1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên

72 767 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 3,68 MB

Nội dung

Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TP HCM - 2005

Trang 2

ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỢI TÔM HÙM TẠI PHÚ YÊN

Thực hiện bởi

Lê Aùnh Sáu

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:

Phạm Văn Nhỏ

TP HCM – 2005

Trang 3

TÓM TẮT

Qua kết quả điều tra được biết ở Phú Yên có năm giống, loài tôm hùm có giá

trị kinh tế như Tôm hùm xanh (Panulirus homarus), Tôm hùm gấm (Panulirus longipes), Tôm hùm mốc (Panulirus stimpsoni), Tôm hùm bông (Panulirus ornatus), Tôm hùm vằn (panulirus versicolor), tuy nhiên bên cạnh còn có một vài loài chưa được định danh, và không có giá trị kinh tế

Sản lượng khai thác hàng năm dao động từ 800.000 – 1.000.000 con giống tôm hùm bông và tôm hùm xanh, trong đó tôm hùm bông chiếm khoảng 90% Riêng năm nay do mất mùa nên sản lượng khai thác bằng 40% so với năm 2004

Với 4 loại hình khai thác chính: mành tôm, lưới tôm, chà, lặn, trong đó nghề mành tôm phát triển mạnh nhất (chiếm 70%) Thu nhập bình quân qua 4 loại hình khai thác:

Có hai mô hình nuôi chủ yếu: Nuôi bè và nuôi lồng chìm đặt sát đáy, trong đó mô hình nuôi lồng chìm đặt sát đáy chiếm tỷ lệ 95% Năm 2004 có 19.020 lồng chìm và 560 bè, sản lượng thu hoạch 647 tấn, trong đó riêng huyện sông cầu tăng 45% so với năm 2003

Chi phí đầu tư trung bình cho mỗi bè từ 25.000.000 – 35.000.000, và cho mỗi lồng từ 1.200.000 – 1.400.000

Trang 4

ABSTRACT

Lobster resource in Phu Yen Province

There are five species of lobster in Phu Yen Province They are Yellow ring

spiny lobster (Panulirus ornatus), Scalloped spiny lobster (Panulirus hormatus), Purplish brown spiny lobster (Panulirus longipes), Chinese spiny lopbster (Panulirus stimpsoni), Painted spiny lobster (Panulirus versicolor) Among that, Yellow ring

spiny lobster and Scalloped spiny lobster are high value species and are cultured by almost farmers

There are four kinds of fishing methods to collec lobster They are weir, trawl, lobster-pots and dive The weir career is the strongest development (70% yield)

Yellow ring spiny lobster and Scalloped spiny lobster which were developed in Phu Yen were 1000000 lobsters in 2001, 800000 lobsters in 2002, 1000000 lobsters in 2003 and 790000 lobsters in 2004

In 2004, there were 19020 cages and 560 srafts to culture lobster, and the yields which were harvested were 647 tons and concentrate in Song Cau District The yield is 2004 higher than 2003 is 45%

Trang 5

CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp HCM, Ban Chủ Nhiệm và quí thầy cô Khoa Thủy Sản, cùng toàn thể quí thầy cô các Khoa và cán bộ công nhân viên của trường, đã tận tình truyền đạt những kiến thức quí báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập ở trường

Đặc biệt chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Văn Nhỏ đã tận tâm, trực tiếp, hướng dẫn chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Chúng tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến:

Các cô chú, anh, chị trong Sở Thủy Sản tỉnh Phú Yên, Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành tốt công việc

Các ngư dân hành nghề khai thác và nuôi tôm hùm trong tỉnh, đã tận tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin chính xác, quí báu cho việc thực hiện đề tài thuận lợi hơn

Cùng tất cả các anh, chị, bạn bè đã nhiệt tình hổ trợ, động viên trong suốt thời gian học tập

Trong quá trình thực hiện đề tài, do kiến thức chưa cao, không sao tránh khỏi những điều sai sót, kính mong có sự đóng góp của quí thầy cô và các bạn

Trang 6

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC

Trang Tên đề tài i

Tóm tắt Tiếng Việt ii

Tóm tắt Tiếng Anh iii

Cảm tạ iv

Mục lục v

Danh sách các bảng vii

Danh sách các đồ thị và hình ảnh viii

I GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu đề tài 1

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Điều kiện tự nhiên 3

2.1.1 Vị trí địa lý 3

2.1.2 Địa hình 3

2.1.3 Khí hậu thủy văn đất liền 5

2.1.4 Một số nét thủy văn vùng biển 6

2.1.5 Một số hiện tượng thời tiết đáng chú ý tác động đến sản xuất thủy sản 7

2.2 Tài nguyên nguồn lợi thủy sản trong các vùng 8

2.2.1 Tài nguyên nguồn lợi thủy sản vùng nước ngọt 8

2.2.2 Tài nguyên nguồn lợi thủy sản vùng nước lợ mặn 10

2.2.3 Nguồn lợi hải sản vùng ven biển Phú Yên 11

2.3 Khai thác thủy sản 12

2.3.1 Tình hình khai thác thủy sản ở các vùng nước 13

2.3.2 Sản lượng khai thác 14

2.4 Một số chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà Nước đã thúc đẩy NTTS trong những năm qua 15

2.5 Tình hình dân sinh kinh tế và xã hội miền biển 16

2.5.1 Tình hình dân sinh kinh tế 16

2.5.2 Tình hình xã hội miền biển 16

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

Trang 7

3.1 Thời gian và địa điểm 19

3.2 Phương pháp 19

3.2.1 Phương pháp điều tra 19

3.2.2 Nội dung điều tra 19

IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22

4.1 Tổng quát về các loài tôm hùm tại Phú Yên 22

4.1.1 Phân loại 22

4.1.2 Phân bố 22

4.1.3 Đặc điểm môi trường sống 22

4.1.4 Sinh sản 22

4.1.5 Các loài tôm hùm ở Phú Yên 23

4.2 Tình hình khai thác tôm hùm giống 30

4.2.1 Các loại hình khai thác 30

4.2.2 Tình hình khai thác 35

4.2.3 Mùa vụ 38

4.2.4 Sản lượng khai thác 39

4.2.5 Thu nhập từ việc khai thác tôm hùm giống 40

4.2.6 Trở ngại và khó khăn 41

4.3 Tình hình ương nuôi 41

4.3.1 Tình hình ương 41

4.3.2 Tình hình nuôi 43

4.3.3 Đánh giá về nguồn lợi tôm hùm 49

V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52

5.1 Kết luận 52

5.2 Đề nghị 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

PHỤ LỤC 54

Bảng 1 Câu hỏi dự kiến phần khai thác 55

Bảng 2 Câu hỏi dự kiến phần ương nuôi 56

Một số hình ảnh về tình hình khai thác và ương nuôi tôm hùm 58

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Cơ cấu sản lượng khai thác ở các vùng nước năm 2002 15

Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu qua các loại hình khai thác .34

Bảng 4.2 Số hộ làm nghề khai thác tôm hùm giống 35

Bảng 4.3 Sản lượng tôm hùm giống khai thác được từ tháng 11-4 năm 2004 39

Bảng 4.4 Thu nhập từ khai thác tôm hùm giống trong năm 2005 40

Bảng 4.5 Sự gia tăng lồng ương nuôi và sản lượng tôm hùm năm 2001 – 2004 46

Bảng 4.6 Phân tích kinh tế về chi phí trong một vụ nuôi tôm hùm thương phẩm 49

Trang 9

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1 Tỷ lệ tôm hùm giống khai thác được qua các loại hình khai thác 35

Đồ thị 4.2 Tỷ lệ hành nghề qua các loại hình khai thác 36

Đồ thị 4.3 Tỷ lệ các loài tôm hùm giống khai thác được của nghề mành tôm 36

Đồ thị 4.4 Tỷ lệ các loài tôm hùm giống khai thác được của nghề lưới tôm 37

Đồ thị 4.5 Tỷ lệ các loài tôm hùm giống khai thác được của nghề chà 37

Đồ thị 4.6 Tỷ lệ các loài tôm hùm giống khai thác được của nghề lặn 38

Đồ thị 4.7 Sản lượng tôm hùm giống bông và xanh khai thác được năm 2001 -2004 39

Đồ thị 4.8 Tỷ lệ tôm hùm giống khai thác được của ba huyện ven biển 40

Đồ thị 4.9 Tỷ lệ các chi phí trong chi phí lưu động của mô hình nuôi bè 48

Đồ thị 4.10 Tỷ lệ các chi phí trong chi phí lưu động của mô hình nuôi lồng chìm 48

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH Hình 4.1 Tôm hùm bông (Panulirus ornatus) 23

