1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương

61 2K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 514,5 KB

Nội dung

Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống ở nước ta nhưng để chăn nuôi lợn phát triển tốt hơn theo hướng gắn với thị trường, an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường nhằm nâng cao năng su

Trang 1

Phần IMỞ ĐẦU1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống ở nước ta nhưng để chăn nuôi lợn pháttriển tốt hơn theo hướng gắn với thị trường, an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y,bảo vệ môi trường nhằm nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và vệ sinh antoàn thực phẩm, các địa phương đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chănnuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh, khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tưchăn nuôi theo hướng trang trại, hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôitruyền thống chuyển dần sang chăn nuôi trang trại và công nghiệp.

Cùng với việc chăn nuôi được mở rộng thì dịch bệnh là yếu tố đã ảnhhưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi Một trong những bệnh gây thiệt hạikinh tế cho các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản là bệnh phân trắng lợn con ở giaiđoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới Ở các nướcđang phát triển như Việt Nam bệnh xảy ra hầu như quanh năm, đặc biệt khi thờitiết có sự thay đổi đột ngột (lạnh, ẩm, gió lùa) kết hợp với điều kiện chăm sócnuôi dưỡng không đảm bảo vệ sinh; lợn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố stress, lợncon sinh ra không được bú sữa kịp thời hoặc do sữa đầu của mẹ thiếu khôngđảm bảo chất lượng dinh dưỡng Khi lợn con mắc bệnh nếu điều trị kém hiệuquả sẽ gây còi cọc chậm lớn ảnh hưởng đến giống cũng như khả năng tăngtrọng của chúng, gây tổn thất lớn về kinh tế Do đó, phòng tiêu chảy cho lợn congóp phần làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn sinh sản, đảm bảo cung cấp congiống có chất lượng tốt.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước về hội chứng tiêu chảy ởlợn con và đưa ra các biện pháp phòng trị bệnh, góp phần không nhỏ trong việchạn chế những thiệt hại do tiêu chảy gây ra ở lợn con theo mẹ Tuy nhiên sự

Trang 2

phức tạp của cơ chế gây bệnh, những tác động phối hợp của các nguyên nhân,đặc điểm cơ thể gia súc non… đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng cáckết quả nghiên cứu Vì thế các giải pháp đưa ra chưa thực sự đem lại kết quảmong muốn Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ vẫn là nguyên nhân gâythiệt hại lớn cho các cơ sở chăn nuôi lợn.

Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều

tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tạiTrung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương”.

Trang 3

Phần II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH LỢN CON PHÂNTRẮNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Bệnh phân trắng lợn con rất hay gặp trong chăn nuôi lợn Bệnh gây thiệthại không nhỏ cho ngành chăn nuôi, làm giảm tăng trọng, lợn con dễ bị suy kiệtvà chết.

2.2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về bệnh phântrắng lợn con.

Theo Purvis G.M và cộng sự (1985) cho rằng phương thức cho ăn khôngphù hợp là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở lợn.

Niconxki V.V (1971) đã nhấn mạnh “Khi cơ thể gia súc non bị lạnh kéodài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm số lượng bạch cầu và tác dụng thựcbào, giảm khả năng diệt trùng của máu do đó gia súc dễ bị vi khuẩn tấn công”.

Năm 1992, Fairbrother J.M và cộng sự cho biết độc tố Enterotoxin do

E.coli sinh ra Enterotoxinogenic Escherichia coli (ETEC) gây ỉa chảy trầm

trọng cho lợn sơ sinh từ 1 – 4 ngày tuổi.

Năm 1972, Mouwen đã kết luận niêm mạc ruột non của lợn có sự biến đổi

lớn trong trường hợp lợn con ỉa phân trắng do Rotavirus.

Akita và cộng sự (1993) đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu qualòng đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con.

2.1.2 Những nghiên cứu về bệnh ở Việt Nam

Bệnh phân trắng lợn con ở nước ta đã được nghiên cứu từ năm 1959 tại cáccơ sở chăn nuôi tập trung (trại chăn nuôi và các nông trường quốc doanh).

Năm 1993, Lê Văn Tạo và cộng sự đã nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của

Trang 4

các chủng E.coli gây bệnh, chọn chủng E.coli để chế tạo vacxin chết dưới dạng

cho uống Vacxin dùng cho lợn con sau đẻ 2 giờ, uống với liều 1ml/con, liên tụctrong 3- 5 ngày Kết quả làm giảm tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con từ 30-35% so với đối chứng.

Theo Nguyễn Như Thanh và cộng sự (2001) thì bệnh phân trắng lợn con làmột hội chứng hay nói cách khác là một trạng thái lâm sàng rất đa dạng, đặcbiệt là dạng viêm dạ dày ruột, tiêu chảy và gầy sút nhanh Tác nhân gây bệnh

chủ yếu là E.coli, ngoài ra có sự tham gia của Salmonella và vai trò thứ yếu là

Proteus, Streptococcus Bệnh xảy ra quanh năm ở những nơi tập trung nhiều gia

súc, bệnh thường phát mạnh từ mùa đông sang mùa hè (tháng 11 đến tháng 5)đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột (từ oi bức chuyển sang mưa rào, từ khôẩm chuyển sang rét) Tỷ lệ mắc bệnh tới 50% và tỷ lệ chết tới 30- 45% (NguyễnNhư Thanh, 1997).

Lý Thị Liên Khai (2001) đã phân lập và xác định độc tố ruột của các chủng

E.coli gây bệnh tiêu chảy cho lợn con Tác giả cho rằng các chủng K88 sinh độctố ruột LT và ST; K99 và 987P sinh độc tố ruột ST, độc tố ruột ST trở nên rấtđộc khi sức đề kháng của vật chủ giảm, gây tiêu chảy cho lợn con đang bú mẹ,phổ biến ở 1 đến 2 tuần tuổi.

Theo Đỗ Ngọc Thuý và Cù Hữu Phú (2002), các chủng Enterotoxinogenic

Escherichia coli (ETEC) gây bệnh cho lợn con ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam

thuộc về 5 tổ hợp các yếu tố gây bệnh và 5 nhóm serotyp kháng nguyên O (O149:K91, O8: G7, O8, O101, O64) Trong đó chủng O149: K91 mang các yếu tố gây bệnh F4/STa/STb/LT là chủng phổ biến nhất gây bệnh tiêu chảy ở lợn con trước cai sữa.

Trần Thị Hạnh và Đặng Xuân Bình (2002) công bố lợn con theo mẹ đều

phân lập được E.coli và Cl.perfigens ở hầu hết các cơ quan phủ tạng, trong đósự có mặt của E.coli luôn chiếm một tỷ lệ cao và rất phổ biến, vi khuẩn yếm khí

Cl.perfingens chỉ được phát hiện ở gan, và ruột non với một tỷ lệ khá cao Khi

Trang 5

sử dụng các sinh phẩm E.coli-sữa, Cl.perfrigfens-toxoit trong quy trình phòng

bệnh tiêu chảy cho lợn con, kết quả thu được bước đầu cho thấy tác dụng vàhiệu quả khá rõ rệt: đã giảm được số lợn con bị mắc bệnh (28,12% so với55,5%), số ngày điều trị cho mỗi lợn bệnh cũng rút ngắn từ 3 ngày xuống còn1,8 ngày và khống chế được tỷ lệ lợn con chết do bị tiêu chảy (7,4% so với đốichứng) Ngoài ra, các sinh phẩm còn cho thấy hiệu quả kinh tế khi khối lượngbình quân lúc cai sữa của lợn con được nâng lên 0,46 kg/con và 1,37 kg/con sovới đối chứng.

Đoàn Thị Kim Dung (2003) dùng Apramycin hoặc Apramycin phối hợpvới Bioseptin có tác dụng tốt nhất đối với bệnh tiêu chảy ở lợn con (dùng riêngkhỏi 80%, dùng phối hợp khỏi 98%) Bên cạnh đó các phác đồ điều trị đềukhông thể thiếu được việc bổ sung các chất điện giải cho lợn bệnh vì nó nângcao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian điều trị.

Theo tác giả Đinh Xuân Phát và cộng sự (2005),việc dùng kháng thể chiếttác từ lỏng đỏ trứng đã khống chế bệnh cho hiệu quả cao Sau khi chế tạo thành

công kháng thể E.coli dạng bột từ lòng đỏ trứng gà đã được miễn dịch các chủng

giảm xuống khi cơ sở chăn nuôi được cải tạo chuồng trại và nguồn nước cấp.

