1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thử nghiệm ảnh hưởng của thuốc diệt khuẩn lên khả năng nâng cao tỉ lệ sống trong việc ương cá tra (Pangasius hypophthalmus)

61 787 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Thử nghiệm ảnh hưởng của thuốc diệt khuẩn lên khả năng nâng cao tỉ lệ sống trong việc ương cá tra (Pangasius hypophthalmus)

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trang 2

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH2005

THỬ NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC DIỆT KHUẨNLÊN KHẢ NĂNG NÂNG CAO TỶ LỆ SỐNG TRONG VIỆC

ƯƠNG CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus)

Thực hiện bởi

Nguyễn Hữu Định

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thanh Hùng

Trang 3

Thành phố Hồ Chí Minh09/2005

Trang 4

TÓM TẮT

Để tìm hiểu sự tác động của một vài chế phẩm thuốc diệt khuẩn nguồn nước

trong ương nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus) 20 – 40 ngày tuổi Chúng tôi tiến

hành thử nghiệm với hai loại thuốc diệt khuẩn với hai mức độ khác nhau đó là:

Aqua-protect với nồng độ là 0,5 ppm và nồng độ 1 ppm được ký hiệu là NT0,5Avà NT1A.

Chế phẩm V với nồng độ là 0,5 ppm và nồng độ 1 ppm được ký hiệu là NT0,5Vvà NT1V.

NT0 là nghiệm thức đối chứng không xử lý thuốc Mỗi nghiệm thức được lập lạiba lần trong cùng điều kiện.

Sau 20 ngày thí nghiệm kết quả thu được như sau:

- Các chỉ tiêu về chất lượng nước đều ổn định và nằm trong khoảng cho phép,không gây sốc đối với cá

- Tăng trọng và tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức có xử lý và không xử lýthuốc là tương đương nhau (P > 0,05) Nhưng về mặt giá trị thì ở nghiệm thức có xử lýbằng Aqua-protect (1 ppm) cho kết quả tốt nhất

- Qua phân tích vi sinh cho thấy ở nghiệm thức có xử lý và nghiệm thức không

xử lý thuốc đều có sự hiện diện của Aeromonas spp và nấm mốc Tần số xuất hiện của

chúng ở các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa (P > 0,05) Tuy nhiên, vềmặt giá trị thì ở nghiệm thức xử lý chế phẩm V (nồng độ 0,5 ppm) cho kết quả diệt

Aeromonas spp là tốt nhất Trong khi, chỉ tiêu nấm mốc thì ở nghiệm thức có xử lý

Aqua-protect (nồng độ 1 ppm) lại cho kết quả tốt nhất.

Trang 5

To evaluate the effect of some kinds of water antiseptics on the survival rates

and growth in rearing period of 20 - 40 day old fingerlings of Tra catfish (Pangasius

hypophthalmus), we carried out the trial on two kinds of antiseptic at two

concentrations: Aqua-protect (0.5 ppm and 1 ppm) and V- antiseptic (0.5 ppm and 1ppm) The treatment without antiseptic was used as control After 20 days ofexperiment, we have the following results:

The physical and chemical characteristics of the water were in suitable range forthe growth of fish

There were no statistical differences among treatments in growth and survivalrate (P > 0.05)

The result of microorganism analysis in water showed that the treatment with

and without chemical existence of Aeromonas spp and fungi in all There were no

statistical difference among treatments in frequency (P > 0,05) Treatment usedV.antiseptics (0,5 ppm)and fungi target of Aqua-protect treatment (1 ppm) Were thebest.

These antiseptics canbe used as safety antiseptics for water treatment at thelevel 1 ppm.

Trang 6

CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

Quý thầy cô Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đãtận tình hướng dẫn và truyền đạt nhiều kiến thức quý báu trong các năm học vừa qua.

Xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến:

Thầy Lê Thanh Hùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt

luận văn tốt nghiệp này

Chân thành cảm ơn anh Tân, anh Minh và các anh ở Trại thực nghiệm Thủy SảnTrường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi trongquá trình tiến hành thí nghiệm

Đồng thời xin được gởi lời cảm ơn đến tất cả các bạn sinh viên trong và ngoàilớp, đã tận tình giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian học tập cũng như thời gian thựchiện đề tài này.

Do thời gian thực hiện đề tài ngắn và bước đầu làm quen với công tác nghiêncứu khoa học, mặc dù có nhiều tâm huyết với đề tài nhưng chúng tôi không thể tránhkhỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô vàcác bạn.

Trang 7

MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH viii

I GIỚI THIỆU

2.1 Đặc Điểm Sinh Học của Cá Tra 2

2.1.4 Điều kiện môi trường sống 2

2.3 Một Số Bệnh thường Gặp trên Cá Tra Giống 6

2.4 Tổng Quan về Thuốc Diệt Trùng 72.4.1 Khái niệm thuốc khử trùng 72.4.2 Sự khác nhau giữa thuốc khử trùng và thuốc sát trùng 7

2.4.4 Mục đích sử dụng trong thủy sản 82.4.5 Tác hại của thuốc sát trùng đến ao nuôi 82.4.6 Yêu cầu về thuốc sát trùng 82.5 Thuốc Sát Trùng Aquaseptic (Aqua-Protect) 9

Trang 8

2.6 Thuốc Sát Trùng V 10

2.6.3 Liều lượng và cách dùng 10

3.1 Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu 123.2 Vật Liệu và Trang Thiết Bị 123.2.1 Đối tượng nghiên cứu 123.2.2 Dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm 12

3.4 Các Chỉ Tiêu Theo Dõi 143.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi môi trường 143.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi cá 143.5 Phương Pháp Thu Thập Số Liệu 15

3.6 Phương Pháp Xử Lý Thống Kê 15

4.1 Điều Kiện Môi Trường 164.1.1 Nhiệt độ và oxy hòa tan 16

4.2 Hiệu Quả Diệt Khuẩn của Thuốc 18

4.2.1 Aeromonas spp tổng số 18

4.3 Tăng Trọng và Tỷ Lệ Sống của Cá Thí Nghiệm 234.3.1 Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm 234.3.2 Tăng trọng của cá thí nghiệm 254.3 Hiệu Quả Sử Dụng Thức Ăn của Cá Thí Nghiệm 28

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Kết quả theo dõi yếu tố Nhiệt độ và Oxy hòa tan 16Bảng 4.2 Kết quả theo dõi độ pH và Ammonia 17Bảng 4.3 Kết quả kiểm Aeromonas spp trong mẫu nước 19Bảng 4.4 Kết quả phân tích định lượng Aeromonas spp tổng số 20Bảng 4.5 Kết quả phân tích định lượng nấm mốc tổng số 22 Bảng 4.6 Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm qua 20 ngày nuôi 24Bảng 4.7 Tăng trưởng của cá thí nghiệm 26Bảng 4.8 Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá thí nghiệm 29

Trang 10

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊHÌNH ẢNH

Đồ thị 4.1 Sự phát triển sinh khối Aeromonas spp 20Đồ thị 4.2 Sự phát triển nấm mốc tổng số 22Đồ thị 4.3 Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm 24Đồ thị 4.4 Tăng trưởng của cá thí nghiệm 27Đồ thị 4.5 Tăng trọng của cá thí nghiệm 28Đồ thị 4.6 Hệ số biến đổi thức ăn 29

HÌNH

Hình 3.1 Hệ thống bể nuôi cá thí nghiệm 14 Hình 4.1 Cá tra sau 20 ngày thí nghiệm 30

