3.2.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm
Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi thực nghiệm trường Đại Học Cần Thơ tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Hình 3: Trại Chăn Nuôi Thực nghiệm Thời gian: từ 15/12/2008 đến 15/3/2009. 3.2.2 Đối tượng thí nghiệm
Thí nghiệm được thí nghiệm tiến hành với 15 bầy heo con thuộc giống heo lai 2 máu là giống Yorkshire x Landrace.
3.2.3 Chuồng trại
Heo thí nghiệm được nuôi trên chuồng sàn có vòi nước tự động, có máng ăn. 3.2.4 Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn sử dụng cho heo thí nghiệm là thức ăn hỗn hợp dạng viên của công ty CARGILL và UNI PRESIDENT dành cho heo con tập ăn và heo nái.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-24-
Hai loại thức ăn của công ty CARGILL mà trại sử dụng là 1012 (dành cho heo con tập ăn từ 7 ngày tuổi trở lên) và Pigtech 1 (dành cho heo 25 ngày tuổi)
Hai loại thức ăn của công ty UNI PRESIDENT mà trại sử dụng là N1212 (dùng cho heo nái mang thai) và N1222 (dùng cho heo nái nuôi con).
Bảng 7: Tên và thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp CARGILL UNI PRESIDENT
Tên công ty và loại thức ăn 1012 Pigtech 1 N1212 N1222 Độ ẩm tối đa (%)
Protein tối thiểu (%) Xơ tối đa (%) Canxi (%)
Phospho tối thiểu (%) Muối (%)
Năng lượng trao đổi tối thiểu (kcal/kg) Kháng sinh, dược liệu
Hoocmon 14 16 8 0,8-1,2 0,6 0,2-1 3075 - - 14 19
5 0,8-1,2 0,7 0,2-0,5 3200 - - 13 13 8 0,8-1 0,5 0,2-0,4 2900 - - 13 15 8 0,8-1 0,5 0,2-0,4 3100 - - 3.2.5 Nước uống
Nước uống được lấy từ nguồn nước giếng đã qua xử lý. 3.2.6 Dụng cụ thí nghiệm
Cân đồng hồ 30 kg..
Nhiệt ẩm kế dùng để đo nhiệt độ, ẩm độ (hãng sản xuất: Model) 3.3 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.3.1 Yếu tố môi trường
Theo dõi nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi trong 3 tháng, mỗi tuần đo 1 lần vào lúc 3 giờ, 7 giờ, 11 giờ, 15 giờ, 19 giờ, 23 giờ. Vị trí đo nhiệt độ:
Ngoài chuồng: nhiệt độ và ẩm độ không khí được xác định trong bóng râm cách mặt đất 1 – 1,5 m.
Trong chuồng: nhiệt độ và ẩm độ không khí được xác định tại các vị trí cách nền chuồng 20 – 25 cm và phải ở ít nhất 3 vị trí khác nhau trong một ô chuồng. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-25- 3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi trên heo
Đánh dấu heo sơ sinh (đánh số tai).
Cân trọng lượng sơ sinh trong 24 giờ sau khi sinh, ghi nhận trọng lượng sinh theo giới tính.
Cân trọng lượng 21 ngày.
Cân trọng lượng cai sữa (28 ngày cai sữa).
rxy= y x y x y x d d . . -
Tính phương trình hồi qui: y = a + bx a = y - bx b = ( ) å å å å å - - n x x n y x y x i i i i i i 2 2 3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu ghi thu thập được xử lý và phân tích bằng phần mềm Excel. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-26- CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI
4.1.1 Nhiệt độ chuồng nuôi trong thời gian thí nghiệm
Bảng 8: Nhiệt độ trung bình trong chuồng và ngoài chuồng nuôi ( o
C)
Giờ 7giờ 11giờ 15giờ 19giờ 23giờ 3giờ Trong chuồng 27,3 29,6 30,8 27,7 27,2 26,9 Vị trí
Ngoài chuồng 27,0 31,1 32,7 27,2 26,5 25.4 Biểu đồ 1: Biến động nhiệt độ trong và ngoài chuồng
Qua số liệu nhiệt độ thu thập được vào các thời điểm 7giờ, 11giờ, 15giờ, 19giờ, 23giờ, 3giờ và được lấy cố định vào một ngày trong tuần trong suốt thời gian thí nghiệm.