2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA LỢN CON2.2.1 Đặc điểm tiêu hoá của lợn con

Lợn con mới sinh ra sống nhờ vào sữa mẹ, sau khi cai sữa cơ thể lợn trảiqua một quá trình thay đổi không ngừng về hình thái, cấu tạo và sinh lý của ốngtiêu hoá để thích ứng với điều kiện mới.

Trang 6

Sau khi sinh ra, ở lợn con chức năng tiêu hoá của dạ dày còn hạn chế, dễgây rối loạn trao đổi chất mà hậu quả là rối loạn tiêu hoá, gây tiêu chảy, còi cọc,thiếu máu và chậm lớn.

Lợn con trước 1 tháng tuổi có hàm lượng HCl tự do trong dạ dày rất ít, giaiđoạn này gọi là giai đoạn thích ứng cần thiết tự nhiên giúp cơ thể thẩm thấuđược các kháng thể miễn dịch trong sữa đầu của lợn mẹ Dịch vị không có hoạttính phân giải protein mà chỉ có hoạt tính làm vón sữa đầu, albumin và globulinđược chuyển xuống ruột để vào máu.

Tuy nhiên, lợn con trên 14 - 16 ngày tuổi tình trạng thiếu HCl ở dạ dàykhông còn là sự cần thiết cho sinh lý bình thường nữa (Đào Trọng Đạt và cộngsự, 1986) Vì vậy, việc tập cho lợn con ăn sớm đã rút ngắn được giai đoạn thiếuHCl, giúp hoạt hoá hoạt động tiết dịch, tạo khả năng xây dựng nhanh chóng cácđáp ứng miễn dịch của cơ thể.

Sau 20 ngày lượng sữa mẹ giảm dần trong khi nhu cầu của lợn con tănglên Vì vậy, lợn con rất dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng Để khắc phục tìnhtrạng này cần tập cho lợn con tập ăn sớm để bổ sung thêm chất dinh dưỡng, cótác dụng kích thích tăng tiết dịch, tăng hàm lượng HCl và men tiêu hóa; sự pháttriển của dạ dày và ruột để đáp ứng kịp thời với chế độ sau cai sữa.

2.2.2 Đặc điểm thích ứng của lợn con

Sự thích ứng của lợn con khi thay đổi môi trường sống là rất kém Đặc biệtở giai đoạn lợn con chuyển từ môi trường sống trong bụng mẹ ra môi trườngbên ngoài, từ nuôi dưỡng qua sữa mẹ đến chế độ tập ăn sớm.

Hơn nữa, sự thành thục và thiếu hoàn chỉnh về chức năng của các cơ quan nội tạng, nhất là bộ máy tiêu hoá, liên quan mật thiết đến sự phát triển của hệ visinh vật có lợi hoặc có hại trong ruột và sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnhtật Quá trình tuần hoàn chuyển từ tuần hoàn máu qua nhau thai sang tuần hoànnhờ tim phổi, toàn bộ máu ở mạch máu rốn qua gan Sự cân bằng nhiệt của lợn

Trang 7

con cũng phải tự thiết lập để thích ứng với môi trường bên ngoài, không thể nhờ vào cân bằng nhiệt lượng của cơ thể mẹ như trong giai đoạn bào thai.

Quá trình chuyển hoá, cân bằng năng lượng từ giai đoạn bào thai sang giaiđoạn sau khi sinh rất chậm, chưa thích nghi ngay nên dễ bị tác động bởi môitrường Nhờ quá trình oxy hoá mô mỡ nên lợn con điều chỉnh được thân nhiệt.Khả năng điều chỉnh thân nhiệt khác nhau ở lợn con là do mức độ phát triểnkhác nhau của mô mỡ ở từng cá thể, từng loại gia súc (Đào Trọng Đạt và cộngsự, 1986).

Lợn con có nhu cầu dinh dưỡng rất cao Axit amin là nguyên liệu chủ yếucho sự sinh trưởng và phát triển của lợn con Tốc độ sinh trưởng của gia súc nonrất nhanh, trong vòng 10 đến 14 ngày, thể trọng tăng gấp 1,3 lần; sau 2 thángtuổi khối lượng lợn con có thể tăng 14 đến 15 lần so với sơ sinh Nếu sữa mẹkhông đảm bảo đủ chất lượng, trong khẩu phần ăn thiếu đạm, sự sinh trưởngcủa cơ thể sẽ bị chậm hoặc ngừng lại, khả năng chống đỡ bệnh tật rất kém nêncơ thể dễ bị nhiễm bệnh.

2.2.3 Hệ vi sinh vật đường ruột ở lợn con

Ở gia súc trưởng thành, trong đường ruột có hệ vi sinh vật có lợi thườngtrực cộng sinh có khả năng khống chế sự xâm nhập và nhân lên của các loài visinh vật khác lạ từ môi trường bên ngoài, đồng thời tham gia vào quá trình tiêuhoá hấp thu Trong đường ruột của gia súc non, hệ vi sinh có lợi - vi sinh vật đốikháng với vi khuẩn gây bệnh chưa hình thành, chức năng tiêu hoá chưa thànhthục, môi trường sống, điều kiện ngoại cảnh, chăm sóc không tốt đều là nhữngstress đối với gia súc non Khi chuyển từ bào thai sang nuôi dưỡng bằng sữa mẹvà chế độ tập ăn, tiếp xúc thường xuyên với môi trường bên ngoài và nhất làđiều kiện không vệ sinh, vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm nhập và gây bệnhđường ruột cho gia súc non, có thể ở dạng cấp tính hay mãn tính.

Ở trạng thái sinh lý bình thường, giữa cơ thể vật chủ và hệ vi sinh vật trong

Trang 8

đường tiêu hoá cũng như giữa các loài vi sinh vật trong khu hệ vi sinh vật vớinhau luôn luôn ở trạng thái cân bằng, sự cân bằng này là cần thiết cho sức khoẻcủa vật chủ Họ vi khuẩn đường ruột là một họ lớn, bao gồm các trực khuẩn gramâm sống trong ống tiêu hoá của người và động vật Chúng có thể gây bệnh hoặckhông gây bệnh, hiếu khí hoặc hiếu khí tuỳ tiện, bao gồm vi khuẩn sinh axit

lactic, vi khuẩn bifidium, một số loại cầu khuẩn đường ruột có khả năng ức chếvà tiêu diệt vi khẩn Salmonella, Proteus vulgaris và các loại vi khuẩn sinh thốirữa, vi khuẩn Lactobacillus, Bacilus subtilis Ở gia súc sơ sinh, chưa hình thành

hoặc hình thành không ổn định hệ vi sinh vật có lợi này, có nghĩa là chưa có vikhuẩn ức chế và tiêu diệt sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hoá.

Hệ vi sinh vật có hại hay gặp trong đường ruột là vi khuẩn Salmonella spp,

E.coli, một số chủng Clostridium spp, Shigella Cho đến nay nhiều công bố

nghiên cứu khoa học đã cho biết nguyên nhân gây tiêu chảy ở gia súc non gồm

3 loại chính là E.coli, Salmonella spp, Clostridium perfrigens.

Trong hệ vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn E.coli là phổ biến nhất và chúng

xuất hiện sớm trong đường ruột của người, động vật sơ sinh, thường ở phần saucủa ruột, đôi khi còn thấy ở niêm mạc của nhiều bộ phận trong cơ thể (NguyễnNhư Thanh, 2001).

Clostridium perfrigens typ C gây bệnh viêm ruột hoại tử cho lợn ở lứa tuổi

1 đến 14 ngày tuổi, đặc biệt xảy ra trầm trọng ở 1 đến 7 ngày tuổi, tỷ lệ chết cao(50%), bệnh lây nhiễm qua phân.

Tiêu chảy ở lợn con do Salmonella cholerasuis gây ra thường thể hiện ở 2

dạng là bại huyết và thần kinh Khi mổ khám chúng ta thấy có hiện tượng viêmruột hoại tử có xuất huyết ở ruột, màng treo ruột, viêm màng ruột, đoạn trướctrực tràng phình to.

2.2.4 Khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn con

Khả năng miễn dịch của cơ thể là khả năng phản ứng của cơ thể đối với

Trang 9

các chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể Các chất lạ có thể là mầm bệnh, các mầmbệnh xâm nhập vào cơ thể gia súc non tương đối dễ do các cơ quan bảo vệ cơthể phát triển chưa hoàn chỉnh Trong hệ thống tiêu hoá của lợn con lượngenzym tiêu hoá và lượng HCl tiết ra chưa đủ để đáp ứng cho quá trình tiêu hoá,gây rối loạn trao đổi chất, tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng kém Do vậy, các

mầm bệnh như E.coli, Salmonella… dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường

tiêu hoá và gây bệnh.