Trang 11

I GIỚI THIỆU

1.1 Đặt Vấn Đề

Trong những năm gần đây ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta đang trên đàphát triển rất mạnh Góp phần rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, manglại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cho nhiềutỉnh thành Tuy nhiên, với việc phát triển nuôi trồng thủy sản ồ ạt thiếu qui hoạch nhưhiện nay ở nhiều địa phương đã làm cho môi trường nuôi ngày càng xấu đi, nguồn nướcnuôi ngày càng bị ô nhiễm Đây là nguyên nhân chính làm cho vật nuôi bị bệnh thườngxuyên và đã gây nhiều thiệt hại cho người nuôi Để tránh được phần nào nguy cơ cóthể bị phá sản cùng với lòng mong muốn đạt được lợi nhuận cao, người nuôi thủy sảnđã sử dụng rất nhiều thuốc kháng sinh, thuốc nông dược và các chế phẩm hóa học kháctrong ao nuôi Đặc biệt là việc lạm dụng thuốc hóa chất trong nuôi trồng thủy sản nhưhiện nay đã đến hồi báo động Việc làm này dẫn đến hậu quả rất tai hại không nhữnglàm mất cân bằng sinh thái, tổn hại đến hệ sinh vật tự nhiên, làm giảm khả năng miễnnhiễm của vật nuôi và làm tăng khả năng kháng thuốc của các chủng loại độc hại màcòn ảnh hưởng tai hại đến con người

Trong nuôi trồng thủy sản, nước là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bạicủa người nuôi vì theo thời gian nuôi môi trường nuôi sẽ biến động theo chiều hướngcàng bất lợi do một số nguyên nhân cơ bản như quá trình hô hấp, các chất thải và bàitiết trong hoạt động sống của thủy sinh vật, sự phát triển của các vi sinh vật gây hại vàsự lây lang dịch bệnh mỗi khi có dịch xảy ra,… Do đó, việc sử dụng thuốc diệt khuẩn đểxử lý ngồn nước cấp và thoát là biện pháp phòng ngừa bệnh rất cần thiết, hạn chế việcsử dụng thuốc thiếu chọn lọc nhằm đảm bảo sự phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bềnvững, đặc biệt là trong sản xuất giống và ương nuôi

Được sự hỗ trợ của ban chủ nhiệm khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm

Tp HCM, kết hợp với công ty VIRBAC, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thử

Nghiệm Aûnh Hưởng Của Thuốc Diệt Khuẩn Lên Khả Năng Nâng Cao Tỷ Lệ SốngTrong Việc Ương Cá Tra”

1.2 Mục Tiêu Đề Tài

- Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng của một loại thuốc diệt khuẩn mới

(Aquaseptic) với một loại thuốc có trên thị trường (chế phẩm V) trong việc ương nuôi cá

tra giống từ 20 – 40 ngày tuổi

- Đánh giá hiệu quả diệt khuẩn của các chế phẩm này trong việc diệt khuẩnnguồn nước

- Xác định ảnh hưởng của thuốc đến tăng trọng và tỷ lệ sống của cá tra.

Trang 12

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc Điểm Sinh Học của Cá Tra 2.1.1 Phân loại

Theo hệ thống phân loại cá tra được phân loại như sau:Lớp: Pisces

Bộ: Siluriformes Họ: Pangasiidae

Giống: Pangasius

Loài: Pangasius hypophthalmus (Sauvage, 1878)

Tên tiếng anh của cá tra là: Tra catfish

Tên địa phương của cá tra ở một số nước lân cận:Thái lan: Plasawai, Pla sangkawart tong.

Campuchia: Trey PraViệt nam: cá Tra

2.1.2 Hình thái

Cá tra có hình dạng thon dài, phần sau dẹp bên, thân màu hơi xanh ở phần lưng,bụng màu trắng bạc, vây đuôi hơi đỏ, tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của đầu cá tralớn hơn cá basa Đầu dẹp bằng Có hai đôi râu, râu mép ngắn kéo dài chưa đến gốcvây ngực Theo Robert và ctv (1991) số tia vi bụng của cá tra V= 8 – 9 Vây hậu mônA= 31 – 33, lược mang từ 29 – 38, bóng hơi chỉ có một ngăn nằm duỗi thẳng trong xoanbụng (Phạm Văn Khánh, 1996; trích bởi Dương Thu Cúc, 2004).

2.1.3 Phân bố

Cá tra phân bố ở lưu vực sông Meklong, sông Chaophraya (Thái Lan) và lưu vựcsông Mekong (Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam) Ở Việt Nam cá tra giống chủyếu được vớt trên sông Tiền Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít khi tìm thấytrong tự nhiên (Phạm Văn Khánh, 1996; trích bởi Dương Thu Cúc, 2004).

2.1.4 Điều kiện môi trường sống

Cá tra sống được ở thủy vực nước chảy và nước tỉnh Cá sống chủ yếu trongthủy vực nước ngọt, cũng có thể sống được trong thủy vực nước lợ với nồng độ muốithấp.

2.1.4.1 Oxygen hòa tan

Trang 13

Oxy hòa tan là yếu tố quan trọng cho việc duy trì sự sống của thủy sinh vật Nhucầu oxy hòa tan cho các loài khác nhau tùy theo giống loài, giai đoạn sống, hoạt độngsống Cá tra có cơ quan hô hấp phụ là bóng khí, thở được khí trời nên có thể sống đượctrong điều kiện môi trường chật hẹp, nước giàu chất hữu cơ, nơi có hàm lượng oxy hòatan thấp, có khi chỉ bằng 0 Hàm lượng oxy hòa tan tối ưu cho cá là 3 – 6 mg/L (DươngTấn Lộc, 2004)

2.1.4.2 Nhiệt độ

Cá là loài biến nhiệt nên nhiệt độ cơ thể chúng phụ thuộc vào nhiệt độ nước.Nhiệt độ nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất, cường độ bắt mồi, dicư, sinh sản, sinh trưởng của cá tra Trong phạm vi nhiệt độ giới hạn sự trao đổi chấtcủa cá diễn ra ổn định nhịp nhàng Khi nhiệt độ tăng cao hoặc giảm quá giới hạn thíchnghi thì cường độ trao đổi chất tăng hoặc giảm gây ra rối loạn quá trình trao đổi chấtbên trong cơ thể, làm tê liệt mọi hoạt động dẫn đến chết cá

Cá tra là loài chịu lạnh kém vì cá tra là một trong những loài cáđặc trưng phânbố trong vùng nhiệt đới Ở nhiệt độ 150C thì cường độ bắt mồi của cá giảm nhưng cávẫn sống Ở nhiệt độ 390C cá sẽ bơi lội không bình thường Nhiệt độ tối ưu cho cá tra là26 – 300C (Nguyễn Tuần, 2000; trích bởi Dương Thu Cúc, 2004).

2.1.4.3 Độ pH

Sự biến động pH có tác động rất lớn đến cường độ trao đổi chất cũng như tốc độtăng trưởng của cá Khi pH xuống thấp cá sẽ tăng cường tiết nhớt trên bề mặt manggây trở ngại cho quá trình trao đổi khí và các ion qua mang pH = 5 cá có biểu hiện mấtnhớt, các đôi râu teo dần cá hoạt động chậm chạp Trong môi trường có pH = 11 cá sẽhoạt động lờ đờ có biểu hiện mất nhớt pH tối ưu cho cá tra là 6,5 – 8 (Dương Tấn Lộc,2004)

2.1.4.4 Độ mặn

Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, không sống được trong nước mặn Nhưngcó khả năng sống được trong các vùng nước lợ Độ mặn mà cá có thể chịu được là 8 –10 % (Nguyễn Duy Khoát, 2004).

