven bờ - nơi cư trú của nhiều loài thủy hải sản –

3Bộ tài nguyên môi trường – Báo cáo Hiện trạng môi trường Biển 2004 (Đã trình Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 6)

4Bộ tài nguyên môi trường – Báo cáo Hiện trạng môi trường Biển 2010

Trang 17

cũng bị ô nhiễm Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật chủng an-đrin và en-đrin trong các mẫu sinh vật đáy ở các vùng cửa sông ven biển phía Bắc và thực vật nổi ở miền Trung suy giảm rõ rệt Lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong cơ thể các loài thân mềm hai mảnh vỏ được xác định cao nhất ở Sầm Sơn và cửa Ba Lạt (11,14-11,83 mg/kg thịt ngao) thấp nhất tại Trà Cổ (1,54 mg/kg) Các chất an-đrin, en-đrin, đie-rin đặc biệt là an-đrin, en-đrin có hầu hết ở các mẫu phân tích biến đổi từ 0.12 đến 3.11 mg/kg Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển Nam Trung Bộ đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, năm 2002 thủy triều đỏ xuất hiện khá nhiều ở Nam Trung Bộ Hơn 30 km bãi biển từ Cà Má đến Long Hương nhầy nhụa bột bán màu xám đen dầy cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối Khối nhày trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo Thiệt hại gây

ra do thủy triều đỏ rất lớn Nhiều chủ trại tôm và cá mú trắng tay do các sản phẩm trong ao điều chất; các rạn san hô ven bờ bị chết trăng… Chỉ tính riêng các ngư trại ở huyện Tuy Phong đã bị thiệt hại hàng chục triệu Đó là chưa nói đến những thiệt hại trước mắt và lâu dài Trong vùng biển ven bờ nước ta đã phát hiện được khoảng 8 tới

16 loài tảo biển gây hại tiềm năng với mật độ hơn 2x104 tế bào/1 lít Hiện tượng thủy triều đỏ cũng xảy ra ở Bình Thuận và tiêu diệt tôm, cua, cá, san hô, rong, cỏ biển Trong tháng 7 năm 2002 đã phát triển bùng nổ tại biển Nha Trang đã làm chết cá ước tính thiệt hại trên 10 tỷ đồng Năm 2003, hiện tượng thủy triều đỏ ở vùng biển Ninh Thuận, hiện tượng bùng nổ tảo ở Nha Trang và Bình Thuận tiếp tục được ghi nhận

Nước từ những con suối, lạch sông đổ ra những con sông lớn rồi đổ ra biển Nước ta đã có gần chục con sông chết như sông Thị Vãi, sông Đồng Nai, sông Đáy, sông Cầu, sông Nhuệ… Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông mang ra biển dầu thải, nước thải chưa sử lý, hoá chất, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón, chất thải công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, thuốc súng, chất phóng xạ, các chất thải rắn như đất cát, rác, phế thải vật liệu xây dựng… Có những loại không phân hủy được đọng lại ở ven bờ, chìm xuống đáy biển, những chất phân hủy thì hòa tan trong toàn khối nước biển

Những công trình trên biển ngày càng mọc thêm nhiều Sự khan hiếm tài nguyên trên lục địa nên con người đi ra biển để khai khoáng, đóng tàu, khai thác dầu khí… những hoạt động ấy đều có tác động đến môi trường Việc gia công lắp các công trình giàn khoan, các phương tiện vận chuyển, vật liệu bỏ đi khi xây lắp công trình… tất cả tác động mạnh đến hệ sinh thái biển, chất lượng nước biển, trầm tích biển Những công trình biển ngày càng mọc nhiều thêm Hầu hết các công trình cảng và hoạt động của cảng điều tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên như mất các nơi

Trang 18

sinh cư do mất đất xây dựng, ô nhiễm nước, đất, không khí, tiếng ồn… trong khu vực cảng và phụ cận Các công trình sản xuất nhà máy đóng tàu biển, các công trình đảm bảo du lịch và rất nhiều các hoạt động khác đều tác động xấu đến môi trường tự nhiên của biển

Vận tải biển là một lợi thế lớn về kinh tế, đang phát triển đáng kể, nhờ vào ưu thế vượt trội của nó so với loại hình vận tải khác, nhưng cũng tác động xấu đến môi trường Từ việc xây dựng hệ thống hạ tần cơ sở giao thông, nạo vét, luồng lạch, dẫn đến phá hoại sinh thái vùng cửa sông, ven biển ngập mặn, vùng đất chua phèn, tạo nên

sự đảo lộn, cùng với việc đổ phế thải dầu mỡ Hệ thống đường thủy phát triển, phương tiện vận tải ngày càng nhiều, lượng dầu mỡ gây ô nhiễm tới 50% nguồn gây ô nhiễm

Do phát triển kinh tế, đa dạng hóa các đối tượng nuôi (ngao, sò, tôm, cá nước lợ…), cùng với việc khai thác củi, gỗ bừa bãi khiến cho diện tích rừng ngập mặn ngày càng thu hẹp, môi trường rừng bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản ven biển bị cạn kiệt Tốc độ mất rừng do các hoạt động sản xuất trong giai đoạn 1985-2000 ước tính 15000

ha Do mất rừng ngập mặn, số lượng sinh vật phù du và sinh vật đáy làm thức ăn cho các loài thủy sản bị giảm đi đáng kể, dẫn đến tình trạng năng xuất tôm nuôi quảng canh ngày càng kém Theo ước tính, trước đây 1 ha rừng ngập mặn có thể khai thác được 700-1000 kg thủy sản nhưng đến nay chỉ còn thu nhập được 1/20 so với trước đây Từ năm 2001, do người dân thay đổi nhận thức, nên hiện tượng phá rừng có giảm hơn so với thời gian trước Thậm chí, nhiều địa phương đã thực hiện dự án phục hồi rừng ngập mặn bằng cách hạn chế khai thác cây ngập mặn và trồng mới rừng

Chất lượng môi trường biển thay đổi, các nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá hủy cũng đã gây ra tổn thất lớn về đa dạng sinh học vùng bờ; giảm số lượng loài; một số loài bị tiêu diệt… dẫn đến giảm năng xuất khai thác tự nhiên ở vùng biển Đã có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau, trong đó có loài đang là đối tượng bị tập trung khai thác và trên 70 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam

Nguồn lợi hải sản ở vùng biển gần bờ có dấu hiệu bị khai thác quá mức Tổng sản lượng hải sản đánh bắt không ngừng tăng, nhưng sản lượng của một đơn vị đánh bắt hay hiệu xuất khai thác ( tần/cv năm) hoặc giữ nguyên hoặc giảm: từ 0.92 xuống 0.48 tấn/cv năm Tỷ lệ cá tạp trong một mẻ lưới ngày càng tăng Nguồn lợi hải sản có

xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt; trong vòng 10 năm (1984-1994) đã giảm tới trên 30% trữ lượng cá đáy Ngoài ra, nguồn giống hải sản tự nhiên cũng giảm sút nghiêm trọng so với trước đây

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thiếu kinh phí để sử lý môi trường và buông lỏng quản lý Tại các thành phố lớn, ngay cả các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hầu như toàn bộ nước thải sinh hoạt được xả trực tiếp ra

Trang 19

sông biển mà không qua xử lý Các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng sử dụng một lượng lớn phân bón hóa học và thuốc trừ sâu không được hấp thụ hết cũng đổ ra biển Các nguồn ô nhiễm trên được sông thải ra biển và gây ô nhiễm biển Nạn phá rừng đầu nguồn cũng gây xói lở đất và tăng độ đục ở các cửa sông tại một số địa phương, thậm chí rác thải sinh hoạt cũng không được thu gom và sử lý triệt để, do vậy một lượng lớn rác thải sinh hoạt được đổ ra biển Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước vẫn còn nhiều thiếu sót, yếu kém Thí dụ như ở Vũng Tàu, theo quy định của luật bảo vệ môi trường thì các dự án đầu tư cơ sở lưu trú và khu du lịch phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và có bản sao cam kết bảo vệ môi trường trước khi khởi công Thế nhưng, trên thực tế chỉ các dự án xây dựng sau khi luật bảo về môi trường ( hiệu lực từ 01/07/2006) và khách sạn, khu du lịch do cấp tỉnh quản lý nhà nước về môi trường (từ 100 phòng trở lên hoặc 100ha trở lên) là thực hiện tốt các thủ tục hành chính về môi trường Phần lớn các dự án do cấp huyện quản lý chưa trình bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi khởi công Ngay cả trong số các đơn vị kinh doanh du lịch do cấp tỉnh quản lý (Sở tài nguyên môi trường) cũng có đơn vị đầu tư chưa hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải mà chủ yếu xử lý bằng bể tự hoại 03 ngăn trước khi thải ra môi trường hoặc kết nối vào hệ thống cấp nước đô thị Qua kiểm tra, sở Tài nguyên môi trường còn phát hiện một số khu du lịch còn tự xử lý rác thải trong khu du lịch

