Trong đường ruột của gia súc non, hệ vi sinh có lợi - vi sinh vật đốikháng với vi khuẩn gây bệnh chưa hình thành, chức năng tiêu hoá chưa thànhthục, môi trường sống, điều kiện ngoại cảnh
Trang 1Lời cảm ơn
Khóa luận tốt nghiệp là một học phần có số đơn vị học phần là 10 tín chỉ Nó là quá trình thực hành hóa những kiến thức về chuyên ngành mà sinh viên tích lũy được trong suốt khóa học Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, cá nhân tôi đã gặp một số khó khăn nhất định Nhưng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để tôi có thể vượt qua và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Trước hết, tôi xin cảm ơn các thầy cô trường Đại học Nông lâm Huế Đặc biệt, là các thầy cô trong khoa Chăn nuôi – Thú y đã trực tiếp truyền đạt cho tôi những kiến thức cần thiết để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận này.
Tiếp theo, tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban quản lý cùng các
cô, các chú, các anh chị em công nhân trại chăn nuôi Vĩnh Tân 2 Trong quá trình thực tập, tôi đã được mọi người chỉ bảo, giúp đỡ tận tình Họ truyền dạy cho tôi những kinh nghiệm quý báu mà khó có thể
có được trên giảng đường đại học.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo ThS Bùi Thị Hiền Người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình của tôi đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể an tâm học tập, hoàn thành bài khóa luận Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn những người bạn của tôi Các bạn
đã ở bên cạnh tôi, giúp đỡ tôi những khi tôi gặp khó khăn nhất.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài khóa luận này không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được sự nhận xét, góp
ý của thầy cô giáo để bài khóa luận hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 23 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Lê Quang Dương
Trang 2DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của các loại cám được sử dụng trong trại 26Bảng 2.2 Chương trình cho ăn đối với nái mang thai 27Bảng 2.3 Chương trình cho ăn đối với nái trước khi đẻ 27Bảng 2.4 Lịch trình tiêm vaccine cho lợn tại trại Vĩnh Tân 2 28Bảng 4.1 Tỷ lệ lợn con theo mẹ mắc hội chứng tiêu chảy tại trại Vĩnh Tân 2 34Bảng 4.2 Quy trình điều chỉnh nhiệt độ quạt thông gió trong trại đẻ 37Bảng 4.3 Quy trình chăm sóc lợn con theo mẹ 41
Trang 3DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Trại Vĩnh Tân 2 chụp từ ảnh vệ tinh 24
Hình 2.2 Cám HI-GRO 567S 26
Hình 2.3 Cám HI-GRO 550S 26
Hình 4.1 Phân lợn con bị tiêu chảy 35
Hình 4.2 Sơ đồ mặt cắt trại nái đẻ 36
Hình 4.3 Thuốc sát trùng Omnicide 38
Hình 4.4 Trại đẻ sau khi tổng vệ sinh 40
Hình 4.5 Chế phẩm CTC 40
Hình 4.6 Sorbitol (màu hồng) 40
Hình 4.6 Bột Mistral 41
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Chú giải tiếng anh Chú giải tiếng việt
C perfringens Clostridium perfringens
con
Trang 5MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Khái niệm về hội chứng tiêu chảy 3
2.2 Tình hình nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy trên thế giới và ở Việt Nam 3
2.2.1 Trên thế giới 3
2.2.2 Ở Việt Nam 4
2.3 Đặc điểm sinh lý của lợn con 7
2.3.1 Đặc điểm tiêu hoá của lợn con 7
2.3.2 Đặc điểm thích ứng của lợn con 7
2.3.3 Hệ vi sinh vật đường ruột ở lợn con 8
2.3.4 Khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn con 9
2.4 Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn 10
2.4.1 Do điều kiện ngoại cảnh bất lợi 10
2.4.2 Do chế độ nuôi dưỡng không hợp lý 11
2.4.3 Do ký sinh trùng 11
2.4.4 Do virus 11
2.4.5 Do vi khuẩn 12
2.4.6 Do nấm mốc 13
2.4.7 Ảnh hưởng của điều kiện chuồng trại 13
2.4.8 Ảnh hưởng của độ ẩm chuồng nuôi đến hội chứng tiêu chảy ở lợn 14
2.5 Bệnh lý lâm sàng của hội chứng tiêu chảy 14
2.5.1 Cơ chế sinh bệnh 14
2.5.1.1 Rối loạn tiết dịch mật 15
2.5.1.2 Rối loạn tiết dịch vị 15
Trang 62.5.1.3 Rối loạn tiết dịch ruột 15
2.5.1.4 Rối loạn co bóp ruột 15
2.5.2 Triệu chứng của bệnh 16
2.5.3 Bệnh tích của bệnh 17
2.6 Những kết quả nghiên cứu về phòng và trị tiêu chảy ở lợn 17
2.6.1 Những nghiên cứu về phòng tiêu chảy 18
2.6.1.1 Phòng tiêu chảy bằng các biện pháp kỹ thuật 18
2.6.1.2 Phòng bệnh bằng vaccine 19
2.6.1.3 Phòng bệnh bằng chế phẩm sinh học 20
2.6.2 Những nghiên cứu về điều trị tiêu chảy 21
2.6.2.1 Điều trị hội chứng tiêu chảy bằng kháng sinh 22
2.6.2.2 Điều trị hội chứng tiêu chảy bằng chế phẩm sinh học 23
2.7 Tình hình chăn nuôi tại trại Vĩnh Tân 2 24
2.7.1 Quy mô chăn nuôi 24
2.7.2 Hệ thống chuồng trại 25
2.7.3 Thức ăn được sử dụng 26
2.7.3.1 Lợn nái mang thai 26
2.7.3.2 Giai đoạn trước khi đẻ 27
2.7.3.3 Giai đoạn sau khi đẻ 27
2.7.4 Thuốc và vaccine 28
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.30 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30
3.2 Đối tượng 30
3.3 Nội dung 30
3.4 Vật liệu 30
3.5 Phương pháp nghiên cứu 33
3.5.1 Phương pháp điều tra 33
3.5.2 Phương pháp xử lý số liệu 33
Trang 7Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 Tỷ lệ lợn con theo mẹ mắc hội chứng tiêu chảy tại trại Vĩnh Tân 2 34
4.2 Công tác phòng bệnh trong trại đẻ 35
4.2.1 Về chuồng trại 35
4.2.2 Về vệ sinh tiêu độc, khử trùng 37
4.2.3 Về chăm sóc, nuôi dưỡng 39
4.3 Công tác điều trị hội chứng tiêu chảy 42
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43
5.1 Kết luận 43
5.2 Kiến nghị 43
Phần 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 Phần 7 PHỤ LỤC
Trang 8Phần 1 MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi là một phần của hệ thống nông nghiệp Việt Nam, khi mà tỷtrọng ngành nông nghiệp đang dần giảm xuống thì chăn nuôi vẫn sẽ giữ vaitrò quan trọng góp phần phát triển kinh tế Trong đó, chăn nuôi lợn đóng vaitrò chủ yếu trong phát triển ngành chăn nuôi của Việt Nam Trong 5 năm gầnđây, sản lượng thịt lợn chiếm 76% sản lượng thịt hơi các loại Sản phẩm thịtlợn là sản phẩm quen thuộc và không thể thiếu đối với người Việt Nam, nó đãtrở thành loại thức ăn phổ biến nhất so với những loại thịt khác trên thị trườngnhư thịt bò, thịt trâu, thịt gà, tôm , cua .v.v…Theo kết quả điều tra01/10/2014 cả nước có khoảng 26,8 triệu con lợn, tăng 1,9%, trong đó đànlợn nái có 3,9 triệu con, bằng 100,1% so với cùng kỳ năm trước [3] Hiện tạichăn nuôi lợn khá thuận lợi do giá lợn hơi tăng và dịch lợn tai xanh khôngxảy ra đã kích thích người chăn nuôi đầu tư tái đàn Sản lượng thịt lợn hơixuất chuồng 6 tháng đầu năm ước tính đạt 1963,3 nghìn tấn, tăng 1,65% sovới cùng kỳ năm trước Chính vì thế ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam trongnhững năm qua đã góp phần chủ đạo vào việc đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡngcho người dân, đặc biệt là người dân ở nông thôn Việt Nam
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, chăn nuôi lợn với quy
mô lớn sẽ là biện pháp hiệu quả để tiết kiệm chi phí mua chất đốt và điện thắpsáng nhờ sử dụng khí biogas từ chăn nuôi lợn Chăn nuôi lợn quy mô lớn đang
là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, là tối ưu hóa lợi nhuận từ chănnuôi lợn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng
Tuy vậy, tình hình dịch bệnh trên đàn lợn ngày càng diễn biến rất phức tạp.Lợn bị bệnh ở mọi lứa tuổi với nhiều loại bệnh khác nhau và có thể bị bệnh ghéplàm cho lợn chết nhanh, chết với tỷ lệ cao; gây thiệt hại lớn về kinh tế cho ngườichăn nuôi, gây khó khăn cho công tác khám và điều trị bệnh cho con vật Đặcbiệt, lợn con sơ sinh đến 21 ngày tuổi là dễ mắc bệnh nhất vì lúc này miễn dịchchủ động của lợn con chưa có và miễn dịch chủ yếu là từ mẹ truyền sang quasữa đầu Một trong những bệnh mà lợn con hay mắc phải và gây thiệt hại lớncho người chăn nuôi là bệnh phân trắng lợn con Bệnh do nhiều nguyên nhângây ra có thể do thay đổi thời tiết, tuổi cai sữa, dinh dưỡng, vận chuyển, vi sinhvật, Bệnh này là bệnh đặc trưng đối với lợn con ở giai đoạn từ 1-3 tuần tuổi,bệnh phát triển mạnh mẽ và gây thiệt hại nghiêm trọng nhất khi lợn con ở độtuổi 10-20 ngày tuổi Bệnh này xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới đối với
Trang 9Việt Nam từ những năm trước cho tới hiện nay bệnh lợn con phân trắng vẫn phổbiến và xảy ra nhiều [23].
