Tăng trưởng của Heo con theo Mẹ và mối tương quan giữa trọng lượng Heo sơ sinh và trọng lượng Heo cai sữa tại trại
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
VĂN VĨNH THÀNH
TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO CON THEO MẸ VÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TRỌNG LƯỢNG HEO SƠ SINH VÀ TRỌNG LƯỢNG HEO CAI SỮA TẠI TRẠI CHĂN NUÔI THỰC NGHIỆM HÒA AN
Luận văn tốt nghiệp
Trang 2Tên đề tài:
TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO CON THEO MẸ VÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TRỌNG LƯỢNG HEO SƠ SINH VÀ TRỌNG LƯỢNG HEO CAI SỮA TẠI TRẠI CHĂN NUÔI THỰC NGHIỆM HÒA AN
Giáo viên hưóng dẫn Nguyễn Minh Thông Sinh viên thực hiện Văn Vĩnh Thành MSSV: 3052460 Lớp: CNTY K31 Cần Thơ 5 - 2009
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp
Trang 3Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y Tên đề tài:
TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO CON THEO MẸ VÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TRỌNG LƯỢNG HEO SƠ SINH VÀ TRỌNG LƯỢNG HEO CAI SỮA TẠI TRẠI CHĂN NUÔI THỰC NGHIỆM HÒA AN
Cần Thơ 5 - 2009
Cần Thơ, Ngày…Tháng…Năm 2009 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NGUYỄN MINH THÔNG
Cần Thơ, Ngày…Tháng…Năm 2009 DUYỆT BỘ MÔN
Cần Thơ, Ngày…Tháng…Năm 2009
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-i- LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
Trang 4công trình luận văn nào trước đây
Trải qua những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại Học Cần Thơ,
nay tôi đã thực hiện được ước mơ là hoàn thành luận văn tốt nghiệp và trở thành một kỹ sư Chăn Nuôi Thú Y Trong quá trình học tập và rèn luyện tôi đã được sự giúp đỡ của rất nhiều người Chân thành biết ơn đến những người đã giúp đỡ tôi những năm tháng qua
Tôi xin thành kính lên cha, mẹ tôi là những người sinh thành, nuôi dưỡng, động viên và đặt trọn niềm tin vào tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Minh Thông, người đã hết lòng
chỉ dạy, động viên, hướng dẫn nhiệt tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành biết ơn đến quý thầy cô trong bộ môn Chăn Nuôi và bộ môn Thú Y đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi Xin chân thành biết ơn thầy Trương Chí Sơn đã quan tâm giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ làm việc tại trại chăn nuôi thực nghiệm Hòa An đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện tốt việc nghiên cứu đề tài này
Cảm ơn các bạn lớp CNTY K31 đã động viên, chia sẽ những kinh nghiệm học tập trong những năm học tại trường
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-iii- TÓM LƯỢC
Trong một nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá địa phương theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, Chăn Nuôi heo cũng giống như các ngành sản xuất khác phải là Chăn Nuôi heo công nghiệp, không những vậy, phải đáp ứng những yếu tố về số lượng và chất lượng thịt tốt, tạo ra sản phẩm đạt năng suất thoả mãn nhu cầu của thị trường Từ đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Tăng trưởng của heo con theo mẹ và mối
Trang 5tương quan giữa trọng lượng heo sơ sinh - heo cai sữa”
Đề tài được thực hiện từ tháng 15/12/2008 – 15/3/2009, thí nghiệm được tiến hành trên 134 heo (Yorkshire x Landrace) từ sơ sinh đến cai sữa tại trại Chăn nuôi thực nghiệm Hòa An
Mục tiêu của đề tài: xác định năng suất tăng trưởng của heo con theo mẹ và mối tương quan giữa trọng lượng heo sơ sinh - heo cai sữa
Qua kết quả theo dõi, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
· Nhiệt độ lên cao từ lúc 11giờ - 15giờ và giảm dần đến 3h sáng ngày hôm sau
DANH SÁCH BIỂU BẢNG vii
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ viii
DANH SÁCH HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ix
Chương 1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Đặc điểm các giống heo 2
2.1.1 Giống Yorkshire 2
2.1.2.Giống Landrace 2
2.1.3.Heo lai Yorkshire x Landrace 3
2.2 Sinh lý tăng trưởng của heo con 3
2.2.1.Sự phát triển heo con thời kỳ sau thai 3
2.2.2.Tăng trưởng của heo con 3
2.3 Sinh lý tiêu hóa ở heo con 4
2.3.1.Sự phát triển bộ máy tiêu hóa ở heo con 4
2.3.2 Cơ quan điều tiết thân nhiệt của heo 5
2.3.3 Sức đề kháng của heo con 6
2.3.4 Sự biến đổi về pH 7
2.3.5 Sự phát triển của hệ thống Enzim tiêu hóa 8
2.3.6 Tuổi cai sữa 9
2.3.7 Trọng lượng cai sữa 9
2.4 Nhu cầu dinh dưỡng của heo con 9
Trang 62.4.1 Nhu cầu năng lượng 10
2.4.2 Nhu cầu protein 11
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-v- 2.4.3 Nhu cầu gluxid 12
2.4.4 Nhu cầu vitamin 12
2.4.5 Nhu cầu khoáng 14
2.4.6 Nhu cầu lipid 15
2.4.7 Nhu cầu nước 16
2.5 Thức ăn – Dinh dưỡng 16
2.5.1 Đặc điểm của thức ăn hỗn hợp 16
2.5.2 Thức ăn hỗn hợp dạng bột 16
2.5.3 Thức ăn hỗn hợp dạng viên 16
2.5.4 Lợi ích của thức ăn viên so với thức ăn bột 17
2.6 Chăm sóc heo con cai sữa 17
2.6.1 Chuồng úm heo con cai sữa 17
2.6.2 Cách chăm sóc 17
2.7 Công tác thú y 19
2.7.1 Phòng bệnh 19
2.7.2 Trị bệnh 20
2.7.2.1 Bệnh tiêu chảy ở heo con 20
2.7.2.2 Một số bệnh khác thường gặp trên heo con 20
Chương 3.PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 21
3.1 Nhận xét tổng quát về trại 21
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 21
3.1.2 Cơ cấu quản lý và tổ chức trại 22
3.1.3 Vệ sinh thú y 23
3.2 Phương tiện thí nghiệm 23
3.2.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm 23
3.2.2 Đối tượng thí nghiệm 23
3.3.1 Yếu tố môi trường 24
3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi trên heo 25
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 25
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 26
4.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi 26