Một nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nữa là tràn dầu Tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn trong những năm gần đây đã làm gia tăng rất mạnh lượng tiêu thụ xăng dầu Sản lượng khai thác dầu thô toàn thế giới khoảng 3 tỷ tấn một năm, nửa số

đó được vận chuyển bằng đường biển (Pavlo, 2003) Hậu quả là 1 lượng dầu rất lớn bị

rò rỉ ra môi trường biển do hoạt động của các tàu và do sự cố hư hỏng hay đắm tàu chở dầu, do sự cố tại lỗ khoan thăm dò và giàn khoang khai thác dầu Lịch sử thế giới đã ghi nhận hàng trăm vụ ô nhiễm dầu trên biển

Tại khu vực ngoài khơi và ven biển nước ta ô nhiễm dầu đã và đang xảy ngày càng nhiều hơn với mức độ ảnh hưởng ngày càng gia tăng và khu vực chịu ảnh hưởng ngày càng rộng lớn Trong khoảng thời gian 20 năm gần đây, đã có hơn 10 vụ tràn dầu gây ô nhiễm, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường vùng cửa sông và vùng ven biển nước

ta Điển hình là vào ngày 03/10/1994 tàu Neptune Aries (Singapore) đã va vào cầu cảng Cát Lái, làm tràn 1,700 tấn dầu; ngày 07/99/2001 tàu Formosa One ( Liberia) đụng tàu khác tại Vịnh Gành Rái làm thoát ra môi trường 900m3 dầu; ngày 06/02/2002, tàu Bạch Đằng Giang va vào đá ngầm ở Hải Phòng làm thoát ra 2,500m3dầu Trong mấy năm gần đây cứ vào khoảng tháng 3 tháng 4 hằng năm là dầu lại trôi dạt vào gây ô nhiễm các khu vực biển miền Trung Đặc biệt từ ngày 29/01/2007 dầu

Trang 20

bắt đầu xuất hiện và làm ô nhiễm bãi biển Đà Nẵng và Hội An Sau đó trong thời gian

từ đầu tháng 02/2007 tới giữa tháng 05/2007, ô nhiễm dầu đã làm ảnh hưởng đến 17 tỉnh, thành phố ven biển nước ta, bao gồm Hải Phòng, Hã Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu-Côn Đảo, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Cà Mau Lượng dầu được thu gom từ các tỉnh trong cả nước tính từ ngày 29/01/2007 đến ngày 18/04/2007 là 1702 tấn, trong đó riêng tỉnh Quảng Nam là 855 tấn Sự cố dầu trôi dạt vào bờ biển là rất nghiêm trọng, lượng dầu trôi dạt lớn, gây ảnh hưởng trên diện rộng và chưa đánh giá hết mức độ thiệt hại về kinh tế, xã hội và môi trường

Tất cả hoạt động hàng hải và các nhà máy đóng tàu đã góp phần tạo nên ô nhiễm môi trường vùng biển và ven bờ Ô nhiễm của hoạt động hàng hải và công nghiệp đóng tàu gây ra chủ yếu là ô nhiễm nguồn nước do dầu và ô nhiễm trầm tích do lắng đọng các kim loại nặng Bờ biển Việt Nam được phân ra 3 vùng nhạy cảm và cũng là điểm nóng của ô nhiễm biển ven bờ: Vùng biển Hạ Long - Hải Phòng, Vùng

Đà Nẵng – Dung Quất và Vùng Gành Rái - Vũng Tàu Tỷ lệ ô nhiễm biển ven bờ do dầu từ hoạt động hàng hải chiếm 48% do các tàu không có két chứa dầu bẩn, 35% do các sự cố đâm va, 13% do các sự cố tràn dầu Theo số lượng ước tính của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì hoạt động hàng hải đã gây ô nhiễm tại vùng biển nước ta từ các nguyên nhân: do súc rửa hầm hàng 46%, từ nước la-canh, ba-léc 22% từ sự cố nhận dầu 3% , từ tràn dầu 24% và các nguyên nhân khác là 3% Theo thống kê số liệu quan trắc tại khu vực các sông thuộc khu vực Hạ Long - Hải Phòng, nồng độ dầu trong nước trung bình 0,26 mg/l, tại khu vực Vũng Tàu - Đà Nẵng nồng độ dầu trong nước trung bình là 0,29mg/l Tại Bà Rịa - Vũng Tàu nồng độ dầu trong nước dao động trong khoảng 0,14-0,52 mg/l đều vượt giới hạn tiêu chuẩn Việt Nam Nhìn chung, chất lượng nước biển ven bờ chỉ đạt mức B và C theo TCVN 5943-1995 Như vậy, ô nhiễm dầu trong nước sẽ hủy diệt các loài cá, tôm, thủy sinh, sinh vật đáy, và nghiêm trọng hơn là khi hàm lượng dầu trong nước cao hơn 0.2mg/l sẽ không dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt được Trong 5 năm 2001-2005, đội tàu biển Việt Nam đã tăng thêm

366 tàu với trọng tải 1.269.001 T, tăng 50.97% về số lượng và 68.72% về trọng tải Để đáp ứng nhu cầu phát triển đội tàu trong nước và xuất khẩu nhiều nhà máy đóng tàu đã được nâng cấp, mở rộng và trang bị công nghệ hiện đại và điều này cũng làm gia tăng

ô nhiễm môi trường biển ven bờ, từ quy định đóng mới tàu biển cho thấy ô nhiễm biển chủ yếu là kim loại nặng dưới dạng bột oxit, như oxit chì, Pb3O4, Pb2O3, PbCrO3, bột đồng oxit, bột oxit kẽm, Fe2O3, TiO2, ZnCrO3, các loại xenlulo C3H7O2(OH-)2, sơn epoxy (- CHOCH-), sơn formandehyd fenol (-C6H5O), sơn ankyl dầu(-CHO-) gây ô nhiễm môi trường Trong quy trình công nghệ đóng tàu, nhiên liệu xăng dầu sử dụng

Trang 21

khá nhiều, dẫn đến lượng xăng dầu thải ra tương đối lớn trong các công đoạn thi công Các kim loại nặng như Zn, Cu, Hg, Cr đều có trong nước và trầm tích, đó là những kim loại có độc tính cao, rất bền vững và có tính kích động trong cơ thể sinh vật biển tăng dần theo chuỗi thức ăn và ảnh hưởng tới sinh trưởng của chúng cũng như sức khỏe của con người Những chất thải trên còn gây ô nhiễm chủ yếu cho vùng nước mặt biển ven bờ, ô nhiễm dầu và ô nhiễm trầm tích (kim loại nặng) tại các khu vực có nhà máy đóng tàu và bến tàu Những chất thải này làm thay đổi tính chất hóa lý của nước, ảnh hưởng trực tiếp đến động vật, thủy sinh biển và ven bờ cũng như gây trở ngại cho

sự phát triển một số ngành công nghiệp biển đặc biệt là công nghiệp làm muối, nuôi trồng thủy sản và khai thác du lịch ven biển

1.3 Khái quát pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

1.3.1 Khái niệm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển là nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, điều này được chứng minh từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn quản lý của Việt Nam Tuy nhiên, đến nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra định nghĩa, khái niệm, nội dung của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển một cách đầy đủ và thống nhất Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật Việt Nam và quốc tế tác giả thấy Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển có những đặc điểm sau

- Về đối tượng điều chỉnh: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển điều

chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình các chủ thể tiến hành các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, thiên nhiên biển hoặc liên quan tới môi trường biển

nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên môi trường

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển có thể chia ra làm hai nhóm, là nhóm các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình

họ tiến hành hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, thiên nhiên biển và nhóm các quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

+ Nhóm các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình họ tiến hành các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên, thiên nhiên biển: Đây là những chủ thể bao gồm tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến khai thác (khai thác dầu khí, khoáng sản đánh bắt hải sản), sử dụng (vận tải biển, du lịch…), bảo vệ tài nguyên và môi trường biển trên các vùng biển Việt Nam Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, các chủ thể này có trách nhiệm phối hợp để cùng nhau giải quyết khi có sự cố môi trường biển, vấn đề bồi thường thiệt hại giữa các chủ thể với nhau khi