2.1.4.5 Dinh dưỡng

Trong tự nhiên, cá tra là loài ăn tạp thiên về động vật có nhiều đặc điểm củaloài cá ăn thịt (cá, ốc với tần số xuất hiện là 61,72%) Giai đoạn cá bột từ 2 – 4 ngàytuổi, cá tra có hiện tượng ăn thịt lẫn nhau Nói chung từ giai đoạn cá bột đến giai đoạncá hương cá tra thích ăn mồi tươi sống Nhưng cá tra là loài cá hiền, chúng không đuổibắt mồi, mồi ăn chủ yếu là những động vật đã yếu vận động Giai đoạn cá lớn hơn thìphổ thức ăn của cá rộng hơn Cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn cóhàm lượng protein khác nhau như mùn bã hữu cơ, thức ăn chế biến, phế phẩm có nguồn

Trang 14

gốc động vật trong tự nhiên tỷ lệ chiều dài ruột và chiều dài thân cá tra từ 1,04 – 1,12(Dương Tấn Lộc, 2004)

2.1.4.6 Sinh trưởng

Thông thường khi cá con vớt trên sông có chiều dài từ 1,2 – 1,5 cm (khoảng 12– 15 ngày tuổi), đưa vào nuôi ao sau 14 ngày đạt chiều dài 2,6 cm và trọng lượng là0,52 gam Thời kỳ cá giống lớn nhanh sau 35 ngày ương cá đạt chiều dài 5 cm, nặng1,28 gam Cá nuôi 1 năm đạt 1 kg, 2 năm đạt từ 3 – 3,5 kg Cá đực lớn nhanh hơn cá cái(Nguyễn Duy Khoát, 2004).

Theo Tyson và Chavalit (1991), cá tra nuôi trong ao có thể đạt 7 – 8 kg vớichiều dài 60 cm Cá bắt được trong tự nhiên đạt chiều dài 1,3m và nặng 15,5 kg TheoNguyễn Tường Anh và Nguyễn Tiến Hùng (1989), cá tra ở Việt Nam có thể đạt chiềudài tới 1,5 m cá lớn nhất đã bắt được trên sông nặng 18 kg (trích bởi Phạm Văn Khánh,1996; Dương Thu Cúc, 2004).

2.1.4.7 Sinh sản

Trong tự nhiên cá tra không sinh sản ở Việt Nam Đến mùa sinh sản chúng di cưngược dòng Mekong đến bãi đẻ nằm trên sông Mekong từ Sombo trở lên ở Campuchia(Theo Kratia, trích bởi Phạm Văn Khánh, 1996).

Mùa vụ sinh sản vào tháng 6 – 7 dương lịch, phụ thuộc vào lượng mưa ở thượngnguồn Cá đẻ một lần trong năm Cá đực thành thục ở tuổi thứ ba và cá cái thành thục ởtuổi thứ tư Sinh sản tốt ở 7 – 8 tuổi Trọng lượng trung bình của cá cái thành thục lầnđầu khoảng 3 – 4 kg

Sức sinh sản tương đối của cá cái có trọng lượng 3,2 kg là 139 trứng/1 gam thểtrọng (Dương Tấn Lộc,2004) Cá đẻ trứng dính, đường kính trứng 1,1 mm Cá con dài0,9 – 1,4 cm có hình dạng như cá trưởng thành.

2.2 Vi Sinh Vật trong Nước

Chất lượng nguồn nước nuôi thủy sản có tốt thì động vật nuôi mới khỏe mạnhvà phát triển tốt Theo Vũ Thế Trụ (1995), trong ao hồ nuôi thủy sản, ngoài các yếu tốvật lý và hoá học còn có các yếu tố sinh học gồm ba thành phần chính sau: phiêu sinhthực vật, phiêu sinh đông vật và vi khuẩn Các sinh vật này là thành phần chính tronghệ thống sản xuất Phiêu sinh thực vật sử dụng CO2, muối vô cơ, ánh sáng mặt trời đểquang hợp tạo thành dưỡng chất cho chúng Các phiêu sinh động vật thì sống nhờ cácsinh vật sống cũng như đã chết và những chất hữu cơ lơ lửng trong môi trường Trongkhi các loài vi khuẩn, vi tảo thì sử dụng các chất hữu cơ và vô cơ trong nước để duy trìsự sống Chúng bao gồm các loài vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn yếm khí và yếm khí tùynghi.

2.2.1 Vi sinh vật có lợi

Trang 15

Theo Trần Thị Việt Ngân (2003; trích bởi Võ Phương Tùng, 2004) thì trong quầnthể sinh vật, một số loài vi sinh vật có thể sống chung với loài vi sinh vật khác mộtcách hòa hợp, sống dựa vào nhau, không có sự cạnh tranh với nhau Kết quả cả haicùng phát triển tốt Ứng dụng cơ chế này người ta đã tìm ra các dòng vi sinh vật có lợi,tạo điều kiện để chúng phát triển trong nuôi trồng thủy sản Ví dụ như vi khuẩn

Nitrosomonas; Nitrobacterium Nhưng cũng có một số loài sinh vật mà không chịu sống

chung với loài sinh vật khác Nó sẽ sinh ra chất ức chế sự phát triển của loài khác hoặctạo ra môi trường không thích hợp đối với loài sống chung Kết quả tiêu diệt được loài

gây hại Ví dụ như sử dụng vi sinh vật sản sinh ra acid Lactic Streptococus sp vào việckhống chế vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyii

Sự hiện diện của vi sinh vật trong nước đã giúp quá trình tự làm sạch của nguồnnước Theo Chanratchukool và ctv (2002; trích bởi Hiếu, Thúy, 2004) thì sự phát triểncủa phiêu sinh vật đòi hỏi phải có ánh sáng, oxy và các chất dinh dưỡng Khi phiêusinh vật phát triển mạnh chúng sẽ sử dụng đạm và lân, làm giảm tính độc của các hợpchất chứa Nitơ như NH3, NO2

Theo Trần Thị Thanh (2000), bên cạnh vai trò tích cực của các nhóm vi khuẩn,nấm mốc, trong nước còn có sự hiện diện của các loài tảo Những loài này cũng gópphần quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm khác Ở trong nước,thông qua hoạt động sống của mình, tảo cung cấp oxygen cho môi trường Chúng còntiết vào môi trường những chất kháng sinh, những chất này là vũ khí lợi hại diệt cácmầm bệnh có trong nước Đối với các vi sinh vật gây bệnh, tảo còn cản trở môi trườngsống của chúng bằng cách kiềm hoá môi trường sống của chúng, cạnh tranh nguồn thứcăn đối với các nhóm vi khuẩn này, ngoài ra tảo còn tiết ra một số chất có hoạt tính sinhhọc giúp kích thích sự phát triển của một số vi sinh vật

2.2.2 Vi sinh vật có hại

Ở trong môi trường nước, ngoài những vi khuẩn có vai trò hấp thu hoặc chuyểnhóa những chất có độc tính đối với động vật thủy sản thành những chất ít độc hơn còncó một vài loài vi sinh vật có thể gây hại trực tiếp cho vật nuôi Các loài vi sinh vật nàythuộc nhóm ký sinh Chúng ký sinh trong các cơ quan nội tạng hoặc trên bề mặt cơ thểvà gây bệnh cho động vật nuôi (Bùi Quang Tề, 1994)

Trong nước mặn, đặc trưng có các loài gây bệnh thuộc nhóm Vibrio Trongnước ngọt, nhóm Aeromonas và Pseudomonas,… luôn hiện hữu Tuy nhiên, khi vi sinh

vật nhiễm vào trong cơ thể, nó có thể dẫn đến gây bệnh, cũng có thể tồn tại trong cơthể mà không gây bệnh Khả năng gây bệnh phụ thuộc vào ba yếu tố: độc lực, số lượngvà đường xâm nhập Ban đầu có thể chúng gây bệnh cơ hội trên một vài vật nuôi bịyếu, sau đó lây lan cho cả đàn Độc tính của nó thay đổi rất nhiều theo khu vực.

