1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ sau khi sinh đến 21 ngày tuổi tại trại nguyễn văn chiêm tam dương vĩnh phúc và xác định hiệu lực điều trị bệnh của thuốc MD nor 100

58 267 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 754,63 KB

Nội dung

i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --- HOÀNG VĂN TRỌNG Tên chuyên đề: “TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TỪ SAU KHI SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI NGUYỄN VĂN CHIÊ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-

HOÀNG VĂN TRỌNG Tên chuyên đề:

“TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TỪ SAU KHI SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI NGUYỄN VĂN CHIÊM, TAM DƯƠNG, VĨNH PHÚC VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC ĐIỀU TRỊ

BỆNH CỦA THUỐC MD NOR 100.”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2013 - 2017

Thái Nguyên – năm 2017

Thái Nguyên, năm 2016

Trang 2

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-

HOÀNG VĂN TRỌNG Tên chuyên đề:

“TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TỪ SAU KHI SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI NGUYỄN VĂN CHIÊM, TAM DƯƠNG, VĨNH PHÚC VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC ĐIỀU TRỊ

BỆNH CỦA THUỐC MD NOR 100.”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Thái Nguyên – năm 2017

Thái Nguyên, năm 2016

Trang 3

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã nắm được những kiến thức cơ bản ngành học của mình Kết hợp với 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại lợn ông Nguyễn Văn Chiêm, đã giúp em ngày càng hiểu rõ kiến thức chuyên môn, cũng như đức tính cần có của cán bộ nông nghiệp Từ đó, đã giúp em có lòng tin vững bước trong cuộc sống cũng như trong công tác sau này Để có sự thành công này, em xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới:

Ban Giám hiệu trường đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên Ban chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy, cô giáo trong Bộ môn chăn nuôi thú y, những người đã tận tụy dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt quá trình học tập, cũng như trong thời gian thực tập

Các bác, các cô chú và các anh chị trong trại chăn nuôi lợn ông Nguyễn Văn Chiêm đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ trong thời gian thực tập để giúp em hoàn thành tốt khóa thực tập

Đặt biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn đã trực tiếp hướng dẫn để em hoàn thành khóa luận này

Nhân dịp này, em cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện vật chất cũng như tinh thần, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình

học tập

Em xin chân thành cảm ơn

Thái nguyên, ngày… tháng…năm 2017

Người viết Khóa luận

Hoàng Văn Trọng

Trang 4

iii

DANH MỤC BẢNG

2016 ) 5

Bảng 3.1 Phác đồ điều trị hội chứng tiêu chảy lợn con 27

Bảng 4.1 Lịch sát trùng trại lợn nái 32

Bảng 4.2 Lịch phòng bệnh của trại lợn nái 34

Bảng 4.3 Kết quả công tác phục vụ sản xuất 38

Bảng 4.4 Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi 39

Bảng 4.5 Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy lợn con theo lứa tuổi 40

Bảng 4.6 Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy con qua các tháng 41

Bảng 4.7 Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo tính biệt tính biệt 42

Bảng 4.8 Kết quả điều trị lợn con tiêu chảy bằng thuốc MD Nor 100 43

Trang 6

v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC BẢNG iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

MỤC LỤC v

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài 2

1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của trại chăn nuôi lợn ông Nguyễn Văn Chiêm 3

2.1.2 Cơ sở vật chất của trang trại 3

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của trại 4

2.1.4 Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở 5

2.2 Cở sở khoa học 6

2.2.1 Đặc điểm của lợn con 6

2.2.2 Hiểu biết về hội chứng tiêu chảy 9

2.2.3 Một số bệnh gây hội chứng tiêu chảy 15

2.2.4 Chẩn đoán hội chứng tiêu chảy ở lợn 19

2.2.5 Phòng bệnh và điều trị 19

2.2.6 Giới thiệu thuốc MD Nor 100 để điều trị hội chứng tiêu chảy lợn con dùng trong thí nghiệm 22

2.3 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 23

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 23

2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 24

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 26

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 26

Trang 7

vi

3.3 Nội dung nghiên cứu 26

3.4 Phương pháp nghiên cứu 26

3.4.1 Phương pháp xác định lợn con mắc hội chứng tiêu chảy 26

3.4.2 Phương pháp điều trị hội chứng tiêu chảy 27

3.5 Các chỉ tiêu theo dõi 27

3.5.1 Tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy 27

3.5.2 Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo lứa tuổi 27

3.5.3.Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo tháng 27

3.5.4 Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo tính biệt 27

3.5.5 Hiệu lực điều trị mắc hội chứng tiêu chảy của thuốc Nor 100 28

3.5.6 Tỷ lệ tái nhiễm 28

3.5.7 Tỷ lệ lợn chết 28

3.5.8 Tỷ lệ khỏi bệnh 28

3.6 Phương pháp xử lý số liệu 28

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29

4.1 Công tác phục vụ sản xuất 29

4.1.1 Công tác chăn nuôi 29

4.1.2 Công tác thú y 31

4.2 Kết quả thực hiện chuyên đề nghiên cứu 39

4.2.1 Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con giai đoạn sơ sinh – 21 ngày tuổi 39

4.2.2 Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy theo lứa tuổi 40

4.2.3 Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy lợn con qua các tháng 41

4.2.4 Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo tính biệt 42

4.2.5 Hiệu lực điều trị của thuốc MD Nor 100 43

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45

5.1 Kết luận 45

5.2 Đề nghị 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

HÌNH ẢNH MỘT SỐ CÔNG TÁC 50

Trang 8

1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống ở nước ta Để chăn nuôi lơn phát triển tốt theo hướng gắn với thị trường, an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, các địa phương đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh, khuyến khích các tổ chức cạnh tranh chăn nuôi theo hướng trang trại, hổ trợ tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi truyền thống chuyển dần sang chăn nuôi trang trại công nghiệp Theo số liệu tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) công bố năm 2010, Việt Nam là nước có số đầu lợn cao trong khu vực châu Á, đứng thứ 4 khu vực châu á, chỉ xếp sau Trung Quống, Ấn

Độ và Indonesia

Theo công bố của Tổng Cục Thống Kê năm 2015, nước ta có 26,39 triệu con lợn, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm ước tính đạt 1963,3 nghìn tấn, tăng 1,65% so với cùng kì năm trước

Tuy nhiên, bên cạnh với việc mở rộng chăn nuôi thì dịch bệnh là yếu

tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi Một trong những bệnh gây thiệt hại kinh tế cho các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản là hội chứng tiêu chảy cho lợn con Bệnh có thể gây nhiễm tới 100% đàn lợn, có thể gây chết từ 70 -100% lợn con Những con lợn mắc bệnh khi được chữa khỏi thường còi cọc, chậm lớn, xù lông, ảnh hưởng xấu tới phẩm chất con giống, làm chậm khả năng sinh trưởng ở giai đoạn tiến theo

