1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan niệm về thơ của lê đạt

112 489 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 810,59 KB

Nội dung

Trải qua khoảng thời gian khá dài “lặng lẽ” với công việc “phu chữ” nhọc nhằn của mình, ông đã trở lại với đời sống văn học nước nhà từ năm 1988 và được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Lê Kim Minh Thuỳ

QUAN NIỆM VỀ THƠ

CỦA LÊ ĐẠT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Lê Kim Minh Thuỳ

QUAN NIỆM VỀ THƠ

Trang 3

Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến các Thầy, Cô luôn bên cạnh tôi trong suốt thời gian qua – Người đã giảng dạy, cung cấp cho tôi những tri thức nền tảng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Thầy Trần Hoài Anh - Người đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt tôi trên con đường nghiên cứu khoa học nhiều chông gai, thử thách

Xin cám ơn!

Lê Kim Minh Thùy

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc và hoàn toàn trung thực Các trích dẫn sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn cụ thể Luận văn không trùng lặp với bất cứ luận văn nào trước đây

Người viết luận văn

LÊ KIM MINH THUỲ

Trang 5

2.1 Quan niệm của Lê Đạt về Nhà thơ 32

2.2 Quan niệm của Lê Đạt về Nghề thơ 42

2.3 Quan niệm của Lê Đạt về Người đọc 50

Trang 6

M Ở ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Thơ là gì? Thơ đến từ đâu? Thơ hiện hữu hay không hiện hữu là một vấn đề lý luận luôn được đặt ra đối với nhà thơ và những người yêu thơ mà Lê Đạt không phải là ngoại lệ Bởi chính ông trong hành trình sáng tạo thơ của mình luôn trăn trở về bản thể của thơ, về sự tồn sinh của thơ qua hàng loạt những phát biểu thể hiện những quan niệm của mình về thơ Vì vậy, cùng với một số trí thức - văn nghệ sĩ, Lê Đạt đã kiên trì đòi hỏi xây dựng một môi trường tự do cho sáng tạo, cho sự phát triển lành mạnh của nền văn hóa - nghệ thuật nước nhà, trong đó có thơ ca Trải qua khoảng thời gian khá dài “lặng lẽ” với công việc “phu chữ” nhọc nhằn của mình, ông đã trở lại với đời sống văn học nước nhà (từ năm 1988) và được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (năm 2007) Thơ ông giàu nhạc điệu, nhiều sáng tạo cách tân; nhiều điển cố văn học cùng lối chơi chữ hóm hỉnh Ông chủ trương đường lối thơ “tạo sinh”, cô đúc, đa tầng, đa nghĩa, đòi hỏi ở độc giả một trình độ thưởng thức cao Không những thế, ông còn nêu lên quan niệm của mình về thơ với những luận điểm khá độc đáo

Lê Đạt không chỉ là một nhà thơ lớn mà còn là một nhà lý luận có những đóng góp lớn trong việc hiện đại hoá nền thơ ca cũng như nền lý luận văn học dân tộc Ông là người có nhiều sáng tạo linh động trong việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa và cách tân trong thơ cũng như trong quan niệm về thơ và đã tạo được những hiệu ứng mạnh mẽ nơi độc giả Vì những lý do đó,

chúng tôi lựa chọn đề tài “Quan niệm về thơ của Lê Đạt” nhằm tổng hợp và hệ thống lại những quan niệm về Thơ của nhà thơ Lê Đạt Với đề tài này, luận văn đóng góp một cái nhìn toàn diện về quan niệm thơ của Lê Đạt, góp phần khẳng định những đóng góp của tác giả vào hệ thống lý luận trong quan niệm về thơ của dân tộc; một vấn đề mà không phải bất cứ nhà thơ nào khi làm thơ cũng có

Trang 7

thể xây dựng được hệ thống quan niệm thơ của mình Mỗi quan niệm của Lê Đạt đều được thai nghén từ những trăn trở, suy tư, những trải nghiệm đầy nỗi niềm và thấm trong từng câu chữ là tâm sự của chính tác giả Vì vậy, việc nghiên cứu những quan niệm về thơ của Lê Đạt là góp phần tìm ra câu trả lời của ông về mối quan hệ giữa thơ với cuộc đời, về nhà thơ, nghề thơ và một số phương diện khác của thơ

2 Lịch sử vấn đề

Di sản văn chương của Lê Đạt không thuộc loại nhiều về số lượng nhưng phong phú về chất lượng nghệ thuật Quan trọng hơn nữa, qua toàn bộ di sản ấy, có thể hình dung được chân dung của một người lao động nghệ thuật đích thực Chính vì những lẽ đó, các tác phẩm của Lê Đạt từ khi ra đời đã tạo được nhiều ấn tượng, dư vang trong lòng bạn đọc nói chung và nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình nói riêng Tuy nhiên, phần lớn các bài viết đều thiên về cảm nhận, nhận xét và đánh giá các tác phẩm của Lê Đạt Những bài viết có tính chất nghiên cứu vẫn còn rất hạn chế; hoặc chỉ đề cập đến một vài khía cạnh nào đó, chưa có những bài nghiên cứu mang tính tổng hợp; đặc biệt là có rất ít bài viết quan tâm đến những quan niệm về thơ của Lê Đạt

Qua tìm hiểu, chúng tôi chỉ tìm thấy được một bài viết nghiên cứu, phê bình về những quan niệm thơ của Lê Đạt; bài viết này chính là nguồn tư liệu quí giúp chúng tôi tham khảo để thực hiện đề tài luận văn này:

Trần Hoài Anh với bài viết “Lê Đạt với những đối thoại về Thơ”, in trong tập “Thơ – Quan niệm và cảm nhận”, Nxb Thanh niên, 2010, đề cập đến những quan niệm của Lê Đạt về thơ, nghề thơ, về những đối thoại với cuộc đời thông qua các sáng tác thơ, tiểu luận và đoản ngôn của Lê Đạt trong sự liên hệ, đối chiếu với quan niệm của một số nhà thơ khác như Chế Lan Viên, Nguyên Sa

Trang 8

Nhìn chung, các bài viết về Lê Đạt và các sáng tác của ông khá khiêm tốn về số lượng và được đăng rời rạc trên một số sách, báo, tạp chí, các trang thông tin Internet Đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh và đầy đủ những quan niệm về thơ của Lê Đạt

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Những quan niệm về Thơ của Lê Đạt được phát biểu trực tiếp và gián tiếp thông qua các sáng tác thơ, truyện ngắn, các đoản ngôn và các tác phẩm tiểu luận - phê bình của ông

3.2 Phạm vi nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu thông qua các tác phẩm đã xuất bản của tác giả Lê Đạt:

1 Hèn đại nhân ( 1994) - Nxb Phụ nữ 2 Bóng chữ (1994) - Nxb Hội Nhà văn 3 Truyện cổ viết lại (2006) - Nxb Trẻ 4 U75 Từ tình (2007) - Nxb Phụ nữ 5 Đối thoại với đời và thơ (2008) - Nxb Trẻ 6 Đường chữ (2009) - Nxb Hội Nhà văn Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm hiểu thêm tư liệu từ những bài phỏng vấn tác giả Lê Đạt, từ những hồi ký của bạn bè và từ những bài tham gia thảo luận – toạ đàm về thơ và đời Lê Đạt

4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp hệ thống: chúng tôi sử dụng phương pháp này để xem xét

những bình diện, những yếu tố cơ bản tạo nên hệ thống quan niệm của Lê Đạt về Thơ - Nhà thơ - Nghề thơ và một số phương diện khác của Thơ

Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng trên hai bình diện

đồng đại và lịch đại Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã mở rộng đối sánh quan niệm về thơ của Lê Đạt với quan niệm về thơ của các nhà thơ phương Đông, phương Tây cũng như các nhà thơ cổ điển, hiện đại của dân tộc, để từ đó thấy được sự tiếp biến cũng như sự độc đáo trong quan niệm thơ của Lê Đạt

Trang 9

Phương pháp lịch sử: phương pháp này được chúng tôi vận dụng để phân

tích các quan niệm thơ của Lê Đạt đặt trong sự vận động và phát triển của lịch sử các quan niệm thơ ca

Phương pháp thi pháp học: phương pháp này được chúng tôi vận dụng

trong việc tìm hiểu quan niệm của Lê Đạt về một số phương diện hình thức nghệ thuật trong thơ: ngôn ngữ, vần và thể thơ

Phương pháp mỹ học tiếp nhận: phương pháp này được chúng tôi vận dụng để hiểu quan niệm của Lê Đạt về mối quan hệ giữa thơ - nhà thơ - nghề thơ và người đọc

Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số thao tác nghiên cứu hỗ trợ như so sánh, phân tích, tổng hợp… để lý giải một số vấn đề trong quan niệm về thơ của Lê Đạt

5 Đóng góp của luận văn

Trước hết, đây là đề tài nghiên cứu một cách khoa học và hệ thống những quan niệm về thơ của Lê Đạt Đề tài có ý nghĩa trong việc xây dựng và giới thiệu mô hình lý thuyết quan niệm về thơ của Lê Đạt Từ đó, khái quát thành

một mô hình lý thuyết khi nghiên cứu quan niệm về thơ của các nhà thơ khác

Ngoài ra, từ mô hình lý thuyết của luận văn có thể vận dụng để nghiên cứu quan niệm về thơ của một tác giả, (một nhóm tác giả ); hoặc mở rộng ra nghiên cứu quan niệm về thơ của một trào lưu, một giai đoạn văn học

Luận văn là một tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy về quan niệm thơ của Lê Đạt và hành trình sáng tạo thơ của ông

Luận văn cũng là tài liệu tham khảo để các nhà lý luận- phê bình sử dụng trong việc nghiên cứu về quan niệm thơ của nhà thơ Lê Đạt nói riêng và các nhà thơ Việt Nam hiện đại nói chung

6 Cấu trúc luận văn

Trang 10

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần phụ lục; luận văn được xây dựng thành 3 chương:

Chương 1 LÊ ĐẠT VÀ QUAN NIỆM VỀ THƠ VỚI CUỘC ĐỜI Trong chương này, luận văn giới thiệu những nét khái quát về nhà thơ Lê Đạt và hành trình sáng tạo thơ của ông Đồng thời phân tích để làm rõ quan niệm của Lê Đạt về thơ với cuộc đời