4.1.1 Nhiệt độ chuồng nuôi trong thời gian thí nghiệm 26
4.1.2 Ảnh hưởng của ẩm độ môi trường đến sinh trưởng heo con 27
4.2 Tổng quát về heo thí nghiệm 28
4.2.1 Tăng trưởng của heo thí nghiệm 28
4.2.2 Tăng trưởng của heo thí nghiệm theo giới tính 32
4.3 Hệ số tương quan 34
Trang 7TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-vii- DANH SÁCH BIỂU BẢNG Bảng 1: Mối liên hệ giữa thể trọng (kg/con), tuổi (ngày), tăng trọng (kg/con/ngày) và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ), (kg thức ăn/ kg tăng trọng) 4
Bảng 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ trên sự tiêu thụ và hấp thu hằng ngày 6
Bảng 3: Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho heo con 9
Bảng 4: Nhu cầu năng lượng của heo con bú sữa ngày đêm 10
Bảng 5: Nhu cầu amino acid hàng ngày của heo cho ăn tự do (90% VCK) 11
Bảng 6: Nhu cầu dinh dưỡng của heo đang tăng trưởng 13
Bảng 7: Tên và thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp 24
Bảng 8: Nhiệt độ trung bình trong chuồng và ngoài chuồng nuôi (oC) 26
Bảng 9: Ẩm độ trung bình trong chuồng và ngoài chuồng nuôi (%) 27
Bảng 10: Trọng lượng heo thí nghiệm 29
Bảng 11: Trọng lượng trung bình và tăng trọng trung bình của 3 nhóm heo 30
Bảng 12: Tỉ lệ chết theo trọng lượng sơ sinh 31
Bảng 13: Trọng lượng heo đực thí nghiệm 32
Bảng 14: Trọng lượng heo cái thí nghiệm 33
Bảng 15: Tăng trọng của heo đực và cái từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi 33
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-viii- DANH SÁCH BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Biến động nhiệt độ trong và ngoài chuồng 26
Biểu đồ 2: Biến động ẩm độ trong và ngoài chuồng 27
Biểu đồ 3: Trọng lượng của heo thí nghiệm 29
Biểu đồ 4: Trọng lượng trung bình của 3 nhóm heo 30
Biểu đồ 5: Tăng trọng trung bình của 3 nhóm heo 30
Biểu đồ 6: Trọng lượng heo đực - heo cái 33
Biểu đồ 7: Biểu diễn phương trình hồi qui giữa TL heo sơ sinh và TL heo 21 ngày 36
Biểu đồ 8: Biểu diễn phương trình hồi qui giữa TL heo sơ sinh và TL heo 28 ngày 36
Biểu đồ 9: Biểu diễn phương trình hồi qui giữa TL heo 21 và TL heo 28 ngày 37
Biểu đồ 10: Biểu diễn phương trình hồi qui giữa TL heo đực sơ sinh và TL heo đực 21 ngày 37
Trang 8Biểu đồ 11: Biểu diễn phương trình hồi qui giữa TL heo đực sơ sinh và TL heo đực
Hình 2: Heo Landrace 2
Hình 3: Trại Chăn Nuôi Thực nghiệm 23
Sơ đồ 1: Trại Chăn Nuôi Thực Nghiệm Trường Đại Học Cần Thơ 21 Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức trại Chăn Nuôi Thực nghiệm Trường Đại Học Cần Thơ 22 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-1-
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua do có sự đầu tư và áp dụng có hiệu quả thành tựu khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi và xu thế hòa nhập với nền kinh tế thị trường mà ngành Chăn Nuôi Thú Y của nước ta nói chung và ngành chăn nuôi heo nói riêng đã có những bước tiến đáng kể trong nhiều lĩnh vực về con giống, thức ăn, thuốc thú y và đặc biệt là sự tiến bộ lớn trong việc áp dụng những qui trình chăm sóc nuôi dưỡng đã mang lại những thành công trong chăn nuôi
Chăn nuôi heo con theo mẹ và heo sau cai sữa đang là vấn đề đáng lưu tâm và có ý nghĩa kinh tế đối với người chăn nuôi heo nái sinh sản Hiện nay hầu hết những trại chăn nuôi và những hộ chăn nuôi đều có những biện pháp nuôi dưỡng riêng song tỷ lệ hao hụt ở những giai đoạn này còn khá cao Để đạt được năng suất tốt trong chăn nuôi heo chúng ta cần chú trọng đến giai đoạn sơ sinh và cai sữa của heo con Nó có ảnh hưởng rất lớn của phương pháp nuôi dưỡng trong thời gian heo mẹ mang thai, quyết định đến trọng lượng heo sơ sinh và trọng lượng heo cai sữa Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, được sự phân công của Bộ môn chăn nuôi và dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Minh Thông, chúng tôi tiến hành thí nghiệm với đề tài: “Tăng trưởng của heo con theo mẹ và mối tương quan giữa trọng lượng heo sơ sinh - heo cai sữa” nhằm mục đích theo dõi ảnh hưởng của trọng lượng sơ sinh, phái tính, nhiệt độ, ẩm độ có liên quan đến trọng lượng heo cai sữa, sự phát triển của heo con sau này Từ đó có những kết luận và ý kiến đề xuất thích hợp với tình hình chăn nuôi hiện nay
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-2- Hình 1: Heo Yorkshire
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 ĐẶC ĐIỂM CÁC GIỐNG HEO 2.1.1 Giống Yorkshire
Trang 9Là giống heo ngoại đẽ được chọn lọc nhân giống tại vùng Yorkshire nước Anh từ thế kỷ 19 và được nhập vào Việt Nam khoảng năm 1936 Hiện nay nó được nuôi phổ biến trên thế giới vì nó có khả năng thích nghi tốt hơn các giống khác Heo có ngoại hình lông trắng tuyền, tai đứng, mõm thẳng dài vừa phải, ngoại hình thể chất chắc chắn, đẻ sai, nuôi con khéo, khả năng chống chịu stress tốt Trọng lượng trưởng thành con đực khoảng 300-400 kg, con cái 230-300 kg
Heo Yorkshire có 3 loại hình: kích thước lớn là Đại Bạch với tính năng sản xuất: loại hình nạc, trọng lượng lúc 6 tháng tuổi là 100 kg, tiêu tốn 2,8-3,5 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng, tỉ lệ nạc 51-56% Số con sơ sinh 10-12 con/lứa Trọng lượng sơ sinh 1-1,5 kg/con
2.1.2 Giống Landrace
Xuất xứ từ Đan Mạch Heo có năng suất sinh sản cao nhất là tính tốt sữa, nhập vào miền Nam từ khoảng 1956 Về ngoại hình: lông da trắng, mõm dài thẳng, mông to, đùi to, dài đòn, chân nhỏ, đẻ con sai, tỷ lệ nạc cao thích nghi kém hơn giống Yorkshire trong điều kiện nóng ẩm
Tính năng sản xuất Loại hình nạc Hiệu suất thịt: 74%
Trọng lượng trưởng thành: 320-420 kg Trọng lượng 7,5 – 8 tháng tuổi: 113 kg Số con đẻ ra trên ổ: 10,5 con
2.1.3 Heo lai Yorkshire x Landrace