Để khắc phục những tác động có hại về hội chứng tiêu chảy của lợn con, các nhà nghiên cứu và các công ty dược thú y trong và ngoài nước đã nghiên cứu và đưa ra nhiều loại thuốc điều trị, như Nor-coli, Enroflox, Phar-D.O.C Thuốc MD Nor 100 là một loại thuốc tiêm do Công ty thuốc thú y –

Trang 9

2

thủy sản Minh Dũng sản xuất, có tác dung điều trị các bệnh điều trị các bệnh nhiễm trùng, thương hàn, tụ huyết trùng, tiêu chảy, E.coli, viêm phổi, viêm

vú, viêm tử cung, CRD

Để giảm thiểu những thiệt hại do hội chứng tiêu chảy gây ra đối với cơ

sở nuôi lợn tập trung, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Tình hình

mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ sau khi sinh đến 21 ngày tuổi tại trại Nguyễn Văn Chiêm, Tam Dương, Vĩnh Phúc và xác định hiệu lực điều trị bệnh của thuốc MD Nor 100”.

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào các số liệu khoa học

về tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi

và hiệu lực của thuốc MD Nor 100

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Khuyến cáo với người chăn nuôi về triệu chứng, cách phát hiện hội chứng tiêu chảy và sử dụng thuốc MD Nor 100

Trang 10

3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Điều kiện cơ sở nơi thực tập

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của trại chăn nuôi lợn ông Nguyễn Văn Chiêm

Trang trại chăn nuôi lợn do ông Nguyễn Văn Chiêm là chủ trại, trước đây là Công ty Doanh Nhiệp Tư Nhân Tùng Phát nằm trên địa phận xã Đạo

Tú, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc Trang trại được thành lập năm 2006,

là trại lợn gia công của công ty chăn nuôi CP Việt Nam (Công ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam) Hoạt động theo phương thức chủ trại xây dựng cơ sở vật chất, thuê công nhân, công ty đưa tới giống lợn, thức ăn, thuốc thú y, cán bộ kỹ thuật Hiện nay, trang trại do ông Nguyễn Văn Chiêm làm chủ trại, cán bộ kỹ thuật của Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam chịu trách

nhiệm giám sát mọi hoạt động của trang trại

2.1.2 Cơ sở vật chất của trang trại

Trang trại chăn nuôi lợn ông Nguyễn Văn Chiêm nằm ở khu vực cánh đồi rộng lớn thuộc thửa 01, lô 2 (thôn Đoàn Kết), có địa hình tương đối bằng phẳng với diện tích là 5 ha Trong đó:

Trang trại đã dành khoảng 0,5 ha đất để xây dựng nhà điều hành, nhà ở cho công nhân, bếp ăn, các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại

Khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống chuồng trại cho 600 nái cơ bản bao gồm: 3 chuồng đẻ (mỗi chuồng có 56 ô), 1 chuồng lợn đực và nái chửa được nhốt chung, 1 chuồng cách ly, cùng một số công trình

Trang 11

1,2m, mỗi cửa sổ cách nhau 40cm Trên trần được lắp hệ thống chống nóng bằng tôn lạnh

Phòng pha tinh của trại được trang bị các dụng cụ hiện đại như: Máy đếm mật độ tinh trùng, kính hiển vi, thiết bị cảm ứng nhiệt, các dụng cụ đóng liều tinh, nồi hấp cách thủy dụng cụ và một số thiết bị khác

Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều được đổ bê tông và có các hố sát trùng Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan Nước uống cho lợn được cấp từ một bể lớn, xây dựng ở đầu 3 chuồng nái đẻ và 1 chuồng nái chửa Nước tắm và nước xả gầm, phục vụ cho công tác khác, được bố trí từ tháp bể lọc và được bơm qua

hệ thống ống dẫn tới bể chứa ở giữa các chuồng

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của trại

Cơ cấu của trại được tổ chức như sau:

1 chủ trại, 1 quản lý trại, 1 quản lý kỹ thuật, 1 kế toán, 8 công nhân và 5 sinh viên

Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ nhóm khác nhau như tổ chuồng đẻ, tổ chuồng nái chửa, nhà bếp Mỗi một khâu trong quy trình chăn nuôi, đều được khoán đến từng công nhân, nhằm nâng cao tinh thần

trách nhiệm, thúc đẩy sự phát triển của trang trại

Trang 12

5

2.1.4 Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở

2.1.4.1 Đối tượng chăn nuôi của trại

Trại lợn của công ty nuôi các giống lợn khác nhau như: Yorkshire,

Landrace, Pietrain, Duroc

2.1.4.2 Kết quả sản xuất của cơ sở

- Hiện nay trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,45 - 2,47 lứa/năm Số con sơ sinh là 11,23 con/đàn, số con cai sữa: 10,7 con/đàn Trại hoạt động vào mức khá theo đánh giá của Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các trại chăn nuôi lợn giống của công ty Trong trại có 8 con lợn đực giống được chuyển về cùng một đợt, các lợn đực giống này được nuôi nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn nái và khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo Tinh lợn được khai thác từ 2 giống lợn Pietrain và Duroc Lợn nái được phối 3 lần và được luân chuyển giống cũng như con đực

- Cơ cấu đàn lợn nái của trại trong 3 năm gần đây

Qua điều tra số liệu sổ sách theo dõi của trại thì cơ cấu đàn lợn nái của trại 3 năm gần đây tính đến tháng 5 năm 2016 được thể hiện ở bảng 2.1

Bảng 2.1 Cơ cấu đàn lợn nái của trại lợn ông Nguyễn Văn Chiêm

(2014 – 2016 )

Loại lợn nái Số lƣợng lợn nái của các năm ( con )

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Trang 13

6

tăng lên, đặc biệt là lợn nái hậu bị tăng lên với số lượng lớn nhằm thay thế

cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn và phải loại thải

hiệu quả chăn nuôi cao cho trang trại

2.2.1 Đặc điểm của lợn con

2.2.1.1 Đặc điểm sinh trưởng của lợn con

Với gia súc non, trong thời kỳ bao thai phát triển tốt sẽ ảnh hưởng đến

sự phát triển về sau Tốc độ sinh trưởng của lợn con nhanh hơn so với gia súc khác (khối lượng cai sữa của lợn con lúc 2 tháng tuổi gấp 10 -15 lần so với khối lượng sơ sinh, trong khi bê nghé chỉ 3 – 4 lần)

