1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát tình hình nhiễm Ascaris suum trên lợn chăn nuôi gia đình tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk và biện pháp phòng, trị

42 889 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 411 KB

Nội dung

Khảo sát tình hình nhiễm Ascaris suum trên lợn chăn nuôi gia đình tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk và biện pháp phòng, trị

Trang 1

PHẦN IĐẶT VẤN ĐỀ

Trong các loài gia súc thường được nuôi ở nước ta như: trâu, bò, dê, lợn…thìlợn là loài gia súc cho thu hoạch nhanh nhất và đem lại giá trị kinh tế cao Lợn làloài gia súc phàm ăn, dễ thuần tính Do vậy nó rất thuận lợi cho quá trình chăm sóc,nuôi dưỡng Người nuôi lợn có thể tận dụng thức ăn thừa của người và các phụphẩm nông – công nghiệp cho lợn ăn, giảm bớt chi phí

Krông Bông – một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk Nền nôngnghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đã có từ lâu nhưng chưa thật sự pháttriển Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển mạnh mẻ của ngànhtrồng trọt và ngành bảo quản chế biến nông sản trên địa bàn huyện ngành chăn nuôiđã có động lực để phát triển tương đối nhanh Chăn nuôi lợn đã trở thành nhu cầucải thiện đời sống không thể thiếu của người dân nơi đây Nhất là đối với các hộ giađình nghèo Ở đây đã có nhiều phương thức chăn nuôi khác nhau như: trang trại, hộgia đình,…Chiếm một số lượng đáng kể là chăn nuôi gia đình

Tuy nhiên hiệu quả chăn nuôi lợn chưa cao Có thể là do nhiều nguyên nhân.Song, một trong những nguyên nhân có thể kể đến là tình trạng nhiễm ký sinhtrùng Nguy hiểm và gây nhiều thiệt hại như: làm cho lợn chậm lớn, còi cọc, tiêutốn nhiều thức ăn, có thể tắc ruột, thủng ruột và chết… là do nhiễm giun đũa lợn

“Khảo sát tình hình nhiễm Ascaris suum trên lợn chăn nuôi gia đình tại

huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk và biện pháp phòng, trị.”

+ Với mục đích:

Đề ra biện pháp phòng, trị bệnh giun đũa lợn một cách tốt nhất.+ Mục tiêu:

Trang 2

- Khảo sát tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn theo các địa điểm, độ tuổi, giống lợn, tính biệt,phương thức chăn nuôi

- Áp dụng biện pháp phòng, trị bệnh tại huyện Krông Bông.

Trang 3

PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Krông Bông2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Krông Bông là một trong 14 huyện- thành phố của tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâmthành phố Buôn Ma Thuột 55 km Được thành lập từ tháng 11 năm 1981 với tổngdiện tích tự nhiên là 125.020 ha Huyện có 13 xã và 1 thị trấn với dân số bao gồmnhiều dân tộc khác nhau sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp Là một huyệnmiền núi nằm giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột với dãy núi Chư Yang Sin Đất đaiở đây phong phú, đa dạng thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt rất phù hợpvới cây lương thực- thực phẩm cho năng suất cao Rừng Krông Bông với nhiềuchủng loại động vật đặc trưng cho khu vực Tây Nguyên là nguồn lợi lâm sản khôngchỉ về mặt kinh tế mà có tác dụng rất lớn về sinh thái môi trường.

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Krông Bông nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, cách Thành phố BuônMa Thuột 55 km, là địa bàn rộng lớn dọc theo dãy núi Chư Yang Sin với tổng diệntích tự nhiên là 125.020 ha, bao gồm 1 thị trấn và 13 đơn vị hành chính xã: YangReh, Êa Trul, Hòa Sơn, Khuê Ngọc Điền, Hòa Lễ, Hòa Phong, Cư Pui, Cư Đrăm,Yang Mao, Hòa Tân, Hòa Thành, Cư Kty và Yang Kang.

Phía Bắc giáp 3 huyện nằm trên đường quốc lộ 26 (Krông Pắk, Ea Kar,M’Drăk).

Phía Tây giáp huyện Krông Ana, với quốc lộ 27 nối Đắk Lắk với Lâm Đồng.Phía Nam giáp huyện Lắk.

Phía Đông giáp vùng núi hiểm trở của hai tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng.2.1.1.2 Địa hình

Địa hình Krông Bông nằm trên cao nguyên Đắk Lắk (nơi giáp ranh với 3tỉnh, Đăk Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hòa) nên có kiểu địa hình phức tạp, toàn bộ địahình là lòng chảo, ở giữa có đồng bằng và vùng trũng được tạo thành bởi 3 hệ thốngsông chính là Krông Ana, Krông Bông, Krông Pắk Xung quanh được bao bọc bởicác dãy núi cao hiểm trở Nhất là dãy núi Đông Nam, đoạn cuối của dãy TrườngSơn cao trung bình 2000 m.

2.1.1.3 Thời tiết khí hậu

Trang 4

Do tính chất đặc thù về vị trí địa lý và địa hình, huyện Krông Bông nằm giữa vùngCao Nguyên Buôn Ma Thuột và dãy Chư Yang Sin nên khí hậu vừa chịu chi phốicủa khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính khí hậu Cao Nguyên dịu mát, có haimùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Do ảnh hưởng của khí hậu duyên hải miền Trungnên mùa mưa trong vùng thường đến sớm, mưa nhiều vào tháng 9- 11, chiếm 80-85% lượng mưa hàng năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưakhông đáng kể, có năm nắng hạn kéo dài thiếu nước phục vụ cho sản xuất nôngnghiệp.

2.1.1.4 Chế độ nhiệt

- Nhiệt độ bình quân hàng năm: 23,7oC

- Nhiệt độ cao nhất trung bình hàng năm: 32,8oC- Nhiệt độ thấp nhất trung bình hàng năm: 17,6oC- Tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất: tháng 4, 5.- Bình quân giờ nắng chiếu sáng/ năm: 2250- 27002.1.1.5 Chế độ ẩm

- Lượng mưa bình quân hàng năm: 1800- 2400 mm.- Lượng mưa cao nhất: 3000 mm

- Độ ẩm bình quân hàng năm: 80,2 mm- Độ bốc hơi mùa khô: 1,04- 2,98 mm/ ngày- Độ bốc hơi mùa mưa: 1,53- 3,31 mm/ ngày2.1.1.6 Chế độ gió

Mùa khô có gió mùa Đông Bắc thổi mạnh, vận tốc có thể đạt từ 15- 16 m/s,mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam Tốc độ gió từ 3,5- 4,5 m/s.