Chương 2 QUAN NIỆM CỦA LÊ ĐẠT VỀ NHÀ THƠ - NGHỀ THƠ - NGƯỜI ĐỌC

Luận văn đi sâu phân tích và luận giải hệ thống quan niệm của Lê Đạt về nhà thơ, nghề thơ, người đọc để thấy được tính độc đáo và đặc sắc trong quan niệm thơ Lê Đạt

Chương 3 QUAN NIỆM CỦA LÊ ĐẠT VỀ MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN KHÁC CỦA THƠ

Luận văn phân tích để làm sáng tỏ quan niệm thơ của Lê Đạt về một số phương diện như mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, vấn đề truyền thống và hiện đại, cách tân trong thơ; cùng một số phương diện nghệ thuật khác của thơ như vấn đề ngôn ngữ thơ, thể thơ

Trang 11

CHƯƠNG 1

LÊ ĐẠT VÀ QUAN NIỆM VỀ THƠ VỚI CUỘC ĐỜI

1.1 Nhà thơ Lê Đạt

Phó thường dân phố nhỏ vô danh vô giai thoại Thành tích

mấy trang giấy sờn mấy câu thơ bụi

núi Vô Sơn (Xưng danh – Lê Đạt)

Lê Đạt tên khai sinh là Đào Công Đạt, sinh ngày 10/09/1929 tại xã Âu Lâu, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, mất ngày 21/4/2008 tại Hà Nội Cha là Đào Công Đệ, mất năm 1975, quê phường Á Lữ, xã Mỹ lộc, Phủ Lạng Giang, Bắc Giang, làm việc trong Sở hoả xa Vân Nam tại Yên Bái Mẹ là Nguyễn Thị Sen, mất năm 1982, người làng Đình Bảng, Bắc Ninh Thưở nhỏ, Lê Đạt học tiểu học ở Yên Bái Năm 1941, 12 tuổi, ông lên Hà Nội học trường Bưởi Chiến tranh bùng nổ, Lê Đạt trở về quê cha, tiếp tục trung học tại Á Lữ Rồi đi theo kháng chiến Về thời kỳ này, Lê Đạt chỉ ghi vài hàng sơ lược: “ Năm 45 khi cách mạng tháng 8 bùng nổ, tôi theo cách mạng, rồi đi kháng chiến, chủ yếu hoạt động trong ngành tuyên huấn Năm 49, tôi về công tác tại ban tuyên huấn của TU Đảng Cộng Sản Việt Nam Năm 1952, tôi chuyển hẳn về Hội văn nghệ TU và bắt đầu cuộc đời sáng tác của nhà văn chuyên nghiệp” (trích tiểu sử viết tay của Lê Đạt [20, tr.3]

Trong T ừ điển văn học, Nguyễn Huệ Chi viết: “ Đầu kháng chiến, Lê Đạt

học tiếp trung học ở vùng kháng chiến rồi về công tác tại Ban Tuyên Huấn tỉnh Vĩnh Phúc và tiếp tục theo học trường đại học Pháp Lý cho đến khi trường giải thể 1949, chuyển lên ban Tuyên Huấn Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam

Trang 12

1952 về Hội Văn Nghệ Sau 1954, về Hà Nội, tiếp tục công tác ở Hội Văn Nghệ” [80, tr.3] Hoàng Cầm cũng cho biết những thông tin tương tự: “Đầu năm 1949, anh Lê Đạt, phái viên của Tổng bí thư Trường Chinh từ ban tuyên huấn

được cử sang Hội Văn Nghệ làm trợ lý cho ông Tố Hữu Anh không làm theo

vần điệu cũ, thơ anh bám sát đời sống hàng ngày, mà chữ rất mới Tôi thấy Lê Đạt tính nết trẻ trung nhưng học vấn uyên bác Anh làm việc trên Tuyên Huấn, ở đó có đủ loại sách báo; anh lại chịu học, chịu đọc, thơ tượng trưng, siêu thực của Pháp, anh hiểu sâu sắc lắm ” [7, tr.2]

Năm 1949, Lê Đạt tổ chức được ba cuộc hội thảo quan trọng tranh luận về thơ, nhạc, kịch; làm cho không khí văn nghệ lúc bấy giờ sống động hẳn lên trong sinh hoạt hàng ngày của anh em văn nghệ sĩ Trong kháng chiến chống Pháp, Lê Đạt làm việc ở Ban tuyên huấn Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, ông trực tiếp phụ trách phong trào văn nghệ, văn hóa và giáo dục

Sau năm 1954, Lê Đạt về Hà Nội làm biên tập viên, bí thư chi bộ của báo Văn Nghệ Năm 1957, ông chuyển sang làm việc ở Ban đối ngoại của Hội Nhà văn Việt Nam Cùng với một số trí thức - văn nghệ sĩ, ông kiên trì đòi hỏi xây dựng một môi trường tự do cho sáng tạo, cho sự phát triển lành mạnh của nền văn hóa - nghệ thuật nước nhà Tháng 8 năm 1958, Lê Đạt nhận kết quả kỷ luật, bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn và cấm xuất bản trong vòng ba năm Trong ba người bạn thân cùng hoạt động Nhân Văn Giai Phẩm, Trần Dần viết nhật ký, Hoàng Cầm thuật lại dĩ vãng trong các bài ký, hồi ký, băng ghi âm nói chuyện với bạn bè, chỉ Lê Đạt là không viết gì về đời mình Tại sao? Một phần, dường như ông không coi tiểu sử nhà văn là vấn đề quan trọng, nhưng có lẽ còn lý do nữa, ông không muốn các con biết về hoạt động của cha để đỡ bị liên lụy Đào Phương Liên, con gái ông, hỏi: “Bố là ai?” Các con không biết cha đã từng làm thơ, vì trong nhà “không có một quyển truyện một quyển thơ nào” [20, tr.622]

Trang 13

Năm 1988, Lê Đạt được phục hồi tư cách hội viên Hội Nhà văn và quyền xuất bản Trải qua khoảng thời gian khá dài "lặng lẽ" với công việc "phu chữ" nhọc nhằn của mình, ông đã trở lại với đời sống văn học nước nhà Thơ ông giàu nhạc điệu, nhiều sáng tạo cách tân; nhiều điển cố văn học, cùng lối chơi chữ hóm hỉnh Ông chủ trương đường lối thơ " tạo sinh", cô đúc, đa tầng đa nghĩa

Năm 2007, cùng với Trần Dần, Phùng Quán và Hoàng Cầm, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật

Năm 2008, sau chuyến đi thực tế cùng đoàn văn nghệ sĩ với một hành trình dài lên Tây Nguyên, xuyên miền Trung, vào Sài Gòn và bay ra Hà Nội, ông trở về nhà 22h, ông trượt ngã ở nhà mình và được đưa ngay vào bệnh viện Việt – Đức, dù được các bác sĩ tập trung cấp cứu nhưng ông không qua khỏi Trái tim thơ Lê Đạt đã dừng cuộc rong chơi nơi cõi tạm lúc 3h15’ ngày 21/04/2008

Trọn đời trọ góc nhìn thiên hạ Cam tâm

làm khách lạ bản thân

(trang bìa Đường chữ – Lê Đạt)

Trong quãng thời gian “trọ góc nhìn thiên hạ”, Lê Đạt có một số tác phẩm chính đã được xuất bản:

Bài thơ trên ghế đá (in chung với Vĩnh Mai), Nxb Hội Nhà văn, HN,1957 Cửa biển (in chung với Văn Cao, Trần Dần, Hoàng Cầm), Nxb Hội Nhà

văn, HN,1958

36 Bài thơ tình (in chung với Dương Tường), Nxb Hội Nhà văn, HN,1990

Trang 14

Thơ Lê Đạt – Sao Mai (in chung với Sao Mai), Nxb Hội Nhà văn,

HN,1991

Bóng chữ, Nxb Hội Nhà văn, HN, 1994 Hèn đại nhân, Nxb Phụ nữ, 1994 (tái bản 1997) Ngó lời, Nxb Hội Nhà văn, HN, 1997

Truyện cổ viết lại, Nxb Trẻ, 2006 Mi là người bình thường, Nxb Phụ nữ, 2008 Đối thoại với đời và thơ, Nxb Trẻ, 2008 (tái bản 2011) U 75 Từ tình, Nxb Phụ nữ, 2008

Đường chữ, Nxb Hội Nhà văn, HN, 2009

1.2 Hành trình sáng t ạo thơ 1.2.1 Giai đoạn 1: 1945 – 1958

Năm 1945, Lê Đạt 16 tuổi, đang còn học trường Bưởi, tâm cảm rất lãng mạn; lúc đó ông đang chịu ảnh hưởng Tự Lực văn đoàn, mẫu người lý tưởng

đương nhiên là Dũng (trong Đoạn tuyệt và Đôi bạn) của Nhất Linh

Yên Bái

dăm cô gái lỡ thì thổn thức Nhất Linh tay Loan Dũng lên ô kính bụi…

( Phác hoạ màu xám – Lê Đạt)

Trang 15

Sau này, Lê Đạt hết sức chống lại cái lãng mạn của Tự Lực văn đồn, ơng cùng trường phái thơ khơng vần với Nguyễn Đình Thi từ năm 1948 Lê Đạt cũng từng khẳng định: “ Thời kháng chiến, tơi và Nguyễn Đình Thi mới đầu chịu ảnh hưởng Eluard và tơi cũng làm thơ khơng vần như anh Thi Tơi trọ ở nhà Eluard khơng lâu Một thời gian dài tơi và Trần Dần chịu ảnh hưởng của Mạakovski rất đậm” [20, tr.618]