Ở lợn con, các yếu tố miễn dịch như bổ thể, profecdin và lysozim đượctổng hợp còn ít, khả năng thực bào kém Vì vậy, việc cho lợn con bú sữa đầu làrất cần thiết do trong sữa đầu có rất nhiều globulin miễn dịch, bảo vệ cơ thể lợncon chống lại mầm bệnh Hai giờ sau khi đẻ, lợn con phải được bú sữa đầu đểhấp thu được nhiều globulin từ sữa đầu vào máu trong thời gian 24- 36 giờ, nhờđó có đủ kháng thể trong 5 tuần đầu tiên (Trương Lăng, 2007).

Tuy nhiên còn một yếu tố quan trọng nữa là sự phát triển của hệ vi sinh vậttrong đường ruột gia súc non có những đặc thù riêng Việc cân bằng khu hệ visinh vật có lợi trong đường ruột nhằm khắc phục, hạn chế sự loạn khuẩn trongquá trình phát triển và trưởng thành của cơ thể lợn con là rất quan trọng Sửdụng chế phẩm sinh học để phòng và trị tiêu chảy cho lợn con là rất cần thiết.

2.3 BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON

Ở nước ta bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa đông xuân, nhấtlà sau những trận mưa lớn, những ngày có độ ẩm cao và khi thời tiết thay đổiđột ngột.

Ở các trại chăn nuôi tập trung bệnh xảy ra rất nhiều, mặc dù đã thực hiệntốt các khâu về chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn con, lợn mẹnhưng bệnh vẫn xảy ra lúc lẻ tẻ, lúc ồ ạt gây thiệt hại kinh tế.

2.3.1 Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh phân trắng lợn con đã và đang được rất nhiều tác giả nghiên cứu và

Trang 10

đưa ra những nhận định về nguyên nhân theo nhiều hướng khác nhau song tậptrung vào 2 hướng:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng bệnh phân trắng lợn con không phải bệnhnhiễm trùng mà là chứng khó tiêu, hậu quả của các yếu tố ngoại cảnh như thờitiết khí hậu, chất lượng sữa mẹ, vệ sinh chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng lợncon, lợn mẹ kém…gây nên.

- Quan điểm thứ 2 cho là bệnh nhiễm trùng đường tiêu hoá, chủ yếu do vi

khuẩn E.coli gây ra.

Gần đây nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bệnh do nhiều nguyên nhân phốihợp, liên quan đến hàng loạt các yếu tố Do đó việc phân chia nguyên nhân nàolà chính, nguyên nhân nào là phụ để có biện pháp điều trị hiệu quả.

Yếu tố ngoại cảnh

Trong điều kiện sinh lý bình thường có sự cân bằng giữa sức đề kháng củacơ thể đối với các yếu tố gây bệnh Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, thì cânbằng này mất đi, làm cho cơ thể rơi vào trạng thái bệnh lý.

Khi còn nằm trong bụng mẹ, sự cân bằng nhiệt của bào thai do thân nhiệt củacơ thể mẹ quy định Sau khi sinh ra cơ thể lợn con chưa thể bù đắp được lượngnhiệt mất đi do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài Lúc này, các yếu tố bất lợilàm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh vàtiến triển Trong những yếu tố về khí hậu thì yếu tố về nhiệt độ ẩm là quan trọngnhất Nhiệt độ 28oC- 30oC, độ ẩm từ 75%- 85% là thích hợp cho lợn con Vì vậyvào những tháng giao mùa, tháng mưa nhiều, độ ẩm cao 86%- 90%, nhiệt độ thayđổi thất thường lợn con sẽ mắc bệnh nhiều, có khi tỷ lệ bệnh phân trắng lợn controng đàn 90% - 100% (Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, 1986).

Nhiều tác giả cho rằng nguyên nhân của bệnh phân trắng lợn con khôngcó tính đặc hiệu nhưng mang tính tổng hợp, trong đó các yếu tố lạnh, ẩm đượcđánh giá là yếu tố hàng đầu của bệnh Lạnh, ẩm làm hệ thống điều hoà bị rối

Trang 11

loạn, dẫn đến rối loạn trao đổi chất của các cơ quan, các mô bào, các tế bào củacơ thể, làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn có sẵn trongđường ruột hay từ ngoài vào có cơ hội phát triển tăng nhanh về số lượng và tăngcường độc lực gây bệnh.

Mặt khác, ở gia súc non các men tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, đặc biệt trongdịch vị chưa có đủ lượng HCl tự do nên không hoạt hoá được men pepsin Vìvậy mà không tiêu hoá được hết sữa mẹ trong khi sữa mẹ là môi trường pháttriển tốt của nhiều loại vi khuẩn (Sử An Ninh, 1993).

Do vi khuẩn

Vi khuẩn E.coli

Vai trò của vi khuẩn gây tiêu chảy ở lợn con đã và đang được nhiều nhà

khoa học quan tâm Nhưng trong đó vi khuẩn E.coli là nguyên nhân quan trọng

nhất trong hội chứng tiêu chảy của lợn con mới sinh và sau cai sữa (Biehl và

cộng sự, 1986) E.coli là một loại trực khuẩn đường ruột sống ở ruột già, chỉ

một vài giờ sau khi sinh và tồn tại đến khi con vật chết Theo Nguyễn NhưThanh (2001), thì bệnh lợn con phân trắng là một hội chứng hay nói cách kháclà một trạng thái lâm sàng đa dạng, đặc biệt là viêm dạ dày ruột, tiêu chảy vàgầy sút nhanh.

Hầu hết E.coli gây bệnh cho ký chủ nhờ yếu tố bám dính và độc tố đườngruột E.coli bám dính vào niêm mạc ruột rồi sản sinh độc tố đường ruột Cácchủng E.coli gây bệnh đều sản sinh ra một hay nhiều kháng nguyên bám dính,

chúng nằm trên Fibriae- một cấu trúc giống sợi lông, xuất phát từ một đĩa giốngtrong màng nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn Chính các yếu tố bám dính

cùng với các độc tố đường ruột đã gây quá trình sinh bệnh đặc trưng của E.coli.Lê Văn Tạo và cộng sự (1995) đã phân lập được các chủng E.coli gây bệnhphân trắng cho lợn con và đã chọn được 7 chủng E.coli mang các yếu tố gây bệnh

như K88, Enterotoxin, Hly và R để chế tạo vacxin Vacxin này rất an toàn (100%)

Trang 12

và hiệu lực bảo hộ so với đối chứng đạt 40% đến 59% trên động vật thí nghiệm.

Vi khuẩn Salmonella

Salmonella có mặt trong thức ăn, nước uống, môi trường thiên nhiên và

trong cơ thể động vật, có khả năng gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi.

Salmonella cũng đóng vai trò rất quan trọng trong nguyên nhân gây hội

chứng tiêu chảy ở lợn con vì vi khuẩn này là nguyên nhân gây bệnh phó thương

hàn ở lợn bao gồm Salmonelle cholera suis (chủng kunzendorf) và Salmonella

typhysuis (chủng Voldagsen) (Nguyễn Như Thanh, 2001).

Ngoài Salmonella cholera suis gây bệnh phó thương hàn cho lợn, trongmột số trường hợp còn gặp Slmonella enteritidis và Salmonella dublin ở lợn con

đang bú sữa (Reynolda và cộng sự, 1967).

Vi khuẩn Clostridium perfrigens

Một trong những nguyên nhân quan trọng khác đóng vai trò kế phát gây

bệnh là vi khuẩn yếm khí Cl.perfrigens hình thành độc tố gây dung huyết, gây

hoại tử tổ chức phần mềm và gây chết Vi khuẩn có khả năng gây ra các chứngnhiễm độc, viêm ruột xuất huyết trầm trọng ở lợn con.

Các chủng Cl.perfrigens sản sinh ra nhiều độc tố và enzym khác nhau, mỗi

chủng có những đặc điểm riêng trong việc sản sinh ra một vài loại độc tố hayenzym nào đó Theo Bergeland và Taylor (1992), những độc tố gây bệnh chủ

yếu do Cl.perfrigens bao gồm độc tố α, β, δ Dựa vào hầu hết các đặc điểm môtả thì Cl.perfrigens typ C gây ra viêm ruột hoại tử.

