0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LỢN THUỴ PHƯƠNG (Trang 37 -42 )

Ở LỢN CON THEO MẸ QUA CÁC THÁNG TRONG NĂM 2009

phân trắng lợn con phát triển là yếu tố khí hậu. Chính vì vậy, qua các tháng trong năm thì tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con có khác nhau. Chúng tôi tiến hành điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng trong năm 2009. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5: Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng các tháng trong năm 2009 Tháng Số con để nuôi Số lợn con mắc bệnh Số lợn con chết Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) 1 312 34 10,9 5 1,6 2 382 79 20,7 9 2,4 3 630 114 18,1 13 2,1 4 701 161 23,0 15 2,1 5 279 50 17,9 3 1,1 6 367 47 12,8 3 0,8 7 276 32 11,6 2 0,7 8 524 66 12,6 4 0,8 9 395 23 5,8 3 0,8 10 337 18 5,3 2 0,6 11 234 11 4,7 1 0,4 12 312 16 5,1 2 0,6 Tổng 4749 651 13,7 62 1,3

(Nguồn: Phòng Thú y thuộc trung tâm) Qua bảng 4.5 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo mẹ có sự chênh lệch rõ rệt qua các tháng trong năm. Những tháng có tỷ lệ mắc bệnh cao là tháng 2, 3, 4, 5 với tỷ lệ tương ứng là 20,7%; 18,1%; 23%; 17,9%, trong đó tháng 4 có tỷ lệ mắc cao nhất. Các tháng còn lại tỷ lệ mắc thấp hơn; tháng 9, 10, 11, 12 tỷ lệ mắc thấp nhất, trong khoảng 4,7% - 5,8%. Năm 2009 tỷ lệ lợn con chết do mắc bệnh phân trắng thấp, trung bình cả năm là 13,7%; tháng 2, 3, 4 là các tháng có tỷ lệ chết cao tương ứng là 2,4%; 2,1%; 2,1%. Các tháng còn lại tỷ lệ chết thấp, thấp

nhất vào những tháng cuối năm, tháng 10; 11 và 12 chỉ có 0,4% đến 0,6%.

Theo Sử An Ninh (1995) nhận xét: Lạnh ẩm là yếu tố hàng đầu là nguyên nhân hàng đầu của hội chứng tiêu chảy của lợn con theo mẹ. Như vậy, nguyên nhân thường xuyên tác động đến hội chứng tiêu chảy của lợn con là các yếu tố thời tiết.

Các tháng 2, 3, 4, 5 có mưa phùn, gió bấc nên độ ẩm cao. Độ ẩm cao làm trở ngại đến quá trình điều hoà thân nhiệt của lợn con. Quá trình toả nhiệt lớn hơn quá trình sản nhiệt do đó cơ thể lợn con mất nhiều nhiệt dẫn đến giảm sức đề kháng, khả năng chống chịu với bệnh tật kém hơn. Hơn nữa thời tiết lạnh ẩm là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển nên môi trường tồn tại nhiều mầm bệnh dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao. Đây cũng là nguyên nhân làm tỷ lệ mắc tiêu chảy cao ở các tháng này so với các tháng khác trong năm, đặc biệt là tháng 4 chiếm tỷ lệ cao nhất 23% đến tháng 2 là 20,7%; tháng 3 và tháng 5 là 18,1% và 18%.

Các tháng 9, 10, 11, 12 theo kết quả điều tra thì đây là 4 tháng có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất trong năm. Khí hậu chuyển sang mùa thu và đầu mùa đông, nhiệt độ không quá cao cũng không quá thấp, thuận tiện cho việc vệ sinh chuồng trại khô ráo sạch sẽ, góp phần hạn chế sự phát triển của mầm bệnh. Thời tiết mát mẻ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đàn lợn con.