Aeromonas hydrophila là một vi khuẩn ngẫu nhiên trong nước Độc tính của nó có khi

rất cao ở nơi này nhưng lại không độc (không gây bệnh) ở nơi khác Tương tự khi vi

khuẩn A hydrophila được phân lập từ cá bệnh thường có độc tính cao hơn những vi

khuẩn được phân lập từ nước (Trần Cẩm Vân, 2001).

Trang 16

2.3Một Số Bệnh thường Gặp trên Cá Tra Giống2.3.1 Bệnh đốm đỏ

Tác nhân gây bệnh: vi khuẩn Aeromonas hydrophila

Triệu chứng: cá bệnh thường bơi lờ đờ trên mặt nước, cá kém ăn hoặc bỏ ăn,mắt lồi đục, hậu môn đỏ lồi, bụng trương to, vành môi, xoang miệng và các vi có đốmxuất huyết Biểu hiện rõ nhất thường thấy ở vi đuôi và vi hậu môn bị rách Trường hợpcấp tính, bệnh gây tử vong 80 – 90% Trường hợp mạn tính, thịt cá có điểm xuất huyết(Dương Tấn Lộc, 2004).

2.3.2 Bệnh nấm thủy mi

Tác nhân gây bệnh: gây bệnh phổ biến nhất là nấm Saprolegnia và Achlya sp.

Dấu hiệu bệnh lý: khi cá bị bệnh, trên da xuất hiện những vùng trắng xám, cócác sợi nấm nhỏ mềm Sau vài ngày, sợi nấm phát triển, đan chéo thành những búitrắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường Bệnh xuất hiện cao ở những ao tùđọng, có nhiều mùn bã hữu cơ, mật độ nuôi dày, cá bị xây xác, vét thương ngoài da doký sinh trùng, vi khuẩn,…

2.3.3 Bệnh trùng quả dưa

Tác nhân gây bệnh: do tiêm mao trùng Ichthyophthirius Chúng thường ký sinh

trên da, mang và vây cá, trùng bám thành hạt lấm tấm nhỏ (đường kính lớn nhất 1 mm.Hứa Thị Phượng Liên, 1998).

Dấu hiệu bệnh lý: cá bệnh nổi đầu thành tùng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ yếuớt, cơ thể cá gầy yếu màu thẩm tối, nếu cá trê thì bị treo râu.

2.3.4 Bệnh trùng bánh xe

Tác nhân gây bệnh: còn gọi là trùng mặt trời, do Trichodina ký sinh trên vây,

da, mang và xoang miệng.

Biểu hiện bệnh lý: khi cá mới mắc bệnh, mình cá có tớp nhớt màu hơi trắngđục Cá bệnh thường nổi đầu và thích tập trung nơi nước chảy Thích cọ mình vào thànhbể hoặc cây cỏ, một số cá bơi lội bất thường Cảm giác ngứa ngáy, đôi khi ngoi lênkhỏi mặt nước và lắc đầu mạnh (Nguyễn Văn Hảo và ctv, 1994).

2.4 Tổng Quan về Thuốc Diệt Khuẩn

Trang 17

2.4.1 Khái niệm thuốc khử trùng

Thuốc khử trùng (disinfactants) là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩnhoặc vi sinh vật nhiễm khác Khác với kháng sinh, những chất khử trùng phá hủynguyên sinh chất của vi khuẩn và luôn cả vật chủ Do đó chúng chỉ được sử dụng chocác đồ vật vô sinh.

2.4.2 Sự khác nhau giữa thuốc khử trùng và thuốc sát trùng

Thuốc sát trùng khác với thuốc khử trùng ở chỗ là nó có tác dụng ức chế sinhtrưởng và sinh sản của vi sinh vật hoặc giết chết vi khuẩn ở một nồng độ mà không làmảnh hưởng tới mô bào vật chủ Do đó thuốc sát trùng (antiseptics) được sử dụng cho cácmô nhiễm khuẩn để ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật.Tuy nhiên, ranh giới giữachất sát trùng và chất khử trùng là không rõ rệt, một hóa chất có thể là chất khử trùnghoặc sát trùng tùy theo nồng độ sử dụng và điều kiện áp dụng.

2.4.3 Cơ chế tác dụng

Thuốc sát trùng tác dụng lên thành tế bào làm thay đổi tính phân cực và phângiải thành tế bào.

Tác dụng lên màng bào tương: thuốc hủy tính thấm của màng tế bào, nướckhuếch tán vào bên trong làm vỡ tế bào

Tác động lên nguyên sinh chất của tế bào làm đông đặc nguyên sinh chất hoặcức chế chuỗi hô hấp bằng cách tách cặp oxy hóa và phosphoryl hóa

Bào tử vi khuẩn do có cấu trúc vỏ bọc rất dày, màng bào tương ở trong giai đoạnnghỉ do đó chỉ có một số thuốc khử trùng mới có khả năng tiêu diệt.

2.4.4 Mục đích sử dụng trong thủy sản

Thuốc sát trùng dùng để sát trùng nguồn nước ao lắng Sát trùng các dụng cụ.

Phòng ngừa sự phát bệnh do virus, vi trùng, nguyên sinh động vật và nấm trongquá trình nuôi.

Xử lý nguồn nước khi động vật nuôi mắc bệnh.Ức chế sự phát triển của tảo khi mật độ tảo dày đặc

2.4.5 Tác hại của thuốc sát trùng đến ao nuôi

Trang 18

Diệt phiêu sinh vật là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm cá.Diệt tảo làm nước trở nên quá trong tôm ăn yếu.

Diệt vi sinh vật có lợi trong nước và đáy ao, ức chế quá trình phân giải chất hữucơ trong ao nuôi

Aûnh hưởng xấu tới sứ khỏe tôm cá, sử dụng thường xuyên gây chậm lớn, giảmkhả năng sinh sản (Nguyễn Như Pho, 2004)

2.4.6 Yêu cầu về thuốc sát trùng

Một loại thuốc sát trùng phải hội đủ điều kiện:

- không bị bất dụng bởi các chất hữu cơ có trên da cá.- Không bị phản ứng của da và vi sinh vật vô hiệu hoá.

- Không quá độc đối với cơ thể, đặc biệt là phải thích hợp không làm cá quáđau.

- Có nhiều loại thuốc sát trùng đối kháng với nhau khi dùng chung như thuốc tẩyAnion sẽ bất dụng các loại thuốc sát trùng Cation Nhưng cũng có những chất khi dùngchung sẽ làm tăng tác dụng (Võ Văn Ninh, 2001).