Cl.perfrigens typ C sản sinh ra độc tố α, β chủ yếu là độc tố β, nhân tố

quan trọng nhất trong sinh bệnh học của bệnh viêm ruột hoại tử do

Cl.perfrigens typ C gây ra Bệnh xảy ra chủ yếu trên lợn con ở giai đoạn theo

mẹ, lứa tuổi mắc phổ biến nhất là 12 giờ sau khi sinh ra đến 7 ngày tuổi, haygặp nhất ở 1 đến 3 ngày tuổi Ngoài ra bệnh cũng có thể xảy ra đối với lợn contừ 2 đến 4 tuần tuổi và cả khi cai sữa, lợn mắc bệnh thường bị chết ở những ổ

Trang 13

lợn mẹ không được tiêm phòng, tỷ lệ khỏi rất thấp, tỷ lệ chết có thể lên tới100% (Bergeland, Taylor, 1992).

Do virus

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu đến vai trò của virus Mộtđại diện của virus được chú ý nhiều trong hội chứng tiêu chảy của lợn đó là

Transmissble gastroenteritis virus (TGE) TGE (viêm dạ dày ruột truyền

nhiễm), là một bệnh có tính truyền nhiễm cao, biểu hiện đặc trưng là nôn mửavà tiêu chảy nghiêm trọng, bệnh thường xảy ra ở các cơ sở chăn nuôi tập trungkhi thời tiết rét lạnh.

Virus TGE xâm nhập chủ yếu qua đường tiêu hoá Virus này gây bệnh cholợn ở các lứa tuổi khác nhau, ở lợn virus nhân lên mạnh nhất ở trong niêm mạc củakhông tràng rồi đến hồi tràng, chúng không sinh sản trong dạ dày và kết tràng.

Một số virus như Cornavirus, paravirus, rotavirus và adenovirus đều có

tính hướng đến các tế bào ruột Các tế bào niêm mạc ruột bị phá huỷ do lôngnhung bị teo dẫn đến sự tiêu hoá và hấp thu kém Những chất không tiêu hoáđược trong ruột non sẽ kéo theo chất lỏng vào xoang ruột non Khi được vậnchuyển vào ruột già, một số được tiêu hoá hoặc không tiêu hoá đều có thể thamgia vào quá trình gây tiêu chảy.

Do ký sinh trùng

Các bệnh ký sinh trùng ở đường tiêu hoá cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêuchảy ở lợn con cũng như ở một số gia súc khác Nguyên nhân này xảy ra chủyếu ở lợn lứa tuổi sau cai sữa, còn lợn con theo mẹ ít gặp hơn vì đa số tỷ lệnhiễm ký sinh trùng tăng theo độ tuổi của lợn.

Tác hại của ký sinh trùng là do chúng ký sinh, phát triển trong đường tiêuhoá, cướp chất dinh dưỡng của cơ thể, tiết độc tố, quá trình bám dính và di hànhchúng làm tổn thương niêm mạc ruột, giảm sức đề kháng của cơ thể lợn.

Tất cả các yếu tố trên tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhiễm,

Trang 14

bội nhiễm và gây bệnh.

Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Giun đũa lợn (Ascarisuum), sánlá ruột lợn (Fassiolopsis buski), ký sinh trùng đường máu như tiên mao trùng(T.evansi) với triệu chứng tiêu chảy cấp tính hoặc mãn tính

Do độc tố nấm mốc

Độc tố nấm mốc với hàm lượng cao có thể gây chết hàng loạt gia súc, vớibiểu hiện là nhiễm độc đường tiêu hoá, gây tiêu chảy dữ dội Ngoài ra việc gây tiêuchảy cho gia súc, độc tố nấm mốc còn gây độc trực tiếp cho người dùng thực phẩmbị nhiễm nấm mốc hoặc gián tiếp từ những độc tố tồn dư trong thực phẩm.

Do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng

Tình trạng sức khoẻ và chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mẹ ảnh hươmgrđến dinh dưỡng bào thai và tích luỹ chất dinh dưỡng để tạo ra sữa trong giaiđoạn cuối Việc nuôi dưỡng lợn nái chửa kỳ cuối rất quan trọng, nó quyết địnhtrọng lượng sơ sinh của lợn con - một trong những chỉ tiêu để nâng cao năngsuất của đàn nái sinh sản, đồng thời nói lên sức khoẻ của lợn con sơ sinh.

Các chất dinh dưỡng cung cấp cho lợn mẹ, ngoài việc đáp ứng nhu cầunăng lượng và protein còn cung cấp các vitamin, khoáng, đặc biệt là protein tạokháng thể chống lại các vi khuẩn có hại.

Lợn con khi sinh không ngừng sử dụng protein để xây dựng các mô bàomới trong quá trình phát triển, đồng thời khôi phục và tu bổ lại tế bào cũ Vìvậy, nếu khẩu phần ăn của lợn mẹ không đủ protein, thiếu khoáng đa lượng, vilượng, dẫn đến thiếu dinh dưỡng, lượng sữa giảm, chất lượng sữa giảm, ảnhhưởng đến sức khoẻ của lợn con.

Thân nhiệt của lợn mới sinh ra là 38,9oC– 39,1oC, nhưng sau 30 phút giảmxuống còn 36,7oC- 37,1oC Trong vòng 1 giờ sau khi sinh, nếu con vật được búsữa đầu thì sau 8- 12 giờ thân nhiệt của lợn con sẽ được ổn định trở lại, nếu lợncon không được bú sữa đầu thì sự mất nhiệt sẽ là nguyên nhân gây bệnh phân

Trang 15

trắng lợn con.

Trong sữa đầu hàm lượng vitamin A, D, B1, C cao hơn rất nhiều so với sữathường Ngoài ra, trong sữa đầu còn có MgSO4 có tác dụng tẩy rửa các chất cặnbã trong đường tiêu hoá Đặc biệt còn có hàm lượng kháng thể γ - globulin, dođó cho lợn con bú sữa đầu đầy đủ rất cần thiết nhằm cung cấp hàm lượng khángthể đáng kể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh, tăng sức đềkháng của cơ thể.

Đặc điểm sinh lý lợn con

Khi mới sinh ra, cơ thể lợn con phát triển để dần hoàn chỉnh về cấu tạo,chức năng hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch Lợn con trước một tháng tuổi không cóHCl tự do trong dịch vị vì lúc này lượng axit tiết ra và nhanh chóng liên kết vớidịch nhầy Đây là điều kiện để vi sinh vật phát triển gây bệnh dạ dày - ruột ở lợncon Hơn nữa vì thiếu axit HCl nên pepsinogen tiết ra không trở thành pepsin hoạtđộng được gây rối loạn tiêu hóa sữa, sữa bị kết tủa dưới dạng casein gây rối loạntiêu hóa, tiêu chảy màu phân trắng (màu của casein chưa được tiêu hóa).

Mặt khác khi mới sinh vỏ não và các trung tâm điều tiết thân nhiệt chưahoàn chỉnh Hơn nữa lượng mỡ dưới da của lợn con mới sinh chỉ có khoảng 1%.Lúc khí hậu thay đổi lợn con mất cân bằng giữa hai quá trình sản nhiệt và thảinhiệt Đặc điểm này đã lý giải tại sao bệnh lại hay xảy ra hàng loạt ồ ạt khi thờitiết thay đổi thất thường.

Theo Cù Xuân Dần (1996) lượng sữa mẹ từ khi đẻ tăng đến ngày thứ 15 làcao nhất, đến ngày thứ 20 đột ngột giảm xuống thấp trong khi nhu cầu về sữamẹ của lợn con tăng lên Do đó nếu ở giai đoạn này lợn mẹ mà thiếu chất dinhdưỡng thì lợn con lại càng thiếu sữa, cơ thể lợn con trở nên suy nhược, giảm sứcđề kháng, lợn dễ bị stress.

Một trong các nguyên nhân quan trọng nhất gây bệnh đường tiêu hóa là dothiếu sắt Khi còn là bào thai lượng sắt cần thiết được mẹ cung cấp Khi ra ngoài

Trang 16

môi trường sống, sữa mẹ chỉ cung cấp được 1/6 lượng sắt mà cơ thể non yêucầu Trong khi cơ thể sơ sinh cần tới 40- 50 mg sắt/ngày, nhưng lợn con chỉnhận được 1mg/ngày thông qua sữa mẹ Vì vậy, cần bổ sung thêm ít nhất là200- 250mg/con để lợn con tránh thiếu máu Trong sữa mẹ không những chỉthiếu sắt mà còn thiếu cả Coban, Vitamin B12 tham gia vào quá trình tạo máu,tổng hợp và hoạt hóa một số enzym Do đó lợn con dễ sinh bần huyết, cơ thểsuy yếu, sức đề kháng giảm, lợn con dễ mắc bệnh phân trắng.