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước về hội chứng tiêu chảy ở lợncon và đưa ra các biện pháp phòng trị bệnh, góp phần không nhỏ trong việc hạnchế những thiệt hại do tiêu chảy gây ra ở lợn con theo mẹ Tuy nhiên sự phứctạp của cơ chế gây bệnh, những tác động phối hợp của các nguyên nhân, đặcđiểm cơ thể gia súc non… đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng các kếtquả nghiên cứu Vì thế, các giải pháp được đưa ra chưa thực sự đem lại kết quảmong muốn Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ vẫn là nguyên nhân gâythiệt hại lớn cho các cơ sở chăn nuôi lợn Do đó, việc điều tra tình hình mắc hộichứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và biện pháp phòng trị bệnh tại trại Vĩnh Tân
2 sẽ phần nào làm rõ hơn thực trạng bệnh và hiệu quả phòng trị bệnh tại cơ sởchăn nuôi Từ kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi mong muốn cung cấp cáinhìn toàn diện hơn về bệnh này
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra
tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và biện pháp phòng trị bệnh tại trại Vĩnh Tân 2”
1.2 Mục tiêu đề tài
- Xác định được tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ lúc sơ sinh đến
21 ngày tuổi tại trại Vĩnh Tân 2
- Điều tra tình hình phòng và điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ lúc
sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại Vĩnh Tân 2
Trang 10Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Khái niệm về hội chứng tiêu chảy
Tiêu chảy là một hội chứng bệnh lý đường tiêu hóa, là hiện tượng con vậttiêu nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước do rối loạn chức năng tiêuhóa (tăng cường co bóp và tiết dịch) [53], hoặc chỉ phản ánh đơn thuần sự thayđổi tạm thời của phân gia súc bình thường khi gia súc đang thích ứng với nhữngthay đổi trong khẩu phần ăn Tiêu chảy xảy ra ở nhiều bệnh và bản thân nókhông phải là bệnh đặc thù [1]
2.2 Tình hình nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1 Trên thế giới
Trên thế giới, hội chứng tiêu chảy ở lợn đã được nghiên cứu từ lâu Các tácgiả đã đi sâu nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy theo nhiều khía cạnh khác nhaubằng nhiều phương pháp khác nhau
Radostits và cs (1994) cho rằng E coli gây bệnh cho lợn là các chủng có
kháng nguyên pili và sản sinh độc tố đường ruột đóng vai trò quan trọng và phổ
biến trong quá trình tiêu chảy ở lợn Đồng thời, theo ông Salmonella cũng là
nguyên nhân chính gây ra hội chứng tiêu chảy ở lợn Hiện nay, các nhà khoa học
đã ghi nhận có khoảng 2.200 serotype Salmonella và được chia ra 67 nhóm huyết thanh dựa vào cấu trúc kháng nguyên O [72] E coli có các chủng O8, O129
,O138 ,O141, O147, O149 và O157 là nguyên nhân của yếu gây tiêu chảy ở lợn controng thời kỳ bú mẹ đã được Nagy và cs phát hiện năm 1991 [70]
Nhiều nghiên cứu khác nhau chỉ ra rằng, sự xuất hiện bệnh do Salmonella
phụ thuộc vào các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng Mỗi yếu tố bất lợi làm giảmsức đề kháng của vật nuôi đều phải coi là nguyên nhân tiên phát của sự xuất hiệnbệnh [29], [52]
Lecce (1976), Nilson (1984) nghiên cứu về virus gây bệnh đường tiêu
hoá đã xác định được vai trò của Rotavirus trong hội chứng tiêu chảy ở lợn
[69], [71]
Khoon Teng Hout (1995) đã thống kê được 11 loại virus có tác động làm
tổn thương đường tiêu hoá gây viêm ruột tiêu chảy như Adenovirus type IV,
Enterovirus, Rotavirus [13].
Trang 11Theo Bergenland (1992) trong số những mầm bệnh thường gặp ở lợn trước
và sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy có rất nhiều loại virus, 29% phân lợn bệnh tiêu
chảy phân lập được Rotavirus, 11,2% có virus TGE, 2% có Enterovirus, 0,7%
có Parvovirus [66].
Theo các tác giả Niconxki (1986) khi gia súc bị lạnh, ẩm kéo dài sẽ làmgiảm phản ứng miễn dịch, giảm tác động thực bào, do đó gia súc dễ bị vi khuẩncường độc gây bệnh [29]
Laval (1997) cho biết, thức ăn thiếu các chất khoáng, vitamin cần thiết cho
cơ thể gia súc, đồng thời phương thức cho ăn không phù hợp sẽ làm giảm sức đềkháng của gia súc và tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây hội chứng tiêu chảy [68]
2.2.2 Ở Việt Nam
Theo Nguyễn Lương (1963) Trịnh Văn Thịnh (1985) lợn bị tiêu chảythường mất nước, mất chất điện giải và kiệt sức Những lợn khỏi bệnh thườngchịu hậu quả còi cọc, thiếu máu, chậm lớn dẫn đến tỷ lệ nuôi sống thấp và tỷ
lệ chết cao Đó cũng là nguyên nhân làm cho hiệu quả chăn nuôi không cao[22], [59]
Theo Đoàn Thị Băng Tâm (1987) , Sử An Ninh (1993) , Lê Văn Tạo(1993), Phan Thanh Phượng (1995) , ở nước ta bệnh tiêu chảy xảy ra quanhnăm, đặc biệt là vào vụ đông xuân, khi thời tiết thay đổi đột ngột và vào nhữnggiai đoạn chuyển mùa trong năm [52], [28], [50], [44]
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Tuấn, Lê văn Tạo, Trần Thị Hạnh(1998) cho thấy bệnh tiêu chảy xảy ra ở mọi lứa tuổi, sơ sinh, cai sữa và cả lợnsinh sản, nhưng trầm trọng nhất là ở lợn sơ sinh đến cai sữa [64]
Trịnh Văn Thịnh (1964), Vũ Văn Ngữ (1979), Trương Quang (2005) chorằng do một tác nhân nào đó, trạng thái cân bằng của khu hệ vi sinh vật đườngruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loại nào đó sinh sản lên quá nhiều sẽ gây rahiện tượng loạn khuẩn Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân chủ yếu gâybệnh ở đường tiêu hoá, đặc biệt là gây tiêu chảy [57], [32], [47]
Đào Trọng Đạt và cs (1996) cho biết, khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút
E coli thường xuyên cư trú trong đường ruột của lợn thừa cơ sinh sản rất nhanh
và gây nên sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, gây tiêu chảy [8]
Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (1997) tác nhân gây bệnh lợn con
phân trắng chủ yếu là E coli và nhiều loại Salmonella [18].
Trang 12Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) ở bệnh phân trắng lợn con, tác nhân
gây bệnh chủ yếu là E coli, ngoài ra có sự tham gia của Salmonella và vai trò thứ yếu là Proteus, Streptococcus [54].
Hồ Văn Nam, Trương Quang và cs (1997) khi xét nghiệm phân lợn khoẻ vàlợn bị tiêu chảy đã nhận thấy trong phân lợn thường xuyên có các loại vi khuẩn
hiếu khí: E coli, Salmonella Streptococcus, Klebsiella, Bacilus subtilis Khi lợn
bị tiêu chảy E coli, Salmonella tăng lên một cách bội nhiễm [26].
Trịnh Văn Thịnh (1985) cho rằng tác nhân gây tiêu chảy ở lợn con là E.
coli, nhiều loại Salmonella, đóng vai trò phụ là Proteus, trực trùng sinh mủ, Streptococcus [59].
Đoàn Thị Kim Dung (2004) cho biết khi lợn bị tiêu chảy số loại vi khuẩn
và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong một gram phân tăng lên so với ở lợn không bịtiêu chảy Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng
trong hội chứng tiêu chảy như E coli, Salmonella và Streptococcus tăng lên, trong khi Staphylococcus và Bacillus subtilis giảm đi [4].
Theo Nguyễn Thị Oanh (2003) lợn nuôi ở Đắc Lắc nhiễm Salmonella với
tỷ lệ 17,2%; trong đó lợn ở lứa tuổi 2- 4 tháng nhiễm Salmonella cao nhất (24,78%) Lợn khoẻ, tỷ lệ nhiễm Salmonella là 11,2%; trong khi đó ở lợn tiêu
chảy nhiễm 23,68% [37]
Tạ Thị Vịnh, Đặng Khánh Vân (1996) khi nghiên cứu E coli và
Salmonella cho biết tỷ lệ nhiễm E coli độc ở lợn bình thường là 14,66%, ở lợn
tiêu chảy tỷ lệ này là 33,84% [65]
Vũ Bình Minh, Cù Hữu Phú (1999) khi nghiên cứu về E coli ở phân lợn tiêu chảy, tỷ lệ phát hiện E coli độc trong phân là 80- 90% số mẫu xét [24].