Thơ của Lê Đạt giai đoạn này hầu hết được đăng ở báo Nhân văn và các tập Giai phẩm với nội dung chủ yếu là phê phán Nĩi về thơ mình ở giai đoạn

này, Lê Đạt đã nĩi rõ trong Đường chữ: “Ngay từ nhỏ tơi đã ơm ấp mộng cách

tân thơ Việt - lẽ dĩ nhiên lúc đĩ tơi khơng ý thức được rõ rệt nên cách tân như thế nào? Sau Cách mạng tháng Tám, nhà thơ ảnh hưởng đến tơi nhiều nhất là nhà thơ Xơ - Viết Maiakovski Tơi thích những hình ảnh quả đấm hết sức táo bạo cũng như những bài thơ quảng trường mạnh mẽ tham gia trực tiếp vào quá trình thay đổi xã hội của ơng” [20, tr.619] Ảnh hưởng của Maia rất đậm nét trong những bài thơ của Lê Đạt cho in trên Giai phẩm mùa xuân và báo Nhân Văn số một Đĩ là những bài thơ với “hình ảnh sinh sự” đã khiến Lê Đạt ít nhiều được cơng nhận như một nhà thơ cách tân Và một trong số rất nhiều bài thơ của ơng giai đoạn này với những “hình ảnh sinh sự” đã làm cho độc giả biết đến Lê Đạt:

Những kiếp người sống lâu trăm tuổi Ỳ như một dãy bình vơi

Càng sống càng tồi Càng sống càng bé lại ( Mới –Lê Đạt)

Tuy vậy, “ tính cách tân của nĩ chủ yếu chỉ là thay đổi dấu Thiên hạ chủ yếu làm thơ ca ngợi (dấu cộng ) Tơi chủ yếu làm thơ phê phán (dấu trừ ) Cho đến

Trang 16

lúc này, chủ yếu tôi vẫn là một nhà thơ tài tử Những câu thơ hay của tôi thường là do may mắn mà ra đời chứ ít khi trải qua một quá trình lao động gian khổ nào!

Càng may mắn tôi càng thích thú” [20, tr.620] Lê Đạt rất mê hai câu thơ ngông nổi tiếng của Nguyễn Công Trứ:

Trời đất cho ta một cái tài Giắt lưng dành để tháng ngày chơi

( Nguyễn Công Trứ) Từ “chơi” của Nguyễn Trứ đã ảnh hưởng lâu dài đến sáng tác của Lê Đạt Trong thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm, ngoài những bài xã luận chính trị ký tên Người Quan Sát cùng với Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt là nhà thơ sáng tác nhiều nhất Trong tinh thần Đỗ Phủ, thơ Lê Đạt phản ảnh xã hội thời ông sống, bởi ông cho rằng:

“ Lịch sử muôn đời duyệt lại Không ai lừa được cuộc đời”

(Lê Đạt) Để rồi cuối chặng đường hành trình thơ ca của mình, Lê Đạt đã gửi lại hậu thế những lời trăn trối đau thương:

Vũ trụ ơi tha cho tôi Tất cả những gì thơ tôi chưa làm được

Trang 17

Khi tắt thở mắt tôi đừng ai vuốt

Còn gì buồn hơn màn đóng lại mục đời

(Thư gửi bố – Đào Phương Liên)

1.2.2 Giai đoạn 2: 1958 – 1988

Cười tít ông già gốc liễu Ở ẩn

còn trồng bích đào ( Đào Uyên Minh – Lê Đạt) Về giai đoạn này, Lê Đạt đã chia sẻ trong tiểu luận Đường chữ : “Trong

suốt hơn ba mươi năm, tôi có nhiều thời gian suy nghĩ về thơ mình cũng như về thơ nói chung Tôi buồn rầu nhận ra rằng thơ tôi chưa có cách tân triệt để Về cấu trúc mà nói, nó vẫn chưa thoát khỏi Thơ Mới những năm 1930 Việc tôi bị án treo bút đã tách tôi ra khỏi sức ép của xuất bản” [20, tr.620] Nhờ vậy, Lê Đạt bắt đầu nghĩ đến những thay đổi triệt để hơn Nhưng triệt để là thế nào, lúc này chính Lê Đạt vẫn chưa hình dung được “ Thời kỳ này tôi vẫn làm thơ nhưng bắt đầu chán thơ mình Tôi viết và xé bỏ rất nhiều Bế tắc” [20, tr.621] Ông quyết định nghỉ làm thơ một thời gian dài để có điều kiện suy nghĩ với rất nhiều đêm mất ngủ Trong khoảng thời gian đầy trăn trở đó, Lê Đạt luôn tự vấn mình: “Chẳng lẽ mình thiếu nghị lực đến mức không tận dụng được những bất hạnh gây ra cho gia đình, bạn bè, người quen, người không quen cũng như cho chính bản thân mình để có đủ hơi sức tiến hành những cách tân thơ từng ôm ấp từ hồi

Trang 18

nhỏ? Chẳng lẽ mình đành phí bỏ nghiệm sinh một cách vô ích và oan uổng? Làm thế nào để không bị rớt lại như một rơ-moóc già tại một ga xép rêu mốc?” [20, tr.621] Có lẽ đây là thời gian khó khăn nhất đối với ông trong hành trình trăn trở tìm kiếm lối đi cho các sáng tác của mình Ông nhận thấy Trần Dần hình như ngay từ đầu đã tìm ra con đường của mình và anh tiếp tục đi một mạch Lê Đạt tự thấy mình không có cái may mắn ấy Ông phục xuống đọc sách “trong cuộc đời chìm nổi của mình, những lúc nản lòng tôi đều trở về với sách, hy vọng tìm ra một lời giải, một lý do để tin trong việc giao lưu với những con người “tử tế” của chữ” [20,btr.621] Trùng hợp là thời gian này Hội Việt kiều yêu nước tại Pháp gửi về tặng Thư viện Khoa học Xã hội rất nhiều sách, đặc biệt những sách về chủ nghĩa cấu trúc, về phong trào Thơ mới, Văn học mới, Phê bình mới… vì những năm 1950 là giai đoạn hoạt động tư tưởng sôi nổi của giới trí thức Pháp, điều này có ảnh hưởng lớn đến diện mạo văn hóa nhân loại Như là một cơ may và cơ hội, Lê Đạt mải mê đọc sách, ngày 8 giờ trong 4 năm liền; nhiều hôm đọc thông tầm từ 2 giờ chiều đến 9 giờ tối, mãi đến giờ thư viện tắt đèn Cùng vào thời điểm này, Trần Dần ra thư viện để dịch thuê Althusser và Trần Đức Thảo cũng “hội ngộ” để tìm tài liệu bổ sung cho những nghiên cứu của anh về giai đoạn sơ khai của ý thức Khi nói về thời gian này, Lê Đạt cho biết: “cho đến bây giờ tôi vẫn hàm ơn Thư viện Khoa học đã cho phép tôi “du học” bốn năm liền ” [20, tr.622]

Sau bốn năm vùi đầu trong Thư viện, Lê Đạt đã gặp “người hướng

đạo” Freud khi ông đọc cuốn Đời tôi và tâm phân học của nhà phân tâm học

này Đây là thời điểm có tính quyết định đến nhận thức cũng như sự lựa chọn trường phái sáng tác của Lê Đạt, có thể nói chính Phân tâm học của Freud đã khai mở cho ý tưởng đổi mới thơ của Lê Đạt Ông cho biết: “ Tôi vẫn loay hoay đổi mới thơ mình nhưng thất bại Cái thói quen ngôn ngữ là một trong những thói quen cứng đầu và hết sức ngoan cố” [20, tr.622]

Trang 19

Tuy nhiên, trong cuộc đời trầm luân một con người, đôi khi ta hạnh ngộ một vài câu nói - nó cưu mang mình như một chiếc phao cứu sinh Và Lê Đạt đã tìm thấy “ chiếc phao cứu sinh” của mình, như ông từng thổ lộ: “ suốt đời tôi

hàm ơn ba câu nói Một của Trang Tử : Mọi người đều biết lợi ích của cái hữu dụng, ít người biết lợi ích của cái vô dụng Hai của Lacan: Vô thức được cấu trúc như một ngôn ngữ Ba của Mallarmé: Hãy trả tính chủ động cho chữ” [20,

tr.623] Từ đây, Lê Đạt “bắt đầu cuộc hành trình vô dụng lần tìm vô thức thông

qua việc giải phóng ngôn ngữ” [20, tr.624] Và ông đã bắt đầu cuộc hành trình của mình dưới sự dẫn dắt của nhà phân tâm học Freud, ông dẫn lại đoạn văn của

Freud trong tập Đời tôi và tâm phân học:

Người ta thấy miền tưởng tượng là một kho chứa được hình thành khi có sự chuyển đổi đau đớn từ nguyên lý khoái lạc sang nguyên lý thực tế nhằm tạo ra một thế vật cho việc thỏa mãn xung năng mà cuộc sống buộc con người phải từ bỏ Người nghệ sĩ giống như một người loạn thần kinh, anh ta tự rút lui vào thế giới tưởng tượng ấy, tách khỏi hiện thực không làm anh ta thỏa mãn Nhưng khác với người loạn thần kinh, nghệ sĩ biết cách làm thế nào tìm lại được con đường hiện thực vững chắc Các tác phẩm của anh ta là sự thực hiện tưởng tượng những khát vọng vô ích giống hệt những giấc mơ… Nhưng trái lại với những giấc mơ phi-xã hội và nặng tính tự si, sáng tác của nghệ sĩ bộc lộ khả năng gợi mối đồng cảm ở người khác, đánh thức và thỏa mãn chính những khát

vọng vô thức ấy ở nơi họ [20, tr.625]

Phải chăng từ đây, Lê Đạt đã có ý thức hơn về hành trình sáng tạo của mình trong một giai đoạn mới, dưới ánh sáng của tâm phân học Freud? Điều này không chỉ luận giải cho tình trạng sáng tác gần như vô thức của người nghệ sĩ mà còn là sự khám phá tầng sâu ý thức trong các sáng tạo nghệ thuật Freud viết: “Mọi đứa trẻ khi chơi ứng xử như một nhà thơ với ý nghĩa nó tự tạo ra cho mình một thế giới hay nói chính xác hơn, nó chuyển dịch những đồ vật của thế giới nó

Trang 20

đương sống sang một trật tự mới phù hợp Nó coi trò chơi của mình là rất nghiêm túc” [20, tr.628)]