2.3.2 Cơ chế sinh bệnh

Theo Phạm Ngọc Thạch (2006), khi bị bệnh, đầu tiên dạ dày giảm tiết dịchvị, nồng độ HCl giảm, làm giảm khả năng diệt trùng và khả năng tiêu hóaprotein Khi độ kiềm trong đường tiêu hóa tăng cao tạo điều kiện cho các vikhuẩn trong đường ruột phát triển mạnh, làm thối rữa các chất chứa trongđường ruột và sản sinh nhiều chất độc Những sản phẩm trên kích thích vàoniêm mạc ruột làm tăng nhu động ruột, con vật sinh ra ỉa chảy Khi bệnh kéodài, con vật bị mất nước (do ỉa chảy) gây nên rối loạn trao đổi chất trong cơ thểnhư nhiễm độc toan hoặc mất cân bằng các chất điện giải, làm cho bệnh trở nêntrầm trọng, gia súc có thể chết.

Tiêu chảy ở mức độ nhẹ lợn không có biểu hiện mất nước nhưng cũng cóthể tiêu chảy nặng Khối lượng cơ thể bị giảm sút 30- 40% do mất nước Cơbụng hóp lại, lợn gầy, suy kiệt và đi siêu vẹo, mắt trũng sâu, da tái xám và nhợt

Trang 17

nhạt Trong trường hợp mãn tính, da quanh vùng hậu môn có thể đỏ lên do tiếpxúc với phân kiềm tính, lợn ít bị mất nước và nếu điều trị tích cực thì có thểkhỏi bệnh.

Ngoài việc chẩn đoán dựa vào triệu chứng trên thì bệnh còn được xác địnhchủ yếu dựa vào trạng thái biến đổi của phân Về trạng thái phân có thể chia làm3 giai đoạn.

- Giai đoạn đầu kể từ 12- 24 giờ trước khi bị bệnh (thời kỳ nung bệnh), lúcnày thấy lợn đi ỉa khó khăn, phân táo đen và nhỏ như hạt đỗ đen.

- Giai đoạn tiếp theo phân táo bón chuyển sang dạng sền sệt, màu vàng, 2đến 3 ngày sau phân chuyển sang thành màu trắng như vôi hoặc trắng xám.Phân ngày một lỏng hơn, trong phân có lẫn những hạt sữa chưa tiêu hoá, lổnnhổn như vôi hoặc có nhiều bột Có trường hợp mắc bệnh đến ngày thứ 3 phânđã loãng như nước, tháo tung toé Lúc này lợn con mất nước nặng, nếu kiểm traphân dưới kính hiển vi sẽ thấy trong phân có những hạt mỡ chưa tiêu hoá, các tếbào niêm mạc ruột hoặc có thể lẫn một ít hồng cầu.

- Giai đoạn bệnh chuyển sang lành, phân từ màu trắng xám chuyển thànhxám đen Phân đặc dần thành khuôn như phân lợn khoẻ.

Một số trường hợp lợn con bị viêm phổi, xoang ngực, xoang bụng chứadịch.

Trang 18

2.3.5 Biện pháp phòng trị bệnh

2.3.5.1 Phòng bệnh

Phòng bệnh bằng vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng

Thực hiện tốt khâu vệ sinh (chuồng trại, các thiết bị, dụng cụ ở chuồng

nuôi lợn đẻ) nhằm hạn chế E.coli gây bệnh, đảm bảo độ thông thoáng hợp lý để

duy trì nhiệt độ, độ ẩm thích hợp cho lợn ở từng giai đoạn, ấm về mùa đông,thoáng mát vào mùa hè, vệ sinh sạch sẽ Nếu phát hiện lợn con bị tiêu chảy do

E.coli thì cần nhanh chóng điều trị bằng thuốc.

Theo Sử An Ninh (1995), cần hạn chế dùng nước tắm rửa cho lợn ở giaiđoạn lợn con theo mẹ cũng như cai sữa, ẩm độ thích hợp cho lợn con đượckhuyến cáo là 70- 85%.

Theo Phạm Khắc Hiếu và cộng sự (1998) lợn con sau khi đẻ ra cần đượcsưởi ấm ở nhiệt độ 34oC trong tuần lễ đầu tiên sau đó giảm dần xuống nhưngkhông được thấp hơn 30oC Như vậy lợn sẽ tránh được stress lạnh ẩm.

Thiết kế chuồng đẻ về kích thước, độ cao nền chuồng, bề mặt nềnchuồng cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tỷ lệ lợn con bị phân trắng.

Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt đàn lợn con và lợn mẹ nhằm nâng cao sức đềkháng tự nhiên cho lợn con, phải cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt.Phải đảm bảo các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn đặc biệt là cáckhoáng và vitamin… Nên cho lợn con tập ăn sớm vào ngày tuổi thứ 7- 8.

Lợn con ở giai đoạn bú sữa thường có triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt,đây là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá và gây tiêu chảy nênphải tiêm bổ sung sắt cho lợn vào ngày tuổi thứ 3 và thứ 10.

Phòng bệnh bằng vacxin

Những vacxin sản xuất đại trà sử dụng cho lợn mẹ thường được sản xuấtbằng cách dùng toàn bộ hoặc những tiểu phần tinh chế của vi khuẩn làm khángnguyên Thành phần chủ yếu của vacxin là những yếu tố bám dính Bằng công

Trang 19

nghệ tái tổ hợp có thể sản xuất một lượng kháng nguyên lông tinh chế cần thiếtcho sản xuất vacxin Vacxin này thường dùng cho lợn chửa 5 tuần và 2 tuầntrước khi đẻ Trong các trại chăn nuôi tập trung hiện nay đang phổ biến dùngvacxin Litter Guard, loại vacxin vô hoạt bằng phương pháp hoá học dùng cholợn nái mang thai khoẻ mạnh để phòng tiêu chảy cho lợn con theo mẹ gây ra bởi

độc tố β của vi khuẩn Cl.perfingens chủng C và các chủng E.coli sản sinh độc tố

không chịu nhiệt LT, có kháng nguyên bám dính K99, K88, 987P, F41 Kháng thểthụ động được truyền cho lợn con thông qua sữa đầu.

Để phòng bệnh do Clostridium perfingens ở lợn con theo Bergeland(1992), có thể sử dụng giải độc tố yếm khí Cl.perfingens typ C để tiêm cho lợn

mẹ 2 lần trong thời kỳ mang thai (lần tiêm thứ nhất vào giữa kỳ và nhắc lại lần2 trước khi đẻ 2- 3 tuần) Lợn con sẽ được bảo vệ bởi globulin miễn dịch trongsữa đầu tác dụng phòng bệnh có thể kéo dài đến sau khi cai sữa.

Ngoài ra có thể dùng thốc nam để phòng bệnh: Để phòng bệnh, có thể háikhoảng 200 g cây nhọ nồi cho lợn mẹ ăn sống hoặc nấu chín cùng thức ăn, cứ 2– 3 ngày một lần như vậy lợn con sẽ không bị ỉa phân trắng (Báo Nông nghiệpsố 254, năm 2007)

2.3.5.2 Điều trị

Hiện nay các vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học là hiệu quảđiều trị bệnh Nhiều nghiên cứu đã kết luận: cần điều trị sớm, kết hợp nhiềubiện pháp tổng hợp nhằm khống chế, khắc phục rối loạn tiêu hoá và hấp thu,chống loạn khuẩn đường ruột, đồng thời phải kết hợp điều trị nguyên nhân vớiđiều trị triệu chứng.

Để điều trị có hiệu quả phải đảm bảo toàn diện các hướng sau:- Chống viêm ở niêm mạc đường tiêu hoá.

- Chống vi khuẩn gây bệnh kế phát.

- Chống loạn khuẩn, khôi phục lại hệ vi cinh vật có lợi trong đường tiêu hoá.- Bổ sung nước và điện giải.

Trang 20

- Bổ sung sắt và các vitamin.

- Thực hiện tốt vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng.

Điều trị bằng kháng sinh, hoá dược

Để có hiệu quả điều trị cao, điều quan trọng nhất đố là phải xác định đượcvai trò của vi khuẩn gây bệnh và sự mẫn cảm của chúng đối với kháng sinh vàhoá dược sẽ dùng trong điều trị Trong thực tế, nên sử dụng loại kháng sinh phổrộng ngay từ lúc đầu trong khi chờ kết quả của kháng sinh đồ.

Nguyễn Ngọc Tuân và cộng sự (1999) sử dụng phương pháp bổ sungkháng sinh Colistin, Oxytetracylin với liều 50ppm và 100ppm vào thức ăn chonái chửa 7 ngày trước khi đẻ và sau đẻ 14 ngày, đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêuchảy ở lợn con khi sinh ra.

