MỤC LỤC
Theo Phạm Ngọc Thạch (2006), khi bị bệnh, đầu tiên dạ dày giảm tiết dịch vị, nồng độ HCl giảm, làm giảm khả năng diệt trùng và khả năng tiêu hóa protein. Khi độ kiềm trong đường tiêu hóa tăng cao tạo điều kiện cho các vi khuẩn trong đường ruột phát triển mạnh, làm thối rữa các chất chứa trong đường ruột và sản sinh nhiều chất độc. Những sản phẩm trên kích thích vào niêm mạc ruột làm tăng nhu động ruột, con vật sinh ra ỉa chảy.
Khi bệnh kéo dài, con vật bị mất nước (do ỉa chảy) gây nên rối loạn trao đổi chất trong cơ thể như nhiễm độc toan hoặc mất cân bằng các chất điện giải, làm cho bệnh trở nên trầm trọng, gia súc có thể chết.
Trong trường hợp mãn tính, da quanh vùng hậu môn có thể đỏ lên do tiếp xúc với phân kiềm tính, lợn ít bị mất nước và nếu điều trị tích cực thì có thể khỏi bệnh. Ngoài việc chẩn đoán dựa vào triệu chứng trên thì bệnh còn được xác định chủ yếu dựa vào trạng thái biến đổi của phân. - Giai đoạn tiếp theo phân táo bón chuyển sang dạng sền sệt, màu vàng, 2 đến 3 ngày sau phân chuyển sang thành màu trắng như vôi hoặc trắng xám.
Phân ngày một lỏng hơn, trong phân có lẫn những hạt sữa chưa tiêu hoá, lổn nhổn như vôi hoặc có nhiều bột. Có trường hợp mắc bệnh đến ngày thứ 3 phân đã loãng như nước, tháo tung toé. Lúc này lợn con mất nước nặng, nếu kiểm tra phân dưới kính hiển vi sẽ thấy trong phân có những hạt mỡ chưa tiêu hoá, các tế bào niêm mạc ruột hoặc có thể lẫn một ít hồng cầu.
- Giai đoạn bệnh chuyển sang lành, phân từ màu trắng xám chuyển thành xám đen.
Trong các trại chăn nuôi tập trung hiện nay đang phổ biến dùng vacxin Litter Guard, loại vacxin vô hoạt bằng phương pháp hoá học dùng cho lợn nái mang thai khoẻ mạnh để phòng tiêu chảy cho lợn con theo mẹ gây ra bởi độc tố β của vi khuẩn Cl.perfingens chủng C và các chủng E.coli sản sinh độc tố không chịu nhiệt LT, có kháng nguyên bám dính K99, K88, 987P, F41. Để phòng bệnh do Clostridium perfingens ở lợn con theo Bergeland (1992), có thể sử dụng giải độc tố yếm khí Cl.perfingens typ C để tiêm cho lợn mẹ 2 lần trong thời kỳ mang thai (lần tiêm thứ nhất vào giữa kỳ và nhắc lại lần 2 trước khi đẻ 2- 3 tuần). Nhiều nghiên cứu đã kết luận: cần điều trị sớm, kết hợp nhiều biện pháp tổng hợp nhằm khống chế, khắc phục rối loạn tiêu hoá và hấp thu, chống loạn khuẩn đường ruột, đồng thời phải kết hợp điều trị nguyên nhân với điều trị triệu chứng.
Để có hiệu quả điều trị cao, điều quan trọng nhất đố là phải xác định được vai trò của vi khuẩn gây bệnh và sự mẫn cảm của chúng đối với kháng sinh và hoá dược sẽ dùng trong điều trị. Nguyễn Ngọc Tuân và cộng sự (1999) sử dụng phương pháp bổ sung kháng sinh Colistin, Oxytetracylin với liều 50ppm và 100ppm vào thức ăn cho nái chửa 7 ngày trước khi đẻ và sau đẻ 14 ngày, đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con khi sinh ra. Do đó kết hợp với điều trị bằng thuốc cần phải kịp thời chống mất nước và chất điện giải cho lợn con, đồng thời nên trợ tim cho lợn con bằng Cafein 20%, bổ sung đường glucose, tăng cường các vitamin đặc biệt là các vitamin nhóm B.
Đỗ Trung Cứ và cộng sự (2000) sử dụng chế phẩm Biosubtyl để điều trị tiêu chảy cho lợn con trước và sau cai sữa cho tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy giảm, khả năng tăng trọng tốt. Tạ Thị Vịnh và cộng sự (2004) cho biết khi sử dụng chế phẩm VITOM 1 và VITOM 3 để phòng và trị tiêu chảy cho lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi cho kết quả tốt, ngoài tác dụng điều trị, chế phẩm còn góp phần kích thích tăng trọng lợn.
Enrovet 5% có hoạt chất chính là Enrofloxacin thuộc nhón Fluoroquinoloes là nhóm có tác dụng tốt với vi khuẩn gram dương, gram âm, Mycoplasma và các loại vi khuẩn khác. Enrovet ức chế quá trình sinh tổng hợp DNA của vi khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng trước khi chúng kịp kháng thuốc. Thuốc phòng trị các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng huyết do E.coli, các bệnh do Mycoplasma gây ra, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, bệnh tụ huyết trùng, bệnh phó thương hàn, các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục, bệnh nhiễm trùng kế phát do virus.
Parsulin là một loại thuốc đặc trị hồng lỵ, tiêu chảy, chướng bụng, phân vàng, hen suyễn, viêm phổi, viêm khớp, viêm bao khớp, leptospirosis ở lợn. Tạo môi trường tối ưu giúp cho sự sinh trưởng và hoạt động của vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Duy trì tỷ lệ thích hợp giữa Natri và Kali, thay thế lượng muối bị mất (đặc biệt khi bị tiêu chảy) và duy trì cân bằng hấp thu muối.
Chống stress cho lợn khi nhiệt độ cao, lúc chuyển chuồng, cai sữa, bị đuổi bắt, mật độ nuôi cao, dịch bệnh, chủng ngừa hoặc khi cắt mỏ, thay lông ở gia cầm. Thí nghiệm được tiến hành theo nguyên tắc các đàn lợn con đồng đều về tuổi và điều kiện chăn sóc nuôi dưỡng. Cỏc chỉ tiờu theo dừi bao gồm nhiệt độ, ăn uống, thể trạng con vật, tình trạng phân, thời gian khỏi bệnh của từng con và các bệnh khác.
Nguyên tắc điều trị: Dùng thuốc đúng liều, đúng liệu trình, dùng liên tục trong 3- 5 ngày. + Số con khỏi bệnh trong ngày, số ngày điều trị, số con chết, số con mắc lại sau một đợt điều trị. Đánh giá kết quả: Sau thời gian điều trị nếu lợn hết tiêu chảy, phân thành khuôn, ăn uống trở lại bình thường, các dấu hiệu mất nước không còn, thân nhiệt ổn định… được coi là khỏi bệnh.
Xác định nội dung này, chúng tôi tiến hành chọn những lô đồng đều về ngày đẻ, lứa đẻ, chế độ chăm súc nuụi dưỡng và theo dừi số con mắc bệnh qua. Những con lợn mắc bệnh được chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng, mổ khám gia súc chết và quan sát bệnh tích. Phương pháp xử lý số liệu: số liệu thu được từ kết quả nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm Excel.
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON VÀ BIỆN PHÁP PHềNG TRỊ BỆNH TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LỢN THUỴ PHƯƠNG.