Nói một cách nôm na, người làm thơ thực hiện một trò chơi chữ nghiêm túc, sử dụng những phép tu từ học (ám dụ, hoán dụ, lược tỉnh, ghép âm, nói lái, nói lối…) như một đứa trẻ chơi với những đồ vật chung quanh mình Phân tâm học đặc biệt coi trọng ý nghĩa của thời kỳ tuổi thơ trong sự hình thành nhân cách con người và dường như Lê Đạt đã lĩnh hội được ý tưởng này khi ông xem nhà thơ giống như đứa trẻ con chuyển dịch những đồ vật của thế giới nó đang sống sang một trật tự mới phù hợp hơn và nhà thơ chuyển dịch câu chữ (sử dụng những phép tu từ học) sang một trật tự mới như một đứa trẻ chơi với những đồ vật xung quanh nó Đến đây, ta có thể hiểu rằng Lê Đạt đã thực hiện “trò chơi con trẻ” một cách nghiêm túc Đó là một trò mà người chơi đã “chơi” thật, “chơi” hết mình, sống với trò chơi như một nghiệm sinh thực thụ Nghiêm túc không mâu thuẫn với trò chơi mà mâu thuẫn với chơi đùa hay tài tử Từ một người chơi tài tử Lê Đạt đã nỗ lực nghiêm túc để trở thành một người chơi chuyên nghiệp Ông đã miêu tả trò chơi của người làm thơ đó là “chơi những phép tu từ như một thứ bẫy vô thức Anh ta sinh sự với ngữ nghĩa và ngữ pháp để tạo ra một sự sinh mới cho thơ” [20, tr.627] Lúc này, trong hoạt động sáng tác của mình, người làm thơ rắp tâm biến “ngôn ngữ tiêu dùng” thành một thứ “ngôn ngữ trò chơi” trong một trạng thái nửa tỉnh nửa mơ mà Roland Barthes gọi là một sự “chú ý bồng bềnh” (attention flotation) Chính cái trò chơi hết mình này khiến Freud coi các nghệ sĩ như một thứ trẻ con lớn tuổi có khả năng đánh thức bản năng trò chơi của độc giả “Mỗi người tự nhớ lại thời anh ta sống thực với những ham muốn trẻ thơ trong đó ngôn ngữ làm ra thế giới, thời gian là chiếc gậy của nàng tiên và tấm thảm bay, tóm lại thời của ma thuật” [20, tr.623] và Lê Đạt đã nỗ lực rất nhiều để tự biến mình thành thành một “kẻ rồ chữ” Bởi lẽ theo ông: “ Người làm thơ hoạt động ở những vùng biên ngôn ngữ

Trang 21

rất giống một người điên Cái khác biệt giữa họ nằm ở chỗ người điên thì vượt biên đi thẳng tới cõi vô thức hoàn toàn của đêm tối mù mịt và ở lại đó, còn người làm thơ thì loạng choạng bước một vài bước sang cõi vô thức thì ngừng lại và biết đằng sau quay, trở về với cõi ngày của ý thức sau khi đã lượm dăm mảng đêm của vô thức để mở rộng địa giới của chơi chữ Làm thơ không chỉ đòi hỏi sự buông lỏng mà còn là một cảnh giới thượng thừa” [20, tr.632] Quả thật, chơi chữ không phải là một trò kỹ xảo đơn thuần có tính lý trí bởi chơi chữ không là một trò chơi đơn thuần dựa trên óc thông minh của một người tỉnh táo mà dựa trên toàn bộ trí năng cũng như cảm năng của một kẻ đam mê bị “thánh ốp trong một cơn thượng đồng của chữ” (Lê Đạt)

Sau một thời gian tập tành với lối chơi chữ mới, Lê Đạt bắt đầu làm những bài tập tự do ghép chữ theo những đề tài nhất định hay nói một cách giản dị hơn, Lê Đạt bắt đầu tập sáng tác thơ theo lối “chơi chữ” Ông đã mất ba tháng để viết xong bài Ông phó cả ngựa lần thứ nhất và ba tháng nữa để sửa đi sửa lại không

biết bao nhiêu lần, nhiều câu chữa mãi có khi lại trở về câu lần đầu Đây là giai đoạn Lê Đạt “đi chông chênh trong một vùng bất định đầy sương mù”, luôn đối diện với một câu hỏi da diết: “đâu là điểm tự do xa nhất chữ có thể đạt tới, đâu là cực hạn nhất thiết không được bước qua” ( Lê Đạt) Sau nhiều lần sửa chữa, ông mới có thể hài lòng với sáng tác của mình Lê Đạt chia sẻ: “ Không hiểu sao

khi đọc lại bài thơ Ông phó cả ngựa còn nóng hổi những chữ mới ra lò, nước

mắt tôi cứ ứa ra không cầm lại được Tôi hiểu rằng mình đã được cứu rỗi” [20, tr.634]

Ngựa lên mấy, mà nghìn tuổi cây Và một tiểu sử người

Trang 22

(Ông phó cả ngựa – Lê Đạt)

1.2.3 Giai đoạn 3: 1988 - 2008

Anh tìm v ề địa chỉ tuổi thơ Nhà s ố lẻ

ph ố trò chơi bỏ dở M ộng anh hường

tim môi em bói đỏ Giàn tr ầu già khua nh ững át cơ rơi (Át cơ – Lê Đạt)

Đây là giai đoạn đánh dấu sự trở lại của Lê Đạt với đời sống văn học

nước nhà bằng việc xuất bản những tập thơ đã viết trước đó: Bóng chữ (1994), U75 Từ tình (2007), Đối thoại với đời và thơ (2008), v.v Quan niệm sáng tác

thơ của Lê Đạt lúc này là “ tuyên ngôn về quyền dân chủ của chữ” bởi lẽ ông cho rằng “hành động yêu nước nghiêm túc nhất của một công dân với tư cách một người làm thơ là cúc cung tận tụy, bảo vệ và mở mang bờ cõi chữ của dân tộc mình” [20, tr.636] Tuy vậy, lúc bấy giờ, không nhiều người có thể hiểu thơ

Lê Đạt Đặc biệt là sự xuất hiện của tập thơ Bóng chữ Bóng chữ được viết từ 1964 đến 1994 Ngay sau khi tập Bóng chữ được phát hành, diễn đàn văn học đã xảy ra nhiều cuộc tranh luận bởi hầu như không ai hiểu Bóng chữ nói gì, có người xem Bóng chữ là “thơ hũ nút”, “thơ ú ớ” Theo Lê Đạt nhận xét thì “ ít

nhất đã có hai người tương đối hiểu thơ tôi, bản thân tôi và Trần Đĩnh, thêm một người không đơn thuần là một thay đổi về số lượng, mà quan trọng hơn hết, đó là một thay đổi về chất lượng Tôi đã thoát khỏi vòng cô đơn Một người là số ít nhưng hai người là khởi điểm của số nhiều” [20, tr.636] Có một số người đả kích thậm tệ, thậm chí lên án Lê Đạt đã tham chữ bỏ nghĩa, nặng hơn nữa là chủ

Trang 23

trương vô nghĩa Họ gọi Bóng chữ là “thơ ú ớ”, “sùng bái vô thức chống lại ý thức” Lê Đạt chia sẻ: “Có người vừa mở tập Bóng chữ lướt qua đã gập sách lại

và kêu ca rằng thơ tôi hũ nút, rằng thơ tôi khó hiểu” [20, tr.637] Theo Lê Đạt,

chỉ có vài người hiểu và ủng hộ Bóng chữ: “Người đầu tiên là Đỗ

Kh…”, “Người thứ hai là Đặng Tiến” - bài của Đặng Tiến viết về Bóng chữ

được Vũ Quần Phương đăng hai kỳ trên báo Người Hà Nội của giới văn nghệ thủ đô Đặc biệt nhất là bài của Thụy Khuê nói về thơ tạo sinh của Lê Đạt phát

trên đài R.F.I và sau được in trong tập tiểu luận Cấu trúc thơ Đặng Tiến với bài “Lê Đạt và Bóng chữ’, Báo Người Hà Nội,1995, đã cho rằng Bóng Chữ là một tác phẩm quan trọng tâm huyết của một tác gia đã làm thơ non nửa thế kỷ Bóng Chữ của Lê Đạt ghi lại lịch sử một đời người, qua buồn vui một cá nhân, giữa

thăng trầm của dân tộc và trăn trở của một nghệ sĩ thường xuyên tra vấn ngôn ngữ Lê Đạt đã khai thác kinh nghiệm những người đi trước, từ Baudelaire, Maiakovski đến thơ siêu thực và hiện đại Pháp, tiếp cận những lý thuyết văn học, ngữ học và nhân học mới, ông thực tâm muốn làm mới thơ mình Thuỵ Khê với bài viết “Thơ Tạo Sinh – Lê Đạt”, Chương XV, in trong tập “Cấu trúc thơ”, Nxb Văn Nghệ, California, 1995, đã phân tích nhiều bài, nhiều câu thơ của Lê Đạt Khi khái quát hành trình sáng tạo thơ của Lê Đạt, Thụy Khuê đã có nhận xét khá sâu sắc: “Thơ Lê Ðạt khó và tối Tác giả niêm phong tác phẩm của mình bằng sự cô đọng chữ nghĩa Nhưng đó là cái khó của sự tìm tòi khoa học, cái tối là ẩn số của bình minh, là sự niêm phong gạn lọc tư tưởng Cho đến nay chúng ta chưa có một tác phẩm nào thể hiện sự thay đổi toàn diện trong phong cách

thơ, từ bản sắc triết học, đến cấu trúc hình thức và nội dung như thế Với Bóng c hữ thơ mới đã thực sự nhường ngôi cho một dòng thơ khác: Thơ Tạo Sinh hiện

đại trong tinh thần khuynh đảo và tái sinh những giá trị cổ điển” (tr.125)