Trang 22

có thiệt hại xảy ra Như vậy, dưới góc độ quản lý nhà nước thì nhóm này được xem là những chủ thể bị quản lý bởi nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động của họ

+ Nhóm các quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển Đây là nhóm quan hệ mà trong đó ít nhất một bên phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ví dụ như: Cục điều tra và kiểm soát Tài nguyên môi trường biển; Cảnh sát biển; Lực lượng kiểm ngư; Lực lượng kiểm tra giám sát cảng biển; Cảnh sát môi trường; Biên phòng Nhóm những quan hệ này sẽ phát sinh trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoặc phối hợp bởi nhiều cơ quan với nhau tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển theo quy định của pháp luật như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật môi trường, tiến hành xử lý các hành vi vi phạm luật môi trường…

- Về mục đích: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển được ban hành

nhằm mục đích phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực cho môi trường biển, khắc phục và xử lý các hậu quả xảy ra đối với môi trường biển

Cũng giống như các ngành luật khác, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển được ban hành nhằm mục đích là phòng ngừa và hạn chế hậu quả xảy ra Tuy nhiên môi trường biển là ngành đặc thù, hậu quả của ô nhiễm môi trường là rất lớn, có trường hợp không thể xác định được hậu quả, rất khó lường và không thể khắc phục được, do vậy pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển luôn đề cao công tác phòng ngừa Phòng ngừa trong trường hợp này là tất cả các hoạt động liên quan trên biển, ven biển, như: hoạt động khai thác khoáng sản, dầu khí, giao thông vận tải biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố dân cư ven biển, khai thác du lịch ven biển… phải được kiểm soát chặt chẽ ngay từ khi chưa xảy ra ô nhiễm, suy thoái môi trường hay ô nhiễm môi trường

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển coi việc khắc phục hậu quả xảy

ra đối với ô nhiễm môi trường biển là yếu tố quan trong thứ hai chỉ sau phòng ngừa và hạn chế ô nhiễm môi trường biển Bởi ý nghĩa của nó là nhằm vào việc xử lý và khắc phục hậu quả, phục hồi môi trường biển khi nó đã và đang xảy ra Thực tế, trong công tác bảo vệ môi trường biển, mặc dù các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan làm tốt công tác phòng ngừa và hạn chế ô nhiễm môi trường biển, nhưng cũng không trách khỏi việc xảy ra tình trạng ô nhiễm, suy thoái hay sự cố về môi trường do những nguyên nhân khách quan ngoài mong muốn của con người Do vậy, pháp luật

về kiểm soát ô nhiểm môi trường biển còn có những quy định về trách nhiệm của các

cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc khắc phục sự cố, phục hồi môi trường biển, trách

Trang 23

nhiệm bồi thường thiệt hại của các cơ quan, tổ chức cá nhân khi họ gây ra hậu quả cho môi trường, cho con người và tài nguyện sinh vật biển

Ngoài hai mục đích trên pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển còn nhằm mục đích góp phần duy trì và phát triển kinh tế biển Là một quốc gia có vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2 và bờ biển dài trên 3200 km, với hàng trăm cửa sông lớn nhỏ, hàng nghìn đảo biển, có nhiều rừng phòng hộ, nhiều hệ sinh thái biển, đảo và ven

bờ, nhiều dạng tài nguyên sinh vật và phi sinh vật, với 25 tỉnh và 3 thành phố trực thuộc Trung ương tiếp giáp với biển, nhiều đô thị, khu công nghiệp, công trình, làng nghề ven biển, Việt Nam đã và đang có nhiều hoạt động kinh tế - xã hội liên quan đến biển Đặc biệt nhiều công trình, dự án liên quan đến biển, đến cửa sông, các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản, du lịch, giao thông vận tải đường biển đang được triển khai Thế nhưng, sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đã, đang và sẽ là một sức ép rất lớn đối với môi trường biển Ước tính, nếu GDP tăng gấp đôi thì chất thải sẽ tăng 3 - 5 lần Những ngành kinh tế chính như: hoạt động khai thác dầu khí, vận tải biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản… bên cạnh việc đóng góp rất đáng kể vào GDP cả nước, là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển, những hoạt động này góp làm biến dạng môi trường sinh thái sinh vật biển, từ thực tế đó đòi hỏi phải thực hiện một loạt giải pháp cần thiết để phát triển thực sự bền vững Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ra đời nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, khắc phục và xử lý hậu quả xảy ra đối với môi trường biển từ những hoạt động nêu trên Vì vậy, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển là một trong những công cụ của nhà nước trong việc duy trì và phát triển nền kinh tế biển của Việt Nam, đảm bảo an ninh sinh thái ở các vùng biển, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế biển với bảo vệ môi trường biển theo mục tiêu phát triển bền vững trên tinh thần “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” thông qua tại Hội nghị 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X với các quan điểm chỉ đạo: (1) Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên

cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài han; (2) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và (3) Thu hút mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa Phát huy đầy đủ, có hiệu quả các nguồn lực bên trong, tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước

Trang 24

- Quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan

+ Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường ban hành nhằm quy định các quyền và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường biển Trong phạm vi pháp luật này các cơ quan nhà nước chỉ được thực hiện các hoạt động hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện hoặc giám sát việc thi hành pháp luật kiểm soát

ô nhiễm môi trường biển trong phạm vi quyền hạn theo luật định đối với mình

+ Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển được ban hành nhằm mục đích định hướng hành vi xử sự cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khai thác sử dụng tài nguyên biển và liên quan tới môi trường biển Có nghĩa là quy định quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia, họ có quyền tiến hành những hành vi mà pháp luật cho phép, pháp luật không cấm và bắt buộc phải tiến hành những hoạt động luật định nhằm bảo đảm phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường biển và khắc phục hậu quả nếu ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường xảy ra

Từ những đặc điểm trên có thể đưa ra khái niệm cơ bản về Pháp luật kiểm soát

ô nhiễm môi trường biển như sau: “ Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh và tồn tại trong hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại xảy ra cho môi trường biển, khắc phục

và xử lý hậu quả nhằm đảm bảo phát triển bền vững, góp phần duy trì và phát triển kinh tế biển Việt Nam”

1.3.2 Các nguyên tắc về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

Nguyên tắc của pháp luật là “những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo cơ bản,

có tính xuất phát điểm, thể hiện tính toàn diện, linh hoạt và có ý nghĩa bao quát, quyết định nội dung và hiệu lực của pháp luật” 5 Pháp luật về môi trường ở Việt Nam nói

chung và Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam nói riêng cũng

có những nguyên tắc cơ bản riêng, đặc thù với ngành Luật môi trường Nó bao gồm những nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc phát triển bền vững Đây được coi là nguyên tắc xương sống của

toàn bộ hệ thống Pháp luật về môi trường, là sự kết hợp hài hòa giữa phát triển xã hội, kinh tế biển với kiểm soát ô nhiễm biển

Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau, như kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật… Mục tiêu của phát triển là nâng cao điều kiện và chất lượng sống của loài người, làm cho con người ít phụ thuộc vào thiên nhiên, tạo lập lên cuộc sống công bằng và bình đẳng giữa các thành viên Tuy nhiên,

5(tr218) Trường Đại học Luật Hà nội (2008), Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội

Trang 25

trong thời gian dài người ta thường đặt mục tiêu kinh tế quá cao, xem sự tăng trưởng

về kinh tế là độ đo duy nhất của sự phát triển Chính vì vậy mà sự phát triển mạnh mẽ

về kinh tế, sự gia tăng dân số thế giới trong những thập niên vừa qua và các tác động của chúng đến môi trường trái đất đã dẫn loài người đến xem xét và đánh giá một cách khách quan, khoa học các mối quan hệ giữa con người với trái đất, phát triển kinh tế xã hội với môi trường

Như chúng ta đã biết nguồn tài nguyên của trái đất không phải là vô tận, không thể khai thác và thống trị theo ý mình, khả năng đồng hóa chất thải của môi trường trái đất là có giới hạn nên con người cần thiết phải sống hài hòa với thiên nhiên, sự cần thiết phải tính toán đến lợi ích chung của cộng đồng, của các thế hệ tương lai và các chi phí môi trường cho sự phát triển… Tất cả những yêu cầu trên đã dẫn đến sự ra đời một quan niệm sống mới của con người là “phát triển bền vững”

Trong đó, khái niệm phát triển bền vững được Ủy ban Môi trường và Phát triển

(nay là Ủy ban Brundtland) nêu ra năm 1987 đó là “phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” 6 Khái niệm phát triển bền vững này đã đưa ra