Hình 4.2 Tôm hùm xanh (Panulirus hormatus) 25

Hình 4.3 Tôm hùm đỏ (Panulirus longipes) 26

Hình 4.4 Tôm hùm sỏi (Panulirus stimpsoni) 28

Hình 4.5 Tôm hùm vằn (Panulirus versicolor) 29

Trang 10

I GIỚI THIỆU

1.1 Đặt Vấn Đề

Nước ta có bờ biển dài 3260 Km, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, do đó sản lượng cũng như thành phần giống loài thủy hải sản phong phú và đa dạng Chính vì vậy ngành thủy sản được xem là ngành có truyền thống lâu đời, và là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta Vài thập niên trở lại đây, do sự phát triển mạnh của khoa học và công nghệ tiên tiến, đã làm cho sản lượng khai thác tăng vọt, quy mô đánh bắt ngày càng được cải thiện, dẫn đến sản lượng khai thác được nâng cao Việc khai thác quá mức đã làm cho môi trường bị hủy diệt, phá hủy sinh cảnh là nơi trú ẩn của các loài hải sản, rõ rệt nhất là sự suy giảm về sản lượng, khan hiếm về thành phần loài cùng với sự biến mất của một số loài có giá trị kinh tế cao

Do đời sống của con người ngày càng được cải thiện, nhu cầu thực phẩm được nâng cao là động lực thúc đẩy các ngư dân khai thác, tập trung vào những đối tượng có giá trị kinh tế cao, và đây chính là nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt các loài thủy hải sản có giá trị kinh tế Do sản lượng ngoài tự nhiên có giới hạn, mà sản lượng khai thác của con người ngày càng tăng, làm cho sản lượng khai thác hàng năm giảm, nên việc chuyển từ khai thác ngoài tự nhiên sang nuôi trồng là vấn đề tất yếu Chính vì vậy mà nghề nuôi trồng hải sản luôn được xem là ngành rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta

Phú Yên có bờ biển dài tạo nên nhiều eo vịnh kín gió, với môi trường nước trong sạch, ít bị ô nhiểm, do đó rất thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển Là một trong các tỉnh miền Trung được thiên nhiên ưu đãi, là nơi có nhiều giống loài tôm hùm sinh sống, đây là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao Chính vì vậy mà nghề khai thác tôm hùm giống phát triển nhảy vọt trong thập niên qua, đồng thời cùng kéo theo nghề nuôi tôm hùm thương phẩm phát triển không kém, và đem lại lợi nhuận rất lớn cho ngư dân Cộng với việc chưa có luật quản lý, chiến lược quản lý và biện pháp bảo vệ phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn giống tự nhiên này, do đó trong tương lai chắc chắn sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi tự nhiên này là điều không thể tránh khỏi Để đánh giá nguồn lợi và hiện trạng sử dụng giống tôm hùm, được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp HCM chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh Giá Nguồn Lợi Tôm Hùm Tại Phú Yên”

1.2 Mục Tiêu Đề Tài

Thực hiện đề tài nhằm:

Trang 11

Đề xuất những biện pháp quản lý và chiến lược khai thác hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên quý báu này

Trang 12

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Điều Kiện Tự Nhiên 2.1.1 Vị trí địa lý

Phú Yên là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, trong đất liền diện tích đất tự nhiên 5045km2, vĩ độ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 13041/28//B và 12042/36//B cách nhau 108 km, kinh độ điểm cực Tây đến điểm cực Đông là 108040/40//Đ và 109027/47//Đ cách nhau 85 km Bắc giáp Bình Định, nam giáp Khánh Hoà, tây giáp Đắc Lắc và Gia Lai, đông giáp Biển Đông Tỉnh có tám huyện thị trong đó có bốn huyện thị ven biển

Đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1 A chạy dọc tỉnh từ Bắc xuống Nam qua bốn huyện thị ven biển Quốc lộ 25 nối Tp.Tuy Hoà với Gia Lai trong tương lai sẽ được nâng cấp nối vùng Tây Nguyên với ven biển Cảng Vũng Rô đang được xây dựng là cảng nước sâu, gần đường hàng hải quốc tế Sân Bay Đông Tác đang hình thành Vị trí địa lý và mạng lưới hệ thống giao thông thuận lợi tạo lợi thế cho kinh tế Phú Yên phát triển, hòa nhập vào nền kinh tế vùng và cả nuớc Đặc biệt kinh tế biển là thế mạnh của Phú Yên trong đó khai thác thủy sản là chính

2.1.2 Địa hình

2.1.2.1Vùng đất liền

Phú Yên nằm ở sườn đông dãy Trường Sơn Đồi núi chiếm 70% diện tích đất tự nhiên Địa hình dốc mạnh từ Tây sang Đông Dãi đồng bằng hẹp và bị chia cắt mạnh

2.1.2.2 Bờ biển

Bờ biển dài gần 190km khúc khuỷu, có nhiều dãi núi ăn lan ra biển hình thành nhiều eo, vịnh, đầm phá Cùng với các vùng bãi triều nước lợ, cửa sông giàu dinh dưỡng, đã tạo nên vùng nước lợ ven biển khoảng 21000ha là các bãi đẻ và sinh trưởng tốt của các loài tôm, cá con, chúng là nguồn bổ sung trữ lượng hải sản vùng biển Vùng nước mặn, lợ ven biển rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản xuất khẩu

2.1.2.2 Cửa sông lạch

Trang 13

Dọc bờ biển Phú Yên có bảy cửa sông lạch là nơi ra vào trú đậu của tàu thuyền đánh cá, là vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ Do đó từ lâu đời xung quanh vùng cửa lạch đã hình thành các cụm cư dân ngư nghiệp Từ Bắc xuống Nam, có các cửa sông lạch sau:

Cửa đầm Cù Mông Cửa vịnh Xuân Đài

Cửa Tiên Châu (sông Kỳ Lộ) Cửa Tân Quy (đầm Ô Loan) Cửa Đà Rằng (sông Đà Rằng) Cửa Đà Nông (sông Bàn Thạch) Cửa vịnh Vũng Rô

Hai vịnh Vũng Rô và Xuân Đài là những vùng nước rộng, sâu, kín gió thích hợp cho các loại tàu thuyền lớn hơn 1000 tấn ra vào trú đậu Hai cửa Đà Rằng và Tiên Châu có độ sâu trung bình dưới 3m thích hợp cho các loại tàu thuyền dưới 90CV ra vào trú đậu trong sông Các cửa lạch còn lại nhỏ, nông chỉ thích hợp cho các loại tàu thuyền nhỏ hơn 60CV ra vào khi có triều dâng

2.1.2.3 Thềm lục địa

Bờ biển dốc, càng về phía Nam độ dốc càng tăng Phía Bắc tỉnh độ dốc thềm lục địa từ 0,35% - 0,45%, độ sâu 100m cách xa bờ khoảng 18 - 19km Phía Nam tỉnh độ dốc từ 1,4% - 2,8%, độ sâu 100m chỉ cách xa bờ từ 3,5km (mũi Kê Gà) đến 7km (cửa Đà Rằng) Thềm lục địa ven biển Phú Yên còn nhiều vùng rạng đá, là nơi tập trung nhiều cá nổi ven bờ (như cá cơm) và các loài cá đáy (như cá hồng, cá mú, cá nhỡ, cá hanh vàng, tôm hùm…………)

Trang 14

Diện tích biển có độ sâu từ 200m trở vào chỉ chiếm 46,38% Biển sâu, dốc nên nghề khai thác cá nổi là chủ yếu Khai thác cá ở tầng đáy chỉ thích hợp ở vùng thềm ven bờ từ độ sâu 100m trở vào

2.1.3 Khí hậu thủy văn đất liền

2.1.3.1 Vùng khí hậu thủy văn phía bắc (I)

Đây là vùng núi cao 500m – 1000m thuộc bắc huyện Sông Cầu và tây bắc huyện Đồng Xuân Vùng này có các đặc trưng sau:

Lượng mưa trong năm tương đối lớn từ 1700mm đến trên 2000mm, số ngày mưa trong năm trên 100 ngày Lượng mưa mùa khô chiếm 25% cả năm

Nhiệt độ không khí trung bình năm < 250C Tổng nhiệt độ năm dưới 91000C

Độ ẩm tương đối trung bình 83% - 85%

Lượng bốc hơi 950mm

Lượng dòng chảy năm lớn trên 920mm

2.1.3.2 Vùng khí hậu thủy văn ở giữa (II)

Phạm vi vùng (II) khá rộng từ biên giới phía tây sang phía đông giáp biển, bao gồm thung lũng sông Ba và những vùng trũng thấp hạ lưu các sông chính của tỉnh Do điều kiện khí hậu vùng này có khác biệt tương đối giữa phía tây và phía đông nên chia vùng (II) thành hai vùng là (II1) và (II2) với các đặc trưng sau:

Vùng (II1) là vùng đồi núi phía tây

Nhiệt độ thấp hơn á vùng (II2), nhiệt độ trung bình năm 25,50C, tổng nhiệt độ năm 93100C

Lượng mưa trung bình năm thấp nhất trong tỉnh 1460mm Lượng dòng chảy thấp 560mm

Lượng bốc hơi 900mm

Độ ẩm tương đối trung bình 82% - 84%

Trang 15

Số ngày có gió tây khô nóng cao nhất tỉnh, vùng Sơn Hòa là 83 ngày/năm

Vùng (II2) gần vùng đất phía đông có ít đồi thấp, phần lớn là các đồng bằng và các cửa sông vùng ven biển Có các đặc trưng sau:

Nhiệt độ trung bình năm cao nhất tỉnh 26,20C, tổng nhiệt độ năm 95600C

Lượng mưa trung bình năm thấp 1640mm, lượng dòng chảy 704mm

Bốc hơi 936mm

Độ ẩm tương đối trung bình 80%

Số ngày gió tây khô nóng 34 – 56 ngày/năm

Đây là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới và lũ lụt nhất trong tỉnh Cũng tại đây là nơi tập trung của cư dân ngư nghiệp, những yếu tố khí hậu trên đã tác động sâu sắc đến quá trình sản xuất của thủy sản

2.1.3.3 Vùng khí hậu thủy văn phía nam tỉnh

Đây là vùng núi cao từ 500m – 1400m, từ vùng tây nam đến Vũng Rô chạy dọc biên giới Phú Yên – Khánh Hoà Có các đặc trưng sau:

Lượng mưa trung bình năm rất lớn, cao nhất tỉnh 2060mm lượng mưa mùa khô chiếm 29% - 30% lượng mưa năm Có số ngày mưa cao trong năm 130 ngày

Lượng dòng chảy dồi dào, trung bình 1510mm

Nhiệt độ trung bình năm thấp < 250

Lượng bốc hơi thực tế thấp chỉ có 550mm

Do những đặc điểm trên đã thường gây ra lũ lụt lớn ở hạ lưu các sông phía nam tỉnh, nhất là sông Bàn Thạch nên các đầm nuôi tôm ở hạ lưu sông Bàn Thạch thường bị ngập lụt, sạt lở vào mùa lũ, nên thường chỉ nuôi tôm được một vụ trong năm

Trang 16

2.1.4 Một số nét thủy văn vùng biển

Thời kì gió mùa tây nam: hải lưu chảy theo hướng Nam Bắc, tốc độ dòng chảy 30 – 50m/s và chảy sát bờ biển miền Trung

Hoạt động của hải lưu tạo nên vùng “nước trồi” từ tháng 4 đến tháng 8, từ mũi Đại Lảnh đến mũi Cà Ná Vùng “nước trồi” đã ảnh hưởng đến vùng biển nam Phú Yên, cùng với dòng hải lưu mùa hè mang dòng nước ấm từ phía nam lên tạo thành vùng tập trung cá nổi rộng lớn

Ngoài khơi Phú Yên còn có những hoàn lưu kín tạo nên những dãi “giáp nước” là nơi tập trung các đàn cá ngừ và cá đại dương khác

2.1.4.2 Thủy triều, độ mặn và nhiệt độ nước biển

Thủy triều Phú Yên thuộc chế độ nhật triều không đều Hàng tháng có khoảng 20 ngày nhật triều Biên độ thủy triều kì nước cường từ 1,2 – 2,2m, kì nước kém từ 0,5 – 1m Biên độ triều bị tiết giảm mạnh khi truyền vào trong sông, trong đầm Tuỳ theo địa hình lòng sông và vị trí cách cửa biển, biên độ triều còn khoảng 0,2 – 0,5m

Nồng độ muối ngoài khơi ổn định cao từ 33,6%0 – 34%0, vùng ven bờ khoảng 31%0 – 32%0 Càng vào xa cửa sông, cửa đầm nồng độ muối càng giảm Tùy địa hình, độ dốc và thủy văn dòng sông độ mặn 1%0 có thể xâm nhập vào cách cửa biển khoảng 10 – 15km

Nhiệt độ nước biển tầng mặt vào mùa hè vào khoảng 280C– 290C, mùa đông 24,20C – 25,50C

Vùng nước lợ trong cửa sông và đầm phá là nơi tranh chấp thủy động học giữa sông và biển Chúng biến động rõ nhất theo mùa, mùa mưa vùng tranh chấp đẩy ra cửa sông và ngược lại Do đó vùng nước xa cửa biển biên độ thủy triều nhỏ, khả năng

Trang 17

thay nước tự chảy kém, độ mặn thấp cần chú ý bơm bổ sung nước, cải tạo môi trường cho đầm tôm

2.1.5 Một số hiện tượng thời tiết đáng chú ý tác động đến sản xuất thủy sản

2.1.5.1 Gió bão và áp thấp nhiệt đới

Bão và áp thấp nhiệt đới thường phát sinh trên vùng biển Thái Bình Dương và biển Đông Bắc nước ta Mùa bão ở Phú Yên thường xuất hiện vào tháng 9 đến tháng 12 trùng với mùa mưa Hàng năm có trung bình 0,8 cơn bão đổ bộ vào Phú Yên Khả năng xuất hiện lớn nhất vào tháng 10 (0,4 cơn) và tháng 11 (0,2 cơn) Tuy vậy cũng có năm không có bão, có năm gặp hai cơn bão (1978), có năm bão đổ bộ vào giữa mùa gió tây khô nóng cuối tháng 6 đầu tháng 7

Ngành thủy sản phải đặc biệt phòng tránh bão và áp thấp nhiệt đới, vì nó có thể gây nên những thảm họa không lường trước được cho tàu bè đánh cá ở biển, và lũ lụt vỡ đầm nuôi tôm cá ở các vùng cửa sông

Gió mùa đông bắc gây biển động cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất thủy sản trên biển nhất là đối với cá tàu thuyền nhỏ Hàng năm có 5 – 6 đợt gió mùa đông bắc cấp 4 – 6 ở Phú Yên

Hàng năm số ngày có thể hoạt động trên biển với cỡ tàu 23CV – 33CV là 200 – 240 ngày/năm, với cỡ tàu 35CV – 60CV là 280 – 300 ngày/năm, với tàu lớn trên 100CV là trên 300 ngày/năm

2.1.5.2 Gió khô nóng

Phú Yên bị ảnh hưởng của gió khô nóng từ tháng 3 đến tháng 9, vùng ven biển từ tháng 5 đến tháng 8, đặc biệt trong thời kỳ gió tây nam tăng cường Đặc trưng thời tiết là nhiệt độ tối cao ngày trên 350C, kết hợp độ ẩm giảm dưới 55% Số ngày gió khô nóng ở vùng ven biển Phú Yên hàng năm có khoảng 35 – 36 ngày vào tháng 4 – 6

Thời kỳ này thuận lợi cho chế biến thủy sản phơi khô thủ công, nhưng thực phẩm cá tươi dễ bị mau ương thối cần bảo quản cho tốt Đặc biệt cần chống nóng và tăng oxy cho các ao nuôi tôm

2.1.5.3 Giông

Trang 18

Trong cơn giông có gió mạnh đôi khi hình thành lốc có gió cực mạnh quét đổ nhà cửa, cây cối, làm đắm tàu thuyền Giông kèm theo mưa to, mưa đá làm thay đổi đột ngột môi trường bất lợi cho các đầm nuôi tôm

Vùng ven biển Phú Yên bắc đầu có giông từ tháng 4 đến tháng 10 và tháng có nhiều ngày giông nhất là tháng 5 (7,5 ngày) và tháng 9 (7,9 ngày) Vùng phía tây và miền núi số ngày giông trong năm từ 93 – 111 ngày, nhiều hơn vùng đồng bằng ven biển (41 ngày)