Trang 14

Do lợn con sinh trưởng, phát dục nhanh nên khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng rất mạnh Lợn con sau 3 tuần tuổi mỗi ngày có thể tích lũy được

9 – 14 gam protein/1kg khối lượng cơ thể, trong khi lợn trưởng thành chỉ tích lũy được 0,3 – 0,4 gam protein/1kg khối lượng cơ thể (Trần Văn Phùng và

Cs, 2004)[11] Điều này cho thấy nhu cầu dinh dưỡng của lợn con cao hơn

lợn trưởng thành đặc biệt là protein

2.2.1.2 Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa

Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn chỉnh

Ở giai đoạn theo mẹ, cơ quan tiêu hóa phát triển nhanh về thể tích, khối lượng, chiều dài và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hóa Dung tích dạ dày lợn lúc 10 ngày tuổi có thể tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần so với lúc sơ sinh (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít) Dung tích ruột non lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,12 lít)

Hoàng Toàn Thắng và Cs (2005)[16] cho rằng, lợn dưới 1 tháng tuổi, dịch vị không có HCl tự do, lúc này lượng axit tiết ra rất ít và nhanh chóng kết hợp với dịch nhày của dạ dày, hiện tượng này gọi là hypoclohydric Do dịch vị chưa có HCl tự do nên men pepsin trong dạ dày lợn chưa có khả năng tiêu hóa protein của thức ăn Vì HCl tự do có tác dụng kích hoạt men pepsinnogen không hoạt động thành men pepsin hoạt động và men này mới

có khả năng tiêu hóa protein

Trang 15

8

Enzym trong dịch vị dạ dày của lợn con đã có từ lúc mới đẻ, tuy nhiên lợn trước 20 ngày tuổi không thấy khả năng tiêu hóa thực tế của dịch vị Sự tiết dịch vị tăng theo tuổi một cách rõ rêt khi cho ăn các loại thức ăn khác

nhau, thức ăn hạt kích thích tiết ra dịch vị mạnh

2.2.1.3 Đặc điểm cơ năng điều tiết thân nhiệt

Theo nhóm tác giả Hội chăn nuôi Việt Nam (2000)[19], ở lợn con sơ sinh, tỷ lệ nước trong cơ thể chiếm 82% Vì có nhiều nước, nhiệt độ cơ thể có thể giảm nhanh, 30 phút sau khi sinh lượng nước giảm 1,5 - 2% kèm theo giảm thân nhiệt 5 - 10 oC, lợn con bị lạnh, các chức năng hoạt động bị rối loạn dẫn đến dễ bị chết hơn

Lớp mỡ dưới da của lợn con còn mỏng, lượng mỡ, glycogen dự trữ trong cơ thể lợn con thấp Trên cơ thể lợn con lông còn thưa, mặt khác diện tích bề mặt cơ thể so với khối lượng cơ thể tương đối cao so với lợn trưởng thành nên lợn con dễ bị mất nhiệt Nếu khả năng cung cấp nhiệt cho lợn con chống rét còn không đầy đủ, dẫn đến lợn con rất dễ nhiễm bệnh khi thời tiết

thay đổi

2.2.1.4 Đặc điểm khả năng miễn dịch

Phản ứng miễn dịch là khả năng đáp ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh từ bên ngoài Phần lớn các chất lạ là mầm bệnh Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể lợn con tương đối dễ dàng, do chức năng các tuyến chưa hoàn chỉnh Ở lợn con lượng enzym tiêu hóa và lượng HCl tiết ra còn ít, chưa đủ để đáp ứng cho quá trình tiêu hóa, gây rối loạn trao đổi chất, dẫn tới khả năng tiêu hóa kém, hấp thu kém Trong giai đoạn này mầm bệnh (Salmonella spp, E.coli, ) dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và gây bệnh Theo Trần Văn Phùng và Cs (2004)[11], trong sữa đầu của của lợn mẹ hàm lượng protein rất cao Những ngày đầu mới đẻ, hàm lượng protein trong sữa chiếm 18 – 19%, trong đó γ-globulin chiếm số lượng khá lớn (30 – 35%),

Trang 16

9

có tác dụng tạo sức đề kháng Vì vậy sữa đầu có vai trò quan trọng đối với

khả năng miễn dịch của lợn con Lợn con hấp thu lượng γ-globulin bằng con

đường ẩm bào Qúa trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ-globulin giảm đi rất

nhanh chóng theo thời gian

2.2.2 Hiểu biết về hội chứng tiêu chảy

2.2.2.1 Các nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy

a) Do vi khuẩn

Các tác giả khi nghiên cứu hội chứng tiêu chảy hầu hết đều có kết luận:

Trong bất cứ trường hợp nào cũng có sự tham gia tác động của vi khuẩn, do

một tác nhân nào đó, trạng thái cân bằng của khu hệ vi sinh vật đường ruột bị

phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loài vi khuẩn nào đó sinh sản nhân lên quá nhiều

sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn Loạn khuẩn đường ruột là một nguyên nhân

chủ yếu gây bệnh ở đường tiêu hóa, đặc biệt là ỉa chảy

Trịnh Văn Thịnh (1985)[18] cũng cho biết tác nhân chủ yếu gây tiêu

chảy ở lợn con là E.coli và nhiều loại Salmonella, chủ yếu là Salmonella

cholerae suis, Salmonella typhysuis Ngoài ra còn trùng sinh mủ, song liên

cầu khuẩn

 Nguyên nhân do E.coli

Bình thường E.coli cư trú ở phần sau của ruột, ít khi ở dạ dày hay phía

trước ruột non, chỉ khi nào sức đề kháng của con vật bị suy yếu thì E.coli mới

phát triển mạnh và cường độc gây bệnh cho cơ thể

E.coli do Escherich phát hiện năm 1885 là trực khuẩn Gram (-), không

hình thành giáp mô, nha bào, có lông, di động Trực khuẩn lớn 2-3µm × 0.6µm

hai đầu tròn Vi khuẩn mọc tốt trên các môi trường thông thường trong điều kiện

hiếu khí và yếm khí tùy tiện ở nhiệt độ 37 - 38oC Vi khuẩn có sức đề kháng yếu,

bị tiêu diệt ở 55oC trong vòng 1 giờ hoặc 60o

C trong 15 - 20 phút

Trang 17

10

Nguyên nhân do Salmonella

Salmonella (Sal) là một trực khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích

thước 0,4 – 0,6µm × 1 - 3µm, không hình thành giáp mô và nha bào, bắt màu Gram (-) Vi khuẩn vừa sống hiếu khí vừa sống yếu khí tùy tiện, nhiệt độ thích hợp là 37o

