1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay do tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngành chăn nuôi nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nhằm nâng cao năng xuất, đáp
Trang 1PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay do tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngành chăn nuôi nước ta ngàycàng phát triển mạnh mẽ, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chănnuôi nhằm nâng cao năng xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tiêu thụ trongnước, giúp nền kinh tế nước ta phát triển Tuy nhiên cùng với sự phát triểncủa ngành chăn nuôi thì bệnh tật ngày càng phát triển ngày càng mạnh, vấn đềô nhiễm môi trường, vấn đề đảm bảo sức khỏe của của con người là một bàitoán khó cần có câu trả lời Do vậy vấn đề làm sao trong chăn nuôi vừa cónăng xuất cao, vừa bảo vệ môi trường, vừa giảm thiểu bệnh tật và nâng caochất lượng thịt Được các nhà khoa học, người chăn nuôi tìm tòi và pháttriển.
Zeolite là một loại khoáng tự nhiên có nguồn gốc từ núi lửa và có cấutrúc tinh thể dạng khung kiên kết Từ năm 1956 nhà địa chất Cronstede ngườiThuỵ Điển phát hiện ra khoáng chất zeolite tự nhiên là loại khoáng muốiacid Silic chứa kim loại kiềm và kiềm thổ Hiện nay có trên 40 loại Zeolite tựnhiên, nhưng sử dụng chủ yếu trong chăn nuôi là loại có nguồn gốc từ núilửa, có tia hổng, xốp, hình thành từ biến đổi nhiệt dịch đá núi lửa.
Trên Thế Giới việc nghiên cứu ứng dụng Zeolite trong các lĩnh vựcnhư nông nghiệp, y học, bảo vệ môi trường, lọc hoá dầu, đặc biệt trong lĩnhvực chăn nuôi đã được tiến hành từ những năm 60 Hầu hết các nghiên cứu vềảnh hưởng của Zeolite trong chăn nuôi đều khẳng định được tác dụng củaZeolite khi bổ sung vào khẩu phần thức ăn là giảm hàm lượng N-NH3 và mùithối trong phân (Bernal và Lopez-real, 1993), giảm hàm lượng nguyên tố kimloại nặng độc hại và làm tăng các nguyên tố vi lượng trong các sản phẩm chănnuôi như thịt, trứng, sữa và một chừng mực nào đó làm cải thiện tốc độ sinhtrưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn (Ward và cộng tác viên, 1991) Nước đầutiên sử dụng Zeolite trong chăn nuôi là Nhật Bản, rồi các nước Liên Xô cũ,
Trang 2Hoa Kỳ Những năm gần đây thì Trung Quốc sử dụng Zeolite tự nhiên rất phổbiến trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
Ngoài ra cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi thì tìnhhình dịch bệnh cũng xảy ra đa dạng và phức tạp
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài.
“Thử nghiệm ảnh hưởng của Zeolite đến khả năng tăng trọng, tỷ lệ tiêu
chảy của lợn con sau cai sữa, một số chỉ tiêu vệ sinh thú y của lợn con saucai sữa và điều tra một số bệnh thường gặp tại trại lợn của công ty TNHHThiên Phúc-Nghĩa Hưng-Nam Định ”.
1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Điều tra tình hình chăn nuôi và một số bệnh thường gặp trên đàn lợn náivà lợn con tại trại lợn công ty TNHH Thiên Phúc – Nghĩa Trung – NghĩaHưng – Nam Định.
- Bước đầu thử nghiệm chế phẩm Zeolite đến khả năng tăng trọng, tỷ lệtiêu chảy, quá trình hô hấp của lợn con sau cai sữa và một số chỉ tiêu vệ sinh - Biết cách thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Trang 3PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CHẾ PHẨM KHOÁNG ZEOLITE 2.1.1 Khái niệm
Zeolit là các aluminosilicat tinh thể có cấu trúc không gian 3 chiều với hệthống mao quản (pore) đồng đều và rất trật tự Hệ thống mao quản này cókích thước cỡ phân tử cho phép phân chia (rây) phân tử theo hình dạng vàkích thước Vì vậy zeolit còn được gọi là rây phân tử
2.1.4 Phân loại
Phân loại Zeolite theo nhiều tiêu chí khác nhau:
Phân loại theo nguồn gốc: gồm Zeolite tự nhiên và Zeolite tổng hợp Theo chiều hướng không gian của các kênh hình thành cấu trúc mao
quản: gồm Zeolite có cấu trúc mao quản 1 chiều, 2 chiều, 3 chiều.
Theo tỉ lệ Si/Al: Zeolite hàm lượng Si thấp (Si/Al = 1 – 1.5: A, X), hàmlượng Si trung bình (Si/Al = 2 – 5: Zeolite Y, chabazit ), hàm lượng Sicao (ZSM - 5)
Trang 4Zeolite tổng hợp đã được nghiên cứu chế biến có cấu trúc giống với cấutrúc tự nhiên và cũng có nhiều cấu trúc không tồn tại trong tự nhiên Zeolitetổng hợp có nhiều tính chất ưu việt hơn: Đồng nhất về thành phần, độ tinhkhiết cao, độ bền cơ học cao Được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong côngnghiệp như các lĩnh vực hấp phụ, xúc tác, tách lọc các chất lỏng và khí Ngày nay có 200 loại Zeolite có cấu trúc khác nhau đã được tổng hợp.Nếu phân biệt theo thành phần thì có thể chia làm 4 nhóm:
Zeolite có hàm lượng Silic thấp (R 4)
Zeolite có hàm lượng Silic trung bình (4 R 20) Zeolite có hàm lượng Silic cao (20 R 200) Zeolite biến tính
Với: R = SiO2/Al2O3 và R = 2
Cách phân loại này rất phù hợp với mục đích nghiên cứu.
2.1.5 Cấu trúc
Trang 5Zeolite được hình thành từ mạng lưới ba chiều của các tứ diện SiO4 liênkết trong không gian 3 chiều tạo thành các khối đa diện, trong đó một sốnguyên tố Si được thay thế bằng nguyên tử Al tạo thành khối tứ diện AlO4 Do Si hoá trị 4 được thay thế bằng Al hoá trị 3 nên để trung hoà điện cầncó sự kết hợp thêm với cation, thường là kim loại kiềm hoặc kiềm thổ Các tứ diện SiO4 và AlO4 kết hợp với nhau tạo thành đơn vị cấu trúc sơcấp (SBU, secondary building unit).
Các SBU kết hợp với nhau tạo thành đơn vị cấu trúc tinh thể và hệ thồng maoquản khác nhau.
2.1.6 Đặc tính và tác dụng của Zeolite
Trang 6Zeolite làm thức ăn bổ sung, tăng nhanh hiệu quả sinh trưởng phát triểncủa động vật; giảm giá thành thức ăn chăn nuôi, giảm tỉ lệ bệnh trong chănnuôi, nâng cao chất lượng thịt, Zeolite có 4 đặc điểm sau:
Đặc tính vật lý: Có thể dung giải với những nguyên tố hữu ích, hấp phụnhững nguyên tố có hại và ammonium, mùi hôi, đặc biệt có khả năngkhống chế hoạt tính vi khuẩn có hại (khuẩn độc), bảo vệ sức khoẻ độngvật, đồng thời cải thiện, làm sạch môi trường chăn nuôi và sử lý nướctrong nuôi trồng thuỷ sản.
Về hoá tính: Có khả năng trao đổi và chọn lọc lớn, cũng như có vai tròchất xúc tác.