2.2 Tài Nguyên, Nguồn Lợi Thủy Sản Trong Các Vùng Nước 2.2.1 Tài nguyên, nguồn lợi thủy sản vùng nước ngọt

2.2.1.1 Diện tích vùng nước ngọt

Mặt nước ngọt ở Phú Yên có rải rác khắp các huyện trong tỉnh, bao gồm

a Mặt nước sông suối

Mạng lưới sông suối ở Phú Yên với mật độ trung bình 0,5km/km2, có tổng chiều dài khoảng 2600km Diện tích mặt nước trung bình khoảng 10000ha Do điều kiện địa hình dốc, lượng mưa 8 tháng mùa khô ít (chiếm khoảng 25%) nên đa số sông suối nhỏ, cạn kiệt Mùa mưa lũ lụt mạnh rất khó khăn cho việc tổ chức nuôi cá trên sông suối

b Đầm hồ tự nhiên và nhân tạo

Tập trung nhiều ở các vùng trung du và miền núi Toàn tỉnh hiện có 55 hồ, tổng diện tích mùa khô là 2283ha, là những hồ diện tích nhỏ đa số dưới 10ha Tổng diện tích mặt nước trung bình khoảng 5907ha, trong đó lớn nhất là hồ Sông Hinh 3300ha Kế hoạch xây dựng hồ chứa sông Ba Hạ10000ha và hồ Mỹ Lâm 2000ha giai đoạn 2010 – 2020 Đa số các hồ không dọn đáy nên trở ngại cho việc khai thác cá, chưa có công trình bảo vệ cá qua tràn nên mùa lũ thường bị mất cá Do đó các hồ chứa này đều không tổ chức nuôi thả, dân các địa phương chỉ mới khai thác nguồn cá tự nhiên một cách tự phát

c Ao nhỏ gia đình

Nằm rải rác trong các hộ nông dân, tổng diện tích không đáng kể Do thiếu nguồn cung cấp cá giống và mùa khô thường bị cạn kiệt nên phong trào nuôi ao nhỏ không thực hiện được

Trang 19

Nhìn chung tình hình sử dụng tài nguyên mặt nước ngọt của tỉnh vào nuôi trồng thủy sản rất thấp, đến đầu năm 2002 diện tích nuôi là 130ha

Trong ba dạng hình mặt nước ngọt trên đây đáng chú ý dạng mặt nước đầm hồ tự nhiên, nhân tạo Cần quy hoạch nuôi trồng khai thác hợp lý tạo nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống cho dân vùng trung du và miền núi

2.2.1.2 Đặc điểm tự nhiên nguồn lợi thủy sản trong vùng nước ngọt

Do đặc điểm địa hình dốc mạnh, lượng mưa và dòng chảy phân bố khác biệt lớn theo thời gian (mùa) và không gian (các vùng khí hậu trong tỉnh) Độ che phủ rừng thấp làm cho các vùng sông suối, các ao hồ chứa nước thường bị tràn lũ vào mùa mưa, cạn kiệt vào mùa khô, đã hạn chế đến việc nuôi trồng thủy sản ở các vùng nước ngọt

Đáng chú ý vùng nước các đầm hồ ở Phú Yên hiện có trên 40 hồ chứa thuộc loại vừa và nhỏ Loại diện tích trung bình < 10ha, độ sâu trung bình 2 – 5m có 34 hồ Loại diện tích trên 10ha đến trên 100ha, độ sâu trung bình từ 6 – 12m có 21 hồ Các hồ chứa trước đây chưa chặt dọn, nhưng qua nhiều năm lượng sa bồi đã bồi lấp bởi những chướng ngại ở đáy hồ Nếu được chặt dọn đáy hồ bổ sung và xây dựng đăng chắn cá qua tràn, thì có thể tổ chức nuôi trồng, khai thác thủy sản ở các vùng nước hồ chứa vừa và nhỏ khá thuận lợi

Các giống loài thủy sản nước ngọt nói chung nằm trong khu hệ cá Nam Trung Bộ Những loài cá địa phương thường gặp là cá chép, rô, trê, quả, chình … Đặc biệt có nguồn tôm càng xanh trong các sông suối ở Phú Yên có thể đưa vào nuôi xuất khẩu vùng nước ngọt

2.2.2 Tài nguyên nguồn lợi thủy sản vùng nước lợ mặn

2.2.2.1 Diện tích vùng nước lợ

Phú Yên có ba vùng sinh thái nước lợ là: Vùng cửa sông, vùng đầm phá và vùng vịnh Tổng diện tích tự nhiên khoảng 21000ha Đây là một nguồn tài nguyên lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản mặn, lợ thành ngành sản xuất chính trong cơ cấu kinh tế ngành thủy sản và kinh tế vùng ven biển của tỉnh

Trong đó diện tích vùng bãi triều và cao triều có khả năng nuôi tôm xuất khẩu, có diện tích 3,038ha, đãõ sử dụng vào nuôi trồng đến đầu năm 2002 là 2054ha, đạt mức sử dụng tài nguyên diện tích gần 67%

Vùng mặt nước tự nhiên ở đầm phá, vùng ven biển, vùng vịnh còn khả năng rất lớn Cần đẩy mạnh nghề nuôi thủy đặc sản xuất khẩu theo mô hình lồng, bè, đăng

Trang 20

…, ở các vùng nước này nhằm bảo vệ nguồn lợi và giảm dần nghề khai thác tự nhiên trong đầm vịnh ven biển

2.2.2.2 Môi trường nguồn lợi thủy sản vùng nước mặn lợ

Vùng nước mặn lợ, ven biển (cửa sông, vùng vịnh, đầm phá) là vùng giao tiếp động lực sông và biển Chúng nhận được các nguồn dinh dưỡng từ các dòng chảy lục địa mang ra và các nguồn dinh dưỡng của biển do dòng triều mang vào, tạo nên vùng sinh thái đặc thù đa dạng và phong phú, có điều kiện môi trường thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản

Đây là vùng sinh sản tự nhiên và vùng sinh trưởng tự nhiên của các vùng tôm cá con để bổ sung trữ lượng cho biển Khai thác tự nhiên trong vùng nước lợ với mật độ và cường độ cao đang làm nguồn lợi không phát triển được (năm 1991 sản lượng 450 tấn, năm 1999 là 386 tấn, năm 2002 là 402 tấn) Do đó cần loại bỏ các nghề khai thác tự nhiên mang tính hủy diệt môi trường (giã cào, chài, vó… ) thay thế bằng các hình thức nuôi trồng để bảo vệ nguồn lợi

Nếu khai thác sử dụng hợp lý nguồn lợi tài nguyên vùng nước mặn, lợ ven biển vào nuôi trồng, khai thác, hàng năm có thể tạo công việc làm cho trên 13.190 lao động, đạt sản lượng trên 7.500 tấn thủy đặc sản làm nguyên liệu xuất khẩu, góp phần chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp kinh tế vùng ven biển của tỉnh

2.2.3 Nguồn lợi hải sản vùng ven biển Phú Yên

2.2.3.1 Đặc điểm nguồn lợi hải sản

Vùng biển miền Trung có trên dưới 500 loài cá, 38 loài tôm, 15 loài mực Trong đó có 35 loài cá tôm có giá trị kinh tế cao Cá nổi chiếm ưu thế hơn cá đáy và gần đáy (70% – 75% so với 25% – 3%), cá tạp chiếm tới 25%

Sự phân bố không đồng đều, mật độ tập trung ở phía Bắc cao hơn phía Nam, lộng cao hơn ven bờ và khơi

Nhóm thường sinh sống ven bờ có kích thước bé như cá trích, cơm, chỉ vàng, mối, hố, nục

Nhóm sinh thái biển khơi đại dương có kích thước lớn hơn gồm cá thu, ngừ, cờ, kiếm……

Trang 21

Những đối tượng có sản lượng tương đối ổn định và khả năng gia tăng sản lượng lớn là cá thu ngừ, ồ, chuồn, cơm, mực Riêng sản lượng các loại nục, trích, hố, thường không ổn định

Các điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là dòng hải lưu đã ảnh hưởng đến sự phân bố, tập trung hay phân tán, áp lộng hay ra khơi và di cư của các đàn cá Nhìn chung mùa vụ khai thác ngắn, các đàn cá đại dương áp lộng và di chuyển nhanh

2.2.3.2 Trữ lượng và khả năng khai thác cá biển

Theo tính toán cho vùng biển tỉnh Phú Yên cho thấy trữ lượng cá đạt 46.000 tấn và khả năng khai thác 26.300 tấn Trong đó chỉ tính cho cá đủ kích thước khai thác phân bố thường xuyên ở vùng biển địa phương (chưa kể cá đại dương di cư áp lộng chúng phân bố theo độ sâu) dự tính như sau :

Từ 0 – 50m, trữ lượng 11.400 tấn, KNKT 8.300 tấn

Từ 50 – 100m, trữ lượng 5.300 tấn, KNKT 3.800 tấn

Từ 100 – 200m, trữ lượng 16.200 tấn, KNKT 400 tấn

Trên 200 m, trữ lượng 13.100 tấn, KNKT 4.800 tấn

Trong đó tỷ trọng cá nổi chiếm 81,7% trữ lượng So với miền Trung (tám tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận) thì vùng biển Phú Yên có sản lượng cá biển bằng 7,6%

