Công tác phòng bệnh trong trại đẻ 1. Về chuồng trại

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và biện pháp phòng trị bệnh tại trại vĩnh tân 2 (Trang 41 - 48)

Phần lớn thời gian sống của lợn là ở trong chuồng do vậy chuồng trại có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của chúng. Chuồng trại xây dựng đúng kiểu, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, cao ráo, thoáng, độ thông khí tốt, kết hợp với chăm sóc quản lý và vệ sinh chuồng trại tốt sẽ ảnh hưởng rất tốt đến khả năng sinh trưởng và sức kháng bệnh tật của gia súc và ngược lại.

Nhà đẻ trại Vĩnh Tân 2 được thiết kế theo kiểu sàn, với 4 dãy chuồng, giữa nhà có tường ngăn cách tạo thành 2 bộ, mỗi bộ là 2 dãy với 30 ô chuồng mỗi dãy.

Một ô chuồng gồm có ô dành cho lợn mẹ với sàn là các tấm đan bằng bê tông, 2 bên là sân chơi của lợn con và được tạo thành từ các tấm đan bằng nhựa ghép lại.

Vì sàn là các tấm đan nên tạo sự khô thoáng, sạch sẽ. Lối đi giữa cũng được làm từ các tấm đan bê tông nên luôn luôn khô ráo. Gầm chuồng được thiết kế đổ dốc về giữa với độ dốc là 20o. giữa gầm là một đường rãnh kéo dài đến hết chuồng và đổ vào đường cống chính. Điểm thiết kế này nhằm giúp cho khâu vệ sinh dễ dàng hơn.

Việc sử dụng các tấm đan giúp cho việc thoát nước trên nền chuồng vô cùng dễ dàng, chuồng trại luôn khô ráo, tạo điều kiện bất lợi cho sự phát triển của các mầm bệnh. Gầm chuồng dốc nên khi vệ sinh dễ dàng rửa trôi các chất thải. Các chất thải bị rửa trôi theo nước chảy xuống rãnh đi vào đường cống chính đổ vào hầm biogas. Ngoài ra, gầm chuồng dốc còn tránh được hiện tượng nước đọng.

Hình 4.2. Sơ đồ mặt cắt trại nái đẻ

(Nguồn: Trại Vĩnh Tân) Trại Vĩnh Tân 2 sử dụng 100% hệ thống chuồng lạnh, kín. Kiểu chuồng này gồm có dàn làm mát được đặt ở đầu trại, phía cuối trại có hệ thống máy quạt (2 cái), bình thường chỉ có một quạt hoạt động. Nhiệt độ trong trại được điều chỉnh một cách tự động bằng hệ thống máy quạt. Khi nhiệt độ trong chuồng nuôi vượt qua ngưỡng cài đặt, lập tức hệ thống quạt sẽ tăng cường hoạt động (cả 2 quạt) đẩy nhanh việc đẩy không khí nóng trong trại ra ngoài và hút không khí ầm phía ngoài dàn lạnh vào trong. Trong trại đẻ, nhiệt độ quạt trong suốt đợt nuôi được cài đặt theo bảng 4.4.

Bảng 4.2. Quy trình điều chỉnh nhiệt độ quạt thông gió trong trại đẻ

Giai đoạn Nhiệt độ (oC)

