MỤC LỤC
Tình hình nhiễm giun đũa lợn tại các địa điểm 3.2. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo độ tuổi 3.3. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo tính biệt. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo phương thức chăn nuôi 3.5. Tình hình nhiễm giun đũa lợn theo giống lợn. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh giun đũa lợn. Thí nghiệm sử dụng Vimectin và Bio-Levamisol 10% để điều trị 3.8. Phương pháp tiến hành. Địa điểm và thời gian khảo sát a) Địa điểm. + Thị trấn Krông Kmar (vùng trung tâm) + Xã Hòa Sơn (vùng cận trung tâm) + Xã EaTrul (vùng ven trung tâm) b) Thời gian. - Kính hiển vi quang học. - Dụng cụ thủy tinh: lọ, đũa thủy tinh, cốc, phiến kính, lam kính, đĩa petri, rây lọc. - Thuốc tẩy giun sán Vimectin và Bio-Levamisol 10%. Địa điểm xét nghiệm phân và tiến hành điều trị. - Phòng xét nghiệm bộ môn thú y chuyên ngành, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên. - Một số hộ nuôi lợn tại: Thị trấn Krông Kmar, xã Hòa Sơn, xã EaTrul. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp lấy mẫu. Lấy tại 3 điểm (điểm đầu, điểm giữa, điểm cuối) trên đống phân, mỗi mẫu lấy 10g phân, cột chặt và.
+ Tiến hành xét nghiệm phân lợn bằng phương pháp phù nổi với dung dịch muối NaCl bão hòa của Willis. - Nguyên lý của phương pháp: phương pháp này sử dụng muối NaCl bão hòa có tỷ trọng cao hơn trứng giun sán nhưng thấp hơn cặn phân, do đó trứng giun sẽ được đẩy lên trên bề mặt. Cho nước muối bão hòa vào cho đầy miệng lọ, đậy phiến kính lên miệng lọ để yên 10-15 phút, lấy nhanh phiến kính ra, đảo ngược, phủ lá kính lên và kiểm tra trên kính hiển vi với độ phóng đại 10X và 40X.
- Cách xem tiêu bản: Mỗi mẫu phân được quan sát trên 3 tiêu bản, nếu thấy có trứng giun đũa thì quy định là dương tính (+), còn những mẫu quan sát trên 3 tiêu bản nếu không thấy trứng giun đũa thì quy định là âm tính (-). + Tiến hành xét nghiệm phân trong 24 giờ (trong trường hợp chưa xét nghiệm kịp thì bảo quản bằng dung dịch Formalin 10%). c) Phương pháp mổ khám. Mổ khám không toàn diện: Lợn sau khi giết chỉ cắt lấy phần ruột, vuốt chất chứa ra, gạn rửa, thu nhặt giun.
- Để kiểm tra hiệu lực tẩy trừ của hai loại thuốc trên, tiến hành chọn một số lượng lợn thích hợp ở các lứa tuổi khác nhau đã tiến hành xét nghiệm phân và cho kết quả dương tính vào thí nghiệm thuốc. Chia thí nghiệm làm hai lô: một lô sử dụng thuốc Vimectin, lô còn lại sử dụng Levavet. - Trước khi cấp thuốc, cân trọng lượng từng con để xác định liều thuốc theo trọng lượng cơ thể.
- Sau khi cấp thuốc 1 giờ, kiểm tra các triệu chứng, phản ứng phụ sau khi sử dụng thuốc. Đối với các mẫu dương tính với giun đũa lợn sau khi kiểm tra, tiếp tục kiểm tra ở ngày thứ 5 và ngày thứ 7. - Cường độ nhiễm theo từng địa điểm, từng độ tuổi, theo tính biệt, theo phương thức chăn nuôi: Xác định số lượng giun đũa trong đường ruột cao nhất và thấp nhất theo từng địa điểm, từng độ tuổi, theo tính biệt, theo phương thức chăn nuôi.
Có thể nói đó là nổ lực khá nhiều của các nhà nghiên cứu, của người chăn nuôi, của cơ quan thú y trong việc phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm nói chung và phòng và trị bệnh giun đũa lợn nói riêng. Như đã nói ở trên đó là do sự tác động của điều kiện tự nhiờn, do điều kiện khớ hậu cú hai mựa rừ rệt: mựa mưa và mựa khụ, tớnh chất thổ nhưỡng tương đối thuận lợi cho sự khu trú và phát triển của ký sinh trùng mà đặc biệt là giun đũa lợn. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ thú y cơ sở ở đây cũng thường xuyên tiếp xúc với Trạm nhiều hơn nên học tập cũng như được phổ biến kiến thức nhiều hơn, là đội ngũ cán bộ thú y cơ sở đi đầu trong toàn huyện trong công tác phòng và điều trị bệnh gia súc, gia cầm.