Những tháng còn lại là 6, 7, 8 tỷ lệ mắc bệnh cũng cao so với các tháng khác trong năm, từ 11,5% đến 12,8%. Nguyên nhân là do các tháng này thời tiết chuyển sang hè, nhiệt độ lên cao. Để làm mát, Trung tâm có sử dụng hệ thống phun nước trên mái chuồng, tuy giảm được nhiệt độ chuồng nuôi nhưng độ ẩm xung quanh lại lớn nên lợn con mệt mỏi, kém ăn, kém bú hơn. Mặt khác khi nhiệt độ cao, ẩm độ cao làm trở ngại đến quá trình toả nhiệt bằng bốc hơi nên trạng thái cân bằng nhiệt bị mất đi, năng lượng tích tụ trong cơ thể nên quá trình phân giải lipit, protein mạnh tạo ra một số sản phẩm trung gian độc hại với cơ thể, giảm tính thèm ăn, giảm khả năng tiêu hoá, gây rối loạn tiêu hoá và dễ gây bệnh phân trắng lợn con.

Việc điều chỉnh khí hậu chuồng nuôi tốt sẽ làm giảm các yếu tố bất lợi của môi trường tự nhiên đến cơ thể gia súc, hạn chế hoạt động của vi sinh vật trong môi trường, do đó làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Thực tế Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương đã thực hiện tốt các biện pháp như: khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con, chuồng trại luôn khô ráo sạch sẽ, thoáng mát tránh được gió lùa. Công tác vệ sinh và chăm sóc lợn con tốt, điều này được thể hiện qua tỷ lệ mắc bệnh trung bình của năm 2009 là không cao (13,7%) và tỷ lệ chết cũng thấp (1,3%).

Đồ thị 4.2 thể hiện tương quan giữa tỷ lệ mắc và chết của lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi.

23 4.7 2.4 0.4 0 5 10 15 20 25 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng T l ( % ) Tỷ lệ mắc Tỷ lệ chết

Đồ thị 4.2: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng và tỷ lệ chết do bệnh phân trắng quy các tháng trong năm 2009

Bảng 4.6: Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng 4 tháng đầu năm 2010

Tháng Số con để nuôi (con) Số lợn con mắc bệnh Số lợn con chết Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) 1 514 54 10,5 8 1,6

2 260 47 18,1 4 1,5

3 439 75 17,1 6 1,4

1/4 - 15/4 124 21 16,9 2 1,6

Tổng 1337 197 14,7 20 1,5

Qua bảng 4.6 cho thấy: Lợn con mắc bệnh phân trắng với tỷ lệ khá cao trong bốn tháng đầu năm 2010, trung bình là 14,7%. Tỷ lệ lợn mắc bệnh của tháng 1, tháng 2, tháng 3 và tháng 4 (từ ngày 1/4 – 15/4) tương ứng là 10,5%; 18,1%; 17,1%; 16,9%. Số lợn con bị chết/số lợn con theo dõi tương ứng là 8/514; 4/260; 6/439; 2/124 tương ứng với tỷ lệ chết là 1,6%; 1,5%; 1,4% và 1,6%. Qua các tháng thực tập tại Trung tâm tôi nhận thấy sự chăm sóc, nuôi dưỡng của công nhân tại Trung tâm cũng như sự quan tâm đến công tác tiêm phòng và chữa trị bệnh của cán bộ thú y là rất sát sao. Tuy nhiên các tháng 1, 2, 3, 4 thời tiết khí hậu không thuận lợi, có mưa phùn, gió bấc làm độ ẩm cao. Độ ẩm cao làm trở ngại đến quá trình điều hoà thân nhiệt của lợn con. Quá trình toả nhiệt lớn hơn quá trình sản nhiệt do đó cơ thể mất nhiều nhiệt, dẫn đến giảm sức đề kháng của lợn con, khả năng chống chịu với bệnh tật kém. Hơn nữa, thời tiết lạnh ẩm là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển nên môi trường tồn tại nhiều mầm bệnh dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LỢN THUỴ PHƯƠNG (Trang 37 -42 )

×