Trong thí nghiệm các yếu tố ảnh hưởng như thời tiết, bệnh và thức ăn đều tương đương nhau chỉ khác nhau về tuổi và trọng lượng lúc cai sữa
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-29- Bảng 10: Trọng lượng heo thí nghiệm
Chỉ tiêu n Trung bình Độ lệch chuẩn TL sơ sinh (kg/con) 134 1,45 0,22 TL 21 ngày tuổi (kg/con) 134 5,17 1,16 TL 28 ngày tuổi (kg/con) 134 6,76 1,23 TT heo sơ sinh-28 ngày tuổi
(g/ngày) 134 190 40
Biểu đồ 3: Trọng lượng của heo thí nghiệm
Qua bảng trên, số heo theo dõi là 134 heo với trọng lượng trung bình lúc sơ sinh là 1,45 ± 0,22 kg/con, 21 ngày tuổi là 5,17 ± 1,16 kg/con, 28 ngày tuổi là 6,76 ± 1,23 kg/con. Tăng trọng trung bình của heo từ sơ sinh đến cai sữa là 190 ± 40 g/ngày. Trọng lượng heo 21 và 28 ngày tuổi tăng lên theo trọng lượng sơ sinh của chúng. Cụ thể, khi trọng lượng heo thí nghiệm lúc sơ sinh từ 0,9 kg đến 1,8 kg (trung bình là 1,45 kg) thì trọng lượng heo lúc 21 ngày tuổi tăng lên từ 2,6 kg đến 7,5 kg (trung bình là 5,17 kg). Khuynh hướng như vậy cũng được thể hiện ở trọng lượng heo lúc 28 ngày tuổi, khi heo ở 28 ngày tuổi thì trọng lượng đạt từ 3,9 kg đến 9,3 kg (trung bình là 6,76 kg). Như vậy sự chênh lệch về trọng lượng cơ thể heo tăng lên theo tuổi. Cụ thể, ở 21 ngày tuổi sự chênh lệch về trọng lượng cơ thể ở heo là 4,9 kg và ở 28 ngày tuổi là 5,4 kg. 1.45 5.17 6.76 0 1 2 3 4 5
6 7 8
TL Sơ sinh TL 21 ngày TL cai sữa kg
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-30- Ta có thể chia heo thí nghiệm làm 3 nhóm
Bảng 11: Trọng lượng trung bình và tăng trọng trung bình của 3 nhóm heo Chỉ tiêu n Trọng lượng trung bình (kg/con) Tăng trọng trung bình (g/ngày) Heo dưới 1 kg 4 0,88 ± 0,05 130 ± 20 Heo 1 – 1,5 kg 81 1,35 ± 0,14 180 ± 40 Heo trên 1,5 kg 49 1,67 ± 0,08 210 ± 30
Nhóm trọng lượng heo dưới 1 kg có trọng lượng trung bình là 0,88 ± 0,05 kg/con và tăng trọng trung bình của heo từ sơ sinh đến cai sữa là 130 ± 20 g/ngày.
Nhóm trọng lượng heo 1 – 1,5 kg có trọng lượng trung bình là 1,35 ± 0,14 kg/con và tăng trọng trung bình của heo từ sơ sinh đến cai sữa là 180 ± 40 g/ngày.
Nhóm trọng lượng heo trên 1,5 kg có trọng lượng trung bình là 1,67 ± 0,08 kg/con và tăng trọng trung bình của heo từ sơ sinh đến cai sữa là 210 ± 30 g/ngày.
Biểu đồ 4: Trọng lượng trung bình của 3 nhóm heo Biểu đồ 5: Tăng trọng trung bình của 3 nhóm heo 0.88 1.35 1.67 0 0.5 1 1.5 2
Heo < 1 Heo 1-1,5 Heo > 1,5 kg kg 130 180 210 0 50 100 150
200 250
Heo < 1 Heo 1-1,5 Heo > 1,5 kg g/ngày
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-31-
Cùng với sự tăng trọng lượng heo con ở 21 và 28 ngày tuổi, khi trọng lượng sơ sinh tăng lên thì tăng trọng của heo con cũng tăng lên. Kết quả cho thấy, một số ít heo con có trọng lượng nhỏ (từ 1 kg trở xuống) sống đến cai sữa (tỷ lệ sống 50 - 60%) (Phan Xuân Hảo, 2008) nhưng gắn liền với nó là tăng trọng thấp trong giai đoạn theo mẹ và cai sữa (21 – 28 ngày tuổi). Cụ thể, những heo con có trọng lượng sơ sinh từ 1 kg trở xuống tăng trọng 146 g/ngày và những heo con có trọng lượng từ 1,1 kg trở lên tăng trọng 248 g/ngày. Do đó, khi trọng lượng sơ sinh/con ở heo con tăng lên thì trọng lượng ở giai đoạn 21 ngày và cai sữa cũng tăng lên.