Nguyễn Thị Nội (1985) nghiên cứu định type kháng nguyên O của 5430
chủng E coli phân lập ở lợn nuôI tại 8 tỉnh, thành phố trong cả nước cho biết
các serotype gây bệnh phổ biến ở lợn là O141, O149, O117, O147, O138, vàO139 Ngoài những chủng phổ biến trên, mỗi địa phương còn có nhữngserotype riêng biệt [36]
Lê Văn Tạo (1996) qua phân lập từ bệnh phẩm của lợn dưới 30 ngày
tuổi, đã kết luận các chủng E coli thuộc serotype kháng nguyên O thường
gây bệnh phân trắng lợn con ở các cơ sở chăn nuôi phía Bắc là O111, O86, O26
tiếp đó là O141, và O1 [51]
Trang 13Tô Thị Phượng (2006) khi nghiên cứu biến động của Salmonella và E coli
ở lợn qua các lứa tuổi cho thấy, có 100 % các mẫu phân có vi khuẩn E coli dù
lợn bị tiêu chảy hay không tiêu chảy Lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tỷ lệ
nhiễm Salmonella là 41,165%, sau đó theo độ tuổi tỷ lệ nhiễm tăng dần từ 58,33% đến 60% Khi lợn bị tiêu chảy, tỷ lệ Salmonella cũng tăng lên đáng kể,
tỷ lệ nhiễm là 81,25% ở lợn 1 – 21 ngày tuổi , 85,71% ở lợn 22 - 60 ngày tuổi và
75% ở lợn > 60 ngày tuổi Số lượng vi khuẩn Salmonella cũng tăng lên từ 13,91
triệu đến 41,48 triệu vi khuẩn/1gram phân ở lợn từ 1 đến >60 ngày tuổi [46]
Nguyễn Thị Ngữ (2005) khi nghiên cứu về E coli và Salmonella trong
phân lợn tiêu chảy và lợn không tiêu chảy cho biết: ở lợn không tiêu chảy có
83,30% - 88,29% số mẫu có E coli, 61,00% - 70,50% số mẫu có mặt
Salmonella Trong khi đó ở mẫu phân của lợn bị tiêu chảy thì có tới 93,7%
-96,4% số mẫu phân lập có E coli, và 75,0%-78,6% số mẫu phân lập có
Salmonella [35].
Phan Thanh Phượng (1996) đã xác định vi khuẩn yếm khí Clostridium
perfringens là một trong những tác nhân quan trọng gây ra hội chứng tiêu chảy ở
lợn lứa tuổi 1 đến 120 ngày ở lợn con theo mẹ, tỷ lệ mắc bệnh có thể đến 100%
và tỷ lệ chết là 60% Số lượng vi khuẩn C perfringens trong 1 gam phân lợn
tiêu chảy ở lứa tuổi 1 đến 60 ngày dao động từ 106 đến 1010 CFU, số mẫu cólượng vi khuẩn cao (108, 109, 1010) chiếm tỷ lệ 37% đến 45% ở lợn từ 60 đến
120 ngày tuổi bị tiêu chảy, những mẫu phân có số lượng vi khuẩn /1gram phân ởmức 108; 109 chiếm tỷ lệ 27,14% đến 35,71% [45]
Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004), các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh,
ẩm thay đổi bất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếpđến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứngthích nghi của cơ thể còn yếu [4]
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) thì trong những tháng mưa nhiều, độ ẩmcao lợn con bị bệnh phân trắng tăng lên rõ rệt, có khi lên đến 90 – 100% [8].Theo Phạm Khắc Hiếu và cs (1998) hệ thống tiêu hoá (dạ dày, ruột) của lợnmẫn cảm đặc biệt với stress Hiện tượng stress thường gây nên biểu hiện chán
ăn, nôn mửa, tăng nhu động ruột, có khi tiêu chảy, đau bụng [11]
Theo Sử An Ninh và cs (1981) bệnh phân trắng lợn con có liên quan đến trạng thái stress Hầu hết lợn con bị bệnh phân trắng có hàm lượng Cholesterol trong huyết thanh giảm thấp [27].
2.3 Đặc điểm sinh lý của lợn con
Trang 142.3.1 Đặc điểm tiêu hoá của lợn con
Lợn con mới sinh ra sống nhờ vào sữa mẹ, sau khi cai sữa cơ thể lợn trảiqua một quá trình thay đổi không ngừng về hình thái, cấu tạo và sinh lý của ốngtiêu hoá để thích ứng với điều kiện mới Sau khi sinh ra, ở lợn con chức năngtiêu hoá của dạ dày còn hạn chế, dễ gây rối loạn trao đổi chất mà hậu quả là rốiloạn tiêu hoá, gây tiêu chảy, còi cọc, thiếu máu và chậm lớn
Lợn con trước 1 tháng tuổi có hàm lượng HCl tự do trong dạ dày rất ít, giaiđoạn này gọi là giai đoạn thích ứng cần thiết tự nhiên giúp cơ thể thẩm thấuđược các kháng thể miễn dịch trong sữa đầu của lợn mẹ Dịch vị không có hoạttính phân giải protein mà chỉ có hoạt tính làm vón sữa đầu, albumin và globulinđược chuyển xuống ruột để vào máu Tuy nhiên, lợn con trên 14 - 16 ngày tuổitình trạng thiếu HCl ở dạ dày không còn là sự cần thiết cho sinh lý bình thườngnữa [6] Vì vậy, việc tập cho lợn con ăn sớm đã rút ngắn được giai đoạn thiếuHCl, giúp hoạt hoá hoạt động tiết dịch, tạo khả năng xây dựng nhanh chóng cácđáp ứng miễn dịch của cơ thể
Sau 20 ngày lượng sữa mẹ giảm dần trong khi nhu cầu của lợn con tăng lên
Vì vậy, lợn con rất dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng Để khắc phục tình trạngnày cần tập cho lợn con tập ăn sớm để bổ sung thêm chất dinh dưỡng, có tácdụng kích thích tăng tiết dịch, tăng hàm lượng HCl và men tiêu hóa; sự pháttriển của dạ dày và ruột để đáp ứng kịp thời với chế độ sau cai sữa
2.3.2 Đặc điểm thích ứng của lợn con
Sự thích ứng của lợn con khi thay đổi môi trường sống là rất kém Đặc biệt
ở giai đoạn lợn con chuyển từ môi trường sống trong bụng mẹ ra môi trường bênngoài, từ nuôi dưỡng qua sữa mẹ đến chế độ tập ăn sớm.Hơn nữa, sự thành thục
và thiếu hoàn chỉnh về chức năng của các cơ quan nội tạng, nhất là bộ máy tiêuhoá, liên quan mật thiết đến sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi hoặc có hạitrong ruột và sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật Quá trình tuần hoànchuyển từ tuần hoàn máu qua nhau thai sang tuần hoàn nhờ tim phổi, toàn bộmáu ở mạch máu rốn qua gan Sự cân bằng nhiệt của lợn con cũng phải tự thiếtlập để thích ứng với môi trường bên ngoài, không thể nhờ vào cân bằng nhiệtlượng của cơ thể mẹ như trong giai đoạn bào thai
Quá trình chuyển hoá, cân bằng năng lượng từ giai đoạn bào thai sang giaiđoạn sau khi sinh rất chậm, chưa thích nghi ngay nên dễ bị tác động bởi môitrường Nhờ quá trình oxy hoá mô mỡ nên lợn con điều chỉnh được thân nhiệt.Khả năng điều chỉnh thân nhiệt khác nhau ở lợn con là do mức độ phát triển
Trang 15khác nhau của mô mỡ ở từng cá thể, từng loại gia súc [6].