- Đất vàng trên đá Granit (Fa) chiếm tỉ lệ lớn nhất 34,16% với 42.710 ha,phân bố chủ yếu ở phía Đông Nam (giáp Lâm Đồng) và khu vực xã Ea Trul trên các

Trang 5

vùng có đồi núi thấp, chia cắt mạnh, tương đối nghèo chất dinh dưỡng và tầngmỏng, thành phần cơ giới thịt nặng sét, giữ ẩm kém, có đá lẫn, nhóm đất này thíchhợp cho các loại cây lương thực, thực phẩm và có thể phát triển một số cây ăn quả.

- Nhóm đất nâu đỏ, vàng trên đá Bazan (Fk, Fu) với tổng diện tích khoảng1.185 ha chiếm 0,95%, tập trung chủ yếu tại vùng phía Tây huyện giáp Krông Ana,phân bố trên địa hình lượn sóng, nhóm đất này rất giàu dinh dưỡng và các nguyên tốnhư: Sắt, nhôm, calci, magie, phospho, kali, natri , có tầng dày, cấu tượng viên hạt,độ xốp cao, thành phần cơ giới nặng, khả năng giữ nước và giữ màu tốt, thích hợpcho các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả nhiệt đới.

- Đất phù sa được bồi (Pb) diện tích khoảng 4.824 ha,chiếm 3,86% phân bốtập trung ở khu vực Hòa Phong, Cư Kty, Hòa Thành và Hòa Tân Đất có tầng dàylớn, khá phì nhiêu, hơi chua, thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, một số ngậpvào mùa mưa, phân bố ven sông suối, thích hợp cho cây lúa nước chuyên màu vàcây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất phù sa Glay (Pg) với diện tích 2.910 ha chiếm 2,33%, phân bố chủ yếuở Hòa Lễ, Hòa Phong, thuộc dạng đất pha cát, một số có lẫn đá 30%.

- Đất đỏ vàng trên phiến sét (Fs) với diện tích 30.920 ha, chiếm 24,73% phânbố chủ yếu ở khu vực phía Đông Bắc (Hòa Phong, Hòa Lễ, Hòa Tân) có thành phầncơ giới thịt trung bình tầng dày < 30 cm.

- Ngoài ra còn có các nhóm đất khác: Đất phù sa loang lỗ đỏ vàng (Pf) diệntích 1.611 ha, chiếm 1,29%; đất phù sa sông ngòi, suối (Py) diện tích 1480 ha(1,18%); đất xám trên phù sa cổ (X) 1.815 ha (1,45%), đất xám Glay (Xg) 1000 ha(0,80%), đất dốc tụ thung lũng (D) 280 ha (0,22%), đất nâu trên đá Bazan (Ru) 420ha (0,34%).

CƠ CẤU THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT NHƯ SAU:

Tỉ lệ (%)

Phân bốĐất mùn vàng

đỏ trên đá Granit

Điền và phía Đông Nam huyệnĐất đỏ vàng

Trang 6

trên phiến sétĐất nâu đỏ vàng trên đá

Đất phù sa được bồi

Hòa Thành, Hòa PhongĐất phù sa ngòi

Đất phù sa loang lỗ đỏ vàng

Đất phù sa Glay

Đất vàng trên phù sa cổ

Đất dốc tụ thung lũng

Đất nâu trên sản phẩm Bazan

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên:

- Thuận lợi: Khí hậu thổ nhưỡng đa dạng thích hợp với nhiều loại cây trồngkhác nhau Trong đó đặc biệt thích hợp cho sự phát triển cây lương thực, thựcphẩm, chăn nuôi và một số nơi rất thích hợp cho cây công nghiệp ngắn ngày cũngnhư dài ngày và cây ăn quả Với vùng đất phù sa được bồi đắp hàng năm, mật độsông suối dày đặc là lợi thế cho việc xây dựng các công trình thủy nông vừa và nhỏ,phục vụ cho sản xuất các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và chi phí thấp.

- Khó khăn: Một số vùng có địa hình phân cách, độ dốc nên dễ bị thoái hóado xói mòn, rửa trôi nên cần chú ý việc khoanh nuôi bảo vệ, trồng rừng bảo vệ đầunguồn (băng rừng, đai rừng ), ngược lại vùng phù sa ven sông thường bị ngập únggây lụt lội một số nơi ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Trang 7

Mùa mưa đến sớm và thường mưa nhiều vào thời gian thu hoạch nên cần chútrọng khâu sơ chế và chế biến sau thu hoạch để giảm hao hụt sản lượng và chấtlượng sản phẩm.

Địa bàn rộng, cơ sở hạ tầng thuộc miền núi phát triển chưa cao và có nhữngnền tảng thúc đẩy kinh tế xã hội phải có sự ưu tiên và đầu tư về mọi mặt.

2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội2.1.2.1 Điều kiện kinh tế

- Về dân số: Toàn huyện có 13 xã: Yang Reh, Ea Trul, Hòa Sơn, Khuê Ngọc Điền,CưKty, Hòa Thành, Yang Kang, Hòa Tân, Hòa Lễ, Hòa Phong, Cư Pui, CưDrăm,Yang Mao và 1 thị trấn Krông Kmar, với dân số năm 2009 là 87.136 người, trongđó nữ là 42.783 người

+ Dân cư ở đây chủ yếu là người Kinh, bên cạnh đó còn có một số các dân tộc thiểusố khác như: Ê đê, Tày, H’Mông,… Người Kinh chủ yếu có nguồn gốc từ QuảngNam, Đà Nẵng; chính nguồn gốc dân cư của người Kinh đã tạo ra tại đây một môitrường văn hóa-xã hội có nhiều nét tương đồng như quê hương gốc của họ.