Con lai có lông màu trắng, tròn mình, lưng thẳng, bụng thon, mông xuôi, chân và đầu thanh, con lai nuôi thịt lớn nhanh, 6-7 tháng tuổi đạt khoảng 100 kg, hệ số 3,8-4,2 đơn vị thức ăn cho 1 kg tăng trọng, tỷ lệ nạc 52-57% Con lai nếu được nuôi dưỡng tốt và đúng kỹ thuật có thể đạt được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và lưu thông xuất khẩu (Phạm Hữu Doanh et al, 2001) (Nguyễn Thị Nở (2006))
2.2 SINH LÝ TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO CON 2.2.1 Sự phát triển heo con thời kỳ sau thai
Ở gia súc thời kỳ sau thai phát triển tốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về sau Heo con sau đẻ về mặt sinh lý đã tương đối thành thục có thể đi đứng, tìm vú mẹ để bú ngay Khả năng phát triển của heo con nhanh hơn so với một số loài gia súc khác Quá trình sinh trưởng của heo con gặp phải hai thời kỳ khủng hoảng là 21 ngày tuổi
Trang 10và 3 tháng tuổi Theo tài liệu của M.Aumaitre (Nghiên cứu trên 300 heo con CNRD, 1963) nhận thấy rằng: thể trọng hầu như tăng theo tuổi nhưng tỷ lệ tăng trọng hầu như biến đổi khá rõ rệt giữa hai và bốn tuần tuổi, dường biểu diễn đi xuống vì trong giai đoạn đó nhu cầu dinh dưỡng (tính vật chất khô / đơn vị trọng lượng cơ thể) không được đáp ứng đủ do sữa mẹ thiếu thức ăn, chưa có hoặc kém (Trần Cừ (1972))
2.2.2 Tăng trưởng của heo con
Heo là động vật sinh trưởng nhanh sau khi sinh So với trọng lượng sau khi sinh thì tốc độ phát triển của heo con rất nhanh Heo con sau 10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần sơ sinh, một tháng tuổi tăng gấp 4 lần, hai tháng tuổi tăng gấp 10 lần (Lê Thị Mến (1999))
Trong quá trình sinh trưởng ở tuần thứ ba, tốc độ sinh trưởng của heo con bắt đầu chậm lại bởi vì sản lượng sữa mẹ bắt đầu thấp dần, lượng khoáng (chủ yếu là chất sắt) ở sữa mẹ và dự trữ ở heo con đã hết không đủ cung cấp cho nhu cầu (Nghiêm Khánh (1972)) Vì thế để đảm bảo các tốc độ sinh trưởng của heo con chúng ta phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đồng thời phải có biện pháp tích cực giúp cho heo con vượt qua thời kỳ khủng hoảng này (Lê Thủy Triều (1987))
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-4-
Bảng 1: Mối liên hệ giữa thể trọng (kg/con), tuổi (ngày), tăng trọng (kg/con/ngày) và hệ số
chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ), (kg thức ăn/ kg tăng trọng) Thể trọng Tuổi Tăng trọng HSCHTĂ
1 1 - -
4,5 14 0,23 1,5 13,6 48 0,45 1,9 18,2 56 0,54 2,2
(Theo Lê Thị Mến, (1999)) 2.3 SINH LÝ TIÊU HÓA Ở HEO CON 2.3.1 Sự phát triển bộ máy tiêu hóa ở heo con
Cơ quan tiêu hóa của heo con khi còn nằm trong bào thai đã hình thành đầy đủ nhưng dung tích rất bé Heo con một ngày tuổi dạ dày nặng 4-5g có thể chứa 25-40g sữa, ruột non nặng 40-50g có thể chứa 100-150ml thể dịch Sau khi đẻ 10 ngày tuổi trọng lượng dạ dày tăng gấp 3 lần làm cho dung tích tăng lên 50-60 lần, chiều dài ruột non tăng lên 4-5 lần làm cho dung tích tăng lên 40-50 lần (Trần Cừ (1972)) Tiêu hóa ở miệng
Amilase nước bọt hoạt tính cao trong những ngày mới sinh và 2-21 ngày tuổi Tùy theo lượng thức ăn, lượng tiết sữa khác nhau, thức ăn có phản ứng acid yếu và khô thì nước bọt chủ yếu để thấm ướt và làm mềm thức ăn
Tiêu hóa ở dạ dày
Lượng dịch vị tiết ra tương ứng với sự phát triển của dung tích dạ dày Heo 10 ngày tuổi dạ dày tăng gấp 3 lần, 20 ngày tuổi đạt 0,2 lít, hơn 2 tháng tuổi đạt 2 lít Heo 20-35 ngày tuổi phản xạ tiết dịch vị chưa rõ hoặc không tiết dịch
Tiêu hóa ở ruột non
Theo Trần Thị Dân (2006), heo sơ sinh dung tích ruột non 100ml, 20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ 3 đạt 6 lít, 12 tháng đạt 20 lít Ruột già, sơ sinh dung tích 40 - 50ml,
Trang 1120 ngày 100ml, tháng thứ 3 khoảng 2,1 lít, tháng thứ 4 là 7 lít, tháng thứ 7 là 11 - 12 lít
Lúc này ruột non giữ nhiệm vụ chính trong sự tiêu hóa, biến đổi những chất có thành phần phân tử phức tạp thành những chất đơn giản, dễ hấp thu vào máu, ở ruột non pH từ 6,3-8,3 nó vừa hấp thu những phân tử nhỏ do sự tiêu hóa tạo ra vừa tiêu PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-5-
hóa những loại thực phẩm chưa được phân giải ở dạ dày, quá trình tiêu hóa do các men tiết ra từ niêm mạc ruột, tụy tạng và mật (Hứa Văn Chung (1994))
Phần lớn các chất dinh dưỡng được hấp thu từ ruột non Amilase tuyến tụy tăng nhanh khi heo 4-5 tuần tuổi, khi heo được 35 ngày tuổi thì đủ lượng amilase để tiêu hóa glucid trong khẩu phần ăn
Enzim maltase ở ruột non heo sơ sinh tác dụng thấp nhưng tăng khi heo đạt 5 tuần tuổi Lipase trong 28 ngày đầu hoạt động cao sau đó càng cao hơn Nó thủy phân triglycerid thành monoglycerid Sự tiết mật ảnh hưởng đến sự tiêu hóa lipid và lượng mật tăng chậm trong 21 ngày đầu
Enzim trypsin trong dịch tụy thủy phân protein thành acid amin
Heo con lúc 5 tuần tuổi có khả năng tiêu hóa protein thực vật Saccharase không có lúc heo sơ sinh, bắt đầu xuất hiện lúc 1 tuần tuổi và đạt đến đỉnh cao lúc 2 tuần tuổi (Võ Văn Sơn (1998)), sau 2 tuần tuổi mới tiêu thụ được, trước đó dịch tiêu hóa không có enzim saccharase hoặc hoạt tính thấp (Trương Lăng (2000))
Enzim lactase có hoạt tính giảm dần qua các lứa tuổi 2.3.2 Cơ quan điều tiết thân nhiệt của heo
Khả năng điều tiết thân nhiệt của gia súc non rất kém, do đó nó rất nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu bên ngoài, nhất là nhiệt độ lạnh dễ làm gia súc non bị bệnh Ở gia súc non từ 15 - 20 ngày tuổi thân nhiệt mới dần ổn định (Trần Thị Dân (2006)) Theo Nghiêm Khánh (1973), cơ quan điều tiết thân nhiệt của heo chưa hoàn chỉnh, lớp mỡ dưới da ít nên heo con rất dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết khí hậu trong đó nhiệt độ và ẩm độ là hai nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sức khỏe của heo Do đó chúng ta cần có biện pháp nuôi dưỡng thích hợp và phòng bệnh cho heo con