Có tác dụng với các nguyên tố vi lượng hữu ích như trong đường ruộttăng cường khả năng hấp phụ Ca Và nhiều loại nguyên tố vi lượnghữu ích khác trong cơ thể động vật.
Có tác dụng tăng cường khả năng nghiền, ma sát trong dạ dày động vật,đặc biệt là đối với gia cầm Làm giảm tốc độ di chuyển thức ăn trongđường ống dạ dày và đường ruột do đó tăng khả năng tiêu hoá trong dạdày và đường ruột, từ đó tăng hiệu quả hấp phụ, sử dụng thức ăn.
2.1.7 Quy trình tổng hợp Zeolite
Trang 7Quy trình tổng hợp Zeolite thông dụng:
Qui trình tổng hợp từ kaolin:
Trang 8Kaolin trước khi tổng hợp được nung ở 400 – 650oC để chuyểnthành dạng metakaolin:
Trang 92Al2Si2O5(OH)4 → 2Al2Si2O7 + 4H2O kaolin metakaolin
Về kaolin:
Kaolin là một loại khoáng sét Nhóm Kaolin bao gồm kaolinit, dickit,nacrit Khoáng kaolin là những nhôm silicat ngậm nước và có thành phần xấpxỉ 2H2O.Al2O3.2SiO2 Kaolinit là khoáng kaolin thông dụng nhất Cấu trúccủa kaolinit bao gồm một lớp tứ diện SiO4 và một lớp bát diện nhôm oxit kếthợp với nhau thành một lớp cơ sở của kaolin Trong kaolinit, có sự hình thànhliên kết hydrogen giữa các lớp đồng thời liên kết bên trong một lớp rất bềnvững do vậy mạng tinh thể rắn chắc và ổn định, kích thước tinh thể tương đốilớn Khả năng hấp phụ, độ trương nở, độ dẻo, độ co thấp, khả năng trao đổication khá yếu.
Như vậy cả kaolin và zeolite đều là những aluminosilicat tinh thể ngậmnước nhưng cấu trúc khác nhau Vấn đề tổng hợp zeolite từ nguồn kaolin rẻtiền là khả thi.
2.1.8 Các nghiên cứu và ứng dụng Zeolite trong nước.
Ở Việt Nam cũng đã có những công trình nghiên cứu về Zeolite trong
thời gian vừa qua.
Việt Nam cũng có một số mỏ khoáng Zeolite tự nhiên trữ lượng lớn
được các nhà địa chất phát hiện ở nhiều nơi như: Đèo Bảo Lộc, đèo Rù Rì,
dọc duyên hải từ bắc Tuy Hoà đến nam Nha Trang, khu vực An Xuân – caonguyên Vân Hoà Đức Linh – Bình Thuận, Long Phước - Bà Rịa – VũngTàu Với trữ lượng khác nhau từ 10 – 75%, trữ lượng và chất lượng chưađược đánh giá kỹ lưỡng (Đỗ Đình Toát, Phạm Văn An, 1995; Lê Thị Nghinh,Petrova, 1996; Trần Kim Phượng, 2000)
Đặc biệt trong thời gian vừa qua TS Tạ Ngọc Đôn cùng GS.TSKHHoàng Trọng Yêm đã nghiên cứu thành công việc biến đất sét thành Zeolitebằng phương pháp không nung, phương pháp này không chỉ mới ở Việt Nam
Trang 10mà với cả Thế giới Ngày 30/9/1999 nhóm tác giả đã làm được Zeolite từkhoáng sét mà không cần dùng phương pháp nung ở nhiệt độ cao
Đề tài "Chuyển hóa vật liệu Zeolit từ khoáng sét thiên nhiên ViệtNam" của nhóm nghiên cứu Đại học Bách khoa, Hà Nội, đã làm nên một bước
đột phá với sáu ứng dụng ban đầu, mở ra nhiều hướng đi mới cho phát triểnkinh tế và cải tạo môi trường Những ứng dụng của vật liệu Zeolite chuyểnhoá từ khoáng sét.
1 Trong nuôi trồng thủy sản: Làm sạch hồ nuôi Đã xây dựng các nhà máyở Quảng Bình,Cần Thơ, Phú Yên.
2 Trong nông nghiệp: Cải tạo đất Đã thử nghiệm trên vụ lúa hè - thu 2005tại Thanh Hoá làm lợi khoảng 600 nghìn đồng/ha.
3 Trong chăn nuôi: Tăng sản lượng và chất lượng vật nuôi Đang thửnghiệm quy mô chính quy.
4 Trong chế tạo nhiên liệu sạch: Tạo ra ethanol có nồng độ trên 99,5% từcồn có nồng độ thấp
5 Trong bảo vệ môi trường: Xử lý nước và không khí ô nhiễm 6 Trong lọc - hóa dầu: Chất hấp phụ và chất xúc tác chuyển hóa hóa học.
Ở Việt Nam việc ứng dụng Zeolite chủ yếu được ứng dụng trong ngành lọchoá dầu, ngành nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ môi trường, trồng trọt, bước đầu ứngdụng trong chăn nuôi.
Đề tài "Nghiên cứu ứng dụng cột hấp phụ bằng Zeolite vào xử lý nướcsinh hoạt nông thôn bị nhiễm bẩn amôni" do sinh viên Đinh Đức Anh và
Nguyễn Thị Thanh Huyền lớp Môi trường 48, Khoa Đất môi trường TrườngĐại học Nông nghiệp I Kết quả thu được rất khả quan, mẫu nước thu đượccuối cùng có hàm lượng NH4+ còn lại là 2.25mg/l thấp hơn tiêu chuẩn chonước sinh hoạt Việt Nam (3mg/l – TCVN 5502:2003) Tính khả thi của môhình này còn ở chỗ cột hấp phụ này thiết kế đơn giản, khoáng dễ kiếm.