Dùng kháng sinh cầm ỉa chảy như: Sulfathiazon 10% tiêm dưới da,Streptomycin uống, Kanamycin tiêm bắp, Neomycin cho uống, Norfloxacin,Enrofloxacin… (Phạm Ngọc Thạch, 2006).

Điều trị triệu chứng

Lợn con bị tiêu chảy nặng thường dẫn đến tình trạng mất nước và có biểuhiện rối loạn nghiêm trọng các chất điện giải Do đó kết hợp với điều trị bằngthuốc cần phải kịp thời chống mất nước và chất điện giải cho lợn con, đồng thờinên trợ tim cho lợn con bằng Cafein 20%, bổ sung đường glucose, tăng cườngcác vitamin đặc biệt là các vitamin nhóm B.

Khôi phục hệ vi sinh vật đường ruột

Khôi phục và ổn định trạmg thái cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột sẽcó ảnh hưởng tốt đến hiệu quả điều trị Đỗ Trung Cứ và cộng sự (2000) sử dụngchế phẩm Biosubtyl để điều trị tiêu chảy cho lợn con trước và sau cai sữa cho tỷlệ lợn con mắc tiêu chảy giảm, khả năng tăng trọng tốt Tạ Thị Vịnh và cộng sự(2004) cho biết khi sử dụng chế phẩm VITOM 1 và VITOM 3 để phòng và trịtiêu chảy cho lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi cho kết quả tốt, ngoài tác dụngđiều trị, chế phẩm còn góp phần kích thích tăng trọng lợn.

Trang 21

- Lợn con theo mẹ từ 1 đến 21 ngày tuổi.

- Các thuốc sử dụng để điều trị bệnh phân trắng lợn con: Enrovet,Pharsulin, Lactopac – C, Vitamin C Antistres.

* Enrovet là sản phẩm của công ty Cipla sản xuất, do công ty TNHH thú

y Xanh Việt Nam phân phối.

Thành phần: Enrofloxacin 50mg Benzyl Alcohol 1,5% Tá dược vừa đủCông dụng:

Trang 22

Enrovet là loại thuốc đặc trị tiêu chảy cho gia súc, gia cầm như E.coli.

Sallmonella spp, lỵ heo, các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá Enrovet 5% có

hoạt chất chính là Enrofloxacin thuộc nhón Fluoroquinoloes là nhóm có tác dụng

tốt với vi khuẩn gram dương, gram âm, Mycoplasma và các loại vi khuẩn khác.

Enrovet ức chế quá trình sinh tổng hợp DNA của vi khuẩn, tiêu diệt vikhuẩn nhanh chóng trước khi chúng kịp kháng thuốc.

Thuốc phòng trị các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng huyết do E.coli, cácbệnh do Mycoplasma gây ra, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, bệnh tụ

huyết trùng, bệnh phó thương hàn, các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, bệnhnhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục, bệnh nhiễm trùng kế phát do virus.

Liều lượng: 1ml/20kg thể trọng (TT) tiêm bắp ngày 1 lần, trong 3- 5 ngày.

* Pharsulin: (Phamavet sản xuất và phân phối)

Thành phần: 100ml có 10g Tiamulin.

Parsulin là một loại thuốc đặc trị hồng lỵ, tiêu chảy, chướng bụng, phânvàng, hen suyễn, viêm phổi, viêm khớp, viêm bao khớp, leptospirosis ở lợn.

Cách dùng: Tiêm bắp ngày 1 lần, tiêm 3 ngày liên tục

+ Bệnh hồng lỵ: 1ml/10kg khối lượng cơ thể, lặp lại sau 24 giờ nếu cần.+ Bệnh khác: 1,5ml/10kg khối lượng cơ thể.

* Men tiêu hoá Lactobac- C

Lactopac- C do công ty Bayer sản xuất.Thành phần: Dạng bột trong 100g có:

Lactobacillus 8 x 109 CFU

Enterococcus 8 x 109 CFU

Amylase 900 units

Protease 5500 unitsVit C 2,0 gam

Trang 23

Lactose 48 gam

Sodium 1,5 gam

Potassium 1,3 gamPhụ liệu bổ sung vừa đủ 100 gamCông dụng:

Tạo môi trường tối ưu giúp cho sự sinh trưởng và hoạt động của vi khuẩncó lợi trong đường ruột.

Gia tăng sản xuất axit lactic, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.Duy trì tỷ lệ thích hợp giữa Natri và Kali, thay thế lượng muối bị mất (đặcbiệt khi bị tiêu chảy) và duy trì cân bằng hấp thu muối.

Tăng khă năng tiêu hoá tinh bột và protein.Kích thích sinh trưởng ở gia súc, gia cầm.

Liều lượng và cách sử dụng: Trộn thức ăn hoặc hoà nước uống

Trộn 500 – 700g/100kg thức ăn hoặc pha 1g với 1 – 2 lít nước uống (1g/3– 5kg TT), dùng 1 ngày/tuần trong suốt quá trình nuôi hay 2 – 3 ngày/tuần khigia súc, gia cầm bị stress: 3 – 5 ngày khi gia súc bị tiêu chảy hoặc sau khi điềutrị bằng kháng sinh.

* Điện giải: Vitamin C Antistress

Thành phần: Dạng bột, 100g chứa: Vitamin C 13gCitric acid 25g Phụ liệu bổ sung 100gCông dụng:

Chống stress cho lợn khi nhiệt độ cao, lúc chuyển chuồng, cai sữa, bị đuổibắt, mật độ nuôi cao, dịch bệnh, chủng ngừa hoặc khi cắt mỏ, thay lông ở gia cầm.

Giúp lợn tăng sức đề kháng, tăng trọng nhanh và tăng trọng tốt.

Liều lượng và cách sử dụng: hoà nước uống Dùng 1g sản phẩm A- T111

Trang 24

vitamin C antitress hoà tan trong 2 đến 4 lít nước cho gia súc, gia cầm uống (1g/10kg TT).

Thí nghiệm được tiến hành theo nguyên tắc các đàn lợn con đồng đều vềtuổi và điều kiện chăn sóc nuôi dưỡng Lợn con bị tiêu chảy được đánh dấutừng con để theo dõi và điều trị Hằng ngày theo dõi lợn vào buổi sáng sớm vàbuổi chiều trước và sau khi dùng thuốc Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm nhiệt độ,ăn uống, thể trạng con vật, tình trạng phân, thời gian khỏi bệnh của từng con vàcác bệnh khác.

Nguyên tắc điều trị: Dùng thuốc đúng liều, đúng liệu trình, dùng liên tụctrong 3- 5 ngày Thường xuyên theo dõi diễn biến của bệnh và đồng thời ghichép kết quả điều trị trên các lô lợn, các chỉ tiêu theo dõi là:

+ Số con mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh.

+ Số con khỏi bệnh trong ngày, số ngày điều trị, số con chết, số con mắclại sau một đợt điều trị.

+ Số con tái phát và số lần tái phát.

Đánh giá kết quả: Sau thời gian điều trị nếu lợn hết tiêu chảy, phân thànhkhuôn, ăn uống trở lại bình thường, các dấu hiệu mất nước không còn, thânnhiệt ổn định… được coi là khỏi bệnh.

Tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh kết hợp các biện pháp chămsóc nuôi dưỡng tốt.

3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Điều tra hồi cứu (dựa vào số liệu của cơ sở).

- Xác định tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con dựa theo phương phápmô tả.

- Xác định tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo độ tuổi.

Xác định nội dung này, chúng tôi tiến hành chọn những lô đồng đều vềngày đẻ, lứa đẻ, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và theo dõi số con mắc bệnh qua

Trang 25

1, 2 và 3 tuần tuổi Những con lợn mắc bệnh được chẩn đoán dựa vào triệuchứng lâm sàng, mổ khám gia súc chết và quan sát bệnh tích.

Thuốc sử dụng Lô thí nghiệm 1Lô thí nghiệm 2

Trang 26

Phương pháp xử lý số liệu: số liệu thu được từ kết quả nghiên cứu được xửlý bằng phần mềm Excel

Tỷ lệ chết (%) = Tổng số con chết x 100Tổng số con mắc bệnh

Tỷ lệ khỏi (%) = Tổng số con khỏi x 100Tổng số con điều trị

Trang 27

Phần IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y CỦA TRUNG TÂM NGHIÊNCỨU LỢN THỤY PHƯƠNG

4.1.1 Tình hình chăn nuôi của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương

Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy phương thuộc Viện Chăn Nuôi nằm trênđịa phận xã Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội Hiện nay Trung tâm có một độingũ cán bộ cán công nhân kỹ thuật chuyên môn đông đảo và thạo nghề, luônđáp ứng được yêu cầu về sản xuất đặt ra Đồng thời Trung tâm được trạng bịmột cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, với một quy mô con giống phong phú, gồmnhiều con giống cao sản được nhập về từ nhiều nước khác nhau trên thế giới.