Khi nhiệt độ môi trường tăng lên ở mức 22-250C thì mức tiết dịch tiêu hóa, hàm
lượng enzim giảm, sự vận động của ống dạ dày, ruột bị ức chế, khả năng tiêu hóa và sự đồng hóa thức ăn ở ống tiêu hóa giảm (Trần Cừ (1985))
Không khí càng nóng heo càng khó tỏa nhiệt, trao đổi chất kém nên kém ăn, giảm độ ngon miệng, sự mất tính thèm ăn không phải xuất hiện từ từ mà khi nhiệt độ khoảng 300
C thì heo không thể điều tiết được quá trình tiêu hóa nữa và khi nhiệt độ gần 350
C thì heo con thể hiện các biến đổi sinh lý (Trần Cừ (1985))
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-6- Bảng 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ trên sự tiêu thụ và hấp thu hằng ngày Chỉ tiêu 230
C 330C
Trọng lượng đầu (kg/con) Trọng lượng cuối (kg/con)
Trang 12Thức ăn tiêu thụ hằng ngày (kg/con) Tăng trọng hàng ngày (g/con/ngày) Hệ số chuyển hóa thức ăn
9,30 33,5 1,33 610 2,20 9,10 30,9 0,91 400 2,20
Qua bảng trên ta thấy ở nhiệt độ 330
C khả năng sử dụng thức ăn hàng ngày của heo
bị giảm, mặt khác một số tác giả thí nghiệm và cho thấy trọng lượng heo càng tăng mà nhiệt độ tăng cao thì khả năng sử dụng thức ăn và sự hấp thụ càng giảm Ẩm độ: không có số liệu để xác định ẩm độ tối ưu cho heo con cai sữa, tuy nhiên nếu heo con thường xuyên tiếp xúc với ẩm độ cao sẽ dễ bị tiêu chảy (Trần Thanh Xuân (1994)) và có các trường hợp xảy ra sau đây:
Nhiệt độ cao, ẩm độ cao không bốc hơi nước được làm cho quá trình điều hòa thân nhiệt của gia súc sẽ gặp khó khăn hơn
Nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp sẽ làm tăng sự mất nhiệt cơ thể heo do nhiệt độ môi trường giảm cùng với ẩm độ thấp làm cho tế bào da dễ bị khô nứt nẻ, nó là điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn
Nhiệt độ cao, ẩm độ thấp nước sẽ bốc hơi nhanh làm cho cơ thể dễ bị mất nước ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể
2.3.3 Sức đề kháng của heo con
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), heo con từ khi mới sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể Song lượng kháng thể trong máu heo con được tăng rất nhanh sau khi heo con bú sữa đầu Cho nên nói rằng ở heo con khả năng miễn dịch là hoàn toàn thụ động Nó phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ sữa mẹ Trong sữa đầu của heo mẹ có tỷ lệ prôtêin rất cao, những giờ đầu sau khi đẻ trong sữa có tới 18 - 19% prôtêin Trong đó lượng g - globulin chiếm số lượng rất lớn (34 - 45%) cho nên nó có vai trò miễn dịch ở heo con
Theo Trần Văn Phùng (2005), chất g - globulin có tác dụng tạo sức đề kháng, cho nên sữa đầu có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch của heo con Heo con hấp thu g - globulin bằng con đường ẩm bào Quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử g - globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian Phân tử g - globulin chỉ có khả năng thấm qua thành ruột heo con rất tốt trong 24h đầu sau khi đẻ ra nhờ trong sữa đầu PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-7-
có kháng men antitripsin làm mất hoạt lực của men trypsin tuyến tụy và nhờ khoảng cách giữa các tế bào vách ruột của heo con khá rộng
Theo Võ Văn Ninh (2001), nếu heo nái được chủng ngừa kỹ, nuôi dưỡng trong lúc mang thai và tiết sữa đúng kỹ thuật, biện pháp chăm sóc tốt, thì đàn heo con sẽ tăng trọng nhanh, ít bệnh tật Nếu nái có bệnh như viêm vú, viêm tử cung, sốt, bỏ ăn,
Trang 13viêm khớp thì đàn heo con thường bị ảnh hưởng xấu, gầy còm, tăng trọng kém, dễ bị tiêu chảy, tỷ lệ chết cao
Bên cạnh sự hấp thu kháng thể từ sữa mẹ thì bản thân heo con trong thời kỳ này cũng có quá trình tổng hợp kháng thể Trước đây người ta cho rằng mãi tới 2 tuần tuổi hoặc muộn hơn mới có quá trình tổng hợp kháng thể ở heo con Song một nghiên cứu tại Bruno (Tiệp Khắc) gần đây cho thấy chỉ ngay ngày thứ hai sau khi đẻ một số cơ quan trong cơ thể heo con đã bắt đầu sản sinh kháng thể Nhưng khả năng này còn rất hạn chế và nó chỉ được hoàn chỉnh tốt hơn khi heo con được một tháng tuổi (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007))
Sự thành thục về miễn dịch học của heo con xuất hiện sau một tháng tuổi Đến thời gian này, khả năng thấm qua màn ruột các hợp chất đại phân tử hầu như bị ngừng hoàn toàn Tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tiến hành chủ yếu ở dạ dày, ruột non Trong một ngày đêm, dạ dày phân giải 45 % gluxid, 50 % protein, 20 - 25 % đường Cả dạ dày và ruột non phân giải và hấp thu 85 % đường, 87 % protein Ruột già chỉ còn không quá 10 - 15 % (Trương Lăng (2003))
Thành ruột của heo con trong 36 giờ đầu tiên có khả năng ngấm thấu được các globulin miễn dịch kể cả các protein khác và hấp thu nguyên dạng ban đầu Hơn nữa ở heo con chất ức chế trypsin (Antitrypsin) của sữa đầu và niêm mạc ruột của heo tiết ra giúp cho globulin không bị phân giải Heo con tự tạo được kháng thể khi đạt từ 21 ngày tuổi trở lên (Võ Ái Quấc (1991))
2.3.4 Sự biến đổi về pH
Ở heo con mới sinh dạ dày không có chứa acid, thêm vào đó sữa mẹ và các thức ăn đạm thường có tính đệm cao cho nên dạ dày heo không có tính diệt khuẩn, đây là lý do của bệnh viêm vị tràng gây chết ở heo con Qua 5 tuần tuổi pH dạ dày heo con hạ xuống và đạt như heo lớn (Võ Ái Quấc (1991))
Theo Trần Cừ,1972 thì pH có những thay đổi quan trọng ở dạ dày, ruột non, ruột già, tùy theo tính chất của ruột non, pH của dạ dày tăng sau khi cai sữa và tăng một cách từ từ (trong vòng 2 tuần lễ) Trong khi đó ở ruột pH thay đổi rất ít Độ acid dạ dày liên quan chặt chẽ đến sự tiêu hóa sữa của heo con
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-8- 2.3.5 Sự phát triển của hệ thống Enzim tiêu hóa