03 thông điệp, đó là:

+ Phát triển bền vững là phát triển trong quan hệ duy trì với môi trường sống Hay giá trị môi trường sinh thái là một trong những cấu phần trong những giá trị đạt tới của quá trình phát triển

+ Phát triển bền vững là phát triển dài hạn, là đặt trong quá trình tái sản xuất liên tục Tài nguyên thiên nhiên là một nguồn lực có tính nền tảng của phát triển kinh

tế, vì thế sự phát triển bền vững đặt vấn đề khai thác tài nguyên hợp lý nhằm duy trì tái sản xuất, nền tảng cho sự phát triển

+ Phát triển bền vững nhấn mạnh vào vấn đề bình đẳng: đó là một sự chia sẻ công bằng các lợi ích và gánh nặng giữa các thế hệ hiện tại và tương lai, giữa các thế

hệ với nhau

Theo định nghĩa của chương trình nghị sự Agenda 21: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” Hay nói cách

khác, sự bền vững của hành tinh chúng ta là một mẫu hình, liên kết kinh tế, xã hội với bảo vệ môi trường, đấy là các thành tố phụ thuộc lẫn nhau và là các yếu tố hỗ trợ nhau trong phát triển dài hạn và bền vững

6

Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Futur) năm 1987

Trang 26

Từ định nghĩa về phát triển bền vững được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Môi trường và Phát triển, với hàm ý trực tiếp của nó và khi áp dụng vào các

khu vực bờ, vùng biển và đại dương Phát triển bền vững biển có thể được hiểu: “Phát triển bền vững biển là sự phát triển dựa trên khai thác các tiềm năng thế mạnh của vùng biển để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa khai thác các tiềm năng, thế mạnh của biển với bảo đảm tiến bộ

xã hội và bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế”

Thực tế khái niệm “phát triển bền vững” đã được áp dụng vào trong nhiều ngành, lĩnh vực và khái niệm phát triển bền vững cũng có ý nghĩa khác nhau từ người này đến người kia, từ lĩnh vực này cho đến lĩnh vực khác Tựu trung lại, có thể thấy rằng các quốc gia có biển, nhất là Việt Nam đã xác định phát triển kinh tế biển là mũi nhọn, để đảm bảo việc phát triển bền vững thì việc xây dựng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển cần tuân thủ nguyên tắc “phát triển bền vững” với những nội dung cơ bản sau:

+ Trong việc xây dựng chiến lược, chính sách phát triển kinh tế biển của đất nước thì từng cơ quan, ban ngành, từng vùng, từng địa phương sử dụng biển cần đặc biệt chú trọng tới các quy định và áp dụng các biện pháp về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển

+ Khi tiến hành hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường biển phải hợp lý, tránh lãng phí các nguồn lực, xây dựng các quy định cụ thể, chú trọng tới

sự phối kết hợp giữa các ngành, các địa phương và các chủ thể có liên quan đến hoạt khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường biển

+ Có sự khoanh vùng, đánh giá tác động môi trường biển một cách toàn diện đối với các dự án đầu tư, các công trình trên biển và ven biển

+ Nâng cao tính dân chủ, khuyến khích sự tham gia của của cộng đồng cũng như các chủ thể tham gia khai thác, sử dụng tài nguyên biển vào quá trình quyết định chính sách, xây dựng dự án, quy hoạch, đảm bảo chắc chắn rằng việc thông qua các quyết định, quy hoạch đó có tính đến sự phát triển bền vững

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam đã thể hiện nguyên tắc này tại khoản 1

Điều 4 Luật bảo vệ môi trường 2005 “Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu”

Trang 27

Hiện nay các quốc gia tiến bộ trên thế giới như: Australia, Canada, Trung Quốc, Colombia…7 cũng lấy nguyên tắc này làm kim chỉ nam cho việc xây dựng pháp luật

về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển của mình

- Nguyên tắc ưu tiên áp dụng các biện pháp mang tính phòng ngừa

Trong luật môi trường thì “phòng ngừa” luôn được coi là nguyên tắc đặc thù Việc phòng ngừa phải được thực hiện thường xuyên, liên tục Công tác phòng ngừa là nhằm mục đích không để xảy ra ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường hay sự cố môi trường, tuy nhiên phòng ngừa ở đây không chỉ được tiến hành trước khi hậu quả xảy ra đối với môi trường, mà nó còn được thực hiện cả khi đã có sự cố về môi trường xảy ra, tất nhiên việc áp dụng biện pháp phòng ngừa trong giai đoạn này là nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại về tài sản, về sức khỏe con người và môi trường

Khi xem xét công tác phòng ngừa trong quản lý môi trường biển nói chung và pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển nói riêng chúng ta thấy công tác phòng ngừa luôn được coi trọng và đạt hiệu quả cao khi có sự cố môi trường biển xảy ra Như chúng ta đã biết biển là môi trường có thể lan truyền tổn hại môi trường biển này sang vùng biển khác rất nhanh, hoặc chuyển từ trạng thái tổn hại môi trường biển này sang trạng thái tổn hại môi trường biển khác Nguyên tắc này được pháp luật về môi trường thế giới và các nước rất đề cao, đầu tiên có thể nhắc đến đó là nó được quy định tại

Nguyên tắc số 15 của Tuyên bố Rio De Janeiro về môi trường và phát triển Một số

quốc gia có những quy định pháp lý mạnh về biển như Canada, Trung Quốc, Na Uy cũng lấy nguyên tắc này để hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

Ví dụ: Nguyên tắc phòng ngừa được định nghĩa trong luật biển Canada như là một phương pháp “dựa trên khía cạnh phòng ngừa”, xác định là nguyên tắc chủ đạo được

áp dụng trong các hoạt động quản lý về biển

- Nguyên tắc liên kết, phối hợp

Môi trường biển được quản lý bởi nhiều chủ thể, mỗi chủ thể có những quyền

và nghĩa vụ khác nhau theo quy định của pháp luật Nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý thì sự liên kết giữa các chủ thể với nhau là vô cùng quan trọng Trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển cũng không ngoại lệ, cũng đòi hỏi sự liên kết phối hợp giữa các chủ thể, như: cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, thiên nhiên phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển, suy thoái tài nguyên biển và quan trọng là khắc phục hậu quả, phục hồi môi trường biển khi có sự cố môi trường xảy ra Nhiều quốc gia có biển trên thế

7 Chính sách biển quốc gia các nước trên thế giới Xuất bản năm 2007 -Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), 7, Place de Fontenoy, 75352 Paris, 07 SP, Pháp

Trang 28

giới rất coi trọng nguyên tắc này, và sử dụng nguyên tắc này để thực thi pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, như tại chính sách biển của Canada họ đã áp dụng khá thành công nguyên tắc này, mục đích của nguyên tắc là nhằm chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm và nhấn mạnh sự hợp tác giữa các ngành và các chủ thể khác nhau trong việc hoạch định cũng như thực thi pháp luật, chứ không phải chỉ là trách nhiệm của chính quyền liên bang

- Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

“Người gây ô nhiễm phải trả tiền” là một trong những đặc thù của pháp luật môi trường Đây là nguyên tắc thể hiện rõ nét nhất biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường, dùng lợi ích kinh tế tác động vào chính hành vi của các chủ thể theo hướng có lợi cho môi trường Pháp luật môi trường của nhiều nước sử dụng nguyên tắc này như một trong những cách thức chính nhằm cụ thể hóa sự “trả giá” của những chủ thể gây

ra ô nhiễm môi trường Trong điều kiện Việt Nam đang xây dựng và hoàn thiện Pháp luật môi trường nói chung và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển nói riêng thì nguyên tắc này cũng cần được xem xét trong việc cụ thể hóa các quy định mang tính chất cụ thể

Theo khoản 4 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật” Chủ thể

phải trả tiền là những chủ thể khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và những chủ thể gây ô nhiễm môi trường theo nghĩa rộng (gây ô nhiễm trong phạm vi khuôn khổ pháp luật cho phép) Không phải mọi trường hợp gây ô nhiễm môi trường đều phải trả tiền Những trường hợp không phải trả tiền phụ thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia, thông thường là những chủ thể khai thác, sử dụng môi trường, tác động vào môi trường để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu mang tính chất tự nhiên thì không phải trả tiền

