Tình hình chăn nuôi của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương (Trang 27 - 29)

Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy phương thuộc Viện Chăn Nuôi nằm trên địa phận xã Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội. Hiện nay Trung tâm có một đội ngũ cán bộ cán công nhân kỹ thuật chuyên môn đông đảo và thạo nghề, luôn đáp ứng được yêu cầu về sản xuất đặt ra. Đồng thời Trung tâm được trạng bị một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, với một quy mô con giống phong phú, gồm nhiều con giống cao sản được nhập về từ nhiều nước khác nhau trên thế giới.

Trung tâm có 2 nhiệm vụ chính:

- Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi lợn.

- Nuôi giữ giống gốc Quốc gia và từ đó lai tạo ra những con giống tốt chuyển giao vào sản xuất.

Hiện nay Trung tâm được giao nuôi giữ giống gốc của hơn 300 lợn nái sinh sản và 21 lợn đực để kiểm tra năng suất. Sau khi kết thúc 2 dự án: Dự án giống 2000 – 2005 và Dự án sản xuất thử 2004 - 2005, quy mô đàn lợn của Trung tâm đã tăng lên nhưng những năm gần đây do diện tích trại giảm nên số nái sinh sản cũng bị giảm đi, năm 2007 là 427 con đến năm 2009 là 305 con.

Với dự án giống 2000 – 2005: Trung tâm đã nuôi giữ 434 nái sinh sản cụ kỵ (GGP) nguồn gốc Anh, Mỹ và 100 lợn ông bà (GP) nguồn gốc Anh. Đàn lợn của dự án đã được duy trì và phát triển rất tốt, đem lại kết quả cao và thiết thực cho người chăn nuôi.

Bộ và Miền Trung (2004 – 2005). Đến nay dự án đã hoàn thành và đàn lợn đang phát triển tốt, hiện nay có trên 1500 con lợn thương phẩm ba máu ngoại

(Yorkshire, Landrace và Duroc) chất lượng tốt cung cấp cho thị trường.

Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương là một cơ sở nuôi giữ giống gốc và kiểm tra năng suất lợn đực giống. Trung tâm nuôi giữ các giống lợn như: Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain. Các đàn lợn giống phát triển tốt. Năm 2005 nghiệm thu kết quả cho thấy số con sơ sinh trung bình đạt 9,4 – 10,9 con/ổ, cai sữa 21 ngày tuổi đạt kết quả 8,75 – 10,15 con/ổ, cai sữa đạt trên 6,0 kg/con. Kiểm tra năng suất tăng trọng đạt trên 700 g/ngày kiểm tra, tiêu tốn thức ăn dưới 2,7 kg thức ăn/kg tăng trọng và độ dày mỡ lưng tại P2 đạt trung bình 11,5 mm (Báo cáo tổng kết của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương năm 2005).

Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm hiện đại. Hiện nay, tất cả các dãy chuồng lợn đều được xây theo đúng tiêu chuẩn của một chuồng lợn tiên tiến. Trung tâm có tất cả 3 khu chuồng: A, B và C. Mỗi khu có các dãy chuồng được sắp xếp hợp lý theo quy trình chăn nuôi của Trung tâm. Chuồng lợn nái chờ phối giống, chuồng lợn đực giống, chuồng lợn con sau cai sữa, chuồng lợn choai, chuồng hậu bị và chuồng lợn thịt. Trong mỗi dãy chuồng đều có hệ thống làm mát vào mùa hè và hệ thống sưởi ấm vào mùa đông. Đặc biệt chuồng lợn nái nuôi con có hệ thống sưởi cho lợn con và làm mát cho lợn mẹ được điều khiển tự động.

Do đặc điểm của Trung tâm chủ yếu là nuôi giữ giống gốc và từ đó lai tạo ra các con giống tốt, đáp ứng nhu cầu lợn giống của ngành chăn nuôi lợn. Cơ cấu đàn lợn từ năm 2007 – 2009 của Trung tâm được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1: Cơ cấu đàn lợn của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương từ năm 2007 – 2009 Năm theo dõi Tổng số nái (con) Tổng số lợn đực (con) Tổng số lợn để nuôi (con) Tổng (con) 2007 427 29 9262 9718 2008 358 22 5823 6203 2009 305 21 4749 5075

(Nguồn: Phòng giống thuộc Trung tâm) Qua bảng 4.1 cho thấy từ năm 2007 đến 2009 số đầu lợn của Trung tâm có xu hướng giảm xuống. Năm 2007 là 9718 con, năm 2009 là 5075 con, như vậy đã giảm đi 47,8%. Tổng số lợn nái năm 2007, 2008, 2009 tương ứng là 427, 358, 305; số đầu nái giảm đồng thời với giảm số đực giống và số lợn con. Lợn con để nuôi của 3 năm: 2007, 2008, 2009 tương ứng là 9262, 5823, 4749; cũng giảm đi 48,7%. Lợn con sau 21 ngày tuổi được tách mẹ và chuyển sang chuồng nuôi lợn con cai sữa.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w