+ Mật độ dân số trung bình toàn huyện là:- Về văn hóa giáo dục:

- Về y tế: bệnh viện huyện có quy mô 100 giường bệnh, tương đối hiện đại, nhiềunăm đạt danh hiệu bệnh viện xuất sắc toàn quốc.

- Về giao thông vận tải: Huyện có vị trí thuận lợi về giao thông vận tải, có tỉnh lộ 12nối liền với quốc lộ 26 và 27, do vậy giá trị hàng hóa có tăng hàng năm KrôngBông đã có cơ sở hạ tầng tương đối tốt: 100% số xã đã có điện lưới quốc gia vàđường nhựa đến trung tâm xã; từ Krông Bông có thể đến 2 thành phố lớn mỗi ngàythông qua các chuyến xe khách chất lượng tốt (Đà Nẵng 2 chuyến/ngày và TP.HCM3 chuyến/ngày) nên giao thông đi lại rất thuận lợi; hầu hết trường học đều khangtrang.

- Krông Bông chủ yếu phát triển kinh tế bằng nông-lâm nghiệp; hiện nay đang cóxu hướng chuyển dịch mạnh mẽ sang công nghiệp-du lịch-dịch vụ nhờ phát triểnthủy điện và có nhiều điểm du lịch nổi tiếng - nhất là thác Krông Kmar

2.1.2.2 Điều kiện xã hội

2.2 Tình hình nghiên cứu bệnh giun đũa lợn trong và ngoài nước

Trang 8

2.2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh giun đũa lợn ngoài nước

Skrjabin (1925)[2], đã mô tả tỉ mỉ về đặc điểm của 42 loài giun sán heo trênthế giới và đã chỉ ra những loại gây tác hại nhiều cần tập trung phòng ngừa.

Drozaca (1930)[2], cho biết có 57 giun sán ký sinh ở heo trên thế giới.Zarexynki (1959)[2], cho biết có 79 loài giun sán ký sinh ở heo.

Erchov (1963)[2], cho biết có 58 loài giun sán ký sinh ở heo, trong đó có 11loài tác giả cho là những giun sán lạc chủ.

Oslov (1958)[2], cho biết có 73 loài giun sán ký sinh trên heo, quá trình gâybệnh của chúng và phương pháp phòng trị.

Mosgvoi (1967)[2], cho biết có 139 loài giun sán ký sinh ở heo nhà và heorừng trên thế giới, trong đó lớp Trematoda có 29 loài, lớp Cestoda có 16 loài, lớpNematoda có 93 loài và lớp Acanthocephala có 1 loài.

2.2.2 Tình hình nghiên cứu bệnh giun đũa lợn trong nước

Houdemer (1925)[2], đã nghiên cứu trên heo ở Bắc Bộ và cho biết heo nhiễmAscarissuum với tỷ lệ 48,35%.

Lương Văn Huấn mổ khám toàn diện theo độ tuổi 891 heo tại 12 tỉnh thànhphố cho biết tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn là 55%.[2]

Trần Thị Thanh Thuý qua mổ khám không theo tuổi 204 heo tại thị xã Cao

Lãnh - Đồng Tháp cho biết tỷ lệ nhiễm Ascaris suum là 53,39%.[2]

Trịnh Văn Thịnh Và Dương Công Thuận (1959 - 1960)[2], đã xét nghiệm

phân trên 2.200 heo cho biết tỷ lệ nhiễm Ascaris suum là 56%.

Kết quả của việc điều tra về thành phần loài giun sán ở heo từ năm 1963-1975[2] (viện Pasteur Sài Gòn), công việc chủ yếu là thu thập giun sán trên heo giết mổtại lò mổ Chánh Hưng và từ khắp nơi Miền Nam gửi tới trong đó tỷ lệ nhiễm giunđũa lợn là 70%.

2.3 Tình hình chăn nuôi lợn và công tác thú y tại huyện Krông Bông2.3.1 Tình hình chăn nuôi lợn

Năm 2007, tổng đàn lợn trên địa bàn huyện khoảng: 22.064 con ( do ảnhhưởng của dịch Lở mồm long móng và giá lợn xuống thấp)

Năm 2008, tổng đàn lợn: 35.570 con

Trang 9

Năm 2009, tổng đàn lợn 35.380 con Trong đó, lợn thịt: 29.507 con, lợn

nái: 5732 con, lợn đực giống: 141 con (Nguồn: Niên giám thống kê Krông Bông,

01/10/2010)

Các giống lợn được nuôi chủ yếu ở đây bao gồm: Lợn ngoại: chủ yếu là lợnđực giống (Duroc, Landrace), lợn nội (lợn Móng Cái, lợn Ỉ) và lợn lai từ các giốnglợn ngoại và lợn nội trên.

Lợn được nuôi phổ biến ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tại 3 địađiểm nghiên cứu thì lợn nuôi nhiều nhất là ở xã Hòa Sơn, sau đó là Thị trấn KrôngKmar, ít hơn cả là xã Ea Trul.

Nhìn chung, tổng đàn lợn trên địa bàn huyện ngày một tăng lên Tuy nhiên,số hộ gia đình chăn nuôi lợn có xu hướng giảm dần, lợn nuôi phân bố không đồngđều, có nơi tập trung nuôi nhiều thì có nơi hầu như không nuôi Nguyên nhân chínhlà do trong thời gian gần đây giá lợn thấp, giá thức ăn gia súc tăng dẫn đến chănnuôi không đem lại lợi nhuận.

Qua thực tế cho thấy chăn nuôi tại huyện có hai phương thức chính là: nuôitập trung và nuôi nhỏ lẻ Nuôi tập trung chủ yếu là ở Thị trấn Krông Kmar, quy môvừa và nhỏ, chuồng trại được xây dựng kiên cố (nuôi sàn, lồng, chuồng hai dãy),thoáng mát, sạch sẽ, lợn được vệ sinh tắm rửa hàng ngày Công tác tiêm phòng bệnhcho lợn cũng được chú trọng hơn nhiều so với chăn nuôi nhỏ lẻ Chăn nuôi tậptrung tương đối đảm bảo vệ sinh thú y Vì vậy lợn rất ít bị bệnh Đối với chăn nuôinhỏ lẻ, chuồng trại được làm bằng tường gạch, nền xi măng, mái tôn hoặc ngói, cónơi thì tường ván, nền ván, mái tranh Tuy vậy nhưng ý thức về vệ sinh chuồng trại,phòng bệnh cho lợn tương đối tốt.