Đề tài “Nghiên cứu và chọn lọc các nguồn kaolinite trong nước để
tổng hợp vật liệu chứa zeolite, đồng thời xây dựng qui trình công nghệ bảovệ môi trường thủy sản ở VN” do các sinh viên Nguyễn Khánh Diệu Hồng,
Trang 11Phạm Minh Hảo, Nguyễn Xuân Phi sinh viên khoa Công nghệ hóa họcTrường ĐH Bách khoa Hà Nội Đây là đề tài có tính kế thừa từ những nghiêncứu của TS Tạ Ngọc Đôn và GS.TSKH Hoàng Trọng Yêm
Zeolite còn được sử dụng để tách các ion kim loại nặng, amoni, cáchợp chất hữu cơ độc hại trong nước thải và nước sinh hoạt Sản phẩm đã đượcthử nghiệm để làm sạch nước Hồ Văn và cho kết quả tốt Ngoài ra, đây cũnglà vật liệu dùng trong chế tạo cồn tuyệt đối (do tính chất tách nước chọn lọccủa zeolite), lọc hoá dầu (do tính chất hấp phụ và xúc tác), hoá dược và hoáchất bảo vệ thực vật
Trong nuôi tôm cá thâm canh, Zeolite được sử dụng nhằm mục đíchlàm giảm TAN (NH3 và NH4+) trong môi trường Kết quả cho thấy Zeolite cótác dụng hấp thụ TAN tốt nhất trong môi trường nước ngọt, 1 g Zeolite có khảnăng làm giảm 0,12 mg TAN Độ mặn càng cao tác dụng hấp thụ TAN củaZeolite càng giảm Zeolite có tác dụng làm tăng hàm lượng Oxy hoà tan Sau12 giờ xử lí, Zeolite không còn khả năng hầp thụ TAN [Luận văn cao học củaNguyễn Lê Hoàng Yến, Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy Sản khoá 9, Trường
Trang 12Các nhà khoa học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã nghiêncứu thành công quy trình chế tạo các chất tạo phức có tên thương mại là BK-DO015 và BK-DO017 từ cao lanh Đây là những loại hợp chất đáp ứng tốtcho việc kết tinh tạo ra các hỗn hợp Zeolit X, Y trong dung dịch Trộn haithành phần zeolit X, Y và đất sét (được khai thác tại huyện Yên Dũng, tỉnhBắc Giang) vào hợp phần thức ăn chăn nuôi và phân bón sẽ tạo thành các sảnphẩm BK-ZCR2, BK-ZAF2a, BK-ZAF3 sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt vàtrồng các cây lúa, lạc mang lại hiệu quả kinh tế cao Qua thử nghiệm trongchăn nuôi lợn thịt quy mô trang trại ở huyện Lạng Giang và trồng lúa, lạc tạihuyện Hiệp Hòa từ năm 2007 đến nay cho thấy lạc vụ xuân thu lãi tăng thêmtrên 2,6 triệu đồng/ha, lạc vụ đông thu lãi trên 1,3 triệu đồng/ha, năng suấtthực thu tăng từ 4 - 6%; lúa xuân thu lãi tăng thêm trên 4,7 triệu đồng/ha, lúamùa tăng thêm trên 1,4 triệu đồng/ha, năng suất tăng khoảng 2,6% so với khichưa sử dụng sản phẩm công nghệ trên Đối với lợn thịt, sử dụng BK-ZCR2như một chất phụ gia trong thức ăn đã làm tăng thêm lợi nhuận từ trên100.000 đồng đến hơn 330.000 đồng/đầu lợn, tiết kiệm được khoảng 4% tổnglượng thức ăn và điều quan trọng nhất là chất lượng thịt lợn tốt hơn, sạch hơn,an toàn hơn Thời gian tới tỉnh Bắc Giang dự kiến sẽ ứng dụng rộng rãi côngnghệ này trong chăn nuôi, trồng trọt bằng việc quy hoạch vùng nguyên liệukhoáng sét tại chỗ và xây dựng các dây chuyền sản xuất zeolit và các chất phụ
gia chứa zeolit đạt công suất khoảng 3.000 tấn/năm.(Theo tin tức/Việt Nam)
Trong chăn nuôi cũng đã có những nghiên cứu về tác dụng của Zeolite
đối với vật nuôi Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của Zeolite trong khẩu
phần thức ăn đến năng xuất sinh trưởng, chất lượng thịt và một số chỉ tiêusinh lý sinh hoá máu của lợn nuôi thịt trong điều kiện thức ăn và nuôidưỡng ở Việt Nam” của các tác giả Trần Quốc Việt, Trịnh Vinh Hiển, Ninh
Thị Len và Hoàng Hương Giang ở Bộ môn Nghiên cứu Dinh dưỡng và Thứcăn Chăn nuôi Kết quả cho thấy bổ sung Zeolite trong khẩu phần không cópremix khoáng vô cơ cho lợn thịt lai F2 ở mức 3 – 5 % không làm ảnh hưởngđến khả năng thu nhận thức ăn, tốc độ sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn,
Trang 13các chỉ tiêu sinh hoá máu, làm giảm hàm lượng tồn dư một số kim loại nặngtrong thịt nạc Mức sử dụng 3% cho hiệu quả cao nhất.
Theo ông Lê Bá Lịch - Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam thì Zeolitevừa dùng làm thức ăn bổ sung khoáng vi lượng nuôi dưỡng gia súc, gia cầm,nuôi trồng thuỷ sản, vừa làm chất độn chuồng nuôi gia cầm , gia súc, nó hútmùi hôi thối, diệt khuẩn, vừa làm chất lọc nước, sạch môi trường nuôi trồngthuỷ sản (Đặc san khoa học kỹ thuật thức ăn chăn nuôi - số 4/2004).
2.1.9 Các nghiên cứu và ứng dụng Zeolite trên Thế giới
Từ năm 1956 Nhà địa chất Cronstede người Thuỵ Điển phát hiện rakhoáng chất Zeolite Hiện nay trên Thế giới có hơn 40 loại Zeolite thiênnhiên Nước đầu tiên sử dụng Zeolite trong chăn nuôi là Nhật Bản, rồi đến cácnước Liên Xô cũ, Hoa Kỳ, những năm gần đây Trung Quốc sử dụng Zeolitetự nhiên rất phổ biến trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản
Năm 1982 Gevorkyan và cộng tác viên đã đưa ra khuyến cáo nên bổsung 3% Zeolite vào khẩu phần ăn Năm 1984 Shurson và cộng tác viên đãđưa ra khuyến cáo bổ sung 5% Zeolite vào khẩu phần lợn sinh trưởng.
Năm 1991 Ward và cộng và cộng tác viên đã nghiên cứu và đưa ra kếtluận khi bổ sung Zeolite đã làm giảm hàm lượng các nguyên tố kim loại độchại và làm tăng các nguyên tố vi lượng trong các sản phẩm chăn nuôi như thịt,trứng, sữa và một chừng mực nào đó làm cải thiện tốc độ sinh trưởng và hiệuquả sử dụng thức ăn.
Năm 1993 Bernal và Lopez-real đã nghiên cứu và khẳng định khi bổsung Zeolite vào khẩu phần ăn đã làm giảm hàm lượng N-NH3 và mùi thốitrong phân.
Theo IM, 12/2004 thì quặng zeolit thương mại ở Mỹ chứa 60 - 80%clipnotilolit (năng lực trao đổi cation, (CEC) là 1,0 - 1,6 mili đương lượng/ g)và có diện tích bề mặt từ 15 đến 60m2/gam
Zeolit tự nhiên chủ yếu được dùng để cung cấp thức ăn bổ sung chogia súc, làm ổ cho súc vật, sử dụng trong thiết bị lọc nước, cải tạo đất và sảnxuất nhiều loại sản phẩm hút ẩm Công ty Teague Mineral ở phía Nam
Trang 14Oregon còn khai thác zeolite với diện tích bề mặt cao và hàm lượng kali caodùng làm phụ gia thủy lực cho xi măng Ưu điểm chính của chất phụ gia nàylà làm giảm lượng xi măng sử dụng và tăng độ rắn chắc của xi măng Một ứngdụng quan trọng của khoáng chất zeolit này là kiểm soát mùi.
* Ứng dụng trong thức ăn bổ sung cho gia súc
Ở Mỹ, người ta bổ sung khoảng 1/2 pao zeolit mịn cho một tấn thức ăngia súc hoặc 2 aoxơ/ đầu vật/ ngày Zeolit được bổ sung vào thức ăn để làmphụ gia thực phẩm theo quy định liên bang
Các nghiên cứu trong 30 năm gần đây cho thấy, Zeolit có thể giúpđiều tiết hoạt động của dạ dày ở bò sữa và bò thịt, tác động như chất liên kếtcác chất độc để vô hiệu hóa những tác động xấu của thức ăn mốc, cải thiệnmức tăng trọng trung bình hàng ngày cho lợn sữa và gia cầm Zeoltit có thểcải thiện chất lượng trứng và tuổi thọ của gà đẻ trứng, cải thiện môi trườngbằng cách giảm mùi hôi, giảm sự thất thoát nitơ và tăng tỷ lệ đạm/lân trongphân bón.