Trữ lượng cá nổi lớn đại dương di cư vào vùng Biển Đông nước ta chưa có điều tra đầy đủ Qua theo dõi thực tế khai thác cá nổi đại dương của các địa phương và so sánh điều kiện tự nhiên, sản lượng khai thác tự nhiên một số nước lân cận, gần đây Viện Nghiên Cứu Hải Sản đề nghị ghi nhận khả năng khai thác cá nổi lớn đại dương của Việt Nam là 12.000 tấn/năm

Đối với Phú Yên đề nghị chỉ số khả năng khai thác cá nổi lớn đại dương là 3000 tấn/năm

Sản lượng khai thác cá biển của Phú Yên (1998) đạt 22.970 tấn, năm 2002 đạt 25.729 tấn (riêng cá và không kể phần khai thác trong đầm vịnh) Nếu trừ phần sản lượng cá khai thác ở vùng biển ngoài tỉnh khoảng 15%, thì sản lượng khai thác cá ở Phú Yên đạt 19.520 tấn, trong đó 91% sản lượng là cá nổi

Trang 22

Qua khảo sát điều tra thực tế nghề nghiệp, sản lượng khai thác của ngư dân thời gian qua, rút ra nhận định như sau:

Vùng biển gần bờ từ 100m nước trở vào trữ lượng có khả năng khai thác là 12.100 tấn, sản lượng khai thác cá thực tế khoảng 11.400 tấn đã gần tới hạn, trong đó cá nổi đạt khoảng 98% KNKT, cá đáy đạt khoảng 76% KNKT Nhìn chung vùng gần bờ đã khai thác khoảng 94% KNKT

Vùng biển từ 100 – 200m, sản lượng khai thác cá đạt 4.700 tấn bằng 50% KNKT Trong đó cá nổi mới đạt 54% KNKT và cá đáy đạt 20% KNKT

Vùng biển sâu trên 200m, sản lượng đã khai thác khoảmg 3.400 tấn, trong đó cá nổi đại dương 1.400 tấn

Trong tương lai sản lượng cá biển gia tăng của Phú Yên chủ yếu khai thác từ vùng 100m trở ra và khai thác cá nổi là chủ yếu (chiếm 84%) Sản lượng gia tăng tối đa 9.800 tấn/năm (trong đó đã kể đến cá nổi lớn đại dương di cư vào vùng biển)

2.3 Khai Thác Thủy Sản

2.3.1 Tình hình khai thác thủy sản ở các vùng nước

2.3.1.1 Vùng nước ngọt

Với trên 2600km sông dốc, hẹp và khoảng 10000ha mặt nước, trong đó 7874ha của 53 hồ chứa, vào mùa mưa lũ thường bị ngập lụt, vào mùa khô thường cạn

Trong những năm từ 1991 – 1998 do việc khai thác bừa bãi (dùng chất nổ, xung điện, chất độc… ) làm cho nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt, chưa được tái tạo nên sản lượng khai thác hàng năm ngày càng thấp Bắt đầu từ năm 1999 – 2002 do tỉnh chú trọng hơn trong việc tái tạo nguồn lợi, nhất là từ khi có dự án hồ Thủy Điện Sông Hinh kèm theo việc thả cá giống xuống lòng hồ làm cho nguồn lợi thủy sản trong những năm gần đây ngày càng phong phú, sản lượng khai thác cá ngày càng tăng Cụ thể sản lượng khai thác năm 1999 được 80 tấn/năm chiếm 0,3% sản lượng khai thác, nhưng đến năm 2002 sản lượng khai thác được 420 tấn/năm chiếm 1,38% tổng sản lượng, tăng bình quân 74%/năm Về năng suất năm 1999 chỉ đạt 0,25 tấn/LĐ nhưng đến năm 2002 đạt 0,92 tấn/LĐ

2.3.1.2 Vùng nước lợ

Trang 23

Gồm các đầm vịnh cửa sông ven biển với diện tích gần 24000ha mặt nước, là vùng sinh thái đặc thù, nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng với nhiều đối tượng thủy đặc sản

Trong những năm 1998 do lượng tàu thuyền nhỏ phát triển mạnh, khai thác ở vùng nước lợ là chủ yếu kết hợp với việc khai thác mang tính hủy diệt môi trường như khai thác các rạng san hô, khai thác bằng chất nổ, xung điện, chất độc……, làm cho nguồn lợi thủy sản gần bờ bị suy kiệt, nên sản lượng khai thác hàng năm thấp cụ thể năm 1998 sản lượng khai thác được 150 tấn chiếm 0,61% so với tổng sản lượng, với năng suất bình quân 0,11 tấn/LĐ

Trong giai đoạn từ năm 1999 – 2002 ngành thủy sản địa phương đã chú trọng hơn trong việc tái tạo nguồn lợi bằng cách tuyên truyền cho ngư dân hiểu các chủ trương của nhà nước về việc cấm khai thác các rạng san hô, xung điện, chất nổ, chất độc… Đồng thời chú trọng tới việc thả tôm tái tạo nguồn lợi, mặc khác một số ngư dân mạnh dạn đóng tàu khai thác xa bờ, nhờ đó giảm cường độ khai thác ven bờ làm cho nguồn lợi gần bờ ngày càng được tái sinh, vì vậy sản lượng khai thác trong những năm gần đây tăng mạnh Cụ thể năm 2002 sản lượng khai thác được 402 tấn chiếm 1,32% so với tổng sản lượng và năng suất bình quân đạt 0,26 tấn/LĐ Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1999 – 2002 là 1,36%/năm

2.3.1.3 Vùng biển

Tàu thuyền phú yên khai thác tập trung ở vùng biển có diện tích 6900km2, diện tích vùng ven bờ (độ sâu < 50m) chiếm 11,75% Tổng trữ lượng hải sản có khả năng khai thác khoảng 32.000 tấn/năm bao gồm tôm, mực, cá, thủy sản khác

Năm 1998 do lực lượng tàu thuyền có công suất lớn còn ít, trang thiết bị còn lạc hậu (số lượng tàu thuyền có máy tầm ngư, định vị, bộ đàm không đáng kể), một số nghề còn mới nên thiếu kinh nghiệm đánh bắt, sản lượng khai thác được trong năm 1998 đạt 4.292 tấn/năm, chiếm 99,31% tổng sản lượng trong đó năng suất bình quân đạt 0,42 tấn/VC và 1,45 tấn/LĐ

Nhìn chung từ năm 1999 – 2002 tình hình khai thác thủy sản Phú Yên có những chuyển biến tích cực, chuyển đổi từ nghề lộng sang nghề khơi, tăng quy mô công suất tàu thuyền để di chuyển ngư trường ngoài tỉnh và ra xa bờ, làm cho sản lượng khai thác trong giai đoạn này tăng nhanh cụ thể năm 2002 sản lượng khai thác được 29.549 tấn, chiếm 97,29% tổng sản lượng, năng suất bình quân đạt 0,34 tấn/CV và 1,3 tấn/LĐ Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1999 đến năm 2002 là 4%/năm Tuy năng suất bình quân trên CV và trên một lao động giảm hơn so với năm 1998, nhưng do việc đánh bắt xa bờ nên sản phẩm thu hoạch được có giá trị lớn hơn rất nhiều so với sản phẩm khai thác được trong năm 1998, do đó giá trị sản phẩm thu

Trang 24

hoạch được cũng lớn hơn nhiều, làm cho đời sống của ngư dân ngày càng được cải thiện

2.3.2 Sản lượng khai thác

2.3.2.1 Sản lượng

Trong giai đoạn từ 1999 đến năm 2002 nhờ chú trọng hơn trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản như cấm khai thác các rạng san hô, khai thác bằng chất nổ, xung điện, chất độc và chú trọng hơn trong việc tái tạo nguồn lợi thủy sản, nên môi trường được cải tạo đáng kể Ngoài ra do việc phát triển mạnh về số lượng tàu thuyền cũng như công suất, do vậy sản lượng khai thác cũng tăng đáng kể Cụ thể năm 2002 tổng sản lượng khai thác đạt 30.371 tấn tăng 13,6% so với năm 1999, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1999 đến năm 2002 là 4,3%/năm Trong đó:

Sản lượng khai thác vùng biển 29.549 tấn, chiếm 97,29% tổng sản lượng, tăng 12,5% so với năm 1999 Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1999 đến năm 2002 là 4%/năm

Sản lượng khai thác vùng nước lợ là 402 tấn chiếm 0,32% tổng sản lượng, tăng 4,1% so với năm 1999, tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1999 đến năm 2002 là 1,36%/năm

Sản lượng khai thác vùng nước ngọt 420 tấn chiếm 38% tổng sản lượng khai thác, tăng 425% so với năm 1999 Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1999 đến năm 2002 là 74%/năm

Bảng 2.1 Cơ cấu sản lượng khai thác ở các vùng nước năm 2002

Cơ cấu sản lượng Tổng số Vùng biển Vùng lợ Vùng ngọt

(Nguồn: Sở Thủy Sản Tỉnh Phú Yên)