Nhà thơ Lê Đạt thú nhận khi ông sáng tác Bóng chữ “ đa số các bài thơ

đều được viết đi viết lại nhiều lần” Ông cũng ý thức được rằng: “ hiểu - căn bản

Trang 24

là hoạt động của lý tính trong tiếp xúc của con người với ngoại giới Người ta có thể chưa hiểu mà vẫn cảm nhận được thông qua trực giác, nó cũng quan trọng chẳng thua gì lý tính trong hoạt động nhận thức Khi ta mê một người con gái nhiều khi ta cũng không hiểu tại sao Các nhà thơ lãng mạn gọi đó là “tiếng sét ái tình” Chỉ sau khi hết choáng váng ta mới có điều kiện sử dụng lý tính để hiểu và hiểu mãi vẫn chưa hiểu hết” [20, tr.639] Vì vậy, trong thơ không phải bao

giờ cũng hiểu mới cảm được Trước thực trạng đó, Lê Đạt vẫn giữ một niềm tin

mãnh liệt: “ Một tác phẩm nghệ thuật khi ra đời, nếu nó được tác giả thật sự mang nặng đẻ đau với tất cả tâm huyết của mình, tự nó đủ sức tự vệ Không sức

mạnh nào bắt nạt hay bịt miệng được nó!” [20, tr.640] như trường hợp của Bóng ch ữ:

Chia xa r ồi anh mới thấy em Như một thời thơ thiếu nhỏ Em v ề trắng đầy cong khung nhớ Mưa mấy mùa

mây mấy độ thu Vườn thức một mùi hoa đi vắng Em v ẫn đây mà em ở đâu Chi ều Âu Lâu Bóng ch ữ động chân cầu (Bóng chữ – Lê Đạt)

Hơn hai tháng sau khi Lê Đạt qua đời, bạn bè ông đã tập hợp những bài viết, phát biểu của ông về thơ và về chuyện đời, chuyện người trên các tờ báo

lớn trong nước, in trong tập sách Đối thoại với đời và thơ Cuốn sách gồm 5 chương: Dân chủ và vốn xã hội; Về văn hóa và tính cách Việt; Khoa học và nghệ thuật, Nghĩ về thơ và cuối cùng là Đoản ngôn Trong phần phụ lục của

sách, độc giả có thể tiếp cận những bài viết xúc động của bạn văn, thơ dành cho

Trang 25

ông, trong đó có cả bức thư cảm động của cô con gái Đào Phương Liên gửi cho bố mình trước khi tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng

Sau Đối thoại với đời và thơ, Đường chữ là cuốn sách thứ hai của Lê Đạt

được xuất bản kể từ khi nhà thơ “phu chữ” qua đời Đường Chữ của Lê Đạt gồm có 4 phần: Thơ, Di cảo, Đoản ngôn và Tiểu luận Đọc Đường chữ, ta thấy lịch

sử một đời người giữa thăng trầm của dân tộc và cuộc kiếm tìm không mỏi của một “phu chữ” trong rừng chữ nghĩa Trong số những nhà thơ cùng thời, cùng nhóm Nhân văn-Giai phẩm, Lê Đạt là người có một phong cách thơ độc đáo, một Người Thơ “ngây ngơ không biết lối về già”:

Đời tốc hành một ga xanh sót lại Một góc tuổi mải tàu thơ dại mãi Tìm nhà quên mất số lớn khôn” (Kết luận –Lê Đạt )

Di sản văn chương của Lê Đạt để lại không nhiều về số lượng nhưng có độ phong phú và sức nặng của trọng lượng nghệ thuật bởi mỗi câu chữ của ông như “được luyện từ ngàn tấn quặng chữ” Qua toàn bộ di sản của Lê Đạt, người đọc có thể hình dung được chân dung của một người lao động nghệ thuật đích thực: người “phu chữ” không quản ngại gian lao, vất vả trong việc luyện chữ, tìm chữ

1.3.Quan ni ệm về thơ với cuộc đời

Trong lời đề tựa tập thơ của mình, Sóng Hồng viết: “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp Thơ là tình cảm và lý trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật”[25, tr.13] Thật vậy, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, tiếng thơ vẫn là tiếng nói tươi trẻ nhất của đời sống, vẫn luôn thiết

Trang 26

tha khơi động đến chiều sâu của tình cảm, gắn bó với những ước mơ hoài bão; mềm mại trong nỗi niềm tâm sự an ủi và hào hùng trong tiếng nói ngợi ca chiến đấu Thơ là tiếng nói của tâm hồn, của niềm mơ ước; bộc lộ khát vọng vươn tới một lý tưởng cao đẹp Thơ không dung hoà với những gì thô thiển, tầm thường mà phải trải qua một quá trình chọn lọc công phu, tinh tế; vừa đòi hỏi sự nhập thân gắn bó vừa phải biết tỉnh táo chọn lọc những gì đặc sắc nhất làm chất liệu cho thơ Thực chất quá trình chọn lọc này chính là hành trình sáng tạo của nhà thơ để những chất liệu của đời sống không bị khô héo hoặc bị cắt xén đi mà vẫn tràn đầy sự sống Chính vì điều đó mà trong văn bản thơ, chúng ta có thể thấy ngoài nội dung cảm xúc, thơ ca biểu hiện tri thức, quan niệm, cách kiến giải riêng của tác giả đối với đời sống Đọc thơ, trước hết, là đọc cách kiến tạo nghĩa, đọc một hiện thực được tạo ra Có thể thấy cái hiện thực đó trong tứ thơ và cách thể hiện của tác giả Thật vậy, trong thơ có tư tưởng, có ý thức; vì bất cứ cảm xúc, tình tự nào của con người cũng gắn liền với những suy nghĩ Vì lẽ đó mà tư tưởng của thơ nằm ngay trong “cảm xúc tình tự” (Nguyễn Đình Thi).Trong thơ ca, mọi tình cảm dường như đều được lọc qua ý thức, được ý thức nhận thức, theo nghĩa - quan niệm; khi đó nhận thức của tác giả thế nào thì tình cảm, thái độ của anh ta sẽ thể hiện thế ấy qua thơ Khi đó, thông qua tác phẩm thơ ca, chúng ta có thể hiểu được những tâm tư tình cảm, những nỗi niềm tâm sự của chính tác giả Và tác giả Lê Đạt cũng không ngoại lệ với “ Câu thơ khổ tu xí xoá nợ luân hồi” mà “ không một tháp ngà nào ngăn cản được những tiếng vang vọng của sự sống cũng như những bận tâm nhân loại của người nghệ sĩ” [20, tr.640] Từ đó, Lê Đạt quan niệm về thơ với cuộc đời theo một cách nghĩ riêng, độc đáo và sâu sắc

1.3.1 Thơ “ là tiếng nói của những khoảng xa”

Có thể xem thơ là dạng tiêu biểu nhất của văn chương vì nó biểu hiện tập trung, sâu sắc nhất mọi quy luật tình cảm của con người Heghen cho rằng: “Thơ

Trang 27

bắt đầu từ cái ngày mà con người cảm thấy cần phải tự biểu hiện lòng mình” [26, tr.22] Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định bản chất của thơ là phản ánh cuộc sống; giàu liên tưởng và tưởng tượng, có chất trí tuệ và chất triết lý Thơ thể hiện sức mạnh của mình khi tác động đến tư tưởng con người với tinh thần nhân văn cao cả Ở Phương Tây, ngay từ thời cổ đại, Platon, Aristole đã đề cao sức mạnh của thơ Aristole cho rằng: “Thơ có sức mạnh của tình cảm của trái tim và sức mạnh ấy có thể khiến mọi người tự thanh lọc tâm hồn mình, có thể kéo mọi người đến gần nhau hơn” [6, tr.79] Về sau Sigmund Freud phát triển quan niệm thanh lọc của Aristole theo cách lý giải: “Văn học có thể giải toả những ham muốn, những uẩn ức mà con người bị đè nén, không thể thoả mãn trong thực tế” [6, tr.80] Như vậy, văn học nói chung, thơ ca nói riêng có khả năng giúp con người thoát khỏi những giày vò giăng bủa của mớ bòng bong phức tạp để tìm lại sự cân bằng cho thế giới tinh thần Thơ trở thành tiếng nói màu nhiệm của đời sống tâm hồn con người; trở thành một vũ trụ tâm linh không những của nhà thơ mà của cả người tiếp nhận mà theo Lê Đạt thì "nhiệm vụ của thơ không phải sản xuất ra chân lí mà những chất cường cảm, những viagra phục tráng khả năng chân lý” [20, tr.567] Nếu thế mạnh của văn xuôi là chiều rộng, là sự phong phú và phức tạp thì thế mạnh của thơ là chiều sâu, là chắt lọc và kết tinh Tiếng nói của thơ là tiếng nói thấm đẫm tình cảm, cô đọng và tinh tế Vì lẽ đó mà thơ có thể sản xuất ra những “chất cường cảm” những “Viagra” cần thiết cho cuộc sống con người Hơn nữa, mỗi bài thơ không chỉ dừng lại ở ý nghĩa khiến người ta thoả mãn những thị hiếu thẩm mỹ, cũng không phải là những bài đạo đức khô khan nhưng nó có sức mạnh tuyệt đối để khiến con người trở thành “thuần khiết” Thật vậy, khi cuộc sống càng biến động thì các nhà thơ càng không ngừng đi tìm lẽ sống, không ngừng suy nghiệm về lẽ đời, về con người Có thể nói, biểu hiện trực tiếp tâm trạng, cảm xúc, tâm tư và suy nghĩ của con người là cách phản ánh thế giới riêng của thơ Người Trung Quốc xưa đã nhận xét chí lí rằng: “thơ hay như người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc, nhưng cái để

Trang 28

sống với nhau lâu dài là đức hạnh; chữ nghĩa là nhan sắc của thơ, tấm lòng mới là đức hạnh của thơ” [6, tr.81] Sức mạnh của thơ không chỉ ở chỗ bộc lộ một cách chân thành, tinh tế những rung động, những nỗi niềm riêng tư thầm kín của con người mà còn có khả năng thâm nhập vào những chân lý phổ biến nhất của tồn tại để đạt đến những khái quát nghệ thuật cao; phải chăng “những khoảng xa” trong quan niệm của Lê Đạt chính là “những khoảng xa” của những hiểu biết trong sự khám phá và sáng tạo của nhà thơ

