Tình hình chăn nuôi tại trại Vĩnh Tân 2

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và biện pháp phòng trị bệnh tại trại vĩnh tân 2 (Trang 30 - 36)

Qua điều tra tình hình chăn nuôi lợn tại trại Vĩnh Tân 2 cùng với những số liệu mà trại cung cấp, cho thấy.

Hình 2.1. Trại Vĩnh Tân 2 chụp từ ảnh vệ tinh

(Nguồn: Internet) Ghi chú:

1. Khu nhà ăn - ở của công nhân 5. Khu trại đẻ

2. Nhà hành chính 6. Khu trại cai sữa đan 3. Khu trại cách ly 7. Khu trại cai sữa nền 4. Khu trại nọc - chờ phối - mang thai

2.7.1. Quy mô chăn nuôi

Trại Vĩnh Tân 2 là trại lợn có quy mô khá lớn với tổng đàn là 16154 con lợn ở các độ tuổi khác nhau. Trong đó,́ có 3021 con lợn nái (đủ điều kiện là 2741

con) và được phân ra nhiều ô chuồng theo từng giai đoạn khác nhau. Cụ thể là, trại cách ly (hậu bị) có 292 con (280 con lợn hậu bị và 12 con lợn nái auto), trại chờ phối có 175 con và trại mang thai có 2079 con. Hiện nay, trại đang nuôi 48 con lợn nọc nhằm để lấy tinh phục vụ cho thụ tinh nhân tạo. Số lượng lợn con gồm có 4078 lợn con theo mẹ và 9007 lợn con cai sữa (cai sữa đan là 4294 con và cai sữa nền là 4713 con).

2.7.2. Hệ thống chuồng trại

Trại chăn nuôi Vĩnh Tân 2 có hệ thống chuồng kín, nóc nhà 2 mái lợp tole, trong có trần nhựa chắn nóng, có hệ thống làm mát ở đầu chuồng và hệ thống máy quạt hút ẩm được lắp ở cuối dãy chuồng, nền chuồng được làm bằng xi măng kiên cố. Chuồng nuôi lợn nái đẻ và nuôi con là chuồng cá thể, mỗi ô gồm 3 phần, phần giữa làm bằng tấm đan xi măng cho lợn mẹ, 2 bên là tấm lót bằng nhựa cho lợn con. Chuồng nuôi lợn nái chờ phối và lợn nái mang thai là dạng chuồng cũi. Chuồng nuôi lợn con cai sữa là dạng chuồng đan và chuồng nền.

Hiện tại, trại chăn nuôi Vĩnh Tân 2 có 6 kiểu chuồng trại dành cho lợn ở các giai đoạn khác nhau.

Thứ nhất, trại cách ly gồm có 2 nhà, giống nhau. Mỗi nhà có 2 bộ gọi là bộ 1 và bộ 2. Mỗi bộ có 8 ô chuồng, diện tích 20m2.Mỗi ô nuôi được 10 con (tiêu chuẩn 1 con lợn hậu bị/2m2). Giữa 2 ô chuồng có một ô nhỏ, diện tích 4m2 để nhốt lợn nái già làm autovaccine. Vì vậy trại cách ly chứa tối đa là 320 lợn hậu bị.

Thứ hai, trại chờ phối gồm có 229 ô cá thể và 16 ô rộng, có chức năng chứa lợn nái cai sữa, lợn hậu bị lên giống và lợn nái vấn đề. Sau khi xử lý (đối với lợn nái vấn đề) và phối giống xong (đối với lợn đang lên giống) thì sẽ được chuyển qua cho trại mang thai nuôi).

Thứ ba, trại mang thai gồm có 4 nhà. Mỗi nhà được chia làm 2 bộ. Mỗi bộ có 4 dãy với 265 ô cá thể và 3 ô rộng để chứa lợn đau chân. Như vậy, mỗi nhà mang thai có 530 ô cá thể và 6 ô rộng. Tổng trại mang thai có 2.120 ô cá thể và 24 ô rộng.

Thứ bốn, trại nọc gồm 58 ô rộng nuôi lợn nọc, 1 ô để lấy tinh, một phòng để pha chế tinh (với trang thiết bị hiện đại).

Thứ năm, trại đẻ gồm có 6 nhà, mỗi nhà gồm 2 bộ, mỗi bộ được chia làm 2 dãy - mỗi dãy gồm 30 ô chuồng. Tổng số ô chuồng trại đẻ là 720 ô cá thể.

Thứ sáu, trại cai sữa được chia làm 2 bộ phận là cai sữa đan và cai sữa nền.

