TRẮNG TỪ 2007 – 2008 VÀ 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2010
Trong chăn nuôi lợn thì bệnh phân trắng lợn con đã và đang gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Đây là vấn đề luôn được các nhà khoa học quan tâm từ trước tới nay. Với đề tài này, trong thời gian thực tập tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương chúng tôi tiến hành theo dõi bệnh phân trắng lợn con. Trung tâm chăn nuôi lợn có trên 300 lợn nái nuôi theo phương thức công nghiệp, sử dụng thức ăn viên hỗn hợp hoàn chỉnh. Lợn con nuôi trên sàn và tập
ăn khi được 7 ngày tuổi. Kết quả điều tra tình hình bệnh phân trắng lợn con từ năm 2007 đến 2009 được trình bày qua bảng 4.4.
Bảng 4.4: Kết quả điều tra tình hình bệnh lợn con phân trắng qua các năm 2007, 2008, 2009 và 4 tháng đầu năm 2010 Năm Số lợn con để nuôi (con) Số lợn con mắc bệnh Số lợn con chết Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) 2007 9262 1277 13,8 142 1,5 2008 5829 757 13,9 84 1,4 2009 4749 651 13,7 62 1,3 1/1 - 15/4/2010 1337 197 14,7 20 1,4
(Nguồn: Phòng Thú y thuộc Trung tâm)
Trong tất cả các bệnh vẫn thường xảy ra ở Trung tâm thì bệnh phân trắng lợn con vẫn là bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Tỷ lệ mắc bệnh năm 2007 là 13,8%, năm 2008 là 13,9%, năm 2009 bệnh có giảm nhưng không đáng kể với tỷ lệ là 13,7%, trong 4 tháng đầu năm 2010 (từ 1/1 đến 15/4) là 14,7%. Số lợn con bị chết/số lợn con theo dõi tương ứng qua các năm 2007, 2008, 2009 và 4 tháng đầu năm 2010 là 142/9262, 84/5829, 62/4749, 20/1337 tương ứng với tỷ lệ chết là 1,5%; 1,4%; 1,3% và 1,4%. Qua đây ta thấy được tỷ lệ khỏi bệnh khá cao 88,5% đến 88,7%.
Qua việc điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo mẹ qua các năm 2007 – 2009, chúng tôi thấy tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết có giảm nhưng không nhiều. Trong 4 tháng đầu năm 2010 tỷ lệ lợn con mắc bệnh là 14,7%, tỷ lệ này khá cao. Nhưng với số liệu này chưa thể phản ánh được tình hình bệnh phân trắng lợn con của cả năm 2010. Bốn tháng đầu năm tỷ lệ mắc cao, theo chúng tôi nguyên nhân là do thời tiết khí hậu thay đổi thường xuyên, lạnh, ẩm ướt; lợn con sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh. Mặc dù tỷ lệ mắc có tăng nhưng tỷ lệ lợn con chết là 1,4%; không tăng nhiều.
Tuy nhiên, khi so sánh kết quả của Trung tâm với các kết quả điều tra ở một số tỉnh miền Bắc trong những năm gần đây thấy tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn nhiều.
Theo Nguyễn Quang Tuyên và Trần Đức Tâm (2007) khi điều tra và phân lập vi khuẩn E.coli ở lợn con theo mẹ tại tỉnh Vĩnh Phúc cho biết lợn con theo mẹ mắc hội chứng tiêu chảy với tỷ lệ 29,28% và tỷ lệ lợn con chết do tiêu chảy là 5,12%. Nhất là vào các tháng có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao thì tỷ lệ mắc bệnh lên tới 37,96% đến 41,92%. Cũng theo kết quả điều tra về tình hình tiêu chảy của lợn con theo mẹ ở một số trại lợn ở miền Bắc của Đoàn Thị Kim Dung (2003) cho thấy: tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy của trại thành phố Hà Nội là 23,45%; AK – Hà Tây là 30,49%; Thái Nguyên là 33,08%; TT1 - Hải Phòng là 24,37%; TT2 - Hải Phòng là 29,28%.
Kết quả điều tra năm 2009 của Trung tâm với tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy là 13,7% và tỷ lệ chết là 1,3% thấp hơn nhiều so với các kết quả điều tra trên. Để đạt được điều này Trung tâm đã đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cao và công tác vệ sinh phòng bệnh tốt. Mặt khác trong những năm qua Trung tâm đã tiến hành tiêm vacxin Litter Guard LT – C cho lợn nái chửa có tác dụng phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con thông qua sữa của lợn mẹ đã được tiêm phòng. Phòng bệnh bằng vacxin đã có tác dụng làm tăng sức đề kháng của cơ thể lợn con, do đó lợn con xuất hiện hội chứng tiêu chảy muộn hơn so với lợn không được tiêm phòng vacxin. Bên cạnh đó, do các công nhân được trả công theo sản phẩm, năng suất chăn nuôi quyết định trực tiếp tới đời sống người công nhân, nên việc chăm sóc nuôi dưỡng lợn được người chăn nuôi thực hiện tốt. Vì vậy mà tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ lợn con chết do bệnh phân trắng là rất thấp. Tỷ lệ lợn con chết không gây thiệt hại nhiều song điều đáng lo ngại là hậu quả sau khi điều trị, nếu điều trị dài ngày thì tỷ lệ còi cọc tương đối cao, làm tăng chi phí chăn nuôi.