Người ta xác định rằng: trong 8 tuần đầu tiên đã có sự thay đổi về hệ thống enzim tiêu hóa ở heo con Về phương diện định tính, người ta thấy phản ứng enzim nhưng không thấy rõ hiệu lực enzim về phương diện định lượng
Enzim tiêu hóa protid
Độ pH thích hợp cho hoạt động pepsin và phạm vi hoạt động của nó từ dưới 2-4, độ acid dịch vị của heo con nhỏ hơn heo lớn Vì vậy khả năng hoạt động của pepsinogen kém, khả năng diệt khuẩn củng kém Acid HCl xuất hiện 25-30 ngày tuổi và tính chất diệt khuẩn rõ nhất ở heo 40-50 ngày tuổi (Trần Cừ và Nguyễn Khắc Khôi (1972))
Hoạt động phân giải của dạ dày tăng lên chậm trong 2 tuần tuổi đầu sau đó tăng nhanh Khi heo 4-6 tuần tuổi protid của sữa được tiêu hóa chủ yếu do trypsin, còn tác dụng của pepsin rất ít
Enzim tiêu hóa Glucid
Các enzim tiêu hóa tinh bột và đường biến đổi theo tuổi trong thời kỳ bú sữa Ở heo con amilase nước bọt hoạt động kém, đạt cao nhất khi 2-21 ngày tuổi và sau đó
Trang 14giảm đi 50% Hoạt tính amilase lúc đầu hoạt động kém sau đó tăng mạnh từ tuần tuổi thứ 3 đến tuần tuổi thứ 5 Đó là một thích ứng sinh lý đối với heo con ở chế độ ăn mới mà người ta xem đó là một thuận lợi để cho heo con cai sữa (Trần Cừ (1985))
Riêng lactase thì đặc biệt hơn, có hoạt động ở heo con sơ sinh mặc dù hoạt động của nó có thể tăng lên trong 1-2 tuần tuổi và nó sẽ giảm đi nhanh chóng đến 4-5 tuần tuổi thì thấp Mặc dù lactase trên đơn vị trọng lượng giảm dần theo tuổi nhưng do toàn bộ lượng ruột tăng lên tống hoạt động của lactase tương đối ổn định (Nguyễn Thị Nở (2006))
Saccharase có rất ít ở dịch ruột khi heo mới đẻ, sau 2 tuần tuổi heo mới bắt đầu tăng và sau đó tăng nhanh chóng cùng lứa tuổi
Enzim tiêu hóa lipid
Walker (1959) thấy rằng ở heo quá ít tuổi mật rất ít và tăng chậm trong 21 ngày tuổi đầu tiên, khi thể trọng gần 7 kg thì lượng mật tăng lên Sự tăng lên này hầu như không có quan hệ trực tiếp đối với sự tăng lên của thể trọng
Lipid nếu được nhũ hóa thành những hạt có đường kính < 0,5u thì chúng có thể hấp thu qua nhung mao ruột Hoạt tính của lipase từ khi mới đẻ cho đến hết tháng thứ nhất rất cao, sau đó giảm dần theo tuổi một cách rõ rệt (Trần Cừ (1985))
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-9- 2.3.6 Tuổi cai sữa
Tuổi cai sữa càng sớm thì heo con càng nhạy cảm với sự thay đổi, cai sữa ở 60 ngày tuổi mỗi ngày ăn được 344g, cai sữa 45 ngày tuổi mỗi ngày ăn 571g, cai sữa 35 ngày tuổi mỗi ngày ăn được 604g thức ăn tinh (Lê Thị Dình (2008))
2.3.7 Trọng lượng cai sữa
Theo yêu cầu của Pond (1974) (trích từ Lê Thị Dình (2008)), heo con cai sữa 28 ngày tuổi trọng lượng đạt ít nhất là 6,8kg Theo Võ Ái Quấc (1996), heo càng đạt trọng lượng cao lúc cai sữa thì càng có được hệ thống tiêu hóa và miễn dịch phát triển hơn, càng có khả năng đề kháng với stress và khả năng tăng trọng tốt hơn trong thời kì sau cai sữa
2.4 Nhu cầu dinh dưỡng của heo con
Bảng 3: Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho heo con Trọng lượng heo (kg)
Chỉ tiêu 5 - 10 10 - 30
Dự kiến tăng trọng hàng ngày (kg/ngày) Yêu cầu thức ăn (kg/ngày)
Tỷ lệ thức ăn với khối lượng heo (%) Protein thô (g/ngày)
Năng lượng tiêu hóa (MJ/ngày) Canxi (g)
Photpho tổng số (g) Photpho dễ hấp thụ (g) Natri (g)
Clo (g) Kali (g)
Trang 15Magiê (g) Sắt (mg) Kẽm (mg) Đồng (mg) Iốt (mg) Selen (mg) 0,25 0,38 5,1 84 5,9 3,1 2,3 1,7 0,4 0,3 1,1 0,2 38 38 2,3 0,05 0,12 0,55 1,05 5,3 190 15 6,9 5,8 3,7 1,1 0,8 2,7 0,4 84 84 5,3 0,15 0,26
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-10- Vitamin A (IU)
Vitamin D (IU) Vitamin E (IU) Vitamin K (mg) Thiamin (mg)
Trang 16Riboflavin (mg) Cholin (mg) Vitamin B12 (mg) Biotin (mg) 840
80 6,1 0,2 0,38 1,34 190 6,7 0,02 1840 210 11,6 0,5 1,05 3,16 420 15,8 0,05
(Viện Chăn Nuôi Quốc Gia, 1995) 2.4.1 Nhu cầu năng lượng
Heo sơ sinh đòi hỏi được cung cấp năng lượng lập tức ngay sau khi sinh vì giảm glucose huyết và đó là nguyên nhân chủ yếu gây chết ở heo sơ sinh (Trần Thị Dân (2006))
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), để có cơ sở bổ sung năng lượng cho heo con cần căn cứ vào mức năng lượng được cung cấp từ sữa mẹ và nhu cầu của heo con, từ đó quyết định mức bổ sung cho heo con
Bảng 4: Nhu cầu năng lượng của heo con bú sữa ngày đêm Năng lượng
cung cấp từ Tuần
tuổi Khối lượng heo (kg) Tăng trọng 1 ngày đêm (g)
Nhu cầu năng lượng 1 ngày đêm (Kcal) Sữa mẹ (kcal)
Trang 17Thức ăn (kcal)
Sự cung cấp năng lượng tinh theo sữa mẹ (%) 1
2 3 4 5 6 7 8 2 3,5 5,4 7,9 10,9 13,6 16,3 20,4 172 227 295 263 481 476 450 522 750 1110 1530 2100 2650 3100 3500 4000 810 1050 1125 1125 1125 1055 480 740
Trang 18405 975 1525 2045 2660 3260 108,0 95,0 73,5 53,0 42,4 34,0 24,0 18,5
Theo Trương Lăng (2003), protein là nguyên liệu cấu tạo tế bào Cơ chứa đến 30 - 35 % protein Protein do thức ăn đưa vào Phải tính protein tiêu hóa của từng loại thức ăn trên đơn vị thức ăn tiêu chuẩn hàng ngày Heo nái có thai cần 80 - 90g protein tiêu hóa / ĐVTĂ Heo nái nuôi con 100 - 110g, heo con tập ăn từ 120 - 130g protein tiêu hóa / ĐVTA Trong protein có nhiều acid amin Có 2 loại acid amin: loại thay thế và loại không thay thế được Loại không thay thế được, cơ thể heo không tổng hợp được phải lấy từ thức ăn vào là: lysine, tryptophan, threonine, phenylalanine, methionine, leucine, isoleucine, arginine, histidine, valine Thiếu một trong những acid amin này là protein giá trị không hoàn toàn Thiếu tryptophan heo con ngừng sinh trưởng, thể trọng giảm, hiệu quả sử dụng thức ăn kém Nhất là thiếu lisine, lysine là acid amin giới hạn số một của heo, giúp tổng hợp thịt nạc Phải cân bằng để tạo ra “protein lý tưởng” với hàm lượng tối đa lysine và các acid amin khác để tăng năng suất gia súc