Nhận thấy: nhiệt độ lên rất cao vào khoảng từ 11giờ - 15giờ và có lúc nhiệt độ lên đến 31o
C ở trong chuồng và ngoài chuồng nuôi (bóng râm) vào khoảng 32o C. Nhiệt
độ bắt đầu giảm dần 15giờ - 3giờ hôm sau.
Vào khoảng từ 11giờ - 15giờ nhiệt độ ngoài chuồng nuôi cao hơn nhiệt độ trong chuồng nuôi và bắt đầu từ 19giờ - 7giờ thì nhiệt độ ngoài chuồng nuôi thấp hơn nhiệt độ trong chuồng nuôi. Điều này là do ban ngày khi trời nóng ở trại chạy hệ thống quạt hút, màn nước để giảm nhiệt độ, còn ban đêm do chuồng kín nên nhiệt độ chuồng nuôi được giữ khá ổn định (khoảng 270
C).
Theo bảng trên ta thấy nhiệt độ chuồng ở trại heo trung bình từ 26,9 – 30,8o C. Theo
tác giả Aumaitre (1967) cho thấy tốc độ sinh trưởng của heo con cao nhất ở chuồng nuôi có nhiệt độ là 28o
C và theo Châu Bá Lộc (1983) thì nhiệt độ chuồng ở đồng bằng sông Cửu Long vào khoảng 25-28o
C thì thích hợp đối với heo nhưng theo
Bianca (1964) và tài liệu chăn nuôi heo vùng nhiệt đới thì nhiệt độ thích hợp cho heo con là 28 - 32 o
C. Theo Faibrother (1992) heo chưa cai sữa nhiệt độ thích hợp là 0 5 10 15 20 25 30 35
7 giờ 11 giờ 15 giờ 19 giờ 23 giờ 3 giờ Trong
Ngoài
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-27- 32 – 34o
C.Theo Huỳnh Tấn Phước (1977) ở nhiệt độ chuồng khoảng 30o C heo vẫn
còn ăn ngon miệng, cao hơn 30o C heo sẽ kém ăn, nhiệt độ lên đến 35o C heo ăn ít và
tăng trọng giảm. Nếu trên 35o
C heo sẽ bị cảm nắng và thân nhiệt heo lến đến 40o C
(Trần Thị Ngọc Trân (2008)).
Do đó kết quả nhiệt độ chuồng nuôi ta thu được tương đối phù hợp. 4.1.2 Ảnh hưởng của ẩm độ môi trường đến sinh trưởng heo con Bảng 9: Ẩm độ trung bình trong chuồng và ngoài chuồng nuôi (%)
Giờ 7giờ 11giờ 15giờ 19giờ 23giờ 3giờ Trong chuồng 76,2 66,8 69,1 75,5 77,8 81,8 Vị trí
Ngoài chuồng 78,3 63,7 58,6 77,5 82,6 85,5 Biểu đồ 2: Biến động ẩm độ trong và ngoài chuồng
Nhiệt độ và ẩm độ có mối quan hệ trực tiếp và liên quan với nhau. Khi ẩm độ tăng thì nhiệt độ giảm và ngược lại, do khi ẩm độ cao thì lượng hơi nước bốc hơi nhiều tức là nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí nhiều nhưng trong quá trình chuyển thì phải hút nhiệt vào nên làm cho nhiệt độ giảm (Trần Thị Ngọc Trân (2008)).