Phân lợn nuôi ở đây được xử lý hầm biogas, có nơi ủ phân bón cho câytrồng, có nơi dùng phân tươi bón cho rau màu, rau xanh.

Thức ăn cho lợn ngoài nguồn thức ăn chính là thức ăn công nghiệp như: CámCargill, cám Greenfeed, cám Anco, … Bà con nơi đây còn tận dụng nguồn phụphẩm nông nghiệp như: cám gạo, sắn, khoai lang, rau xanh, bèo, thân cây chuối…làm thức ăn cho lợn.

Bên cạnh được tiêm phòng vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm, lợn cũngđược người dân nơi đây chú trọng phòng, trừ giun sán Một số thuốc tẩy giun mà

Trang 10

người dân thường dùng là: vimectin, levavet (Vemedim), Bio-bivermectin Pharmachemi),

(Bio-Một số bệnh lợn hay mắc phải: bệnh suyễn lợn, tụ huyết trùng, phó thươnghàn, E.coli phù đầu,…bệnh giun đũa, ghẻ,…

2.3.2 Công tác thú y

+ Tổ chức nhân sự: Số cán bộ kỹ thuật trạm được biên chế: 04 người, trongđó có 01 hợp đồng Số cán bộ cơ sở ở 14 xã, thị trấn: 33 người, trong đó số cán bộthú y xã, thị trấn được ký kết hợp đồng chính thức là 14 người.

+ Phòng và chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

1 Tình hình dịch bệnh: Từ đầu năm đến hết tháng 7/2009 dịch bệnh khôngxảy ra với đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện, có một số bệnh xảy ra lẻ tẻ nhưE.Coli, ỉa chảy heo con, toi gia cầm… ngày 19/8/2009 bệnh Lở mồm long móngxảy ra ở xã Cư Đrăm, sau đó lây lan ra các xã như Cư Pui, Hòa Phong, Hòa Lễ vớitổng số gia súc mắc bệnh là 242 con, trong đó có 02 con trâu, 240 con bò Đến ngày13 tháng 11 năm 2009 dịch bệnh đã được khống chế và được Trung tâm Thú y vùngV và Chi cục Thú y tỉnh về kiểm tra và chuẩn bị công bố hết dịch.

2 Các biện pháp phòng chống dịch, nhận định tình hình

- Biện pháp phòng chống dịch: Năm 2008 và 7 tháng đầu năm 2009 dịchbệnh không xảy ra, Trạm và mạng lưới Thú y không lơ là trong công tác phòng,chống dịch bệnh, mà luôn chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh như triểnkhai tiêm phòng các loại vắc xin theo định kỳ, tổ chức phun thuốc sát trùng tiêu độcở 14 xã, thị trấn, thường xuyên cùng các Ban Thú y cơ sở kiểm tra tình hình chănnuôi và dịch bệnh đến từng đơn vị thôn, buôn Khi dịch bệnh xảy ra Trạm Thú y vàban Thú y xã Cư Drăm đã triển khai ngay biện pháp chống dịch là gom toàn bộ 38con bò dự án về tại khu vực buôn Chàm B để nuôi nhốt điều trị bệnh, không chochăn thả tự do và phun thuốc sát trùng ngày 01 lần tại các thôn buôn có dịch bệnh,báo Chi cục Thú y tỉnh cung ứng vật tư chống dịch như thuốc bencocid, vắc xin.Đặc biệt các xã có dịch đã thành lập các chốt chặn ở lối ra vào thôn buôn không chomua bán, vận chuyển trâu bò ở thôn buôn có dịch UBND huyện có Quyết định số2083/QĐ-UB thành lập 03 chốt chặn tại các địa điểm như xã Yang Kang, YangRéh, Hòa Phong để không cho mua bán, vận chuyển trâu bò trong thời gian có dịch.Bên cạnh đó, các xã trong toàn huyện đã chủ động tiêm phòng vắc xin LMLM cho

Trang 11

đàn trâu bò Vì vậy mà dịch bệnh không lây lan trên diện rộng và đã được khốngchế vào ngày 13 tháng 11 năm 2009.

Cuối tháng 10 và tháng 11 năm 2009 toàn huyện đã tổng tiêu độc chuồng trạichăn nuôi để có cơ sở cho công bố hết dịch trên địa bàn huyện.

Đối với một số bệnh thông thường trên đàn gia súc thì Ban Thú y các xã, thịtrấn đã luôn can thiệp kịp thời để giảm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi, giảmđược nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm ở gia súc trên địa bàn huyện.

- Nhận định tình hình dịch bệnh: Hiện nay đang là mùa khô, nên thức ănchăn nuôi đại gia súc khan hiếm, thời tiết thất thường, biên độ nhiệt giữa ngày vàđêm chênh lệch cao từ 12-150c, gió thường thổi mạnh làm ảnh hưởng không nhỏđến sức đề kháng của gia súc, gia cầm nên gia súc, gia cầm rất dễ mắc bệnh nhưCúm gia cầm, Tiêu chảy bê nghé, viêm phổi cấp ở bê nghé, tiêu chảy heo con, THT.Với tình hình dịch bệnh LMLM vừa xảy ra trên địa bàn 04 xã do vậy bệnh LMLMvẫn có nguy cơ xảy ra trên địa bàn huyện do quá trình mua bán, vận chuyển gia súc.

