- Điều tra tình hình chăn nuôi và một số bệnh thường gặp trên đàn lợn ná
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Zeolite đối với khả năng tăng trưởng, khả năng thu nhận thức ăn của lợn con giai đoạn từ sau cai sữa đến
trưởng, khả năng thu nhận thức ăn của lợn con giai đoạn từ sau cai sữa đến xuất chuồng.
Bảng 4.8. Kết quả tăng trọng sau khi thử nghiệm chế phẩm Zeolite của 2 lần thí nghiệm
Các chỉ tiêu theo dõi Lô TN (70 con) Lô ĐC(45 con)
Khác biệt
Giai đoạn lợn từ 7kg – 20 kg P
Khối lượng ban đầu (kg)/con 7,3 7,4 - 0,1
Khối lượng gđ 1(kg)/con 24,3 23,5 0,8
TĂ/con/ngày (gam) 628 603 25
TTTĂ/kg P (kg) 1,11 1,12 -0,01
Tăng trọng BQ gđ 1(gam)/con 566 536 30
Tổng TĂ/con gđ 1(kg) 18,84 18,09 0,75
Giai đoạn lợn từ 20 kg– 50 kg P
Khối lượng gđ 2 (kg)/con 58,2 56,4 1,8
TĂ/con/ngày (gam) 1,65 1,62 0,03
TTTĂ/kg P (kg) 2,04 2,07 - 0,03
Tăng trọng BQ gđ 2 (gam)/con 807 783 24
Tổng TĂ/con gđ 2 (kg) 69,3 68,04 1,26
Giai đoạn lợn từ 50kg - xuất chuồng
Khối lượng kết thúc (kg)/con 92,4 88,2 4,2
TĂ/con/ngày (kg) 2,36 2,3 0,06
TTTĂ/kg P (kg) 2,62 2,75 - 0,13
Tăng trọng BQ gđ 3 (gam)/con 900 836 64
Tổng TĂ/con gđ 3 (kg) 89,68 87,4 2,28
Giai đoạn lợn từ 7kg - xuất chuồng
TĂ/con/ngày (kg) 1,62 1,58 0,04
TTTĂ/kg P (kg) 2,1 2,15 - 0,05
Tăng trọng BQ cả gđ (gam)/con 774 735 39
Tổng TĂ/con cả gđ (kg) 177,82 173,53 4,29
Qua bảng 4.8 cho thấy: Khối lượng trung bình bắt đầu thí nghiệm của lô TN là 7.3kg/con, của lô ĐC là 7.4kg/con, khác biệt là -0.1 kg. Sau khi làm thí nghiệm 110 ngày thì khối lương trung bình của lô TN là 92.4kg/con, lô ĐC là 88.2kg/con, lúc này sự khác biệt là 4.2 kg. Như vậy tăng trọng trung bình trong cả quá trình làm thí nghiệm của lô TN là 85.1kg/con và lô ĐC là
80.8kg/con, khác biệt là 4.3 kg, như vậy lô TN tăng trọng hơn so với lô ĐC là 5,3%.
Bảng trên cũng cho thấy khi trộn Zeolite vào trong khẩu phần ăn không làm ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn của lợn mà có xu hướng kích thích lợn ăn nhiều hơn so với lô ĐC. Trung bình toàn quá trình lô TN thu nhận 1.62 kg/con/ngày, trong khi đó lô ĐC thu nhận 1.58 kg/con/ngày.
Tỷ lệ tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng của lô TN là 2.1 kg TĂ/kgP, lô ĐC là 2.15 kgTĂ/kgP. Như vậy tỷ lệ tiêu tốn thức ăn của lô TN thấp hơn lô ĐC. Như vậy qua bảng 4.8 ta nhận thấy khi bổ sung Zeolite vào khẩu phần ăn của lợn đã làm tăng khả năng tăng trọng, không ảnh hưởng đến khă năng thu nhận thức ăn, giảm tiêu tốn thức ăn trên 1 kg tăng trọng. Nguyên nhân của kết quả trên là do đặc tính của Zeolite có ảnh hưởng tốt đến quá trình tiêu hoá, làm giảm tốc độ di chuyển thức ăn trong đường ống dạ dày và đường ruột do đó làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Zeolite có tính trao đổi ion và tính hấp phụ nên nó làm tăng sự ổn định độ axit trong dịch dạ dày, tăng sự cân bằng các chất điện giải trong cơ thể, hấp phụ và thải ra ngoài cơ thể những sản phẩm độc của quá trình tiêu hoá, những chất độc lẫn vào thức ăn.
Với việc sử dụng Zeolite vào thức ăn đã làm cho việc tiêu tốn thức ăn giảm xuống đồng thời tăng khả năng chống lại bệnh tật với ngoại cảnh môi trưòng hay thay đổi thời tiết đột nhột làm lợn hay bị tiêu chảy.