Nguyên tắc này trước hết nhằm mục đích đảm bảo sự công bằng trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng, vì môi trường là của chung, nếu như môi trường xấu đi thì tất cả các thành viên trong phạm vi ảnh hưởng đều phải gánh chịu trong khi sự đóng góp vào việc làm xấu đi của môi trường là không giống nhau Nguyên tắc này còn tác động vào lợi ích kinh tế của chủ thể thông qua đó tác động đến hành vi xử sự của các chủ thể với môi trường theo hướng có lợi cho môi trường

Vì thế pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển cũng phải xây dựng dựa trên nguyên tắc này, nhằm tác động tới hành vi xử sự của của các thủ thể hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, thiên nhiên biển Thông qua đó thực hiện tốt công tác

Trang 29

phòng ngừa và khắc phục hậu quả Hiện Na Uy8 là nước áp dụng thành công nguyên tắc này

Như vậy, các nguyên tắc nêu trên là những những tư tưởng chính trị, pháp lý đặc thù, có ý nghĩa bao quát, quyết định nội dung và hiệu lực của Pháp luật kiểm soát

ô nhiễm môi trường biển, giữ vai trò định hướng cho toàn bộ cơ chế điều chỉnh Pháp luật đối với các quan hệ xã hội có liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

1.3.3 Vai trò của kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

Việt Nam là quốc gia nằm trên bờ Biển Đông, bao gồm nhiều đảo nhỏ, có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng khoảng 1 triệu km2, rộng gấp 3 lần lãnh thổ trên đất liền Như chúng ta đã biết Biển Đông có ý nghĩa mang tính sống còn đối với lịch sử dựng nước và giữ nước, đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội bởi với nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng, vùng biển nước ta có tiềm năng lớn

để phát triển các ngành kinh tế biển: giao thông vận tải biển, khai thác dầu khí, năng lượng thủy triều, khai thác khoáng sản ven biển song song với những hoạt động phát triển kinh tế đó áp lực ô nhiễm môi trường biển ngày một tăng, do vậy việc đảm bảo khai thác sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên biển đòi hỏi nhiều biện pháp khác nhau, như kỹ thuật, tuyên truyền, pháp luật trong đó Pháp luật về kiểm soát môi trường biển giữ vai trò quan trọng, nó không chỉ quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, mà nó còn quy định trách nhiệm trong công tác giảm thiểu ô nhiễm đến mức thấp nhất cho môi trường biển trong quá trình tham gia khai thác, sử dụng tài nguyên, thiên nhiên biển Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển có những vai trò cơ bản sau:

- Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển góp phần thực thi nguyên tắc của pháp luật về môi trường

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển là bộ phận của pháp luật về môi trường, trong đó pháp luật về môi trường đóng vai trò là luật chung còn pháp luật

về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển là luật riêng Vì vậy, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển phải tuân thủ theo nguyên tắc của pháp luật về môi trường

Pháp luật về môi trường ở Việt Nam có bốn nguyên tắc cơ bản là: Nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong một môi trường trong lành; Nguyên tắc tính thống nhất trong quản lý và bảo vệ môi trường; Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển

8 (tr173) Chính sách biển quốc gia các nước trên thế giới Xuất bản năm 2007 -Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), 7, Place de Fontenoy, 75352 Paris, 07 SP, Pháp

Trang 30

bền vững; Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển được xây dựng nhằm góp phần thực thi bốn nguyên tắc nêu trên

- Pháp luậ về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam là công cụ để phòng ngừa ô nhiễm biển, góp phần hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm biển nói riêng

Bằng các quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển giữ vai trò to lớn trong phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển, suy thoái tài nguyên sinh vật biển Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển là công cụ hữu hiệu trong công tác phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển Với mục tiêu phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển, pháp luật

về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển bao gồm các quy định pháp lý về quy chuẩn kỹ thuật môi trường như quy định kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển, chất lượng nước biển ven bờ, chất lượng không khí xung quanh Theo đó, các chủ thể khi tiến hành hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên biển cần kiểm soát hoạt động của mình trong phạm vi mà pháp luật cho phép, không vượt quá ngưỡng những quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đề ra Hơn nữa, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển còn quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong các hoạt động của mình, từ kỹ thuật khai thác khoáng sản, đánh bắt thủy sản, tiêu chuẩn kỹ thuật tàu biển khi ra khơi, kinh doanh du lịch ven biển

Những quy định này đều có tác dụng phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển

Không chỉ có vai trò trong việc phòng ngừa ô nhiễm, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển còn nhằm mục đích khắc phục hậu quả và phục hồi môi trường khi xảy ra ô nhiễm môi trường biển, suy thoái môi trường biển Trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên, thiên nhiên biển của các chủ thể luôn đi liền với nguy cơ xảy

ra sự cố môi trường là rất cao, chính vì thế mà pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển còn quy định trách nhiệm của các chủ thể khi có sự cố môi trường xảy ra Khi có sự cố môi trường xảy ra, có thể để lại những hậu quả cho môi trường và cho con người Có những sự cố diễn ra ngay lập tức, như ô nhiễm do tràn dầu, nhưng cũng

có những hậu quả diễn ra từ từ và có nguy cơ gây hại trong thời gian kéo dài, ảnh hưởng nặng lề tới môi trường, sức khỏe con người, hủy hoại hệ sinh thái biển, ví dụ như chất thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp ven biển ra biển lúc này quy phạm pháp luật được sử dụng để quy trách nhiệm của các chủ thể có liên quan

- Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển, mang lại giá trị kinh tế cho đất nước

Hoạt động sử dụng, khai thác tài nguyên, thiên nhiên biển bao gồm những hoạt động khai thác khoáng sản, dầu khí, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, khai thác

Trang 31

thủy hải sản… Vì thế pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển được ban hành

để quy định trách nhiệm của các chủ thể có liên quan nhằm đảm bảo cho sự an toàn về con người và môi trường biển, làm cho các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên biển đạt hiệu quả cao Khi các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên biển được các chủ thể tiến hành một cách khoa học, an toàn đảm bảo an ninh môi trường thì giúp cho các chủ thể khi tiến hành các hoạt động sẽ không tốn thời gian, tiền bạc để khắc phục hậu quả, phục hồi môi trường, mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển của Việt Nam Vấn đề này được thể hiện rõ nét nhất trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là “đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu, mạnh”9 Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam được thực hiện dựa trên chiến lược biển Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

- Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam giúp nâng cao ý thức, góp phần làm thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường

So với các nước phát triển ở Châu Âu, Mĩ thì ý thức của người dân Việt Nam về công tác bảo vệ môi trường là rất thấp, đặc biệt là người dân các khu vực ven biển Việt Nam, phần nhiều trong người dân cho rằng nguồn tài nguyên nói chung và nhất là tài nguyên biển nói riêng là vô tận, khai thác, sử dụng thoải mái Ý thức của người dân về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên biển thấp bởi nhiều nguyên nhân, như do chính sách, chưa được tuyên truyền về tầm quan trọng của biển, ý thức người dân kém, chưa có chế tài đủ mạnh để tác động người dân phải thay đổi suy nghĩ về khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên biển chính vì vậy mà các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên thiên biển trong thời gian qua còn bừa bãi và vô tội

vạ Việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam là chậm so với thế giới, mãi đến những năm 1980 mới có những văn bản pháp luật liên quan được ban hành Pháp luật được quy định và thực hiện có hiệu quả bởi hai đặc tính, đó là tính “bắt buộc thực hiện” và “cưỡng chế”

+ Tính bắt buộc thực hiện của pháp luật được bảo đảm thực hiện, một phần là thông qua cưỡng chế Trong trường hợp các chủ thể không thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật thì các biện pháp chế tài sẽ được áp dụng Hay nói cách khác trách nhiệm pháp lý của các chủ thể sẽ được đặt ra khi họ có những hành vi

vi phạm pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển Thông qua trách nhiệm pháp lý, các chủ thể có thể phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự nếu họ thực

9Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 được thông qua tại Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Truong ương khóa X

Trang 32

hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, phục hồi môi trường nếu họ gây ra hậu quả đối với môi trường biển Các loại trách nhiệm pháp lý có tác dụng ngay lập tức, buộc các chủ thể phải tuân thủ các quy định pháp luật mà nhà nước đặt ra Từ đó tác động một cách trực tiếp vào chủ thể, làm thay đổi nhận thức của chủ thể và quần chúng nhân dân, góp phần tăng cường ý thức bảo vệ môi trường biển của họ