Quan sát bảng trên và biểu đồ ta thấy ẩm độ giảm vào lúc 7h đến 15h và tăng vào lúc 19h đến 3h ngày hôm sau. Ẩm độ ngoài chuồng cao nhất lúc 3h và thấp nhất vào lúc 15h. Còn ẩm độ trong chuồng thì vẫn cao nhất là lúc 3h nhưng thời điểm thấp nhất là 11h. Vì lúc thời điểm 15h do công nhân vừa mới hoàn tất việc tắm heo và dội rửa chuồng.Bên cạnh đó ta thấy rằng ẩm độ trong chuồng lúc 11h và 15h cao hơn ẩm độ ngoài chuồng là do vào hai thời điểm này nhiệt độ chuồng cao nên heo giải nhiệt qua việc đi tiểu nhiều. Còn ẩm độ trong chuồng vào lúc 19h, 23h, 3h, 7h 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
7giờ 11giờ 15giờ 19giờ 23giờ 3giờ %
Trong Ngoài
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-28-
thấp hơn ẩm độ ngoài chuồng là do mô hình chuồng kín có hệ thống quạt hút và hệ thống thoát nước khá hiệu quả nên làm giảm bớt ẩm độ trong chuồng.
Theo bảng trên ẩm độ trong chuồng tối đa vào lúc 3h (81,8%) và tối thiểu vào lúc 11h (66,8%). Theo MARD – DAFE, ASA và US (Trần Thị Ngọc Trân (2008)) thì ẩm độ thích hợp cho heo con theo mẹ từ 50 – 74% và theo Plafon (1974) thì ẩm độ tối đa cho heo con theo mẹ là 75%. Theo Võ Văn Sơn (2002), ẩm độ tối hảo cho các loài 60 – 80%, trung bình là 70%. Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007) ẩm độ thích hợp cho heo từ 0 – 5 tuần tuổi là 60%. Như vậy ẩm độ ta thu được ở đây tương đối cao hơn so với các kết quả nghiên cứu trên.
Ẩm độ trên 80% làm giảm tăng trọng heo, giảm tỉ lệ thụ thai, giảm số phôi, tăng tử số heo sơ sinh, đẻ khó và tỉ lệ nâng cao (Châu Bá Lộc, 1989).
Những đàn heo nuôi ở chuồng ẩm ướt thì sinh trưởng, phát triển kém, dễ mắc bệnh tiêu chảy phân trắng ở heo con (Trần Thị Ngọc Trân (2008)).
chưa rõ rệt, nhưng lớn hơn 90% thì ảnh hưởng rất lớn, bất kỳ ở nhiệt độ không khí cao hay thấp. Ẩm độ cao còn là môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. Ẩm dộ tương đối cũng biến thiên theo các thời điểm trong ngày, ẩm độ tăng hay giảm còn tùy thuộc vào mật độ gia súc, hơi nước trong chuồng và từ ngoài vào (Trần Thị Ngọc Trân (2008)).
4.2 TỔNG QUÁT VỀ HEO THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm theo dõi trên 134 heo con (còn sống) F1 (Yorkshire x Landrace) tại trại chăn nuôi thực nghiệm Hòa An tỉnh Hậu Giang. Heo được đánh số tai theo dõi và cân tại các thời điểm sơ sinh, lúc 21 và 28 ngày tuổi (lúc cai sữa). Các chỉ tiêu đánh giá gồm: trọng lượng sơ sinh, trọng lượng 21 và 28 ngày tuổi cũng như tăng trọng qua các giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa theo mức trọng lượng sơ sinh và theo giới tính.