Các nhà tư tưởng phương Đông cổ đại cho rằng cuộc sống bình yên hay loạn lạc bắt nguồn từ trong tư tưởng mà trong đó thơ là một yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng không nhỏ Tuân Tử cho rằng “bất kể xấu hay tốt, tác phẩm nghệ thuật đều có sức mạnh lớn lao đối với đối với tính an hoặc loạn của xã hội” [6, tr.83] Cùng quan điểm đó, Khổng Tử chủ trương truyền dạy đạo đức, giúp người tu thiện, rèn luyện nhân cách bằng kinh sách Một trong những cách thức tu thân mà Khổng Tử đề ra cho học trò là đọc sách, đọc thơ, đọc và bàn luận Kinh thi để nâng cao tri thức “bất học thi, vô dĩ ngôn” Chính vì vậy, thơ cũng có khả năng hướng thiện con người như Lê Đạt nhận định: "Đọc một câu thơ hay ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng thiện những vùng trời tốt đẹp hơn, nhân tính hơn” [19, tr.85] Thật vậy, qua những trang thơ, ta có thể bắt gặp một tâm hồn, một tấm lòng Không chỉ vậy, một câu thơ hay còn có khả năng khơi gợi cảm hứng cho con người, đưa con người đến gần hơn với chân trời Chân- Thiện- Mỹ Người đọc khi hội ngộ những câu thơ hay chẳng khác nào như đến được những “bến đò gió nổi” từ đó được thơ chắp cánh đến những vùng trời tốt đẹp tràn đầy nhân tính Không chỉ vậy, “đọc thơ, ta như đọc những bản tự thuật tâm trạng Ta hiểu hơn về đời sống nội tâm của tác giả với những chi tiết về quê hương, về kỷ niệm cuộc sống, về cá tính sáng tạo ” [57, tr.184] Thật vậy, “thơ chính là tiếng nói của những khoảng xa” trong tâm hồn con người

Trang 29

1.3.2 Thơ “ mở mang biên cương của hiện thực”

Thơ ca là tiếng gọi tha thiết từ cuộc sống và đi ra từ cuộc sống Song cuộc sống ấy không phải là hiện thực bị đông cứng, bị đóng kín, bị cầm tù mà đó là một hiện thực mở Và như thế, nhà thơ không thể đứng ngoài dòng chảy của cuộc đời Chính vì vậy, phản ánh hiện thực là quy luật muôn đời của văn học nói chung và thi ca nói riêng Thơ được khai thác từ trong đời sống cũng như những vỉa quặng được lấy ra từ lòng đất và hơn nữa đó là chất kim được chắt lọc từ những vỉa quặng bộn bề Quá trình chọn lọc này thực chất là một quá trình sáng tạo rất công phu, tinh tế; vừa đòi hỏi sự nhập thân gắn bó vừa phải biết tách ra để tỉnh táo chọn lọc những tinh hoa Vì lẽ đó, thơ phải là một cố gắng hoà hợp tình cảm của cá nhân với hiện thực của thế giới Và giờ đây, trước vận hội mới, thời cuộc mới, Lê Đạt cho rằng: “ nhiệm vụ cấp bách của Thơ Việt là phải mở cửa ra năm châu để thở, để chống lại nguy cơ tỉnh lẻ của nền thơ khuất gió” [19, tr.44], phải đưa ra được “một cái nhìn mới, một nghĩa mới soi rọi những vùng mù của cõi biết, mở mang biên cương của hiện thực, làm cho hiện thực ngày thêm phong phú hơn, sinh sôi, nảy nở to đẹp hơn, đàng hoàng hơn” [19, tr.44] Như vậy, hiện thực trong thơ theo quan niệm của Lê Đạt là một hiện thực đa diện, đa chiều – một hiện thực luôn có sức tạo sinh cùng với sự biến sinh của cuộc sống Hiện thực trong thơ vì thế luôn mở ra với mọi chân trời của đời sống Đó là hiện thực của tâm trạng, của vô thức, của cõi tâm linh và phải chăng ảo ảnh của hiện thực cũng chính là một kiểu hiện thực Vậy hiện thực là gì? Lê Đạt cho rằng: “Hiện thực là một tập hợp những khả thể Người ta chỉ có khả năng tiếp cận chứ không vĩnh viễn nắm bắt được chúng Trường phái trừu tượng và hiện thực không khác nhau ở gốc xuất phát mà khác nhau ở cách nhìn Chẳng có gì xuất phát từ hư vô cả” [20, tr.610] Như vậy, phải chăng “văn nghệ phản ánh hiện thực thông qua tác phẩm như mảnh gương di chuyển dọc lộ trình cuộc sống” (Stendhal) Trong nhiều thế kỷ, các nhà lý luận đã từng tranh cãi mất rất

Trang 30

nhiều thì giờ về lý thuyết phản ánh và thơ có phản ánh hiện thực không? Về vấn đề này, Lê Đạt cho rằng “điều quan trọng nhất không phải thơ có phản ánh hiện thực hay không mà phản ánh như thế nào” [20, tr.563] Ông dẫn chứng bài thơ

nổi tiếng:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên Giang phong ngư hoả đối sầu miên Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền (Phong Kiều dạ bạc - Trương Kế )

Để rồi chính ông tự vấn bao điều: “ Chao ôi! Số tao nhân mặc khách mất ngủ trên sông nghe tiếng chuông đêm là bao nhiêu người? Tiếng chuông chùa Hàn Sơn có phải chỉ đêm nay mới đánh đâu mà sao chỉ câu thơ của Trương Kế còn vẳng lại?” [20, tr.564] Dường như người ta đã nhấn mạnh quá mức đến tiếng chuông chùa Hàn Sơn mặc dù người ta chỉ biết đến nó từ khi có bài thơ của Trương Kế Và rồi ông đã tìm được câu trả lời cho mình: “tiếng chuông như đã có sẵn trong đầu nhà thơ và tiếng chuông ngoại giới chỉ có nhiệm vụ làm nó thức giấc như cái hôn của Hoàng tử làm thức giấc nàng Công chúa ngủ trong rừng” [20, tr.564] Như trường hợp chúng ta từng khen một cảnh đẹp hay chê một cảnh xấu Đẹp hay xấu là do chính con người chúng ta nhìn nhận chủ quan mà thôi Tự nhiên chỉ tồn tại và đẹp hay xấu không phải là thuộc tính của tự nhiên Như vậy, không phải cảnh nên thơ xui khiến con người làm thơ mà phải nói rằng cảnh trở nên thơ do cái nhìn của thi nhân Trong khi đó, cuộc sống thực dụng, vật chất mài mòn cảm giác khiến con người ngày càng trở nên dửng dưng hơn, vô tâm hơn với ngoại giới Và một tương lai bê tông hoá là một viễn cảnh không lấy gì làm tốt đẹp đối với thế giới loài người Lúc này, người làm thơ như người cán bộ môi trường có nhiệm vụ chăm lo đến nhu cầu “ xanh” của cộng

Trang 31

đồng “Nhiệm vụ của nhà thơ là tạo ra những cái nên thơ mới làm cuộc sống ngày một xanh – sạch – đẹp hơn, có ý nghĩa hơn, thi vị hơn và đáng sống hơn” [20, tr.567] Việc sản xuất ra những “cái nên thơ mới” này trở thành nhu cầu thiết yếu trong một xã hội ngày càng công nghiệp hoá cao, trở thành một đóng góp quan trọng trong việc cải thiện chất lượng sống của con người nhất là ở góc độ tinh thần Chúng ta cũng nên phân biệt giữa việc sản xuất “cái nên thơ” và “ tô hồng hiện thực” “Tô hồng” là bày vẽ, thêm thắt vào hiện thực những màu sắc sặc sỡ làm mờ những yếu tố tiêu cực, khuyếch đại những mặt tích cực Còn sản xuất “ cái nên thơ” là đi sâu vào bản chất hiện thực, phát lộ những hàm nghĩa chưa biết, tăng cường nhân tính, đẩy lùi nguy cơ vô cảm của thiên hướng tiêu dùng ngày càng phát triển trong một xã hội hiện đại ngày càng thực dụng Nếu trước đây chỉ có cảnh trăng thanh gió mát, cảnh heo may xào xạc, cảnh chia ly ảm đạm là “nên thơ” thì ngày nay các nhà thơ hiện đại đã tạo ra những cái “nên thơ mới” với những chất liệu mới; từ con tàu xuyên Siberi đến bọt xà phòng đều có thể trở thành “nên thơ” trong thế giới hàng ngày của nghiệm sinh Lúc này thơ làm nhiệm vụ “chống lại nguy cơ sa mạc hoá của tâm cảnh” [20, tr.568] và phải chăng cũng chính là “mở mang biên cương của hiện thực” theo quan niệm của Lê Đạt Và vì vậy, việc làm thơ đối với ông cũng là một thứ lao động để đạt tới những hiện thực bề sâu:

Moi óc làm thơ Moi tim làm thơ Như người thợ Chui xuống lòng hầm mỏ Moi than moi lửa

Đốt sáng cuộc đời ( Làm thơ – Lê Đạt )

Trang 32

Mặc dù rất coi trọng hiện thực trong thơ, song trong quan niệm của Lê Đạt: “ Hiện thực là điều kiện cần, không phải điều kiện đủ, không phải cứ hiện thực lớn lao là tức khắc tạo ra những tác phẩm lớn lao theo một luật nhân quả đơn giản Sự ra đời của những tác phẩm tầm cỡ phải được coi là những cơ may của một thời đại, một xứ sở” [19, tr.49] Quan niệm của Lê Đạt về hiện thực trong thơ là một quan niệm khá độc đáo và thể hiện rõ cá tính sáng tạo của nhà thơ Với Lê Đạt, hiện thực không phải là con đường tạo nên tác phẩm lớn mà muốn trở thành nhà thơ lớn, muốn có tác phẩm lớn cần phải có tài năng lớn Tài năng của nhà thơ sẽ quyết định giá trị của thơ ca chứ không phải chỉ có hiện thực, bởi hiện thực chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ Hiện thực dù vĩ đại đến đâu mà không có tài năng của nhà thơ để nhào nặn hiện thực ấy thăng hoa trong tác phẩm thì chắc chắn sẽ không có những tác phẩm thơ ca mang hơi thở của thời đại được Do đó “Tác phẩm lớn là con đẻ của những tài năng lớn và việc xuất hiện những tài năng lớn lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố phức tạp” [19, tr.49] Lê Đạt cho rằng: “nhà thơ và nhà bác học, tính đến cùng, đều theo đuổi chung mục đích là tạo ra một cái nhìn khác tiếp cận hiện thực bị che phủ dưới lớp bụi của quán tính” [20, tr.471] Muốn làm được việc đó, tài năng không chưa đủ, cần phải có sự dũng cảm của nhân cách Phải có cái tâm lớn mới dám chống lại những thói quen cũ Nhà thơ E.Glissant có một câu thơ rất đáng suy nghĩ: “Con đường nhỏ về già thành con đường lớn” Thế nên “sung sướng thay những nhà thơ không già vì suốt đời dám lựa chọn những con đường nhỏ, ít người đi” [20, tr.472]