+ Đồng thời, cũng thông qua các quy định của pháp luật, người dân có thể chủ động tham gia vào quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển của các chủ thể có liên quan tới những hoạt động khai thác tài nguyên, thiên nhiên biển Sự giám sát của người dân có thể được thực hiện đối với các chủ thể tiến hành hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên biển, cũng có thể đối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về môi trường biển Sự tham gia giám sát này của họ giúp cho họ tự nhận thức về tầm quan trọng của môi trường biển và có ý thức bảo vệ mội trường biển

- Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam nhằm thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam, từ đó xem xét gia nhập các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường nói chung và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển nói riêng

Với tầm quan trọng của biển, nhu cầu phát triển ngày càng cao, tiến ra biển trở thành trào lưu mạnh của các quốc gia có biển Với xu hướng này nên ngày càng có nhiều đường biên giới xuất hiện trên biển, tình hình này không ngăn cản được một nhận thức chung được hình thành đó là biển cả là một môi trường đồng nhất, là tài sản chung của nhân loại, đòi hỏi có sự hợp tác cao giữa các quốc gia nhằm đảm bảo sự trong lành của biển Trong thế giới hiện nay càng phức tạp hơn với nhiều vấn đề về tài nguyên và môi trường biển vượt qua khỏi phạm vi quốc gia, hợp tác quốc tế không chỉ đơn thuần là một sự lựa chọn mà một sự cần thiết của các quốc gia Chính vì vậy, hiện nay vấn đề hợp tác quốc tế về pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển được đặt ở vị trí ưu tiên trong hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường Hiện Việt Nam đã tham gia công ước luật biển 1982 (UNCLOS 1982); Công ước về an toàn tính mạng trên biển (SOLAS-1974); Công ước liên hiệp quốc về biến đổi môi trường; Tuyên bố Rio

De Janeiro 1992 về môi trường và phát triển; Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu năm 1992; công ước về đa dạng sinh học năm 1992; Công ước về kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và về việc loại bỏ chúng (Basel) năm 1989 Trong khu vực Asean chúng ta cũng tham gia một số điều ước, như: Hiệp định khung Asean về vận tải đa phương thức; Hiệp ước Bali 1976; Tuyên bố Asean năm 1992 tại Manila – Philippines; tuyên bố ứng xử Biển Đông (DOC) giữa Asean và Trung Quốc

Trang 33

Khi tham gia vào các điều ước quốc tế hoặc phê chuẩn nội dung nào trong các điều ước quốc tế này, Việt Nam đã chấp nhận việc phải thực hiện các nghĩa vụ như một quốc gia thành viên Để có thể thực hiện các nghĩa vụ mà nội dung của các Công ước, Điều ước quốc tế đặt ra, Việt Nam phải chuyển hóa các nội dung của các Điều ước quốc tế đó vào hệ thống Pháp luật Việt Nam để áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn lãnh thổ Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển sẽ góp phần thực hiện nội dung của các Công ước, Điều ước kể trên nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xảy ra từ các hoạt động khai thác tài nguyên, thiên nhiên trên biển

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

Cũng giống như các ngành luật khác khi được xây dựng và hình thành cũng đều

bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, từ chính tri, giai cấp thống trị, tình hình kinh

tế xã hội… thì Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển khi được ban hành cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có một yếu tố cơ bản và đặc thù như:

- Về thể chế chính trị: Thể chế chính trị của mỗi quốc gia có ảnh hưởng lớn đến

hệ thống pháp luật của quốc gia đó Thể chế chính trị là tổng hợp các phương pháp và cách thức thực hiện quyền lực nhà nước do tình hình chính trị trong nước chi phối Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị là dân chủ, dựa trên nền tảng pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội và sự tham gia tích cực của công dân vào các công việc của nhà nước xã hội chủ nghĩa Ở Việt Nam, Đảng cộng sản là tổ chức lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo xã hội, bên cạnh Đảng cộng sản Việt Nam còn có hệ thống chính trị, các tổ chức, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể quần chúng Cũng gống như hệ thống pháp luật trong các lĩnh vực khác, pháp luật

về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi đường lối,

chủ trương, chính sách của Đảng công sản Việt Nam, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động10 Đảng đã đề ra chiến lược, mục tiêu, nhiệm vụ hướng phát triển của việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong từng giai đoạn phát triển của đất nước sao cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng thời kỳ Theo đó nhà nước cụ thể hóa thành pháp luật, hay chính xác hơn là Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam là sự cụ thể hóa đường lối chủ trương chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

- Ảnh hưởng bởi các đặc điểm tự nhiên và vị trí địa lý: Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống Pháp luật về môi trường ở Việt Nam nói chung và Pháp

10(51,tr334) Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, NXB Công an nhân dân,

Hà Nội

Trang 34

luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam nói riêng Là quốc gia có bờ biển dài, có nhiều tài nguyên kháng sản nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, môi trường biển chi phối trực tiếp đến các quan hệ xã hội và các quy tắc xử sự của người dân, ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế biển Hệ thống Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố thuộc về môi trường biển, với

ý nghĩa vừa là nguồn tài nguyên, vừa là thành phần môi trường Mọi sự thay đổi của môi trường biển, của các yếu tố về khí hậu, thời tiết hay sự vận động tự nhiên đều được tiên liệu và chi phối hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

- Ảnh hưởng bởi trình độ phát triển kinh tế xã hội: Trình độ phát triển kinh tế

xã hội được xác định thông qua tổng sản phẩm quốc dân, tổng sản phẩm trong nước, thu nhập bình quân tính theo đầu người, chỉ số phát triển, cơ cấu kinh tế, sự tiến bộ xã hội, cơ cấu dân cư, xuất nhập khẩu, mức độ giàu có của nguồn tài nguyên thiên

nhiên… Có thể nói trình độ phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp và quyết

định mức độ ban hành pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển Nếu trình độ phát triển kinh tế xã hội ở mức độ cao thì pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển sẽ có thể được ban hành ở mức chặt chẽ, khắt khe theo xu thế chung của các quốc gia phát triển, ngược lại nếu trình độ phát triển kinh tế xã hội ở mức độ thấp thì hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển cũng chỉ được nêu ra ở mức vừa phải, không chặt chẽ bởi nó còn phải đáp ứng tính khả thi khi được ban hành Tựu chung lại, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển được ban hành phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển kinh tế xã hội

- Ảnh hưởng bởi khả năng nhận thức và ý thức của cộng đồng dân cư: Một hệ

thống pháp luật được ban hành cho dù hoàn thiện đến đâu, khoa học ở mức độ nào đi nữa mà không có sự chấp thuận và thực hiện của người dân thì việc ban hành đó cũng không có nhiều ý nghĩa Việc người dân tự nguyện thực hiện pháp luật được quyết định bởi hai yếu tố đó là xuất phát từ nhận thức và ý thức của họ Họ có nhận thức được tầm quan trọng của việc ban hành pháp luật đó hay không, họ có mong muốn thực hiện pháp luật đó hay không mặc dù họ có đủ khả năng nhận thức được tầm quan trọng của việc ban hành pháp luật đó Từ đó ta có thể nhận thấy rằng ý thức của người

dân là tiền đề cơ bản cho việc xây dựng pháp luật

Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, mục tiêu phát triển kinh tế biển được Đảng và nhà nước xác định là mũi nhọn thì việc xây dựng và ban hành Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển phải tính tới những yếu tố chi phối hiệu quả của việc ban hành pháp luật, sao cho phù hợp với trình độ nhận thức cũng như ý thức của người dân

Trang 35

1.4 Pháp luật quốc tế và kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xây dựng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

1.4.1 Pháp luật quốc tế về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia đang đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia

Đứng trước những vấn đề thực tế này, nhằm mục đích khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển phát triển vững biển ở quy mô toàn cầu, một khung chính sách, pháp luật quốc tế đã được xây dựng trong đó tiêu biểu phải kể đến đó là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố Rio de Janeiro 1992, Chương trình nghị sự 21…

- Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)

Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển được các quốc gia ký kết vào tháng 12/1982 và có hiệu lực từ ngày 06/11/1984 Công ước bao gồm 17 phần, 320 điều, 9 phụ lục và 4 nghị quyết

Công ước đã tạo cơ sở cho các quốc gia ven biển mở rộng quyền tài phán về bảo vệ và quản lý môi trường biển và vùng bờ của mình trên tất cả các vùng biển và đồng thời cũng chứa đựng các nghĩa vụ trực tiếp liên quan đến bảo vệ và giữ gìn môi trường và tài nguyên biển