Lợn con có nhu cầu dinh dưỡng rất cao Axit amin là nguyên liệu chủ yếucho sự sinh trưởng và phát triển của lợn con Tốc độ sinh trưởng của gia súc nonrất nhanh, trong vòng 10 đến 14 ngày, thể trọng tăng gấp 1,3 lần; sau 2 thángtuổi khối lượng lợn con có thể tăng 14 đến 15 lần so với sơ sinh Nếu sữa mẹkhông đảm bảo đủ chất lượng, trong khẩu phần ăn thiếu đạm, sự sinh trưởng của
cơ thể sẽ bị chậm hoặc ngừng lại, khả năng chống đỡ bệnh tật rất kém nên cơ thể
dễ bị nhiễm bệnh
2.3.3 Hệ vi sinh vật đường ruột ở lợn con
Ở gia súc trưởng thành, trong đường ruột có hệ vi sinh vật có lợi thườngtrực cộng sinh có khả năng khống chế sự xâm nhập và nhân lên của các loài visinh vật khác lạ từ môi trường bên ngoài, đồng thời tham gia vào quá trình tiêuhoá hấp thu Trong đường ruột của gia súc non, hệ vi sinh có lợi - vi sinh vật đốikháng với vi khuẩn gây bệnh chưa hình thành, chức năng tiêu hoá chưa thànhthục, môi trường sống, điều kiện ngoại cảnh, chăm sóc không tốt đều là nhữngstress đối với gia súc non Khi chuyển từ bào thai sang nuôi dưỡng bằng sữa mẹ
và chế độ tập ăn, tiếp xúc thường xuyên với môi trường bên ngoài và nhất làđiều kiện không vệ sinh, vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm nhập và gây bệnhđường ruột cho gia súc non, có thể ở dạng cấp tính hay mạn tính
Ở trạng thái sinh lý bình thường, giữa cơ thể vật chủ và hệ vi sinh vật trongđường tiêu hoá cũng như giữa các loài vi sinh vật trong khu hệ vi sinh vật vớinhau luôn luôn ở trạng thái cân bằng, sự cân bằng này là cần thiết cho sức khoẻcủa vật chủ Họ vi khuẩn đường ruột là một họ lớn, bao gồm các trực khuẩn gram
âm sống trong ống tiêu hoá của người và động vật Chúng có thể gây bệnh hoặckhông gây bệnh, hiếu khí hoặc hiếu khí tuỳ tiện, bao gồm vi khuẩn sinh axit
lactic, vi khuẩn Bifidium, một số loại cầu khuẩn đường ruột có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khẩn Salmonella, Proteus vulgaris và các loại vi khuẩn sinh thối rữa,
vi khuẩn Lactobacillus, Bacilus subtilis Ở gia súc sơ sinh, chưa hình thành hoặc
hình thành không ổn định hệ vi sinh vật có lợi này, có nghĩa là chưa có vi khuẩn
ức chế và tiêu diệt sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hoá
Con vật ở trạng thái sinh lý bình thường khi mà hệ vi sinh vật đường ruột
có sự cân bằng Điều này có được do sự tương tác giữu vi sinh vật, môi trườngđường tiêu hóa và giữa các vi sinh vật trong khu hệ vi sinh vật đường ruột vớinhau Mỗi loài khác nhau ở các vị trí khác nhau của đường tiêu hóa cũng sẽ có
số lượng khác nhau và ổn định Nguyễn Như Thanh và cs (2001) cho biết bình
Trang 16thường trong ruột của động vật trưởng thành trong chất chứa ở tá tràng có từ 103
đến 106 vi khuẩn /1gram, ở hồi tràng là 108 đến 1010 vi khuẩn/1gram, ở ruột giàkhoảng 1011 vi khuẩn /1gram [54]
Theo Lê Khắc Thận (1974), Nguyễn Tài Lương (1982) những vi khuẩnđường ruột giữ chức năng nhất định trong quá trình tiêu hóa và có vai trò sinh lýquan trọng đối với cơ thể Ở trạng thái sinh lý bình thường giữa cơ thể và hệ visinh vật đường tiêu hoá luôn ở trạng thái cân bằng và sự cân bằng này là cầnthiết cho cơ thể vật chủ [56], [21]
Theo Vũ Văn Ngữ (1979), vi khuẩn trong đường ruột giữ vai trò là một
“hàng rào vi khuẩn”, ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh đường ruột xâm nhập và
cư trú ở ống tiêu hoá bằng tác động đối kháng giữa các vi khuẩn [32]
Những biến đổi về thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí hậuhay trạng thái cơ thể tác động làm cho trạng thái cân bằng hệ vi sinh vật trongđường ruột bị phá vỡ, vi sinh vật có hại hoặc gây bệnh sẽ tăng cường độc lựcsinh ra tiêu chảy
Theo Nguyễn Thị Khanh (1994), loạn khuẩn thể hiện sự biến động về sốlượng và chất lượng của các nhóm vi khuẩn Có thể một loài nào đó tăng về sốlượng hoặc tăng về độc lực, cũng có thể có sự đột biến hay sự bội nhiễm [12].Đoàn Thị Kim Dung (2004) khi nghiên cứu biến động về số loại và số lượng vikhuẩn hiếu khí ở phân lợn tiêu chảy đã kết luận: bình thường ở lợn giai đoạn 1 đến
21 ngày tuổi trong phân có 5 loại vi khuẩn và ở lợn 22 đến 60 ngày tuổi là 6 loại Khi
bị tiêu chảy, lợn 1 đến 21 ngày tuổi số lượng vi khuẩn là 261,25x106 vi khuẩn/1gramphân, ở lợn 22 đến 60 ngày tuổi là 237,99 x106 vi khuẩn /1gram phân [4]
Nguyễn Bá Hiên (2001) cho biết trong đường tiêu hoá của gia súc khoẻmạnh và gia súc tiêu chảy thường xuyên có mặt 6 loại vi khuẩn hiếu khí là
Salmonella, E coli, Klebsiella, Staphylococcus sp., Streptococcus sp., Bacillus subtilis và các loài vi khuẩn yếm khí Clostridium perfringens, Peptococcus sp.
và Bacteroides fragilis [10].
2.3.4 Khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn con
Theo Trương Lăng (2007), khả năng miễn dịch của cơ thể là khả năng phảnứng của cơ thể đối với các chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể Các chất lạ có thể làmầm bệnh, các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gia súc non tương đối dễ do các
cơ quan bảo vệ cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh Trong hệ thống tiêu hoá củalợn con lượng enzym tiêu hoá và lượng HCl tiết ra chưa đủ để đáp ứng cho quá
Trang 17trình tiêu hoá, gây rối loạn trao đổi chất, tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng kém.
Do vậy, các mầm bệnh như E coli, Salmonella… dễ dàng xâm nhập vào cơ thể
qua đường tiêu hoá và gây bệnh Ở lợn con, các yếu tố miễn dịch như bổ thể,profecdin và lysozim được tổng hợp còn ít, khả năng thực bào kém Vì vậy, việccho lợn con bú sữa đầu là rất cần thiết do trong sữa đầu có rất nhiều globulinmiễn dịch, bảo vệ cơ thể lợn con chống lại mầm bệnh Hai giờ sau khi đẻ, lợncon phải được bú sữa đầu để hấp thu được nhiều globulin từ sữa đầu vào máutrong thời gian 24 - 36 giờ, nhờ đó có đủ kháng thể trong 5 tuần đầu tiên [16].Tuy nhiên còn một yếu tố quan trọng nữa là sự phát triển của hệ vi sinh vậttrong đường ruột gia súc non có những đặc thù riêng Việc cân bằng khu hệ visinh vật có lợi trong đường ruột nhằm khắc phục, hạn chế sự loạn khuẩn trongquá trình phát triển và trưởng thành của cơ thể lợn con là rất quan trọng Sửdụng chế phẩm sinh học để phòng và trị tiêu chảy cho lợn con là rất cần thiết
2.4 Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn
Các nguyên nhân gây tiêu chảy rất phức tạp Trong lịch sử nghiên cứuhội chứng tiêu chảy, rất nhiều tác giả đã dày công tìm hiểu nguyên nhân.Nhìn chung hội chứng tiêu chảy ở gia súc thường xảy ra do các nguyên nhânchủ yếu sau
2.4.1 Do điều kiện ngoại cảnh bất lợi
Điều kiện ngoại cảnh bất lợi là một trong những nguyên nhân nguyên phátgây hội chứng tiêu chảy ở lợn con Điều kiện khí hậu thay đổi đột ngột, quánóng, quá lạnh, mưa gió, ẩm ướt kết hợp với chuồng trại không hợp vệ sinh,điều kiện nuôi nhốt, vận chuyển gia súc quá chật chội, Là các yếu tố stress ảnhhưởng trực tiếp tới cơ thể gia súc Khi gia súc bị nhiễm lạnh, độ ẩm kéo dài sẽlàm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác dụng thực bào, do đó gia súc dễ bịnhiễm khuẩn gây bệnh [25]
Như vậy nguyên nhân môi trường ngoại cảnh gây bệnh tiêu chảy khôngmang tính đặc hiệu mà mang tính tổng hợp Lạnh và ẩm gây rối loạn hệ thốngđiều hòa trao đổi nhiệt của cơ thể lợn, dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất,làm giảm sức đề kháng của cơ thể, từ đó các mầm bệnh trong đường tiêu hóa cóthời cơ tăng cường độc lực và gây bệnh
Trang 182.4.2 Do chế độ nuôi dưỡng không hợp lý
Thức ăn kém chất lượng, ôi thiu, khó tiêu, Là nguyên nhân gây tiêu chảy
ở gia súc Thức ăn thiếu các chất khoáng, vitamin cần thiết cho cơ thể, đồng thờiphương thức chăn nuôi không phù hợp sẽ làm giảm đề kháng của cơ thể gia súc
và tạo cơ hội cho các vi khuẩn đường tiêu hóa phát triển và gây bệnh [26]
2.4.3 Do ký sinh trùng
Ký sinh trùng đường tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây tiêuchảy ở gia súc Đặc điểm chủ yếu của tiêu chảy do ký sinh trùng là con vật mắcbệnh bị tiêu chảy nhưng không liên tục, có sự xen kẽ giữa tiêu chảy và bìnhthường, cơ thể thiếu máu, da nhợt nhạt, gia súc kém ăn, thể trạng sa sút Các loài
ký sinh trùng như cầu trùng và một số loài giun tròn (giun đũa, giun tóc, giunlươn) là các nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn sau cai sữa [15] Tác hại của chúngkhông chỉ cướp chất dinh dưỡng của vật chủ mà còn tác động lên vật chủ bằngđộc tố, đầu độc vật chủ, làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các bệnh khácphát sinh Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) chính phương thức sống kýsinh của giun sán đã làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, nhờ đó các mầmbệnh xâm nhập gây viêm ruột tiêu chảy [14]