1.3.3 Thơ là “ chóp của Kim Tự Tháp văn hóa”

Nếu văn hoá là một hệ thống thì ít nhất trong trường hợp văn hoá Việt Nam, văn học là yếu tố năng động nhất của hệ thống đó Điều này có thể phần nào gắn với nền văn minh văn tự của Đông Á mà văn học là nghệ thuật chữ nên mặc nhiên chiếm vai trò chủ đạo trong hệ thống văn hoá Xưa nay, văn học vẫn

Trang 33

được coi là gương mặt của văn hoá, tiêu biểu cho các giá trị văn hoá, nhất là văn hoá tinh thần của mỗi dân tộc Vì vậy, mối quan hệ giữa văn học và văn hoá vừa sâu sắc vừa bền vững Văn học là nơi ý thức văn hoá được thể hiện rõ nhất và sâu sắc nhất Do vậy, những tác phẩm văn chương ưu tú thường mang tính đại diện cho văn hoá, có khả năng phản ánh, lưu giữ, sáng tạo và kết tinh văn hoá

của thời đại Cùng chung nhận định đó, Lê Đạt cho rằng: “Văn học là một hoạt

động văn hóa chiều sâu, nó đòi hỏi nhà văn phải có một trình độ văn hóa trầm tích cao Vốn văn hoá này nhà văn phải nuôi dưỡng phát triển nó suốt đời” [19, tr.50] Đúng như vậy, văn học là nơi kết tinh, là biểu hiện của tâm thức văn hoá dân tộc Các tác phẩm văn học thường ẩn chứa những yếu tố văn hoá bền vững, hiện diện trên bề mặt của hiện thực đời sống với những phong tục, tập quán, những nghi lễ, hội hè, đình đám; hoặc thể hiện ở chiều sâu tâm thức văn hoá cộng đồng cũng như đời sống tâm linh của con người Vì lẽ đó mà Lê Đạt cho rằng: “ Thơ là chóp của Kim Tự Tháp văn hóa” Nghĩa là thơ đã trở thành đỉnh cao của văn hóa loài người Thơ là sự kết tinh những giá trị văn hoá của dân tộc Nền văn học Việt Nam với hàng nghìn năm văn hiến, đã xuất hiện nhiều tác phẩm văn học mang đậm dấu ấn văn hoá, tạo nên dòng văn chương đặc sắc trong từng thời đại Qua thơ, ta có thể cảm nhận được những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc với những phong tục tập quán, tín ngưỡng, tâm linh… Lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử của dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng, văn hoá luôn gắn liền với cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội Có thể nói, văn hoá và con người là những nhân tố quan trọng, góp phần hình thành nên truyền thống lịch sử trải dài hàng ngàn năm của dân tộc Đề cao văn hóa chính là đề cao con người và vai trò của con người trong thời đại toàn cầu hóa Nhân tố con người phải trở thành động lực thúc đẩy mọi lĩnh vực của đời sống Trong điều kiện đó, không thể bỏ qua vai trò đặc biệt của thơ Thơ trở thành “chóp của Kim Tự Tháp văn hóa” nên nếu “không có nền vững, chóp dễ sụp đổ như một lâu đài cát” ( Lê Đạt ) Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy,

Trang 34

từ khi con người xuất hiện, tự nhiên không còn tính thuần tuý khách quan nữa Tự nhiên trở thành “có nghĩa” và nghĩa đó là do con người cung cấp hay nói cách khác tự nhiên đã trở thành một khách thể văn hoá Chính văn hoá của con người đã cấp cho nó những ý nghĩa nhất định nào đó Một con người của thời kỳ cổ đại mông muội có thể dửng dưng bước trên một cây cầu vắt qua suối với hai bên liễu rũ Nhưng một người đã đọc thơ Nguyễn Du:

Dưới cầu nước chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Con người đó, trước cảnh vật như vậy, không thể qua cầu mà không buâng khuâng, tức cảnh sinh tình Có thể thấy “con người văn hoá là con người cảm thông với ý nghĩa của vạn vật chung quanh, hơn nữa, trên những ý nghĩa đã tồn tại, còn có khả năng tạo ra những ý nghĩa mới” [20, tr.566] Và như vậy, trong quan niệm của Lê Đạt nền tảng của thơ chính là văn hoá Văn học chẳng những là một bộ phận của văn hóa, chịu sự chi phối ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hóa của một thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của thời đại và của cộng đồng Cùng với hệ thống giá trị văn hóa là những mô thức văn hóa riêng mà văn học đã tự giác tiếp nhận và thể hiện những giá trị và mô thức mà cả cộng đồng tôn trọng và tuân thủ Mặt khác, nhà thơ – chủ thể sáng tác phải là con đẻ của một cộng đồng, thuộc về một cộng đồng nhất định; do đó, muốn hay không anh ta cũng đã tiếp nhận những thành tố văn hóa của cộng đồng mình, những lối tư duy, những mô thức ứng xử trong đó chứa đựng nội hàm văn hóa tâm lý riêng của thời đại cũng như những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng Vì vậy nhà văn, nhà thơ dù sáng tạo thế nào, viết hay nói vấn đề gì thì cũng vẫn thể hiện tâm thức văn hóa với những kết cấu tâm

Trang 35

lý độc đáo của dân tộc mình Tuy nhiên, Lê Đạt cũng nhận thức rõ: “Con đường thơ gồm nhiều con đường riêng rất khác nhau của từng người Không có đại lộ chung một chiều cho tất cả Con đường thơ là một chu kỳ mở Không ai được vỗ ngực độc quyền chân lý cũng như tự cho phép mình nói tiếng nói cuối cùng” [20, tr.496] Cũng như trí tuệ của con người không có những định nghĩa không phát triển được Nhưng mặt khác “định nghĩa cũng có khả năng trói buộc trí tuệ khi trở thành những dây xiềng định kiến” [20, tr.616] Do vậy, một định nghĩa như một bến đò Một dòng sông trên đường ra biển lớn không thể nấn ná dừng lại ở một bến đò mặc dù đó là những cây đa bến cũ, những trăng thề Chúng ta cần có nhiều định nghĩa mở Đó chính là lý do để chúng ta mong muốn một nền thơ mang tầm văn hoá mới: văn hoá của đối thoại và lòng bao dung Lê Đạt đã phân tích rất cụ thể sự khác nhau giữa đối thoại và độc thoại trong văn hoá Độc thoại là tin rằng chỉ mình mới đúng nên chủ tâm phủ nhận ý kiến đối tác, ít chịu lắng nghe, phân tích cân nhắc vô tư những ý kiến khác Với người độc thoại, chân lý đã có sẵn và ở phía sau Thái độ của họ là một thái độ hoài cổ và đóng kín Đối thoại là tin rằng chân lý đương hình thành, sẽ được hoàn chỉnh dần qua sự trao đổi bổ sung của dàn hợp xướng những ý kiến khác nhau Với người đối thoại, chân lý là động, là phức hợp và ở phía trước Thái độ của họ là một thái độ mở và dung nhận Đối thoại có thể rất gay gắt nhưng bao giờ cũng diễn ra trong một không khí cởi mở, hợp tác, lắng nghe và thực sự cầu thị Do vậy, Lê Đạt đặt nhiều kỳ vọng vào một nền thơ Việt Nam hiện đại là một nền thơ được xây dựng và phát triển trên nền văn hoá đối thoại Đây là điều hết sức bức thiết và cực kỳ khó khăn vì “ loài người sống quá lâu năm trong thói quen độc thoại – Nó như một bóng ma bất đắc kỳ tử luôn luôn ám ảnh hành trình đối thoại của loài người” [19, tr.14] Nhưng đây cũng là yêu cầu để thơ có thể phát triển trong thời đại toàn cầu hoá, có thể đạt tới đỉnh cao và trở thành “chóp của Kim Tự Tháp văn hoá” nhân loại

Trang 36

Văn hoá nói chung và thơ ca nói riêng khi đến với công chúng bạn đọc là thực hiện cả một quá trình chuyển tải mã văn hóa của cộng đồng thăng hoa thành ngôn ngữ; chuyển tải các biểu tượng thành mã riêng của tác giả Sự tiếp nhận của độc giả tuỳ thuộc vào trình độ và quan trọng hơn là nhu cầu thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ của thời đại những điều này nằm trong tâm thức văn hóa của thời đại và công chúng độc giả Điều này lý giải vì sao người ta lại thích tác phẩm này hơn tác phẩm khác, thể loại này hơn thể loại khác cho dù thời đại sinh ra chúng đã qua đi Tuy vậy, Lê Đạt vẫn tin rằng: “một câu thơ hay là câu thơ ký thác được lịch sử thi ca nhân loại, nó đi qua các tầng văn hoá như con tàu Du

hành II vượt quỹ đạo Thái dương hệ đi vào cõi vô cùng” [20, tr.552] TIỂU KẾT

Từ những nét khái quát về nhà thơ Lê Đạt và hành trình sáng tạo thơ của ông; chúng ta có được một bức chân dung rõ nét hơn về Người thơ Lê Đạt Đồng thời, với những quan niệm của ông về thơ với cuộc đời, chúng ta càng hiểu rõ hơn những trăn trở, suy tư của ông Thơ trong quan niệm của Lê Đạt là “tiếng nói của những khoảng xa” trong tâm hồn con người – là thực đấy nhưng lại hư ảo xa xôi Thơ cũng “mở mang biên cương của hiện thực” bởi lẽ hiện thực chỉ là điều kiện cần cho những tác phẩm lớn ra đời Không chỉ vậy, thơ còn là “chóp của Kim Tự Tháp văn hoá”- nghĩa là thơ trở thành đỉnh cao của văn hoá loài người; là sự kết tinh những giá trị văn hoá của dân tộc Vì lẽ đó, Lê Đạt nhận định: “Đọc một câu thơ hay ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng thiện những vùng trời tốt đẹp hơn, nhân tính hơn” Bên cạnh đó, để thơ có thể phát triển trong thời đại toàn cầu hoá, có thể đạt tới đỉnh cao đòi hỏi các thế hệ nhà thơ cần phải xây dựng được một nền thơ mang tầm văn hoá mới: văn hoá của đối thoại và lòng bao dung Như vậy, quan niệm về thơ của Lê Đạt đã góp phần trả lời