Trung tâm có 2 nhiệm vụ chính:

- Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi lợn.

- Nuôi giữ giống gốc Quốc gia và từ đó lai tạo ra những con giống tốtchuyển giao vào sản xuất.

Hiện nay Trung tâm được giao nuôi giữ giống gốc của hơn 300 lợn náisinh sản và 21 lợn đực để kiểm tra năng suất Sau khi kết thúc 2 dự án: Dự ángiống 2000 – 2005 và Dự án sản xuất thử 2004 - 2005, quy mô đàn lợn củaTrung tâm đã tăng lên nhưng những năm gần đây do diện tích trại giảm nên sốnái sinh sản cũng bị giảm đi, năm 2007 là 427 con đến năm 2009 là 305 con.

Với dự án giống 2000 – 2005: Trung tâm đã nuôi giữ 434 nái sinh sản cụkỵ (GGP) nguồn gốc Anh, Mỹ và 100 lợn ông bà (GP) nguồn gốc Anh Đàn lợncủa dự án đã được duy trì và phát triển rất tốt, đem lại kết quả cao và thiết thựccho người chăn nuôi.

Với dự án Sản xuất thử lợn lai 3 máu ngoại tỷ lệ nạc cao ở đồng bằng Bắc

Trang 28

Bộ và Miền Trung (2004 – 2005) Đến nay dự án đã hoàn thành và đàn lợn đangphát triển tốt, hiện nay có trên 1500 con lợn thương phẩm ba máu ngoại

(Yorkshire, Landrace và Duroc) chất lượng tốt cung cấp cho thị trường.

Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương là một cơ sở nuôi giữ giống gốc vàkiểm tra năng suất lợn đực giống Trung tâm nuôi giữ các giống lợn như:Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain Các đàn lợn giống phát triển tốt Năm2005 nghiệm thu kết quả cho thấy số con sơ sinh trung bình đạt 9,4 – 10,9 con/ổ,cai sữa 21 ngày tuổi đạt kết quả 8,75 – 10,15 con/ổ, cai sữa đạt trên 6,0 kg/con.Kiểm tra năng suất tăng trọng đạt trên 700 g/ngày kiểm tra, tiêu tốn thức ăn dưới2,7 kg thức ăn/kg tăng trọng và độ dày mỡ lưng tại P2 đạt trung bình 11,5 mm(Báo cáo tổng kết của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương năm 2005).

Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm hiện đại Hiện nay, tất cả các dãychuồng lợn đều được xây theo đúng tiêu chuẩn của một chuồng lợn tiên tiến.Trung tâm có tất cả 3 khu chuồng: A, B và C Mỗi khu có các dãy chuồng đượcsắp xếp hợp lý theo quy trình chăn nuôi của Trung tâm Chuồng lợn nái chờphối giống, chuồng lợn đực giống, chuồng lợn con sau cai sữa, chuồng lợnchoai, chuồng hậu bị và chuồng lợn thịt Trong mỗi dãy chuồng đều có hệ thốnglàm mát vào mùa hè và hệ thống sưởi ấm vào mùa đông Đặc biệt chuồng lợnnái nuôi con có hệ thống sưởi cho lợn con và làm mát cho lợn mẹ được điềukhiển tự động.

Do đặc điểm của Trung tâm chủ yếu là nuôi giữ giống gốc và từ đó lai tạora các con giống tốt, đáp ứng nhu cầu lợn giống của ngành chăn nuôi lợn Cơcấu đàn lợn từ năm 2007 – 2009 của Trung tâm được thể hiện qua bảng 4.1.

Trang 29

Bảng 4.1: Cơ cấu đàn lợn của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương từ năm 2007 – 2009

Năm theo dõi

Tổng số nái (con)

Tổng số lợn đực (con)

Tổng số lợn để nuôi (con)

Tổng (con)

(Nguồn: Phòng giống thuộc Trung tâm)

Qua bảng 4.1 cho thấy từ năm 2007 đến 2009 số đầu lợn của Trung tâm cóxu hướng giảm xuống Năm 2007 là 9718 con, năm 2009 là 5075 con, như vậyđã giảm đi 47,8% Tổng số lợn nái năm 2007, 2008, 2009 tương ứng là 427,358, 305; số đầu nái giảm đồng thời với giảm số đực giống và số lợn con Lợncon để nuôi của 3 năm: 2007, 2008, 2009 tương ứng là 9262, 5823, 4749; cũnggiảm đi 48,7% Lợn con sau 21 ngày tuổi được tách mẹ và chuyển sang chuồngnuôi lợn con cai sữa.

4.1.2 Công tác vệ sinh phòng bệnh

Vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn:

Vệ sinh phòng bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn luôn là vấnđề được đặc biệt quan tâm Cùng với việc vệ sinh thức ăn, nước uống, vật nuôi,dụng cụ chăn nuôi, sinh sản… thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậuchuồng nuôi luôn được cán bộ thú y và đội ngũ công nhân kỹ thuật thực hiệnchặt chẽ.

Chuồng trại được thiết kế và xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đảmbảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông Sau mỗi lứa lợn, chuồng trạiđều được tẩy uế bằng phương pháp: rửa sạch ô nhốt lợn, để khô sau đó phunthuốc sát trùng như Fam flus, Vikon S và để trống chuồng nuôi tối thiểu là 5ngày mới đưa lợn nái chờ đẻ khác lên Với lợn con tuyệt đối không tắm rửa đểtránh lạnh và ẩm ướt, định kỳ tiêu độc ở các chuồng nuôi lợn nái, lợn đực làm

Trang 30

việc bằng thuốc sát trùng, Trung tâm còn thường xuyên tiến hành vệ sinh môitrường xung quanh như việc dọn cỏ, phát quang bụi rậm, diệt chuột, thu dọnphân hằng ngày ở các ô chuồng.

Khi ra vào trại, tất cả mọi người đều phải đi qua hố chứa thuốc sát trùng,trước khi xuống trại phải thay bảo hộ lao động (quần, áo, ủng, mũ, khẩu trang)chỉ sử dụng trong khu vực chăn nuôi nhằm hạn chế mang mầm bệnh từ bênngoài vào.

Hiện nay, Trung tâm áp dụng quy trình chăn nuôi “cùng vào – cùng ra”,trong đó một chuồng hoặc cả một dãy chuồng được đưa vào để nhốt đồng loạtcùng một loại lợn (có thể tương đồng về khối lượng, tuổi) Sau một thời giannhất định số lợn này được đưa ra khỏi chuồng, lúc đó chuồng trại được rửasạch, phun thuốc sát trùng và để trống ít nhất 5 ngày trước khi nhận đàn lợnmới Như vậy quy trình này có tác dụng phòng bệnh do vệ sinh chuồng trạithường xuyên, định kỳ mỗi khi xuất hết lợn, do đó hạn chế được khả năng lantruyền các mầm bệnh từ lô này sang lô khác.

Hệ thống thông thoáng đối với chăn nuôi lợn công nghiệp rất quan trọng,ngoài việc cung cấp đủ oxy cho quá trình hô hấp của lợn, nó còn giúp giảiphóng khí độc do phân, nước tiểu gây ra Chính vì vậy, Trung tâm đã sử dụnghệ thống làm mát và chống nóng ở mỗi dãy chuồng vào mùa hè và hệ thốngsưởi ấm vào mùa đông Bên cạnh đó các dãy chuồng được sắp xếp theo hướngĐông Nam để đảm bảo ấm áp vào mùa đông, thoáng mát về mùa hè.

Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết rất nóng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khảnăng sinh sản của đàn lợn nái cũng như sự sinh trưởng và phát triển của lợn con.Do đó Trung tâm đã lắp đặt hệ thống chống nóng gồm hệ thống quạt gió ở cuốimỗi dãy chuồng có tác dụng hút không khí có hơi nước từ hệ thống phun mưatrên mái chuồng tạo luồng khí mát, thông thoáng Hai dãy tường chuồng đượcphủ một tấm lưới cách nhiệt và có tác dụng giữ ẩm Chính vì vậy không khítrong chuồng lợn luôn mát và nhiệt độ luôn duy trì trong khoảng 28oC – 30oC.