Trong khi đó tại xã Hòa Sơn và xã Ea Trul là hai địa điểm tương đối xa Trạm, cán bộ thú y ít tiếp xúc nhiều với Trạm, nên đôi khi còn lơ là trong việc phòng và điều trị bệnh mà nhất là đối với bệnh ký sinh trùng, trong đó có bệnh giun đũa lợn. Nhìn vào bảng và biểu đồ ta thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn có xu hướng tăng theo lứa tuổi, tỉ lệ nhiễm tăng dần từ < 3 tháng tuổi đến >5 - 7 tháng tuổi và có xu hướng giảm dần ở độ tuổi > 7 tháng tuổi giống như kết quả nghiên cứu của các tác giả trên đây. Như vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi cả nước nói chung và ngành chăn nuôi huyện Krông Bông nói riêng có thể nói tỉ lệ nhiễm bệnh giun đũa lợn trong thời gian trở lại đây có xu hướng giảm so với trước đây khá nhiều.
Để lý giải vì sao lợn từ 3 đến 5 tháng tuổi tỉ lệ nhiễm cao, qua thực tế chúng tôi thấy rằng ở đây hình thức nuôi chủ yếu là hộ gia đình nhỏ lẻ, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y chưa được đảm bảo đã tác động lớn đến lợn ở độ tuổi này. Khi nuôi nhốt đông chế độ dinh dưỡng chắc chắn sẽ không đảm bảo con nào cũng giống con nào nên trong đàn sẽ có con thiếu chất, chậm lớn,… đây là những con hay gậm nhấm, liếm láp nền chuồng, tường chuồng, máng ăn,… nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, lợn trong giai đoạn này hay ăn và rất phàm ăn nên để cung cấp thêm thức ăn cho lợn bên cạnh nguồn thức ăn công nghiệp giàu chất dinh dưỡng người ta thường tận dụng nguồn thức ăn thừa trong sinh hoạt gia đình, phụ phẩm công – nông nghiệp như: rau lang, rau muống, rau xanh các loại…là chủ yếu và đây là những nguồn thức ăn có khả năng vấy nhiễm trứng giun đũa lợn khá cao.
Một lý do nữa cũng nên kể đến là ở độ tuổi này lợn được nuôi thịt nên nuôi thường nhiều ô chuồng, nếu có dụng cụ dùng chung thì cũng có thể có sự cảm nhiễm từ ô chuồng này sang ô chuồng khác thông qua các dụng cụ chứa đựng, cho ăn, cho uống…. Thêm một lý do nữa là thị trường thuốc thú y ngày một nhiều, sản phẩm thì đa dạng nên có thể lựa chọn những loại thuốc tẩy bằng cách trộn vào thức ăn cho ăn rất dễ làm nên đa phần trong chăn nuôi ở đây người dân đã chủ động tẩy giun sán cho lợn ở ngay giai đoạn sau khi cai sữa 15 – 20 ngày. Những loại lợn nhằm mục đích này thường được chăm sóc nuôi dưỡng tương đối kỹ, công tác phòng bệnh và vệ sinh thú y cũng được chú trọng nhiều nên một phần giảm tỉ lệ nhiễm so với lợn ở độ tuổi từ 3 đến 5 tháng tuổi.
Vì vậy, một trong những yếu tố cần được quan tâm về mặt dịch tễ học để phục vụ tốt việc phòng và điều trị bệnh giun đũa lợn là đánh giá đúng và chính xác tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn theo độ tuổi. Trong khi đó giống lợn ngoại thường ít chịu đựng được kham khổ và khả năng kháng bệnh kém, tương đối khó thích nghi trong điều kiện khí hậu Việt Nam và chúng thường được nuôi ở các trại hoặc hộ gia đình chăn nuôi tập trung với quy mô chăn nuôi hiện đại. Lợn giống ngoại hầu hết là lợn đực giống và lợn nái sinh sản, ở địa phương không có nguồn cung cấp con giống mà chúng đều được nhập ở những cơ sở sản xuất con giống từ nơi khác về nên kinh phí đầu tư ban đầu tương đối lớn.
Để có biện pháp điều trị bệnh giun đũa lợn một cách có hiệu quả, chúng tôi cũng đã tin tưởng và tiến hành chọn hai loại thuốc Vimectin và Levavet (sản phẩm của công ty Vemedim) đưa vào thí nghiệm. Sỡ dĩ tỉ lệ tẩy sạch bệnh cao như vậy là do thuốc Vimectin là dung dịch tiêm vô trùng, được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm nên thuốc hấp thu nhanh vào máu và sớm phát huy hiệu lực tẩy trừ.