C, pH 7,2 – 7,6, vi khẩn đề kháng yếu với nhiệt độ, ở 75oC trong 5 phút đã bị tiêu diệt Các hóa chất thông thường (HgCl2 1%, formol

1/500, axit phenic 3% ) tiêu diệt Salmonella trong vòng 5 – 20 phút Cấu tạo kháng nguyên của Salmonella phức tạp gồm 3 loại sau:

 Kháng nguyên O: rất phức tạp được coi là độc lực của vi khuẩn, đặc trưng bởi lớp Lipopolysacaride

 Kháng nguyên H: chỉ có ở các Salmonella có lông được chia làm 2

pha: Pha 1 có tính chất đặc hiệu gồm 28 loại, pha 2 không có tính chất đặc hiệu gồm 6 loại kháng nguyên

 Kháng nguyên K: không phức tạp có một loại đã được biết là kháng

nguyên Vi (Virutlence) Kháng nguyên Vi không tham gia vào quá trình bệnh

Salmonella có hai độc tố, nội độc tố và ngoại độc tố Trong đó nội độc

tố rất mạnh và là yếu tố gây bệnh quan trọng Tác giả này cũng cho biết: Độc

tố đường ruột Enterotoxin của Salmonella có 2 thành phần gọi là yếu tố

khuếch tán nhanh và các yếu tố khuếch tán chậm Trong đó yếu tố khuếch tán

nhanh giống thành phần độc tố chịu nhiệt của E.coli, nó có khả năng gây bệnh

tích ở thành ruột Yếu tố khuếch tán chậm giống thành phần độc tố không

chịu nhiệt của E.coli, có khả năng tác động vào chu trình Aldelyl làm rối loạn trao đổi của muối, nước ở ruột gây tập trung nước vào ruột

 Nguyên nhân do Clostridium

Nguyễn Thị Nội và cộng sự (1986)[10], đã phát hiện vai trò của

clostridium perfringens trong hội chứng tiêu chảy của lợn

Trang 18

11

Clostridium perfringens sinh ra nhiều loại độc tố Căn cứ vào cấu tạo

kháng nguyên, khả năng sinh độc tố, tính chất gây bệnh cho người và động vật người ta phân thành 6 type: A, B, C, D, E, F Trong đó type C xâm nhập đầu tiên tập trung ở bề mặt nhung mao sau đó phá hủy lớp niêm mạc, làm teo các tế bào niêm mạc bề mặt cộng với sự miễn dịch chưa hoàn hảo ở lợn con

những ngày đầu sau sinh như thiếu IgA, IgM

 Nguyên nhân do Streptococcus

Vi khuẩn Streptococcus có dạng hình cầu, đường kính khoảng 1µm

thường xếp thành chuỗi có độ dài ngắn khác nhau, có thể từ hai (song cầu khuẩn) đến 6 – 8 cầu khuẩn gọi chung là liên cầu khuẩn Vi khuẩn này không hình thành giáp mô, nha bào, không di động, bắt màu gram (+), là vi khuẩn

hiếu khí hay yếm khí tùy tiện Streptococcus có khả năng gây bệnh một mình

hoặc kết hợp với các vi khuẩn khác Chúng sinh độc tố gồm ngoại độc tố như: độc tố dung huyết (Hemolyzin), độc tố diệt bạch cầu ( Leucocidin), độc tố gây hoại tử, độc tố làm tan sợi tơ huyết, độc tố khuếch tán và sinh nội độc tố

b) Do ký sinh trùng

Ký sinh trùng đường tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy ở lợn cũng như một số loại gia súc khác Tác hại của chúng không chỉ cướp chất dinh dưỡng của vật chủ mà còn tác động lên vật chủ thông qua những độc tố do chúng tiết ra làm giảm sức đề kháng, gây trúng độc Ngoài ra KST còn gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa tạo điều kiện cho các bệnh khác phát sinh, đặc biệt là bệnh viêm ruột ỉa chảy Ở nước ta thường gặp giun đũa lợn (Ascarissum), sán lá ruột lợn (Fasciolopsis),

và một số đơn bào (Protozoa) như cầu trùng

Phân lợn bị tiêu chảy có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao 56,32% cao hơn phân ở trạng thái bình thường Sự tăng rõ rệt về tỷ lệ và mức độ nhiễm cầu trùng ở lợn mắc tiêu chảy so với bình thường đã phần nào cho thấy cầu trùng

Trang 19

12

là một trong những nguyên nhân làm lợn bị tiêu chảy Cầu trùng ký sinh sinh

ở niêm mạc ruột lợn gây tổn thương niêm mạc ruột, viêm ruột dẫn đến lợn bị tiêu chảy

c) Do virut

Ngoài nguyên nhân là vi khuẩn còn có nguyên nhân do virus Đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định vai trò của một số virus như: Rotavirus, Enterovirus, Transmissible Gastroenteritis (TGE) là những nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày – ruột và gây triệu chứng tiêu chảy đặc trưng ở lợn Các virus này tác động gây viêm ruột và gây rối loạn quá trình tiêu hóa, hấp thu của lợn và cuối cùng dẫn đến triệu chứng tiêu chảy

d) Do những thiếu sót trong chăm sóc nuôi dưỡng

Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của gia súc Khi có sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, khẩu phần ăn…cơ thể gia súc cũng có sự thay đổi theo Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, mưa ẩm kết hợp với chuồng trại không vệ sinh, mật độ nuôi quá cao lợn dễ mắc tiêu chảy hơn Đặc biệt đối với lợn con, yếu tố ngoại cảnh bất lợi tác động rất lớn vì cơ thể lợn con chưa hoàn thiện các phản xạ thích nghi

Theo Phạm Văn Quân, Nguyễn Đình Chí (1993)[13], lợn con không được bú sữa đầu, không được nhận kháng thể từ sữa mẹ (IgA, IgM, IgG) dễ mắc hội chứng tiêu chảy Mặt khác hội chứng tiêu chảy của lợn con còn do chúng trong môi trường ô nhiễm, kém vệ sinh, thiếu nước uống lợn phải uống nước bẩn trong rãnh, nền chuồng

Wierer G.e.tal (1993), Purvic.G.M.et.al (1985)[23] đã chỉ rõ nguyên nhân mất cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, thức ăn kém phẩm chất, thức ăn có lẫn độc tố nấm mốc, không đủ thành phần dinh dưỡng hoặc thức