Bảng 5: Nhu cầu amino acid hàng ngày của heo cho ăn tự do (90% VCK) Thể trọng heo (kg)
Chỉ tiêu
5 - 10 10 - 20 20 - 50 Arginine
Histidine Isoleucine Leucine Lysine Methionine
Methionine + Cystine Phenylalanine
Trang 19Phenylalanine + Tirosine Threonine
Tryptophan Valine 2,7 2,1 3,7 6,6 6,7 1,8 3,8 4,0 6,2 4,3 1,2 4,6 4,6 3,7 6,3 11,2 11,5 3,0 6,5 6,8 10,6 7,4 2,1 7,9 6,8 5,6 9,5 16,8 17,5 4,6 9,9 10,2 16,1 11,3 3,2 11,9
Trang 20độ trao đổi chất và năng lượng cao Sau khi ra khỏi cơ thể mẹ, nguồn năng lượng mất từ mẹ đột ngột, làm thân nhiệt heo con giảm xuống đột ngột Khi mới sinh thân nhiệt heo con đạt 38,9 - 39,1o
C, 30 phút sau giảm xuống 36,7 - 37,1oC Vì vậy trong
vòng 1 giờ sau khi sinh, nếu heo con được bú sữa đầu thì 8 - 12 giờ sau, thân nhiệt heo con sẽ được ổn định Qua nhiều tài liệu cho thấy, nhu cầu về năng lượng của heo con gồm có nhu cầu về duy trì và nhu cầu sinh trưởng, phát triển Để đáp ứng được nhu cầu năng lượng của heo con, người ta thường dùng cám gạo, bột mì, cao lương, những sản phẩm này có giá trị năng lượng cao (2742, 3147, 3035 kcal/kg ), lại vừa có hàm lượng protein cao (80, 106, 66 gam) Trong khẩu phần của heo có thể dùng đến 50 - 60% loại thức ăn này (Đào Trọng Đạt et al., 1999)
2.4.4 Nhu cầu vitamin
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), ở giai đoạn này heo con nhận vitamin chủ yếu từ heo mẹ, sữa mẹ hầu như đã đáp ứng đủ nhu cầu của heo con
Theo Trương Lăng (2000), cơ thể heo con cần vitamin cho sự phát triển và phòng ngừa bệnh tật, như: vitamin A, vitamin B1, B12, vitamin C… tác dụng và hậu quả khi heo con thiếu các vitamin như sau: Vitamin A: Trong bào thai, thiếu vitamin A heo con có thể bị mù Hàng ngày heo con cần 2 - 300 đơn vị vitamin A cho 1 kg thể trọng Nếu dùng caroten thì cần 55 - 60 mg (tính trên 1 kg vật chất khô của khẩu phần) Heo con dưới 10 ngày tuổi, không có khả năng chuyển hóa caroten thành vitamin A Heo con 20 ngày tuổi mới chuyển hóa được 25 - 30 % Trong sữa đầu, vitamin A gấp 6 lần so với sữa thường, nên nhất thiết phải cho heo con bú sữa đầu để nâng hàm lượng vitamin A trong cơ thể; Vitamin nhóm B gồm: B1, B2, B5,B6, B12, colin, biotin: B1 tham gia quá trình trao đổi chất, chống viêm dây thần kinh, khử cacboxit của axit piruvic Thiếu B1 heo con bị phù, viêm dây thần kinh, suy tim; B2 tham gia oxy hóa hoàn nguyên, oxy hóa đường, axit amin, axit lactic; tham gia sự hô hấp của mô bào, vận chuyển hydro, tham gia quá trình tạo hemoglobin, vào sự hình thành axit clohydric của dịch vị và muối mật Thiếu B2 viêm da, rụng lông, ỉa chảy, nôn mửa, kém sinh trưởng Heo con cần 0,8 - 1,2 mg cho 1 kg vật chất khô; Vitamin D: vitamin D tham gia trao đổi Ca - P Thiếu vitamin D gây thiếu khoáng, còi xương Hàng ngày cần 12 - 15 IU cho 1 kg thể trọng Cho heo con vận động dưới ánh nắng mặt trời để cơ thể tổng hợp được vitamin D; Vitamin E: tham gia quá trình trao đổi protein và chuyển axit amin, axit nuclêic Heo nái thiếu vitamin E thì PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-13-
cơ bắp, cơ tim của thai phát triển kém, thoái hóa tim gan Heo nái cần 150 - 160 mg/ 100kg thể trọng
Bảng 6: Nhu cầu dinh dưỡng của heo đang tăng trưởng Chỉ tiêu Heo 5-10kg Heo 10-20kg
DM (MJ/kg) CP (g/kg) Lysine (g/kg) Met + cys (g/kg) Trp (g/kg) Ca (g/kg) P (g/kg)
Trang 21NaCl (g/kg) Mg (g/kg) Mn (mg/kg) Zn (mg/kg) Fe (mg/kg) Cu (mg/kg) I2 (mg/kg) Se (mg/kg)
Vitamin A (UI/kg) Vitamin D3 (UI/kg) Vitamin E (mg/kg) Biotin (mg/kg) Vitamin B2 (mg/kg) Vitamin B1 (mg/kg) Vitamin B12(mg/kg) Acid pantothenic (mg/kg) Cholin (mg/kg)
13,5 220 13 7 2 7 6 5 0,4 20 100 100 10 0,14 0,15 6000 2500 10 0,3 5 1,3 18 15 500 13 190 10 5 1,9
Trang 227 6 5 0,4 20 100 100 7 0,14 0,15 6000 2000 10 5,3 4 1,1 15 10 500
Theo Cunha (1980), nhu cầu Ca/P của heo có trọng lượng 5-10 kg là 0,8%/0,6% khẩu phần; 10-20 kg là 0,65%/0,50% khẩu phần
Khoáng đa lượng
Ca và P là hai nguyên tố có vai trò rất quan trọng trong hình thành xương Nếu không cung cấp sẽ có nguy cơ dẫn đến hiện tượng còi xương Mức cung cấp trong khẩu phần đối với canxi là 0,8 % so với vật chất khô khẩu phần, còn đối với photpho là 0,6 % so với vật chất khô khẩu phần Nguồn bổ sung chủ yếu sử dụng bột xương (bổ sung cả canxi và photpho), vôi bột hay bột đá (bổ sung canxi) (Trương Lăng (2000))
Natri và Clo: Na cùng với Cl điều hòa sự thẩm thấu của tế bào, cân bằng inm cân bằng acid-base trong máu và thể dịch Hàm lượng muối Nacl trong thức ăn biến đổi từ 0,3 – 1% tùy theo lứa tuổi và tùy giống heo nuôi Heo con cần ít muối hơn heo lớn, heo nái tiết sữa cần nhiều muối hơn heo nái chửa, heo giốngnội thích ăn mặn hơn heo giống ngoại nhập Thiếu Na và Cl trong khẩu phần làm giảm tính thèm ăn, con vật sút cân, gầy yếu và giảm sức sản xuất (cho sữa), nhưng hiếm khi xảy ra
Trang 23Tuy nhiên khẩu phần thừa Na, Cl thì lại gây độc, heo bị tiêu chảy nặng, da lông xơ xác, chậm lớn (Võ Văn Ninh (2001))
Magie: Mg là cũng là một yếu tố trong nhiều hệ enzym và là một yếu tố cấu thành của xương, nó cũng giữ vai trò quan trọng trong sự dẫn truyền thần kinh Khi thiếu Mg, con vật bị kích động mạnh, co cơ, miễn cưỡng khi đứng, yếu cổ chân, mất cân bằng và co giật cho đến chết Thừa Mg, heo bị tiêu chảy Đối với heo thức ăn thường cung cấp đủ cho nhu cầu (Trần Thị Dân (2004))
Kali: K là chất khoáng có nhiều, đứng hàng thứ 3 trong cơ thể của heo, chỉ sau Ca và P và là khoáng chất có nhiều nhất trong trong tế bào cơ K tham gia cân bằng chất điện phân và hoạt động cơ thần kinh Nó cũng là cation đơn hóa trị để cân bằng anion bên trong tế bào và là một phần của cơ chế sinh lý bơm Na-K Các triệu PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-15-