2.5 Thuốc Sát Trùng Aquaseptic (Aqua-Protect)

Thuốc sát trùng Aquaseptic cón có tên thương mại là Aqua-protect, được sảnxuất tại công ty RNL life science – Korea và được đóng gói tại công ty VIBAC ViệtNam

2.5.2 Đặc tính

Trang 19

Aqua-protect giải phóng oxygen nguyên tử trong tế bào của virus, vi khuẩn vànấm để phá vỡ tế bào mầm bệnh một cách nhanh chóng, hiệu quả mà vẫn đảm bảo sựan toàn cho hệ sinh thái trong ao nuôi tôm, cá.

Aqua-protect có phổ sát khuẩn rộng, diệt được nhiều loại virus, vi khuẩn và nấmmốc gây bệnh trên tôm, cá và các động vật thủy sản khác.

2.5.3 Công dụng

Aqua-protect dùng để sát trùng nguồn nước ao trước và trong khi nuôi tôm, cáđểtiêu diệt các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh cho động vật thủy sản nuôi Phòngvà trị bệnh do vi khuẩn như: bệnh phát sáng, đốm đen, đốm đỏ, lở loét,…

2.5.4 Liều dùng

Để sát trùng nguồn nước ao trước khi thả nuôi: dùng liều 0,6ppm (0,6kg/1000m3)để tiêu diệt các loài virus, vi khuẩn, nấm có trong nước ao

Để phòng trị các bệnh phát sáng, đốm đen, đốm đỏ, lở loét:

Liều phòng: 0,5 ppm (0,5kg/1000m3) định kỳ mỗi 10 – 15 ngày.Liều trị: 0,9 ppm (0,9kg/1000m3).

Dùng để sát trùng dụng cụ:

Pha 100g Aqua-protect trong 10 lít nước rồi dùng ngâm các dụng cụ nuôi như: bể, lưới,vợt,… trong 2 – 3 giờ sẽ giúp ngăn chặn các bệnh lây lan.

2.6 Thuốc Sát Trùng V 2.6.1 Thành phần

- Potassium Monosulphate 494g

- Sodium Hexametaphosphate 224g- Sodium Dodexyl Benzesulphate 131,7g- Phụ liệu bổ sung vừa đủ 1kg

Trang 20

Thuốc sát trùng V rất an toàn, có thể trực tiếp trong ao đang nuôi, không ảnhhưởng đến tôm cá, không gây hại cho tảo và không làm biến động chất lượng nước

2.6.3 Liều lượng và cách dùng

Đối với tôm: trước khi thả tôm dùng thuốc V với liều 0,6 kg/1000m3

để khử trùng nguồn nước nếu như không chắc chắn về nguồn nước nuôi Sau một ngàythì có thể thả tôm.

Trong khi nuôi: dùng V với liều lượng 0,5 – 1 ppm để phòng bệnh đốm trắng vàtrị các bệnh do vi khuẩn phát sáng, đốm đen, mòn đuôi, đỏ thân nên dùng định kỳ 10 –15 ngày một lần trong ao nuôi tôm

Đối với cá: trong ao dùng V với liều 0,6 ppm để khử trùng nguồn nước trước khithả 2 ngày.

Trong lúc nuôi dùng 0,2 – 0,5 ppm trong 2 ngày để trị bệnh, đỏ mỏ, đỏ kỳ, đốmđỏ,… Nên phòng bệnh định kỳ cho cá 15 ngày/lần với liều 0,3 ppm

Trong bè: cho thuốc vào túi vải treo ở đầu bè và bên trong bè trong 2 ngày liêntục với liều 1 ppm (100g/100m3) để trị bệnh vi khuẩn cho cá Hòa tan thuốc vào nướcrồi tạt đều khắp ao vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Sát trùng dụng cụ: pha 100g trong 10 lít nước rồi ngâm dụng cụ trong 2 – 3 giờ.

Trang 21

III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu

Đề tài được thực hiện tại trại thực nghệm khoa Thủy sản, trường Đại Học NôngLâm Tp HCM.

Thí nghiệm: Thử nghiệm ảnh hưởng của thuốc diệt khuẩn lên khả năng nâng

cao tỷ lệ sống trong việc ương cá tra (Pangasius hypophthalmus) được thực hiện từ ngày

3.2.2 Dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm

- Cá tra 17 ngày tuổi có trọng lượng trung bình là 0,26 gam, (2250 con).

- Thức ăn, sử dụng thức ăn tổng hợp dạng mảnh chứa 35% đạm, kích cỡ 0,5 – 1mm.

- Cân điện tử

- Máy đo DO, pH, Nhiệt Độ.- Bộ test NH3/NH4+ (Ammonia).- Hệ thống sục khí, ống siphon.

Trang 22

- Thau vợt và những dụng cụ khác.

3.2.3 Nguồn nước

Thí nghiệm được bố trí trong bể kính , nguồn nước cấp được lấy trực tiếp từ aonuôi của trại Trước khi thả cá, nước được cấp vào bể và cho hệ thống sục khí hoạtđộng liên tục trong suốt thời gian nuôi.

3.3 Bố Trí Thí Nghiệm

Với mục đích chính là đánh giá hiệu quả diệt khuẩn nguồn nước và ảnh hưởngcủa hai chế phẩm thuốc sát trùng lên sự tăng trọng và tỷ lệ sống của cá tra Thí nghiệmđược thực hiện với 5 nghiệm thức khác nhau, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần và được bốtrí hoàn toàn ngẫu nhiên.

Các nghiệm thức được ký hiệu là: NT0: là nghiệm thức đối chứng

NT 0,5A: có nồng độ Aqua-protect là 0,5 ppmNT 0,5V: có nồng độ V là 0,5 ppm

NT 1A: có nồng độ Aqua-protect là 1 ppmNT 1V: có nồng độ V là 1 ppm

Nước được thay 2 ngày một lần, mỗi lần thay 2/3 thể tích Sau đó, nồng độ thuốcdiệt khuẩn được bổ sung để giữ nồng độ trong bể theo như lúc ban đầu

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Cá được bố trí ngẫu nhiên vào các bể, mật độ 150 con/bể, thể tích nước 72 lít vàcho ăn định lượng là 5% trọng lượng thân, mỗi ngày cho ăn hai lần (8 giờ sáng và 16giờ chiều) Trọng lượng cá được cân trước khi bố trí thí nghiệm.

Trang 23

Hình 3.1 Hệ thống bể nuôi thí nghiệm

3.4 Các Chỉ Tiêu Theo Dõi

3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi môi trường

- Nhiệt độ nước (00C) được đo mỗi ngày 2 lần bắng máy đo.- Hàm lượng ammonia được đo mỗi ngày một lần bằng bộ test.- Oxy hòa tan (DO) được đo mỗi ngày 2 lần bằng máy đo.- pH được đo mỗi ngày 2 lần bằng máy.

3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi cá

- Tỷ lệ sống của cá (%) – Survival Rate (%)Số lượng cá sau mỗi đợt thí nghiệm

SR (%) = x100 Số lượng cá đầu mỗi đợt thí nghiệm

- Tăng trọng (g) – Weight Gain

Trang 24

Lượng thức ăn sử dụngFCR =

Tăng trọng của cá thí nghiệm

3.5 Phương Pháp Thu Thập Số Liệu 3.5.1 Phân tích vi sinh

Mẫu nước được thu từ 4 – 6 ngày/một lần và được đem phân tích tại Bệnh XáThú Y, thuộc khoa Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm Tp HCM.