2.4.4 Do virus
Ngoài các vi khuẩn E coli và Salmonella thường xuyên có trong đường
ruột và được coi là tác nhân gây bệnh quan trọng trong chứng viêm ruột tiêuchảy, vai trò của virus trong gây tiêu chảy cho lợn đã được nhiều nghiên cứu
đề cập đến Các nghiên cứu trong nước của Nguyễn Như Pho (2003) cho rằng:
Rotavirus và Coronavirus gây bệnh chủ yếu ở lợn con trong giai đoạn theo mẹ,
với triệu chứng tiêu chảy cấp tính, nôn mửa, mất nước với tỷ lệ chết cao [38].Khooteng Huat (1995) đã thống kê có hơn 10 loại virus có tác động làm tổn
thương đường tiêu hóa, gây viêm ruột tiêu chảy như: Enterovirus, Rotavirus,
Coronavirus, Adenovirus type IV, virus dịch tả lợn [13] Cũng theo kết quả
nghiên cứu của Archie (2000), Rotavirus và Coronavirus là những virus gây
tiêu chảy quan trọng ở gia súc non mới sinh như nghé, dê cừu con, lợn con,ngựa con và đặc biệt là bê con do những virus này có khả năng phá hủy màngruột và gây tiêu chảy nặng [1]
Sự xuất hiện của virus đã làm tổn thương niêm mạc ruột, làm suy giảm sức
đề kháng của cơ thể và thường gây tiêu chảy cấp tính với tỷ lệ chết cao [53]
Bệnh dịch tiêu chảy trên lợn (PED) là điển hình Bệnh do Coronavirus gây ra và
lây lan theo đường tiêu hóa, qua các phương tiện vận chuyển lợn, phân, tinh
Trang 19Có nhiễm virus và do người mang mầm bệnh vào trại Lợn nuốt phải virus sau
đó virus phát triển trong tế bào ruột, chủ yếu trong đoạn không tràng và hồitràng Sau đó tế bào ruột bị teo đi, trong vòng 24 giờ nhung mao ruột sẽ ngắn đi.Bệnh gây tiêu chảy trên lợn con theo mẹ thường ở thể nặng, tỷ lệ bệnh là 100%
và tỷ lệ chết là gần 100% Lợn con càng lớn thì tỷ lệ chết càng hấp [63]
2.4.5 Do vi khuẩn
Trước hết là do E coli, một loại vi khuẩn xuất hiện rất sớm ở đường ruột người và động vật sơ sinh, khoảng 2 giờ sau khi đẻ E coli thường có mặt ở ruột già, ít khi ở dạ dày và ruột non Trong đường ruột của động vật, E coli chiếm
khoảng 80% quần thể các vi khuẩn hiếu khí; đồng thời là một tác nhân khôngthể phủ nhận
Lê Văn Tạo (1996) cho biết: vi khuẩn E coli cộng sinh trong đường ruột,
muốn trở thành vi khuẩn gây bệnh phải có 3 điều kiện:
- Trên cơ thể vật chủ có những cấu trúc phù hợp giúp cho vi khuẩn thựchiện chức năng bám dính
- Có khả năng xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô của niêm mạc ruột, từ đóphát triển và nhân lên
- Vi khuẩn có khả năng sản sinh các yếu tố gây bệnh, đặc biệt là sản sinhđộc tố, quan trọng nhất là độc tố đường ruột Enterotoxin [50]
Một số vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột như E coli, Salmonella sp,
shigella, klebsiella, C perfringens, đó là những vi khuẩn quan trọng gây rối loạn
tiêu hóa, viêm ruột tiêu chảy ở người và nhiều loài động vật
Đào Trọng Đạt và cs (1996) cho biết: chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các vi
khuẩn đường ruột gây tiêu chảy là E coli với 45,6% Cũng theo tác giả, vi khuẩn yếm khí C perfringens gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi và khi nó trở
thành vai trò chính [8]
Vũ Bình Minh, Cù Hữu Phú (1999) khi nghiên cứu về E coli và
Salmonella ở lợn tiêu chảy cho biết: tỷ lệ phát hiện E coli độc trong phân là
80-90% số mẫu xét nghiệm [24]
Theo Phan Thanh Phượng (1996), vi khuẩn yếm khí C perfringens là mộ
trong những tác nhân gây bệnh quan trọng trong hội chứng tiêu chảy của lợn ởlứa tuổi từ 1- 120 ngày tuổi Ở lợn con theo mẹ, tỷ lệ mắc bệnh do vi khuẩn nàygây ra có thể đến 100% và tỷ lệ chết là 60% [45]
Trang 20Hồ Văn Nam và cs (1997), Archie (2000) đã nhấn mạnh: vi khuẩn đườngruột có vai trò không thể thiếu được trong hội chứng tiêu chảy [26], [1].
Nguyễn Như Pho (2003) cho rằng, khả năng gây bệnh của các loại vi khuẩnđối với lứa tuổi lợn khác nhau Đối với lợn con theo mẹ, lợn sau cai sữa hoặc
giai đoạn đầu nuôi thịt thì tỷ lệ mắc tiêu chảy do Salmonella cao hơn; giai đoạn
từ lúc sơ sinh đến sau cai sữa thường do E coli; lứa tuổi 6- 12 tuần thường do xoắn khuẩn Treponema hyodysenterriae; còn vi khuẩn yếm khí C perfringens
thường gây bệnh nặng cho lợn con theo mẹ trong khoảng 1 tuần tuổi đến cai sữa
2.4.6 Do nấm mốc
Thức ăn khi chế biến hoặc bảo quản không đúng kỹ thuật dễ bị nấm mốc
Một số loài như: Aspergillus, Penicillium, Fusarium, Có khả năng sản sinh
nhiều độc tố, nhưng quan trọng nhất là nhóm độc tố Aflatoxin (Aflatoxin B1,B2, G1, G2, M1)
Độc tố Aflatoxin gây độc cho người và gia súc, gây bệnh nguy hiểm nhấtcho người là ung thư gan, hủy hoại gan, độc cho thận, sinh dục và thần kinh.Aflatoxin gây độc cho nhiều loại gia súc, gia cầm, mẫn cảm nhất là vịt, gà, lợn
và các gia súc khác Lợn khi nhiễm độc thường bỏ ăn, thiếu máu, vàng da, tiêuchảy, tiêu chảy ra máu Nếu trong khẩu phần có 500 - 700mg Aflatoxin/kg thức
ăn sẽ làm cho lợn con chậm lớn, còi cọc, giảm sức đề kháng với các bệnh truyềnnhiễm khác [48]
Như vậy có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn, nhưngtheo một số chuyên gia chuyên nghiên cứu về bệnh tiêu chảy ở lợn như NguyễnThị Nội (1985), Lê Văn Tạo (1993), Hồ Văn Nam (1997) thì dù nguyên nhânnào gây tiêu chảy cho lợn đi nữa, cuối cùng vẫn là quá trình nhiễm khuẩn, vikhuẩn kế phát làm viêm ruột, tiêu chảy nặng thêm, có thể dẫn đến chết hoặcviêm ruột, tiêu chảy mạn tính [36], [50], [26]
2.4.7 Ảnh hưởng của điều kiện chuồng trại
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta, về mùa hè khí hậu nóng, ẩm,
về mùa đông khí hậu lạnh, khô nên yêu cầu chuồng nuôi gia súc luôn phải khôráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông Do vậy trong xây dựng chuồngtrại ngoài việc đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cần chú ý đến địa điểm xây dựngchuồng, hướng chuồng, vật liệu xây dựng để dễ dàng khống chế các chỉ tiêu tiểukhí hậu chuồng nuôi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn
Trang 21Theo Chu Thị Thơm và cs (2006) nếu chuồng nuôi kém thoáng khí, ẩm, tồnđọng nhiều phân, rác, nước tiểu khi nhiệt độ trong chuồng nuôi lên cao sẽ sảnsinh nhiều khí có hại NH3, H2S làm con vật bị trúng độc thần kinh nặng, con vật
bị stress - một nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy Nếu chuồng nuôi khô ráo thoángkhí, sạch sẽ sẽ làm giảm lượng khí độc trong chuồng nuôi đồng thời hơi nướcthừa được thoát ra ngoài làm cho độ ẩm trong chuông nuôi vừa phải Cũng theotác giả, trong cùng điều kiện chăn nuôi, thời gian nào độ ẩm cao ở chuồng mànền không thoát nước, xây dựng ở chỗ đất trũng thì bệnh lợn con phân trắngphát triển mạnh [61]
2.4.8 Ảnh hưởng của độ ẩm chuồng nuôi đến hội chứng tiêu chảy ở lợn
Đào Trọng Đạt và cs (1996), Phạm Khắc Hiếu và cs (1998) cũng cho rằngtrong các yếu tố về tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt độ và độ ẩm Cácyếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến lợn sơ sinh, lợn con vài ngày tuổi Vì thế việclàm khô và giữ ấm chuồng nuôi là vô cùng quan trọng Độ ẩm thích hợp cho lợn
là từ 75 - 85% [8], [11] Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (1997) cũng cho rằngchuồng trại ẩm, lạnh tác động vào cơ thể lợn gây rối loạn thần kinh từ đó gây rốiloạn tiêu hoá [18]
Tiểu khí hậu trong các kiểu chuồng khác nhau sau những trận mưa hay khi
có gió mùa đông bắc thì tỷ lệ lợn con mắc phân trắng tăng lên Vì vậy, chuồngtrại sạch sẽ, kín, ấm vào mùa đông và vào mùa xuân giữ cho chuồng khô ráo,chống ẩm ướt sẽ giúp lợn con phòng được bệnh lợn con phân trắng [19]
Tuy nhiên, tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý có liên quan đến rất nhiềucác yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhânthứ phát, vì vậy phân biệt rạch ròi nguyên nhân gây tiêu chảy không đơn giản.Ngày nay người ta thống nhất rằng cách phân loại chỉ có ý nghĩa tương đối,chỉ nêu lên yếu tố nào là chính, xuất hiện đầu tiên; yếu tố nào là phụ hoặcxuất hiện sau, từ đó vạch ra phác đồ vạch ra phác đồ phòng trị bệnh cho cóhiệu quả mà thôi [53]
2.5 Bệnh lý lâm sàng của hội chứng tiêu chảy
2.5.1 Cơ chế sinh bệnh
Cơ chế sinh bệnh của hội chứng tiêu chảy là quá trình rối loạn chức phận
bộ máy tiêu hóa và nhiễm khuẩn Hai quá trình này có thể diễn ra đồng thời,hoặc cũng có thể quá trình này trước, quá trình kia sau và ngược lại, song khôngthể phân biệt rõ được từng quá trình
Trang 22Rối loạn chức phận tiêu hóa có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của ốngtiêu hóa, cụ thể như sau.