Ngày đăng: 01/11/2012, 11:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Xuân Bình, Trần Thị Hạnh (2002), “Phân lập, định typ, lựa chọn chủng vi khuẩn E.coli, Cl.perfigens để chế tạo sinh phẩm phòng bệnh cho lợn con giai đoạn theo mẹ”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân lập, định typ, lựa chọn chủng vi khuẩn "E.coli, Cl.perfigens" để chế tạo sinh phẩm phòng bệnh cho lợn con giai đoạn theo mẹ”, "Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y
Tác giả: Đặng Xuân Bình, Trần Thị Hạnh
Năm: 2002
2. Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Quang Tuyên (2000), “Sử dụng chế phẩm sinh học Biosubtyl để phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa”, Tạp chí KHKT Thú y, tập 7, số 2/2000, tr. 58 – 62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng chế phẩm sinh học Biosubtyl để phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa”, "Tạp chí KHKT Thú y
Tác giả: Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Quang Tuyên
Năm: 2000
3. Đoàn Thị Kim Dung (2003), Sự biến đổi một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, các phác đồ điều trị, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Thú y, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự biến đổi một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, các phác đồ điều trị
Tác giả: Đoàn Thị Kim Dung
Năm: 2003
5. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng (1986), Bệnh lợn con ỉa phân trắng, NXB Nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh lợn con ỉa phân trắng
Tác giả: Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng
Nhà XB: NXB Nông thôn
Năm: 1986
6. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 44 – 48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh ở lợn nái và lợn con
Tác giả: Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1996
7. Phạm Khắc Hiếu, Trần Thị Lộc (1998), Stress trong đời sống của người và vật nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stress trong đời sống của người và vật nuôi
Tác giả: Phạm Khắc Hiếu, Trần Thị Lộc
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1998
8. Lý Thị Liên Khai (2001), “Phân lập, xác định độc tố ruột của các chủng E.coli gây tiêu chảy cho heo con”, Tạp chí KHKT Thú y, số 2, tr. 13 – 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân lập, xác định độc tố ruột của các chủng E.coli gây tiêu chảy cho heo con”, "Tạp chí KHKT Thú y
Tác giả: Lý Thị Liên Khai
Năm: 2001
9. Sử An Ninh (1993), Kết quả bước đầu tìm hiểu nhiệt độ, ẩm độ thích hợp phòng bệnh phân trắng lợn con, Kết quả nghiên cứu khoa học CNTY, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả bước đầu tìm hiểu nhiệt độ, ẩm độ thích hợp phòng bệnh phân trắng lợn con
Tác giả: Sử An Ninh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1993
10. Sử An Ninh (1995), Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu, nước tiểu và hình thái đại thể một số tuyến nội tiết ở lợn con mắc bệnh phân trắng, Luận án tiến sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu, nước tiểu và hình thái đại thể một số tuyến nội tiết ở lợn con mắc bệnh phân trắng
Tác giả: Sử An Ninh
Năm: 1995
11. Nguyễn Thị Nội (1989), “Kết quả điều tra tình hình nhiễm vi khuẩn đường ruột tại một số cơ sở chăn nuôi lợn”, Kết quả nghiên cứu KHKT Thú y 1985 – 1989, phần II, Bệnh vi khuẩn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 50 – 63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra tình hình nhiễm vi khuẩn đường ruột tại một số cơ sở chăn nuôi lợn”, "Kết quả nghiên cứu KHKT Thú y 1985 – 1989, phần II, Bệnh vi khuẩn
Tác giả: Nguyễn Thị Nội
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1989
12. Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng thú y
Tác giả: Phạm Văn Khuê và Phan Lục
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1996
13. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vacxin E.coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí Nông nghiệp Thực phẩm, số 9, tr. 324 – 325 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chế tạo vacxin "E.coli" uống phòng bệnh phân trắng lợn con”, "Tạp chí Nông nghiệp Thực phẩm
Tác giả: Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm
Năm: 1993
14. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001), Vi sinh vật thú y, NXB Nông nghiệp, tr. 72 – 96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi sinh vật thú y
Tác giả: Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2001
15. Nguyễn Như Thanh (1997), Miễn dịch học, Giáo trình cao học Thú y, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Miễn dịch học, Giáo trình cao học Thú y
Tác giả: Nguyễn Như Thanh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1997
16. Đỗ Ngọc Thúy, Cù Hữu Phú, Darren Trott, Ian Wilkie (2002), “Đặc tính kháng nguyên và vai trò gây bệnh của vi khuẩn Enterotoxigenic Escherichia coli gây bệnh tiêu chảy lợn con ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y, tr. 68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc tính kháng nguyên và vai trò gây bệnh của vi khuẩn "Enterotoxigenic Escherichia coli" gây bệnh tiêu chảy lợn con ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam”, "Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y
Tác giả: Đỗ Ngọc Thúy, Cù Hữu Phú, Darren Trott, Ian Wilkie
Năm: 2002
17. Trịnh Quang Tuyên (2005), X/ác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Escherichia coli gây Colibacillosis ở lợn con các trại chăn nuôi tập trung, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: X/ác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Escherichia coli gây Colibacillosis ở lợn con các trại chăn nuôi tập trung
Tác giả: Trịnh Quang Tuyên
Năm: 2005
18. Nguyễn Quang Tuyên, Trần Đức Tâm (2007), Điều tra và phân lập vi khuẩn E.coli ở lợn con theo mẹ tại tỉnh Vĩnh Phúc.http://www.cesti.gov.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra và phân lập vi khuẩn E.coli ở lợn con theo mẹ tại tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả: Nguyễn Quang Tuyên, Trần Đức Tâm
Năm: 2007
19. Phạm Ngọc Thạch (2006), Bệnh nội khoa gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh nội khoa gia súc
Tác giả: Phạm Ngọc Thạch
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2006
20. Tạ Thị Vịnh, Đặng Thị Hòe (2002), “Một số kết quả sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con”, Tạp chí KHKT Thú y, tập IX Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con”, "Tạp chí KHKT Thú y
Tác giả: Tạ Thị Vịnh, Đặng Thị Hòe
Năm: 2002
21. Tạ Thị Vịnh và Đặng Thị Hòe(2004), “Kết quả sử dụng chế phẩm sinh học VITOM 1 – 1 và cao mật lợn phòng trị bệnh đường tiêu hóa cho lợn con”, Tạp chí KHKT Thú y, tập XI, số 1, tr. 90 – 91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả sử dụng chế phẩm sinh học VITOM 1 – 1 và cao mật lợn phòng trị bệnh đường tiêu hóa cho lợn con”, "Tạp chí KHKT Thú y
Tác giả: Tạ Thị Vịnh và Đặng Thị Hòe
Năm: 2004

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1: Cơ cấu đàn lợn của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương  từ năm 2007 – 2009 - Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương
Bảng 4.1 Cơ cấu đàn lợn của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương từ năm 2007 – 2009 (Trang 29)
Bảng 4.3: Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn con theo mẹ tại Trung tâm  nghiên cứu lợn Thụy Phương - Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương
Bảng 4.3 Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn con theo mẹ tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương (Trang 33)
Bảng 4.4: Kết quả điều tra tình hình bệnh lợn con phân trắng qua các năm  2007, 2008, 2009 và 4 tháng đầu năm 2010 - Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương
Bảng 4.4 Kết quả điều tra tình hình bệnh lợn con phân trắng qua các năm 2007, 2008, 2009 và 4 tháng đầu năm 2010 (Trang 36)
Bảng 4.5: Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng các tháng  trong năm 2009 - Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương
Bảng 4.5 Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng các tháng trong năm 2009 (Trang 38)
Đồ thị 4.2 thể hiện tương quan giữa tỷ lệ mắc và chết của lợn con từ sơ  sinh đến 21 ngày tuổi. - Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương
th ị 4.2 thể hiện tương quan giữa tỷ lệ mắc và chết của lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi (Trang 40)
Bảng 4.7: Kết quả theo dừi tỷ lệ lợn con mắc bệnh phõn trắng theo độ tuổi Đợt thí - Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương
Bảng 4.7 Kết quả theo dừi tỷ lệ lợn con mắc bệnh phõn trắng theo độ tuổi Đợt thí (Trang 42)
Bảng 4.8: Các phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con theo mẹ - Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương
Bảng 4.8 Các phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con theo mẹ (Trang 45)
Bảng 4.9: Kết quả theo dừi thời gian khỏi bệnh trung bỡnh và tỷ lệ khỏi bệnh trung bỡnh của cỏc phỏc đồ điều trị - Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương
Bảng 4.9 Kết quả theo dừi thời gian khỏi bệnh trung bỡnh và tỷ lệ khỏi bệnh trung bỡnh của cỏc phỏc đồ điều trị (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w