3.5.2 Thu mẫu cá

Thí nghiệm được chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn tương ứng 10 ngày Trọnglượng cá ban đầu sẽ được cân lúc bắt đầu thí nghiệm, sau đó cứ 10 ngày tiến hành cânvà đếm cá một lần để xác định tỷ lệ sống tốc độ tăng trưởng, lượng thức ăn để điềuchỉnh lượng ăn cho phù hợp Những ngày cân trọng lượng sẽ không cho ăn vào buổisáng.

3.6 Phương Pháp Xử Lý Thống Kê

Các dữ liệu về vi sinh vật, tăng trọng (WG), tỷ lệ sống (SR), hệ số biến đổi thứcăn (FCR) của cá thí nghiệm được xử lý theo phần mềm STATGRAF, các số liệu phầntrăm được chuyển thành Asin x rồi mới đem phân tích Sự khác nhau giữa cácnghiệm thức sẽ được so sánh theo trắc nghiệm LSD ở mức độ tin cậy 95%.

Trang 25

VI KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Điều Kiện Môi Trường

Trong bể nuôi, ngoài các yếu tố thức ăn, cá nuôi còn chịu ảnh hưởng của nhiềuyếu tố môi trường nước Các yếu tố thủy lý này đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình biếnđổi sinh lý, bệnh lý của cá Khi các yếu tố này thay đổi đột ngột hoặc ở trong ngưỡngmà gây bất lợi cho cá thì khả năng bắt mồi cũng như sức đề kháng của cá giảm sútnghiêm trọng Tuy nhiên, các yếu tố này lại thường xuyên thay đổi do các tác động nhưthời tiết, hoạt động sống của sinh vật và đặc biệt mỗi ngày chúng ta cho vào bể mộtlượng lớn thức ăn Chính vì vậy, để quản lý chất lượng nước ổn định chúng tôi luôntheo dõi sự biến động của các chỉ tiêu môi trường để kịp thời xử lý Các chỉ tiêu thủy lýhoá cần được theo dõi trong suốt thời gian nuôi gồm: nhiệt độ, pH, oxy hòa tan vàammonia Dưới đây là kết quả mà chúng tôi đã thu được sau 22 ngày thí nghiệm.

4.1.1 Nhiệt độ và oxy hòa tan

Nhiệt độ và oxy hòa tan là hai yếu tố có liên quan mật thiết với nhau theo mốiquan hệ tỷ lệ nghịch Khi nhiệt độ tăng thì oxy hòa tan giảm và ngược lại Tuy nhiên,với điều kiện nuôi trong bể kính, có sục khí liên tục thì hàm lượng oxy hòa tan trongnước không phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ qua thời gian thí nghiệm, kết quả đạt đượcnhư ở Bảng 4.1

Bảng 4.1 Kết quả theo dõi yếu tố Nhiệt độ và Oxy hòa tan

Thời gian

Nhiệt độ (00C) Oxy hoà tan (mg/L)Max Min Dao động Max Min Dao độngTừ 21/04/05 – 23/04/05 28,8 27,9 0,9 6,6 5,9 0,7Từ 24/04/05 – 29/04/05 28,8 27,8 1,0 6,8 5,4 1,4Từ 30/04/05 – 03/05/05 27,8 27,5 0,3 6,9 6,4 0,5Từ 04/05/05 – 09/05/05 29,4 28,5 0,9 6,6 6,2 0,4Từ 10/05/05 – 13/05/05 26,8 26,6 0,2 6,9 6,6 0,3

Theo Bùi Quang Tề (1998), khi các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột, đặcbiệt là yếu tố nhiệt độ (ngay cả trong phạm vi thích hợp) cũng có thể khiến cho độngvật thủy sản bị sốc mà chết Nếu vượt quá giới hạn cho phép có thể làm cho động vậtnuôi chết, thậm chí chết hàng loạt.

Qua bảng 4.1 ta thấy nhiệt độ nước và oxy hòa tan đều nằm trong khoảng thíchhợp cho sự tăng trưởng của cá tra (nhiệt độ thích hợp cho cá tra từ 26-300C, oxy hòa tantừ 3-8 mg/L, Dương Tấn Lộc, 2004) Sự thay đổi của các yếu tố này tương đối ổn định,không làm cá bị sốc Lý do có sự ổn định này là do bể kính được đặt trong nhà Tuytrong thời gian nuôi thí nghiệm là cuối mùa nắng đầu mùa mưa, thời tiết có phần thayđổi đột ngột, nhưng sự chênh lệch các yếu tố này giữa buổi sáng và buổi chiều là

Trang 26

không cao (chênh lệch nhiệt độ cao nhất khoảng 10C và oxy hòa tan khoảng 0,4 - 0,9mg/L).

4.1.2 Độ pH và Ammonia

Độ pH và Ammonia là 2 yếu tố mà chúng tôi phải quan tâm chú ý thườngxuyên Bởi vì sự biến động của các yếu tố này đều gây nguy hại cho cá mà nguyênnhân khách quan hay chủ quan đều khó kiểm soát hơn.

Bảng 4.2 Kết quả theo dõi độ pH và khí Ammonia

Thời gian

Độ pH Ammonia(mg/L)Max Min Dao động

Từ 21/04/05 - 23/04/05 7,38 7,13 0,25 0,1 – 0,5Từ 24/04/05 - 29/04/05 7,38 6,96 0,42 0,5 – 0,9Từ 30/04/05 - 03/05/05 7,15 6,60 0,55 0,5 – 0,9Từ 04/05/05 - 09/05/05 6,82 6,58 0,24 0,2 – 0,5Từ 10/05/05 - 13/05/05 6,91 6,53 0,38 0,1 – 0,2

Qua bảng 4.2 ta thấy có sự giảm sút pH ở những ngày nuôi sau cùng Sự giảmsút này là do quá trình biến dưỡng và sự phân hủy các chất hữu cơ ở trong nước màtheo thời gian nuôi là hiển nhiên Tuy nhiên, sự biến động này là không cao và vẫn còntrong ngưỡng cho phép đối với cá tra (theo Nguyễn Duy Khoát,2004 thì khoảng pHthích hợp cho cá tra từ 6,5 – 8) Sự chênh lệch pH giữa buổi sáng và buổi chiều từ 0,05– 0,16 theo chúng tôi, với sự thay đổi này thì không gây sốc cho cá.

Về Ammonia, ta thấy trong những ngày đầu có sự tăng cao và sau đó thì giảmdần Theo chúng tôi, do nước nuôi được lấy trực tiếp từ ao nuôi có nhiều chất hữu cơvà tảo Mặt khác, do ban đầu mật độ cá nuôi còn cao nên sự bài tiết và phân hủy cácchất hữu cơ còn nhiều Theo Bùi Quang Tề (1998), NH3 và NH4+ trong nước phụ thuộcvào nhiệt độ và pH theo phương trình:

NH3 + H2O NH4OH NH4+ + OH

Như vậy, khi nước mang tính acid (pH thấp) thì NH3 chuyển thành NH4+ ít độcđối với động vật nuôi Theo Phạm Văn Tình (2003) khi nồng độ NH3 khoảng 1 mg/L cókhả năng gây chết tôm Theo Nguyễn Văn Thành (1994), nồng độ gây chết của NH3

đối với các loài thủy sinh vật dao động từ 0,4 – 2 mg/l Do đó, căn cứ vào yếu tố nhiệtđộ và pH, đặc biệt đối với cá tra là loài chịu được yếu tố môi trường tương đối tốt nênvới mức NH3 như trên thì không gây nguy hại cho cá.