Hiện tại, các cơ quan Chính phủ Mỹ chưa chấp nhận những tuyên bốvề ích lợi của zeolit trong thức ăn gia súc Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất vàcác nhà nghiên cứu về dinh dưỡng đã chỉ ra các nghiên cứu lớn cho thấy cáclợi ích khác nhau từ liên kết chất độc đến kiểm soát mùi vị
Theo kết quả điều tra ở Mỹ, ít nhất zeolit cũng phải có mặt trong khẩuphần thức ăn của vài trăm nghìn bò sữa và bò thịt 1 - 2% nguyên liệu khônguyên chất trong khẩu phần ăn được dùng để kiểm soát mùi vị và ô nhiễmmôi trường khi nuôi động vật trong chuồng trại Nếu chứng minh được đồngthời lợi ích về môi trường và hiệu quả chăn nuôi của Zeolit trong thức ăn, thìcó thể dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ trong sản xuất và kinh doanh zeolit vàinăm tới.
Ngoài ra họ còn ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như: Ứng dụng tronglọc nước, ứng dụng trong cải tạo đất….
2.2 MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH LÝ Ở LỢN CON
Trang 15Ở lợn con, do cấu tạo cũng như chức năng của các cơ quan, bộ phận cơthể chưa hoàn chỉnh Do đó môi trường ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đếncơ thể vật nuôi và vật nuôi chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện ngoại cảnhvà cùng với các vi sinh vật có trong đường ruột như E.coli, Salmonella,protozoa, Rotavius,… Nhân cơ hội này đã nhân lên mạnh trong ruột của lợncon Vì vậy, làm mất sự cân bằng giữa vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại,khi sức đề kháng của con vật giảm, tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại pháttriển mạnh mẽ để gây bệnh Tuy nhiên tự bản thân nó không gây ra đượcbệnh, chỉ khi môi trường thay đổi là các vi sinh vật có hại ở đường ruột nhâncơ hội này phát triển làm con vật ỉa chảy mạnh Các yếu tố liên quan gián tiếplà khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, khẩu phần thức ăn thay đổi độtngột làm mất đi sự cân bằng trong cơ thể, quá trình tiêu hoá bị rối loạn dẫnđến quá trình loạn khuẩn trong đường ruột Đây là môi trường thuận lợi chovi khuẩn có hại phát triển mạnh cả về số lượng và độc lực gây bệnh.
2.2.1 Đặc điểm tiêu hoá của lợn con
Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh nhưng chưa hoànthiện Phát triển nhanh thể hiện sự tăng lên về dung tích dạ dày, ruột non vàruột già Nhưng cơ quan tiêu hoá của lợn con chưa được hoàn thiện là do mộtsố men tiêu hoá thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, nhất là ở 3 tuần tuổi đầu.
Lúc đầu ở dạ dày nồng độ ion H+ rất thấp, thậm chí không có, khả năngdiệt trùng rất thấp, sau một tháng HCl bắt đầu tiết ra sau một thời gian bú sữalàm nồng độ HCl bắt đầu tăng lên Các tuyến tiêu hoá dần dần được phát triểnvà khả năng tiêu hoá tốt hơn.
Nhìn chung bộ máy tiêu hoá của lợn con biến đổi theo tuổi, còn ở giaiđoạn lợn con theo mẹ độ pH rất thấp ở dạ dày (Trần Cừ 1972)
2 tuần tuổi: pH= 2,82 9 tuần tuổi: pH= 4,96
Theo Đào Trọng Đạt, Lê Ngọc Mỹ, Phan Thanh Phương, Huỳnh VănKháng (1996), lợn con trên 14 - 16 ngày tuổi tình trạng thiếu axit HCl tự dotrong dạ dày không còn là sự cần thiết cho sinh lý bình thường nữa Do đó
Trang 16việc tập cho lợn con ăn sớm, đặc biệt là việc cai sữa sớm đã rút ngắn đượcgiai đoạn thiếu HCl, hoạt hoá hoạt động miễn dịch, tạo khả năng xây dựngnhanh chóng các đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
2.2.2 Đặc điểm thích nghi của lợn con
Lợn con theo mẹ có những điểm yếu khiến lợn con thích ứng kém vớimôi trường: hệ thống enzym tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, hệ thống miễn dịch chưaphát triển, điều hoà thân nhiệt kém, dự trữ năng lượng cơ thể rất ít, thiếu sắt.
* Hệ thống enzyme tiêu hoá chưa hoàn chỉnh
Ở lợn 15 - 21 ngày hệ thống enzyme chỉ thích ứng cho tiêu hoá sữa(chimozin, chimotripsin cho tiêu hoá protein sữa, lipaza cho lipid và lactazacho lactoz) Bắt đầu từ 3 tuần, hoạt tính enzyme tiêu hoá Vì vậy, việc cho lợncon tập ăn sớm sẽ kích thích sự phát triển đầy đủ các loại enzyme tiêu hoá
* Hệ thống miễn dịch chưa phát triển
Lợn con sơ sinh nhận từ sữa đầu một lượng kháng thể đặc hiệu (IgG)có hiệu quả trong 10 ngày đầu Nhưng sự hấp thụ Immuglobulin của sữa đầucũng giảm nhanh trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
Do đó tất cả các tác nhân, yếu tố hạn chế bú sữa đầu đều làm tăng tỷ lệnhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong sau khi sinh Miễn dịch chủ động được thực hiệnbắt đầu từ 3 tuần tuổi.
* Điều hoà thân nhiệt kém
Hệ thống thần kinh ở lợn con chưa phát triển, chưa có các phản xạ cóđiều kiện, khả năng điều tiết nhiệt ở đại não và các trung khu vỏ não là rấtkém Thân nhiệt ở gia súc non thường cao hơn ở gia súc trưởng thành và haybiến động Khả năng giữ nhiệt ở da kém, thường thay đổi theo ngoại cảnh vàkhó thích nghi với điều kiện môi trường cho nên rất dễ bị cảm lạnh về mùađông Thân nhiệt ở lợn con dao động từ 39,5 - 40,5OC thường cao, còn ở lợntrưởng thành ổn định ở mức trung bình 38 - 40 OC.
* Dự trữ năng lượng cơ thể rất ít
Khi mới sinh, cơ thể lợn con chứa 80% nước và 20% chỉ có lipid, cònở 3 tuần có 65% là nước và 12% là lipid Ngoài chất dự trữ cơ thể là lipid còn
Trang 17có glycogen Tổng năng lượng dự trữ (lipid + glycogen) khoảng 1000 - 1200Kcal, chỉ tương đương với 1 lít sữa, năng lượng này chỉ đủ cho lợn con sốngkhoảng 2 ngày Do đó đòi hỏi phải đảm bảo cho lợn con bú sữa sớm và giữấm Vì năng lượng và các chất dinh dưỡng thu được đều được sử dụng vàoviệc cấu tạo cơ thể Có thể nói con vật giai đoạn này rất dễ bị mắc bệnh.
Qua nghiên cứu thấy số lượng hồng cầu và hàm lượng Hemoglobin(Hb) thấp ở lợn sơ sinh, sau đó tăng ở lợn 1 - 2 tháng tuổi, rồi lại giảm dần vàổn định ở lứa tuổi trưởng thành (Trần Cừ, Cù Xuân Dần 1979) Trong điềukiện nóng ẩm thì hàm lượng Hemoglobin (Hb) cũng tăng lên điều đó liênquan đến sự phân bố máu và tác dụng kích thích của nhiệt độ, ánh sáng mặttrời đến cơ quan tạo máu Hàm lượng hemoglobin còn phụ thuộc vào chế độdinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ.