3 Công tác tiêm phòng

Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện:

-Vắc xin Dại chó: 2.500 liều.- Vắc xin THT trâu, bò: 17.700 liều

- Vắc xin THT heo: 1000 liều (tiêm cho gia súc các xã đồng bào dân tộc)-Vắc xin dịch tả heo: 1000 liều (tiêm cho gia súc các xã đồng bào dân tộc)- Vắc xin PTH heo: 1000 liều (tiêm cho gia súc các xã đồng bào dân tộc)- Vắc xin Lở mồm long móng trâu, bò: 41.275 liều

-Vắc xin LMLM heo: 1.500 liều (tiêm cho heo nái và heo đực giống)

Trang 12

Cụ thể từng vụ tiêm phòng như sau:

Tiêm được(con)

Tỷ lệ %so tổng

Tiêm được(con)

Tỷ lệ %so tổng

THTtrâu bò

Dịch tảheo

4 Công tác tiêu độc khử trùng:

Số hóa chất được cấp trong năm 2009 là : 900 lít

Trang 13

Số hoá chất trên đã được triển khai trong 03 đợt sát trùng tiêu độc trên toànhuyện và ở thôn buôn có dịch Bên cạnh đó còn cung cấp cho các chốt chặn để phuntiêu độc các xe qua lại.

Công tác vệ sinh sát trùng tiêu độc năm nay tương đối thuận lợi kinh phí chomột thôn buôn (gồm xăng nhớt, công phun, công Thú y được ngân sách chi trả chotừng thôn buôn là 180.000 đ) và một số đơn vị vẫn được nhận được sự quan tâm củaUBND xã hỗ trợ ít nhiều nữa, song bên cạnh đó có những đơn vị vì nhiều lý do màtriển khai chậm hơn nhiều so với kế hoạch triển khai Tiêm phòng vắc xin LMLMvụ 2/2009 kết thúc muộn hơn 1 tháng do nguồn vắc xin từ nhà sản xuất cung cấptrễ

+ Kiểm tra, kiểm soát giết mổ gia súc (KSGMGS)

Công tác kiểm soát giết mổ gia súc là một công tác chuyên môn đòi hỏi mỗicán bộ Thú y làm công tác KSGMGS phải thật kiên trì, chịu khó và nắm vữngchuyên môn như nắm rõ về bệnh tích của từng bệnh trên gia súc, biết được bệnhnguy hiểm cần tiêu hủy … để từ đó phân biệt và xử lý đúng từng trường hợp cần xửlý Bên cạnh đó, Trạm Thú y cũng thường xuyên đi kiểm tra đến tận các chợ, các lògiết mổ, điểm giết mổ gia súc để nhắc nhở các chủ kinh doanh giết mổ gia súc thựchiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Song một số lò, điểm giết mổ gia súc còncó chủ kinh doanh giết mổ gia súc chống đối cán bộ Thú y làm công tác kiểm trakiểm soát giết mổ gia súc như không nộp đúng, đủ tiền lệ phí, coi thường cán bộlàm công tác KSGMGS, giết mổ gia súc không tuân thủ theo qui định giờ giấc trongnội quy lò giết mổ gia súc tập trung gây khó khăn không nhỏ cho cán bộ làm côngtác KSGMGS.

Trong năm toàn huyện có 05 lò giết mổ gia súc tập trung, 07 điểm giết mổgia súc tại nhà và đã kiểm tra, kiểm soát được số lượng sau:

động vật

Kiểm soátđược

Trường hợp

Trang 14

cũng là nguồn lây lan dịch bệnh vào địa phương, hơn thế khi các chủ kinh doanhmua bán gia súc trên địa bàn huyện ở từng đơn vị xã, thị trấn chưa được quản lýchặt chẽ nên tình trạng mua bán vận chuyển gia súc mua vào bán ra trên địa bànhuyện còn nhiều bất cập Song năm qua trạm cũng đã làm KDĐV xuất tỉnh được sốgia súc, gia cầm như sau:

- Trạm cùng với Ban Thú y các xã đã mở được 6 lớp tập huấn cho nông dânở các xã Yang Mao, Cư Đrăm, Hòa Phong, Cư Kty, Hòa Sơn, Ea Trul Đồng thời,Trạm cùng phối hợp với Trạm Khuyến nông mở thêm 03 lớp tập huấn cho nông dânở các xã Cư Đrăm, Hòa Tân, Hòa Phong về các biện pháp phòng chống dịch bệnhở gia súc, gia cầm, mỗi lớp có khoảng 40 – 50 người tham dự.

- Trạm cùng ban Thú y các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra tình hình dịchbệnh trên địa bàn huyện để phát hiện, xử lý dịch bệnh và báo cáo cho UBND huyện,Chi cục Thú y để chỉ đạo kịp thời chống dịch bệnh.

(Nguồn: Trạm thú y huyện)

2.4 Cơ sở lý luận của đề tài

2.4.1 Đặc điểm hình thái, cấu tạo của giun đũa lợn

Giun đũa lợn ký sinh ở ruột non lợn, màu trắng sữa, hình ống, hai đầu hơinhọn Đầu giun có ba môi bao bọc quanh miệng, một môi ở phía lưng và hai môi ởphía bụng Trên rìa môi có một hàng răng cưa, cấu tạo hai môi này khác nhau giữa

Trang 15

hai loài giun đũa, hàng răng cưa ở môi giun đũa người không rõ ràng bằng răng cưacủa giun đũa lợn.

Giun đực dài 12- 25 cm, đường kính 3 mm Giun cái dài 30- 35 cm, đườngkính 5- 6 mm Phân biệt giun đực và giun cái: giun đực nhỏ, đuôi cong về mặt bụng,đuôi giun cái thì thẳng Giun đực có hai gai giao hợp dài bằng nhau, khoảng 1,2- 2mm, không có túi giao hợp.

Trứng hình bầu dục hơi ngắn, kích thước 0,056- 0,087 x 0,046- 0,067 mm,vỏ rất dày có bốn lớp vỏ, lớp ngoài cùng là màng protit, nhấp nhô làn sóng, do tácdụng dịch mật nên màng có màu vàng cánh dán.

2.4.2 Chu kỳ phát triển của giun đũa lợn

Không cần ký chủ trung gian, lợn trực tiếp nuốt phải trứng giun đũa gâybệnh, rồi phát triển thành giun trưởng thành Giun cái đẻ trung bình một con là27.000.000 trứng, mỗi ngày đẻ 200.000 trứng (Cram, 1925) Trứng theo phân lợn rangoài gặp độ ẩm thích hợp và nhiệt độ khoảng 24oC, sau hai tuần thành phôi thai,qua một tuần nữa phôi thai lột xác thành trứng có sức gây bệnh Trứng này lợn nuốtphải, vào ruột non thành giun trưởng thành Theo một số tác giả, nếu tiêm nhữngtrứng này vào xoang bụng hoặc tiêm dưới da bụng đều nở thành ấu trùng, ngoài racó thể nuôi cấy ở môi trường glucose và đạm vẫn có thể nở ra ấu trùng Như vậy,dịch dạ dày không phải là một yếu tố cho trứng nở thành ấu trùng.