Về tỉ lệ chết của heo sơ sinh
Bảng 12: Tỉ lệ chết của heo theo trọng lượng sơ sinh
Trọng lượng sơ sinh Số con sơ sinh Số con chết Tỉ lệ chết Heo < 1 kg 8 4 50 %
Heo 1 – 1,5 kg 89 8 9% Heo > 1,5 kg 53 4 7,5%
Theo bảng trên ta thấy trọng lượng heo sơ sinh càng nhỏ thì tỉ lệ chết càng cao do sức tăng trưởng và khả năng chống chịu bệnh tật kém.
Như vậy để đạt được hiệu quả kinh tế cao thì ta phải tìm cách làm cho trọng lượng heo sơ sinh cao, muốn vậy ta phải chăm sóc giai đoạn heo nái đang mang thai thật tốt như cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và theo dõi heo một cách hợp lý.
Kết quả thu được về ảnh hưởng của trọng lượng sơ sinh/con đến trọng lượng và tăng trọng ngày đêm ở heo con trong theo dõi này có thể so sánh với một số thông báo khác. Camphell và Dunkin (1982), Le Dividich (1999), Damgaard et al (2003) cho biết ở trọng lượng cai sũa có liên quan đến trọng lượng sơ sinh/con. Quiniou et al (2002) cho biết, những heo con có trọng lượng sơ sinh thấp (dưới 1 kg) có mức tăng trọng thấp trong giai đoạn theo mẹ, cai sữa và giai đoạn nuôi thịt thấp hơn những heo con có mức trọng lượng sơ sinh lớn. Hơn nữa các tác giả này còn cho biết, nếu trọng lượng sơ sinh/con cứ tăng thêm 100g thì trọng lượng cai sữa/con sẽ tăng thêm 400g đối với những heo con có trọng lượng sơ sinh 1 kg, trong khi đó với những heo con có trọng lượng sơ sinh 2 kg là 200g (Phan Xuân Hảo, 2008). Sự khác nhau về trọng lượng cơ thể heo con giữa những con có trọng lượng sơ sinh bé và lớn tăng lên sau cai sữa và sự chênh lệch này đạt 5,4 kg lúc cai sữa (27 ngày). Milligan et al (2002) chỉ ra rằng heo con Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire) có trọng lượng sơ sinh nhỏ (0,9 – 1,05 kg/con) có trọng lượng cai sữa/con (lúc 28 ngày) từ 5,91 đến 7,11 kg, trong khi đó những heo con có trọng lượng sơ sinh lớn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-32-
(1,38 – 1,57 kg/con) trọng lượng cai sữa đó là 7,56 – 8,91 kg. Smith và cộng tác viên (2007) cho biết ở con lai F1 (Landrace x Yorkshire) thì trọng lượng sơ sinh/con tăng từ 0,86 – 2,24 kg trọng lượng cơ thể lúc cai sữa (14 - 21 ngày) tăng từ 4,15 kg đến 7,15 kg và lúc 42 ngày sau cai sữa tăng lần lượt tương ứng là 15,52 lên 23,41 kg. Deen và Bilkei (2004) cho biết, trọng lượng sơ sinh/con có ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể và tăng trọng ngày đêm của heo con từ sơ sinh đến 21 ngày. Cụ
thể, những heo con có trọng lượng sơ sinh ở mức trung bình (1,2 – 1,59 kg) và lớn (>1,6 kg) có tăng trọng trong giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi cao hơn so với những heo con có trọng lượng bé (0,9 – 1 kg). Heo con có trọng lượng sơ sinh bé chỉ đạt trọng lượng 21 ngày chỉ đạt 3,6 – 5,9 kg với tăng trọng ở giai đoạn này là 241 – 466 g/ngày. Gondret và cộng tác viên (2005) cho biết, trọng lượng sơ sinh có ảnh hưởng đến tăng trọng của heo con có ảnh hưởng đến giai đoạn theo mẹ và cai sữa so với heo con có mức trọng lượng lớn (1,75 – 2,05 kg). Heo con có trọng lượng sơ sinh nhỏ đạt 7,45 kg lúc cai sữa (27 ngày) với mức tăng trọng là 208 g/ngày, trong khi đó heo có trọng lượng sơ sinh lớn đạt 9,9 kg với mức tăng trọng 301 g/ ngày.