Dự trữ sắt lúc mới sinh rất ít (60 - 70 mg ở gan), trong khi đó nhu cầucủa cơ thể lợn tới 6 - 7 mg/ngày, mà lượng sắt ở sữa chỉ có 1mg/con/ngày.Điều đó cho thấy lợn con thiếu sắt, nhất là sau khi cai sữa Do vậy việc bổsung sắt là việc làm rất cần thiết trong chăn nuôi lợn nhằm tăng trọng nhanh,hạn chế bệnh lợn con ỉa phân trắng.
2.2.3 Hệ vi sinh vật đường ruột của lợn
* Nhóm vi khuẩn định cư vĩnh viễn bao gồm: Eshcherichia coli,Salmonella, Shigella, Klebsiella, Proteus,… trong đó chủ yếu là nhóm vi
khuẩn đường ruột “Enterobacteriaceae”.
Enterobacteriaceae: là một họ vi khuẩn bao gồm các trực khuẩn Gram
âm, sống trong đường tiêu hoá của người và gia súc, tồn tại trong phân rác,
trong đất và thực vật Enterobacteriaceae đại diện có: E.coli, Samonella,
Trang 18Shigella, Klebsiella, Proteus.
Escherichia (E.coli): vi khuẩn luôn tồn tại trong đường tiêu hoá của
người và gia súc, gia cầm Đây là loại vi khuẩn phổ biến có mặt ở mọi nơi.Khi có điều kiện thuận lợi thì trong cơ thể các chủng E.coli trở lên cường độcgây bệnh cho gia súc, gia cầm.
Cấu trúc kháng nguyên của E.coli rất phức tạp, có đủ ba loại khángnguyên Dựa vào cấu trúc kháng nguyên người ta xác định được 170 khángnguyên: 80 kháng nguyên K, 56 kháng nguyên H và một số quyết định khángnguyên F.
Bệnh lợn con ỉa phân trắng do serotype O78, K88 gây ra ở lợn conthường làm chết lợn ở 1 tuần tuổi và 2 tuần tuổi, do E.coli vào trong cơ thểgây tiêu chảy và bại huyết.
- Salmonella (Sal)
Ở điều kiện bình thường Salmonella không gây bệnh mà có vai trò gópphần giữ cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hoá Khi sức đề kháng của cơ thểbị giảm sút, vi khuẩn xâm nhập vào một số cơ quan nội tạng và gây bệnh.
Cấu tạo kháng nguyên của Salmonella hết sức phức tạp bao gồm 3 loại:kháng nguyên O, kháng nguyên H, kháng nguyên K.
Salmonella có hai loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố.Trong đó nộiđộc tố là độc tố nguy hiểm, gây độc thần kinh, hôn mê, co giật, gây phù nềmảng payer và hoại tử ruột.
- Klebsiella: là vi khuẩn không di động, không hình thành nha bào,thường sinh giáp mô và sản sinh niêm dịch Vi khuẩn Klebsiella có ba loại
kháng nguyên: kháng nguyên K, kháng nguyên O dạng S, kháng nguyên Odạng R.
- Proteus: thường ký sinh trong đường ruột, bình thường với số lượng ít
không gây bệnh Nhưng khi có các yếu tố bất lợi tác động vào cơ thể làm chosức đề kháng của cơ thể giảm thì vi khuẩn trỗi dậy gây bệnh và gây tổnthương tại nơi cư trú.
- Shigella: không có khả năng di động, cư trú tại ruột già, là một trong
Trang 19những tác nhân gây nên viêm dạ dày - ruột.
2.2.4 Đặc điểm về khả năng miễn dịch của lợn con
Lợn con mới sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể Lượngkháng thể tăng nhanh sau khi lợn con bú sữa đầu Vì thế khả năng miễn dịchcủa lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể thu đượcnhiều hay ít từ sữa mẹ.
Trong sữa đầu của lợn nái, hàm lượng protein rất cao Những ngày đầumới đẻ hàm lượng protein chiếm tới 18 - 19%, trong đó hàm lượng γ-globulinchiếm số lượng khá lớn (34 - 35%) có tác dụng tạo sức đề kháng cho nên sữađầu có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch của lợn con Quá trìnhhấp thu nguyên vẹn γ-globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian.
Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì từ 20 - 25 ngày tuổi lợn conmới có khả năng tự tổng hợp kháng thể Do đó nếu lợn con không được búsữa đầu sớm thì khả năng mắc bệnh rất cao Đây là điều rất quan trọng, đòihỏi người chăn nuôi cần phải biết, hiểu rõ để có phương pháp chăn nuôi tốt,nhất là chăn nuôi lợn nái sinh sản (Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ VănSự, Vũ Đình Tôn (2000).
2.3 HIỂU BIẾT VỀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY* Nguyên nhân gây bệnh
Tiêu chảy là một biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù ởđường tiêu hoá Biểu hiện lâm sàng thể hiện tuỳ theo đặc điểm, tính chất, diễnbiến, tuỳ theo độ tuổi mắc bệnh
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của lợn, từ sơ sinh cho đến độ tuổi sinh sảnnhưng trầm trọng nhất là ở lợn sơ sinh đến cai sữa [Hoàng Văn Tuấn, Lê VănTạo, Trần thị Hạnh (1998) ].
Sử An Ninh (1993), [Lê Văn Tạo và cộng sự (1993)], [Đào Trọng Đạt,Phan Thanh Phượng], [Nguyễn Thị Khanh, Nguyễn Thị Vân (1997) ], cho biết ởnước ta bệnh tiêu chảy xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào vụ Đông Xuân, khithời tiết thay đổi đột ngột và vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm.
Thực chất tiêu chảy là một hội chứng bệnh lý liên quan đến nhiều yếu tốlà nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát Việc phân
Trang 20biệt rạch ròi nguyên nhân gây tiêu chảy là vấn đề không đơn giản và nó chỉmang tính chất tương đối, nhằm mục đích xác định nguyên nhân nào là chính,xuất hiện trước, nguyên nhân nào là kế phát, xuất hiện sau để có biện phápphòng trị hữu hiệu nhất [Nguyễn Bá Hiên (2001)].
Nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy nhiều tác giả cho thấy dù bất cứnguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả của nó bao giờ cũng gây nênviêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hoá và cuối cùng là một "quátrình nhiễm trùng" là vai trò tác động của vi sinh vật [Đào Trọng Đạt, (1996)],[Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Chu Đức Thắng,Phạm Ngọc Thạch, (1997) ].
Trang 21* Do vi khuẩn
Vi sinh vật trong đường ruột tồn tại dưới dạng một hệ sinh thái, bìnhthường thì hệ sinh thái này ở trạng thái cân bằng và có lợi cho cơ thể vật chủ.Dưới tác động của yếu tố gây bệnh, làm cho trạng thái cân bằng của vi sinhvật đường ruột bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột và hậuquả là con vật bị tiêu chảy.
Theo Cù Xuân Dần (1996) cho biết: Khi sức đề kháng của cơ thể bịgiảm sút, vi khuẩn gây thối là nguồn gây bệnh đường ruột Vi khuẩn gây thốihoạt động, phân giải các chất đường ruột sinh ra CO2, H2S, NH3, CH4 hợpchất phenol, indol, scatol làm biểu mô niêm mạc đường tiêu hoá bị tổnthương, tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và gây bệnh.
Nguyễn Thị Nội (1985), đã xác định được các tác nhân gây tiêu chảy cho
lợn ngoài E.coli còn có nhiều loại vi khuẩn khác tham gia như: E.coli,Streptococccus, Klebsiella, Proteus, Pseudomonas Trong đó chủ yếu làE.coli độc, Salmonella và Streptococ.
Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo, Trần Thị Hạnh (1998), còn phát hiện
thêm vai trò của Clostridium perfringens trong hội chứng tiêu chảy của lợn.
E.coli là một vi khuẩn chiếm nhiều nhất trong số các vi khuẩn hiếu khí
sống trong đường tiêu hoá động vật.
Đào Trọng Đạt và cộng sự (1996), nghiên cứu bệnh lợn con phân trắng
cho biết, khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, E.coli thường xuyên cư trú
trong đường ruột của lợn thừa cơ sinh sản rất nhanh và gây nên sự mất cânbằng hệ vi khuẩn đường ruột.
* Sức đề kháng: E.coli bị diệt ở 550C trong vòng 1h, ở 600C trong thờigian 15 - 30 phút, đun sôi 1000C chết ngay Các chất sát trùng thông thường
Trang 22như axit phenic, biclorua thuỷ ngân, Fomol, hydropexyt 1‰ có thể diệt vi
khuẩn trong 5 phút Tuy nhiên, ở môi trường bên ngoài, các chủng E.coli độc
có thể tồn tại đến 4 tháng.
* Các yếu tố gây bệnh của E.coli
- Khả năng bám dính: Đây là yếu tố gây bệnh quan trọng, thực hiện bướcđầu tiên của quá trình gây bệnh Quá trình bám dính thực hiện nhờ một haynhiều yếu tố bám dính, các yếu tố bám dính quan trọng là F4 (K88), F5(K99), F6 (987p) và F41.
- Khả năng xâm nhập: Chính là quá trình mà chúng vượt qua hàng ràobảo vệ của lớp mucosa trên bề mặt niêm mạc ruột để xâm nhập vào tế bàoepitel, sinh sản và phát triển trong đó, tránh được các đại thực bào của lớp hạniêm mạc
- Khả năng dung huyết: Một số chủng E.coli có khả năng sản sinh ra
men haemolysin có tác dụng dung giải hồng cầu Khả năng gây dung huyết là
yếu tố độc lực quan trọng của vi khuẩn E.coli gây bệnh đường tiết niệu vàE.coli phân lập từ cơ quan cảm nhiễm ngoài đường ruột thường có khả nănggây dung huyết cao hơn E.coli phân lập từ phân (49% so với 8 - 18%) Có 4
kiểu dung huyết nhưng quan trọng nhất là hai kiểu và .
- Yếu tố kháng khuẩn (Colicin V): Để tạo thuận lợi cho quá trình phát
triển của mình và trở thành vi khuẩn chiếm ưu thế trong đường ruột, E.coli
thường sản sinh ra một loại chất kháng khuẩn có khả năng ức chế và tiêu diệt
các loại vi khuẩn khác, đó là Colicin V E.coli sản sinh Colicin V thông qua
plasmid col Colicin V được coi là bacteriocin, có tác dụng độc đối với các
loại vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriacae.
Có khoảng 40% các chủng E.coli của người và động vật có đặc tính sảnsinh Colicingenic hay còn gọi là các E.coli col Hầu hết các chủng E.coli gây
bệnh đều chứa các gen mã hoá cho Colicin V nằm trên plasmid.
- Độc tố đường ruột: Vi khuẩn E.coli có khả năng sản sinh ra độc tố
đường ruột Độc tố này gồm độc tố chịu nhiệt và độc tố không chịu nhiệt.
Trang 23+ Độc tố chịu nhiệt ST(Stabile toxin): Độc tố ST chịu nhiệt, chịu đượcnhiệt độ 1210C/5 phút, dựa vào đặc tính hoà tan trong Methanol và hoạt tính sinhhọc chia độc tố ST thành 2 nhóm là STa vá STb Trong đó STa là một proteinkhông có tính kháng nguyên, STb là một protein có tính kháng nguyên yếu.
+ Độc tố chịu nhiệt LT(Labile toxin): Độc tố này bị vô hoạt ở nhiệt độ600C/5 phút Độc tố LT có phân tử lượng lớn, có hai tiểu phần A và B Trongđó tiểu phần B có 5 phần nhỏ, tiểu phần này có khả năng gắn với thụ thể của tếbào biểu mô ruột Tiểu phần A mới mang hoạt tính sinh học Tiểu phần A và Bđược tổng hợp trong tế bào, di chuyển đến gần màng tế bào vi khuẩn, chúngkết hợp với nhau để tạo thành độc tố hoàn chỉnh và được tiết ra bên ngoài.
Khi tác động vào tế bào, tiểu phần B sẽ gắn vào Receptor của tế bào biểumô ruột, tiểu phần A sẽ hoạt hoá enzym Adenylate Cyclaza để chuyển ATPthành cAMP tăng cao sẽ gây hiện tượng tăng bài xuất nước và các chất điệngiải từ mô bào vào xoang ruột, cản trở sự hấp thu nước từ xoang ruột vào môbào, làm cho nước trong xoang ruột tăng cao và từ đó gây ỉa chảy.
- Tính kháng kháng sinh của E.coli: [Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho vàcộng sự (1996)], nghiên cứu tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của E.coli
phân lập được từ lợn mắc bệnh phân trắng lợn con đã kết luận có 40% đakháng với 5 loại thuốc, 10% đa kháng với 4 loại và 6% đa kháng với 3 loại.
Theo Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho và cộng sự (1996), khi sử dụng
kháng sinh hay hoá trị liệu điều trị bệnh E.coli trong một thời gian dài thì vi
khuẩn sẽ có tính kháng thuốc, có thể là đa kháng hay đơn kháng, tính kháng
thuốc của E.coli ngày càng tăng.
Bùi Thị Tho (2003), cho biết việc sử dụng thuốc trong điều trị ở các địaphương khác nhau nên dẫn đến tính kháng thuốc ở các địa phương này cũngrất khác nhau Vì vậy, để có kết quả cao trong điều trị bệnh, cần phải làmkháng sinh đồ Việc làm kháng sinh đồ cho ta kết luận về tính kháng thuốc
của E.coli và lựa chọn thuốc có tác dụng tốt trong điều trị.
+ Salmonella
Vi khuẩn Salmonella lần đầu tiên được phát hiện bởi D.E Salmon và Smith.
Trang 24Theo Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Quang Tuyên (2003), hiện
nay người ta đã phân lập được trên 2300 chủng Salmonella, nhưng chỉ cókhoảng 5% trong số đó là gây bệnh Salmonella thường gây bệnh cho lợn lứa
tuổi 45 - 90 ngày tuổi Lợn ở các lứa tuổi khác cũng mắc nhưng ít hơn.
- Các yếu tố gây bệnh của Salmonella: Quá trình gây bệnh củaSalmonella có sự tham gia của độc tố và các yếu tố không phải là độc tố.
Kháng nguyên O, yếu tố bám dính, Khả năng xâm nhập, được coi là các yếutố không phải là độc tố, là yếu tố gây bệnh gián tiếp Một mặt chúng tác độnggây bất lợi cho vật chủ, một mặt chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn tác độnggây bệnh
Độc tố của Salmonella gồm nội độc tố và ngoại độc tố, trong đó nội độc
tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình gây bệnh Nội độc tố (Endotoxin)thường là Lipoposaccharide (LPS) được giải phóng từ vách tế bào vi khuẩn bịdung giải.
[Evan D.G, Evan D.J, Gorbach S.L (1973)], khi nghiên cứu về độc tố
đường ruột của Salmonella cho biết, độc tố gồm hai thành phần là độc tố thẩm
xuất nhanh (Rapid permeabity Factor viết tắt là RPF) và độc tố thẩm xuấtchậm (Delaye permeabity Factor viết tắt là DPF) Độc tố RPF giúp
Salmonella xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột, nó có cấu trúc và thành phầngiống độc tố chịu nhiệt E.coli và được gọi là độc tố chịu nhiệt Salmonella.Độc tố DPF có thành phần giống độc tố không chịu nhiệt của E.coli, nên gọilà độc tố không chịu nhiệt của Samonella.