ăn bị nhiễm bẩn, ôi thiu… thường dẫn đễn viêm ruột ỉa chảy

Trang 20

f) Do điều kiện ngoại cảnh

Thời tiết không thuận lợi, thay đổi bất thường, gió mùa, thời tiết lạnh, mưa phun, gió bấc, ẩm độ chuồng cao, chuồng nuôi ẩm thấp làm cho lợn dễ mắc hội chứng tiêu chảy, chuồng trại không đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông

Có hàng trăm nguyên nhân dẫn đến triệu chứng tiêu chảy mà chúng ta phải xem xét chuẩn đoán chính xác để phòng và điều trị

đúng thuốc, đúng bệnh

2.2.2.2 Cơ chế sinh bệnh của hội chứng tiêu chảy

Ngay ở giai đoạn báo động của quá trình stress, nhu động ruột tăng thậm chí có thể ỉa chảy cấp tính Nếu các tác nhân stress tác động với cường

độ mạnh kéo dài thì viêm dạ dày – ruột, loét dạ dày là điều chắc chắn xảy ra Selye cũng chứng minh rằng các hormone sinh ra do stress chia ra làm 2 nhóm: nhóm kích thích viêm (STS, cortisol, …) và nhóm chống viêm (ACTH, cortisol, …) Chính các hormone này đã tiềm ẩn một khả năng gây viêm cho niêm mạc và phần dưới của niêm mạc dạ dày – ruột bởi stress, các vi khuẩn có trong đường tiêu hóa đã làm cho bệnh trầm trọng hợn, tổn thương nặng nề hơn

Như vậy quá trình sinh hội chứng tiêu chảy đã đưa lợn con vào 3 trạng thái rối loạn:

- Rối loạn chức năng tiêu hóa hấp thu

Trang 21

14

- Rối loạn cân bằng muối nước và các chất điện giải Do lợn con tiêu chảy quá nhiều, lợn con dễ rơi vào tình trạng nhiễm độc, trụy tim mạch rồi chết Những con điều trị khỏi thường còi cọc, chậm lớn

- Rối loạn cân bằng của khu hệ vi sinh vật đường ruột

2.2.2.3 Tình hình dịch tễ của hội chứng tiêu chảy

công tác vệ sinh, đó là làm cho gia súc và nguyên nhân gây bệnh cách xa nhau Để có các biện pháp vệ sinh tốt cần hiều biết tình hình dịch tễ của bệnh

Lê Văn Tạo (1996)[15], cho thấy: Tỷ lệ hao hụt do dịch bệnh ở lợn con theo

mẹ (dưới 45 ngày tuổi) qua các năm là 25%, 12% và 15% Trong đó tỷ lệ chết

do hội chứng tiêu chảy chiếm 67 – 80% trong số lợn con chết Ở lợn con sau cai sữa (45 – 60 ngày tuổi), tỷ lệ hao hụt do dịch bệnh là 15%, 18% và 12% trong đó tỷ lệ chết do hội chứng tiêu chảy chiếm 32%, 12%,38% trong số lợn con chết.Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ xảy ra quanh năm nhưng cao nhất là tháng 5 – 8 Bệnh có quanh năm nhiều nhất cuối đông sang xuân, cuối

xuân sang hè

2.2.2.5 Triệu chứng lâm sàng

Lợn con mắc bệnh lúc đầu vẫn bú và chạy bình thường Sau đó con vật

ít bú hoặc bỏ bú, gầy nhanh, lông xù, da nhăn nheo, nhợt nhạt, hai chân sau đứng co dúm lại và run rẩy, đuôi và khoeo dính đầy phân, khi con vật

đi ỉa rặn nhiều lưng uốn cong, bụng thóp lại, thể trạng đờ đẫn, nằm nhiều hơn

đi lại

- Thể quá cấp tính: Con vật chết nhanh, thường sau 2 – 12 giờ kể từ khi

bỏ bú, lợn bỏ bú hoàn toàn đi xiêu vẹo, loạng choạng, thích nằm bẹp một chỗ, tím mõm, thở thể bụng khó khăn, phân lỏng màu trắng lầy nhầy, mùi tanh thối Lợn nằm co giật, bốn chân bơi trong không khí rồi chết

Trang 22

2.2.3 Một số bệnh gây hội chứng tiêu chảy

2.2.3.1 Bệnh phân trắng lợn con

a) Nguyên nhân: Bệnh phân trắng lợn con là một bệnh truyền nhiễm

cấp tính Nguyên nhân chính là do trực khuẩn đường ruột E.coli gây ra

b) Triệu chứng:

- Thể cấp tính: lợn sốt 40 – 40,5 oC, sau 1 – 2 ngày chúng ỉa chảy, gầy sút nhanh, da nhăn, lông mất độ bóng, kém ăn có con bỏ ăn ủ rũ, đi siêu vẹo, niêm mạc mắt nhợt nhạt, nếu không điều trị lợn con suy kiệt rồi chết sau vài tuần

- Thể mãn tính: bệnh thường thấy ở lợn 20 – 30 ngày tuổi, phân lợn nát hoặc lỏng có màu trắng xám của con vật, con vật đi lại bình thường, bệnh kéo dài, lợn còi cọc lông tối da nhợt nhạt

Trong trường hợp lợn con nhiễm ghép với các bệnh khác như vi khuẩn

salmonella, Streptococcus thì triệu chứng tiêu chảy rất nặng, phân lỏng như

nước và có mùi tanh, thối khắm màu trắng hoặc trắng vàng hơi xám, lợn sốt cao 41 – 42 oC chết nhanh sau 1 – 2 ngày, tỷ lệ chết 100%

Bệnh xảy ra hàng loạt khi thời tiết lạnh, thức ăn của lợn mẹ thay đổi đột ngột bệnh lây từ lợn ốm đến lợn khỏe, do tiếp xúc ăn uống, bệnh xảy ra

quanh năm nhưng tâp trung vào mùa đông và mùa xuân

2.2.3.2 Bênh phù mặt lợn con (Bệnh E.coli dung huyết)

Bệnh ỉa chảy phù nề mặt thương gặp ở lợn trong giai đoạn 1 tháng

tuổi, bệnh gây chết cao và có tính lây lan mạnh

Trang 23

16

a) Nguyên nhân: Nguyên nhân chính do chủng E.coli gây dung huyết (

chủng 008, 0138, 0139, 0141) Ngoài nguyên nhân chính là do E.coli, những

tác nhân khác như: stress, thay đổi thức ăn đột ngột, thiếu vitamin A, Fe,

chuồng trại ẩm thấp cũng là động lực làm cho E.coli phát triển mạnh và có khả năng lây bệnh nhanh

b) Triệu chứng:

Những ngày đầu mới nhiễm, lợn con ỉa lỏng có màu vàng hay ghi, kém ăn, đi lại không nhanh nhẹn, da nhợt nhạt Hậu môn, đuôi và hai chân sau luôn bết phân vàng, da nhăn khô mất nước, lông xù dựng, nhiệt độ cơ thể 40 - 41 oC Ở giai đoạn sau, lợn con có những biểu hiện thần kinh nhẹ như đâm đầu vào tường, đi lại không định hướng do mặt đầu phù nề, mí mắt sưng, lợn có những biểu hiện co giật, hai chân sau bại liệt, chết đột ngột, tỷ

lệ chết cao từ 40 – 90% Mổ khám thấy xung huyết đường ruột, màng treo ruột, dạ dày chứa ít sữa đông đặc như chưa được tiêu hóa, hạch ruột sưng và

xung huyết

2.2.3.3 Bệnh phó thương hàn

a) Nguyên nhân: Do vi khuẩn Salmonella gây ra Bệnh xảy ra chủ yếu

ở lợn con từ 30 ngày tuổi đến 4 tháng tuổi Biểu hiện đặc trưng của bệnh là nhiễm trùng huyết, sốt, rối loạn tiêu hóa và thường bị viêm phổi Bệnh xảy ra

bởi nhiều type vi khuẩn nhưng hay gặp nhất là Salmonella choleracsuis và

Salmonella Typhysuis

b) Triệu chứng:

vàng mùi thối khắm, có trường hợp dính chặt cả hai bên mí mắt với nhau tạo thành vành đai trên mí mắt như đeo kính, da tụ máu có nốt đỏ ửng Sau tím xanh ở tai, ngực, bụng, chết nhanh sau 1 – 2 ngày, tỷ lệ chết cao 90%

Trang 24

17

- Thể thứ cấp tính: Lợn sốt 40 - 41 oC, ủ rũ, kém ăn hoặc bỏ ăn, lợn ỉa chảy dai dẳng, khi đi táo, khi ỉa lỏng Con vật gầy yếu suy nhược và chết trong khoảng 10 – 15 ngày Lợn nhiễm bệnh chậm lớn, lông xù, da tái nhợt thường

thấy bong vẩy, phân có màu xanh vàng đến màu cà phê, mùi tanh khắm

2.2.3.4 Bệnh viêm ruột

a) Nguyên nhân: Do không tuân thủ chế độ dinh dưỡng, cho lợn ăn

nhiều thức ăn thô xấu, chất lượng kém, nấm mốc, thức ăn lên men chua, thay đổi thức ăn đột ngột, thức ăn có chứa độc tố, hay lợn bị lạnh do thay đổi thời tiết,vệ sinh chuồng trại không tốt, chuồng trại quá ẩm ướt, quá bẩn

b) Triệu chứng: Xuất huyết thành ruột, thân nhiệt cao hơn bình thường

đầu chảy nhiều nước bọt, nôn mửa hay nằm, ít đi lại

Trạng thái chung của lợn bệnh là ủ rũ, kém linh hoạt, xù lông, khi tiêu chảy sang dạng mãn tính niêm mạc nhợt nhạt, ỉa chảy phân có nhiều chất

nhầy có khi lẫn máu, phân có mùi hôi thối

2.2.3.5 Bệnh Enteroxemia ( clostridium perfringens type A,C)

a) Triệu chứng: Clostridium perfringens type A ít gây bệnh cho lợn con

cai sữa mà hay gây bệnh cho lợn con theo mẹ với triệu chứng tiêu chảy và ờ lợn nái gây chết đột ngột

b) Cơ chế sinh bệnh: Vi khuẩn theo thức ăn vào ruột sinh sôi nảy nở vả

sản sinh độc tố Trong điều kiện thụ động ruột kém, lượng đạm thức ăn cao, độc tố sẽ phân hủy protein

Bệnh tích điển hình là thoái hóa gan, viêm ruột

Với vi khuẩn clostridium perfringens type C gây bệnh enteritis necroticans cho lợn con ở lứa tuổi 8 ngày, tỷ lệ nhiễm ít nhưng tỷ lệ chết cao tới 50%

Trang 25

18

2.2.3.6 Bệnh kiết lỵ ở lợn (tiêu chảy ra máu, lyvibiomic, tiêu chảy đen)

Bệnh kết lỵ ở lợn xảy ra lúc 8 – 14 tuần tuổi, mặc dù tất cả các tuổi đều

có thể bị nhiễm, điển hình là ở lợn thải phân chứa máu và nhầy, có khi bệnh sảy ra ở lợn cai sữa lên tới 90 – 100% lợn bị nhiễm và 20 – 30% bị chết nếu không được điểu trị một cách có hiệu lực, bệnh có thể xuất hiện ở lợn đang bú

và lợn trưởng thành

a) Nguyên nhân:

Tác nhân gây bệnh là một loại xoắn khuẩn Serpulina hyodysemteriae Bệnh càng trầm trọng hơn nếu kế phát các loại vi khuẩn như E.coli,

clostridium, salmonella Bệnh lây qua đường miệng từ phân và nước tiểu, rác

thải, thức ăn nước uống bị nhiễm bệnh

b) Triệu chứng :

xung quanh hậu môn, đuôi, lợn rặn ỉa khó, bụng chướng hơi, lợn yếu, giảm

ăn, khát nước đi loạng choạng Bệnh nặng ở 2 – 3 tháng tuổi với triệu chứng

từ ỉa phân nhầy lẫn máu sau chuyển sang hoàn toàn thành máu tươi, khó đông, có mùi tanh đặc biệt, lợn đau bụng nên rỉ, đi ỉa nhiều trong một ngày Nước đái màu vàng nâu tươi, lợn đi lại không vững, thích nằm, lông dựng, sút cân nhanh, hốc mắt sâu nhiều trường hợp liệt 2 chân sau do kiệt sức, lợn chết nhanh chóng trong vòng 1 – 2 ngày Ở thể mãn tính, thân nhiệt thấp (<38 oC),

phân lúc đầu loãng lần máu, sau có mùi kali thường xảy ra ở lợn lớn

2.2.3.7 Hội chứng tiêu chảy do Rotavirut

Nhiễm do Rotavirut liên quan đến ỉa chảy dữ dội ở lợn con và dẫn đến

tỷ lệ chết khác nhau Ỉa chảy nhẹ thường thấy ở lợn con cai sữa

a) Nguyên nhân :

Do Rotavirut là một virut chứa ARN kép gây ra Bệnh nhiễm qua đường miệng từ đó niêm mạc ruột non giữa kết tràng và hồi tràng

Trang 26

19

a) Triệu chứng :