Khi lợn nái lên đẻ 25,5

Sau khi 50% số lợn nái đẻ 27,5

Khi lợn con 10 ngày tuổi 27

Khi lợn con 14 ngày tuổi 26,5

Khi cai sữa đợt đầu (trước cai sữa 2 ngày) 28

Theo kết quả nghiên cứu đã được công bố của Dr. Bowman và Tomer thì nhiệt độ thích hợp cho lợn con trong tuần đầu là 32oC, tuần thứ 2 là 28oC và tuần thứ 3 là 26oC [20]. Như vậy, nhiệt độ trong chuồng nuôi tại trại Vĩnh Tân thấp hơn so với tiêu chuẩn đã được công bố. Điều này, giả thích cho hiện tượng tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy cao trong tuần đầu tiên. Đào Trọng Đạt và cs (1986) cho rằng chuồng khô, thoáng, đủ ánh sáng thì tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng thấp hơn so với chuồng ẩm, tối. Cũng theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Đăng Vang (2006), chuồng công nghiệp (có sàn cao hơn mặt đất 40-70 cm) đã góp phần cải thiện đáng kể tiểu khí hậu chuồng nuôi, hàm lượng các khí độc giảm 14,5-16,0%, ẩm độ giảm 2,5%, nhiệt độ mùa nóng giảm 1,80C;

tốc độ gió tăng 62,22%, tổng số vi khuẩn/m3 không khí giảm 1,8 triệu so với ở kiểu chuồng K 64, là các yếu tố làm giảm tỷ lệ tiêu chảy ở lợn [6], [62].

4.2.2. Về vệ sinh tiêu độc, khử trùng

Vệ sinh tiêu độc, khử trùng là một trong những công việc quan trọng bâc nhất trong trại Vĩnh Tân 2. Khi thực hiện tốt vệ sinh tiêu độc khử trùng cũng đồng nghĩa với hạn chế đáng kể mức độ xâm nhập của các mầm bệnh có mặt trong môi trường vào cơ thể lợn con cũng như lợn mẹ. Vì khi vệ sinh chuồng trại, chúng ta đã làm mất đi môi trường sống thích hợp cho các mầm bệnh, ngăn cản chúng sinh sôi phát triển, làm cho mầm bệnh không thể tăng lên về số lượng cũng như về độc lực. Khi tiêu độc sát trùng, chúng ta trực tiếp tiêu diệt mầm bệnh ngay ở ngoài môi trường, làm giảm thiểu số lượng của chúng. Một số mầm bệnh tuy không bị tiêu diệt nhưng cũng sẽ bị yếu đi nên khả năng gây bệnh còn lại không cao. Hiện nay, trại Vĩnh Tân 2 đang sử dụng 2 loại thuốc sát trùng chính là dung dịch nước vôi đậm đặc và Omnicide.

Nước vôi đậm đặc là dạng dung dịch được tạo thành sau khi hòa tan khoảng 40kg vôi bột trong 120 lít nước. Dung dịch này được dùng để sát trùng cho các trại đang trong quá trình tổng vệ sinh và sát trùng xung quanh chuồng trại. Để phun sát trùng dung dịch nước vôi, người ta sử dụng máy nén, tia nước bắn ra

với áp lực cao tạo thành dạng sương mù.

Hình 4.3. Thuốc sát trùng Omnicide

Omnicide là dung dịch sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi,... Liều lượng và cách thức sử dụng được hướng dẫn theo quy trình sau:

- Bộ phận làm ngoài

+ Sát trùng khi không có lợn trong trại: pha Omnicide với nồng độ 1/200 (5ml/1 lít nước)

+ Ngâm dụng cụ: pha Omnicide với nồng độ 1/150 (6ml/1 lít nước) - Bộ phận trong trại

+ Sát trùng khi không có lợn trong trại: pha Omnicide với nồng độ 1/1600 (1ml/1,6 lít nước)

+ Ngâm sát trùng ủng: pha Omnicide với nồng độ 1/400 (2,5ml/1 lít nước) + Sát trùng xung quanh trại: pha Omnicide với nồng độ 1/400

* Cách sát trùng:

Bước 1: tắt quạt trước khi sát trùng Bước 2: xịt từ cuối quạt đến dàn lạnh

Bước 3: xịt kỹ phía trên và phía dưới gầm chuồng Chú ý:

- Sát trùng trong trại có lợn 3 lần/tuần - Sát trùng xung quanh trại 3 lần/tuần

- Sát trùng ủng: nước sát trùng ủng được thay mỗi ngày

Trong trại đẻ, khi một bộ đẻ tiến hành cai sữa xong, người ta sẽ bỏ trống bộ

đẻ đó và tiến hành tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng. Thời gian tổng vệ sinh là 5 – 7 ngày. Bộ phận làm ngoài phụ trách công việc này. Đầu tiên, toàn bộ chuồng nuôi sẽ được vệ sinh sạch sẽ phân và chất thải từ máng ăn, trên sàn xuống đến gầm chuồng. Sau đó, sử dụng vòi xịt áp lực cao vệ sinh kỹ lại một lần nữa; các tấm đan bằng nhựa sẽ được lấy ra và đưa đi chùi rửa và ngâm trong dung dịch sát trùng và để khô. Các tấm đan bê tông được dựng lên để vệ sinh mặt dưới bằng vòi xịt áp lực cao, toàn bộ các ô chuồng được lau chùi bằng xà phòng sau đó rửa lại bằng nước. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ, để cho khô ráo.

Ta tiến hành xịt vôi toàn bộ chuồng rồi để khô đến ngày hôm sau, do sử dụng dung dịch nước vôi đậm đặc nên cần phải xịt rửa lại bằng nước cho giảm bớt mùi vôi trong chuồng. Sau khi chuồng khô, ta lắp các tấm đan bằng nhựa vào các ô chuồng. Trước khi chuyển lợn nái lên đẻ một ngày, ta tiến hành tắt hết các quạt và phun thuốc sát trùng lần cuối.

Sau khi lợn nái được chuyển lên đẻ, vệ sinh sát trùng vẫn phải được thực hiện thường xuyên. Một tuần 2 lần vào thứ 3 và thứ 7, xịt nước gầm chuồng để rửa trôi phân và chất thải. Một tuần 3 lần vào đầu giờ chiều thứ 3, thứ 5, thứ 7, phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi. Khi lợn nái trong trại bắt đầu đẻ, công nhân phụ trách trại đó phải làm 2 hố vôi bột đặt vào đầu và cuối dãy chuồng để sát trùng ủng. Các ô chuồng bẩn, được vệ sinh bằng cách rắc vôi bột lên sau đó chà kỹ, đảm bảo khô, sạch, và sát trùng.

4.2.3. Về chăm sóc, nuôi dưỡng

Trước ngày đẻ dự kiến 5 – 7 ngày, lợn nái được di chuyển qua trại đẻ. Tại đây, công việc chăm sóc, nuôi dưỡng cũng sẽ có một số điểm khác nhau khi lợn con ở từng giai đoạn khác nhau.

Vào đầu giờ sáng và đầu giờ chiều, là lúc mà lợn nái hay đi vệ sinh nhất. Vì vậy, công việc đầu tiên khi bước vào trại đẻ là thu dọn phân. Phân được thu dọn liên tục để đảm bảo là các ô chuồng luôn sạch sẽ. Nhất là thời gian về sau, lợn con càng ngày càng nhanh nhẹn và hiếu động. Nếu không thu dọn phân kịp thời thì sẽ có một số con ăn phân của lợn mẹ, rất nguy hiểm. Phân sau khi được thu dọn sẽ được tập trung vào các bao cám cũ, buộc chặt miệng bao rồi đưa ra cửa sau của trại bỏ. Tại đây, phân sẽ được công nhân của bộ phận làm ngoài chở về tập trung tại nơi quy định.

Hình 4.4. Trại đẻ sau khi tổng vệ sinh

Hình 4.5. Chế phẩm CTC Hình 4.6. Sorbitol (màu hồng)

Khi cho lợn ăn cũng cần chú ý một số điểm. Cho ăn theo khẩu phần ăn định sẵn cho từng con, từng bữa. Khi lợn nái đã ăn xong, tiến hành vệ sinh máng ăn nếu cám vẫn còn trong máng phải lấy ra hết, sau đó, dùng khăn thấm nước lau sạch máng. Số cám thừa cũng phải được cho vào bao buộc lại bỏ ra phía cửa sau của trại. Lợn nái khi chuyển sang trại đẻ vẫn tiếp tục được bổ sung CTC cho đến khi đẻ xong 7 ngày. Ngoài ra, lợn nái còn được bổ sung Sorbitol vào bữa trưa cho đến khi lợn con tiêm vaccine PRRS.