Ấu trùng nở ở ruột, chui vào mạch máu niêm mạc, theo máu về gan Một sốít chui vào ống lâm ba màng treo ruột rồi vào gan Sau khi nhiễm 4- 5 ngày thì hầuhết ấu trùng di hành tới phổi, sớm nhất là 18 giờ, muộn nhất sau 12 ngày vẫn có ấutrùng vào phổi Khi tới phổi, ấu trùng lột xác thành ấu trùng III Ấu trùng này từmạch máu phổi chui vào phế bào, qua khí quản, và cùng với niêm dịch ấu trùng lênhầu, rồi xuống ruột non Khi trở lại ruột non, lột xác lần nữa thành giun trưởngthành Trong khi di hành, một số ấu trùng vào một vài khí quan khác như: lách,tuyến giáp trạng, não…v.v Hoàn thành vòng đời cần 54- 62 ngày.

Giun đũa sống nhờ vào chất dinh dưỡng của ký chủ, đồng thời tiết dịch tiêuhóa phân giải tổ chức ở niêm mạc ruột, lấy tổ chức đó nuôi sống bản thân Tuổi thọcủa giun đũa không quá 7- 10 tháng, hết tuổi thọ giun đũa theo phân ra ngoài.Nhưng gặp điều kiện không thuận lợi (con vật bị bệnh truyền nhiễm, sốt cao…) thì

Trang 16

tuổi thọ của giun đũa ngắn lại Số lượng giun có thể vài con tới trên một nghìn contrên cơ thể một con lợn

2.4.3 Đặc điểm dịch tễ học của bệnh giun đũa lợn

Giun đũa phân bố rộng khắp thế giới, nguyên nhân chính là vòng đời củagiun đũa lợn rất đơn giản, truyền trực tiếp và sức đề kháng của trứng rất cao.

Đặc điểm của trứng giun đũa lợn có 4 lớp vỏ: lớp trong cùng bảo vệ phôithai, giữ cho các chất hữu cơ không ảnh hưởng tới trứng, hai lớp giữa giữ cho chấtlỏng của trứng không bị bốc hơi, lớp ngoài cùng là lớp protit có màu vàng cánh dángiữ cho tia tử ngoại không xâm nhập được vào bên trong Trứng sống rất lâu 6- 12tháng trong đống phân, trong điều kiện tự nhiên sống 1- 2 năm Nhiệt độ thích hợpcho trứng phát triển khoảng 25oC Khi nhiệt độ xuống thấp (12oC) trứng phát triểnchậm

Trứng ở sâu 3 cm, nhiệt độ 26- 33oC, hàm lượng nước 9,5-19% thì 89%trứng phát triển Trứng ngừng phát triển khi nhiệt độ ở rất thấp: - 4,8oC đến –13,4oC, hàm lượng nước 6,3-17% Trứng có thể bị chết khi gặp một trong ba trườnghợp sau:

+ Đường truyền bệnh: Trứng giun đũa vào cơ thể chủ yếu qua miệng Lợnthích liếm, gặm dụng cụ, máng ăn, bãi chăn…nên trứng dễ theo vào đường tiêu hóa.

Trang 17

Khi bón phân lợn tươi cho ruộng trồng thức ăn, trứng giun sống được vài tháng ởthức ăn xanh Ruồi, chuột, cũng có thể phân tán trứng giun, gió cuốn được trứnggiun theo bụi từ chuồng này sang chuồng khác Lợn con nhiễm bệnh chủ yếu khi búsữa mẹ, nuốt phải trứng ở đầu vú Ngoài ra có tài liệu cho biết ấu trùng gây bệnh ởtrứng giun đũa người khi có nhiệt độ 34oC, thì nở ra ấu trùng và có thể chui qua dangười mà vào cơ thể.

+ Mối liên quan giữa giun đũa người và giun đũa lợn: về mặt sinh học, nhấtlà gây nhiễm chéo, trong nhiều năm gần đây đã tranh luận là hai loại đó khác hay làcùng một loài.

Nói chung gây nhiễm nhân tạo thấy giun đũa người có thể xâm nhiễm vàolợn và giun đũa lợn có thể xâm nhiễm vào người Hiraishi (1928), Boer (1935), đãgây nhiễm giun đũa người cho lợn khi lợn ăn thức ăn thiếu vitamin A Soulsby(1961) cũng gây nhiễm được cho lợn mới đẻ không được bú sữa đầu đối với giunđũa người.

Takate (1951) lấy trứng giun đũa lợn gây nhiễm cho 19 người lớn, có 7người bị nhiễm Theo Mozgovoi (1953) nghiên cứu thấy ký chủ nhiễm giun đũangười thì ngoài người ra còn có tới 10 loại động vật khác như lợn, chó…cũng bịnhiễm Vì vậy tác giả thừa nhận giun đũa lợn và giun đũa người không cùng mộtloài Xét về mặt dịch tễ, ở một khu vực lợn nhiễm giun đũa lợn với tỉ lệ rất caonhưng người không nhiễm cao, hoặc người nhiễm với tỉ lệ rất cao nhưng lợn khôngnhiễm cao chứng tỏ chúng khác loài và không có liên quan trực tiếp.