2.5.1.1 Rối loạn tiết dịch mật
Khi thức ăn qua tá tràng, kích thích niêm mạc tá tràng làm cho gan tiết ra mật.Mật tham gia quá trình tiêu hóa mỡ và nhờ ở muối mật Muối mật làm cho acidbéo, cholesterol tan trong nước, làm nhũ tương hóa mỡ, giúp cho các men tiêu hóa
mỡ tác dụng có hiệu quả hơn Muối mật còn có tác dụng tăng tiết dịch mật
Theo Phạm Ngọc Thạch (1996), khi thiếu mật thì tới 60% mỡ không tiêuhóa được, gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu và tiêu chảy, hoặc việc giảm hấp thucũng dẫn đến tiêu chảy [53]
2.5.1.2 Rối loạn tiết dịch vị
Tụy đóng vai trò rất quan trọng trong việc tham gia vào quá trình tiêu hóatại ruột, ở đây chỉ đề cập đến dịch tụy ngoại tiết mà thôi Dịch tụy ngoại tiết gồm
3 loại men chính: là men tiêu hóa protit, men tiêu hóa mỡ và men tiêu hóa tinhbột Khi thiếu dịch tụy tức là thiếu men, các thành phần protit, lipit, tinh bộtkhông tiêu hóa được, cho nên trong phân bệnh súc còn nguyên các mảng thức
ăn, hạt bột và hạt mỡ Lượng mỡ trong phân quá nhiều làm cho phân óng ánh vàkích thích ruột, sinh ra tiêu lỏng, kém hấp thu và kéo dài dẫn đến suy dinhdưỡng [5]
2.5.1.3 Rối loạn tiết dịch ruột
Để hoàn thành được nhiệm vụ tiêu hóa cần có sự hiệp đồng của tiết dịchruột và những tuyến phụ cận như gan tụy Tiết dịch do bản thân ruột cũng gồm
có 3 loại men chính: men tiêu hóa protit, men tiêu hóa mỡ và men tiêu hóa bộtđường Tiết dịch của ruột chịu sự điều hòa cơ học, hóa học của thức ăn và thầnkinh thể dịch Ngoài ra, ruột còn tiết những hormon để điều hòa tiết dịch chungcủa ống tiêu hóa như cholecystokinin, secretin Hiện tượng tiết dịch của ruột haygặp là tăng tiết dịch, đồng thời tăng co bóp, hấp thu kém, gây nên chứng tiêuchảy [5]
2.5.1.4 Rối loạn co bóp ruột
Ruột co bóp quyết định thức ăn qua ruột nhanh hay chậm Trung bình từ1,5 giờ đến 3 giờ thì thức ăn tới ruột non và nằm tại đó cho đến giờ thứ 6- 7 thì
bị đẩy sang đại tràng Tại đây, những cặn bã nằm lại đó đến khoảng 24 giờ saubữa ăn thì được tống ra ngoài Rối loạn co bóp tại ruột cũng có thể tăng co bóp,giảm co bóp, cùng với tăng hay giảm tiết dịch mà hậu quả của tình trạng này là
Trang 23tiêu chảy, tắc ruột, hấp thu kém và táo bón Tăng co bóp ruột do tăng các chấtphải hấp thu nên lượng các chất có trong ruột rất nhiều, sẽ kích thích ruột tăng
co bóp, nhanh chóng đẩy các chất ra ngoài, dẫn đến tiêu chảy Ví dụ, khi tiêuhóa bị trở ngại, những thức ăn không tiêu ở ruột bị phân hủy, làm tăng áp lựcthẩm thấu, cao hơn trong máu và tổ chức sẽ kéo nước vào trong lòng ruột Hoặckhi có viêm ruột, ngộ độc do thức ăn, dịch nhầy của ruột với nước có thể tăng 80lần so với bình thường Lượng dịch trong ruột tăng lên sẽ kích thích ruột tăng cobóp, sinh ra tiêu chảy [5]
Giảm hấp thu cũng dẫn đến tiêu chảy Bởi vì, phần lớn nước được hấp thutại ruột, do đó chỉ cần giảm tái hấp thu ở ruột là lượng nước trong ruột sẽ rất lớnhậu quả là gây tiêu chảy Trong khi đó, trung bình lượng nước đưa vào cơ thể do
ăn uống cùng với dịch tiết của ruột trong một ngày có thể lên tới 10 lít
Vũ Văn Ngũ(1975), Trịnh Văn Thịnh (1985) cho rằng: do một tác nhân bấtlợi nào đó, trạng thái cân bằng của khu hệ vi khuẩn đường ruột bị phá vỡ tất cảhoặc chỉ một loài nào đó sinh sản quá nhiều sẽ gây hiện tượng loạn khuẩn, gây
ra sự biến động ở nhóm vi khuẩn đường ruột, cũng như ở nhóm vi khuẩn vãnglai, các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội tăng mạnh cả về số lượng và độc lực, các vikhuẩn có lợi cho quá trình tiêu hóa do không cạnh tranh nổi nên giảm đi, cuốicùng loạn khuẩn xảy ra, hấp thu bị rối loạn, gây ra tiêu chảy [30], [58]
Tiêu chảy ở mức độ nhẹ lợn không có biểu hiện mất nước nhưng cũng có thể tiêu chảy nặng Khối lượng cơ thể bị giảm sút 30- 40% do mất nước Cơ bụng hóp lại, lợn gầy, suy kiệt và đi siêu vẹo, mắt trũng sâu, da tái xám và nhợt nhạt Trong trường hợp mãn tính, da quanh vùng hậu môn có thể đỏ lên do tiếp xúc với phân kiềm tính, lợn ít bị mất nước và nếu điều trị tích cực thì có thể khỏi bệnh.
Ngoài việc chẩn đoán dựa vào triệu chứng trên thì bệnh còn được xác định chủ yếu dựa vào trạng thái biến đổi của phân Về trạng thái phân có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu kể từ 12- 24 giờ trước khi bị bệnh (thời kỳ nung bệnh), lúcnày thấy lợn đi tiêu khó khăn, phân táo đen và nhỏ như hạt đỗ đen
- Giai đoạn tiếp theo phân táo bón chuyển sang dạng sền sệt, màu vàng, 2đến 3 ngày sau phân chuyển sang thành màu trắng như vôi hoặc trắng xám Phân
Trang 24ngày một lỏng hơn, trong phân có lẫn những hạt sữa chưa tiêu hoá, lổn nhổn nhưvôi hoặc có nhiều bột Có trường hợp mắc bệnh đến ngày thứ 3 phân đã loãngnhư nước, tháo tung toé Lúc này lợn con mất nước nặng, nếu kiểm tra phândưới kính hiển vi sẽ thấy trong phân có những hạt mỡ chưa tiêu hoá, các tế bàoniêm mạc ruột hoặc có thể lẫn một ít hồng cầu.
- Giai đoạn bệnh chuyển sang lành, phân từ màu trắng xám chuyển thànhxám đen Phân đặc dần thành khuôn như phân lợn khoẻ [41]
2.5.3 Bệnh tích của bệnh
Xác chết gầy, đuôi và khoeo dính đầy phân, mắt trũng sâu, lông da khô, mất tính đàn hồi Dạ dày chứa đầy sữa đông vón màu vàng trắng chưa tiêu Ruột non căng phồng chứa đầy hơi, dịch màu vàng và có xuất huyết điểm ở thành ruột, niêm mạc ruột bị hoại
tử từng đám Trong ruột già chứa phân màu vàng Màng treo ruột xuất huyết, hạch màng treo ruột sưng Một số trường hợp lợn con bị viêm phổi, xoang ngực, xoang bụng chứa dịch [41].