Cai sữa đan gồm có 4 nhà, mỗi nhà được chia làm 2 bộ riêng biệt. Mỗi bộ được chia làm 2 dãy với 15 ô chuồng lớn và 2 ô nhỏ cách ly. Mỗi ô chuồng lớn có thể nuôi được 50 con. Vậy tổng số ô chuồng của trại cai sữa đan là 120 ô lớn và 16

ô cách ly, ước chừng có thể nuôi 6000 lợn con. Cai sữa nền gồm 5 nhà, mỗi nhà được chia làm 2 bộ riêng biệt. Mỗi bộ được chia làm 12 ô chuồng và 1 ô cách ly, mỗi ô chuồng nhốt được 50 con. Tổng số ô chuồng trại cai sữa nền là 120 ô chuồng, ước chừng có thể nuôi 6000 lợn con.

2.7.3. Thức ăn được sử dụng

Hình 2.2. Cám HI-GRO 567S Hình 2.3. Cám HI-GRO 550S

Thức ăn cho từng đối tượng và từng giai đoạn khác nhau là khác nhau về

chủng loại và khối lượng. Mỗi loại cám sẽ có thành phần dinh dưỡng khác nhau sao cho phù hợp với từng đối tượng lợn ở từng giai đoạn khác nhau. Thành phần dinh dưỡng có trong từng loại cám được tổng hợp tại bảng 2.1.

Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của các loại cám được sử dụng trong trại

Thành phần 566 567S 550S 551

Độ ẩm (tối đa)(%) 14 14 14 14

ME (kcal/kg) 2900 3100 3300 3300

Protein thô (%) 13 17 21 20

Xơ thô (%) 7 7 3,5 5

Ca (tối thiểu – tối đa)(%) 0,6-1,2 0,6-1,2 0,6-1,2 0,6-1,2 P (tối thiểu – tối đa)(%) 0,5-1,0 0,5-1,0 0,4-0,9 0,4-0,9

Lysine (tối thiểu)(%) 0,6 0,9 1,4 1,3

Methionine+Cystine (tối thiểu)

(%) 0,4 0,5 0,8 0,7

2.7.3.1. Lợn nái mang thai

Điều quan trọng nhất đối với lợn nái mang thai là chương trình cho ăn.

Chương trình cho ăn hợp lý thì lợn nái sẽ khỏe mạnh, thai phát triển bình thường, số con sinh ra sẽ có độ đồng đều cao.

Bảng 2.2. Chương trình cho ăn đối với nái mang thai

Thời gian Hậu bị Lứa 2-6 Lứa 7-9

Phối - 21 ngày (cám 566) 1,8 - 2 kg 2 -2,2 kg 2 -2,2 kg 21 - 83 ngày (cám 566) 2 - 2,2 kg 2,2 - 2,6 kg 2,2 - 2,6 kg 84 - 97 ngày (cám 566) 2,5 - 2,7 kg 3,5 - 3,7 kg 3,7- 4 kg 98 - 110 ngày (cám 567S) 2,5 - 2,7 kg 3,5 - 3,7 kg 3,7- 4 kg

Bảng 2.2 là chương trình thức ăn chung cho nái mang thai có thể trạng bình thường. Đối với nái có thể trạng ốm thì thức ăn sẽ được tăng lên nhằm điều chỉnh thể trạng trong giai đoạn từ 21- 84 ngày tuổi. Lượng cám sẽ được điều chỉnh riêng cho từng cá thể và mỗi tuần tăng 0,3 kg đến khi nào thể trạng lợn nái đạt 3,5 điểm thì dừng.

2.7.3.2. Giai đoạn trước khi đẻ

Trước ngày đẻ dự kiến 5 - 7 ngày, lợn nái sẽ được di chuyển từ trại mang thai sang trại đẻ. Từ khoảng thời gian này trở đi, lợn nái sẽ được cho ăn theo chương trình cho ăn của trại đẻ nhằm tránh các nguy cơ gây hại cho lợn nái và lợn con.

Bảng 2.3. Chương trình cho ăn đối với nái trước khi đẻ

Thời gian Hậu bị Từ lứa 2 - 6 Từ lứa 7 - 9

Từ 98- 110 ngày 2,5 - 2,7 kg 3,5 - 3,7 kg 3,7- 4 kg

111 ngày 2,0 kg 3,0 kg 3,0 kg

112 ngày 1,5 kg 2,5 kg 2,5 kg

113 ngày 1,0 kg 2,0 kg 2,0 kg

114 ngày 1,0 kg 1,5 kg 1,5 kg

Ngày đẻ 0,5 kg 0,5 kg 0,5 kg

Chú ý: Cho lợn ăn ngày 2 bữa: sáng lúc 6 giờ 30, chiều lúc 13 giờ 30 2.7.3.3. Giai đoạn sau khi đẻ

Trong và ngay sau quá trình đẻ là giai đoạn mà lợn nái dễ bị kiệt sức nhất.