2.4.4 Tỉ lệ và cường độ nhiễm của bệnh giun đũa lợn

Ở miền Bắc tỉ lệ nhiễm dao động 13-14% (Phạm Văn Khuê, Trịnh VănThịnh, 1982) Năm 1978, Phạm Văn Khuê, Phan Văn Lục điều tra 1055 lợn nuôi tại6 tỉnh Nam Bộ cho biết tỉ lệ nhiễm giun đũa là 31,04%, trong đó heo ba tỉnh miềnĐông nhiễm 40% cao hơn ở ba tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là 23% Năm 1995,Lương Văn Huấn mổ khám 891 lợn thuộc 4 lứa tuổi và khảo sát 5044 lợn lớn thuộc12 tỉnh thành ở phía Nam cho thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa là 53% Bình Trị Thiên là34%, Quảng Nam-Đà Nẵng là 61%, Bình Định 45%, Phú Yên, Khánh Hòa 75%,Đồng Nai 64%, Sông Bé 51%, Tây Ninh 45%, Thành phố Hồ Chí Minh 41%, TiềnGiang 73%, Kiên Giang 70% Phạm Văn Chức, Châu Bá Lộc và cộng sự (1986)

Trang 18

cho biết heo Hậu Giang nhiễm 28-50% Bùi Lập, Nguyễn Đăng Khải, Vũ Sỹ Nhàn(1979) cho biết heo miền Trung nhiễm 36-58%.

Trịnh Văn Thịnh, Phạm Văn Khuê, 1982 cho biết:Lợn dưới 3 tháng tuổi nhiễm 39,2%

Lợn 3-4 tháng tuổi nhiễm 48,0%Lợn 5-7 tháng tuổi nhiễm 58,3%Lợn trên 7 tháng tuổi nhiễm 24,9%

Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương, 1995 cho biết:Lợn dưới 3 tháng tuổi nhiễm 49,8%

Lợn 3-4 tháng tuổi nhiễm 67,1%Lợn 5-7 tháng tuổi nhiễm 62,6%Lợn trên 7 tháng tuổi nhiễm 40,6%

2.4.5 Cơ chế phát sinh bệnh của bệnh giun đũa lợn

Thời kỳ ấu trùng hay giun trưởng thành giun đũa lợn đều gây bệnh Khi ấutrùng ở ruột chui vào thành ruột gây tổn thương sẽ mở đường cho các vi khuẩn xâmnhập vào cơ thể Khi ấu trùng di chuyển qua phổi làm cho bệnh suyễn nặng hơn vàtỉ lệ phát sinh bệnh có thể tăng gấp 10 lần Theo Underdahl (1957), Phổi nặng gấp10 lần so với lợn chỉ bị suyễn lợn Khi ấu trùng theo máu về gan, dừng lại ở mạchmáu gây ra lấm tấm xuất huyết, đồng thời gây hủy hoại tế bào gan, ấu trùng từ mạchmáu phổi di chuyển tới phế bào nên mạch máu bị vỡ, ở phổi có nhiều điểm xuấthuyết Khi ấu trùng di hành qua phổi gây ra viêm, triệu chứng viêm còn phụ thuộcvào mức độ nhiễm, có thể kéo dài 5-14 ngày, cho khi làm cho con vật bị chết Thứcăn thiếu Vitamin A làm cho lợn con dễ bị viêm phổi do giun đũa gây ra Ấu trùng dihành độ 2-3 tuần, khi thành giun trưởng thành thì tác dụng gây viêm giảm dần Khigiun trưởng thành ở ruột non làm niêm mạc bị loét và đau bụng, khi nhiều gây tắcruột, thủng ruột Có khi vào ống mật gây hoàng đản Giun đũa còn tiết độc tố gâynhiễm độc thần kinh trung ương và mạch máu, triệu chứng thần kinh như tê liệthoặc hưng phấn Ngoài ra trong quá trình trao đổi chất giun còn thải chất cặn bã gâyđộc làm lợn chậm lớn, còi cọc.

2.4.6 Tác hại của bệnh giun đũa lợn

Trang 19

Khi ấu trùng di hành qua phổi gây viêm phổi, xuất huyết Ấu trùng L2 và L3

gây những điểm hoại tử xuất huyết ở gan kích thước khoảng 1 cm và có nhiều sợiFibrin Ấu trùng cũng gây tổn thương và làm rách các mao mạch, phế nang làm chobệnh suyễn nặng hơn Đồng thời ấu trùng còn mang vi khuẩn E.coli vào trong máu.

Giun trưởng thành ký sinh ở ruột làm viêm cơ ruột, gây loét ruột Lấy cácchất dinh dưỡng của quá trình trao đổi chất gây còi cọc, chậm lớn, gây tắc ruột,thủng ruột Giun sử dụng nhiều Ca2+ làm cho lợn co giật, mềm xương, còi xương.Khi di hành qua ống mật gây vỡ ống mật.

2.4.7 Triệu chứng, bệnh tích của bệnh giun đũa lợn2.4.7.1 Triệu chứng

Triệu chứng ở lợn lớn không rõ, phần nhiều là mang giun đũa, trở thànhnguồn gieo rắc mầm bệnh Bệnh nặng ở lợn con từ 3 đến 6 tháng, lợn chậm lớn, gầycòm, ấu trùng ở phổi gây viêm phổi, thân nhiệt tăng cao, ăn uống giảm sút, hô hấpnhanh, thường xuyên có các triệu chứng viêm phổi, khi giun trưởng thành thì triệuchứng không rõ: chậm lớn, gầy, sút cân, rối loạn tiêu hóa; khi có nhiều giun làm tắcruột, thủng ruột, đau bụng, viêm xoang bụng, một số con bị quá mẫn thì có triệuchứng thần kinh, nổi mẫn, ho…v.v.

2.4.7.2 Bệnh tích

Lúc đầu phổi bị viêm, trên mặt phổi có đám huyết màu hồng thẫm Khi mổphổi thấy nhiều ấu trùng Khi nhiều giun trưởng thành ở ruột non làm ruột non viêmcata Khi ruột bị vỡ thì gây viêm phúc mạc và xuất huyết.

2.4.8 Chẩn đoán bệnh giun đũa lợn

+ Lợn dưới hai tháng tuổi: Lợn con theo mẹ nếu có giun, thì giun chưa đẻtrứng (54-62 ngày mới đẻ trứng) Bởi vậy nếu muốn chẩn đoán bệnh, có thể mổkhám rồi tìm ấu trùng ở phổi và gan.

+ Lợn trên hai tháng tuổi: Kiểm tra phân bằng phương pháp phù nổi để tìmtrứng Ngoài ra có thể mổ khám để tìm trứng ở ruột non.