2.6 Những kết quả nghiên cứu về phòng và trị tiêu chảy ở lợn
Hội chứng tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở lợn nói riêng xảy ra thườngxuyên và rất phức tạp bởi nguyên nhân gây bệnh rất khác nhau và có tính chấttổng hợp bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và các yếu tố khác như thời tiếtkhí hậu, vệ sinh chuồng trại, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng… Các yếu tố nhưthời tiết khí hậu, chuồng trại bẩn thỉu, tối tăm ẩm thấp, thức ăn kém chất lượngđược coi là các yếu tố mở đường làm suy giảm sức đề kháng của lợn tạo điềukiện cho các yếu tố quyết định như vi khuẩn, virus phát huy tác dụng, tăngcường độc lực dẫn đến loạn khuẩn đường tiêu hóa phát sinh tiêu chảy Để kìmkhuẩn người ta sử dụng kháng sinh bằng cách bổ sung vào thức ăn và dùngkháng sinh trong điều trị mà không tính đến khả năng kháng thuốc, tồn dư trongsản phẩm thịt và cả trường hợp vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa bị tiêudiệt nếu sử dụng lâu dài Do vậy tìm ra biện pháp tổng hợp, hiệu quả để phòng
và trị hội chứng tiêu chảy nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc bệnh, giảmthiệt hại cho người chăn nuôi là điều cần thiết Biện pháp tổng hợp đó là:
- Khống chế điều kiện nuôi dưỡng phù hợp với hoạt động sinh lý của cơ thểlợn trong từng giai đoạn như vệ sinh chuồng trại, chế độ nhiệt độ, độ ẩm trongchuồng nuôi, chế độ vận động, chế độ nuôi dưỡng
- Tăng sức đề kháng bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng, amino acid,vitamin, chất khoáng, vi lượng
- Tăng sự tiêu hóa bằng việc bổ sung các men tiêu hóa hoặc các vi sinh vậtđặc hiệu sinh enzim, dùng thức ăn có lên men axit lactic để tạo độ pH trong dạ
Trang 25dày, ruột có lợi cho tiêu hóa
- Tạo sự ổn định của hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa bằng cách bổ sungcác chế phẩm sinh học trong thức ăn, sử dụng kháng sinh và vaccin [2]
Các nhà chăn nuôi đã đưa ra một công thức trong phòng, trị tổng hợp hộichứng tiêu chảy là:
Phòng, trị = chế độ vệ sinh, nuôi dưỡng + chế phẩm sinh học + kháng sinh
2.6.1 Những nghiên cứu về phòng tiêu chảy
Tiêu chảy là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, để phòng chống bệnhđường tiêu hoá cho lợn phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, tác động đếnnhiều khâu, nhiều yếu tố như tác động vào môi trường, đối tượng lợn con và lợn
mẹ dựa trên nguyên tắc 3 nên, 3 chống
- Nên cho lợn bú sữa đầu, nên chăm sóc lợn mẹ trước khi sinh, nên tập ănsớm cho lợn con
- Chống ẩm, chống bẩn và chống lạnh
2.6.1.1 Phòng tiêu chảy bằng các biện pháp kỹ thuật
Trong chăn nuôi việc đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật là điều cần thiết,chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc khỏe mạnh, có khả năng chống
đỡ bệnh tật tốt và ngược lại
Theo Trịnh Văn Thịnh (1985) trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn,nếu chuồng nuôi đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thoáng khí, khô ráo sẽ làm giảm tỷ lệbệnh đường tiêu hoá [59]
Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái không đúng kỹ thuật cũng ảnh hưởng đến tỷ
lệ mắc tiêu chảy Nếu chăm sóc lợn mẹ khi mang thai không tốt, thiếu dinhdưỡng sẽ tạo ra con non có trọng lượng sơ sinh nhỏ, sức đề kháng kém dễ mắcbệnh trong đó có tiêu chảy
Theo Hồ văn Nam và cs (1997) nếu con mẹ không được chăm sóc tốt trongthời kỳ mang thai hoặc khi mang thai, nuôi con gia súc bị bệnh đường tiêu hoáthì con non sinh ra dễ mắc bệnh lợn con phân trắng [25]
Theo Cabrera (1989), Trịnh Văn Thịnh (1985), Đào Trọng Đạt và cs (1995)trong quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn thì công tác chăm sóc, nuôidưỡng lợn con và lợn mẹ đúng kỹ, thuật phù hợp với lứa tuổi là yếu tố quantrọng quyết định đến tỷ lệ tiêu chảy cao hay thấp Việc đảm bảo đủ và sự cân đốicác chất dinh dưỡng trong khẩu phần đóng vai trò quan trọng [67], [59], [7]
Trang 262.6.1.2 Phòng bệnh bằng vaccine
Phòng bệnh bằng vaccin là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa bệnhđặc biệt là các bệnh có nguyên nhân là vi sinh vật Vaccine là chế phẩm sinhhọc, được bào chế từ các vi sinh vật gây bệnh, trong đó mầm bệnh đã bị giếtchết hay giảm độc không còn khả năng gây bệnh, khi đưa vào cơ thể có khảnăng kích thích hệ thống miễn dịch cơ thể vật chủ sản sinh ra kháng thể.Vaccine phòng tiêu chảy cho lợn đã được nghiên cứu khá lâu và đã được sửdụng để phòng ngừa tiêu chảy nhằm tạo miễn dịch chủ động cho đàn lợn chốnglại bệnh, các loại vaccine này đã và đang cho kết quả phòng bệnh một cách khảquan, đạt được mục tiêu làm giảm tỷ lệ bệnh
Khi nghiên cứu xác định vai trò của E coli trong bệnh phân trắng lợn con
và triển vọng phòng trừ bằng vaccin, Nguyễn Thị Nội (1985) đã chọn nhữngSerotype thường gặp cùng với các chủng có kháng nguyên K88 để chế vaccinephòng bệnh, tiêm cho nái chửa 4-6 tuần trước khi đẻ cho kết quả bảo hộ tănghơn 30-40% lợn con sinh ra so với lô đối chứng [36]
Lê Văn Tạo (1993) cũng đã nghiên cứu chế tạo vaccin E coli dạng uống Vaccin được chế tạo từ các chủng E coli gây bệnh phân lập từ các địa phương
dùng cho lợn con uống 3 – 4 lần Vaccin có tác dụng phòng bệnh đạt tỷ lệ 70%
Do E coli có nhiều type kháng nguyên khác nhau nên việc bào chế vaccine E.
coli gặp những khó khăn nhất định và việc chế một loại vaccine E coli để phòng
bệnh cho lợn ở nhiều địa phương thường đem lại hiệu quả phòng bệnh không
cao Vì vậy có thể sử dụng phương pháp chế tạo vaccin phòng bệnh E coli cho hiệu quả cao bằng cách lấy vi khuẩn E coli có trong chất chứa đường ruột của
lợn bị tiêu chảy cấy vào sữa và cho lợn mẹ ăn canh trùng đó trước khi đẻ 1 thángcho kết quả phòng tiêu chảy ở lợn con sơ sinh tốt, phương pháp này hiện nayvẫn được dùng tại Mỹ ở nước ta, các cơ sở chăn nuôi, các cán bộ thú y đã thựchiện biện pháp vaccine chuồng cũng cho hiệu quả tốt trong phòng bệnh [50]
Bên cạnh các loại vaccine E coli, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu chế vaccine Salmonella Hiện nay trên thế giới đã có nhiều loại vaccine phòng bệnh
do vi khuẩn Salmonella gây ra ở lợn Mỹ sản xuất vaccine đa giá thành phần gồm E coli, Pasteurella multocida, Salmonella choleraesuis ở Đức chế vaccine
Salmonella typhimurium chủng ĐT 104 Hungari chế vaccine vi khuẩn Salmonella có bổ trợ glucose.
2.6.1.3 Phòng bệnh bằng chế phẩm sinh học
Chế phẩm sinh học là môi trường nuôi cấy một loại vi sinh vật có lợi nào
Trang 27đó khi đưa vào cơ thể có tác dụng bổ sung các vi sinh vật hứu ích, giúp duy trì
và lập lại trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa
Trong đường ruột của động vật có rất nhiều loại vi sinh vật sinh sống chúngtạo thành hệ vi sinh vật đường ruột Khi hệ vi sinh vật đường ruột ở trạng thái
cân bằng thì các chủng vi sinh vật có lợi như vi khuẩn lactic, Bacillus subtilis
phát triển mạnh, các vi khuẩn này có tác dụng tốt trong quá trình tiêu hoá củavật chủ Ngược lại nếu trạng thái cân bằng bị phá vỡ thì các vi sinh vật có hại sẽphát triển gây rối loạn tiêu hoá và tiêu chảy
Có thể thấy nhân tố nào gây nên sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruộtđều là nguyên nhân dấn tới gia súc bị tiêu chảy Để kìm chế loạn khuẩn người ta
sử dụng kháng sinh bổ sung trong quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, ngoài tácdụng kìm chế những vi khuẩn có hại cũng làm cho vi khuẩn có lợi trong đườngruột giảm đi Khi dùng thường xuyên kháng sinh sẽ làm cho vi khuẩn trongđường ruột sinh kháng thuốc, tồn dư trong sản phấm thịt ảnh hưởng đến sứckhỏe con người Do vậy sử dụng chế phẩm sinh học để phòng bệnh nhằm bổsung những vi sinh vật có lợi giúp ổn định hệ vi sinh vật đường tiêu hóa là điềucần thiết
Sperti (1971) đã sử dụng chế phẩm sinh học để kích thích sự phát triển của
vi sinh vật có lợi và ức chế các vi sinh vật gây bệnh trong đường ruột Các chếphẩm này có tác dụng tốt đối với các trường hợp tiêu chảy [73]
Phan Thanh Phượng (1981) đã sử dụng các chủng vi khuẩn lactic nuôi cấytrên môi trường máu động vật tươi và nhũ thanh để sản xuất chế phẩm Biolactyldùng cho lợn con uống có tác dụng giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy từ 33,6 % - 81%,tăng trong cao hơn đối chứng 20 – 35% [42]
Theo Phan Địch Lân và Phạm Sỹ Lăng (1995) khi sử dụng Lactobacillus để
tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh vật đường ruột, các chế phẩm sinh học này đượcdùng dưới nhiều dạng canh trùng APK (dùng làm sữa chua) có tác dụng tốtphòng tiêu chảy cho lợn con [17] Tô Thị Phượng (2006) dùng men vi sinh cholợn uống hoặc ăn có tác dụng giảm tỷ lệ lợn bị tiêu chảy, lợn tiêu hóa thức ăntốt, giảm mùi hôi chuồng nuôi [46]
Trang 28Chế phẩm sinh học EM do giáo sư Nhật Bản Terno Higa nghiên cứu, gồmnhiều loại vi sinh vật được phân lập từ tự nhiên và được sử dụng trên nhiều lĩnhvực Trong thú y chế phẩm EM được sử dụng để phòng, trị bệnh tiêu chảy và rốiloạn tiêu hoá cho kết quả tốt.