Thời gian ủ bệnh từ 18 – 24 giờ Sau đó con vật mệt mỏi, lười đi lại, có khi thấy nôn, một vài giờ sau thì ỉa chảy dữ dội ở lợn con búa sữa, còn lợn lớn hơn thì phân nước màu vàng, đen xám, con bệnh nằm bẹp 24 – 72 giờ sau đó có thể ăn lại, các triệu chứng có khi kéo dài, tỷ lệ chết khoảng 30% lợn bệnh Lợn

đã cai sữa bị bệnh nhưng không thấy ỉa chảy hoặc ỉa chảy ít chỉ kéo dài 3 ngày

2.2.4 Chẩn đoán hội chứng tiêu chảy ở lợn

Chẩn đoán lâm sàng của hội chứng tiêu chảy là mất nước, tính đàn hổi của da giảm, lợn con ít bú, bỏ bú hoàn toàn, nhiệt độ đến 40 oC đó là khi bệnh nặng, bệnh tích điển hình chia làm các thể :

- Thể quá cấp tính: lợn chết nhanh, ít khi hoặc bỏ bú hoàn toàn, đi lại siêu vẹo, phân lỏng màu trắng đục lầy nhầy, trước khi chết lợn bị co giật ở chân

- Thể cấp tính: mặt phù thũng, phân lỏng màu vàng xám, trước khi chết lợn bị co giật, kiệt sức rồi chết

2.2.5 Phòng bệnh và điều trị

2.2.5.1 Phòng bệnh

Hội chứng tiêu chảy ở lợn con do rất nhiều nguyên nhân gây ra Do vậy

để việc phòng bệnh đạt hiệu quả, người chăn nuôi phải chú ý thực hiện tốt tất

cả các biện pháp phòng trừ Mặt khác “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên khâu phòng bệnh được đặt nên hàng đầu Biện pháp phòng bệnh tổng hợp được ưu tiên xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh và vật chủ

Tiêu chảy là hội chứng được gây ra bởi nhiều nguyên nhân Do vậy, việc phòng bệnh cũng như trị bệnh phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau

- Vệ sinh phòng bệnh:

Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, ổ úm là một khâu hết sức cần thiết để phòng và trị hội chứng tiêu chảy, nhằm hạn chế, tiêu diệt mầm bệnh trong môi trường, giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh Việc vệ sinh phải

Trang 27

20

được tiến hành thường xuyên hàng ngày để đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo Đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch khử trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi định kỳ và đúng quy định

Cách ly những con bị bệnh, không dùng chung dụng cụ vệ sinh, ăn uống đề phòng lây lan bệnh

Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt: Chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ và lợn con tốt nhằm nâng cao sức đề kháng cho lợn con Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt để lợn con hấp thu được kháng thể từ mẹ truyền cho Theo Phạm

C

ăn sớm vào ngày tuổi thứ 5 – 7 để kích thích hệ tiêu hóa của lợn con phát triển hoàn thiện dần

Đài Duy Ban (1980)[1] kết luận rằng, lợn con ở giai đoạn bú sữa thường có triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt, đây là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và gây tiêu chảy Vì vậy cần bổ sung sắt cho lợn con vào ngày tuổi thứ 3 và ngày thứ 10

Năm 1989, Nguyễn Thị Nội và cs [10] đã tiến hành nghiên cứu vacxin

hỗn hợp Salco, được chế tạo từ các chủng vi khuẩn Salmonella, E.coli và

Streptococcus để phòng tiêu chảy cho lợn

- Phòng bệnh bằng các chế phẩm sinh học:

Dùng các vi khuẩn có lợi để phòng và trị tiêu chảy ở lợn cũng là biện pháp hữu hiệu, đã có nhiều chế phẩm được nghiên cứu và áp dụng Các nhóm

Trang 28

21

vi khuẩn thường dùng là Bacillus subtilis, Colibacterium, Lactobacillus …

Các vi khuẩn này khi được đưa vào đường tiêu hóa của lợn thì sẽ có vai trò cải thiện tiêu hóa thức ăn, lập lại cân bằng vi sinh vật trong đường ruột, ức chế và khống chế các vi khuẩn có hại

Nguyễn Như Viên (1976)[20] đã sản xuất thành công chế phẩm

Bacillus subtilis bằng cách cấy vi khuẩn Bacillus vào môi trường đậu tương,

nước cám gạo, thậm chí cả nước râu ngô để được một chế phẩm sinh học mà

theo tác giả trong đó có hàm lượng vi khuẩn Bacillus subtilis đủ hạn chế được

các vi khuẩn gram (-), gram (+) gây bệnh Chế phẩm này không những phòng bệnh mà còn chữa được bệnh viêm ruột ở gia súc non, giai đoạn bú sữa và

những trường hợp ỉa chảy viêm ruột ở lứa tuổi lớn hơn

2.2.5.2 Điều trị

Việc điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn, các nhà thú y đều thống nhất cho rằng: bệnh lý của hội chứng tiêu chảy gồm hai quá trình là rối loạn tiêu hóa

và nhiễm khuẩn Mọi biện pháp điều trị đều nhằm khôi phục rối loạn tiêu hóa và

chống nhiễm nhuẩn E.coli, Salmonella và các vi khuẩn bội nhiễm khác

 Điều trị bằng kháng sinh

Những năm gần đây, biện pháp kháng sinh tỏ ra kém hiệu lực do vi

khuẩn gây bệnh chủ yếu là E.coli và Sal đã kháng thuốc cao (Phạm Khắc

Hiếu, Bùi Tị Tho, 1995)[6]

Theo Phan Thanh Phượng (1998)[12], tùy theo điều kiện có thể sử dụng Streptomycin, Oxytetracylin, Sulfadimerazil, Sulfaguanidin, Penicillin Những kháng sinh trên khi sử dụng thì kèm theo các chất điện giải và vitamin

C, B1, B12, … sẽ cho hiệu quả điều trị cao hơn

Điều trị bằng đông dược

Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1994)[6], khi nghiên cứu tác dụng của

một số phytoncid và thuốc hóa học trị liệu với E.coli phân lập từ lợn con phân

Trang 29

+ Ở Nhật sử dụng chế phẩm Biofermin chế từ Streptococcus faecalis,

Lactobacillus accidophylus và Bacillus subtilis

khuẩn đường ruột (Vũ Văn Ngữ và cộng sự, 1979)[8]