2.3.2.2 Năng suất khai thác

Năng suất bình quân trong giai đoạn 1999 – 2002 tăng từ 1,22 tấn/LĐ lên 1,23 tấn/LĐ Nếu phân ra vùng khai thác thì đối với vùng biển tăng từ 0,29 tấn/LĐ lên đến 0,3 tấn/LĐ; vùng nước lợ giảm từ 0,32 tấn/LĐ xuống 0,26 tấn/LĐ; vùng nước ngọt tăng từ 0,25 tấn/LĐ lên 0,29 tấn/LĐ

Trang 25

Qua đó ta thấy trong giai đoạn 1999 – 2002 vùng nước ngọt có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, còn vùng nước biển thì có tốc độ tăng trưởng chậm hơn, tuy nhiên giá trị sản suất ra có giá trị tăng rất nhiều, do thuyền đánh bắt xa bờ nhiều hải sản có giá trị xuất khẩu cao

2.4 Một Số Chính Sách Ưu Đải Của Đảng và Nhà Nước Đã Thúc Đẩy NTTS Trong Những Năm Qua

Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần đã thu hút vốn, lao động vào lĩnh vực NTTS ngày càng nhiều

Chính sách giao đất, mặt nước cho dân sử dụng lâu dài đã khích lệ nhân dân yên tâm đầu tư vốn, lao động, kỹ thuật vào sản xuất

Chính sách cho vay vốn đến hộ gia đình để phát triển NTTS đã tạo điều kiện cho nông, ngư dân đầu tư thâm canh tăng năng suất và hiệu quả trên một đơn vị diện tích nuôi

Chương trình phát triển NTTS của quốc gia (224/TTg) đã kích thích nông ngư dân đầu tư khai thác đất, mặt nước hoang hóa kém hiệu quả để phát triển NTTS mang lại lợi nhuận cao, tạo được nhiều việc làm ổn định và góp phần thay đổi đời sống kinh tế xã hội ở các cộng đồng dân cư ven biển

Đầu tư cơ sở hạ tầng như: đường, giao thông, điện, phục vụ cho NTTS phát triển mạnh

2.5 Tình Hình Dân Sinh Kinh Tế và Xã Hội Miền Biển 2.5.1 Tình hình dân sinh kinh tế

Sản xuất thủy sản phát triển, nhiều vùng ven biển đã giàu lên nhờ nuôi trồng thủy sản, đánh bắt xa bờ, song bên cạnh đó cũng có những hộ nghèo không đủ điều kiện để đầu tư ao nuôi tôm, thuyền lớn đánh bắt xa bờ Chẳng hạn đầm Ô Loan có trên 50% ao nuôi tôm không phải của dân sống quanh đầm So với năm 1998 thì thu nhập bình quân đầu người năm 2003 tăng 4,7%, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hộ nghèo do thiếu việc làm, do nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm trong khi dân số và trình độ khai thác ngày càng tăng cao

Rõ ràng việc phân bố lại dân cư, nghề nghiệp và việc làm mới trở nên cấp thiết đồi với miền biển, cần phải có chính sách và giải pháp Kinh Tế – Xã Hội đồng bộ, kịp thời để nâng cao đời sống dân cư miền biển trong những năm tiếp theo

Trang 26

2.5.2 Tình hình xã hội miền biển

Đến năm 2002, chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư ven biển từng bước được cải thiện, bộ mặt xã hội vùng ven biển không ngừng đổi mới, an ninh trật tự ổn định

Hai mươi sáu xã phường ven biển đã có điện, tỷ lệ số hộ dùng điện chiếm 80% Toàn tỉnh có 100% đường ô tô đến trụ sở UBND xã Hệ thống đường giao thông trong nông thôn trong những năm được chú trọng đầu tư nên tỷ lệ đường đất ngày càng giảm, tỷ lệ đường cấp phối, đường bê tông ngày càng tăng, nhiều tuyến giao thông mới được mở, hệ thống cầu cống được kiên cố hoá, nên việc đi lại, vận chuyển hàng hoá nội vùng và giữa các vùng với nhau được cải thiện Tuy nhiên, giao thông nông thôn hiện nay còn nhiều khó khăn, nhiều xã, thôn vẫn còn đường đất hẹp nên chưa đáp ứng được yêu cầu Công Nghiệp Hoá – Hiện Đại Hoá nông thôn

Hệ thống giáo dục phát triển nhanh cả về quy mô, số lượng, đa dạng hoá các loại hình trường lớp như công lập, bán công, dân lập tư thục mẫu giáo; đến nay 100% xã, phường đã có trường cấp I, nhà trẻ, lớp mẫu giáo

Y tế xã là tuyến cơ sở có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu và chữa trị cho nhân dân: qua điều tra 01/01/2001, 100% xã, phường ven biển đã có trạm xá, bình quân có 0,007 Bác Sĩ/100 dân, 0,036 Y Sĩ/100 dân, 0,021 Y Tá/100 dân Trong những năm qua mạng lưới y tế xã đã làm tốt công tác khám chữa bệnh cho dân, vừa kết hợp tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, bảo vệ và chăm sóc bà mẹ trẻ em.Tuy nhiên số Bác Sĩ, Y Sĩ bình quân trên 100 dân còn quá thấp, trang thiết bị còn nghèo nàn

Mạng lưới bưu điện ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Hầu hết các xã đã có bưu điện văn hoá xã, góp phần tạo điều kiện cho nhân dân trao đổi thông tin, mở rộng kiến thức văn hoá, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh

Ngư dân vùng biển trong những năm qua đã thực hiện tốt các chính sách của Đảng, chấp hành tốt pháp luật của Nhà Nước và Hương Ước làng xã Trật tự an ninh vùng biển ổn định

Nhìn chung vấn đề dân trí, an ninh trật tự, văn hoá miền biển đã được nâng lên từng bước trong những năm qua Song vẫn còn nhiều bất cập, do đó muốn giảm

khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, thì các giải pháp tăng thu nhập phải đi đôi với giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng ngư dân

vùng ven biển

Trang 28

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH PHÚ YÊN

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời Quan và Địa Điểm

Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2005 đến tháng 7/2005 tại Phú Yên

3.2 Phương Pháp

3.2.1 Phương pháp điều tra

Các dữ liệu về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội được thu thập tại Phòng Kinh Tế và Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Phú Yên

Các số liệu sơ cấp được thu thập từ Sở Thủy Sản tỉnh Phú Yên và Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Phú Yên

Các số liệu thứ cấp được thu thập bằng cách điều tra, phỏng vấn trực tiếp trên 60 hộ dân trong đó 48 hộ khai thác và 12 hộ nuôi tôm thương phẩm với bảng câu hỏi đã dự kiến trước

Điều tra nhanh trong nông thôn để thu thập những thông tin có liên quan đến đề tài nhưng không có trong bảng câu hỏi và không thể hỏi trực tiếp từ nông dân

3.2.2 Nội dung điều tra

3.2.2.1 Yếu tố kỹ thuật

Đối với hộ khai thác thì chúng tôi điều tra các yếu tố như: phương tiện đánh bắt, phương pháp đánh bắt, giống loài, mùa vụ, kích cỡ, ngư trường, thời gian đánh bắt, số lao động……

Đối với những hộ ươn nuôi chúng tôi điều tra các yếu tố như: loại hình nuôi, nguồn giống, mật độ, thức ăn, mùa vụ, chăm sóc quản lý, tỷ lệ sống, thu hoạch và các yếu tố khác

3.2.2.2 Yếu tố kinh tế

Trang 29

a Các chỉ tiêu để xác định hiệu quả kinh tế

Chi phí trung bình của các hạng mục

Ai = Ti/S

Trong đó: I : các hạng mục như thức ăn con giống Ti : tổng chi phí các hạng mục

S : tổng diện tích nuôi của nông hộ

Vốn cố định (F): là những tài sản được sử dụng lâu dài trên 1 năm như lồng

bè, máy móc, phương tiện………

Khấu hao vốn cố định: là phần vốn cố định phân bố cho mỗi vụ nuôi F/ = T%  F

Trong đó: T% : tỷ lệ khấu hao F : vốn cố định

F/ : khấu hao vốn cố định

Vốn lưu động (V): là những tài sản lưu động trong quá trình sản xuất như con

giống, thức ăn, thuốc, công chăm sóc, quản lý……

Chi phí cơ hội: là phần lợi nhuận đem lại từ những phương án sản xuất khác

mà bị người sản xuất từ chối

Tổng chi phí sản xuất: là tất cả các chi phí mà người sản xuất phải ứng ra

trong quá trình sản xuất T = V + O + F/

Trong đó: V : vốn lưu động

F/ : tài sản cố định khấu hao O : chi phí cơ hội

Doanh thu (R): là phần lợi nhuận thu được sau khi thu hoạch

R = P  Q

Trong đó: P : sản lượng (kg)