Các chủng vi sinh vật hữu ích được sử dụng để sản xuất chế phẩm sinh họcphải đạt được yêu cầu: Có khả năng thích ứng tốt trong môi trường đường tiêuhóa, có khả năng đối kháng với các vi sinh vật được coi là có hại trong đườngtiêu hóa để duy trì tính ổn định của hệ vi sinh vật trong đường ruột và có khảnăng tạo các chất cần thiết như acid amin, vitamin trong môi trường nuôi cấycũng như trong cơ thể, không sản sinh độc tố, dễ dàng bào chế và sử dụng Một
số chủng vi sinh vật hiện nay đã và đang được sử dụng để sản xuất chế phẩm
Propiotic là: Lactobacillus acidophilus, Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis,
Bacillus polymysa, Saccharomyces, Streptococcus…Trong những năm gần đây
các chủng vi khuẩn lactic được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó
Lactobacillus acidophilus được chú ý nhiều nhất bởi nó có thể sống, phát triển
tốt trong môi trường đường ruột đồng thời còn có khả năng tổng hợp một số
vitamin cần thiết cho cơ thể Lactobacillus acidophilus còn có khả năng đề
kháng với hơn 40 loại kháng sinh do vậy có thể kết hợp với kháng sinh để điềutrị tiêu chảy [2]
Sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng bệnh tiêu chảy sẽ tạo sự bảo hộ tốtvới hệ sinh thái đường ruột Chế phẩm sinh học tạo điều kiện thuận lợi cho vikhuẩn có ích hoạt động, giữ cho hệ vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằngngăn ngừa sự rối loạn tiêu hóa, một mắt xích quan trọng gây hội chứng tiêu chảy
2.6.2 Những nghiên cứu về điều trị tiêu chảy
Khi nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy, nhiều nhà khoa học đã đi đến kếtluận cho dù bất kỳ nguyên nhân nào thì hậu quả của tiêu chảy cũng có những nétchung đó là :
- Rối loạn chức năng tiêu hoá, hấp thu
- Rối loạn sự cân bằng của khu hệ vi sinh vật đường ruột
- Rối loạn cân bằng nước và chất điện giải
Vì vậy để điều trị hội chứng tiêu chảy có hiệu quả cần phải điều trị sớm, kịpthời, thực hiện biện pháp điều trị tổng hợp như kết hợp điều trị nguyên nhân, điềutrị triêụ chứng, và bổ sung nước và các chất điện giải cho gia súc, đồng thời có chế
độ chăm sóc nuôi dưỡng họp lý, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết
Trang 29Theo Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001) sử dụng các loại khángsinh và hóa dược để điều trị hội chứng tiêu chảy, lập lại sự cân bằng của tập đoàn vikhuẩn đường ruột, lập lại sự cân bằng nước và điện giải cho kết quả tốt [9].
2.6.2.1 Điều trị hội chứng tiêu chảy bằng kháng sinh
Kháng sinh hiện nay vẫn được coi là lựa chọn hàng đầu để điều trị nhiễmkhuẩn nói chung và hội chứng tiêu chảy nói riêng Tuy nhiên hiện nay do việclạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn đường tiêuhóa ở lợn một cách thiếu khoa học ở các địa phương dẫn đến hiện tượng kháng
thuốc của một số chủng vi khuẩn đường ruột trong đó có E coli và Salmonella.
Do vậy để đạt hiệu quả cao trong điều trị cần phân lập các chủng E coli và
Salmonella và làm kháng sinh đồ để tìm kháng sinh mẫn cảm nhất.
Bùi Thị Tho (1996) đã nghiên cứu kháng sinh dùng trong điều trị bệnh chokết quả rất khác nhau ở các địa phương khác nhau Tại một địa phương nếu mộtloại kháng sinh nào đó được dùng một thời gian dài thì hiệu lực điều trị sẽ giảmdần theo thời gian [60]
Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương (2001) khi thăm dò khả năng mẫn
cảm của các chủng E coli và Salmonella phân lập được từ các mẫu phân lợn bị tiêu chảy cho biết có 85% các chủng E coli phân lập từ lợn con bị tiêu chảy mẫn
cảm với Neomycin, 65% với Chloramphenicol và 36% với Chlotetracylin Cũng
theo tác giả, có tới 92,5% các chủng Salmonella phân lập được mẫn cảm với
Neomycine, 85% mẫn cảm với Furazolidon và 55% các chủng mẫn cảm vớiChloramphenicol [9]
Theo Phan Thanh Phượng (1988), có thể dùng kháng sinh Sulfadimerzin,Oxtetracyclin, Neomyxin, Streptomycin và Penicillin để điều trị tiêu chảy cho lợn[43] Nguyễn Vĩnh Phước (1978) cho rằng có thể dùng Cloroxit, Oreomycin,Tetracyclin, Sulfaguanidin, Sulfathiazon điều trị tiêu chảy cho lợn ngay từ khi mớiphát sinh [40] Còn theo Niconxki (1986) có thể điều trị tiêu chảy cho lợn bằngBiomycin, Biovetin, Neomycin, Furazolidon, Levamycetin, Syntomycin [29].Nghiên cứu của Đoàn Thị Kim Dung (2004) khi sử dụng Apramicin vàEnrofloxacine chữa tiêu chảy cho kết quả 80% và 66% Nếu kết hợp các loạikháng sinh này với Biosubtyl thì hiệu quả điều trị tăng lên 98% và 95% [4].Nguyễn Thị Ngữ (2005) cho biết Ciprofloxacin cho kết quả điều trị khỏi bệnh là81,81%, Amocixyllin là 69,44% Nếu dùng Ciprofloxacin kết hợp với men tiêuhoá HVS 80 để điều trị thì tỷ lệ khỏi là 94,1% ở lợn trên 60 ngày tuổi và 91,66%
ở lợn từ 1-60 ngày tuổi [35] Cũng theo Tô Thị Phượng (2006) kháng sinh
Trang 30Ciprofloxacin, Enrofloxacin dùng điều trị tiêu chảy ở lợn cho kết quả cao85,16% và 81,03% ở lợn 1 – 21 ngày tuổi Khi kết hợp hai loại kháng sinh nàyvới chế phẩm sinh học Microcin để điều trị cho tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn 93,33%
và 91,94% [46]
2.6.2.2 Điều trị hội chứng tiêu chảy bằng chế phẩm sinh học
Trong điều trị bệnh, đặc biệt điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn, kháng sinhvẫn là biện pháp được sử dụng nhiều nhất bởi hiệu quả diệt khuẩn hoặc kìmkhuẩn một cách đặc hiệu của nó Tuy nhiên ngoài tác dụng chính, kháng sinhcòn có những mặt hạn chế do những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sinh trưởng vàphát triển của vật nuôi, đặc biệt đối với gia súc non, thường gây còi cọc, chậmlớn Mặt khác một số kháng sinh còn gây tồn dư trong sản phẩm thịt ảnh hưởngđến sức khỏe con người Ngoài ra do việc quá lạm dụng kháng sinh trong điềutrị đã dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc của các vi khuẩn gây bệnh,gây khó khăn trong việc điều trị
Để khắc phục những hạn chế của kháng sinh, hiện nay các nhà khoa học đã
và đang nghiên cứu bào chế ra các chế phẩm sinh học từ các vi sinh vật hữu ích.Chế phẩm sinh học (Propiotic) được chế từ việc nuôi cấy các vi sinh vật hữu ích,
có tác dụng chống lại vi sinh vật gây bệnh
Lê Thị Tài và cs (1997) đã nuôi cấy vi khuẩn Bacillus subtilis trong môi
trường giàu dinh dưỡng, dùng chất hấp phụ thích hợp đã thu được chế phẩm bộtsubtilis và bào chế ở dạng viên để điều trị bệnh phân trắng và tiêu chảy ở lợncon Theo kết quả thử nghiệm của tác giả thì viên subtilis chữa bệnh tiêu chảyđạt hiệu quả trên 90% [49]
Vũ Văn Ngữ (1976), (1982), (1992) đã dành thời gian dài nghiên cứu sảnxuất chế phẩm có tên là Subcolac Subcolac là một dung dịch treo bao gồm 3
loại vi khuẩn là: Bacillus subtilis, Lactobacillus acidophilus và E Coli, Bacillus
subtilis dùng để điều trị bệnh phân trắng lợn con với liều dùng 1 – 2ml/con trong
2-3 ngày có tác dụng chữa bệnh tốt hơn Tetracilin và Cloroxit Lợn con khỏi
bệnh không bị còi cọc và ít tái phát bệnh [31], [33], [34]
Nguyễn Văn Thắng (2001) đã sử dụng chế phẩm sinh học EM do giáo sưTerruo Higa Nhật Bản bào chế để phòng và điều trị tiêu chảy ở lợn Kết quả chothấy EM thứ cấp dùng điều trị tiêu chảy có hiệu quả cho lợn con bú sữa với liềulượng 3ml/kg trọng lượng cơ thể, cho lợn con cai sữa với liều 5ml/kg trọnglượng cơ thể và với lợn trên 60 ngày tuổi với liều 7ml/kg trọng lượng cơ thể[55] Đoàn Thị Kim Dung (2004) cũng đã dùng chế phẩm sinh học Biosubtyl dểđiều trị lợn con tiêu chảy cho tỷ lệ khỏi bệnh là 68,4% [4]
Trang 31Sử dụng chế phẩm sinh học trong điều trị bằng cách cách cho gia súc ănhoặc uống, đó là cách tốt nhất để đưa các chủng vi khuẩn có lợi vào đường tiêuhoá, nhanh chóng tạo khả năng tranh giành sự sống và ngăn cản sự phát triển cácchủng vi sinh vật có hại, khôi phục nhanh chóng sự mất cân bằng của hệ vi sinhvật đường ruột Do vậy các chế phẩm sinh học thường được sử dụng để điều trịrối loạn tiêu hóa, chướng bụng tiêu chảy do nhiễm khuẩn, viêm ruột cấp tính.Ngoài ra còn được dùng cho các trường hợp lên men bất thường, thối rữa ở ruột,bảo vệ các thành phần cộng sinh trong ruột và giúp lập lại trạng thái cân bằngcủa hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ do sử dụng kháng sinh.
2.7 Tình hình chăn nuôi tại trại Vĩnh Tân 2
Qua điều tra tình hình chăn nuôi lợn tại trại Vĩnh Tân 2 cùng với những sốliệu mà trại cung cấp, cho thấy
Hình 2.1 Trại Vĩnh Tân 2 chụp từ ảnh vệ tinh
(Nguồn: Internet)
Ghi chú:
1 Khu nhà ăn - ở của công nhân 5 Khu trại đẻ
4 Khu trại nọc - chờ phối - mang thai
2.7.1 Quy mô chăn nuôi
Trại Vĩnh Tân 2 là trại lợn có quy mô khá lớn với tổng đàn là 16154 conlợn ở các độ tuổi khác nhau Trong đó,́ có 3021 con lợn nái (đủ điều kiện là