Trang 37

cho câu hỏi: “Thơ là gì?” Một câu hỏi mãi còn để ngỏ cho nhân loại chúng ta trong hành trình đi tìm bản thể của thơ

CHƯƠNG 2

QUAN NIỆM CỦA LÊ ĐẠT VỀ NHÀ THƠ - NGHỀ THƠ -

NGƯỜI ĐỌC

2.1 Quan ni ệm của Lê Đạt về Nhà thơ

Nhà thơ là người sáng tác thơ - một thể loại khác với văn xuôi hay kịch Nhà thơ thường bị chi phối bởi nền văn hóa cũng như tri thức truyền thống và các tác phẩm được viết nên bằng một ngôn ngữ đặc biệt - gọi là thơ Nhà thơ là một danh hiệu cao quý cho người làm thơ, khi mà thơ của người đó phục vụ cho Chân, Thiện, Mỹ; cho ánh sáng xua tan bóng tối, cho lương tâm, trí tuệ và tiến bộ cũng như hạnh phúc của con người Đó là tiêu chuẩn danh xưng nhà thơ cho một người làm thơ Vậy với Lê Đạt, ông quan niệm thế nào về danh xưng nhà thơ? Nhà thơ dưới góc nhìn của ông có những đặc điểm gì đặc biệt hơn những người hoạt động trong các ngành nghệ thuật khác? Điều này đã được làm sáng tỏ thông qua toàn bộ hành trình sáng tác của Lê Đạt, đặc biệt trong các bài tiểu luận và đoản ngôn của ông

Trang 38

2.1.1 Nhà thơ không phải là "thi sĩ suốt đời "

Không phải chỉ có Lê Đạt mới boăn khoăn: thế nào là nhà thơ? Mà trong lịch sử văn học nước nhà đã có rất nhiều nhà thơ trăn trở về vấn đề này Chẳng thế mà Đông Hồ - một nhà thơ nổi tiếng, không dám nhận mình là thi sĩ mà chỉ tự nhận mình là thi nhân ( người làm thơ) Bởi theo Đông Hồ thi sĩ chính là “thiên sứ” được Thượng đế đưa xuống cuộc đời nên rất thiêng liêng, không thể tự nhận một cách dễ dàng được Phải chăng:

Là thi sĩ nghĩa là ru với gió Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây (Cảm xúc – Xuân Diệu)

như sự giãi bày của nhà thơ Xuân Diệu? Với danh xưng “ thi sĩ”, Lê Đạt cũng không dám nhận, ông chỉ tự nhận mình là “ phu chữ” Đối với điều này, Lê Đạt từng chia sẻ quan niệm của mình: “Tôi kỵ những nhà thơ tự phong hay được sắc phong “ thi sĩ suốt đời” Nhà thơ đích thực bao giờ cũng ghế bất trắc và buộc phải bảo vệ thi phận của mình qua thử thách khắc nghiệt và vô tư của chữ” [20, tr.534] Ông cho rằng: “ Nhà thơ không phải là một chức vị suốt đời Mỗi lần bắt đầu làm một bài thơ, nhà thơ lại phải trải qua sự bỏ phiếu tín nhiệm của chữ” [19, tr.89] Không chỉ vậy nhà thơ còn là “ người lao động ở môi trường tâm áp cao mà không có bồi dưỡng độc hại để sản xuất giống đặc chủng cho những mùa tình bội thu” [19, tr.90] Cùng suy nghĩ với Lê Đạt, nhà thơ Phùng Quán đã từng tổng kết cuộc đời của người làm thơ là:

Một đời lao lực Một đời cay cực Một đời thơ…

(Phùng Quán, [76, tr.184])

Trang 39

Lê Đạt chia sẻ tâm tư của mình khi thấy người ta vẫn thường hay nói đến công phu người viết tiểu thuyết như trường hợp Tolstoi đã chữa đi chữa lại nhiều lần cuốn tiểu thuyết đồ sộ Chiến tranh và hoà bình Flaubert cân nhắc chữ trên cân tiểu ly như một thầy lang bốc những vị thuốc công phạt có thể chết người Nhưng điều đáng buồn là các nhà lý thuyết ít nói đến công phu của nhà thơ Ngược lại thiên hạ sính ca tụng những nhà thơ viết tức khắc trong những cơn bốc đồng, những “nhà thơ thiên phú” Tuy nhiên, những cơn bốc đồng để sáng tác thơ thường ngắn ngủi Vì vậy, ông khẳng định “Tôi rất biết những câu thơ hay đều kỳ ngộ, nhưng là kỳ ngộ kết quả của một thành tâm kiên trì, một đa mang đắm đuối, làm động lòng quỷ thần, chứ không phải may rủi đơn thuần Làm thơ không phải là đánh quả Và không ai trúng số độc đắc suốt đời” [20, tr.462] Chính vì vậy, mà theo Lê Đạt, tất cả nhà thơ đều phải nên “cố gắng học tập, cố gắng tự trau dồi để xứng đáng với thơ” (Lê Đạt) Ông cũng cảm thấy bức xúc, không hài lòng, thậm chí: “rất ghét cái định kiến quái gở, không biết xuất hiện từ bao giờ: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm” [20, tr.70] Đó là phải chăng là định kiến nói về những nhà thơ chủ yếu sống bằng “vốn trời cho” nên “chín sớm và tàn lụi sớm” Là những nhà thơ chỉ biết hưởng thụ vốn trời cho mà không biết tự vun trồng chăm bẵm, tạo cho mình những cánh đồng để gặt hái những mùa vụ bội thu Của Trời tuy là kho vô tận, thường khi cũng bủn xỉn lắm Hình như tất cả những người “cho” đều bủn xỉn Và nếu nhà thơ “hoàn toàn sống dựa vào viện trợ, dầu là hào phóng, vô tư nhất nhiều khi còn khổ quá đi ăn mày” [20, tr.463]

Trong thời đại hiện nay, việc xây dựng một nền thơ Việt Nam hiện đại là một công cuộc khó khăn và gian khổ, nó đòi hỏi sự nỗ lực hợp tấu của tất cả các nhà thơ vì một lòng thương yêu Tiếng Việt thiết tha, đó chính là “lòng yêu dân, yêu chữ thật sự của những người làm việc ngôn ngữ” [20, tr.500] Việc này đòi hỏi chính nhà thơ phải tạo dựng được phong cách thơ của riêng mình Đã có không ít nhà thơ không định hình đã rơi rụng trên đường “hàng thí” vì đã không

Trang 40

nhận rõ cũng như khổ luyện tính cách thơ của mình Có thể nói quá trình làm thơ là một quá trình gian khổ đi sâu vào bản thân, vừa phát hiện vừa xây dựng tính cách của một nhà thơ Có lẽ vì thế mà một số nhà thơ đời Tống đã ví thi pháp với thiền pháp, cả hai đều là những hoạt động tinh thần cao thế bởi “cách chữ đồng nghĩa với cách sống của người viết” [20, tr.521] Vì lẽ đó, câu châm ngôn mà Lê Đạt cho ghi lại trong bộ Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại là: “ Một nhà văn tự trọng nên bận tâm đến việc thành nhân hơn là thành danh” có điều gì rất gần với lời Nguyễn Thái Học: “ Không thành công thì thành nhân” Bởi lẽ, theo Lê Đạt “ một nhà văn có trách nhiệm phải là một nhà văn khổ luyện, chuyên nghiệp hóa ở trình độ cao” [20, tr.365] Việc chuyên nghiệp hoá với tất cả tâm huyết của mình có thể xem như là văn đức của người cầm bút Do vậy, Lê Đạt xác định: “Thẻ hội viên Hội Nhà văn không phải một chứng chỉ về tính chuyên nghiệp của người được cấp Đó không phải là điểm đến mà chỉ là điểm xuất phát Không nên nghỉ hè ở đó lâu quá” [20, tr.525] Quả thật như vậy, thẻ hội viên cũng như các thứ bằng cấp khác không hề đem lại giá trị cho con người mà chính con người đem lại cho chúng giá trị đích thực thông qua lao động vất vả cũng như những cống hiến chất lượng cao “hai sương một nắng” của mình Một người như Baudelaire mà suốt đời vẫn thấp thỏm lo lắng: “Thượng Đế! Cầu xin người phù hộ cho dăm ba câu thơ đủ sức chứng minh rằng Baudelaire không đến nỗi là kẻ mạt hạng thấp kém so với đám người mình khinh bỉ” [20, tr.526] Chính vì lẽ đó một người làm thơ tự trọng luôn sống trong tâm trạng hoài nghi, luôn nơm nớp mình là kẻ ngoài lề vô dụng và luôn cảm thấy cần phải cố công, cùng sức làm cho được một vài câu thơ đủ để chứng minh (không phải cho đời mà cho chính bản thân ) rằng mình không đến nỗi là một kẻ “vét đĩa” vứt đi Trong tác phẩm Đời thừa, Nam Cao viết: “sự cẩu thả trong bất cứ một nghề gì

cũng là một sự bất lương rồi Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” [1, tr.470] Như vậy, hơn ai hết, nhà thơ luôn ý thức được rằng sản phẩm của nghề thơ chính là tác phẩm – là đứa con tinh thần mà nhà thơ để lại cho đời

Ngày đăng: 02/01/2021, 11:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w