MT acidMT kiềm

Trang 27

4.2 Hiệu Quả Diệt Khuẩn của Thuốc

Trong quá trình sống, động vật thủy sản phải chịu rất nhiều tác động, kích thíchtừ môi trường sống của chúng Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và có mối liênhệ mật thiết với nhau Đây cũng là những nguyên nhân gây nên bệnh cho động vậtnuôi Các tác động này có thể là tác động về cơ học, tác động vật lý, hoá học, sinh vật,…trong đó nguyên nhân gây bệnh dễ dàng thấy, phổ biến nhất gây tác hại mạnh mẽ làyếu tố sinh vật Các sinh vật ký sinh gây bệnh cho cá này bao gồm virus, vi khuẩn,nấm, tảo, và ký sinh trùng,… Xét về mức độ gây bệnh thì tất cả các sinh vật trên đềugây nguy hại cho cá, tôm Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thì có những loài sinhvật là tác nhân gây bệnh đơn độc, có những loài là tác nhân gây bệnh đầu tiên và cũngcó những loài là nguyên nhân gây chết sau cùng.

Nhóm vi khuẩn đặc trưng gây bệnh trong nước mặn có các loài thuộc nhóm

Vibrio Trong khi trong nước ngọt có các loài như Pseudomonas sp, Aeromonas spp,…

Tuy nhiên, Pseudomonas sp là loài vi khuẩn đặc trưng gây bệnh trên cá có vảy, trongkhi Aeromonas spp lại gây bệnh chủ yếu trên cá da trơn (Nguyễn Văn Hảo và ctv,

Trong thí nghiệm này, mục đích là thử nghiệm, đánh giá hiệu quả diệt khuẩncủa thuốc nên chúng tôi tiến hành phân tích đánh giá hai chỉ tiêu sinh vật có trong nước

nuôi là Aeromonas spp tổng số (được xem là tác nhân gây bệnh phổ biến trên cá tra) và

nấm mốc tổng số (được xem là tác nhân gây bệnh thứ cấp)

4.2.1 Aeromonas spp tổng số

Theo Hazen et al (1978; trích bởi Hứa Thị Phượng Liên, 1998) thì Aeromonas có

hai nhóm:

- Nhóm Aeromonas không di động gồm A salmonicida, nhóm này thường được

tìm thấy ở tất cả các thủy vực ngoại trừ thủy vực nước mặn Mặc dù loài này thườngxuất hiện ở thủy vực nước tương đối không bị nhiễm bẩn thế nhưng số lượng rất lớn vàphong phú ở những thủy vực có hàm lượng chất hữu cơ cao.

- Nhóm Aeromonas di động bao gồm A hydrophila, A caviae, A sobria Đây là

những loài vi khuẩn di động phổ biến trong hệ sinh thái thủy sinh vật và là mầm bệnhkhông chỉ xảy ra trên nhóm động vật máu lạnh, máu nóng mà cả ở người

Với ý nghĩa của nhóm vi khuẩn này như trên, để theo dõi tác động của thuốctrên khả năng diệt nhóm vi khuẩn này, chúng tôi tiến hành thu mẫu và phân tích địnhlượng Qua các lần kiểm tra mẫu thu được kết quả như Bảng 4.3.

Bảng 4.3 Kết quả kiểm Aeromonas spp trong mẫu nước

Chỉ tiêu D-2 D2 D8 D12 D18 D22Nước ao +

Trang 28

Trước khi bố trí thí nghiệm hai ngày chúng tôi có đem phân tích một mẫu nước

ao và kết quả thử Aeromonas spp là dương tính, những lần kiểm tiếp theo sau khi bố trí

thí nghiệm cũng cho kết quả dương tính ở tất cả các nghiệm thức Điều đó cho thấy

nguồn lây nhiễm Aeromonas spp đầu tiên là từ nước ao Kết quả phân tích vi sinh này

cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Edward (1982; trích bởi Nguyễn Văn Hảo và

ctv, 1994), theo tác giả này cho biết Aeromonas thường thấy xuất hiện rất nhiều trong

môi trường nước ngọt và vùng cửa sông

Tuy nhiên, vấn đề lại mâu thuẫn ở chỗ là Aeromonas spp không chỉ xuất hiện ở

lô không xử lý thuốc mà ngay cả những lô có xử lý thuốc thì sự hiện diện của vi khuẩnnày cũng rất nhiều Chúng ta sẽ thấy rõ hơn điều này qua Bảng 4.4 và Đồ thị 4.1.

Trang 29

Bảng 4.4 Kết quả phân tích định lượng Aeromonas spp tổng số (101vk/mL)

Chỉ tiêu D-2 D2 D8 D12 D18 D22Nước ao 6,0

Từ bảng 4.4 và đồ thị 4.1 chúng tôi đưa ra nhận xét như sau: sau hai ngày thí

nghiệm số lượng Aeromonas spp đã tăng lên ở tất cả các nghiệm thức so với mẫu nước

ao trước khi bố trí thí nghiệm Tuy nhiên, cao nhất vẫn ở NT0 (không xử lý thuốc) vàthấp nhất là ở NT0,5V Nhưng sự khác biệt này vẫn không có ý nghĩa về mặt thống kêmức độ tin cậy 95% (P > 0,05).

Những ngày sau đó khối lượng vi khuẩn có xu hướng giảm dần ở tất cả cácnghiệm thức và đạt khối lượng thấp nhất vào ngày thứ 12

Thời gian nửa sau của thí nghiệm kết quả phân tích vi sinh cho thấy vi khuẩnxuất hiện với tần số cao Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các lần kiểm tra và sự khác biệtgiữa các ngiệm thức vẫn không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ tin cậy 95% (P >0,05)

Trang 30

Để giải thích kết quả này theo chúng tôi có những nguyên nhân sau: Số lượng visinh vật trong bể nuôi chênh lệch nhiều so với nước ao điều đó cho thấy một phần vikhuẩn đã không bị tiêu diệt bởi thuốc hoặc có chăng thì cũng một phần và đồng thờicũng có sự lây nhiễm vi khuẩn trong quá trình ương nuôi Những vi khuẩn này có khảnăng tồn tại và thích nghi cao Sau khi chịu được tác động của thuốc chúng đã dần thíchnghi với môi trường mới và tiếp tục phát triển Như vậy, trong nguồn nước dù có ápsuất thẩm thấu cao và có chứa các chất diệt khuẩn thì sự sống và nguồn gen của vikhuẩn vẫn được duy trì.

Xét về khả năng thích nghi thì vi sinh vật có khả năng thích nghi cao hơn nhiềuso với động vật và thực vật Vi sinh vật có khả năng điều chỉnh quá trình trao đổi chấttừ hiếu khí sang trao đổi chất yếm khí và ngược lại Mặt khác, vi sinh vật cũng có thểđiều chỉnh pH môi trường nước bằng những phản ứng sinh học trong tế bào

Sự nhiễm khuẩn trong quá trình ương nuôi theo chúng tôi nguồn lây nhiễm nàycó thể từ người qua lại, từ gió, mưa,…vì trước đợt và trong đợt thí nghiệm này đã có sựxuất hiện bệnh ở một số bể sản xuất khác

Từ ngày thứ 18 trở về sau, sở dĩ sinh khối của Aeromonas spp ở NT0,5V giảm là

do mật độ của cá trong bể này đã giảm đi rất nhiều, điều này đồng nghĩa với lượngchất hữu cơ trong nước cũng giảm thấp, trong khi ở các nghiệm thức còn lại mật độ

Aeromonas spp cao hơn Tuy nhiên, cao nhất vẫn là ở nghiệm thức không xử lý thuốc

(NT0) Điều đó cho thấy sinh khối của Aeromonas spp đã bị khống chế bởi tác dụng của

thuốc

Sự hiện diện của Aeromonas spp thường xuyên ở trong các bể nuôi ngay cả bể

có sử dụng thuốc diệt khuẩn Theo chúng tôi, một phần là do nước trong bể không đượcthay triệt để và hai ngày mới được thay nước một lần Thể hiện rõ điều này qua ngàythứ 12 Ở ngày này khối lượng vi khuẩn giảm hẳn mà nguyên nhân có thể là vào ngàythứ 10 do chúng tôi tiến hành kiểm tra cá đợt một và đã thay nước gần như toàn bộ.