Vì vậy, lợn nái ở giai đoạn này cần được chăm sóc cẩn thận. chương trình cho ăn cũng được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình trạng của lợn nái và tránh lãng phí thức ăn, đó là:

- Từ lúc lợn bắt đầu đẻ cho đến khi con thứ 55 đẻ, ta cho lợn ăn ngày 2 bữa (6 giờ 30 và 13 giờ 30)

- Khi con thứ 55 đẻ xong, ta cho lợn ăn ngày 3 bữa (6 giờ 30; 9 giờ 40 và 13 giờ 30)

- Khi đã đẻ xong khoảng 4 ngày, ta cho lợn ăn ngày 4 bữa (6 giờ 30; 9 giờ

40; 13 giờ 30 và 20 giờ)

- Sau khi lợn nái đẻ xong, ta tiến hành tăng cám cho đến khi lợn nái ăn tự do, mỗi ngày tăng một lần, mỗi lần tăng 0,5 kg.

Chú ý: những con quá kiệt sức sau khi đẻ sẽ được truyền dung dịch Glucose 5% (500ml) qua tĩnh mạch hoặc qua xoang bụng cho đến khi hồi phục.

2.7.4. Thuốc và vaccine

Thuốc và vaccine được sử dụng trong trại chăn nuôi Vĩnh Tân 2 được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 2.4. Lịch trình tiêm vaccine cho lợn tại trại Vĩnh Tân 2

Loại lợn Độ tuổi Loại Vaccine Liều

lượng

Đường

tiêm Ghi chú

Lợn con 10 ngày tuổi PRRS 2ml I.M

18 ngày tuổi Mycoplasma 2ml I.M

Lợn con 35 ngày tuổi CSF 2 ml I.M

45 ngày tuổi FMD 2 ml I.M

Lợn hậu bị (tính theo

Tuần 1 Tẩy giun sán

Tuần 2 PRRS 2 ml I.M Lần 1

Tuần 3 CSF + FMD 2 ml I.M Lần 1

Tuần 4 AD+Parvovirus 2 ml I.M Lần 1

Tuần 5 Nghỉ

Tuần 6 PRRS 2 ml I.M Lần 2

Tuần 7 CSF + FMD 2 ml I.M Lần 2

Tuần 8 AD + Parvovius 2 ml I.M Lần 2

Lợn nái Tuần 10 CSF 2 ml I.M

Tuần 12 FMD 2 ml I.M

Tuần 13 Tẩy giun sán

Tuần 14 Bổ sung CTC vào trong cám Lợn đực

giống

Tuần 1 Tẩy giun sán

Tuần 2 PRRS 2 ml I.M Lần 1

Tuần 3 CSF + FMD 2 ml I.M Lần 1

Tuần 4 AD+ Parvovirus 2 ml I.M Lần 1

Tuần 5 Nghỉ

Tuần 6 PRRS 2 ml I.M Lần 2

Tuần 7 CSF + FMD 2 ml I.M Lần 2

Tuần 8 AD + Parvovius 2 ml I.M Lần 2

Đối với lợn con, sử dụng bơm tiêm tự động, kim tiêm sắt số 9 (trên lợn con theo mẹ) số 12 (trên lợn con cai sữa). Đối với lợn nái, sử dụng bơm tiêm sắt loại 20ml, kim tiêm số 18. Tất cả các dụng cụ dùng cho tiêm phòng phải đảm bảo vô

cho vừa đủ số liều, tránh gây lãng phí. Các chai lọ đựng vaccine sau khi đã dùng được ngâm trong dung dịch sát trùng.

Ngoài ra, trại còn tổ chứa tiêm tổng đàn định kỳ cho lợn nái ở các trại chờ phối, trại mang thai và trại đẻ PRRS và AD 3 tháng 1 lần, Parvovirus 5 tháng 1 lần; liều lượng, đường tiêm cũng tương tự như các loại vaccine trên.

Trước và sau khi tiêm phòng, lợn sẽ được bổ sung một số loại thuốc bổ tùy thuộc vào loại lợn. Lợn nái sẽ được bổ sung Sorbitol vào cám, cho ăn. Lợn con sẽ được bổ sung Electrolytes + Anagin C vào trong nước, cho uống.

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: từ ngày 16/01/015 đến ngày 08/05/015

Địa điểm: tại trại chăn nuôi lợn Vĩnh Tân 2, xã Sông Xoài, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và biện pháp phòng trị bệnh tại trại vĩnh tân 2 (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w