4.2.1 Tăng trưởng của heo thí nghiệm
Trong thí nghiệm các yếu tố ảnh hưởng như thời tiết, bệnh và thức ăn đều tương đương nhau chỉ khác nhau về tuổi và trọng lượng lúc cai sữa
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-29- Bảng 10: Trọng lượng heo thí nghiệm
Chỉ tiêu n Trung bình Độ lệch chuẩn TL sơ sinh (kg/con) 134 1,45 0,22 TL 21 ngày tuổi (kg/con) 134 5,17 1,16 TL 28 ngày tuổi (kg/con) 134 6,76 1,23 TT heo sơ sinh-28 ngày tuổi
(g/ngày) 134 190 40
Biểu đồ 3: Trọng lượng của heo thí nghiệm
Qua bảng trên, số heo theo dõi là 134 heo với trọng lượng trung bình lúc sơ sinh là 1,45 ± 0,22 kg/con, 21 ngày tuổi là 5,17 ± 1,16 kg/con, 28 ngày tuổi là 6,76 ± 1,23 kg/con. Tăng trọng trung bình của heo từ sơ sinh đến cai sữa là 190 ± 40 g/ngày. Trọng lượng heo 21 và 28 ngày tuổi tăng lên theo trọng lượng sơ sinh của chúng. Cụ thể, khi trọng lượng heo thí nghiệm lúc sơ sinh từ 0,9 kg đến 1,8 kg (trung bình là 1,45 kg) thì trọng lượng heo lúc 21 ngày tuổi tăng lên từ 2,6 kg đến 7,5 kg (trung bình là 5,17 kg). Khuynh hướng như vậy cũng được thể hiện ở trọng lượng heo lúc 28 ngày tuổi, khi heo ở 28 ngày tuổi thì trọng lượng đạt từ 3,9 kg đến 9,3 kg (trung bình là 6,76 kg). Như vậy sự chênh lệch về trọng lượng cơ thể heo tăng lên theo tuổi. Cụ thể, ở 21 ngày tuổi sự chênh lệch về trọng lượng cơ thể ở heo là 4,9 kg và ở 28 ngày tuổi là 5,4 kg. 1.45 5.17 6.76 0 1 2 3 4 5
6 7 8
TL Sơ sinh TL 21 ngày TL cai sữa kg
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-30- Ta có thể chia heo thí nghiệm làm 3 nhóm
Bảng 11: Trọng lượng trung bình và tăng trọng trung bình của 3 nhóm heo Chỉ tiêu n Trọng lượng trung bình (kg/con) Tăng trọng trung bình (g/ngày) Heo dưới 1 kg 4 0,88 ± 0,05 130 ± 20 Heo 1 – 1,5 kg 81 1,35 ± 0,14 180 ± 40 Heo trên 1,5 kg 49 1,67 ± 0,08 210 ± 30
Nhóm trọng lượng heo dưới 1 kg có trọng lượng trung bình là 0,88 ± 0,05 kg/con và tăng trọng trung bình của heo từ sơ sinh đến cai sữa là 130 ± 20 g/ngày.
Nhóm trọng lượng heo 1 – 1,5 kg có trọng lượng trung bình là 1,35 ± 0,14 kg/con và tăng trọng trung bình của heo từ sơ sinh đến cai sữa là 180 ± 40 g/ngày.
Nhóm trọng lượng heo trên 1,5 kg có trọng lượng trung bình là 1,67 ± 0,08 kg/con và tăng trọng trung bình của heo từ sơ sinh đến cai sữa là 210 ± 30 g/ngày.
Biểu đồ 4: Trọng lượng trung bình của 3 nhóm heo Biểu đồ 5: Tăng trọng trung bình của 3 nhóm heo 0.88 1.35 1.67 0 0.5 1 1.5 2
Heo < 1 Heo 1-1,5 Heo > 1,5 kg kg 130 180 210 0 50 100 150
200 250
Heo < 1 Heo 1-1,5 Heo > 1,5 kg g/ngày
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-31-
Cùng với sự tăng trọng lượng heo con ở 21 và 28 ngày tuổi, khi trọng lượng sơ sinh tăng lên thì tăng trọng của heo con cũng tăng lên. Kết quả cho thấy, một số ít heo con có trọng lượng nhỏ (từ 1 kg trở xuống) sống đến cai sữa (tỷ lệ sống 50 - 60%) (Phan Xuân Hảo, 2008) nhưng gắn liền với nó là tăng trọng thấp trong giai đoạn theo mẹ và cai sữa (21 – 28 ngày tuổi). Cụ thể, những heo con có trọng lượng sơ sinh từ 1 kg trở xuống tăng trọng 146 g/ngày và những heo con có trọng lượng từ 1,1 kg trở lên tăng trọng 248 g/ngày. Do đó, khi trọng lượng sơ sinh/con ở heo con tăng lên thì trọng lượng ở giai đoạn 21 ngày và cai sữa cũng tăng lên.