2.2.6 Giới thiệu thuốc MD Nor 100 để điều trị hội chứng tiêu chảy lợn con dùng trong thí nghiệm

- Tên thuốc: MD Nor 100, do Công ty thuốc thú y – thủy sản Minh Dũng sản xuất

- Thành phần: Thành phần trong 1ml: Norfloxacin + tá dược vừa đủ

- Công dụng: Điều trị các bệnh nhiễm trùng, thương hàn, tụ huyết trùng, tiêu chảy, E.coli, viêm phổi, viêm vú, viêm tử cung, CRD

Ngày đăng: 21/11/2017, 08:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đài Duy Ban (1980), Những vấn đề hóa sinh dinh dưỡng động vật, tập 2. Nxb KH và KT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề hóa sinh dinh dưỡng động vật
Tác giả: Đài Duy Ban
Nhà XB: Nxb KH và KT
Năm: 1980
2. Lê Minh Chí (1996), Bệnh tiêu chảy ở gia súc, báo cáo hội thảo khoa học thú y số 3/1996, Cục thú y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh tiêu chảy ở gia súc
Tác giả: Lê Minh Chí
Năm: 1996
3. Đào Trọng Đạt và CS (1995), Bệnh đường tiêu hóa ở lợn, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh đường tiêu hóa ở lợn
Tác giả: Đào Trọng Đạt và CS
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 1995
4. Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình (2002). “Chế tạo, thử nghiệm một số chế phẩm sinh học và phòng trị bệnh tiêu chảy phân trắng lợn con do E.coli và Cl. Perfringens” Tạp chí KHKT Thú y, số 1, tr 19 – 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế tạo, thử nghiệm một số chế phẩm sinh học và phòng trị bệnh tiêu chảy phân trắng lợn con do E.coli và Cl. Perfringens” "Tạp chí KHKT Thú y
Tác giả: Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình
Năm: 2002
5. Phạm Khắc Hiếu và CS (1995), Một số kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của E.coli trong 20 năm qua (1975 – 1995), Kết quả nghiên cứu khoa học Chăn nuôi Thú y, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của E.coli trong 20 năm qua (1975 – 1995)
Tác giả: Phạm Khắc Hiếu và CS
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 1995
6. Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1996), “ Kết quả kiểm tra tính kháng sinh của E.coli phân lập từ lợn con bị phân trắng tại các tỉnh phía Bắc trong 20 năm qua (1975 – 1995)” tạp chí KHKT Thú y tập 3, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả kiểm tra tính kháng sinh của E.coli phân lập từ lợn con bị phân trắng tại các tỉnh phía Bắc trong 20 năm qua (1975 – 1995)”
Tác giả: Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho
Năm: 1996
7. Hồ Văn Nam, Trương Quang (1994), Bệnh viêm ruột ở gia súc, Báo cáo khoa học tại hội nghị KHCN – TY toàn quốc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh viêm ruột ở gia súc
Tác giả: Hồ Văn Nam, Trương Quang
Năm: 1994
9. Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hưu Phú (1989), Kết quả điều tra về tình hình nhiễm vi khuẩn đường ruột tại cơ sở chăn nuôi lợn, Kết quả nghiên cứu KH và KT Thú y (1985 – 1989), NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra về tình hình nhiễm vi khuẩn đường ruột tại cơ sở chăn nuôi lợn
Tác giả: Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hưu Phú
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 1989
10. Nguyễn Thị Nội , Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phát, Nguyễn Thị Thu Hà (1989), “Nghiên cứu vaccine đa giá Salco phòng, trị bệnh ỉa chảy lợn Sách, tạp chí
Tiêu đề: 10. Nguyễn Thị Nội , Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phát, Nguyễn Thị Thu Hà (1989), “Nghiên cứu vaccine đa giá Salco phòng, trị bệnh ỉa chảy lợn
Tác giả: Nguyễn Thị Nội , Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phát, Nguyễn Thị Thu Hà
Năm: 1989
12. Phan Thanh Phượng (1998), Phòng và chống bệnh Phó thương hàn lợn, Nhà xuất bản Nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng và chống bệnh Phó thương hàn lợn
Tác giả: Phan Thanh Phượng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông thôn
Năm: 1998
14. Lê Thị Tài (1997). Ô nhiễm thực với sức khỏa con người và gia súc. Những thành tựu mới về nghiên cứu phòng chống bệnh ở vật nuôi. Viện Thú y quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô nhiễm thực với sức khỏa con người và gia súc. "Những thành tựu mới về nghiên cứu phòng chống bệnh ở vật nuôi
Tác giả: Lê Thị Tài
Năm: 1997
15. Lê Văn Tạo ( 1996), Xác định yếu tố di truyền bằng Plasmid trong vi khuẩn E.coli phân lập từ lợn bệnh phân trắng để chọn chủng sản xuất vacxin, Hội thảo trao đổi khoa học Reihau Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định yếu tố di truyền bằng Plasmid trong vi khuẩn E.coli phân lập từ lợn bệnh phân trắng để chọn chủng sản xuất vacxin
16. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn. Giáo trình sinh lý học vật nuôi, Trường đại học nông lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh lý học vật nuôi
17.Nguyễn Văn Thiện (2002), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi
Tác giả: Nguyễn Văn Thiện
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2002
18. Trịnh Văn Thịnh (1985), Bệnh lợn con ở Việt Nam, Nhà xuất bản KHKT, hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh lợn con ở Việt Nam
Tác giả: Trịnh Văn Thịnh
Nhà XB: Nhà xuất bản KHKT
Năm: 1985
19. Nguyễn Xuân Tịnh và cộng sự. Sinh lý học gia súc. Nxb Nông Nghiệp, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học gia súc
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
20. Nguyễn Như Viên (1976), Ứng dụng tính kháng kháng sinh của B.subtilis để phòng và trị bệnh cho gia súc, Báo cáo khoa học kỹ thuật nông nghiệp – Trường ĐHNN I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng tính kháng kháng sinh của B.subtilis để phòng và trị bệnh cho gia súc
Tác giả: Nguyễn Như Viên
Năm: 1976
21. Akita và CS (1993). “ Comparison of four purification methols for the production of immunoglobulin from eggs laid by hens immunized with an enterotoxigenic E.coli strain”, Journal of Immunogical methols, 160 (1993) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Comparison of four purification methols for the production of immunoglobulin from eggs laid by hens immunized with an enterotoxigenic E.coli strain”
Tác giả: Akita và CS
Năm: 1993
23. Wierer G.et.al (1993). Disease of the newborn, J.Agric.Su.ss Sách, tạp chí
Tiêu đề: Disease of the newborn
Tác giả: Wierer G.et.al
Năm: 1993
8. Vũ Văn Ngữ và CS (1975), Loạn khuẩn đường ruột và tác dụng điều trị của Colisubtyl. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w