+ Chẩn đoán bằng phản ứng biến thái nội bì: Có nhiều cách chế khángnguyên tiêm nôi bì, nhưng thường dùng cách chế của Ecsop: Rửa sạch giun đũa cònsống, nghiền nát hòa với hai phần nước cất, cứ 1ml dung dịch trên cho thêm 8g mentuyến tụy và 10ml clorofoc, điều chỉnh pH = 7,6-7,8 Để tủ ấm 7-12 ngày, giun tan

Trang 20

hết thì ly tâm, lấy nước ở trên cho vào lọ pha với cồn 90o, tỉ lệ 1:5 để cho khángnguyên lắng xuống, lấy kháng nguyên ở đáy cho vào lọ con để tủ ấm Sau khi khôbảo quản ở tủ lạnh trên 8 tháng vẫn không ảnh hưởng đến đặc tính kháng nguyên.Khi tiêm, pha loãng 1:200 Có thể tiêm nội bì vành ngoài tai hoặc nhỏ vào xoangkết mạc mắt.

Phương pháp chẩn đoán này rất tốt, không có phản ứng chéo với lợn nhiễmgiun tóc, giun kết hạt và giun đầu gai Sau khi lợn nhiễm giun đũa từ ngày thứ 8 đếnngày thứ 11 bắt đầu có phản ứng dương tính Phản ứng này duy trì được khoảng110-140 ngày Thời gian phản ứng biến thái xuất hiện phù hợp với thời gian khángthể tập trung trong máu sau khi nhiễm giun và không phụ thuộc vào giun trưởngthành ở ruột.

2.4.9 Biện pháp phòng, trị bệnh giun đũa lợn2.4.9.1 Phòng bệnh

- Dùng thuốc tẩy cho lợn giai đoạn sau tách mẹ và giai đoạn 3-4 tháng Nếucần thiết tẩy cho lợn 5-7 tháng tuổi Lợn lớn nhiễm ít nhưng là nguồn gieo rắc mầmbệnh, cần thiết thì tẩy cho lợn lớn.

- Diệt căn bệnh ngoài cơ thể lợn: Trứng giun đũa phán tán ra ngoài là nguyênnhân chính làm bệnh lan tràn, để diệt trứng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Phân lợn tập trung đem ủ nhiệt sinh vật để diệt trứng và chống ô nhiễm,hoặc ủ phân Biogas.

+ Máng ăn, máng uống phải sạch sẽ.+ Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.

+ Chú ý khi lợn nái trong thời kỳ tiết sữa có thể truyền cho con.

+ Phòng bằng vaccine: Thu thập trứng có chứa ấu trùng gây nhiễm, chiếuphóng xạ 700 R Số lượng trứng là 500-2000/ liều vaccine cho ăn Những lợn choăn vaccine tỉ lệ nhiễm giun đũa giảm 4,7 lần so với heo đối chứng Thời gian miễndịch khoảng 4 tháng.

+ Dùng Hygromycine 1,5 kg/ 1 tấn thức ăn phòng cho lợn.2.4.9.2 Trị bệnh

Khi lợn bị nhiễm giun đũa ta sử dụng một trong các loại thuốc sau để điềutrị:

Trang 21

- Tetramisole (Nilverm hoặc Ascaridin): liều dùng 20g thuốc tinh chất/ kgtrọng lượng (P), trộn vào thức ăn hoặc cho uống một lần.

- Levamisole (Vinacor, Decaris): ở dạng dung dịch 7,5% dạng chai 100 mlhoặc 240 ml hoặc 500 ml Khi dùng sử dụng 6-8 mg/ kg P, chích bắp cho lợn nhỏhơn 30 kg Lợn lớn hơn chích liều 5-6 mg/ kg P.

- Levomisole: nồng độ 6,5% dạng chai 100 ml Lợn nhỏ hơn 30 kg chích bắpliều 1 ml/ 6 kg P Lợn lớn chích liều 1 ml/ 9 kg P.

- Tetravermex: dạng bột 10%, liều dùng 20 mg/ kg P cho ăn hoặc uống.- Themisole: dạng 15% đóng chai 200 ml Chích bắp liều 1 ml/ 20 kg P,không quá 5 ml/ con.

- Nilverm: Do Australia sản xuất nồng độ 7,5% đóng chai 500 ml Chích liều1 ml/ 7-8 kg P.

- Nichlozamide-Tetramisole B: dạng viên 5 g, dùng 1 viên/ 75 kg P.

- Piperazine: đối với lợn chỉ dùng dạng Hexahydrate piperazine và các dạngmuối Adipinat, Phosphate, Sunfate cho ăn hoặc cho uống Lợn nhỏ hơn 50 kg dùngliều 0,3 g/ kg P Lợn lớn hơn 50 kg dùng liều 15 g/ con, dùng 2 lần/ ngày.

- Mebendazole (Mebenvet): dùng liều 20 mg/ kg P cho ăn hoặc uống Saukhi dùng lợn có thể bị tiêu chảy nhẹ.

- Dichlovos (DDVP): 0,2 g/ kg P cho ăn hoặc uống.- Benacine: liều 150 mg/ kg P cho ăn hoặc uống.- Phenothiazine: 0,5 g/ kg P cho ăn hoặc uống.

- Ivermectin: 0,1-0,3 mg/ kg P chích bắp hoặc chính dưới da - Doramectin: liều 0,1-0,3 mg/ kg P chích bắp hoặc chính dưới da

- Ngoài ra còn có thể sử dụng: Safersan, Morantel, Benzimidazole, Febantel,Panacur, Parbendazole, Rintal, …

- Hạt keo dậu: phơi khô, rang vàng, giã nhỏ Dùng 60-100 g/con Tùy độ tuổitrộn với cám cho lợn ăn Dùng liên tục 3 ngày.

- Vỏ xoan tươi 50 g và 20 g rễ cây sòi, sắc nước cho lợn uống 3 ngày liền - Hạt cau già: 5-20 g/con, sắc thuốc trộn thức ăn ngon cho lợn ăn.

2.4.10 Một số thông tin về loại thuốc tẩy giun sán Vimectin và Levavet hiện có bántại các đại lý thuốc thú y trên địa bàn huyện Krông Bông

2.4.10.1 Thông tin về thuốc Vimectin

Ngày đăng: 01/11/2012, 16:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w