Những lần kiểm tra tiếp theo cho thấy khối lượng Aeromonas spp lại tăng, nhưng cao

nhất vẫn ở những lô đối chứng Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các nghiệm thức vẫnkhông có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ tin cậy 95% (P > 0,05).

4.2.2 Nấm mốc tổng số

Theo Nguyễn Văn Hảo và ctv (1994) thì nấm mốc thường xuất hiện và gâybệnh ở những ao nước bẩn, các ao có hàm lượng chất hữu cơ cao Nấm mốc luôn đượccoi là có vai trò trong nguyên nhân tổng hợp của hội chứng dịch bệnh lở loét và là sinhvật xâm nhập thích nghi, cuối cùng sẽ lây nhiễm vào bất kỳ vết thương nào trên da củacá nước ngọt

Trong thí nghiệm này, với mục đích là theo dõi tác động của thuốc đối với tếbào vi khuẩn cũng như tế bào vi nấm, do đó chúng tôi tiến hành thu mẫu và phân tíchđịnh lượng nấm mốc tổng số vá kết quả thu được như bảng 4.5

Ngày đăng: 01/11/2012, 14:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1 Hệ thống bể nuôi thí nghiệm - Thử nghiệm ảnh hưởng của thuốc diệt khuẩn lên khả năng nâng cao tỉ lệ sống trong việc ương cá tra (Pangasius hypophthalmus)
Hình 3.1 Hệ thống bể nuôi thí nghiệm (Trang 22)
Bảng 4.1 Kết quả theo dõi yếu tố Nhiệt độ và Oxy hòa tan - Thử nghiệm ảnh hưởng của thuốc diệt khuẩn lên khả năng nâng cao tỉ lệ sống trong việc ương cá tra (Pangasius hypophthalmus)
Bảng 4.1 Kết quả theo dõi yếu tố Nhiệt độ và Oxy hòa tan (Trang 24)
Bảng 4.2 Kết quả theo dõi độ pH và khí Ammonia - Thử nghiệm ảnh hưởng của thuốc diệt khuẩn lên khả năng nâng cao tỉ lệ sống trong việc ương cá tra (Pangasius hypophthalmus)
Bảng 4.2 Kết quả theo dõi độ pH và khí Ammonia (Trang 25)
Bảng 4.3 Kết quả kiểm Aeromonas spp trong mẫu nước - Thử nghiệm ảnh hưởng của thuốc diệt khuẩn lên khả năng nâng cao tỉ lệ sống trong việc ương cá tra (Pangasius hypophthalmus)
Bảng 4.3 Kết quả kiểm Aeromonas spp trong mẫu nước (Trang 26)
Bảng 4.4 Kết quả phân tích định lượng Aeromonas spp tổng số (101vk/mL) - Thử nghiệm ảnh hưởng của thuốc diệt khuẩn lên khả năng nâng cao tỉ lệ sống trong việc ương cá tra (Pangasius hypophthalmus)
Bảng 4.4 Kết quả phân tích định lượng Aeromonas spp tổng số (101vk/mL) (Trang 28)
Từ bảng 4.4 và đồ thị 4.1 chúng tôi đưa ra nhận xét như sau: sau hai ngày thí nghiệm số lượng Aeromonas  spp đã tăng lên ở tất cả các nghiệm thức so với mẫu nước ao  trước khi bố trí thí nghiệm - Thử nghiệm ảnh hưởng của thuốc diệt khuẩn lên khả năng nâng cao tỉ lệ sống trong việc ương cá tra (Pangasius hypophthalmus)
b ảng 4.4 và đồ thị 4.1 chúng tôi đưa ra nhận xét như sau: sau hai ngày thí nghiệm số lượng Aeromonas spp đã tăng lên ở tất cả các nghiệm thức so với mẫu nước ao trước khi bố trí thí nghiệm (Trang 28)
Qua phân tích bảng 4.5 và đồ thị 4.2 cho thấy số lượng nấm trong mẫu nước thí nghiệm cao hơn số lượng nấm trong mẫu nước ao trước khi bố trí thí nghiệm - Thử nghiệm ảnh hưởng của thuốc diệt khuẩn lên khả năng nâng cao tỉ lệ sống trong việc ương cá tra (Pangasius hypophthalmus)
ua phân tích bảng 4.5 và đồ thị 4.2 cho thấy số lượng nấm trong mẫu nước thí nghiệm cao hơn số lượng nấm trong mẫu nước ao trước khi bố trí thí nghiệm (Trang 30)
Bảng 4.6 Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm qua 20 ngày nuôi - Thử nghiệm ảnh hưởng của thuốc diệt khuẩn lên khả năng nâng cao tỉ lệ sống trong việc ương cá tra (Pangasius hypophthalmus)
Bảng 4.6 Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm qua 20 ngày nuôi (Trang 31)
Qua phân tích bảng 4.7 kết hợp với đồ thị 4.4 cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá thí nghiệm sau 20 ngày nuôi có sự thay đổi giữa các ngiệm thức - Thử nghiệm ảnh hưởng của thuốc diệt khuẩn lên khả năng nâng cao tỉ lệ sống trong việc ương cá tra (Pangasius hypophthalmus)
ua phân tích bảng 4.7 kết hợp với đồ thị 4.4 cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá thí nghiệm sau 20 ngày nuôi có sự thay đổi giữa các ngiệm thức (Trang 34)
Bảng 4.8 Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá thí nghiệm - Thử nghiệm ảnh hưởng của thuốc diệt khuẩn lên khả năng nâng cao tỉ lệ sống trong việc ương cá tra (Pangasius hypophthalmus)
Bảng 4.8 Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá thí nghiệm (Trang 35)
Qua bảng 4.8 và đồ thị 4.6 cho thấy hệ số biến đổi thức ăn (FCR) của cá tra ở các nghiệm thức từ NT0 đến NT1A lần lược là 1,9; 2,1; 2,2; 2,2; 2,0 - Thử nghiệm ảnh hưởng của thuốc diệt khuẩn lên khả năng nâng cao tỉ lệ sống trong việc ương cá tra (Pangasius hypophthalmus)
ua bảng 4.8 và đồ thị 4.6 cho thấy hệ số biến đổi thức ăn (FCR) của cá tra ở các nghiệm thức từ NT0 đến NT1A lần lược là 1,9; 2,1; 2,2; 2,2; 2,0 (Trang 36)
 Bảng tăng trưởng của cá thí nghiệm - Thử nghiệm ảnh hưởng của thuốc diệt khuẩn lên khả năng nâng cao tỉ lệ sống trong việc ương cá tra (Pangasius hypophthalmus)
Bảng t ăng trưởng của cá thí nghiệm (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w