Về tỉ lệ chết của heo sơ sinh
Bảng 12: Tỉ lệ chết của heo theo trọng lượng sơ sinh
Trọng lượng sơ sinh Số con sơ sinh Số con chết Tỉ lệ chết Heo < 1 kg 8 4 50 %
Heo 1 – 1,5 kg 89 8 9% Heo > 1,5 kg 53 4 7,5%
Theo bảng trên ta thấy trọng lượng heo sơ sinh càng nhỏ thì tỉ lệ chết càng cao do sức tăng trưởng và khả năng chống chịu bệnh tật kém.
Như vậy để đạt được hiệu quả kinh tế cao thì ta phải tìm cách làm cho trọng lượng heo sơ sinh cao, muốn vậy ta phải chăm sóc giai đoạn heo nái đang mang thai thật tốt như cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và theo dõi heo một cách hợp lý.
Kết quả thu được về ảnh hưởng của trọng lượng sơ sinh/con đến trọng lượng và tăng trọng ngày đêm ở heo con trong theo dõi này có thể so sánh với một số thông báo khác. Camphell và Dunkin (1982), Le Dividich (1999), Damgaard et al (2003) cho biết ở trọng lượng cai sũa có liên quan đến trọng lượng sơ sinh/con. Quiniou et al (2002) cho biết, những heo con có trọng lượng sơ sinh thấp (dưới 1 kg) có mức tăng trọng thấp trong giai đoạn theo mẹ, cai sữa và giai đoạn nuôi thịt thấp hơn những heo con có mức trọng lượng sơ sinh lớn. Hơn nữa các tác giả này còn cho biết, nếu trọng lượng sơ sinh/con cứ tăng thêm 100g thì trọng lượng cai sữa/con sẽ tăng thêm 400g đối với những heo con có trọng lượng sơ sinh 1 kg, trong khi đó với những heo con có trọng lượng sơ sinh 2 kg là 200g (Phan Xuân Hảo, 2008). Sự khác nhau về trọng lượng cơ thể heo con giữa những con có trọng lượng sơ sinh bé và lớn tăng lên sau cai sữa và sự chênh lệch này đạt 5,4 kg lúc cai sữa (27 ngày). Milligan et al (2002) chỉ ra rằng heo con Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire) có trọng lượng sơ sinh nhỏ (0,9 – 1,05 kg/con) có trọng lượng cai sữa/con (lúc 28 ngày) từ 5,91 đến 7,11 kg, trong khi đó những heo con có trọng lượng sơ sinh lớn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-32-
(1,38 – 1,57 kg/con) trọng lượng cai sữa đó là 7,56 – 8,91 kg. Smith và cộng tác viên (2007) cho biết ở con lai F1 (Landrace x Yorkshire) thì trọng lượng sơ sinh/con tăng từ 0,86 – 2,24 kg trọng lượng cơ thể lúc cai sữa (14 - 21 ngày) tăng từ 4,15 kg đến 7,15 kg và lúc 42 ngày sau cai sữa tăng lần lượt tương ứng là 15,52 lên 23,41 kg. Deen và Bilkei (2004) cho biết, trọng lượng sơ sinh/con có ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể và tăng trọng ngày đêm của heo con từ sơ sinh đến 21 ngày. Cụ
thể, những heo con có trọng lượng sơ sinh ở mức trung bình (1,2 – 1,59 kg) và lớn (>1,6 kg) có tăng trọng trong giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi cao hơn so với những heo con có trọng lượng bé (0,9 – 1 kg). Heo con có trọng lượng sơ sinh bé chỉ đạt trọng lượng 21 ngày chỉ đạt 3,6 – 5,9 kg với tăng trọng ở giai đoạn này là 241 – 466 g/ngày. Gondret và cộng tác viên (2005) cho biết, trọng lượng sơ sinh có ảnh hưởng đến tăng trọng của heo con có ảnh hưởng đến giai đoạn theo mẹ và cai sữa so với heo con có mức trọng lượng lớn (1,75 – 2,05 kg). Heo con có trọng lượng sơ sinh nhỏ đạt 7,45 kg lúc cai sữa (27 ngày) với mức tăng trọng là 208 g/ngày, trong khi đó heo có trọng lượng sơ sinh lớn đạt 9,9 kg với mức tăng trọng 301 g/ ngày.
4.2.2 Tăng trưởng của heo thí nghiệm theo giới tính Về heo đực thí nghiệm