Trước ngày đẻ dự kiến khoảng 2 ngày, lợn nái được tắm rửa sạch sẽ, nền chuồng cũng được chùi rửa cẩn thận. Cùng ngày, công nhân sẽ tiến hành may lồng úm cho tất cả các ô chuồng. Lồng úm được may từ các bao cám cũ đã giặt sạch, phơi khô và được đóng gói cẩn thận. Luồng không khí trong trại luôn di chuyển, vì vậy lồng úm có tác dụng chắn gió cho lợn con, đặc biệt là các ô gần dàn lạnh. Ngoài ra, trong các ồng úm đều có một bóng đèn sợi đốt 60w, có tác dụng sưởi ấm cho lợn con trong những ngày đầu. Đệm lót trong ồng úm cũng được đưa về trại trong thời gian này.

Khi lợn nái đẻ, công nhân bộ phận đỡ đẻ phải thường xuyên túc trực để làm công việc hộ lý cho lợn con, tránh cho lợn con bị lạnh ngay khi mới sinh ra.

Hiện tại, trong trại đẻ đang dùng bột Mistral để rắc lên cơ thể lợn con, giúp lợn con giữ ấm và còn có tác dụng sát trùng.

Hình 4.6. Bột Mistral

Lợn con sau khi sinh ra, được tẩm bột Mistral và cho vào lồng úm để sưởi ấm, nhanh khô. Sau đó, cho lợn con bú mẹ càng sớm càng tốt. Trong những ngày đầu, lợn con được chăm sóc theo bảng sau:

Bảng 4.3. Quy trình chăm sóc lợn con theo mẹ

STT Ngày tuổi Công việc

1 Sơ sinh Cắt rốn, mài răng, bấm số tai

2 2 ngày Bấm đuôi

3 3 ngày Tiêm sắt, thiến

4 4 ngày Nhỏ Vicox, phòng cầu trùng

5 5 ngày Tập ăn cho lợn con + pha Electrolytes

6 10 ngày Tiêm vaccine PRRS

7 18 ngày Tiêm vaccine Mycoplasma

8 21 ngày Cai sữa

Bảng 4.3 là tất cả các công việc chính phải làm khi chăm sóc lợn con theo mẹ. Có điều đáng lưu ý, lợn con được tập ăn từ 5 ngày tuổi. Máng ăn được lau chùi sạch sẽ và đặt giữa 2 ô chuồng. Lúc mới tập ăn, cho ăn với lượng ít nhằm kích thích tính thèm ăn của lợn con. Về sau, cho ăn với lượng tăng lên và chia làm nhiều bữa nhỏ để đảm bảo cám luôn tươi mới. Trong thời gian tập ăn, lợn con còn được bổ sung chất điện giải để tránh hiện tượng stress.

Trong trại chăn nuôi Vĩnh Tân 2, chuồng nuôi được thiết kế và xây dựng một cách hợp lý, áp dụng quy trình nuôi khép kín, đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho lợn con phát triển. Các biện pháp phòng bệnh được áp dụng một cách nghiêm ngặt và toàn diện. Công nhân nắm vững quy trình kỹ thuật, có ý thức trách nhiệm trong công việc. Đây là những yếu tố quan trọng góp phần làm cho tỷ lệ lợn con mắc hội chứng trong trại Vĩnh Tân 2 tiêu chảy luôn ở mức thấp.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và biện pháp phòng trị bệnh tại trại vĩnh tân 2 (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w