Q :giá trị sản lượng (đ/kg)

Lợi nhuận thuần (P): là phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi tổng chi phí

P = R – T

Trong đó: R : tổng thu T : tổng chi phí P : lợi nhuận thuần

Trang 30

b Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế Hiệu quả đồng vốn (H)

H = R/T

Trong đó: H : hiệu quả đồng vốn R : tổng thu

T : tổng chi

Lợi nhuận trên chi phí sản xuất: là biểu hiện bằng tiền, mỗi đồng chi phí làm

ra trong quá trình sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận T1 = P/ T

Trong đó: P : lợi nhuận T : tổng chi

T1 : tỷ suất lợi nhuận

Trang 31

IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tổng quát về các loài tôm hùm tại Phú Yên 4.1.1 Phân loại

Ở việt nam Tôm hùm phân bố khắp mọi nơi từ Quảng Ninh đến Bình Thuận Vùng phân bố tập trung là vùng biển từ mũi An Lương (Quảng Ngãi) đến mũi Sừng Trâu (Ninh Thuận) Diện tích có tôm hùm phân bố là khoảng 30000ha

4.1.3 Đặc điểm môi trường sống

Nơi tôm hùm sống thường là những rạng đá ngầm, bãi san hô, rạng ghềnh đá, có độ trong cao, độ mặn từ 29 - 34%o, nhiệt độ từ 22 - 31OC, độ sâu từ 5 – 35m

Tôm hùm có tập tính sống bầy đàn trong các hang đá, ban ngày ít hoạt động, ban đêm đi kiếm mồi Tôm hùm là loài động vật ăn tạp, thức ăn của tôm hùm là các loài nhuyễn thể, giáp xác và động vật thủy sinh

Trang 32

Ấu trùng Phyllosoma qua 12 lần lột xác và biến thái thành ấu trùng Puerulus Ấu trùng Puerulus qua 4 lần lột xác trở thành tôm con

4.1.5 Các loài tôm hùm tại Phú Yên a Tôm hùm bông

Tên Khoa Học: Panulirus ornatus (Fabricus, 1798)

Tên Tiếng Anh: Ornate spiny lobster

Tên Tiếng Việt: Tôm hùm bông, Tôm hùm sao

Tên Phổ Thông: Coral crayfish (Australia), Nishi ki-ebi (Nhật Bản), Langosta ornamentada (Mozambique), Kikat (Pakistan), Banagan (Philippines), Kung mangkon (Thailand)

Hình 4.1 Tôm hùm bông (Panulirus ornatus)

Hình thái:

Phiến gốc râu I có 4 gai lớn xếp thành hình vuông, 2 gai trước lớn hơn 2 gai sau, vỏ lưng các đốt bụng lán không có rãnh hoặc vết tích của rãnh

Phân bố địa lý:

Vùng ranh giới phía Tây Indonesia của biển Thái Bình Dương từ biển Đỏ và phía Đông của biển Đại Tây Dương đến phía Nam của Nhật Bản, hòn đảo Solomom, Papua New Guinea, Tây Nam, Tây, Bắc, Đông Bắc và Đông Australia, New Caledonia và Fiji

Trang 33

Ở Việt Nam: phân bố rộng ở biển Việt Nam, nhưng đặc biệt phân bố nhiều ở các tỉnh miền Trung

Vùng sinh thái và đặc điểm sinh học:

Sống ở nơi nước cạn, thỉnh thoảng ở những vùng biển nước hơi đục, độ sâu từ 1 đến 8m với môt vài con đạt kỹ lục đến độ sâu lớn hơn 50m, trên những nền đáy bùn và cát Thỉnh thoảng ở dưới các mạch đá ngầm, thường gần cửa sông, độ mặn trên 30%o, nhiệt độ từ 20-30oc, nhưng cũng ở rìa của rạng san hô Là loài được tìm thấy sống đơn độc hoặc từng cập nhưng được tìm thấy sống tập trung Mùa vụ sinh sản kéo dài từ tháng 4 – 10

Sinh trưởng:

Đây là loài có kích thước lớn nhất trong họ tôm hùm, lớn khá nhanh từ con giống 10g sau 1 năm nuôi có thể đạt 1kg/cá thể, có cá thể đạt tới 9kg, tuy nhiên kích thước trưởng thành chỉ khoảng 0,8 - 1kg, và có thể đạt tới tổng chiều dài cơ thể khoảng 50cm, nhưng thường nhỏ hơn từ 30 đến 35cm

Sự quan tâm đến nghề nuôi tôm hùm:

Loài này được nuôi rải rác khắp nơi Nhưng khu vực nhiều nhất chỉ trên một phạm vi nhỏ Hầu hết đánh bắt bằng tay, bằng lặn hoặc đâm bằng giáo mác Cũng có thể sử dụng bằng lưới tay Nhưng đánh bắt bằng bẫy thì không hiệu quả Hầu hết được bán tươi hoặc động lạnh trong các siêu thị ở địa phương Ở Philippines được xác định là mặt hàng xuất khẩu thứ yếu có triển vọng Ở Australia nghề nuôi tôm kinh tế được phát triển từ khoảng năm 1966 Ở Việt Nam đây là loài tôm hùm có giá trị nhất trong xuất khẩu Giá thị trường cỡ 1kg/cá thể thường khoảng 390.000 – 490.000đ/kg

b Tôm hùm xanh

Tên Khoa Học: Panulirus homarus (Linnaeus, 1758)

Tên Tiếng Anh: Scalloped spiny lobster Tên Tiếng Việt: Tôm hùm xanh, Tôm hùm đá

Tên Phổ Thông: Udang karang (Indonesia), Kebuka ise- ebi (Nhật Bản), Langosta escamosa (Mozabique), Banagan (Philippines), Kung mangkon (Thái Lan)

Trang 34

Hình 4.2 Tôm hùm xanh (Panulirus hormatus)

Hình thái:

Phiến gốc râu I có 4 gai lớn nhất xếp thành hình vuông với 4 gai nhỏ và nhóm lông cứng ở giữa Mặt lưng các đốt bụng II - VI có một rãnh ngang, gờ trước các rãnh ngang dạng khía tròn

Phân bố địa lý:

Vùng ranh giới phía Tây Indonesia của biển Thái Bình Dương: Đông Ấn Độ Dương đến Nhật Bản, Indonesia, Australia

Ở Việt Nam: thường sống ở các vùng ven biển và đảo

Vùng sinh thái và đặc điểm sinh học:

Sống ở nơi nước cạn từ độ sâu từ 1-90m, hầu hết từ 1 -5m; giữa các mạch đá ngầm, thường ở khu vực có sóng vỗ, thỉnh thoảng ở một số nơi nước đục Chất đáy các bùn hoặc ẩn trong hốc đá, độ mặn trên 30%o, nhiệt độ thích hợp từ 20 – 300C Là loài sống bầy đàn và hoạt động về đêm Ở Việt Nam mùa vụ sinh sản kéo dài, tập trung vào tháng 4 - 8

Sinh trưởng:

Có con đạt 1-1,5 kg nhưng cỡ trưởng thành 500 - 600g Tổng chiều dài lớn nhất của cơ thể 31cm, chiều dài của vỏ 12cm, chiều dài trung bình của cơ thể khoảng 20 -25cm

Trang 35

Sự quan tâm đến nghề nuôi tôm hùm:

Là loài được nuôi rải rác ở khắp mọi nơi, được đánh bắt bằng lưới bén, bằng tay, bằng lồng, chúng cũng được đánh bắt bằng nghề lặn vào ban ngày và đâm bằng giáo mác vào ban đêm Chúng được bán tươi ở các siêu thị và bán trực tiếp trong các nhà hàng Ở Việt Nam chúng được nuôi kinh tế, là một trong các loài tôm hùm có giá trị xuất khẩu cao Giá thị trường thường biến động từ cỡ 300 - 500g/cá thể khoảng dưới 300.000 đ/kg

c Tôm hùm đỏ

Tên Khoa Học: Panulirus longipes (A.Milne Edward, 1868)

Tên Tiếng Anh: Longlegged spiny lobster Tên Tiếng Việt: Tôm hùm đỏ, Tôm hùm gấm

Tên Phổ Thông: Blue spot rock lobster (Australia), Kanoko ise- ebi (Nhật Bản), Langosta de coral (Mozambique), Banagan (Philippines), Kung mangkon (Thailand)

Hình 4.3 Tôm hùm đỏ (Panulirus longipes)

Hình thái:

Phiến gốc râu I có 2 gai lớn ở phía trước và 2 hàng gai nhỏ ở phía sau Mặt lưng các đốt bụng II –VI có một rãnh ngang liên tục, rõ ràng

Trang 36

Phân bố địa lý:

Vùng ranh dưới phía Tây Indonesia của biển Thái Bình Dương: Phía Đông của Đại Tây Dương đến Nhật Bản và quần đảo Polynesia

Ở Việt Nam: thường sống quanh các đảo ven biển miền Trung

Vùng sinh thái và đặc điểm sinh học:

Là loài sống ở nơi nước trong sạch hoặc nước hơi đục ở độ sâu từ 1 đến 18m, cũng có khi hiện diện ở độ sâu 122m, trên những khu vực đá ngầm và các rạng san hô Sống thích hợp ở nhiệt độ 24-30oc và độ mặn trên 30%o Đây là loài hoạt động về đêm và sống không tập trung Ở Việt Nam mùa sinh sản kéo dài, nhưng thường đẻ nhiều vào các tháng 3 - 10

Sinh trưởng:

Tổng chiều dài lớn nhất của cơ thể khoảng 30cm chiều dài trung bình từ 20 đến 25cm Chiều dài lớn nhất của vỏ là 12cm, chiều dài trung bình vỏ từ 8 đến 10cm Tổng chiều dài của con cái mang trứng nhỏ hơn 14cm Có cá thể đạt 700 - 800g nhưng cỡ trưởng thành thường khoảng 200 - 500g, từ con giống 15g sau 8 tháng nuôi có thể đạt 150 - 250g/ cá thể Đây cũng là loài tôm nuôi lớn chậm, nên chủ yếu nuôi chung với các loài tôm hùm khác

Sự quan tâm đến nghề nuôi tôm hùm:

Là loài được đánh bắt rải rác khắp nơi, hầu hết đánh bắt bằng tay, có khi lặn hoặc đâm bằng giáo mác, cũng có khi dùng bẫy và lờ tôm Ở Nhật Bản nó cũng được đánh bắt bằng lưới giã cào Là loài được bán tươi ở những siêu thị và trực tiếp ở các nhà hàng Theo báo cáo thống kê hàng năm của FAO số lượng loài này bắt được ở Nhật Bản là 1.083 tấn vào năm 1987 và 969 tấn vào năm 1988 Ở Việt Nam đây cũng là loài tôm có giá trị xuất khẩu, tuy nhiên sản lượng không nhiều, giá thị trường cỡ 150-300g/cá thể khoảng 200.000đ/kg

d Tôm hùm sỏi

Tên Khoa Học: Panulirus stimpsoni (Hothuis, 1963)

Tên Tiếng Anh: Chinese spiny lobster

Tên Tiếng Việt: Tôm hùm sỏi, Tôm hùm mốc

Tên Phổ Thông: Green lobster (Hồng Kông), Kung mangkon (Thái Lan)

Ngày đăng: 01/11/2012, 14:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Cơ cấu sản lượng khai thác ở các vùng nước năm 2002 - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
Bảng 2.1 Cơ cấu sản lượng khai thác ở các vùng nước năm 2002 (Trang 24)
Hình 4.1 Tôm hùm bông (Panulirus ornatus) - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
Hình 4.1 Tôm hùm bông (Panulirus ornatus) (Trang 32)
Hình 4.2 Tôm hùm xanh (Panulirus hormatus) - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
Hình 4.2 Tôm hùm xanh (Panulirus hormatus) (Trang 34)
Hình 4.3 Tôm hùm đỏ (Panulirus longipes) - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
Hình 4.3 Tôm hùm đỏ (Panulirus longipes) (Trang 35)
Hình 4.4 Tôm hùm sỏi (Panulirus stimpsoni) - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
Hình 4.4 Tôm hùm sỏi (Panulirus stimpsoni) (Trang 37)
Hình 4.5 Tôm hùm vằn (Panulirus versicolor) - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
Hình 4.5 Tôm hùm vằn (Panulirus versicolor) (Trang 38)
Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu qua các loại hình khai thác. - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu qua các loại hình khai thác (Trang 44)
Bảng 4.2 Số hộ làm nghề khai thác tôm hùm giống - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
Bảng 4.2 Số hộ làm nghề khai thác tôm hùm giống (Trang 45)
Loại hình Mành tôm Lưới tôm Lặn Chà - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
o ại hình Mành tôm Lưới tôm Lặn Chà (Trang 45)
4.2.4 Sản lượng khai thác - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
4.2.4 Sản lượng khai thác (Trang 48)
Bảng 4.3 Sản lượng tôm hùm giống bông và xanh khai thác được từ tháng 11-4 năm 2004 - 2005  - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
Bảng 4.3 Sản lượng tôm hùm giống bông và xanh khai thác được từ tháng 11-4 năm 2004 - 2005 (Trang 48)
Bảng 4.4 Thu nhập từ khai thác tôm hùm giống trong năm 2005 Thu nhập  - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
Bảng 4.4 Thu nhập từ khai thác tôm hùm giống trong năm 2005 Thu nhập (Trang 49)
Qua 4 loại hình khai thác thì được biết mành tôm là nghề có thu nhập cao nhất,  do  trang  bị  đầy  đủ  phương  tiện  và  ngư  cụ  khai  thác  hợp  lý,  lưới  tôm  tuy  thu  nhập khá cao nhưng do bị hạn chế nhiều mặt như môi trường nước, phương tiện, ngư  - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
ua 4 loại hình khai thác thì được biết mành tôm là nghề có thu nhập cao nhất, do trang bị đầy đủ phương tiện và ngư cụ khai thác hợp lý, lưới tôm tuy thu nhập khá cao nhưng do bị hạn chế nhiều mặt như môi trường nước, phương tiện, ngư (Trang 49)
Trong năm tình hình khái thác tôm hùm giống thuận lợi đạt trên 790.000con và giá tôm thương phẩm ổn định từ 390.000 – 420.000 đ/kg - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
rong năm tình hình khái thác tôm hùm giống thuận lợi đạt trên 790.000con và giá tôm thương phẩm ổn định từ 390.000 – 420.000 đ/kg (Trang 55)
Đồ thị 4.10 Tỷ lệ các chi phí trong chi phí lưu động của mô hình nuôi lồng - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
th ị 4.10 Tỷ lệ các chi phí trong chi phí lưu động của mô hình nuôi lồng (Trang 57)
Đồ thị 4.9 Tỷ lệ các chi phí trong chi phí lưu động của mô hình nuôi bè - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
th ị 4.9 Tỷ lệ các chi phí trong chi phí lưu động của mô hình nuôi bè (Trang 57)
Bảng 4.6 Phân tích kinh tế về chi phí trong một vụ nuôi tôm hùm thương phẩm  - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
Bảng 4.6 Phân tích kinh tế về chi phí trong một vụ nuôi tôm hùm thương phẩm (Trang 58)
Bảng2. CÂU HỎI DỰ KIẾN PHẦN ƯƠNG NUÔI - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
Bảng 2. CÂU HỎI DỰ KIẾN PHẦN ƯƠNG NUÔI (Trang 66)
Hình 1: Lồng nuôi tôm hùm đem lên bờ để vệ sinh - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
Hình 1 Lồng nuôi tôm hùm đem lên bờ để vệ sinh (Trang 68)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ NUÔI TÔM HÙM - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ NUÔI TÔM HÙM (Trang 68)
Hình 4: Cảnh bắt tôm hùm thương phẩm. - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
Hình 4 Cảnh bắt tôm hùm thương phẩm (Trang 69)
Hình 3 Cảnh đem lồng tôm lên bờ để thu hoạch tôm thương phẩm. - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
Hình 3 Cảnh đem lồng tôm lên bờ để thu hoạch tôm thương phẩm (Trang 69)
Hình 5: Cảnh lựa tôm thương phẩm đạt tiêu chuẩn - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
Hình 5 Cảnh lựa tôm thương phẩm đạt tiêu chuẩn (Trang 70)
Hình 6:Cảnh cân tôm hùm thương phẩm. - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
Hình 6 Cảnh cân tôm hùm thương phẩm (Trang 70)
Hình 8: Ngư cụ làm nghề chà. - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
Hình 8 Ngư cụ làm nghề chà (Trang 71)
Hình 7: Ngư cụ dùng làm lưới tôm. - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
Hình 7 Ngư cụ dùng làm lưới tôm (Trang 71)
Hình 9: Cảnh nuôi tôm hùm bè ở huyện Sông Cầu. - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
Hình 9 Cảnh nuôi tôm hùm bè ở huyện Sông Cầu (Trang 72)
Hình 10: Phương tiện khai thác tôm hùm. - Đánh giá nguồn lợi tôm hùm tại Phú Yên
Hình 10 Phương tiện khai thác tôm hùm (Trang 72)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w