+ Clostridium perfringens
Clostridium perfringens là thành viên điển hình của họ Clostridium, đòihỏi điều kiện yếm khí tuyệt đối cho quá trình phát triển Clostridiumperfringens có khả năng sản sinh nha bào, Gram(+), catalaza (-).
Hiện tại, người ta đã phát hiện Clostridium perfringens có 5 type là A,
B, C, D và E Chúng được phân chia theo các dạng độc tố gây chết mà chúngsản sinh (alpha,beta, epsilon, iota).
Clostridium perfringens type A đã được phân lập từ ruột lợn nhiều năm
Trang 25và được xem như một trong những vi sinh vật bình thường trong đường tiêuhoá của người và động vật.
Nguyễn Như Thanh, Trần Thị Lan Hương (2001), Clostridiumperfringens type A thường gây viêm ruột cho bê, thỏ.
Type D và E gây nhiễm độc cừu ở mọi lứa tuổi Chúng cũng gây bệnh ởDê, trâu bò và có thể ở người Công thức kháng nguyên của type D là , , ,, , , , , và ; type E có công thức kháng nguyên là , , , , và .
Trong số 5 type huyết thanh của Clostridium perfringens, type C là typephân bố rộng rãi và quan trọng nhất, đặc biệt ở lợn Clostridium perfringens
type C có thể phân lập được trong chất chứa đường ruột của động vật khoẻ.
Viêm ruột hoại tử ở lợn con do Clostridium perfringens type C được coi là
một bệnh ở lợn con từ năm 1995, khi những trường hợp bệnh đầu tiên đượcmô tả ở Anh và Hungari [Nguyễn Bá Hiên (2001) ].
Clostridium perfringens sản sinh ra 12 loại độc tố khác nhau, một trong
số các độc đặc biệt quan trọng, gây ra những tình trạng bệnh lý đặc trưng vàgây chết con vật, các độc tố , , , là các độc tố gây chết chủ yếu mặtkhác, mỗi loại độc tố có vai trò quan trọng trong việc nhận biết các chủng gây
bệnh khác nhau của Clostridium perfringens [Đào trọng Đạt (1996) ].
* Do virus
Nhiều tác giả đã nghiên cứu và đưa ra kết luận về vai trò của một số loại
virus trong quá trình gây tiêu chảy như: Rotavius, TGE, Enterovirrus,Parvovirus, Adenovirus.
Lecce J.M, Kinh M W, Mock R (1976) , nghiên cứu về virus gây bệnh
đường tiêu hoá đã xác định vai trò của Rotavirus trong hội chứng tiêu chảy ởlợn Rotavirus thường gây bệnh tiêu chảy ở lợn, bò và người.
Niconxki V.V (1986) , đã thống kê được hơn 10 loại virus có tác độnglàm tổn thương đường tiêu hoá gây viêm ruột ỉa chảy.
Theo Lecce J.M, Kinh M W, Mock R (1976), trong số những mầm bệnhthường gặp ở lợn trước và sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy có rất nhiều loại
virus, 29% phân lợn bị tiêu chảy phân lập được Rotavirus, 11,2% có virus
Trang 26TGE, 2% có Enterovirus, 0,7% có Parvovirus.
* Do ký sinh trùng
Có rất nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác động gây ra hội chứng tiêu
chảy như: Sán lá ruột lợn (Fasciolopsis buski), giun đũa lợn (Ascarissuum)
Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) , giun đũa ký sinh trong ruột
non của lợn là loại Ascarissuum.
Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) cho biết, sán lá ruột lợn và giun đũalợn ký sinh trong đường tiêu hoá, chúng làm tổn thương niêm mạc đường tiêuhoá gây viêm ruột ỉa chảy.
* Các nguyên nhân khác
- Do thời tiết khí hậu: Ngoại cảnh là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
sức đề kháng của gia súc Khi có sự thay đổi của các yếu tố như: Nhiệt độ, ẩmđộ, độ thoáng khí của chuồng nuôi Đều ảnh hưởng tới sức khoẻ của vậtnuôi.
Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng(1996), Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, Trần Thị Lộc (1998), cho rằngcác yếu tố stress lạnh, ẩm ảnh hưởng rất lớn tới lợn sơ sinh, lợn con vài ngàytuổi Trong các yếu tố về tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt độ và độẩm Độ ẩm thích cho lợn là 75 - 85% Vì thế việc làm khô và giữ ấm chuồngnuôi là vô cùng quan trọng.
- Do kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng: Việc thực hiện đúng quy trình kỹ
thuật chăm sóc nuôi dưỡng sẽ đem lại sức khoẻ tăng trưởng tốt cho đàn lợn.Khi thức ăn chăn nuôi không đảm bảo, chuồng trại không hợp lý, kỹ thuậtchăm sóc không phù hợp, là nguyên nhân làm cho sức đề kháng của lợn giảm,tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Do Stress: Theo Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, Trần Thị Lộc
(1998), hệ thống tiêu hoá của lợn mẫn cảm đặc biệt với Stress Hiện tượngstress thường gây nên hiện tượng chán ăn, nôn mửa, tăng nhu động ruột, đaubụng và có khi tiêu chảy
Sự thay đổi của các yếu tố khí hậu, thời tiết, mật độ chuồng nuôi,
Trang 27phương thức chăn nuôi, vận chuyển đi xa đều là những tác nhân stress quantrọng trong chăn nuôi, dẫn đến hậu quả làm giảm sút sức khoẻ vật nuôi, lànguy cơ xảy ra các bệnh trong đó có hội chứng tiêu chảy.
2.4 HIỂU BIẾT VỀ HỆ HÔ HẤP CỦA LỢN
Cơ quan hô hấp của lợn gồm: Đường dẫn khí và phổi Đường dẫn khígồm: Mũi, họng, hầu, khí quản, phế quản Các phế quản phân bố nhỏ dần đikhắp phổi Dọc đường dẫn khí là hệ thống mạch máu dày đặc để sưởi ấmkhông khí trước khi vào phế nang Dọc đường dẫn khí còn có nhiều tuyến tiếtdịch nhầy có tác dụng giữ lại bụi bặm trong không khí, sau đó nhờ sự vận độngcủa lớp tế bào tiên mao, bụi bặm được đẩy dần ra ngoài Đường hô hấp rất mẫncảm với các thành phần lạ chứa trong không khí, từ đó tạo ra những phản xạ tựvệ như hắt hơi, ho để đẩy chất lạ ra ngoài Các nhánh phế quản nhỏ lại phânthành những ống nhỏ hơn gọi là ống phế bào Tận cùng những phân nhánh củaống phế bào được nối với phế bào thành phế nang Nhiều phế nang tạo thành láphổi Xung quanh phế nang có mao mạch bao phủ dày đặc Số lượng phế nangrất lớn, do đó bề mặt trao đổi khí rộng tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữamáu và không khí thuận lợi Phổi là một tổ chức bao gồm nhiều sợi đàn hồi dođó nó có tính đàn hồi và co giãn Phổi sinh lý có màu hồng nhạt, xốp.
Trong xoang ngực, phổi được bao bọc bởi hai lá:
- Lá thành là lớp màng lót mặt trong của xoang ngực.- Lá tạng bao phủ sát trên bề mặt của phổi.