chứng thiếu K bao gồm chán ăn, xù lông, gầy yếu, không hoạt động, nhịp tim giảm (Việt Chương và Nguyễn Việt Thái (2005))
Khoáng vi lượng
Fe và Cu là hai nguyên tố bị hạn chế trong quá trình tạo sữa Cho nên cần phải cung cấp trong khẩu phần heo con Hai yếu tố này chủ yếu tham gia vào quá trình tạo máu cho heo con Lượng sắt bổ sung vào khẩu phần ở mức 80 ppm (phần triệu) Sắt được bổ sung ở dạng FeSO2 (FeSO4, 7H20) Tuy nhiên, hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt thường xãy ra rất sớm, bởi vậy để khắc phục hiện tượng cần phải thực hiện bổ sung sắt bằng cách sử dụng dextran sắt tiêm cho heo con Thông thường 1 ml dextran Fe chứa từ 100 đến 150 mg Fe Tiến hành tiêm lần thứ nhất vào ngày thứ 3 sau khi đẻ và có thể tiêm lần thứ 2 vào ngày thứ 13 Phương pháp này rất đơn giản và mang lại hiệu quả cao Phương pháp bổ sung sắt khác: Tạo ra dung dịch bao gồm: 500g FeSO4 + 75g CuSO4 + 3 lít nước Hàng ngày bôi dung dịch này vào vú mẹ Hoặc đất sét sạch vào máng tập ăn cho heo con và thay hàng ngày, cũng có thể bổ sung được sắt cho heo con Đồng (Cu) chỉ cần một lượng rất nhỏ bổ sung vào khẩu phần cho heo con với mức từ 6-8 ppm Song đối với heo con bú sữa lượng đồng có thể bổ sung vào khẩu phần với lượng từ 125 đến 250 ppm đem lại tốc độ sinh trưởng cao hơn Dạng bổ sung: CuSO4, 5H2O, CuO, CuCO3 (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007))
Mangan: Chức năng của Mn như thành phần của một số enzym tham dự trong quá trình trao đổi chất của tinh bột, chất béo và protein Mn cần cho việc tổng hợp Chondroitin sulfate, một thành phần của Mucopolysaccharide trong chất hữu cơ của xương Cho ăn kéo dài khẩu phần chỉ có 0,5ppm Mn dẫn đến phát triển xương không bình thường, tích mỡ tăng, chu kỳ động dục không bình thường hoặc mất hẳn, thai bị hấp thụ, heo sinh ra yếu, nhỏ, sữa giảm (Trần Cừ (1972))
Kẽm: Là một thành phần của nhiều enzym chứa kim loại như: Synthetase và
Transferase AND và ARN, các enzym tiêu hóa và được liên kết với hormon Insulin Vì vậy chất này đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất củq protein, lipid và carbohydrate Heo đực giống thường cần nhiều Zn hơn heo nái và heo thịt, nái mang thai, nái nuôi con cần nhiều Zn hơn nái khô.Các triệu chứng thiếu Zn bao gồm: sừng hóa da, giảm tốc độ và hiệu quả tăng trưởng, mất tính hèm ăn, rối loạn về xương…Ngược lại, khẩu phần có từ 2000 – 4000ppm có thể gây ngộ độc, triệu trứng ngộ độc Zn là viêm khớp, viêm dạ dày…(NRC, 1998)
2.4.6 Nhu cầu lipid
Trang 24Ở heo, năng lượng do lipid cung cấp chỉ chiếm 10-15% Phần lớn được dự trữ dưới da, quanh nội tạng, lipid được hấp thu ở ruột non Heo con tiêu hóa lipit cao hơn heo lớn, vì lipid của heo con bú sữa chủ yếu ở dạng nhủ hóa Lipid nhiều, heo ỉa PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-16-
chảy Nếu gluxit và lipid không cân bằng xảy ra các thể xêtôn trong quá trình oxy hóa Bình thường ceton trong máu đạt 1 - 2 mg%, nhưng khi dùng mỡ làm nguồn năng lượng chủ yếu thì ceton tăng lên 200 - 300 mg% gây hiện tượng ceton huyết, đến ceton niệu Cơ thể heo bị toan huyết, heo con chết trong trạng thái hôn mê, vì vậy trừ sữa mẹ ra, thức ăn cần hàm lượng mỡ thấp (Trương Lăng (2003))
2.4.7 Nhu cầu nước
Nước có chức năng chính tạo hình cơ thể thông qua hình thể tế bào và giữ vai trò tối quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ cơ thể Mặc dù trong 3 tuần đầu heo thường ăn ít thức ăn ăn vào, song lượng đó sẽ ít hơn nếu không cung cấp đủ nước uống cho heo (NRC, 2000)
Nước chiếm 50-60% trọng lượng cơ thể Trong máu, sữa, nước chiếm đến 80 - 95% Cơ thể mất 10% nước sẽ gây rối loạn chức năng trao đổi chất Nếu mất 20% lượng nước cơ thể , heo con sẽ chết (Trương Lăng (2003))
2.5 THỨC ĂN – DINH DƯỠNG 2.5.1 Đặc điểm của thức ăn hỗn hợp
Thức ăn hỗn hợp có nhiều tác dụng trong việc nâng cao năng suất chăn nuôi, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và rất tiện lợi khi cho ăn Có nhiều loại thức ăn qua chế biến rồi phối hợp lại với nhau là tăng giá trị dinh dưỡng của khẩu phần, hỗn hợp thức ăn cân đối sẽ tạo nên sự cân bằng về acid amin, cân bằng về chất khoáng, vitamin phù hợp với nhu cầu của gia súc Trong đó cân bằng acid amin có ý nghĩa rất lớn, nó cung cấp đủ cho nhu cầu tổng hợp protid tổng, cân bằng chất khoáng Ca và P có ảnh hưởng đến sự tích luỹ khoáng và quá trình tạo xương, răng và các quá trình trao đổi chất khác (Nguyễn Hữu Mạnh (2007))
Cân bằng giữa các chất cung cấp nhiệt năng và protid có lợi cho sinh sản, tích lũy các sản phẩm của gia súc
2.5.2 Thức ăn hỗn hợp dạng bột
Thức ăn hỗn hợp dạng bột có kích thước rất nhỏ, được bao gói có ghi rõ thành phần, công thức và thời gian sử dụng, cách dùng và bảo quản (Nguyễn Hữu Mạnh (2007))
2.5.3 Thức ăn hỗn hợp dạng viên
Theo Nguyễn Hữu Mạnh (2007), thức ăn hỗn hợp dạng viên là loại thức ăn hỗn hợp hoàng chỉnh và được đóng viên, là loại thức ăn rất phổ biến trong chăn nuôi, đối với heo thức ăn dạng viên có tác dụng rất tốt cho tăng trọng và tiết kiệm được thức ăn do hao hụt khi cho ăn Thức ăn hỗn hợp dạng viên có những ưu điểm như: Gia tăng tính ngon miệng giứp lượng ăn vào nhiều hơn, tăng trọng cao hơn, hệ số chuyển hóa PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-17-
thức ăn tốt hơn, khả năng tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tiết kiệm, dễ sử dụng và bảo quản
2.5.4 Lợi ích của thức ăn viên so với thức ăn bột
Ít hao hụt trong thời gian tồn trữ và vận chuyển do không thất thoát dạng bụi Ít hao phí thức ăn và heo thích ăn, do đó không bị thừa
Thức ăn qua xử lý nhiệt nên mầm bệnh bị tiêu diệt phần nào