- Tuyên bố Rio Janeiro 1982

Khác với Công Ước 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, các tuyên bố của

cả hội nghị môi trường không có tính bắt buộc đối với các quốc gia Chúng chỉ khuyến cáo các sáng kiến bảo vệ môi trường, đưa ra các nguyên tắc và đề xuất một chương trình hành động nhằm mục đích phát triển luật quốc tế về môi trường Tuyên bố Rio đưa ra 27 nguyên tắc về môi trường và phát triển Đây là những nguyên tắc chung nhất của luật quốc tế về môi trường biển, phòng chống ô nhiễm biển

- Chương trình nghị sự 21

Chương trình nghị sự 21 là một văn kiện khác được thông qua trong khuôn khổ của Hội nghị Môi trường và Phát triển 1992 Chương trình có 40 hành động nhằm thúc đẩy phát triển bền vững Chương trình không phải là một văn kiện pháp lý mang tính chất bắt buộc Tuy nhiên, chương trình thừa nhận Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc

về Luật Biển là công ước khung quốc tế về các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia đối với việc bảo vệ, quản lý môi trường biển Chương trình dành toàn bộ Chương 17 để phát triển các khuyến nghị cho các quốc gia xây dựng và phát triển chiến lược, kế

Trang 36

hoạch bảo vệ và giữ gìn môi trường biển Chương trình này bao gồm 07 kế hoạch ưu tiên:

+ Quản lý tổng hợp và phát triển bền vững các vùng ven biển và môi trường biển thuộc quyền tài phán quốc gia, kể cả vùng đặc quyền kinh tế;

+ Bảo vệ môi trường biển;

+ Sử dụng bền vững và bảo tồn các loại tài nguyên sinh vật biển của biển cả; + Sử dụng bền vững và bảo tồn các tài nguyên sinh vật biển thuộc quyền tài phán quốc gia;

+ Quản lý môi trường biển và biến đổi khí hậu;

+ Củng cố hợp tác và điều phối quốc tế;

+ Phát triển bền vững các đảo nhỏ

Năm 2002, tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới, Bản kế hoạch hành động trong đó các chương trình, kế hoạch được tiếp nối trong đó nhấn mạnh việc cần thiết thực thi nhanh chóng các kế hoạch này, đặc biệt đó là sự cần thiết của việc quản lý tổng hợp và phát triển bền vững các khu vực biển và vùng bờ và sự cần thiết của việc tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế Bản kế hoạch kêu gọi việc xóa bỏ hình thái đánh bắt hủy diệt và kêu gọi xây dựng các khu bảo tồn biển

Bên cạnh các công ước, cam kết quốc tế này, còn có nhiều các thỏa thuận, cam kết quốc tế khác ví dụ như: Bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm (Code of Conduct for Responsible Fisheries), Thỏa thuận Liên Hợp Quốc nguồn thủy sản (UN Fish Stocks Agreement), Công ước MARPOL 73/78 về ngăn ngừa ô nhiễm các cam kết, chương trình quốc tế đã xây dựng, triển khai và nhiều tuyên bố đã được ký kết nhằm nâng cao quản lý tài nguyên môi trường biển hướng đến phát triển bền vững biển Các quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế này thực sự rất quan trọng, thông qua chúng các nghĩa vụ cơ bản của các quốc gia trong bảo vệ môi trường đã được thiết lập và ghi nhận và đây cũng là công cụ hợp tác để đạt được các mục tiêu chung của các nước trong bảo vệ và phát triển bền vững biển

Trong những năm qua để thực thi cam kết quốc tế, đồng thời giải quyết các vấn

đề phát sinh liên quan đến biển tại mỗi nước nhằm hướng việc khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững biển, xu hướng chung cho thấy các quốc gia trên thế giới cũng có nhiều nỗ lực, không ngừng xây dựng, triển khai chính sách, biện pháp, chương trình và kế hoạch nhằm để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, phát triển bền vững đất nước và đến nay nhiều quốc gia đã đạt được nhiều tiến bộ và có những thành công đáng ghi nhận

Trang 37

1.4.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xây dựng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

Với những thành tựu vượt bậc của khoa học kỹ thuật chúng ta đã có nhiều bước tiến lớn trong việc khai thác nguồn tài nguyên biển, nguồn tài nguyên mà trước đó đã luôn nằm ngoài tầm với của loài người do những hạn chế về mặt khoa học kỹ thuật Thế nhưng, song song với những nỗ lực tiến ra biển, khai thác tài nguyên biển để làm giàu từ biển, biển đang đứng trước nhiều thách thức lớn đó là vấn nạn ô nhiễm biển từ đất liền, môi trường sống của các loài sinh vật bị tàn phá, đa dạng sinh học biển đang

bị mất đi, trữ lượng các loài ngày càng suy giảm

Đứng trước những thực tế này, nhằm mục đích phát triển bền vững và quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển, ở quy mô toàn cầu, một khung chính sách, pháp luật quốc tế đã được xây dựng trong đó tiêu biểu phải kể đến đó là Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS), chương trình nghị sự 21 , còn ở cấp độ quốc gia, dựa trên khung pháp luật, chính sách chung quốc tế đã được xây dựng, trong những năm gần đây, xu hướng chung cho thấy các quốc gia trên thế giới cũng có nhiều nỗ lực trong việc hoạch định và thực thi chiến lược, chính sách hay các đạo luật nhằm hướng tới việc quản lý tổng hợp biển

Mĩ, đất nước có vùng biển nằm trong quyền tài phán quốc gia lớn nhất trên thế

giới, cũng chính là nước đã có nhiều hoạt động đi tiên phong trong cộng đồng quốc tế trong công tác xây dựng, ban hành chính sách, chiến lược liên quan đến biển Vào năm

1957 sau khi Liên Xô cũ bắn vệ tinh đầu tiên trên thế giới Sputnik thành công vào quỹ đạo, điều này càng làm cho Mĩ phải nỗ lực nhiều hơn trong phát triển khoa học kỹ thuật trong cuộc đua giữa 2 siêu cường Là một mắt xích quan trọng trong tiến trình phát triển khoa học kỹ thuật, nghiên cứu, điều tra về biển cả bao la và đại dương mênh mông được Mĩ hết sức quan tâm đầu tư cả nhân lực và tài lực Trong bối cảnh này, Vào năm 1966 Ủy ban của tổng thống về tài nguyên và khoa học kỹ thuật biển (thường được gọi là Ủy ban Stratton) đã được thành lập theo như quy định của Luật Phát triển

Kỹ thuật và Tài nguyên biển (Marine Resources and Engineering Development Act)

do tổng thống Lyndon Johnson ký ban hành năm đó Sau đó, đến năm 1969, Ủy ban đã hoàn thành báo cáo “Our nation and the Sea” (Biển và Đất nước chúng ta) Đây là báo cáo được đánh giá là báo cáo nghiên cứu đầu tiên thuần về chính sách biển của Mĩ, trong đó nội dung báo cáo có tới 126 khuyến nghị chính sách và trong đó nhiều nội dung đã được chuyển thể thành hành động thực tế, trong đó đáng chú ý là việc thành lập Cục khí tượng Hải dương (NOOA) năm 1970 và việc thực thi chính sách pháp luật quản lý đới bờ vào năm 1972 Như vậy, có thể thấy so với các quốc gia khác, chính sách, pháp luật về biển của Mĩ ngay trong thập niên những năm 60-70 của thế kỷ trước

Trang 38

đã cơ bản được hình thành và có hình thái cụ thể

Nước Mĩ bước vào những thập niên tiếp theo, mặc dù trải qua nhiều nhiệm kỳ của tổng thống khác nhau, nhưng nhìn chung các Luật, Chính sách liên quan đến biển của Mĩ ngày càng được hoàn thiện, tạo ra định hướng và cơ sở pháp lý vững chắc để quản lý tổng hợp biển Những sự kiện quan trọng mang tính quyết định của chính sách liên quan đến biển của Mĩ kể từ sau báo cáo của Ủy bản Stratton khi chúng ta nhìn lại trong chuỗi thời gian qua, có thể kể đến đó là:

+ Thông qua Luật biển vào ngày 07/08/2000;

+ Xuất bản báo cáo của Ủy ban Pew với tựa đề “American‟s Living Oceans” vào ngày 04/06/2003;

+ Xuất bản báo cáo trù bị (Preliminary Report) của Ủy ban chính sách biển vào ngày 20/04/2004;

+ Xuất bản báo cáo “Bức tranh màu xanh của Biển trong thế kỉ 21” (An Ocean Blueprint for the 21st Century” của Ủy ban chính sách biển vào ngày 20/09/2004;

+ Công bố kế họach hành động biển của Mĩ (US Ocean Action Plan) vào ngày 17/12/2004;