Khoảng trống giữa lá thành và lá tạng gọi xoang màng ngực Trong xoangcó chứa chất dịch làm giảm ma sát khi phổi co giãn (Nguyễn Xuân Tịnh và cộngsự, 1996).
* Cơ chế hô hấp
+ Phổi không có cấu tạo cơ nên tự nó không thể co giãn mà phổi co giãnmột cách thụ động nhờ các cơ hô hấp gồm cơ hoành và các cơ gian sườn Cáccơ này đóng vai trò động lực chính cho động tác hô hấp, làm cho lồng ngựcmở rộng hay thu hẹp, dẫn đến làm biến đổi áp lực âm xoang màng ngực, kéotheo sự vận động của phổi và động tác hô hấp.
Trang 28+ Tần số hô hấp: Tần số hô hấp là số lần thở/phút.
Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc.Gia súc non có cường độ trao đổi chất mạnh nên tần số hô hấp cao Ngoài ra,trạng thái sinh lý, vận động, nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến nhịpthở Theo tài liệu của bộ môn sinh lý gia súc, Trường Đại học Nông nghiệp I -Hà Nội thì tần số hô hấp của lợn là 20 - 30 lần/phút Theo Vũ Khắc Hùng(1999), tần số hô hấp của lợn con và lợn sau cai sữa là 15 - 40 lần/phút, lợntrưởng thành là 25-35 lần/phút, lợn nái mang thai là 15 - 20 lần/phút.
+ Phương thức hô hấp: Có 3 phương thức hô hấp chính:
- Phương thức hô hấp ngực - bụng: Có sự tham gia của cả hoành và cơgian sườn Phương thức này biểu hiện ở gia súc khoẻ mạnh bình thường
- Phương thức hô hấp bụng: Do tác dụng của cơ hoành là chủ yếu, làphương thức hô hấp khi gia súc mắc bệnh về tim, phổi, hoặc khi xoang ngựcbị tổn thương.
- Phương thức hô hấp ngực: Động tác hít vào chủ yếu do tác dụng của cơ giansườn ngoài, là trường hợp khi gia súc chửa và khi gia súc bị viêm ruột, viêm dạ dày + Sinh lượng phổi: Là tổng dung tích khí tối đa mà phổi có thể chứa được Sinh lượng phổi = Khí lưu thông + Khí dự trữ hít vào + Khí thở ra thêm.Sinh lượng phổi là một chỉ tiêu đánh giá khả năng hô hấp của động vật.+ Điều hoà hoạt động hô hấp:
Hoạt động hô hấp được điều hoà nhờ hai yếu tố: Thần kinh và thể dịch.
- Điều hoà của hệ thần kinh: Cơ trơn phế quản, nhánh phế quản nhỏ chịusự điều hoà của hệ thần kinh thực vật Thần kinh phó giao cảm tiếtAxetylcholin làm co phế quản Thần kinh giao cảm tiết Adrenalin vàNoradrenalin làm giãn phế quản Vì thế, lúc khó thở, tiêm Adrenalin hoặcuống Ephedrin có tác dụng tốt hoặc tiêm Atropin để ức chế thần kinh phógiao cảm cũng có hiệu quả.
- Điều hoà thể dịch: Nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp yếu là nồng độ CO2trong máu Nếu CO2 tăng, O2 giảm sẽ gây hưng phấn trung khu hô hấp, dẫn đếnlàm tăng tần số hô hấp và ngược lại (Nguyễn Xuân Tịnh và cộng sự, 1996)
Trang 29* Một số vi khuẩn thường gặp ở đường hô hấp của lợn
- Vi khuẩn Streptococcus
Vi khuẩn Streptococcus thường gây bệnh thể bại huyết dẫn đến chết hoặc
gây nhiễm trùng tại chỗ như viêm màng não, viêm khớp, viêm nội tâm mạc ở lợn
con 7 – 10 ngày tuổi Bệnh viêm màng não do vi khuẩn Streptococcus gây ra ở
lợn cai sữa và lợn vỗ béo sau khi chúng được nhốt, nuôi chung với lợn bệnh Bệnhgây chết lợn đột ngột với biểu hiện sốt, có triệu chứng thần kinh, viêm khớp.
Ở lợn con, bệnh viêm khí quản và phổi thường do Streptococcus suis dung
huyết yếu gây ra
Ở Việt Nam, [Nguyên Ngọc Nhiên] đã điều tra hệ vi khuẩn đường hôhấp của 162 lợn bị bệnh ho thở truyền nhiễm và thấy rằng tỷ lệ nhiễm
Streptococcus chiếm 74%.
Ở Việt Nam, theo các Báo cáo từ Cục Thú y và kết quả nghiên cứu củaViên Thú Y từ những năm 90 cho tới nay vẫn chưa có ổ dịch trên lợn nào mà
nguyên nhân do Streptococcus suis gây ra Tuy nhiên, từng trường hợp lẻ tẻ ở
người có thể bị nhiễm vi khuẩn này thì vẫn chưa được nghiên cứu [Dẫn theoTrần Đình Trúc, 2007 ].
- Vi khuẩn Pasteurella multocida:
Pasteurella multocida được biết đến là nguyên nhân gây tụ huyết trùngcho các loài gia súc, gia cầm, trong đó có lợn Tuy nhiên, Pasteurellamultocida còn là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm phổi lợn.
Bệnh viêm phổi lơn do Pasteurella multocida gây ra là kết quả của sự
lây nhiễm vi khuẩn vào phổi Bệnh thường thấy ở giai đoạn cuối của bệnhviêm phổi cục bộ hay ở những bệnh ghép ở đường hô hấp của lợn Hội chứngviêm phổi rất thường thấy ở lợn Những số liệu gần đây của Mỹ cho thấytrong 6634 mẫu lấy từ lợn để kiểm tra thì (74 %) lợn bị viêm phổi và (13 %)bị viêm màng phổi
- Vi khuẩn Bordetella bronchiseptica
Bordetella bronchiseptica được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh teoxương xoăn Sau khi gây bệnh bằng cách nhỏ vài giọt canh trùng Bordetella
Trang 30bronchiseptica vào trong tai của những con lợn sữa một vài ngày tuổi, người ta
có thể thấy lợn mắc bệnh với những triệu chứng bệnh tích điển hình.
- Viêm mũi: Dấu hiệu ban đầu của bệnh là chảy nước mũi và sổ mũi ởlợn con Lợn giảm ăn uống.
- Viêm phế quản: thường gặp ở lợn mắc bệnh trong mùa đông, biểuhiện ra ngoài là ho, khó thở, sốt Trong đó sốt là biểu hiện không thườngxuyên [Switzer và Frrington, (1975)].
- Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae
Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae là nguyên nhân gây viêmphổi - màng phổi ở lợn Actinobacillus pleuropneumoniae trước đây đã đượcgọi tên là Haemophilus parahaemolyticus hay H pleuropneumoniae, nhưngsau này đã được xếp vào họ Actinobacillus và đặt tên là A pleuropneumoniaedo đã xác định được chúng có sự tương đồng về DNA giữa H.pleuropneumoniae và A.ligrieressi (Pohl và cộng sự, 1983).
Viêm phổi màng phổi là một bệnh nhiễm trùng quan trọng ở đường hôhấp của lợn và xảy ra ở hầu hết các nước có nền công nghiệp chăn nuôi tiêntiến Bệnh đã gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi vì ngoài việc gây chết
còn làm giảm tăng trọng, gầy yếu và tốn kém do chi phí thuốc men A.pleuropneumoniae là nguyên nhân gây viêm phổi – màng phổi ở lợn.