Trang 25Mức tiêu hóa cao hơn do nhiệt và hơi nước nóng đã hồ hào một phần tinh bột giúp cho các phân tố hóa trong đường tiêu hóa dễ tác dụng hơn (Võ Ái Quấc (1995)) Thức ăn dạng viên có tốc độ tăng trưởng tăng 3-6%, giảm mức ăn vào 1-3%, hiệu suất sử dụng tăng từ 5-8%
Tuy nhiên, thức ăn viên có dạng bất lợi là chi phí xuất cao hơn so với thức ăn bột do công đoạn ép viên và hao tốn một phần vitamin cũng như có nguy cơ loét dạ dày của heo
2.6 CHĂM SÓC HEO CON CAI SỮA 2.6.1 Chuồng úm heo con cai sữa
Sau 28 ngày tuổi heo con tự sống bằng thức ăn nên cần có chuồng riêng để cai sữa sớm Chuồng chia ra từng ngăn nhỏ 100-150 cm Độ rộng của chuồng là 2m Sau cai sữa nên nhốt riêng heo con theo trọng lượng, nuôi theo nhóm thì heo con sẽ phát triễn đồng đều hơn
Hiện nay theo kinh nghiệm của nhiều cơ sở chăn nuôi thì cai sữa heo con 28 ngày là thích hợp nhất Thành của chuồng úm cao 85cm để heo con không nhảy ra ngoài được, sàn chuồng làm bằng vĩ sắt, giữa các thành sàn có khe hở 0,8-1 cm, độ cao của sàn so với mặt đất khoảng 60 cm Mỗi chuồng úm nên có máng uống đặt cách sàn chuồng 25cm, có thể dùng máng uống tự động Heo con cai sữa lúc 28 ngày tuổi là 7 kg đến 60 ngày tuổi đạt tối đa 18-20 kg Sau 60 ngày tuổi chuyển heo con sang chuồng nuôi heo hậu bị và heo thịt (Trương Lăng (2000))
2.6.2 Cách chăm sóc
Heo con cai sữa có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận, sức sản xuất của heo trong giai đoạn sao này Những heo con khỏe mạnh, lanh lợi thì ăn mạnh và dễ dàng phù hợp trong điều kiện cai sữa
Cai sữa là thời gian rất khó cho heo con vì nó chịu ảnh hưởng lớn đối với stress do việc thay đổi dinh dưỡng từ sữa mẹ đến thức ăn khô Một vần đề tránh stress trong giai đoạn cai sữa là sữ dụng thức ăn và chăn sóc đúng đắn
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-18-
Thức ăn giai đoạn này rất quan trọng vì heo không có bú sữa mẹ Về thành phần dinh dưỡng giống như thức ăn cho heo tập ăn trong thời kỳ bú mẹ
Thiết lập chế độ dinh dưỡng cho heo con cai sẵ dựa trên cơ sở dinh dưởng nhằm mục đích tăng trọng nhanh, giảm giá thành thức ăn, khẩu phần gồm những chất cơ bản: sữa dễ tiêu, CP vào khoảng 18-20%, Lysine 1,3% Khi heo đạt tăng trọng cao hơn ta giảm khẩu phần protein xuống và năng lượng vào khoảng 3400 DE kcal/kg thức ăn
Việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn có vai trò quan trọng, được nhiều tác giả công nhận Khi sử dụng kháng sinh cho heo con cai sữa trong thức ăn sẽ tăng tốc độ tăng trưởng, tăng khả năng sử dụng thức ăn, giảm tỉ lệ chết, việc ảnh hưởng thức ăn viên làm tăng tốc độ phát triển của heo
Không để cho heo con bị tiêu chảy Tiêu chảy không những heo không lớn mà còn bị sút cân, ốm yếu, dễ mắc bệnh phụ nhiễm
Nguyên nhân gây tiêu chảy là do thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại
Trong ruột heo có một quần thể gồm hàng triệu vi khuẩn, vi khuẩn này không có hại mà có lợi sống cân bằng tự nhiên với chủ của chúng Khi sự cân bằng này bị rối loạn thì những vi khuẩn vô hại bắt đầu trở nên có hại đồng thời trong điều kiện đó cũng dễ bị nhiễm bệnh do một trong các loại vi khuẩn có hại luôn ở chung quanh
Trang 26heo Cai sữa là thời điểm mà sự cân bằng dể bị rối loạn Trước khi cai sữa, heo con sống bằng một khẩu phần gần như hoàn hảo, ấm nóng, có khả năng tiêu hóa hoàn toàn được phân phối trực tiếp (qua thức ăn sớm và bú mẹ) khoảng 18 lần trong ngày, một chế độ dinh dưỡng lý tưởng
Lúc cai sữa, chúng đột ngột mất điều kiện này, thay vào đó toàn thức ăn thực vật khô tương đối khó tiêu hóa Thường khi cai sữa, cho heo con nhịn đói một ngày, chỉ cho uống nước Do đó, một vài ngày chúng sục sạo tìm thức ăn và nhận thấy thức ăn khô cũng ăn được, ăn ngon và ăn nhiều hơn để bù cho lúc trước Kết quả trong vòng ít ngày toàn bộ trạng thái của ruột thay đổi hẳn, lúc này vi khuẩn có hại chóp thời cơ nổi lên Heo nào không chống nổi stress lúc cai sữa sẽ bị tiêu chảy (Trương Lăng, Nguyễn Văn Hiền (2000))
Phương pháp hạn chế tiêu chảy heo con do E.coli Một yếu tố ảnh hưởng liên kết với E.coli là sự thay đổi thức ăn đột ngột, heo con có thể ăn hết thức ăn sau đói bụng và ăn nhiều từ đó dẫn đến tiêu chảy Thành phần thức ăn cũng quan trọng, thức ăn phải có chất lượng cao
Cho heo ăn nhiều lần, ngày đêm ít nhất 8 lần, tránh rơi vãi nhất là cho ăn mỗi lần một ít vừa đủ no, không để thức ăn thừa trong máng Dùng thức ăn viên tốt nhất, không trộn với nước
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-19-
Môi trường xung quanh không ô nhiễm, thoáng khí, không nóng nực, mật độ thích hợp sẽ làm cho heo sống thoải mái, ăn nhiều không bệnh tật
Về môi trường ảnh hưởng, heo con có bề mặt tiết diện lớn hơn nữa khă năng giữ nhiệt thấp nên chịu nhiều ảnh hưởng của nhiệt độ, nhiệt độ thích hợp la 27-280C,
chênh lệch 20
C Có thể dùng phương pháp tấc cả cai sữacungf một lúc và sưởi ấm
chuồng trại trước khi cai sữa Tốc độ gió cũng hạn chế, điều kiện ẩm ướt cũng nên tránh Song mật độ nuôi cũng được phân bố đúng mức: từ 5-14kg cần 0,15 m2; 18
2.7 CÔNG TÁC THÚ Y 2.7.1 Phòng bệnh
Theo Nguyễn Thanh Sơn (2005), nguyên tắc chung về vệ sinh phòng bệnh bao gồm: Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi: Nên có khu vực nuôi và chuồng phù hợp với các loại heo và độ tuổi khác nhau Cần giữ cho chuồng trại luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông Thường xuyên quét dọn, định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi, cọ rửa và tiêu độc máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi như cuốc, xẻng, ủng, quần áo bảo hộ, Sau mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng khoảng 3-5 ngày trước khi nuôi lứa mới Heo mới mua về phải cách ly ở khu vực riêng từ 15-20 ngày trước khi nhập đàn Phân, rác và chất thải trong chuồng cần được thu gom