- Tiếp sau Mĩ, Úc cũng là quốc gia có diện tích thủy vực lớn trong phạm vi

quyền tài phán quốc gia trên thế giới, ngay từ những năm 1998 Úc đã hoàn thành báo cáo chính sách với tiêu đề “Chính sách biển của Úc: Chăm sóc, hiểu và sử dụng khôn ngoan (Australia‟s Ocean policy: caring, understanding, using wisely)” với nguyên tắc phát triển bền vững sinh thái, Úc cũng đã và đang rất nỗ lực quản lý tổng hợp biển thông qua các hành động cụ thể đó là: Thành lập Ủy ban Bộ trưởng Biển Quốc gia gồm bộ trưởng 05 bộ: Môi trường - Di sản, Tài nguyên - Khoa học - Công nghiệp, Du lịch, Thủy sản (Ngư nghiệp), Giao thông, trong đó Bộ trưởng Bộ Môi trường và Di sản làm chủ tịch để giám sát phân chia vùng biển quản lý rộng lớn theo hệ sinh thái biển (quy mô) lớn (Large Marine Ecosystem- LME) , rồi lựa chọn các khu vực để triển khai quy hoạch biển theo khu vực đã được đông đảo trong các cơ quan ban ngành và các bên có liên quan tham gia xây dựng với sự tham vấn nhiều tầng lớp xã hội nhằm quản

lý tổng hợp tài nguyên biển Hiện tại, quy họach cho khu vực Đông Nam trong vùng thuộc quyền tài phán của Úc đã được hoàn tất, còn Dự thảo kế hoạch cho khu vực phía Bắc đang được triển khai

Canada, hiện là quốc gia giữ vị trí số 05 về diện tích thủy vực trong 200 hải lý,

cũng đã sớm triển khai công tác quản lý tổng hợp biển thông qua việc sớm giao cho Bộ Ngư nghiệp đảm nhiệm công tác hành chính liên quan đến an ninh - an toàn trên biển, giao thông trên biển, thủy sản và vấn đề môi trường biển Năm 1997, Canada đã xây

Trang 39

dựng và ban hành Luật biển, đây là bộ Luật phổ quát liên quan đến biển của Canada, trong đó điều 30 của Luật qui định nguyên tắc cơ bản của chiến lược biển quốc gia bao gồm (1) Nguyên tắc phát triển bền vững, (2) Nguyên tắc quản lý tổng hợp các họat động và (3) Nguyên tắc dựa trên cách tiếp cận phòng ngừa (Precaution approach) Dựa trên cơ sở của bô Luật này đến tháng 07/ 2002, Bộ Ngư nghiệp của Canada cũng đã xây dựng chiến lược và chương trình hành động biển Canada nhằm quản lý tổng hợp,

sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển Canada

Bên cạnh những nỗ lực của các quốc gia hiện đang sở hữu vùng biển rộng lớn như Mĩ, Úc, Canada vừa kể trên, thực tế cho thấy rằng đối với các quốc gia có biển khác, việc khai thác, sử dụng, phát triển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đều là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, hiện tại các quốc gia này cũng đang rất nỗ lực trong công tác quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển

Nhìn qua Châu Á, công tác xây dựng luật, chính sách biển và thành lập các cơ

quan chủ quản về biển cũng đang được triển khai tích cực ở nhiều quốc gia Tại Trung

Quốc, vào năm 1964, dưới sự chỉ đạo của Quốc vụ viện Trung Quốc, Cục Hải dương

quốc gia đã được thành lập và được trao nhiệm vụ trọng tâm trong việc hoạch định chính sách biển của Trung Quốc bao gồm công tác phát triển chiến lược biển, quản lý tổng hợp biển, quản lý phát triển tài nguyên biển, xây dựng chương trình, nhiệm vụ phát triển khoa học kỹ thuật biển quốc gia kể từ đó, hàng loạt các chính sách của Trung Quốc đã được xây dựng và ban hành tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc hướng đến việc sử dụng và khai thác biển bền vững Các chính sách và pháp luật về biển quan trọng của Trung Quốc có thể kế đến đó là:

+ Ngày 04/09/1958: Chính phủ Trung Quốc đưa ra tuyên bố về lãnh hải; + Ngày 23/08/1982: ban hành Luật bảo vệ môi trường biển quốc gia (sửa đổi năm 1999);

+ Ngày 25/02/1992: bàn hành Luật vùng tiếp giáp và lãnh hải Trung Quốc; + Năm 1993: Chính sách kỹ thuật biển (Chính sách kĩ thuật công nghiệp biển vĩ mô và toàn diện đầu tiên);

+ Tháng 05/1995: Kế họach phát triển biển toàn quốc;

+ Ngày 15/05/1996: Tuyên bố của Trung Quốc về đường cơ sở lãnh hải quốc gia;

+ Tháng 05/1996: Chương trình nghị sự biển 21 Trung Quốc (với tên ban đầu là Biển Trung Quốc trong thế kỉ 21);

+ Ngày 15/05/1996: Quyết định của ủy ban thường vụ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc về việc phê chuẩn công ước về Luật biển của Liên hợp quốc;

+ Tháng 05/1998: Sách trắng về phát triển công nghiêp biển Trung Quốc;

Trang 40

+ Ngày 26/06/1998: Luật về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc;

+ Ngày 27/10/2001: Luật quản lý sử dụng vùng biển;

+ Tháng 12/2002: Phân chia chức năng biển toàn quốc;

+ Ngày 09/05/2003: Khung kế họach phát triển kinh tế biển toàn quốc;

+ Ngày 01/07/2003: Qui định quản lý sử dụng và bảo vệ đảo không có cư dân;

+ Ngày 01/01/2004: Cục hải dương quốc gia công bố và thi hành qui định;

về qui định tạm thời quản lý khu vực xả thải;

+ Ngày 01/03/2006: Ban hành qui định bảo vệ đường ống cáp quang dưới đáy biển;

+ Ngày 01/11/2006: Ban hành Luật quản lý phòng tránh thiệt hại môi trường biển và ô nhiễm biển cùa các dự án qui mô lớn

- Kế bên với Trung Quốc, Hàn Quốc vào năm 1996 đã thống nhất công tác

quản lý biển và đới bờ nguyên thuộc quyền quản lý của các bộ riêng biệt bao gồm Nông nghiệp - Thủy sản, Giao thông - Xây dựng, Khoa học kỹ thuật và Môi trường vào Bộ Hàng hải và Thủy Sản, kể từ đó chính sách biển của Hàn Quốc đã có bước phát triển rõ rệt Sau Luật quản lý đới bờ ban hành năm 1999, Hàn Quốc đã xây dựng và ban hành chính sách biển và đới bờ quốc gia với tựa đề "Biển Hàn Quốc 21" vào năm

2000 Ngoài ra, vào năm 2002, Hàn Quốc cũng đã xây dựng Luật cơ bản phát triển thủy sản biển và chuẩn bị xây dựng hệ thống luật liên quan đến việc quản lý, sử dụng, phát triển và bảo vệ hiệu quả tài nguyên biển Với các kết quả đã đạt được này, vào năm 2002, Hàn Quốc đã được tuyên dương trong báo cáo tổng hợp liên quan đến luật biển và biển của Liên hợp quốc khi đề cập đến tầm quan trọng của việc quản lý tổng hợp biển đối với vấn đề biển mang tính liên ngành, như là một quốc gia tiêu biểu trong

nỗ lực quản lý tổng hợp biển

- Ngoài các quốc gia vừa kể trên, các nước như Newzealand, Nga, Nam

Phi cũng đã rất nỗ lực và thu được các kết quả nhất định trong công tác xây dựng,

triển khai chính sách, chiến lược để quản lý tổng hợp biển hướng đến phát triển bền vững biển và theo như kết quả điều tra thống kế của Diễn Đàn Biển, đới bờ và biển đảo toàn cầu (Global Forum on Oceans, Coasts and Islands) công bố năm 2006 về việc thực thi chính sách quản lý tổng hợp biển và đới bờ, tính đến thời điểm năm 2006, đã

có khoảng hơn 100 quốc gia đã xây dựng chính sách tổng hợp quản lý đới bờ, khoảng

60 quốc gia đã thực thi chính sách biển và trong đó ít nhất 50 quốc gia đã thành lập các khu bảo tồn biển Cùng với các thống kê cụ thể của nghiên cứu này, nhằm để đưa ra bức tranh tổng quan về hiện trạng của các quốc gia trên thế giới trong việc triển khai chính sách quản lý tổng hợp biển và đới bờ một số báo cáo khác đã chia các quốc gia

Ngày đăng: 21/01/2021, 21:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w